Đại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ (tiếp theo)

Đỗ Văn Phúc tường trình và bình luận

PHILADELPHIA, PA - JULY 26: on the second day of the Democratic National Convention at the Wells Fargo Center, July 26, 2016 in Philadelphia, Pennsylvania. Democratic presidential candidate Hillary Clinton received the number of votes needed to secure the party's nomination. An estimated 50,000 people are expected in Philadelphia, including hundreds of protesters and members of the media. The four-day Democratic National Convention kicked off July 25. (Photo by Alex Wong/Getty Images)

Hai ngày chót của Đại Hội Đảng Dân Chủ (27 và 28 tháng 7, 2016) đề cập đến các vấn đề an ninh, xã hội và quốc phòng. Nhưng chủ yếu là các bài diễn văn của nhiều người thuộc các tầng lớp khác nhau ca tụng tài ba của ứng cử viên Hillary Clinton. Ngày cuối cùng có bài của Chelsea Clinton giới thiệu mẹ và kế đó là bài diễn văn chấp nhận sự đề cử của bà Hillary Clinton.

Chúng tôi xin chỉ nêu ra những điều đặc biệt, vì các bài diễn văn cũng na ná nhau, nặng về chỉ trích đối thủ Donald Trump và ca tụng hành pháp Obama khi hùa theo luận điệu của Barack Obama cho rằng Hoa Kỳ chưa bao giờ an ninh và hùng mạnh như lúc này. Chúng tôi xin nhắc lại ông Obama đã nhiều lần bày rỏ sự lạc quan khi cố tình không nhìn nhận hiện trạng khủng bố trên thế giới và tại Hoa Kỳ. Như ông từng coi nhẹ bọn khủng bố ISIS qua câu ví von rằng họ cũng chỉ như đội banh hạng nhì (JV team). Và để cho thấy cái sai của Obama, chỉ một thời gian ngắn, ISIS đã chiếm hết một nửa nước Iraq và phần lớn nước Syria, bành trướng qua Bắc Phi. Như ông mới đây cho rằng Trump đã hù doạ dân Mỹ để kích động hận thù, ông cho rằng “thế giới chưa bao giờ an bình như lúc này”; và sự thật là hàng loạt các vụ khủng bố diễn ra tại Pháp, Bỉ, Đức, Turkey, Bangladesh, và ngay tại Hoa Kỳ.

1.- Những Điểm Đặc Biệt

Hai ngày cuối của Đại Hội nhìn kỹ từ sân khấu đến toàn cảnh, ngoại trừ thỉnh thoảng trên màn ảnh có chiếu các màu sắc xanh đỏ,chúng tôi không thấy có treo lá quốc kỳ có tầm cở nào, mà chỉ thấy lác đác vài lá cờ nhỏ trong hàng cử tọa. Chỉ lúc gần chót, khi bà Hillary nhận sự đề cử, mới thấy xuất hiện những lá cờ. Trong giây phút vinh quang cuối ngày chót của Đại Hội, giữa không khí náo nhiệt chúc tụng nhau, người ta thấy một cây cờ bị ngã xuống ngay sau lưng cô Huma Abedin, trước mắt Bill và Hillary Clinton. Nhưng không một ai quan tâm dựng nó lại. Họ thản nhiên đi ra cửa.

Trong khi đó, vẫn còn thấy những đám biểu tình bên ngoài có tính cách bạo động. Họ đốt cờ Mỹ, và một phụ nữ đã bị phỏng nặng. Cảnh sát phải bắt giữ hàng chục người, viết giấy phạt cho cả trăm người khác.

Điểm đáng nói là trong những ngày Đại Hội Đảng Cộng Hoà, những ngườDNC-Bernie-Protesteri phe Dân Chủ cũng biểu tình chống đối; và trong 4 ngày Đại Hội Đảng Dân Chủ, cũng lại những người đảng Dân Chủ phe ông Bernie biểu tình chứ không thấy bóng dáng những người chống đối thuộc Đảng Cộng Hoà. Một điều thú vị, là ngay trong hội trường mà toàn phe đảng Dân Chủ, lại thấy xuất hiện những tấm bảng nguyên là Stronger Together bị sửa lại “STOP HER” (xem ảnh)

Bên trong hội trường, nhóm Black Lives Matter đã phá ngang khi bà Lupe Valdez, Cảnh Sát Trưởng của Dallas County, kêu gọi để một phút để tưởng niệm các nhân viên cảnh sát đã bỏ mình trong khi thi hành công vụ. Chúng tôi xin đưa ra con số 33 cảnh sát viên đã bị giết từ đầu năm đến nay. Mới đây, ngày 29/7, tại San Diego, hai cảnh sát viên đã bị bắn, một chết một bị thương. Nhóm BLM chỉ coi sinh mạng của người da đen là đáng kể thôi!

Khi Đai Tướng John Allen – Cựu Tư Lệnh Thủy Quân Lục Chiến, người được ân thưởng Danh Dự Bội Tinh là huy chương cao quý nhất của Mỹ – phát biểu để ủng hộ Hillary, có đoạn ông đề cập đến sự hùng mạnh của quân đội, cử toạ cũng phá ngang bằng cách hô lớn : No More War. Đây được xem là một hành vi bất kính đối với anh hùng quân đội. Cả ông cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng, cựu Giám Đốc CIA Leon Panetta, cũng bị la ó phản đối khi ông đề cập đến nạn khủng bố ISIS. https://www.youtube.com/watch?v=haBsoyrhtS8

Vào chiều thứ Tư (tức ngày 3 của Đại Hội), có một số diễn giả là thân nhân của những nạn nhân các vụ bắn súng bừa bãi do những kẻ tâm thần, kỳ thị (như vụ ở trường Tiểu Học Sandy Hook ngày 14 tháng 12, 2012 ở in Newtown, Connecticut và vụ ngày 16 tháng 6, 2015 tại một nhà thờ ở Charleston, South Carolina).  Diễn giả của đêm đó là TT Obama, Phó TT Joe Biden, các TNS Tim Kaine, tỷ phú Michael Bloomberg, Thị Trưởng New York Bill De Blasio và vài dân biểu, cùng nhiều người khác. Các bài diễn văn, nhất là của TT Obama, PTT Biden, TNS Tim Kaine đều dành hết thì giờ đả kích ông Trump mà nói rất ít về vấn đề sự đe dọa của khủng bố. Họ đều nhắc đến “Tình Yêu Thương” để đối lại với “Sự Hận Thù” mà họ gán cho đó là chủ trương của ông Trump. Chúng ta chắc còn nhớ lời tuyên bố của Ngoại Trưởng John Kerry rằng phải giúp cho bọn khủng bố được hưởng sự giáo dục, có công ăn việc làm thì mới giải quyết được. Và cũng bà Loretta Lynch, Bộ Trưởng Tư Pháp, thì kêu gọi hãy dùng tình thương đối với bọn khủng bố…

2.- Về Người Mỹ Gốc Hispanic và Di Dân Bất Hợp Pháp

Vào ngày chót của Đại Hội, vấn đề được đưa ra là kinh tế, gia tăng mức lương tối thiểu lên $15 mỗi giờ. Ở một đoạn giữa của bài diễn văn, bà khen rằng nền kinh tế hiện nay là mạnh nhất. Đó là công lao của Obama và Biden. Bà tái xác nhận chương trình cấp tiến của bà (mà trước đây bà từng nhận mình là “trung dung” (moderate), sau đó lại xoay qua “cấp tiến” (Progressive))

Một đặc điểm khác là có đến 1 phần tư diễn giả đã dùng tiếng Tây Ban Nha trước một cửa toạ chỉ có chừng 20% dân gốc Hispanic và trong một nước Mỹ dùng Anh Ngữ là ngôn ngữ chính thức. Tuy nhiều diễn giả Hispanic như thế, nhưng những dân cử Hispanic cũng phàn nàn rằng có quá ít những diễn giả của họ trong những thời điểm quan trọng (prime time) và được các đài truyền hình thu và chiếu cho công chúng. Họ có ý tin mong chờ bà Hillary sẽ chọn một người Latino trong vai trò Phó TT (Latinos were highly visible at the convention, but many were disappointed that Hillary Clinton didn’t name a Latino as her running mate.) Giáo sư Stephen Nuno của Đại Học Arizona State Unversity cho rằng dân Latino, dân Mỹ da đen, Mỹ gốc Á, dân đồng tính, và những người da trắng cấp tiến là lực lượng đã xây dựng đảng Dân Chủ mạnh lên từ thập niên 1970. (Minorities, blacks, Asians, Latinos, LGBTQ, white progressives — that is the coalition that has been built by the Democrats since the ’70s, and that is the direction the Democrats have gone since the civil rights movement,). Giáo sư Cal Jillson thuộc Southern Methodist University kết luận rằng: Đảng Dân Chủ chưa thực sự quan tâm đến người Latino như họ đáng được hưởng (I’m not sure you’re giving us all the attention we deserve)

11-year-old Karla Ortiz, left, and her mother Francisca Ortiz speak during the first day of the Democratic National Convention in Philadelphia , Monday, July 25, 2016. AP Photo/J. Scott Applewhite)
11-year-old Karla Ortiz, left, and her mother Francisca Ortiz speak during the first day of the Democratic National Convention in Philadelphia , Monday, July 25, 2016. AP Photo/J. Scott Applewhite)

Trên nhiều trang báo, người ta phê bình rằng Đảng dân Chủ nói chung, hay bà Hillary Clinton nói riêng, đã cổ vũ cho di dân bất hợp pháp khi bà mời 2 gia đình di dân bất hợp pháp đến tận hội trường và cho phép con cái họ lên diễn đàn phát biểu. Nhà báo John S. Roberts cho rằng bà Clinton đã hai lần vi phạm luật pháp (Section 8 U.S. Code 1324). Theo điều luật này, coi là tội đại hình (felony) việc che giấu hay bảo trợ (Conceal and Harbor) những người bất hợp pháp bằng bất cứ cách nào kể cả cung cấp phương tiện đi lạ. Mức án dành cho tội này là 5 năm tù, hoặc 10 năm nếu lợi dụng họ cho những lợi ích riêng. Những người bất hợp pháp mà Clinton mời đến là Francisca cùng con là Karla Ortiz (xem ảnh) và hai mẹ con Astrid Silva. Cô Astrid này vượt biên giới cùng mẹ đến Mỹ năm 4 tuổi, và từng làm việc trong các ủy ban vận động của Obama trong mùa tranh cử 2012. Hiện nay, cô là người vận động cho những người di trú bất hợp pháp.  Trong khi đó thì Karla Ortiz (11 tuổi) xuất hiện trong một đoạn video với Hillary Clinton trong đó em khoe rằng mẹ em đã nhận được giấy tống xuất chính thức nhưng vẫn cứ ở lì tại Mỹ.

Những người phê bình thì cho rằng bà Clinton một mặt thì tuyên bố bảo vệ quyền lợi của người lao động Mỹ, nhưng một mặt thì bao che những kẻ bất hợp pháp đang tranh dành công ăn việc làm của công dân.

Bà hứa hẹn sẽ mang lại công việc tốt cho mọi người. bà nói: “Chúng ta không xây bức tường, mà xây một nền kinh tế trong đó ai cần việc làm sẽ có ngay.”

Bà còn hưá sẽ mở lối nhập tịch cho hàng triệu di dân đang đóng góp cho kinh tế Hoa Kỳ. Không ngăn cản một tôn giáo nào, mà cùng hợp tác với đồng minh để đánh bại khủng bố (Xin nhấn mạnh, như mọi lần bà tránh dùng chữ Islamic Extremic). Bà chủ trương lưu giữ những thành phố an toàn (Santuary Cities) cho bọn di dân BHP khỏi bị cơ quan cưỡng chế bắt giữ và tống xuất.

Trong một phỏng vấn trên đài PBS, bà Nancy Pelosi (Cựu Chủ Tịch Hạ Viện) cho rằng những người ủng hộ ông Trump là từ thành phần da trắng ít học chỉ biết đến súng đạn, đồng tính và Thượng Đế và họ đã chống lại quyền lợi của chính họ “So many times white non-college-educated males have voted against their own economic interests because of guns, because of gays and because of God. The three G’s. God being a woman’s right to choose,” Bà cho rằng những loại như thế chẳng bao giờ bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ. Những lời miệt thị trên đã bị đả kích rất nặng nề từ các giới.

3.- Về An Ninh Quốc Gia 

Bà Clinton đã giới thiệu một cặp vợ chồng Hồi Giáo Khize Khan, có con trai Humayun Khan là quân nhân Mỹ tử trận. Bà Clinton đã tôn vinh rằng người con của ông ta là “the best of America”. Ông Khan kết án ông Trump đã có sự thù nghịch với những người Hồi Giáo  “Donald J. Trump doesn’t want to make sure that every Muslim doesn’t come to America. But he does want to make sure that when people come … they emigrate because they want to assimilate and be Americans.”

Thật ra, ông Trump chỉ đòi hỏi tạm cho nhập cư những người đến từ các vùng bị nhiễm nặng nề bởi bọn khủng bố; và cũng đòi hỏi phải có một sự điều tra thật nghiêm nhặt về lý lịch trước khi chấp nhận. Đó cũng là ông biết đặt an ninh của nước Mỹ lên trên những điều mà phe dân chủ gọi là nhân đạo, truyền thống…

Trong bài diễn văn khá dài chấp nhận sự để cử, bà Hillary Clinton đã ca ngơi Obama :”Chúng ta đã nghe người từ hy vọng, Bill Clinton; và người của hy vọng, Barack Obama. Hoa Kỳ đã trở nên hùng mạnh hơn nhờ sự lãnh đạo của Obama, và tôi cũng trở nên tốt hơn nhờ tình bạn của ông ta.” (We heard the man from Hope, Bill Clinton; and the man of hope, Barack Obama. America is stronger because of President Obama’s leadership, and I am better because of his friendship.)

Bà dành nhiều thì giờ và nhiều đoạn để lên án ông Trump đã gây chia rẽ trong nước, và chia rẽ Hoa Kỳ với các nước khác. Cho rằng Trump đã đem sự sợ hãi về tương lai, và làm cho chúng ta cũng sợ nhau. (Donald Trump painted a picture — a negative, dark, divisive picture — of a country in decline. He insisted that America is weak)

Cũng trên một trang báo điện tử, đã phanh phui việc bà Clinton, khi còn làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, đã từ chối không liệt kê bọn khủng bố Boko Haram vào danh sách các tổ chức khủng bố. Quốc Hội, các cơ quan CIA, FBI và Bộ Tư Pháp phản đối việc này. Việc này xảy ra vào những năm 2011, 2012, khi con số nạn nhân của nhóm khủng bố này ở mức 1000 người mỗi năm. Năm 2014, bọn Boko Haram đã giết chết 9033 thường dân, qua năm 2015, chúng giết hết 10005 người gồm đa số là phụ nữ và trẻ em.

https://pjmedia.com/homeland-security/2016/07/28/hillary-clinton-obstructed-boko-haram-terror-designation-over-cia-doj-objections-as-clinton-allies-cashed-in/

Người ta cho biết tổ chức của gia đình bà Clinton là Clinton Global Initiative đã dính quá sâu vào quan hệ với kỹ nghệ dầu lửa tại Nigeria và những ký kết bất hợp pháp trên toàn lãnh thổ Phi Châu. Những tổ chức tham nhũng tại Phi Châu đã tặng những số tiền khổng lồ cho tổ chức của Clinton. Do đó, vào năm 2014, Quốc Hội đã khám phá ra việc bà Clinton đã nói dối một cách cố tình khi cho rằng bọn Boko Haram không dính líu gì tới khủng bố Hồi giáo cực đoan và đánh giá rất nhẹ bọn Boko Haram để quyết hủy bỏ dự luật của hai viện Quốc Hội liệt nhóm này vào danh sách khủng bố. Nhưng sau cùng thì không ai truy tố việc này vì bà Clinton đã rời chức Ngoại Trưởng, và việc nhận tiền tặng chỉ là vấn đề đạo lý mà không phải là phạm pháp.

Tuy gần như hầu hết các diễn giả Dân Chủ (trong đó có cả Obama, Biden, Kaine…) kết án Trump vẽ ra viễn ảnh an ninh nghiêm trọng để đe doạ, bà Clinton lại nói rằng : “có quá nhiều trì trệ trong chính quyền, có quá nhiều đe doạ trong nước và từ ngoại quốc.” (… too many threats at home and abroad.)

Bài diễn văn khá dài, và cũng nêu lên hết mọi vấn đề, những hứa hẹn đối với hầu hết mọi thành phần từ công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, giới đồng tính, di dân… , những ca ngợi quân nhân, cảnh sát, cựu chiến binh… tuyên bố làm tất cả mọi điều, thoả mãn tất cả mọi người. Đó là điều mị dân để kiếm phiếu chứ không thể nào làm được.

Cuối cùng sau những câu tự ca tụng, đề cao và khoe công lao, bà dùng câu của một chính khách Pháp Alexis de Tocqueville trong cuốn sách Democracy in America: “America is great because America is good.” Câu này từng được chồng bà là Bill Clinton sử dụng, nhưng có nêu tên tác giả Tocqueville. Lần này, bà vợ sử dụng lại nhưng không nêu xuất xứ. Vì thế, lại có người phê bình là Hillary đạo văn!

Chúng tôi lại sực nhớ đến trong khi tranh cử 2008, chính Obama đã nói về Hillary như sau: “She will say anything and change nothing. Hillary can’t be trusted and isn’t qualified to be president.” (bà ta sẽ nói đủ mọi điều và chẳng thay đổi gì cả. Bà ta không đáng tin cậy và không xứng để làm Tổng Thống). Đây cũng là nhận xét của hơn 60% cử tri Mỹ về mức tin cậy đối với Hillary. Và mỉa mai thay, câu nói của Obama cũng ứng vào trường hợp của chính ông ta.

Bài diễn văn nhàm chán với những luận điệu mị dân mà chính chồng bà là ông Bill Clinton cũng không thèm nghe. Ông đã nhắm mắt đánh một giấc và bị ống kính truyền hình thu được.694940094001_5065217054001_0058a767-607d-4243-9822-994e6efb8840

http://insider.foxnews.com/2016/07/30/bill-clinton-appears-doze-during-hillarys-dnc-speech

http://insider.foxnews.com/2016/07/29/watch-american-flag-falls-behind-clintons-top-aide-and-no-one-seems-notice

 4.- Đảng Dân Chủ Tìm cách Tăng Người Đi Bầu

 Phe Dân Chủ có những việc làm để cố tranh phiếu cử tri mà dư luận bất bình:

1.- Vào tháng 10 2013, Thống Đốc California Jerry Brown (đảng Dân Chủ), ký sắc luật cấp giấy tờ hợp pháp cho 2.5 triệu di dân lậu tại Tiểu Bang California mà đa số là đến từ Mexico và các nước Trung Mỹ. Sau đó vào tháng 10 năm 2015, Thống Đốc Jerry Brown lại ký luật New Motor Voter Act cho phép khoảng 650 ngàn di dân bất hợp pháp được thi lấy bằng lái xe (con số này sẽ lên đến 1.4 triệu vào sang năm), và một sắc luật kế tiếp cho phép những người công dân có bằng lái xe được đương nhiên có quyền bầu cử.  Hiện nay, tại California di dân bất hợp pháp lên tới 2.6 triệu người, chiếm 7.3% dân số tiểu bang. Số di dân hợp pháp là 3.5 triệu đang hưởng quy chế thường trú. Sự kiện này làm người ta cho rằng California đã đi quá xa và đang cho phép di dân bất hợp pháp các quyền bầu cử. Thống đốc tiền nhiệm Arnold Schwarzenegger (Cộng Hoà) đã bác bỏ các các đề nghị về các luật này, và chính ông Jerry Brown, khi tranh cử đã hứa cũng sẽ làm thế. Nhưng vì nhu cầu tranh phiếu của đảng Dân Chủ, ông ta đã làm trái lại. Ông và những người theo ông cho rằng làm thế để kích thích người ta đi bầu cử.

http://www.snopes.com/california-motor-voter-act/

http://www.nytimes.com/2013/09/21/us/california-leads-in-expanding-noncitizens-rights.html?_r=0

2.- Mới đây, Thống Đốc Virginia Terry McAuliffe (Dân Chủ) đã muốn kiếm thêm phiếu cho gà nhà, đã đề nghị cho phép 200 ngàn tù nhân đại hình (Felon) được quyền bầu cử. Tối Cao Pháp Viện Virginia đã bỏ phiếu cho rằng ông McAuliffe đã đi quá xa. Hiện không rõ ông Thống Đốc Dân Chủ này có thành công trong việc ký một lệnh để vãn hồi như thế trước ngày bầu cử không. Nhưng Tối Cao Pháp Viện đã ra lệnh cho Ủy Ban Bầu Cử hủy bỏ việc ghi danh của 13 ngàn phạm nhân đại hình sau khi Thống Đốc McAuliffe ký lệnh cho phép. Toà cũng ra lệnh đưa tên những người này vào danh sách bị cấm đi bầu.

3.- Tại vài Tiểu Bang (như Texas), khi Quốc Hội đưa ra luật bắt buộc phải xuất trình giấy căn cước (hay bằng lái xe có ảnh…) khi đi bầu thì đã bị nhóm Dân Chủ phản đối. Họ cho rằng làm thế là kỳ thị với những người nghèo không có giấy tờ căn cước. Lệ phí làm một căn cước chỉ chừng 10 – 15 đô la. Chả lẽ có những kẻ nghéo không có nổi chừng đó tiền. Nếu không có giấy tờ hợp lệ, làm thế nào để biết được người đi bầu có thật là công dân hay dân lậu?

5.- Những Nguồn Tài Trợ cho Clinton

Quý vị cũng dư biết hình thức vận động Lobby, đóng góp tiền cho các chính khách, các dân cử, các ứng cử viên, là hình thức hối lộ hợp pháp. Việc vợ chồng Clinton được trả tiền thù lao hàng trăm ngàn đô la cho 30 phút nói chuyện cũng thế. Số tiền này quá lớn so với số lương các giáo sư Đại Học, phải soạn và giảng dậy hàng chục bài giá trị, nhưng chỉ nhận lương chừng 100, 200 ngàn mỗi năm. Tờ báo doanh nghiệp nổi tiếng Forbes đã làm một bảng liệt kê mức giàu có của các ứng cử viên trong mùa tranh cử năm nay, để thấy bà Clinton đứng hàng thứ ba sau ông Donald Trump và bà Carli Fiorina.

Mức giàu có tính từ trên xuống: Trump có 4.6 tỷ đô la; Fiorina có 58 triệu, Clinton có 45 triệu; Chafee có 32 triệu, Carson có 26 triệu, Jeb Bush có 22 triệu, Pataki có 13 triệu, Kasich có 10 triệu, Huckabee có 9 triệu, Gilmore 7 triệu, Jim Webb 6 triệu, Bobby Jindal 5 triệu, Cruz 3.5 triệu, Chris Christie 3 triệu, Rick Santorum 2 triệu, Rand Paul 2 triệu, Lindsey Graham 1 triệu, Bernie Sanders 700 ngàn, Marco Rubio và Martin O’Malley không có tiền. Ngay ông Rubio thì còn những món nợ.

Trong danh sách trên, đa số những người giàu đều có cơ sở kinh doanh (Trump), làm CEO đại công ty (Fiorina), hoặc hành nghề Bác Sĩ, Luật Sư, viết sách, truyền thông… Chỉ có hai chính trị gia chuyên nghiệp mà giàu sụ là Jeb Bush (22 triệu) và bà Clinton (45 triệu). Khi hai vợ chồng ra khỏi Bạch Cung 15 năm trước đây đã tuyên bố nghèo mạt (broke), nhưng 15 năm qua chỉ hoạt động chính trị (Thượng Nghị Sĩ, Bộ Trưởng) nhờ vào quyền lức và các mối quan hệ trong chính trường, thì số tài sản riêng 45 triệu quả là một vấn đề cần nghiên cứu tìm hiểu (chưa kể tài sản kếch sù của Clinton Foundation mà donors là các quốc gia dầu lửa Trung Đông, Trung Cộng… ). Theo một tiết lộ, chỉ trong năm 2014, Clinton thu được 24 triệu.

Còn một điều chót cũng đáng nói: Những người ủng hộ Hillary Clinton đã đóng góp vào cái gọi là “Hedge fund” gần 48.5 triệu đô la, so với 19 ngàn cho quỹ tranh cử của ông Trump. Điều này rõ ràng là nhóm tài phiệt Wall Street đang đứng sau lưng bà Clinton. Chúng tôi xin nhắc lại bà Clinton đã nhận thù lao 21 triệu đô la khi đến nói chuyện tại Goldman Sachs và các tổ hợp Wall Street.

Chính đối thủ của bà, ông Bernie Sanders đã lên án việc nhận những số tiền khổng lồ vì theo ông nó sẽ làm chính quyền hư đốn, tiêu vong vì sự kiểm soát càng ngày càng tang của giới tài phiệt và các nhóm quyền lợi đặc biệt. (With a political campaign finance system that is corrupt and increasingly controlled by billionaires and special interests, I fear very much that … government … is beginning to perish in the United States of America, …. We cannot allow that to happen.”  Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng lên diễn đàn ca tụng và lên tiếng yểm trợ cho Hillary Clinton!

Ông Donald Trump ra ứng cử bằng tiền túi, không nhận các tài trợ khổng lồ để chứng minh với cử tri ông không để bị giới tài phiệt mua chuộc.

http://www.foxnews.com/politics/2016/07/30/wall-street-for-hillary-clinton-has-48-5m-in-hedge-fund-backing-compared-to-trumps-19m.html