Vấn Đề Di Dân Bất Hợp Pháp

Vấn Đề Di Dân Bất Hợp Pháp: An Toàn Xã Hội và An Ninh Quốc Gth3811PR7Tia

Phỏng vấn đặc biệt do Đoàn Trọng Hiếu, Đỗ Văn Phúc phụ trách, Đài Phát Thanh Việt Nam phát đi lúc 4:00 chiều thứ Năm 19 tháng 11, 2015

Xin bấm vào Audio ở trên để nghe trực tiếp

  1. Dẫn Nhập: 

Ông Hiếu – Thưa ông Phúc, ngày 13-11-2105 vừa qua có một cuộc khủng bố lớn nhất chưa từng xảy ra trong lịch sử nước Pháp, gây kinh hoàng không những cho dân nước này và cho cả những người dân yêu chuộng tự do trên toàn thế giới.

Cuộc khủng bố này nổ ra trong lúc hàng trăm ngàn người di dân từ các nước Hồi Giáo tại Trung Đông đặc biệt là Syria đang đổ vào lục địa Âu Châu, khiến cho nhiều nước đã phải tuyên bố đóng cửa biên giới và xét lại chính sách tiếp nhận di dân của mình. Trong bối cảnh đó, xin ông có thể cho thính giả biết sơ qua một số khái niệm về di dân

Ông Phúc – Di dân là vấn đề xưa như trái đất. Lịch sử nhân loại là lịch sử những cuộc di dân. Các quốc gia đa số hình thành do chiếm đất và di dân. Hàng vạn năm trước, người Mông Cổ đã vượt eo biển Bearing, qua Alaska tràn vào Bắc Mỹ để sinh sống. Hậu duệ của họ là người da đỏ hiện nay. Nước Việt Nam chúng ta cũng hình thành từ di dân. Sau khi trăm bộ lạc Việt mà thủ lãnh là Xuy Vưu bị Hoàng Đế và bộ lạc từ miền Tây sông Dương Tử đánh bại, hai bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt ở miền Hoa Nam toả xuống đồng bằng sông Hồng lập ra nước Âu Lạc mà ngày nay là nước Việt Nam chúng ta.

Di dân có thể do kinh tế, đi tìm nơi khí hậu ôn hoà, đất đai trù phú để sinh sống. Di dân có thể vì tránh sự ngược đãi về chính trị, tôn giáo. Gần 300 năm trước đây, người Tây Ban Nha đã đi tìm vàng, tìm tài nguyên mà khám phá ra châu Mỹ. Người Anh, Tô Cách Lan, Đức… bị kỳ thị tôn giáo mà di cư lập nghiệp ở nước Mỹ hiện nay, sau đó kéo theo những người Âu châu khác và cả Á Châu (người Tàu là một sắc dân Á châu đến Mỹ trước tiên, vào thời Tây tiến).  Di dân cũng do tị nạn chính trị, mà điển hình nhất là dân Đông Dương sau khi Cộng Sản chiếm hết 3 nước Việt, Miên và Lào. Hiện nay, hàng triệu người Syria đang chạy trốn chiến tranh và khủng bố ISIS. Họ tràn ngập vào các nước Âu Châu gây nên sự xáo trộn và đe dọa an ninh tại khu vực này. Thủ Tướng Đức trước đây mạnh miệng tuyên bố sẽ nhận vào Đức 800 ngàn tị nạn Syria, nay đã chùn tay vì số dân này khó hoà đồng vào văn hoá Âu Châu, và nhất là bọn khủng bố trà trộn vào đó tạo nên mối đe dọa thường trực, mà cuộc tấn công tại Paris mới đây là một dấu hiệu.

  1. Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ:

Ông Hiếu  –Thưa ông, Hoa Kỳ là một quốc gia được thành lập bởi những người di dân đến từ Anh, Scottland … họ chạy đến đây và được người dân bản xứ tức thổ dân da đỏ đón tiếp. Kể từ đó cho mãi đến ngày hôm nay Hoa Kỳ luôn mở rộng vòng tay để đón tiếp những người bất hạnh từ nhiều nơi trên thế giới chạy đến đây để mưu tìm một cuộc sống mới. Hoa Kỳ ngày nay đang là “Vùng Đất Hứa” đối với mọi người dân đang bị khổ đau vì nhiều lý do như ông vừa kể ở trên. Xin ông có thể nói sơ qua về chính sách cũng như tìng trạng di dân hiện nay tại Hoa Kỳ

Ông Phúc –Nhiều quốc gia đã được tạo thành bởi nhiều sắc tộc khác nhau sống trên một địa bàn lãnh thổ. Các sắc tộc này không quá cách xa về văn hoá. Họ dung hợp, đồng hoá với nhau để tạo một dân tộc mới. Hiện tượng này gọi là Melting Pot. Dân Mỹ đặc biệt hơn, được tạo thành bởi hàng trăm sắc dân khác nhau từ Âu, sang Phi, sang Á và thổ dân da đỏ. Từ những chủng tộc, màu da và nền văn hoá hoàn toàn khác xa nhau, họ đã trộn chung lại, hoà nhập (assimilation) để thành một dân tộc Hoa Kỳ (Americanization) với những nét đặc trưng. Người Mỹ đã dùng hai chữ Melting Pot vào khoảng năm 1908 cho hiện tượng này. The melting pot is a metaphor for a heterogeneous society becoming more homogeneous, the different elements “melting together” into a harmonious whole with a common culture. It is particularly used to describe the assimilation of immigrants to the United States

Nhưng từ thập niên 1910’s, người ta cổ vũ cho từ ngữ Đa Văn Hoá (multiculturalism) và hiện nay, thì thay thế bằng chữ Đa Dạng (Diversity) vì chủ trương tôn trọng và bảo tồn các nền văn hoá khác nhau của các sắc dân.

  1. Di Dân Hợp Pháp ở Mỹ:

Nước Mỹ đất rộng, nhiều tài nguyên. Dân Mỹ rộng rải, độ lượng. Nước Mỹ muốn thu nhận nhân tài của nhân loại, và tăng cường sức lao động để khai thác tài nguyên. Do đó, việc di dân từ các nước đến Mỹ luôn được cổ vũ. Hàng năm, chính phủ Hoa Kỳ đều ấn định một số lượng di dân đến Mỹ và thêm vào những thành phần khác như tị nạn, đoàn tụ, làm việc… Nhưng di dân phải đến Hoa Kỳ theo một tiến trình hợp pháp, tuân thủ các thủ tục hành chánh và được chính phủ cho phép chứ không phải vượt qua biên giới trái phép như các dân Trung và Nam Mỹ, mà đại đa số là từ Mexico.

  1. Di Dân Bất Hợp Pháp:

Hàng năm, có cả triệu người từ nhiều quốc gia di dân bất hợp pháp vào Hoa Kỳ; nhưng đông nhất là dân Mexico.

Từ sau thập niên 1980’s, số dân vượt biên lậu vào Mỹ từ Mexico qua biên giới phía Nam đã trở thành một vấn nạn trầm trọng. Theo tài liệu của chính phủ Mexico, thì trong 2 năm 2004, 2005, có hơn 200 ngàn người Mễ vượt biên lậu vào đất Mỹ (con số này có thể rất thấp so với thực tế ước chừng lên tới hàng triệu người.)

Tuy nằm sát Hoa Kỳ, Mexico là một nước nghèo và bất ổn. Có hơn 40% dân sống trong hoàn cảnh đói nghèo. Tuy mức thất nghiệp chỉ ở 4%, một phần tư số người có việc cũng không làm đủ thời gian cần thiết (underemployed) và mức lương thấp nên không đủ sống. Thêm vào, bọn trùm ma túy hoạt động tranh giành nhau gây nên những cuộc thảm sát xảy ra như cơm bữa. Ký giả, cảnh sát cũng không thoát khỏi danh sách thủ tiêu của bọn trùm này. Vì thế, dân Mexico phải trốn qua nước láng giềng giàu có là Mỹ để mong tìm công ăn việc làm, thực hiện giấc mơ Hoa Kỳ (American Dream) Trước năm 2007, Cảnh Sát Biên Phòng Mỹ bắt giữ khoảng 1 triệu người vượt biên mỗi năm. Sau đó thì có giảm đi (xuống còn vài ba trăm ngàn) do việc xây bức tường biên giới và gia tăng canh gác với những phương tiện điện tử tối tân. Nhưng nên nhớ đây là con số bị phát hiện và bắt giữ, còn con số thoát được vào nội địa Mỹ chúng ta chưa biết được là bao nhiêu. Gần đây, lại thêm trò đưa trẻ em qua biên giới mà không có phụ huynh đi kèm. Mục đích là tạo một nhịp cầu để sau này, bọn trẻ này sẽ bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ. Hoa Kỳ vì nhân đạo, buộc phải cưu mang cho số trẻ em này.

  1. Số Liệu: Sau đây là vài con số về di dân ở Mỹ:

Di dân hợp pháp mỗi năm từ hàng chục ngàn đến hơn 1 triệu. Từ năm 1989 và những năm tiếp đó cũng xấp xỉ trên dưới 1 triệu. Cao nhất là năm 1991 có 1,826,595 người nhập cư.

Trong 10 năm từ 1990 đến 1999 có tổng cộng 9,775,398 người nhập cư, cao nhất là từ các nước  Châu Mỹ Latin (5,137,142), kế đó là Á Châu (2,859,899), Âu Châu (1,349,219), , Phi Châu (346,410), Châu Đại Dương và Úc (56,800). Từ năm 2000 đến 2013 có 990,553 người. Năm 2013 có: Châu Mỹ Latin (399,380), Châu Á (389,301), Châu Phi (94,589), Châu Âu (91,095), và Châu Úc (6,061).

Số liệu di dân bất hợp pháp: Con số bị bắt nhập cư trái phép: từ 1971 đến 2013, trên 600,000 đến gần 2 triệu mỗi năm (cao nhất 1,814,729 năm 2000). Năm 2013, cơ quan công lực Mỹ bắt giữ 662,483 người bất hợp pháp, cao nhất là từ các nước Trung và Nam Mỹ (642,345) trong đó Mexico có 424,978 người, kế đó là từ Châu Á (10,771) Châu Âu (4447) Châu Phi (3772). Năm 2013, con số bị trả về hay tống xuất là 616,792 người, trong đó vì phạm pháp là 438,421 (gồm Criminal hay non-criminal), cao nhất là dân Mỹ Latin 432,045 (có 314,904 là dân Mexico). Con số di dân bất hợp pháp tính vào năm 2014 là 11,300,000 người (có 5,100,000 người Mexico). Số dân này chiếm 5.1% lao động ở Mỹ; 6.5% học sinh từ mẫu giáo đến lớp 12 có phụ huynh là di dân BHP. Di dân BHP sanh ra 295,000 trẻ em. Cũng năm 2014 , Hoa Kỳ trục xuất 315,943 người với các lý do phạm tội hình sự (225,390), bị truy nã (10423), tái nhập cư BHP (86405), đuổi khi bị bắt tại biên giới (69975) các trường hợp khác (17674).

  1. Phản Ứng của Người Mỹ về Di Dân Bất Hợp Pháp 

Ông Hiếu  – Thưa ông, Con số di dân hợp pháp đến Hoa Kỳ qua nhiều chương trình như đoàn tụ, nhu cầu thu hút chất xám, đầu tư kinh tế v…v là một con số không nhỏ hàng năm. Nhưng con số nhập cư trái phép đặc biệt đến từ các quốc gia Nam Mỹ ngày hôm nay đã là một con số kinh khủng tạo ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết, đặc biệt là cho các tiểu bang miền nam như California, Arizona, New Mexico, Texas v..v. Vậy thì thưa ông phản ứng của người dân Hoa Kỳ đối với vấn đề nhập cư lậu này như thế nào? 

Ông Phúc – Hiện nay có 90% cử tri coi vấn đề di dân BHP hiện nay là một trong những đề tài chính quan trọng nhất được đề cập trong các cuộc tranh luận bầu cử. http://www.alipac.us/illegal-immigration-facts-statistics/

Có hơn một nửa ủng hộ việc lập đường dây điện thoại để báo các các hoạt động nhập cư BHP cho chính quyền, và truy tầm những người BHP (dù không phạm pháp) để trục xuất ra khỏi nước. Ngay cả trong đám dân gốc Hispanic, cũng có 2/3 số người chống lại các chiến dịch nhằm gia tăng lượng dân nhập cư vào Hoa Kỳ. Có 83% người Mỹ tin rằng những người nhập cư phải chứng minh sự hợp pháp của họ trước khi được hưởng các phúc lợi (giáo dục, y tế, xã hội…) 62% cho rằng Hoa Kỳ chưa làm đủ mạnh tay trong việc tống xuất di dân BHP, và 54% muốn rằng các trẻ em do dân BHP sinh ra không được hưởng quyền đương nhiên trở thành công dân HK (birthright citizenship)

  1. Tại Sao Không Chấp Nhận Di Dân Bất Hợp Pháp.

Hai lý do chính mà chúng ta sẽ đề cập đến: An Toàn Xã Hội và An Ninh Quốc Gia

“The simple truth is that we’ve lost control of our own borders, and no nation can do that and survive.” – Ronald Reagan

1.- An Toàn Xã Hội:

Nước Mỹ là một quốc gia tôn trọng pháp luật. Vì đã có chính sách di dân rộng mở, người Mỹ muốn rằng di dân phải đi qua các thủ tục căn bản để được thừa nhận. Những người di dân BHP trước tiên đã biểu thị sự bất tuân luật pháp Hoa Kỳ, thì làm sao mong họ sẽ sống và làm việc theo pháp luật sau này.

Những di dân hợp pháp, đặc biệt như người Việt Nam ồ ạt nhập cư Mỹ sau 1975 đã chứng minh tinh thần cầu tiến, thượng tôn pháp luật. Tuy hoàn toàn xa lạ với văn hoá Tây phương, văn minh Âu Mỹ và trở ngại lớn về hàng rào ngôn ngữ, người Việt chúng ta đã thích ứng nhanh chóng vào xã hội Mỹ. Đại đa số người Việt chỉ nhận trợ cấp xã hội một thời gian ngắn rồi ổn định công ăn việc làm, mua nhà cửa và đóng thuế cũng như thi hành các nghĩa vụ khác như bất cứ công dân Mỹ nào khác.

Trong khi đó, thì đa số dân nhập cư từ Mỹ Latin, do sự pha giống bởi người Tây Ban Nha với thổ dân và nô lệ da đen (vì ngày xưa, các tay phiêu lưu Tây Ban Nha đến Mỹ Châu mà không mang theo phụ nữ), có quan điểm, cách sống và cư xử khác với người gốc Âu Châu. Họ có sức khoẻ dẻo dai và chấp nhận các công việc tay chân nặng nhọc ngoài trời mà người dân khác không muốn làm (đây cũng là lý do mà Hoa Kỳ rất cần người Mexico để trám vào các loại công việc này)

Nhưng đáng quan tâm nhất là ngoài số dân Mexico hiền lành, lại nhiều người thuộc các băng đảng, buôn lậu ma túy, giết người. Bên kia biên giới Mỹ Mễ, mỗi ngày các băng đảng trùm ma túy giết nhau như ngoé trong khi cảnh sát Mễ thì hoặc bất lực, hoặc thông đồng để kiếm tiền. Hoa Kỳ giàu có, lại phóng khoáng về đời sống, đã là một thị trường béo bở cho kinh doanh ma túy. Có hàng trăm tấn ma tuý đủ loại từ Mexico đưa qua Mỹ bằng đủ mọi cách: dấu trong bộ phận xe, bằng tàu ngầm tự chế, bằng ghe thuyền, chuyển bằng các đường hầm dài nhiều dặm đào thông qua biên giới hay qua những kẻ vượt biên.

Vì thế, trong hàng trăm ngàn người vượt biên, làm sao chúng ta phân biệt được ai là ngưiờ lương thiện, ai là những tên buôn lậu ma túy, tên tội phạm hung ác…  

2.- An Ninh Quốc Gia.

Hoa Kỳ đang đương đầu với khủng bố Hội Giáo Cực Đoan. (TT Obama và Hillary Clinton nhất định không dùng chữ Hồi Giáo Cực Đoan). Từ sau khi đánh dẹp bọn Taliban, tái lập nhà nước Afghanistan, rổi lật đổ Saddam Hussein, lập chế độ mới tại Iraq, tưởng có thể tạm ổn. Nhưng ngay trong nội bộ người đạo Hồi lại chia rẽ, quay ra đánh nhau. Nhóm Shite đánh với Sunni. Syria có nhiều phe phái đánh lẫn nhau và chống lại chính phủ. Rồi Cách Mạng Mùa Xuân Ả Rập lật đổ độc tài ở Tunisia, Lybya, Egypt… Khi TT Obama rút quân ở Iraq, cho rằng tình hình đã ổn định; thì không ngờ chỉ một thời gian rất ngắn, đã dấy lên nhiều nhóm khủng bố mới, mà mạnh nhất và hung ác nhất là nhóm tự nhận là “Nhà Nước Islam ở Syria và Iraq” viết tắt là ISIS. Bọn này thù ghét Tây Phương và Thiên Chúa Giáo vô cùng. Chúng lại phát triển rất nhanh, hiện đã chiếm nhiều vùng đất của Syria và Iraq. Bàn tay chúng vươn ra thêm nhiều tổ chức khủng bố khắp các nước Ả Rập, Bắc Phi. Chúng cũng có cơ sở tại Âu và Mỹ Châu để tuyển mộ và tung ra chiến dịch khủng bố. Đã có nhiều thanh niên nam nữ từ Âu  Mỹ tìm đến Syrie để gia nhập ISIS. Đa số là dân gốc Phi Châu Hồi Giáo. Mới nhất là vụ đánh bom và bắn vào dân Pháp tại 6 địa điểm trong một buổi tối ngày 13/11 vùa qua, làm cho 129 người chết và hàng trăm người bị thương. Đây là vụ nghiêm trọng thứ hai tại Pháp sau khi bọn khủng bố tấn công hai nợi ở Paris năm ngoái, giết chết cả hơn chục người. Tại Úc, Đan Mạch, Anh, Đức… đã xảy ra những vụ khủng bố do bọn cực đoan này.

Tại Hoa Kỳ, khủng bố Hồi giáo xem như bát đầu bằng vụ Ramzi Yousef dùng xe bom đánh vào Trung Tâm Thương Mại Thế Giới WTC (World Trade Center) giết chết 6 người và làm bị thương hơn 1000 người khác.

Cũng tại WTC, ngày 11 tháng 9, 2001, bọn khủng bố Hồi đã highjack 2 phi cơ chở khách để đâm vào đánh sập toà tháp đôi,  cùng lúc với một phi cơ khác đâm vào Ngũ Giác Đài và một chiếc rơi trên một khu đất trống ở Pennsylvania. Vụ này giết chết xấp xỉ 3000 người. Đó là thời của nhóm Al Qaeda.

Từ hai chục năm qua, rải rác năm nào cũng có những vụ khủng bố lớn nhỏ do bọn Hồi cực đoan gây ra trên đất Mỹ, nếu chỉ liệt kê ra đây, cũng mất vài trang giấy.

Đáng kể là vụ Thiếu Tá Nidal Hasan xả súng bắn vào quân nhân ở Fort Hood, Texas, vào tháng 11, 2009, gây tử vong cho 13, làm bị thương 29 người. Rồi qua vụ 2 thanh niên di dân Nga gốc Chechen đặt bom tại mức đến của cuộc đi bộ Marathon ở Boston, Massachussetts, làm chết 3, bị thương 180 người khác. Và rùng rợn nhất là vụ tên Alton Nolan chặt đầu một nữ nhân viên đồng nghiệp tại một cơ sở phân phối thực phẩm ở thành phố Moore, Oklahoma.

Ngày nay bọn ISIS cũng đã xâm nhập vào Hoa Kỳ qua nhiều ngõ ngách như di dân hợp pháp và bất hợp pháp.

Trở lại vấn đề di dân từ Mexico

Biên giới giữa Hoa Kỳ và Mexico dài đến 1954 dặm, qua nhiều vùng đồi núi lởm chởm, sa mạc hoang vắng. Việc phòng thủ dựa vào các đoạn có xây tường cao, các thiết bị điện tử và cơ quan Cảnh Sát Biên Giới (Border Patrol) gồm hơn 20 ngàn nhân viên. Tổng cộng có 45 trạm kiểm soát hỗn hợp (Crossing) Mỹ Mễ và 330 cửa khẩu (Entry ports). Đây là biên giới có mức độ người qua lại cao nhất thế giới. Hàng năm có trung bình 5 triệu xe cộ, và cả chục triệu người qua lại. Nhưng cơ quan an ninh thú nhận chỉ có khả năng kiểm soát hữu hiệu khoảng 700 dặm mà thôi. Tháng 1 năm 2013, Sở Lượng định của chính phủ đưa ra một báo cáo xác nhận rằng trong năm 2011, cơ quan Cảnh Sát Biên Giới chỉ phát hiện khoảng 61% số người vượt biên bất hợp pháp. Như vậy con số di dân lậu không bị phát hiện là gần 209 ngàn người; trong số này có 85,827 người thoát được vào Mỹ, và số còn lại thì chạy ngược về Mexico.

Do việc kiểm soát biên giới khó lòng chặt chẽ, bọn Hồi Giáo cực đoan chắc chắn không bỏ qua cơ hội mướn bọn coyotes Mễ (people smuggling) để đưa tìm cách đưa người theo đường di dân lậu. Đó là chưa kể việc chuyển người và vũ khí bằng đường biển, qua các hải cảng mà khối lượng luân lưu là hàng vạn thùng containers mỗi ngày. Quý vị thử nghĩ có phương kế gì để kiểm soát thật kỹ cho hết số thùng này?

Ngoài ra, chúng ta cũng biết nhiều tin về việc kiểm soát lỏng lẻo của cơ quan An Ninh Giao Thông TSA tại các phi trường. Đã có nhiều vũ khí, kể cả súng tiểu liên đi lọt qua khu khám xét để đưa lên phi cơ (vụ ở phi trường Pennsylvania trên chuyến bay đi New York). Nhân viên các hãng máy bay, các hãng thầu khi vào phi trường thường không bị khám xét kỹ, cũng là một sơ hở nghiêm trọng. Hiện nay tại Âu Châu, số lượng tị nạn từ các nước Trung Đông vào Âu Châu lên đến hàng trăm ngàn. Rất khó lòng kiểm soát biết ai là nạn nhân đáng giúp đỡ, ai là bọn khủng bố cải trang cần loại trừ.

Theo tin mới nhất, vài tên khủng bố trong vụ Paris đến Pháp theo đám dân tị nạn Syria. Chính sách di dân quá cởi mở đôi lúc cũng nguy hại. Tại Mỹ, dù sau vụ Paris, Obama vẫn tuyên bố cho mười ngàn di dân tị nạn Syria vào Mỹ năm 2016, trong khi Hillary muốn 65 ngàn!

Cộng Hoà thì dứt khoát không chấp nhận di dân Syria.

Chúng ta cũng đừng cứ nghĩ rằng chỉ có dân Ả Rập da nâu, râu rậm mới là Hồi Giáo. Các nước Bắc và Trung Phi cũng như Nam Á (Pakistan, Indonesia, Malaysia…) cũng nhiều dân theo Hồi Giáo và dĩ nhiên vi trùng cực đoan khủng bố cũng sinh sôi nẩy nở tại các nước đó.

  1. Khu An Toàn (Santuary) cho dân Bất Hợp Pháp!  

Ông Hiếu  – Thưa ông thế còn phản ứng về phía chính quyền liên bang cũng như tiểu bang về vấn đề nhập cư lậu này như thế nào?

Ông Phúc – Từ năm 1979, tại Los Angeles đã bắt đầu trở thành thành phố an toàn cho di dân BHP (Santuary). Có 31 thành phố của 28 tiểu bang (và có một số tiểu bang) không cho phép sử dụng ngân sách hay nhân vật lực của thành phố hay tiểu bang mình để cưỡng chế luật di dân của Liên Bang. “Officers shall not initiate police action with the objective of discovering the alien status of a person. Officers shall not arrest nor book persons for violation of title 8, section 1325 of the United States Immigration code (Illegal Entry).” Vì thế, tại các thành phố hay tiểu bang này, những người bị bắt giữ không bị cảnh sát hạch hỏi về tình trạng cư trú hợp pháp hay không, và thành phố đó cũng không truy tố những di dân bất hợp pháp. Việc này có thể là luật định (de jure) hay do thực tế (de facto). Hiện nay dân chúng tại các thành phố loại này đã lên tiếng đòi hủy bỏ tình trạng sanctuary cho di dân BHP.

Năm 1996, Quốc Hội thông qua một đạo luật Liên Bang gọi là Đạo Luật Cải Tổ và Quy Định Trách Nhiệm về Vấn Đề Di Dân BHP (the Illegal Immigration Reform and Immigrant Responsibility Act (IIRIR)) trong đó yêu cầu chính quyền địa phương hợp tác với cơ quan Cưỡng Chế Quan Thuế và Di Trú ICE (Immigration and Customs Enforcement) thuộc Bộ Nội An. Nhưng lạ thay, nhiều chính quyền địa phương đã chính thức hoặc không chính thức tuyên bố không thi hành luật này. Họ cũng ban hành những luật lệ địa phương để coi ngơ Đạo luật Liên Bang. Thay vì dùng danh từ Di dân bất hợp pháp, họ lại gọi những người này là dân lao động không có giấy tờ (undocumented labors) và giúp bảo vệ bọn này khỏi bị trục xuất! http://www.sanctuarycities.info/

Giải thích: Có nhiều cấp trong tổ chức cơ quan cưỡng chế pháp luật. Hoa Kỳ là một nước theo hình thức Liên Bang, trong đó có 50 Tiểu Bang cũng có đủ các cơ cấu chính quyền: Lập Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp như Liên Bang. Tiểu Bang cũng có quyền ban hành luật trong TB mình, dù có khi khác với luật Liên Bang. Cơ quan cưỡng chế pháp luật liên bang là FBI, US Marshall, INS, ICE… Trong khi cơ quan cưỡng chế Tiểu Bang là State Trooper, Bureau of Investigation của Tiểu Bang, Rangers…, cơ quan cấp Quận là Constable, cấp thành phố là City Police…

Trong vòng 21 tháng vừa qua, theo cơ quan Immigration and Customs Enforcement (ICE) thuộc Bộ Nội An, các cơ quan di trú đã phát ra hơn 230 ngàn lệnh bắt giữ, nhưng cơ quan cưỡng chế đã không thi hành 17 ngàn lệnh mà 61% của số này là ở Tiểu Bang California. Vì vậy, không có gì lạ khi tội phạm ở California gây ra do bọn trú nhân BHP xảy ra nhiều hơn các nơi khác.

Xin đơn cử vài vụ điển hình đã gây phẫn uất trong dân chúng, mà các đài truyền hình đã loan tin trong một thời gian khá dài:

Tại Abuquerque (New Mexico), một cô gái đã bị giết bởi một bọn 3 tên di dân BHP từng có lệnh trục xuất do phạm luật nhưng cơ quan cảnh sát không thi hành.

Tại San Francisco, cô Kathryn Stenle đang đi dạo chơi ở bờ kè sát biển, đã bị giết bởi một tên tội phạm là di dân BHP từng nhận lệnh trục xuất nhiều lần.

Đây là hậu quả việc cơ quan công lực địa phương đã không thi hành lệnh trục xuất do cơ quan cưỡng chế ICE để cho bọn tội phạm nhởn nhơ đi ngoài đường phố.

Điều này đã bị cất vấn phải chăng là do sự bất lực hay vô tâm của chính quyền Liên Bang?

Đặc biệt sau vụ cô Katy Stenle này, ngày 8 tháng 7, 2015, bà Hillary Clinton đã tuyên bố với phóng viên đài CNN rằng: “Tôi tuyệt đối không ủng hộ thành phố mà đã làm lơ trước cái bằng chứng rõ ràng mà đáng ra họ phải có hành động can thiệp.” (I have absolutely no support for a city that ignores the strong evidence that should be acted on.) Nhưng một ngày sau đó, từ ban vận động tranh cử của bà ta lại có lời tuyên bố trái ngược như sau: “Bà Hillary Clinton tin rằng các thành phố sanctuary có thể góp phần nhiều hơn vào việc bảo vệ an ninh công cộng, và bà bảo vệ các chính sách đó đã có từ trước đây.” (Hillary Clinton believes that sanctuary cities can help further public safety, and she has defended those policies going back years.)

 

  1. Di Dân BHP và Bầu Cử

 

Ông Hiếu  –

Thưa ông vấn đề nhập cư lậu hiện nay cũng đang là một đề tài nóng nhạy cảm mà giới truyền thông cũng như dân chúng Hoa Kỳ đang chờ đợi ý kiến của các ứng cử viên của cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà. Thưa ông vấn đề này có phải sẽ là một vấn đề lớn đặt ra với các ứng cử viên hay không? Họ sẽ khai thác vấn đề này như thế nào để lôi kéo cử tri ủng hộ họ?

Trong khi vấn đề di dân BHP nghiêm trọng như thế, thì các chính trị gia, ứng cử viên khác không ai dám mở miệng nói đến, vì sợ bị gán cho là xúc phạm người Mỹ Latin, là kỳ thị. Họ lo sợ sẽ mất phiếu bầu của những người Mỹ gốc Hispanic. Chỉ có ông Donald Trump là người dám động đến vấn đề này khi có những nhận xét khá chính xác về đám dân lậu. Ông chủ trương phải trục xuất hết di dân BHP, và nếu họ muốn trở lại Mỹ thì phải đi qua các thủ tục hành chánh luật định.

 

Ông Phúc –

Người dân Mỹ cũng than phiền rất nhiều về việc các di dân BHP này đã được hưởng nhiều phúc lợi xã hội lấy từ tiền đóng thuế của người dân Mỹ; mà những người Mỹ này cũng không hưởng được như đám di dân BHP. Thí dụ: Di dân BHP đi làm lãnh tiền mặt và không đóng thuế cho chính phủ. Dân Mỹ phải mua bảo hiểm y tế, phải trả tiền copay khi đi bác sĩ hay dịch vụ cấp cứu; nhưng những di dân BHP lại được hưởng các dịch vụ này mà không tốn đồng xu nào. Con cái người Mỹ đi học phải đóng tiền ăn trưa, trong khi con cái di dân BHP lại được miễn phí.

Lạm dụng hệ thống an sinh xã hội, tiền đóng thuế của dân. Giáo dục miễn phí cho con cái di dân BHP (Special Education), Cấp cứu miễn phí (Emergency),

 

Ngay đa số người Mỹ gốc Hispanic cũng muốn có luật lệ gắt gao hơn chống việc các hãng thuê mướn dân bất hợp pháp. Sau đây là kết quả thăm dó tỷ lệ những người muốn có luật gắt gao về việc thuê mướn dân BHP: Đảng Dân Chủ (58%), Những người từng bỏ phiếu cho Obama  (58%), Đảng Cộng Hoà (90%), Những người ủng hộ ông Romney (90%), Mỹ gốc Hispanics (56%), Mỹ da đen (55%), Đạo Tin Lành (78%), Đạo Thiên Chúa (75%), Evangelicals (76%), Những người không theo Công Giáo (63%), cư dân đô thị (66%), cư dân ngoại ô (72%), dân ở vùng nông trang (73%)

Khi được hỏi ý kiến về kế hoạch của Tổng Thống Obama cho dân BHP được trở thành hợp pháp thông qua thủ tục hành chánh, có 62% dân Mỹ chống lại. Chỉ có 24% thì cho rằng Obama có quyền thay đổi chính sách di dân mà không cần sự ưng thuận của Quốc Hội. (Rasmussen Polling, November 25, 2014)

Nghị định hành chánh của Obama nhằm tha thứ cho di dân BHP đã bị 75% dân chúng phản đối. Và có đến 80% số dân không muốn công ăn việc làm của Mỹ rơi vào tay ngoại nhân. 74% thì muốn Obama phải bản thảo với Quốc Hội chứ không được tự ý ban hành các lệnh hành chánh. Có 90% dân Mỹ coi vấn đề di dân BHP là nghiêm trọng và muốn thi hành gấp các lệnh trục xuất.

Họ cho rằng sự việc đã đi ra ngoài vòng kiểm soát và rất đáng báo động khi đề cập đến sự khủng bố, các bệnh truyền nhiểm chết người như Ebola. Họ cũng lên tiếng yêu cầu phải chặt chẽ hơn trong việc tuần hành ở biên giới, đòi chấm dứt các loại trợ cấp của chính phủ cho di dân BHP, đòi chính phủ phải bảo vệ công ăn việc làm cho công dân Mỹ. Họ cho rằng tình trạng di dân BHP đe doạ tập quán và đức tin truyền thồng của Mỹ, cũng như coi đó là gánh nặng cho nền kinh tế vốn chưa phục hồi

Tại vài tiểu bang như California, đã cấp bằng lái xe cho di dân BHP. Cũng có các tiểu bang khi bàn cãi vấn đề phải xuất trình căn cước hay bằng lái xe khi đi bầu phiếu, cũng có những kẻ phản đối cho rằng điều này là kỳ thị người nghèo!

Vấn đề Quyền Công Dân đương nhiên cho trẻ em sinh tại Hoa Kỳ 

Ông Hiếu  – Thưa ông còn cái việc mà ngày hôm nay nhiều phụ nữ, đặc biệt là từ Hoa Lục đã tìm mọi cách để có thể sinh con ngay tại Hoa Kỳ, ngõ hầu có thể di dân đến nước này hợp pháp. Xin ông có thể nói sơ qua về luật này trước khi chúng ta đi qua phần nội dung buổi tranh luận lần thứ hai của đảng Dân Chủ vào tối thứ bảy 14 thaág 11-2015 vừa qua

Ông Phúc – Luật pháp Hoa Kỳ qui định rằng: những trẻ sinh ra trên đất Mỹ, trong không phận, hải phận Mỹ (bao gồm cả Puerto Rico, quần đảo Marianas, Virgin Islands) hay sinh ra bởi công dân Hoa Kỳ bất cứ nơi đâu (có vài ngoại lệ) đều  được đương nhiên là công dân Mỹ .  Luật này xuất phát từ Tu chính án số 14 ghi rằng: “All persons born or naturalized in the United States, and subject to the jurisdiction thereof, are citizens of the United States and of the State wherein they reside.

Trung tâm The Pew Hispanic Center ước tính có 7.5% trẻ sinh ra ở Hoa Kỳ (tổng số 300,000/ năm) là do những người cư trú bất hợp pháp. Có khoảng 4.5 triệu trẻ em trong trường hợp này đã được công nhận là công dân Mỹ. Ước tính này không kể đến những người từ tuổi 18 trở lên.

Theo ước tính của Trung Tâm Nghiên Cứu về Di Dân (Center for Immigration Studies), mỗi năm có khoảng 40000 trẻ sinh ra do các phụ nữ đến Hoa Kỳ bằng thông hành du lịch.

Tuy nhiên, con số này có thể lên đến 200000 cho các trường hợp visas di trú tạm thời như du lịch, du học sinh, và làm việc tại Hoa Kỳ.

Năm vừa qua, các cơ quan cảnh sát đã bố ráp nhiều apartments và cơ sở dịch vụ Tàu tại California, nơi chứa chấp và cung cấp các dịch vụ, giấy tờ cho hàng chục ngàn phụ nữ mang thai từ Trung Cộng lấy cớ du lịch đến Mỹ để sinh con nhằm cho con được hưởng quốc tịch và các quyền lợi của công dân Hoa Kỳ. Bọn dịch vụ này làm ra hàng chục triệu mỗi năm một cách phi pháp.

Đây là một sự gian lận, che dấu cái bụng bầu để qua mặt viên chức Mỹ. Họ đã lạm dụng thái quá tính chất độ lượng của luật pháp Hoa Kỳ để trục lợi. Hiện nay nhiều người yêu cầu xét lại Tu Chính Án 14 để tránh bị lạm dụng.

Ông Hiếu: Chúng ta cũng là những di dân tị nạn đã được Hoa Kỳ rộng lòng cho nhập cư với con số cả triệu người. Chúng ta nên ủng hộ hay không số di dân Syria?

Ông Phúc:1.- Hoa Kỳ đưọc hình thành là do di dân. Đó là giá trị đạo lý. Tuy nhiên qua thăm dò, người Mỹ đã có cái nhìn như sau:

– Văn hoá Hồi và văn hoá Tây phương khó sống chung hoà bình. Cứ đọc kinh Coran và luật Sharia thì biết rằng Hồi giáo coi những ai không theo Hồi Giáo là Phản đạo (infidels), Giáo chủ Mohamet kêu gọi giết bọn infidels. Ông ta từng đem quân đánh giết người không phải Hồi giáo, và hứa hẹn ai giết được infidel thì sẽ lên thiên đường và được thưởng 20 cô trinh nữ. Trong các nhà thờ Hồi giáo, các imams tuyên truyền chống Tây Phương, khi cảnh sát đặt cameras theo dõi thì họ kiện là vi phạm chuyện riêng tư và tự do ngôn luận.

– Chúng ta đang có chiến tranh với ISIS. Hồi cực đoan. Trong 2500 người Syria được cho vào Mỹ trước đây, chỉ có 53 người Thiên Chúa Giáo, vài trăm người Hồi Shiite, và hơn 2000 Hồi Sunni. Tổ chức khủng bố ISIS là của Sunni, chúng giết người Shiite rất tàn nhẫn. Chúng tuyên bố coi Mỹ là kẻ thù số 1.

– Bọn ISIS cài người qua di dân tị nạn, điển hình ở Bỉ, Pháp. Vừa rồi Hondura bắt được 5 người Syrian dùng Thông Hành giả để tính xâm nhập vào Hoa Kỳ. Thông hành giả dễ mua, chỉ cần $2000. Nhiều tên mang danh tị nạn từ Somalia đã từ Mỹ về Syria để chiến đấu trong hàng ngũ ISIS. Số còn ở lại thì tuyển mộ, tuyên truyền.

– Làm sao phân biệt được ai là tị nạn, ai là khủng bố? Các viên chức cao cấp về an ninh (FBI, CIA, NSA, TSA…) đều thưa nhận không đủ nhân lực và phương tiện để thanh lọc.

– Người Hồi không hoà nhập mà còn đòi thay đổi văn hoá người khác: Tại vài trường học, họ yêu cầu không dọn thịt heo cho học sinh vì trái đạo lý của họ. Có nơi phụ nữ đòi mang trùm mặt khi chụp hình căn cước, có nơi phụ nữ mặc nguyên áo trùm nhảy xuống hồ bơi. Đi làm thì đòi phải cho nghỉ mỗi ngày vài lần để cầu nguyện theo tục lệ Hồi Giáo…

Kết luận:

Đã đến lúc người Mỹ phải la lên: Thôi, đã quá đủ rồi.

Phía Đảng Dân Chủ qua các tuyên bố mới đây của hai ứng cử viên gạo cội Clinton và Sander đã cho thấy họ vẫn chủ trương sẽ hợp pháp hoá đám di dân lậu. Làm như thế cũng có thể nêu lý do nhân đạo. Nhưng như thế cũng là khuyến khích sự phạm pháp và rồi việc nhập cư lậu lại tái diễn (vì không lo bị trừng phạt, bị trục xuất, mà sẽ có cơ hội ở lại làm công dân Mỹ).

Phiá Cộng Hoà thì cứng rắn như Trump, đòi trục xuất hết 11 triệu người. Kể ra cũng khó thực hiện và chắc sẽ đưa đến những hoàn cảnh éo le, chia rẽ gia đình nhưng người đã ở lâu hay có con cái đã là công dân Mỹ.

Một khảo hướng trung dung có lẽ là chọn lọc những người mà có khả năng sự đóng góp cho xã hội Mỹ, những người mưu cầu sự thăng tiến và có những điều kiện buộc họ phải theo trước khi được cấp quyền cư trú hợp pháp.

Còn những kẻ từng phạm tội, dứt khoát phải trục xuất, càng sớm càng tốt. Những kẻ khác nếu cứ lạm dụng hệ thống an sinh xã hội cũng phải trả về nguyên quán luôn.

Nhưng việc tăng cường các biện pháp phòng vệ tại biên giới, phi cảng, hải cảng phải được đặt lên tầm quan trọng nhất. Có an ninh mới phát triển và sinh tồn.

_________________________________________________________________________

Phần Đặc Biệt về cuộc Tranh Luận của các UCV Dân Chủ

Ông Hiếu  – Thưa ông, tối thứ bảy 14-11 vừa qua đảng Dân Chủ đã có buổi tranh luận lần thứ hai tại Iowa. Xin ông có thể cho thính giả chúng tôi được biết diễn tiến buổi tranh luận như thế nào? và trọng tâm của buổi tranh luận đặt trên những vấn đề gì? 

Ông Phúc – Tranh luận lần thứ 2 của Ứng cử viên Dân Chủ tại Đại học Drake, Des Moine, tối thứ Bảy 14/11/2015.

  • Khủng bố ISIS: Clinton Hoa Kỳ tham gia nhưng không gửi quân bộ chiến; Sander: trách nhiệm là của các quốc gia trong vùng. Clinton ủng hộ việc huấn luyện kháng chiến quân Syria và No-Fly Zone, lưu giữ quân Mỹ tại Afghanistan. Sander: chống cả 3 điểm.
  • Clinton né tránh việc dùng chữ khủng bố Hồi Giáo (Radical Islam), mà gọi là bọn thánh chiến (Jihadists). Bà ta né tránh không trả lời câu hỏi của điều hợp viên Dickerson có phải hành pháp Obama đã đánh giá quá thấp bọn ISIS? Bà đổ thừa cho chính phủ Assad của Syria và chính phủ Maliki của Iraq đã làm cho tình hình bất ổn. Bà ta đang cố chứng tỏ mình khác với Obama bằng cách nói rằng ISIS phải bị tiêu diệt (thay vì ngăn chặn như Obama chủ trương). Nhưng bà ta cũng không chủ trương điều gì mới mẻ khác với Obama để đánh bại ISIS.
  • Tăng mức lương tối thiểu: Trong khi phe CH không đồng ý việc tăng lương tối thiểu, phe DC bàn cãi tăng ở mức nào (Clinton, $12/giờ; Sander $15)
  • Di dân Bất hợp pháp: Cả hai ủng hộ việc cho di dân BHP cơ hội lấy quyền công dân. Sander muốn mở rộng thêm các biện pháp hành chánh do Obama đề ra.
  • Cả hai chống kế hoạch ống dẫn dầu Keystone
  • Clinton ủng hộ Obamacare; Sander muốn thay Obamacare bằng 1 hệ thống bảo hiểm Single-payer healthcare system
  • Kiểm soát Vũ khí: Clinton ủng hộ luật cho phép nạn nhân kiện hãng súng, Sander không đồng ý.
  • Học phí Đại Học: Clinton: giảm lãi suất tiền vay, miễn phí ở Đại học Cộng Đồng. Sander: Miễn phí Đại học công, nhưng đánh thuế Wall Street để bù vào.
  • Sử Dụng Ma Tuý: Clinton: không ủng hộ cho hợp pháp việc dùng Marijuana. Sander thì ủng hộ Tiểu bang có quyền hợp pháp marijuana không qua chính phủ Liên Bang.
  • Cả hai chống TPP

Những mâu thuẫn trong lời tuyên bố của Hillary Clinton:

1.- Có ít nhất 2 lần tuyên bố rằng cuộc chiến chống ISIS không phải là American War. “It’s not American problem!” Vừa rồi, thì lại tuyên bố phải “Lead”, tiêu diệt ISIS chứ không chỉ ngăn chặn!

2.- Né tránh khi bị hỏi về Radical Islam, đã nói chệch đi rằng chúng ta không chiến tranh với Muslim, với Islam. Người ta đâu có đánh đồng Radical Islam với Islam đâu; cũng như nói Việt Cộng thì đâu phải đánh đồng với dân Việt đâu! Và ngay trong cái danh xưng ISIS, đã tự xác định Islamic State of Iraq and Syria.

Ứng cử viên Cộng Hoà và vấn đề ISIS và Tị Nạn Syria  

Trong khi TT Obama hứa sẽ cho khoảng 250 ngàn dân tị nạn Syria vào Mỹ, bắt đầu bằng con số 10 ngàn trong năm 2016, thì bà Clinton nâng lên 65 ngàn. Nhưng dự tính này bị chống đối mãnh liệt, nhất là sau vụ Paris bị bọn khủng bố tấn công vừa qua. Hiện đã có hơn 30 Tiểu Bang tuyên bố không cho dân tị nạn Syria vào. Ngay cả một số Dân Biểu Dân Chủ cũng bất bình về việc TT Obama cho dân tị nạn Syria vào Mỹ trong khi các giới chức cao cấp của Bộ Nội An, Giám Đốc FBI, CIA cho rằng họ không đù nhân lực để thanh lọc dân tị nạn.

Sau đây và phản ứng của các ứng cử viên Cộng Hoà:

Lindsey Graham: Tôi muốn giết hết bọn (khủng bố) khốn kiếp đó. (I would like to kill every one of these bastards.)

Rick Santorum : “Nếu bọn chúng muốn quay trở lại thời Islam thế kỷ thứ 7, chúng ta hãy đem bom cho chúng toại nguyện” (If these folks want to return to a 7th Century version of Islam, then let’s load up our bombers and bomb them back to the 7th Century). Ông cũng phê bình Chính phủ về kế hoạch chấp nhận tị nạn Syria. Ông nhắc đến việc một tên khủng bố ở Pháp mang thông hành Syria. “Do you know whose passport was found in France this morning?” … “A Syrian passport.”

Donald Trump: Tôi muốn đánh bom cho chết cả lũ (khủng bố Hồi). (I would bomb the shit out of them). Chúng ta rất muốn săn sóc tất cả những người tị nạn. Nhưng trong số đó sẽ tạo ra vấn đề, vấn đề lớn đấy (ý nói khủng bố trà trộn)

“It was just reported, one [attacker was] from Syria. Our president wants to take in 250,000 from Syria. I mean, think of it. 250,000 people. And we all have heart. And we all want people taken care of and all of that. But with the Problems our country has, to take in 250.000 people — some of whom are going to have problems, big problems.

Jindal:Nếu các nhà quân sự cho rằng chúng ta cần gửi quân bộ chiến, thì với tư cách Tổng Tư Lệnh, tôi sẽ cân nhắc biện pháp đó” (If the military says we need ground troops to wipe out ISIS, as a Commander in Chief, you’ve got to be open to that option)

Mike Huckabee: Đề nghị thành lập một liên minh để tiêu diệt ISIS, đồng ý cấm cửa dân tị nạn Syria và muốn Tổng Thống phải bảo vệ dân Mỹ, chứ không chỉ nói và bảo vệ hình ảnh của đại Hồi.

“During the debate last week, I stated that we should not admit those claiming to be Syrian refugees and was condemned by the left for that position. I was right, and the events in Paris affirm that…Even the far-left and politically-correct government of France has closed its borders. It’s time for a President who will act to protect Americans, not just talk and protect the image of Islam.”

Fiorina: “Hoa Kỳ phải lãnh đạo thế giới. Chúng ta phải đánh và thắng trong chiến tranh chống khnủg bố Hồi giáo” (I mourn with you. I pray with you. I stand with you. America must lead in the world. We must wage & win this fight against Islamic terrorism). Bà cho rằng hành pháp Obama phải gánh trách nhiệm về vụ Paris. Bà cho rằng Obama đã đơn phương quyết định việc cho 100 ngàn tị nạn Syria trong khi chính các viên chức trong nội các thú nhận rằng họ không thể biết những người tị nạn này có quan hệ với khủng bố ra sao.

“I am outraged because the murder, the mayhem, the danger, the tragedy we see unfolding in Paris, throughout the Middle East, around the world, and too often in our own homeland are the direct consequence of this administration’s policies,” “… angry that President Obama unilaterally decides that we will accept in this nation a 100,000 Syrian refugees while his administration admits we cannot determine their ties to terrorism.”

Ted Cruz Cần lãnh đạo chiến đấu. Cần có quân bộ chiến, nhưng không dứt khoát phải là qun Mỹ (ý nói quân các đồng minh khác. (We need boots on the ground, but they don’t necessarily need to be American boots). Ông kêu gọi ủng hộ một đạo luật cho phép chính phủ tước quốc tịch những kẻ yểm trợ cho khủng bố

“I call on Congress to pass the Expatriate Terrorist Act,.. We should not allow jihadists to come back to America using U.S. passports to murder innocent men and women. We are at war.”

John Kasich kêu gọi hành động, không thương thuyết, trì hoãn… Không cho tị nạn Syria vào đất Mỹ. “… we are clear we’re not bringing ISIS into this country.”

“I’ve said all along we should have a coalition. We should be there, including boots on the ground. … You’ve got the air power, but you can’t solve anything just with air power.”

Marco Rubio: Mỹ cần tích cực hơn, nhưng cân nhắc về việc đưa quân tham chiến. “Intervening doesn’t mean ground troops. Intervening can be a lot of things”, phải gia tăng nỗ lực trong và ngoài nước để cải thiện quốc phòng, tiêu diệt khủng bố.

“We cannot let those who seek to disrupt our way of life succeed. We must increase our efforts at home and abroad to improve our defenses, destroy terrorist networks, and deprive them of the space from which to operate.”

Ben Carson kêu gọi tăng cường can thiệp bằng mọi phương tiện để tiêu diệt khủng bố thay vì ngăn chặn (như kiểu Obama), ngay cả việc dùng quân bộ chiến.

“I think America’s involvement should be trying to eliminate them, completely, destroy them,… Boots on the ground would probably be important.” I would use everything available to us…  That includes the economic possibilities available to us. It involves all of our covert activities and special forces. I believe that it will probably require us to put some men on the ground

Jeb Bush Sẵn sàng gửi quân bộ chiến  để đánh ISIS

Phải thừa nhận cuộc chiến này là do bọn khủng bố Hồi Giáo nhằm tiêu diệt văn minh Tây Phương. Hoa Kỳ phải lãnh đạo cuộc chiến.”

“This is a war being created by Islamic terrorists. It’s not a law enforcement operation. And the mindset that, in our country, at least, needs to change to recognize it for what it is. This is an organized effort to destroy Western civilization.” He also called for America to lead in the counterterrorism fight — what he called “the war of our time” — pushing to “re-garner the alliances, fortify those alliances, reconnect with our counterintelligence and intelligence capabilities with our European allies, and engage in the Middle East to take out ISIS.”

Bush chủ trương cho dân Syria Công Giáo nhập cư vì họ là những người bị ngược đãi, và Bush xem rằng không có gì là kỳ thị cả. “There’s no discrimination to simply say that you want to protect religious minorities that are being exterminated,”

Chris Christie: Có vẻ không chủ trương gửi quân. Coi đó là cuộc chiến của người Hồi Giáo với nhau. “Their fight”

Rand Paul: Cũng không mặn mà trong việc Mỹ tham chiến.