Kết Quả Bầu Cử Sơ Bộ ở New Hampshire

new-hampshireĐỗ Văn Phúc tường thuật cho Đài Phát Thanh Việt Nam

Tiểu bang New Hampshire rất nhỏ, với dân số 1.3 triệu, chia ra 23 delegates của đảng Cộng Hoà và 24 delegates của đảng Dân Chủ.

Sau New Hampshire, sẽ có các primaries và caucuses sau:

Thàng 2: Debate của Cộng Hoà ngày 13  (South Carolina), ngày 26 Houston, TX; và đảng Dân Chủ, ngày 27.

Caucuses: Nevada  ngày 20 của Dân chủ , ngày 23 Cộng Hoà.

Từ tháng ba đến tháng sáu: Tiếp tục Primaries và Caususces tại các Tiểu bang khác.

Tháng bảy: ngày 18 Đại Hội đảng CH ở Cleveland, Ohio; ngày 25 Dân Chủ ở Philadelphia (Pennsylvania).

Ngày 8 tháng 11, bầu cử phổ thông chính thức. Tháng 12, bầu cử của các Đại Cử Tri.

Theo đúng đinh nghĩa và thể lệ thì các đảng viên đã ghi danh của đảng nào rồi, không thể đi bỏ phiếu sơ bộ cho đảng kia. Nhưng các cử tri chưa ghi tên với đảng nào cũng có thể đi bỏ phiếu và chọn 1 trong hai đảng.

Dù thời tiết rất xấu (lạnh và tuyết) nhưng người dân New Hampshire đã sốt sắng đi bỏ phiếu.

Cuộc bầu cử sơ bộ tại New Hampshire ngày 9 tháng 2 vừa qua đã cho một kết quả không mấy bất ngờ.

Phía Cộng Hoà, ông Donald Trump dẫn đầu với 35% số phiếu. Ông Kasick từ vị trí thấp trong suốt năm ngoái, nay nhảy lên thứ hai với 16%, Ted Cruz, người về đầu trong Caucus Iowa thì tụt xuống hạng 3 với 12%, Jeb Bush lên hạng 4 (11%), Marco Rubio hạng 5 (11%).

Phía Dân Chủ, ông Bernie Sander mới thua sát nút bà Clinton tại Iowa, nay vọt lên đầu với số phiếu 60%, trong khi Clinton chỉ đạt 38%.

Tại sao Trump đạt số phiếu cao như thế?  dù rằng những chính trị đảng CH tỏ ra không muốn chọn? Theo một thăm dò của đài Fox News, thì có đến 90% cử tri Cộng Hoà để tỏ ra bất mãn với lề lối làm việc của các chính khác Cộng Hoà tại QH. Có thể nói họ phẫn nộ là khác. Rất nhiều người (kể cả Dân Chủ) đã coi những đại diện của họ trong Quốc Hội là vô tích sự, là phản bội lời hứa phục vụ dân, mà chỉ toan tính cho quyền lợi phe nhóm mình.

Mối bận tâm nhất của cử tri CH hiện này là kinh tế, hoạt động của chính phủ và nạn khủng bố. Tỷ lệ cử tri CH quan tâm những vấn đề này cao hơn hằn phía cử tri Dân Chủ. 88% bất mãn về chính phủ liên bang, 64% chống muslim vào Mỹ, 51% cho rằng chính khách Cộng Hòa đã phản họ, 40% cử tri Cộng Hoà ủng hộ  Trump về kinh tế, 30% về đối phó khủng hoảng quốc tế,

Trường hợp nhảy vọt của ông Kasich đúng là một bất ngờ. Nhưng chính hãng thông tấn AP đã tiên đoán ông ta về nhì. Đó là do những cố gắng vận động trong thời gian gần primary. Ông ta đã tổ chức đến 100 cuộc nói chuyện (town hall meeting) và nhấn mạnh đến việc quản trị nhà nước cũng như sự hứa hẹn. Tưởng cũng nên nói sơ qua về đường lối của ông Kasick, biết đâu sau New Hampshire, ông ta được đà vượt qua mặt Trump?

Ông John Kasick năm nay 62 tuổi, từng là Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Ohio (1979-1983) sau đó đắc cử Dân Biểu Liên Bang từ 1983 đến 2001, cuối cùng là Thống Đốc Tiểu Bang Ohio từ năm 2010 và tái đắc cử năm 2014. Ông từng là nhà bình luận cho đài Fox News từ 2001-2007, từng làm cho ngân hang đầu tư tại Columbus, Ohio.

Ông là gốc Tiệp Khắc (cha), Mẹ gốc Croatie. Cha mẹ đều là di dân thế hệ hai. Tốt nghiệp Cử Nhân Chính Trị Học tại Đại Học Ohio năm 1974.

Về đối nội: Ông Kasick chống phá thai, chống sự tài trợ cho Planned Parenthood. Trước đây chống hôn nhân đồng tính, nhưng nay thì trung hoà dù ông vẫn chủ trương hôn nhân giữa Nam và Nữ, nhưng nay cho rằng Tối Cao Pháp Viện đã phán xét xong, phải tôn trọng pháp luật. Yểm trợ chương trình ống dẫn dầu Keystone. Tại Ohio, ông tư nhân hoá các nhà tù. Ủng hộ việc trang bị camera trước ngực cho cảnh sát. Chủ trương cải cách hệ thống pháp luật về hình sự. Chống việc bán tự do chất ma túy. Muốn tu chính Hiến Pháp về cân bằng ngân sách. Không chống lại Obamacare.

Về đối ngoại: Coi chiến tranh Iraq là sai lầm (dù trước đó đã ủng hộ), nhưng nay thì chủ trương gửi quân bộ chiến để đánh ISIS vì không kích không hiểu quả. Ông chống thoả ước với Iran. Sẵn sang gia tang ngân sách quốc phòng. Chống sự can thiệp của Tàu Cộng ở biển đông.

Về Di Dân: Trước đây thì muốn thay đổi Tu Chính án 14 (cho con cái di dân BHP sinh ra ở Mỹ có quốc tịch đương nhiên), cực lực chống di dân BHP. Nhưng trong mùa tranh cử thì đồng ý mở đường cho họ được hợp pháp hoá và thay đổi cách nhìn về Quốc Tịch đương nhiên. Ông chủ trương cho các trẻ em con cái di dân BHP mà cha mẹ đưa đến Mỹ được làm bằng lái xe ở Ohio. Ông xoay 180 độ khi chê bai Trump về việc xây hang rào biên giới và trụ xuất di dân BHP.

Về phía Dân Chủ,

Khi Bernie Sanders bắt đầu cuộc vận động tranh cử, ông đã tuyên bố: “chúng ta không có tiền, không có tổ chức nào đứng sau, nhưng phải đối đầu với tổ chức quyền lực mạnh nhất Hoa Kỳ.” (we had no money, we had no organization, and we were taking on the most powerful political organization in the United States of America.). Trong đêm thắng lợi ở New Hampshire, ông đã thách thức quyền lực tài chánh Wall Street và nhấn mạnh rằng nước Mỹ là của người dân chứ không phải của bọn nhà giàu hay super PAC.

Tuy chỉ là những tiểu bang nhỏ, có số phiếu đại biểu vài phần trăm, nhưng thắng lợi tại Iowa và New Hampshire tạo ra một cái đà rất lớn cho những thắng lợi sau này. Từ 1952, cuộc bầu sơ bộ New Hampshire coi như một thử nghiệm cho các ứng cử viên cả hai đảng. Người nào thấy bị kém phiếu thì lo rút lui. Nhưng đôi lúc, cũng có những vị ít tiếng tăm, kém tài chánh mà nổi bật lên tại New Hampshire thì cũng tạo được cái đà, vì qua đó, sẽ được truyền thông nhắc đến nhiều, và những người cử tri giàu có cũng có thể tài trợ.

Những người vận động cho bà Clinton cho rằng Iowa và New Hampshire có đại da số dân sống vùng nông thôn, ngoại ô, và da trắng; vì thế không phản ảnh đúng sự đa dạng. Phải chờ đến tháng 3, khi các Primaries tại các tiểu bang khác mà có số dân da đen và Hispanic đáng kể thì có khi kết quả lại thay đổi.

Cuộc tranh sức chắc sẽ quyết liệt tại South Carolina và Nevada.

Nhìn về South Carolina, cả hai đều nuôi hy vọng.

South Carolina là một tiểu bang tương đối nhỏ. Dân số chưa tới 4.9 triệu. Có khoảng 68% da trắng, 28% da đen, chưa tới 2% dân gốc Á. Đa số là dân theo đạo tin lành trong đó có 1.411 triệu theo phái Evangelical.

Đây là nơi sự kỳ thị chủng tộc còn khá mạnh. Bà Clinton trông vào lá phiếu người da đen. Dân biểu Hakeem Jeffries, of New York nói rằng bà Clinton là bạn thật tình của cộng đồng da đen từ 40 năm nay. Bà ta dự tính sẽ gặp bà Sandra Bland để vận động. Bà Bland này là mẹ của một phụ nữ da đen bị chết trong khi bị tạm giam ở sở Cảnh Sát Houston sau khi bị Cảnh sát chận xe vì vi phạm luật giao thông. Người da đen coi cái chết của cô Bland là một biểu tượng của sự bất công của pháp lý đối với người da đen. Nhiều bà mẹ da đen mà có con cái bị cảnh sát bắn chết cũng dự định tổ chức vận động cho bà Clinton.

Nhưng mới đạy người ta đưa tin Mục sư Eric Sharpton đã đi ăn tối thứ Tư với Bernie Sander. Tuy Sharpton chưa tuyên bố điều gì, thì người ta cũng thấy Bernie có hy vọng vào người dân da đen nghèo, bị kỳ thị bao năm nay.

Nói chung thì cả hai, đều muốn nhắm vào đám da den. Một bên thì kêu gọi bình đằng, phân phối lợi tức kiểu chủ nghĩa xã hội. Một bên thì rêu rao tranh đấu cho nhà nghèo, bị đàn áp (nhưng bên trong thì chỉ đi với đám nhà giàu, nhận hàng chục triểu của bọn tài phiệt)

Qua hai cuộc bỏ phiếu cacus và primary vừa qua, đã cho thấy đại đa số giới trẻ chọn Bernie Sander; nhưng dân thiểu số thì thiên về Clinton.

Có tin cho hay ông Chris Christie và bà Carly Fiorina đã rút lui khỏi cuộc tranh cử.

Christie thì chưa bao giờ lên vị thứ cao, nhưng bà Fiorina thì trong những tháng đầu tiên, đã lên khá cao. Ông Ben Carson cũng có lúc vượt trên Trump, nhưng càng về sau, càng lẹt đẹt.

Kết quả tại New Hampshire, có thể nói nắm phần thắng trong tay. Nhưng có vài trường hợp ngoại lệ.  Xem lại tài liệu từ 30 năm gần đây, :

2012 Mitt Romney CH (40%)-  Obama DC (80.91%)

2008 CH: John McCain – DC: Hillary Clinton (39%), sau đó thua Obama

2004 John Kerry (DC) và George Bush (CH)

2000 DC Al Gore- CH John McCain(nhưng sau thua Bush)

1996 DC Bill Clinton, CH Bob Dole

1992 CH George HW Bush – DC DC Paul Tsonga (sau lại thua Bill Clinton)

1988 CH George HW Bush – DC Michael Dukakis