Viễn Ảnh Một Xã Hội Phúc Lợi Hoa Kỳ!!!

Đỗ Văn Phúc

Có phải đây là bước đầu của sự suy thoái văn miDetroitnh Hoa Kỳ mà Detroit là khởi điểm.

Hai trăm năm trước đây, nhà xã hội học Pháp Henri de Saint-Simon (17 October 1760 – 19 May 1825) khởi xướng lý thuyết Xã Hội Chủ Nghĩa, gây hứng khởi cho nhiều triết gia ở thế kỷ 19 trong đó có Karl Marx, cha đẻ ra Chủ Nghĩa Cộng Sản mà đã gây ra mối tai ương triền miên cho nhân loại trong gần một thế kỷ qua – và vẫn còn rơi rớt trên vài nước hiện nay.
Chủ nghĩa xã hội do Saint-Simon đề xướng là để chống lại chế độ phong kiến, quân phiệt nhằm tạo ra một nhà nước xã hội cộng đồng dựa trên sự hợp tác và tiến bộ về công nghiệp, kỹ thuật để xoá bỏ sự nghèo khó của các giai cấp thấp kém. Ông chủ trương thay thế thần quyền của Giáo Hội bằng những nhà khoa học biết tổ chức một xã hội dựa trên lao động sản xuất. Karl Marx đi xa hơn, đã vẽ ra viễn cảnh thiên đường của một xã hội mà mọi người làm việc theo sức của mình, và hưởng thụ theo nhu cầu của họ. Vì tính chất không tưởng của nó, Chủ Nghĩa Xã Hội đã không những thất bại, mà còn dẫn đến sự đày đoạ, thảm sát của hàng tỷ người trên hàng chục nước từng áp dụng chế độ Cộng Sản từ Âu sang Á, Phi, Mỹ Latin. Thật ra, do bản tính con người không toàn thiện, Chủ Nghĩa Xã Hội chỉ là giấc mơ mà không bao giờ trở nên hiện thực.
Chế độ tư bản – dẫn đầu là Hoa Kỳ – là đối thủ mà chủ nghĩa Cộng Sản coi là kẻ thù cần tiêu diệt và thay thế. Ở giai đoạn cao điểm của cuộc chiến tranh lạnh giữa Khối Cộng Sản và Khối Tư Bản, Hoa Kỳ đang ở mức tột cùng của sự phát triển một xã hội sung mãn, tiêu thụ đại chúng. Nhưng ngày nay tại Mỹ đã cho thấy một chiều hướng kiểu kinh tế tư bản và xã hội phúc lợi không do ý chí, nhưng do sự lựa chọn sai lầm của quần chúng khi bầu cử lãnh đạo thiên tả và bất tài đã đưa Hoa Kỳ vào con đuờng sai!.

1.- Nạn Thất Nghiệp:

Theo thống kê chính phủ, mức thất nghiệp đang từ 5% vào đầu năm 2008, từ từ tăng lên 6.5% vào tháng 10, và nhảy vọt lên 7.3% vào giai đoạn tranh cử Tổng thống. Người dân Mỹ đã dồn phiếu cho ứng cử viên Obama là một người trẻ mà kinh nghiệm chính trường chỉ là con số không to tướng, nhưng lại có cái miệng trét đầy mật ngọt để hứa hẹn những điều mà chính ông ta sẽ không biết xoay trở ra sao để thực hiện. Ông ta vẽ ra nhiều mục tiêu mị dân, mà không đưa ra được kế sách nào để đạ được các mục tiêu đó trong những năm cầm quyền. Do đó, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông, tỷ lệ thất nghiệp đã leo thang đến gần 10% trong ba năm và chỉ nhỉnh xuống trên 8% trong năm 2012. Khi ra tranh cử nhiệm kỳ hai, sợ rằng tỳ lệ thất nghiệp cao sẽ gây bất lợi cho Obama, Cơ Quan Thống Kê Lao Động đã ma nớp tạo ra sự giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn trên 7% trong 4 tháng cuối năm 2012. Sở dĩ chúng tôi nói là ma nớp, vì họ dựa trên tiêu chuẩn U-3, chỉ tính con số người thất nghiệp đang lãnh trợ cấp mà không tính đến số người đã hết hạn lãnh tiền cũng như cả những người đã không còn kiên nhẫn đến các sở Lao Động để khai nữa. Tỷ lệ thực sự này lên đến 14.4% theo tiêu chuẩn U-6 của Văn Phòng Thống Kê Lao Động của chính phủ, và 23% theo điều mà ông John William gọi là Shadow Statistics. Cho đến hôm nay, tỷ lệ thất nghiệp này vẫn không thay đổi.
Cho dù những người ủng hộ Obama có muốn chứng minh rằng tình hình kinh tế đang có mòi cải thiện qua sự giảm tỷ lệ thất nghiệp từ 7.8% (12/2013) xuống 7.4% (tháng 7/2013), cho dù ông Obama có hớn hở khoe rằng đã tạo ra mỗi tháng hơn trăm ngàn công việc trong năm qua, thì những con số này không phản ảnh được thực trạng kinh tế bi quan của Mỹ hiện nay.
Trong ba thập niên cuối thế kỷ 20 (1970-2000), có từ 18 đến 21 triệu công ăn việc làm đươc tạo ra mỗi thập niên, tức khoảng hơn 165 ngàn mỗi tháng; trong khi mức gia tăng trong thời gian từ 2000-2008 (trước thời kỳ suy thoái) là 77 ngàn mỗi tháng. Vào giai đoạn bắt đầu đại suy thoái (Great Rescession) cho đến nay (tháng 11/ 2007 đến tháng 5/2013), nước Mỹ mất 5.6 triệu việc toàn thời gian, và chỉ tạo ra thêm 2.9 triệu việc làm bán thời gian; coi như mất 2,696,000 công ăn việc làm.

Unemployment

Image 1: Biểu đồ về mức tăng/giảm công ăn việc làm (màu xanh) và tỷ lệ thất nghiệp (màu đỏ) từ 1/2009 đến 5/2013) theo Văn Phòng Thống Kê Lao Động.

Source: http://en.wikipedia.org/wiki/Unemployment_in_the_United_States

Trong những công ăn việc làm mà hành pháp Obama khoe đã tạo ra, thì đại đa số là việc bán thời gian, tạm thời hoặc việc lao động đơn giản với mức lương thấp nhất. Còn những công việc lương cao như công nhân các hãng sản xuất, thì không mấy phát triển.Theo Paul Wiseman của hãng Thông Tấn AP, trong tổng số công việc tạo ra năm nay có đến 67% là công việc lương thấp; và cũng trong tổng số đó, có đến 77% là việc bán thời gian làm tối đa 35 giờ mỗi tuần. (So far this year, low-paying industries have provided 61 percent of the nation’s job growthPart-time work has made up 77 percent of the job growth so far this year. The government defines part-time work as being less than 35 hours a week.)
Những thăm dò gần đây về viễn cảnh tối tăm của nạn thất nghiệp là để phản bác những lời tuyên bố sáo rỗng của Obama rằng ưu tiên hàng đầu của ông là tái tạo những nấc thang cơ hội (rebuild ladders of opportunity) và đảo ngược nạn bất công về lợi tức (reverse income inequality).

Người viết bài này chợt nhớ đến những năm 90s, những người Việt tị nạn từ một nước chậm tiến lạc hậu về kỹ thuật, không có kiến thức và kinh nghiệm gì, lại bị trở ngại bởi hàng rào ngôn ngữ; nhưng đã được những công ty lớn dễ dàng nhận vào làm những công việc mang tính chất tân tiến về kỹ thuật. Nhờ có công việc ổn định, đồng lương khá, với những phúc lợi dồi dào của hãng, chúng ta đã tạo những cơ ngơi nhanh chóng, thực hiện giấc mơ Hoa Kỳ (American Dream). Nhưng đến thập niên đầu của thế kỷ 21, thì rất nhiểu thanh niên mới ra trường đã không thể tìm được việc làm tương xứng. Có những cậu kỹ sư phải chịu nhận công việc của người thợ, mà lại là công việc tạm thời, hoặc bán thời gian. Có những cô kỹ sư đành chấp nhận làm nghề Nails, thậm chí làm bồi bàn ở nhà hàng ăn.

2.- Bất Công Trong Phân Phối Lợi TứcTop1

Sự bất công về lợi tức ở Hoa Kỳ trước đây không quá lớn. Dĩ nhiên có một thiểu số giàu sụ mà tài sản hàng tỷ, chục tỷ đô la. Xã hội tư bản công nghiệp đã tạo ra một giai cấp trung lưu tuy không giàu, nhưng có lợi tức khá cao, để có thể hưởng được một đời sống tiện nghi rất cao, mà không hề lo lắng gì cho tương lai.

Image 2: Biểu đồ về Tình trạng bất công về lợi tức và tài sản tại Hoa Kỳ (nguồn đã dẫn bên trên)

Nhưng từ thập niên 1980s, những người giàu có ở Mỹ đã thu nhập càng ngày càng nhiều phần (share) trong lợi tức tổng thể của xã hội. Ví dụ năm 2010, những người giàu nhất chiếm 1% dân số, nhưng đã hưởng 1/6 lợi tức chung, số giàu ít hơn (khoảng 10% dân số) thì chiếm một nữa tổng lợi tức. Chúng ta có thể làm con tính đơn giản để thấy rằng cái bánh lợi tức chia ra 6 phần, thì mất hết 4 phần cho 11% những người giàu, còn lại hai phần chia cho 89% dân số.
Một điều phi lý nhất là giới hoạt động thể thao, nghệ sĩ làm ra hàng trăm triệu mỗi năm, trong khi những chuyên gia, trí thức đóng góp vào phát triển đất nước thì mức lương rất khiêm tốn. Lương một giáo sư tại Đại Học đào tạo nhân tài cho xã hội, không bằng 1/10 lương của ông bầu football đội banh của trường!!! Những cầu thủ bóng bầu dục, bóng rỗ, bóng chuyền ký những hợp đồng hàng trăm triệu đô la, trong khi một bác sĩ, kỹ sư có kinh nghiệm chỉ nhỉnh trên dưới 100 ngàn một năm!!!

3.- Nạn Nghèo Đói

Trong mùa tranh cử 2012, ứng cử viên Mitt Romney (Cộng Hoà), cho thấy chỉ có hơn một nửa dân Mỹ đóng thuế để trang trải ngân sách, bao giàn cho 47% dân Mỹ không đóng thuế. Như thế, con số 47% này có thể vừa là thành phần thất nghiệp, cộng thêm một đại đa số có công ăn việc làm, nhưng lợi tức quá thấp dưới mức chịu thuế. Theo một thống kê, có 46 triệu người Mỹ phải sống nhờ vào trợ cấp thực phẩm (Food Stamps) với số tiền khổng lồ do chính phủ chi ra trong năm 2011 là 78 tỷ đô la trong tổng số 668 tỷ đô la cho 126 chương trình Trợ cấp Xã hội (Welfare)! Như thế có nghĩa trong 7 người dân Mỹ, có 1 người đang phải hàng tháng đến sắp hàng ở Sở An Sinh Xã Hội nhận phiếu thực phẩm. Bốn mươi bảy triệu, bằng dân số hai tiểu bang Texas và New York gộp lại. 78 tỷ đô la, tức là 2% của ngân sách quốc gia của năm 2011. (Biểu đồ bên đây cho thấy sự nhảy vọt của số gia đình lãnh trợ cấp thực phẩm trong chưa đầy ba năm; từ 17 triệu gia đình vào tháng 10/2009, lên gần 22,500,000 gia đình trong tháng 6/2012).
Source: http://www.huffingtonpost.com/2012/08/28/food-stamps-fact-of-the-day_n_1836037.html

Đọc đến đây chắc quý vị không còn ngạc nhiên khi nghe rằng, có 80% người trưởng thành ở Mỹ đối diện với mức cận nghèo. (80 Percent of U.S. Adults Face Near-Poverty, Unemployment: Survey). Câu này trích từ một bài viết đã mở đầu rằng cứ trong 5 người lớn ở Mỹ, thì đã có 4 người đang cật lực đương đầu với nạn thất nhiệp, cận sự nghèo túng hoặc phải lệ thuộc vào tiền trợ cấp an sinh ít nhất một phần trong đời họ. FoodStamps

Image 3: Đường màu xanh là con số gia đình lãnh food stampsMỗi năm một tăng (gần 22,500,000 gia đình trong tháng 6/2012)
Đường màu đỏ là số tiền trợ cấp, mỗi năm một giảm. (295 đô la mỗi gia đình/tháng cũng trong tháng 6 năm 2012)
Source: http://www.huffingtonpost.com/2013/07/28/poverty-unemployment-rates_n_3666594.html

Việc chuyển công việc sang các nước nghèo để trả giá nhân công rẻ mạt cũng là nguyên nhân của nạn thất nghiệp và nghèo đói ở Hoa Kỳ. Nó như một cái vòng luẩn quẩn. Dân nghèo thì phải chọn mua hàng hoá rẻ tiền. Các hãng xưởng lại tiếp tục đem sản xuất ra ngoài để có hàng rẻ; lại xô đẩy thêm người dân vào vòng thất nghiệp… Chưa bao giờ người dân Mỹ, vốn từng được tiếng “xài sang như Mỹ”, nay phải chịu đi mua những thứ hàng hoá tồi, kém phẩm chất, độc hại từ Trung Cộng..
Mỗi ngày, nếu chịu khó theo dõi các chương trình truyền hình, chúng ta sẽ thấy nhan nhản những hội từ thiện kêu gọi quyên góp thực phẩm cho hàng trăm ngàn trẻ em nghèo đói, áo ấm vào mùa đông, sách vở học cụ vào mùa tựu trường.

4.- Có Phải Detroit Là Khởi Điểm của Một Hoa Kỳ Tương Lai?

Chúng tôi xin gửi đến quý vị vài tấm ảnh một phần thành phố Detroit (Michigan) ngày nay để thấy từ một thành phố công nghiệp xe hơi giàu có, từng tượng trưng cho sự giàu có của Mỹ, nay đã lụi tàn để trở thành một thành phố chết với những con đuờng ngập rác, nhầy nhụa, những cửa hàng bỏ trống bị cướp giựt và viết vẽ bậy lên tường; những hí viện hoa lệ ngày nào nay tan tành, bụi rêu phủ đầy.
Nhà báo Frosty Wooldridge trong bài “Is This the character of America in the 21st century” đã cho hay tại Detroit, có hàng trăm ngàn người đang sống trên phúc lợi xã hội gồm phiếu lương thực, tiền trợ cấp và nhà miễn phí. Lạm dụng chương trình Trợ Cấp cho Trẻ Em (Aid to Dependent Children), các phụ nữ thành phần thiểu số (ý muốn nói dân da đen, Latino…) đẻ cả chục đứa trẻ – thậm chí có trường hợp đẻ 24 con (theo the Detroit Free Press) – để cấu vào tiền những người Mỹ đóng thuế. Ông than thở: “Nếu bạn xùy tiền ra cho không, bạn sẽ thấy có thêm nhiều bàn tay chìa ra để lấy tiền để khỏi làm gì cả,” (If you give money for doing nothing, you will get more hands out taking money for doing nothing.)

5.- Tệ Nạn Di Dân Bất Hợp Pháp Cùng Những Hệ Lụy

Năm 2009, nạn thất nghiệp tại Detroit lên đến 28.9% khi công nghiệp xe hơi chuyển đi nới khác. Từ dân số 1.8 triệu, ngày nay chỉ còn 912 ngàn.Từ đó, Detroit trở thành một thành phố với đa số là dân da đen (67%). (Detroit became a majority black city with 67 percent African-Americans).
Cùng lúc, đám dân tị nạn (hợp pháp lẫn bất hợp pháp) tràn vào để hưởng trợ cấp. Trong số này có 300 ngàn dân Muslim và cả trăm ngàn dân Mễ. Tội phạm gia tăng làm cho dân da trắng phải gấp rút bỏ chạy. Thế là dân Mễ lậu tràn vào. Ký giả Wooldridge cho hay hiện nay, nạn thất học lên đến 50% dân số và đang gia tăng.
Có phải đây là bước đầu của sự suy thoái văn minh Hoa Kỳ mà Detroit là khởi điểm? (The ultimate fate of Detroit will reveal much about the character of America in the 21st century.)

Tại sao có tình trạng này?

Một trong những nguyên nhân đưa đến tệ trạng này là vấn đề những di dân bất hợp pháp, nhiều nhất là từ Mexico và các nuớc Mỹ Latin. Các chính khách Mỹ, nhất là những dân cử các cấp, đều ngại đề cập đến vì sợ bị gán cho rằng “kỳ thị” và cũng vì sợ mất phiếu của cử tri gốc Latino. Trong tổng số 314 triệu dân Mỹ, có đến hơn 12 triệu là di dân bất hợp pháp, mà 56% đến từ nước Mexico, 22% đến từ khu vực Mỹ Latin, 13% từ Á Châu (theo tài liệu của Center for Immigration Studies) . Đại đa số cư dân bất hợp pháp ít học nên khi đến Mỹ chỉ làm các nghề tay chân và lãnh tiền mặt. Do đó, nhiều người né tránh việc đóng thuế lợi tức, nhưng lại được hưởng sự chăm sóc sức khoẻ khi khẩn cấp và con cái họ hưởng giáo dục hoàn toàn miễn phí. Nhưng cũng có rất nhiều di dân bất hợp pháp được mướn vào các công ty xây dựng (19%), sản xuất (15%) và bán hàng (12%) theo USA Today. Ngay cả những đại công ty cũng mướn những di dân bất hợp pháp để trả công giá rẻ như Wal Mart (có thể đến hàng ngàn người), Swift & Co. (1300 người), Tyson Food. Người ta cho rằng chính việc mướn nhân công rẻ mạt này mà người dân Mỹ mất việc làm. Giáo sư Stephen J. Unger của Trường Đại Học Columbia nhận định: “illegal immigrants may displace work opportunities that would otherwise be available to citizens, thereby inducing native-born citizens to commit crimes”.
Vấn đề tội phạm của nhóm dân bất hợp pháp này rất cao, làm cho xã hội Mỹ vốn từng an bình, nay trở nên bất ổn. Năm 2010, Cơ Quan Quan Thuế và Di Dân và Bộ Nội An Hoa Kỳ đã công bố con số tội phạm được nhận diện trong đám di dân bất hợp pháp là 240,000 người, trong đó có 30,000 đã bị trục xuất.. Source: http://en.wikipedia.org/wiki/Illegal_immigration_to_the_United_States
Khi nghiên cứu về hai cuộc bầu cử Tổng thống năm 2008 và 2012, các nhà xã hội học, báo chí đã ghi nhận có 95% người da đen; 67% Mỹ gốc Mexican, Latino, 62% dân gốc Á đã bỏ phiếu cho Obama.
Source: https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_presidential_election,_2008
Đa số những người đó là những người nghèo đang hưởng phúc lợi xã hội một cách thoải mái mà không phải làm gì cả, hay nếu có làm chút đỉnh thì số tiền đóng góp vào thuế lợi tức chẳng có bao nhiêu.
Có thể sẽ phải tốn nhiều công hơn để viết một luận án về vấn đề này. Nhưng tựu trung, thì phải nhìn nhận rằng bộ mặt của Hoa Kỳ tuy bên ngoài vẫn còn thấy sự sung mãn, nhưng những con số vừa nêu trên cũng đủ cho thấy cái xã hội “phúc lợi” mà Obama đang muốn xây dựng trên đất Mỹ thi giới giàu sụ chẳng mất mát bao nhiêu so với tài sản kếch sù của họ, và được hưởng lợi nhiều nhất là một đa số dân thất học, lười biếng lại thích ở nhà lãnh tiền ăn xin hơn là chịu đi làm hoặc tranh đấu cho sự cải thiện xã hội. Giai cấp trung lưu vốn là nền tảng của xã hội, thì đang biến dần khỏi cuộc chơi.
Obama, vì từng bị ảnh hưởng bởi các nhân vật thiên tả, Cộng Sản, hoặc vì thiếu hẳn kinh nghiệm của một chính trị gia để điều hành quốc gia, đã đưa Hoa Kỳ vào con đuờng lụn bại.
Người Mỹ đã từ từ thức tỉnh.
Những thăm dò hiện nay cho thấy có đến 65% dân Mỹ cho rằng nước Mỹ đang đi sai đường trong khi chỉ có 27% cho rằng đúng.
http://www.rasmussenreports.com/public_content/politics/mood_of_america/right_direction_or_wrong_track
Quý vị muốn tham khảo thêm về các thăm dò này, xin vào trang
http://elections.huffingtonpost.com/pollster/us-right-direction-wrong-track

Nước Mỹ đang đi sai đường. Không thể chối cãi được điều này. Còn cứu vãn được không?
Nếu tính thêm những vấn nạn xã hội khác như: đồng tính luyến ái, phá thai, bắn súng ở trường học, giết người hàng loạt do ảnh hưởng của phim ảnh bạo lực, thì người bình tâm nhất cũng phải nhìn nhận mức báo động. Hay phải theo quy luật chung: một nền văn minh khi lên đến cực điểm, sẽ phải bắt đầu đi đến lụi tàn. Văn Minh Hy Lạp, La Mã, Trung Hoa, Ấn Độ không phải là những minh chứng đó sao?