Việt Nam Trước Mối Họa Da Vàng Trung Cộng.

Đỗ Văn PhúcTauCong
Phi Lộ: Khi viết bài này, tôi biết có thể sẽ có nhiều bạn không đồng ý và cho rằng người viết bênh vực nhóm thân Mỹ Triết và Dũng. Nhưng phải thành thực nhận rằng nếu Triết và Dũng thất bại trong việc tìm sự giúp đỡ của Mỹ, thì phe thân Táu thắng thế chắc chắn sẽ đưa dân tộc vào vòng nô lệ bọn Tàu phù, còn thê thảm gấp trăm lần cái chế độ CS hiện nay. Chúng ta vẫn tiếp tục đấu tranh cho dân tộc sớm đạt được tự do, dân chủ chứ không bỏ cuộc vì Mỹ làm bạn với VC.

Nói đến hiểm họa da vàng, chúng ta phải liên tưởng đến một nước Trung Hoa hơn là nghĩ đến các nước nhỏ quanh vùng.
Trung Hoa, rộng 9,596,960 cây số vuông (gần bằng Hoa Kỳ), có ranh giới với 14 nước lân bang, nhưng lại có hơn một tỉ bốn trăm triệu dân, là một nước khổng lồ, có lịch sử hàng ngàn năm hiếu chiến, xâm lược lân bang do tâm lý tự tôn, tự coi Hán tộc mình là văn minh và các dân tộc lân bang khác là man rợ.
Việt Nam, Mông Cổ, Mãn Châu, Đại Hồi, Tây Tạng, Cao Ly, từng là nạn nhân đau khổ của chính sách bành trướng Hán tộc này.
Ngày nay, sau các lần bị liệt cường xâu xé, bị Nhật chiếm đóng, và thua kém xa so vớí các nước Tây phương, Trung Hoa tuy có giảm phần nào tính tự cao tự đại; nhưng vẫn là mối hiểm họa triền mien trong tương lai không những đối với các lân bang, mà còn đối với siêu cường hiện nay là Hoa Kỳ và khối Cộng Đồng Châu Âu.

Trong thập kỷ vừa qua, chúng ta đã thấy một nước Trung Hoa vươn lên về kinh tế, với mức tăng trưởng 11%, để vươn lên vị trí cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ tuy rằng so với lợi tức bình quân đầu người thì chỉ ở mức thấp của giới trung lưu (5300 dollars so với Hoa Kỳ 46,000 dollars.)
Với sự phát triển kinh tế nhảy vọt như thế, Trung Hoa đang là một nước đói nguyên vật liệu và năng lượng. Trung Hoa sản xuất hơn 3 triệu thùng dầu mỗi ngày, nhưng cần tới 7 triệu thùng cho tiêu thụ. Vì thế trong mấy năm qua, chúng ta đã thấy sự gia tăng về vật giá trên toàn thế giới do việc Trung Hoa thu vét nguyên vật liệu từ các nuớc trên thế giới. Trung Hoa đã và đang làm bất cứ điều gì để giành giựt nhiên liệu. Do đó, dầu hoả từ các nước Phi Châu và Trung Đông đang chảy vào Trung Hoa thay vì Hoa Kỳ làm cho giá dầu từ 40 đô la một thùng những năm cuối thập niên 1990 vọt lên tới 140 dollars hiện nay, và sẽ còn lên nữa.

Vấn đế nhân lực: Trong khi các nước Hoa Kỳ và Tây Phương đang có chương trình hạn chế sinh sản làm cho dân số bị lão hoá (mức sanh là 2%, không kịp bổ sung nhân lực), thì ở Trung Hoa, tuy có luật hạn chế, mức sinh vẫn còn cao. Và điều đáng chú ý là họ trọng Nam, nên các bài thai bé gái đã bị hủy đi. Tỷ lệ nam nữ tại Trung Hoa cách biệt trầm trọng với hàng trăm triệu thanh niên không thể kiếm ra vợ trong nước mình cũng là mối đe dọa cho các nước khác. Một điểm quan trọng là từ thập niên 1990, người Mỹ đã mất hàng triệu công việc do các hãng chuyển cơ sở vào các nước nghèo, nhất là Trung Hoa để sản xuất vì giá lao động rẻ mạt. Sản phẩm máy móc, thức ăn uống, áo quần… chế tạo tại Trung Hoa tràn ngập thị trường Mỹ và các nước khác, dù rằng phẩm chất rất tồi tệ. Điều đó chứng minh Trung Hoa chỉ chú trọng về lượng mà không quan tâm về phẩm.

Để giữ được vị trí cường quốc quân sự, Trung Hoa trong mấy thập niên qua đã không ngừng cài tiến quân đội. Nhờ những kỹ thuật đánh cắp của Hoa Kỳ, Trung Hoa đã đưa quân đội của họ từ hàng lạc hậu, tiến lên hiện đại hoá với những phương tiện chiến tranh điện tử. Họ đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tàu ngầm và hàng không mẫu hạm để hòng chế ngự biển Thái Bình Dương mà từ hàng chục năm qua, đã để cho Hoa Kỳ làm mưa làm gió.

Trong cái chế độ Cộng Sản không coi trọng sinh mạng con người, với 729 triệu nhân lực sẵn sàng để động viên tham chiến. Quân đội Trung Hoa chỉ cần dùng chiến thuật biển người cũng đủ làm các đối phương e sợ. Vì thế, từ bao năm qua, nhất là trong chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ vẫn có sự e ngại việc tham chiến của Trung Cộng. Mới năm ngoái đây thôi, một viên tướng Trung Hoa đã táo bạo lên tiếng đe doa chiến tranh với Hoa Kỳ.

Về phương diện chính trị, Trung Hoa tuy còn lưu giữ hệ thống chính trị Cộng Sản, nhưng đã có nhiều cải tổ từ sau khi Mao Trạch Đông qua đời. Họ nới ra về mặt kinh tế để người dân làm ăn, kiếm tiền dễ dàng hơn; mở cửa cho doanh nghiệp tư bản đầu tư. Sự phát triển kỹ nghệ của Trung Hoa đã đẩy khoảng 400 triệu dân nông thôn vào thành thị quá sớm, tạo nên khủng hoảng về việc làm. Do đó đã đưa đến những bất ổn chính trị do các cuộc biểu tình chống đối từ những công dân nổi giận vì sự phát triển đã tạo ra không khí ô nhiểm nghiêm trọng. Hệ thống chính trị Trung Hoa bề ngoài có vẻ vững chắc, nhưng bên trọng có nhiều mâu thuẫn dễ đưa đến sự tan vỡ. Vì là một nước quá rộng, nhiều sắc dân, nạn sứ quân luôn luôn là mối đe doạ cho ổn dinh chính trị. Các khu tự trị, các vùng trước đây độc lập nhưng bị Trung Hoa chiếm đoạt cũng là những ngòi nổ âm thầm không biết sẽ bùng lên lúc nào. Do đó, Trung Hoa, cũng như bất cứ chế độ độc tài nào khác, phải tìm ra một kẻ thù để hướng sự giận dữ của dân chúng vào đó.

Vì thế, không lạ gì, qua cuộc rước đuốc Thế Vận 2008, tinh thần dân tộc Trung Hoa đã bùng lên mãnh liệt, tạo ra những màn biểu tình hung hãn của hàng chục ngàn thanh niên Trung Hoa tại các nước mà ngọn đuốc đi qua.

Qua những điểm chúng ta vừa phân tích, thì chắc chắn hiểm họa Trung Hoa đã rõ ràng. Ngày nay, nước Nga hậu Cộng Sản chưa phục hồi vị trí cường quốc của mình để có thể chế ngự Trung Hoa về mặt Bắc và Tây Bắc như trước đây. Về mặt Nam, nếu Trung Hoa nắm gọn các nước Đông Nam Á, sẽ khống chế con đường thủy huyết mạch từ Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca đến Thái Bình Dương.
Chắc chắn Hoa Kỳ không ngồi trơ mắt nhìn Trung Hoa thao túng. Đó là lý do mà Hoa Kỳ muốn trở lại Việt Nam 36 năm sau khi rút quân.
Thân phận nước nhỏ nằm giữa sự tranh chấp các đại cường sẽ không có sự lựa chọn nào hơn là liên minh với một nước dân chủ tự do để bảo vệ tổ quốc mình khỏi bị đô hộ bởi một nước có nhiều tham vọng bành trướng mà lại nghèo đói và lạc hậu mọi mặt. Vào quỹ đạo Hoa Kỳ thì còn mong ngày phát triển chính trị theo khuynh hướng tự do dân chủ; và người Việt Hải Ngoại còn nhiều khả năng lobby với chính phủ, quốc hội Mỹ. Nhưng nếu lạc vào quỹ đạo Trung Hoa thì chắc lại thêm “một ngàn năm đô hộ giặc Tàu” và chắc chắn sẽ phải đổ nhiều máu xương của dân ta.

Nguyễn Minh Triết và Nguyễn Tấn Dũng đại diện cho phe thân Mỹ trong đảng Cộng Sản Việt Nam đã đến Hoa Kỳ để mong sự giúp đỡ. Chúng ta khó ngăn cản Hoa Kỳ can dự vào Việt Nam ngày càng sâu hơn, vì một phần chìa khoá quyền lợi chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ là ở Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

Nhưng chúng ta, với sức mạnh cử tri của công dân Hoa Kỳ, chúng ta cương quyết đòi hỏi Hoa Kỳ phải áp lực với Việt Cộng để sớm trao trả các nhân quyền, tự do cho người dân Việt đã quá cùng cực từ nửa thế kỷ qua.