Cập Nhật Tin Tức về Cuộc Bầu Cử Tổng Thống Hoa Kỳ

Marco_Rubio_by_Matt_JohnsonÔng Đoàn Trọng Hiếu phỏng vấn ông Đỗ Văn Phúc trong chương trình của Đài Phát Thanh Việt Nam lúc 4:30 giờ chiều ngày Thứ Bảy 27 tháng 2, 2016

Ông Hiếu: Tuần qua, có các cuộc bầu sơ bộ và Caucus của cả hai phía Cộng Hoà và Dân Chủ, xin ông trình bày sơ kết quả cho thính giả đài Phát Thanh VN

Ông Phúc:

Tin tức của chúng ta thường không được nóng sốt, vì thường các buổi phát thanh về đề tài này diễn ra trước những sự kiện lớn, có khi vài giờ, có khi một, hai ngày. Vì thế, chúng tôi không đáp ứng được tính cập nhật của thời sự mà chỉ xin tóm lược những gì xảy ra kể từ sau lần phát thanh trước.

Caucus Nevada ngày thứ Ba 23/2/2016 đã cho kết quả: Donald Trump 45.9%; Marco Rubio 23.9%, Ted Cruz 21.4%, Ben Carson 5%, John Kasich 4%.

Donald Trump (sau chiến thắng New Hampshire, South Carolina, Nevada) coi như không có gì ngăn trở được ông ta đi vào vòng chung kết. Vì coi ông Trump chỉ là người to miệng mà không có khả năng thực, và cũng lo sợ ở vòng chung kết, ông này khó thắng phe Dân Chủ, các thành viên Bảo Thủ, Cộng Hoà tìm mọi cách để ngăn chặn Trump. Các dân biểu Cộng Hoà cũng bày tỏ sự không ủng hộ Cruz. Hiện nay, đã có nhiều khuynh hướng đầu tư vào Rubio để ngăn chặn Trump được chọn là ứng cử viên Cộng Hoà.

Đây là sự thất bại của các nhà chính tri được gọi là Establisment mà các nhà bình luận cho rằng vì họ không nắm được yếu tố tâm lý quần chúng. Sự thành công của Trump chính là sự bùng nổ những gì bất mãn, sự nổi lơạn của quần chúng trước sự bất lực và suy sụp (corruption) của các chính khách chuyên nghiệp. Ông Trump biết nói ra những nguyện vọng của dân Mỹ hiện nay. Nhưng không thấy ông đề cập đến sách lược để thực hiện. Có chăng thì đó là chuyện không thể thực hành. Ví dụ chuyện đuổi 12 triệu di dân bất hợp pháp, mà các nhà hoạt động, luật gia cho rằng phải mất hang chục năm và tiêu tốn hang chục tỷ bạc. Hiện đang có vài trăm ngàn cư dân BHP phạm tội chờ bị ra toà để trục xuất, mà theo ước tính với số lượng quan toà di dân hiện có, cũng phải mất đến gần 2 năm mới hoàn tất thủ tục. Có thể nói ông Trump đưa ra những việc bất khả thi. Và nếu phe Dân Chủ chọn bà Clinton, thì ông Trump không có hy vọng thắng được.

Với tình hình hiện nay thì các chính trị gia Cộng Hoà đã bày tỏ sự bất lực trước Trump.  Cựu Chủ tịch Hạ viện Newt Gingrich cay đắng nói rằng đảng Cộng Hoà đã đánh giá quá thấp Trump, và nay thì không còn cách gì ngưng ông ta được. Ông Mike DuHaime, cựu Giám Đốc Chính trị trong Nghị Hội Toàn Quốc đảng Cộng Hoà cũng nói rằng một khi ông Trump thắng liên tiếp trong ba primary, caucuses quan trọng nhất thì coi như sự việc đã được định đoạt.

Trưóc đây, khi có đến 16 ứng cử viên, Trump cũng về nhất. Nay rút lại còn 5, Trump cũng đứng đầu có số phiếu gấp đôi người thứ hai. Cho dù hai ông Kasick và Carson có bỏ cuộc, thì tổng số phiếu hai vị này có dồn vào cho Cruz hay Rubio, cũng không thể nào đeo kịp Trump. Và trường hợp hi hữu, nếu thuyết phục được hoặc Cruz hoặc Rubio rút lui, thì đem cả số phiếu ủng hộ dồn cho 1 người, cũng vẫn chưa thắng được Trump. Mới đây thôi, nhiều nhà bình luận đã lên tiếng kêu gọi Kasich rút lui để dọn đường cho Rubio hoặc Cruz. Họ cho rằng, ba Tiểu bang tổ chức Caucus và Primaries vừa qua chỉ đại diện 6% số đại biểu của Cộng Hoà, nên còn hy vọng các Tiểu bang lớn khác sẽ ủng hộ Rubio.

Vừa qua, sau khi Bush rút lui, thì những người ủng hộ Bush dồn phiếu và sự ủng hộ tài chánh cho Rubio. Điển hình là ông Dirk Van Dongen, Chủ tịch Hiệp Hội Phân phối Quốc gia những nhà bán sỉ, (National Association of Wholesaler-Distributors) và là bạn lâu đời của giòng họ Bush cũng đã tuyên bố tham gia vào vận động cho Rubio.

Nhiều người trong đảng Cộng Hoà hiện nay cũng kêu gọi đoàn kết dồn nỗ lực ủng hộ cho Rubio.  Thống Đốc Nikki Haley của South Carolina, người được nhiều tín nhiệm trong đảng Cộng Hoà đã lên tiếng ủng hộ Rubio.

Ông Rubio tự khẳng định mình là ứng cử viên của thành phần Establishment trong đảng Cộng Hoà. Trong khi đó, Ted Cruz vừa sa thải người Phát ngôn chính thức của mình là ông Rick Tyler,  vì bị chỉ trích về những trò chơi bẩn để hạ đối phương.

Ông Hiếu: Ông vừa nói đến chữ Establishment, chúng tôi hiểu nó như là cơ sở, nền móng. Nhưng trong sinh hoạt chính trị có nghĩa thế nào? Xin ông nói cho thính giả hiểu rõ.

Ông Phúc:static2.politico.com

Establishment là cách gọi những nhóm quyền uy áp đặt, thống ngự trong chính trường của một nước hay một tổ chức nào đó. Nó cũng dùng để gọi những nhóm áp lực, những tổ chức dân sự mà sự bầu cử lãnh đạo chỉ dành cho những thành viên của nhóm. Chúng ta hiểu rằng Establishment là từ ngữ dùng để phản đối một nhóm người nhỏ mà thống trị một đại đa số. Trong trường hợp hiện nay, chữ này ám chỉ những chính khách nhà nghề.

Đã từ nhiều năm, với tổ chức chính quyền càng ngày càng phình rộng ra, với nhiều quyền hạn, xâm nhập sâu vào đời sống kinh tế xã hội, người dân đã nhiều lần bày tỏ bất mãn. Nhưng với quốc hội mà hai đảng lớn chỉ tranh giành quyền lực, đấu đá nhau; người dân nhìn về những người ngoài hệ thống. Sự tranh giành hai đảng hiện nay đã trầm trọng, làm cản trở sự thi hành chính sách quốc gia trong khi một Tổng thống thì bướng bỉnh, không chịu nhận mình sai lầm và thường có quyết định bất chấp sự phản đối của Quốc Hội.

Vì thế, đại đa số người dân muốn tìm những người bên ngoài Establishment vì tin rằng họ chưa bị hư hỏng, là người thực tâm đấu tranh cho quyền lợi của dân chúng hơn là quyền lợi phe đảng. Những người này được gọi là outsiders; ví dụ: Trump, Ben Carson, Carly Fiorina…

Bên Cộng Hoà thì nặng về Establishment nhất là Jeb Bush, có cha và anh làm Tổng Thống tổng cộng 4 nhiệm kỳ, bản thân cũng là Thống Đốc từ 1999 đến 2007. Rubio thì tham gia chính trường từ 2000-2008 (Chủ tịch Hạ Viện Florida trong 2 năm 2006-2008) và sau 2011 (Thượng Nghị sĩ Liên Bang). Ted Cruz thì mới vào Thượng Viện Hoa Kỳ năm 2013

Bên Dân Chủ thì có Hillary Clinton, 16 năm làm đệ nhất phu nhân, 4 năm Thượng Nghị Sĩ và 4 năm Bộ trưởng Ngoại giao. Nhưng cả Sanders cũng thuộc Establishment: 1981-1989 Thị trưởng Burlington, 1991-2007 Dân biểu Liên Bang, từ 2007-2015, Nghị sĩ Liên Bang đơn vị TB Vermont.

Ông Hiếu: Tối 24 vừa qua, có cuộc tranh luận của các UCV Cộng Hoà, ông có tin tức gì không?

Ông Phúc:

Thật ra, đó là cuộc gặp gỡ giữa các ứng cử viên Cộng Hoà và cử tri (Face to Face), do đài Fox thực hiện tại Houston, Texas tối 24 tháng hai với sự điều hợp của cô Megyn Kelly. Có 4 ứng cử viên tham gia. Trực tiếp thì có Ted Cruz và Ben Carson; qua video thì có Marco Rubio và John Kasich. Ông Donald Trump vắng mặt.

Đây là dịp cử tri trực tiếp đặt câu hỏi với các ứng cử viên.

Câu hỏi chung của cô Megyn là liệu các ứng cử viên có sẵn sàng đưa ra public các bản khai thuế của mình. Tất cả đề đồng ý.

Câu hỏi này được gợi ý từ ông Mitch Romney khi ông ta muốn ông Trump đưa bản khai thuết để xem Trump từng đóng góp giúp đỡ cho Thương phế binh thế nào mà cứ mở miệng nói là tranh đấu cho họ.

Ngoài ra các câu hỏi khác, đặc biệt là như sau:

Cruz: Planned Parenthood: sẽ tha tội cho người tố cáo và truy tố những kẻ bán thai nhi. Chế độ Quân dịch đối với nữ giới, Hispanic vote (việc làm). Tối Cao Pháp Viện: không muốn thấy có một TCPV liberal để mất những quyền công dân. Khi trả lời về việc động viên đối với nữ giới, ông cho rằng nhiệm vụ chiến đấu không phù hợp sức vóc phụ nữ, vì thế, nếu phụ nữ tình nguyện thì OK, nhưng không thể giao nhiệm vụ chiến đấu.

Rubio: trả lời một câu hỏi về việc phân biệt đối xử với người Hồi Giáo, ông cho rằng đó là sai. Ông chủ trương chỉ phân biệt đối với bọn Hồi khủng bố. Rubio cũng trình bày kế hoạch để giúp sinh viên theo học Đại Học với tiền vay mượn và cách hoàn trả hợp lý.

Về việc hiện nay FBI yêu cầu công ty Apple giải khoá cái iphone của tên khủng bố Sayed Farouk (giết 14 người ở San Bernadino), ông Carson cho rằng bảo vệ bí mật cá nhân là đúng, nhưng không áp dụng trong trường hợp này, vì nó liên quan đến an ninh quốc gia, sinh mạng ngưiờ dân, và tên Farouk là khủng bố chứ không phải là công dân bình thường. Ông Carson trong dịp này cũng nói rằng Tổng Thống Obama không phải là người Mỹ da đen typical, mà đã được ông bà ngoại da trắng nuôi day, cũng như cha dượng là người Indonesian. Phải nói Obama chỉ có màu da đen, nhưng tâm lý tình cảm là của người da trắng.

Tối thứ Năm 25/2, lại có cuộc tranh luận giữa 5 vị trên tại Trường Đại Học Houston, Texas, do đài CNN tổ chức. Cuộc tranh luận gần như dành cho ba vị đứng đầu, trong đó hai ông Cruz và Rubio liên tiếp tấn công ông Trump. Ba ông này chiếm gần hết thời lượng. Ông Carson, Kasich chỉ được hỏi một hai câu đến nỗi ông Carson phải nói đuà: “làm ơn tấn công tôi đi”. Các đề tài đưa ra vẫn là di dân bất hợp pháp, thuế vụ, ngoại giao, bảo hiểm y tế… Cả Rubio và Cruz tấn công Trump về việc bị phạt vì thuê mướn cả ngàn người một cách bất hợp pháp cũng như việc không chịu trình ra hồ sơ khai thuế. Trump biện bạch rằng ông ta bị sở Thuế audit cả chục năm liên tục, nên chỉ có thể trình ra sau khi dứt audit. Về đối ngoại, trong khi 4 ứng cử viên khác ủng hộ tuyệt đối Israel thì Trump chủ trương giúp hoà giải, không coi Palestine la phe xấu. Về bảo hiểm y tế, Trump cũng bị tấn công vì không đưa ra kế hoạch cụ thể nào mà chỉ nói rằng một khi xoá bỏ sự ngăn cách giữa các Tiểu bang, thì sẽ tạo ra sự cạnh tranh.

Về việc lấy tiền đâu ra để xây hang rào biên giới, Trump nói rằng sẽ xây them 10 feet cao hơn và chính phủ Mexico sẽ phải trả.

Nhìn chung, cũng chẳng thêm gì mới lạ về các điểm nêu trên. Nhưng qua cuộc tranh luận dài hai tiếng, đạ cho thấy một Rubio thay đổi cáh ứng phó. Người ta coi ông như đã dành hết đạn từ bao tháng qua và nay là lúc đem ra đánh Trump. Cùng với Ted Cruz, đã đưa Trump vào thế bị động. Sau cùng Trump chỉ còn một cách nói: Ted Cruz thua phiếu qua các kỳ primaries, caucuses nên cay cú. Cuộc đấu đá có lúc ra khỏi vòng trật tự vì cả ba cùng dành nhau nói.

Ông Hiếu: Ông có tin gì mới về bà Hillary Clinton không? Chúng tôi nghe tin Thẩm phán Liên Bang vừa ban lệnh triệu các tay chân thân tín của bà Clinton ra làm chứng trước toà. Xin ông cho biết chi tiết?

Ông Phúc

Trong một chương trình buổi tối của Sean Hannity, có đưa ra một đoạn video ngắn phỏng vấn Hillary Clinton. Người phỏng vấn nhắc chuyện vài Tổng Thống Hoa Kỳ đã nói dối và bị lật tẩy, ông ta hỏi Clinton: “Bà có nói dối không?” Clinton đã né tránh trả lời trực tiếp mà chỉ nói rằng: “Tôi cố gắng nói sự thật.” Câu hỏi được lặp lại và bà Clinton vẫn trả lời một cách né tránh như thế.  Ví như ai hỏi ”anh có làm được điều này không?” câu trả “Tôi cố gắng.” biểu lộ sự không khẳng định. Huống chi câu hỏi thuộc về quá khứ, thì câu trả lời cần dứt khoát “có” hay “không”. Hay là chúng ta phải hiểu ngầm rằng bà ta đã cố gắng, nhưng không thực hiện được? Phần lớn cử tri Dân Chủ đã đánh giá bà Clinton là gian dối, không đáng tin cậy.

Vụ email cũng đang là trở ngại lớn. Thẩm phán Liên bang Emmet Sullivan vừa chấp thuận một motion của Judicial Watch trong vụ kiện Bộ Ngoại Giao (mà tôi đã trình bày trong một bài phỏng vấn của đài Phát Thanh VN ngày 12 tháng 11, 2015. Quý vị có thể tìm đọc bản văn ở tranh web: https://michaelpdo.com/2015/11/viec-ba-hillary-clinton-su-dung-email-server-ca-nhan-dung-hay-sai/)

Motion này là để xin Toà lấy lời khai từ những nhân viên thuộc Bộ Ngoại Giao về những vi phạm của bà Clinton đối với Đạo Luật Tự Do về Thông Tin. Theo Đạo Luật này, tất cả các email công vụ phải được lưu trữ trong hệ thống chính phủ để mọi người có thể xem.

Tuy hiện nay, chưa có triệu chứng buộc bà Clinton phải trả lời trực tiếp, nhưng có thể sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng trước mắt, các nhân viên cao cấp thân tín của bà Clinton phải khai hữu thệ về việc tại sao bà Clinton sử dụng email server riêng, và bà ta dựa vào đâu để phân loại tầm mức quan trọng của các email này (mật, tối mật hay thường)?

Quyết định của Toà Án cùng lúc với việc phát hiện của Cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI) và Cơ quan Thanh tra Tình báo có 1600 van kiện trong 60 ngàn emails đã lưu trữ trong server riêng của bà Clinton mà sự phân loại là ở mức cao, trong đó có các văn kiện “tối mật” và cao hơn nữa vì có tầm nguy hại đến an ninh quốc gia. Và không loại trừ việc Tòa án sẽ đòi cung cấp toàn bộ emails của bà Clinton, cho dù đó là những emails cá nhân.

http://www.politico.com/story/2016/02/hillary-clinton-staff-questioned-email-219678#ixzz412omY2hu

Mới hôm nay thứ Tư 24/2/2016, trên đài CNN, bà Clinton tuyên bố mạnh mẻ “I am not at all worried  about the emails” Không một chút lo lắng về vụ email? Hay bà ta biết chắc rằng một khi còn Tổng Thống Obama, người bà ca tụng thán phục, và Bộ trưởng Tư Pháp Loretta Lynch thì bà ta vẫn còn được che chở. Bà Loretta Lynch, trong buổi điều trần trước Quốc Hội, đã né tránh câu trả lời rằng Bộ Tư Pháp có truy tố Clinton hay không?

Ông Hiếu: Và vụ Tổng Thống Obama bổ nhiệm Chánh Án Tối Cao Pháp Viện cũng đang gặp chống đối?

Ông Phúc:

Hôm thứ Bảy 21/2 vừa qua, là ngày chôn cất ông Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện Antonin Scalia (ngưiờ ngồi, thứ hai từ trái qua). Ông này qua đời ngày 13 tháng 2 trong một trang trại ở Texas. Cái chết của ông cũng bị nhiều nghi vấn vì chết bất ngờ, thủ tục tẩm liệm nhanh không qua điều tra kỹ như khám nghiệm tử thi để tìm nguyên nhân.

Các Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện được Tổng Thống bổ nhiệm với sự thông qua của Quốc Hội. Họ sẽ giữ chức vụ mãn đời trừ phi từ chức, về hưu hoặc bị bãi chức (impeach). Tối Cao Pháp Viện Mỹ có 9 vị, thì 4 vị thuộc phe cấp tiến (Ruth Bader Ginsburg, Stephen Breyer, Sonya Sotomayor và Elena Kagan); 5 vị Bảo thủ (John Robert, Anthony Kennedy, Clarence Thomas, Samuel Alito và ông Scalia mới qua đời). Hiện trong 8 vị còn lại đã có 2 vị do Obama bổ nhiệm là Sonya Sotomayor và Elena Kagan. Ông Scalia là Bảo Thủ do Cố Tổng Thống Reagan bổ nhiệm năm 1986. Ngoài bà Ginsburg 82 tuổi, ông Anthony Kennedy 79 tuổi, Stephen Beyer 77 tuổi, những người còn lại đề từ 55 cho đến 67 tuổi. Vì thế, sau cái chết của ông, nếu để Obama bổ nhiệm, phe cấp tiến sẽ chiếm đa số và có đến 3 thẩm phán do Obama chọn lựa. Do đó, khuynh hướng cấp tiến chiếm toàn bộ ưu thế, và sẽ có ảnh hưởng quá lớn trong chính trị.

Hiện nay, các dânbiểu Cộng Hoà đưa ra lý do để trì hoãn việc bổ nhiệm Thẩm phán mới cho đến sau mùa bầu cử. Các Nghị Sĩ Cộng Hoà cũng nói rằng họ sẽ không mở phiên họp để xác minh việc đề cử của Tổng Thống Obama. TNS lãnh tụ khối đa số Mitch McConnell nói “ Tôi đã nói không biết bao nhiêu lần rằng Ủy ban Tư Pháp Thượng Viện đã đồng lòng khuyến nghị sẽ không có buổi điều trần. … Quyết định [bổ nhiệm Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện] sẽ do Tổng thống sắp tới, dù vị Tổng Thống được bầu là ai.” (I don’t know how many times we need to keep saying this: The Judiciary Committee has unanimously recommended to me that there be no hearing. I’ve said repeatedly and I’m now confident that my conference agrees that this decision ought to be made by the next president, whoever is elected)

Nghị sĩ John Cornyn còn nói mạnh hơn: “Chúng tôi tin rằng dân chúng Hoa Kỳ sẽ quyết định ai là người bổ nhiệm còn hơn là ông Tổng thống vịt què [hiện nay].” (We believe the American people need to decide who is going to make this appointment rather than a lame-duck president)

Và Tổng Thống Obama thì cương quyết tìm người thay thế. Điều người ta vô cùng thắc mắc là Obama đã không dự tang lễ của Thẩm Phán Scalia như thông lệ mà chỉ viếng linh cửu khi được quàn tại trụ sở Tối Cao Pháp Viện.

Theo một thăm dò mới nhất của FoxNews thì dó đến 62% cử tri muốn Tổng Thống bổ nhiệm và Quốc Hội phải họp để thông qua (hay không) theo hiến định.

Lịch bầu cử sắp tới: 27/2 Democratic Primary tại South Carolina; March 1, Super Tuesday có Caucuses và Primaries ở 13 tiểu bang. March 3 Republican Debate tại Detroit.