Về Việc FBI Đề Nghị Miễn Tố Bà Hillary Clinton

HillaryNhận xét của ông Đỗ Văn Phúc, do ông Huỳnh Quốc Bình điều hợp trong chương trình Chúng Ta và Thời Cuộc, trên Đài Phát Thanh Việt Nam lúc 8 giờ tối (CT) ngày Thứ Tư 13 tháng 7, 2016

Hình bên: Bà Clinton và phụ tá Huma Abedin

 Huỳnh Quốc Bình: Xin nói qua về kết quả điều tra của FBI về vụ bà Hillary Clinton sử dụng trái phép email server riêng?

Đỗ Văn Phúc: Đầu tuần vừa qua ngày 5 tháng 7, ông James Comey, Giám Đốc Cơ Quan Điều Tra Liên Bang (FBI) đã tuyên bố không đề nghị truy tố bà Clinton vì không tìm ra bằng chứng cụ thể về việc cố tình vi phạm của bà ta trong vụ xử dụng email server riêng. Giám đốc FBI James Comey khẳng định rằng cuộc điều tra được tiến hành rất cẩn trọng, trung thực và trong sạch. Ông xác minh rằng cơ quan FBI không chịu áp lực từ bất cứ ai. Ông James Comey đã kết luận rằng bà Hillary Clinton đã bất cẩn ở mức tối đa  (extremely careless) trong việc sử dụng hệ thống server riêng để gửi và nhận emails cho công việc quốc gia một cách vô tình, không cố ý. Ông Comey nói rằng trong tổng số emails khổng lồ lối 30.000 emails, có 110 emails có tin tức phân loại trong đó 8 emails thuộc loại tối mật. Trong khi trước đây bà Clinton từng mạnh miệng tuyên bố bà ta không hề gửi hay nhận các emails được phân loại (classified). Bà khẳng định với Đài Truyền hình NBC rằng trong suốt thời gian làm Ngoại trưởng Hoa Kỳ từ năm 2009 đến khi xin rút lui vào năm 2013, bà đã không làm điều gì phi pháp và chưa bao giờ sử dụng hộp thư điện tử cá nhân để gửi thư có nội dung mật. Cũng thế, bà đã lập lại câu nói với Đài ABC: “I did not send or receive any information that was marked classified at the time.”

Ông James Comey nói phải có chứng cứ cho thấy bà Hillary Clinton cố tình gởi và nhận những Emails chứa thông tin mật mới cáo buộc hình sự được. Nhưng trong trường hợp này, FBI không tìm ra chứng cứ nào cả nên FBI công bố “không có chứng cứ bà Clinton vi phạm luật,” và “không có truy tố hợp lý.” Giám đốc FBI nhấn mạnh, “Hành vi này tệ, nhưng chưa đến mức độ cáo buộc hình sự!”

Trong thực tế, luật pháp Hoa Kỳ cũng có nhiều chỗ để luồn lách. Và cũng có rất nhiều trường hợp có nhiều bằng chứng, nhưng chỉ vì một yếu tố còn mù mờ, nghi vấn, người phạm tội có thể thoát nạn. Quý vị xem các chương trình truyền hình về Hình Sự (Forensic Files chẳng hạn) sẽ thấy trong nhiều vụ án mạng, chỉ vì không tìm ra vũ khí giết người, hay không tìm ra xác nạn nhân, công tố sẽ phải khép vụ án lại không thể truy tố thủ phạm.

Trong lời nói đầu của Comey khi tuyên bố đề nghị miễn tố Clinton, ông ta nói: “Mặc dù chúng tôi không tìm thấy bằng chứng rõ ràng bà Clinton và các phụ tá “cố tình” vi phạm luật lệ về việc lưu giữ các tin tức được phân loại, chúng tôi thấy có bằng chứng rằng họ đã “cực kỳ bất cẩn” khi lưu giữ những tin tức rất nhạy bén, có tính cách mật.” (Although we did not find clear evidence that Secretary Clinton or her colleagues intended to violate laws governing the handling of classified information, there is evidence that they were extremely careless in their handling of very sensitive, highly classified information.)

Trong khi James Comey dùng chữ Extremely Careless để nói về hành vi sai phạm của bà Clinton, thì ông Ron Hosko thì xem đó là “negligent” là hành vi dù không hẳn do cố ý, nhưng có thể bị trừng phạt. Ron Hosko đã từng là Assistant FBI Director một thời trước Comey. Trên phương diện chuyên nghiệp, Hosko cũng không thua kém Comey. Ông Ron Hosko tin rằng trong vụ Clinton, có đủ yếu tố để truy tố nếu dựa trên ngay cả điều luật mà Comey đưa ra. Luật coi là tội đại hình (Felony) khi có hành vi quản lý sai các tin tức phân loại một cách cố tình hay do sự bất cẩn (Negligence) (it is a felony to mishandle classified information intentionally or through gross negligence). Hosko nói: “Theo tôi “extremely careless” và “negligent” cũng chỉ là một mà thôi.”

Sau dây là hai thí dụ: Nếu bạn vô tình làm đổ sữa khi rót đun nó trên bếp, thì đó là careless. Nhưng một bác sĩ khi khâu vết mổ bệnh nhân mà không khâu đúng chỗ, sẽ bị xem là negligent khi hành sự. Một tài xế khi lái xe, vì một giây nào đó bị phân trí mà gây tai nạn; đó là hành vi negligent. Theo luật, anh ta sẽ bị phạt vì bất cẩn. Tại Mỹ, mỗi năm có hàng ngàn vụ án liên quan đến hành vi bất cẩn gây thương tích mà toà sẽ định án phạt nếu công tố chứng minh đó là do negligence.

Không những Clinton thoát nạn mà luôn cả các người phụ tá cũng thế. Nghĩa là tất cả đều là vô tội. Ngay cả người điều hành server riêng của Clinton – là người đã sử dụng Tu Chính Án số 5 (quyền im lặng) đến 125 lần khi bị Quốc Hội và các cơ quan điều tra chất vấn

Huỳnh Quốc Bình: Về cuộc điều trần của Giám Đốc FBI tại Quốc Hội ngày 7/7/2016

Đỗ Văn Phúc: Các dân biểu đã yêu cầu ông Comey ra trước Quốc Hội ngày 7 tháng 7 này để điều trần vụ email của bà Clinton. Ông ta sẽ phải trả lời rõ tại sao không truy tố bà Clinton về tội dùng email server riêng để chuyển các tài liệu Tối Mật.

Trong buổi điều trần tại Quốc Hội ngày 7/7 kéo dài gần 5 giờ đồng hồ, chính ông Comey cũng đã xác nhận bà Clinton đã không tuân thủ chính sách của Bộ Ngoại Giao khi sử dụng email server riêng và nhận/chuyển email có tin tức mật. Hai lý lẽ chính của ông Comey là:

1.- Bà Clinton và những người phụ tá không biết rằng việc họ làm là vi phạm pháp luật. 2.- Bà Clinton và các phụ tá chỉ do “cực kỳ bất cẩn”, chứ không cố tình vi phạm.

Điểm này là cho chúng ta liên tưởng đến những tên giết người được miễn tù hay chỉ chịu hình phạt nhẹ nhờ luật sư biện hộ rằng vì “Insanity, Mental retard… Thiểu năng, không có trí phán xét, không biết việc mình làm là sai.” Chắc quý vị còn nhớ vụ Afflenza Boy, một cậu thiếu niên tên là Ethan Couch, năm 2013, cậu ta mới 16 tuổi đã hút ma túy, be bét, say rượu lái xe gây tai nạn làm chết một lúc 4 người lớn nhỏ, và làm bị thương 12 người khác. Khi ra toà, luật sư biện hộ rằng vì cậu con nhà giàu, rất giàu, nên được cha mẹ nuông chiều, không chỉ dạy điều đúng sai… Kết cuộc cậu ta chỉ bị 10 năm thử thách mà không đi tù.

Ông Comey cũng nói rằng đối với người bình thường, sẽ nhận các biện pháp kỷ luật do cơ quan của họ. Một dân biểu đã vặn hỏi: Thế bà Clinton được đặc miễn sao? (Double standards). James Comey cũng khai rằng Clinton cho phép các luật sư của bà ta đọc các emails phân loại, mà những luật sư này không hề được điều tra và xác minh tình trạng an ninh (security clearance).

Xét về luật, thì có thể có những khe hở mà người phạm tội có thể né tránh sự trừng phạt. Người như bà Clinton không thể coi là cực kỳ bất cẩn. Bà là một luật sư, có một chiều dài đáng kể hoạt động chính trường, 16 năm làm đệ nhất phu nhân của tiểu bang và liên bang, 4 năm Nghị Sĩ Liên bang, 4 năm Bộ Trưởng Ngoại Giao; là những chức vụ rất cao đòi hỏi không những kiến thức, kinh nghiệm mà cả sự phán đoán, cẩn trọng. Xung quanh bà còn cả một ban Tham Mưu có nhiều luật sư giỏi. Và cho dù bà Clinton có sơ suất đến đâu, lẽ ra, những phụ tá của bà phải cảnh giác bà khi bà sử dụng server riêng trong hầm nhà. Họ đã không làm gì, và cũng không hề bị truy tố hay phạt hành chánh. Ông Comey đã không trả lời câu hỏi về việc miễn tố các thành viên tham mưu về Tin Học của Clinton. Chính ông Comey cũng thừa nhận rằng có thể các emails của bà Clinton bị xâm nhập. Theo ông, server riêng của Clinton cũng không an toàn bằng server của Gmail mà công chúng sử dụng. Comey cũng thừa nhận là biết rõ Clinton đã tiêu hủy hàng chục ngàn email. Nếu không có sai phạm, thì tại sao bà ta phải làm điều đó?

Vậy tại sao ông Comey đi đến kết luận không đề nghị truy tố bà Clinton? Và Bộ Trưởng Tư Pháp cũng đồng ý việc đó?

Huỳnh Quốc Bình: Có điều gì khuất tất trong vụ này?

Đỗ Văn Phúc Trước đó không lâu, bà Bộ trưởng Tư pháp Loretta Lynch đã gặp riêng Bill Clinton trong 30 phút trên chiếc phi cơ của bà ta tại Phoenix, Arizona. Bà cho hay rằng khi máy bay của bà đáp xuống phi trường Fairfax thì cũng đúng lúc máy bay của cựu Tổng Thống Bill Clinton đáp xuống và chỉ là gặp gỡ tình cờ và chỉ trò chuyện về con cháu!

Khi hỏi về trường hợp FBI điều tra Hillary Clinton, bà Lynch cho biết Bộ Tư Pháp sẽ quyết định tùy theo kết quả phúc trình của FBI. Và như vậy nay FBI đã không đề nghị kết tội thì chắc chắn Bộ Tư Pháp không có lý do gì làm khác đi.

Cũng nên nhắc rằng ông James Comey do Tổng Thống Obama bổ nhiệm là Giám Đốc FBI tháng 9, năm 2013; bà Loretta Lynch được Obama bổ nhiệm làm Bộ Trưởng Tư Pháp tháng 4 năm 2015. Có lẽ dựa trên dây chuyền quan hệ quyền lực này mà bà Clinton từng mạnh miệng tuyên bố: It’s not gonna happen mấy tháng trước đây, khi được hỏi liệu bà có thể bị truy tố không.

Việc ông James Comey tuyên bố không đề nghị truy tố bà Cliton xảy ra sau vụ gặp gỡ đáng nghi ngờ giữa ông Bill Clinton và bà Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch trên một phi cơ riêng của bà ta tại Denver, Colorado. Khi bị cật vấn, bà Lynch cho rằng họ chỉ trò chuyện xã giao, gia đình mà thôi. Bà cũng nhận rằng mình đã làm một việc không nên làm và hứa sẽ không tái diễn. Ai biết những trao đổi gì đã xảy ra trong cuộc gặp gỡ giữa chồng một người đang bị điều tra với bà Bộ Trưởng có uy quyền cao nhất trong nghành tư pháp? Đối với pháp luật đây là trường hợp xung khắc về quyền lợi (Conflict of Interests.)

Huỳnh Quốc Bình: Liệu nội vụ xem đã chấm dứt chưa?

Đỗ Văn Phúc Sau khi FBI đề nghị không truy tố, và Bộ Trưởng Tư Pháp đồng ý, vụ này xem như khoá sổ. Nhưng với Ủy Ban Điều Tra của Quốc Hội, sự việc không dừng ở đây. Ngay cả Bộ Ngoại Giao cũng mở lại cuộc điều tra để xem Hillary Clinton đã quản lý sai nguyên tắc các emails có tin tức được phân loại. http://www.foxnews.com/politics/2016/07/07/state-department-reopens-internal-probe-clinton-emails.html

Quốc Hội sẽ yêu cầu FBI điều tra tiếp. Lần này là để xem Hillary Clinton có vi phạm pháp luật khi nói dối (lie under oath) dựa trên sự khác biệt của những lời bà ta khai trước Ủy Ban Điều Tra Hạ Viện và trước FBI.

Những lời khai của Hillary Clinton khác với khám phá của FBI:

Hillary: Tôi không hề gửi hay nhận các emails có nội dung classified. Comey: Có 110 emails classified, trong đó có 8 emails loại Tối Mật.

Hillary: Tôi chỉ dùng có một device. Comey: She used multiple devices.

Hillary: Tôi coi vấn đề an ninh Quốc Gia là tối thượng. Comey: Hillary đã hành xử cực kỳ bất cẩn.

Hillary: Tôi không làm gì phi pháp. Comey thừa nhận là biết rõ Clinton đã tiêu hủy hàng chục ngàn email.

Trong khi đó, Trump coi việc này như một sự sắp xếp ma mánh (rigged). Ông cho hay chắc chắn các nước thù địch (và cả nước bạn) đã xâm nhập vào server của bà Clinton để lấy tin tức. Ông không tin rằng bà ta chỉ ngu xuẩn, mà nếu có ngu xuẩn chăng nữa, thì không thể coi sự ngu xuẩn là vô tội.

Trump cũng phê phán việc bỏ qua này, trong khi so sánh với những vụ việc khác mà tầm quan trọng có khi còn ít hơn. Later, Trump cũng tố cáo Hillary Clinton đã mua chuộc bà này rằng sẽ có thể giữ bà ta tiếp tục làm Bộ Trưởng Tư Pháp nếu Clinton đắc cử Tổng Thống (đó là theo tiết lộ của tờ báo New York Times). (“It’s a bribe!” yelled Trump, claiming that Lynch may have believed that she’d have four more years on the job if she let Clinton off the hook.)

Bà Carly Fiorina cũng nói rằng từ nhiều năm nay, đã có những gian lận về pháp luật để che chở cho những người giàu có, nhiều thế lực, và có nhiều quan hệ về quyền bính. “I’ve been saying for years that the game is rigged in favor of the wealthy, the powerful, and the well-connected. But the American people don’t need me to tell them that. Yesterday’s events are the biggest proof we’ll ever need.”

Một thí dụ rất cụ thể: mới đây một quan toà tại California đã miễn tố cho một cầu thủ football phạm pháp vì cho rằng phạt tù anh này sẽ làm cho tương lai của anh ta bị ảnh hưởng. Cũng thế, chúng ta từng thấy những người nổi tiếng phạm tội, và thường được hưởng án rất nhẹ, hoặc chẳng bị trừng phạt gì.

Huỳnh Quốc Bình: Ông có nói đến hai chữ Double Standard, xin ông ưa ra vài vụ vi phạm tương tự, mà dẫn đến sự trừng phạt?

Đỗ Văn Phúc Double Standard là khi hai hay nhiều người cùng phạm một lỗi, nhưng có sự khác nhau trong hình phạt. Các vụ vi phạm na ná vụ Clinton, nhưng người vi phạm đã bị trừng phạt:

1.- David Petraeus, cựu Đại Tưóng Tư Lệnh Quân Mỹ tại Afghanixtan, cựu Giám Đốc CIA, chỉ vì đưa tài liệu cho cô bồ để viết ký sự về mình mà FBI điều tra, Quốc Hội chất vấn cuối cùng bị cách chức.

2.- Scooter Libby, Cố vấn An Ninh Quốc Gia, Tham Mưu Trưởng cho Phó Tổng Thống Dick Cheney. Năm 2005, ông bị truy tố về tội để lộ danh tánh một điệp viên của CIA là bà Valerie Plame Wilson. Ông bị phạt giam 30 tháng tù và phạt đền 250 ngàn đô la.

3.- Edward Snowden, một chuyên viên Computer, từng là nhân viên CIA. Năm 2013 bị truy tố vì tội tiết lộ tin tức của cơ quan An Ninh Quốc Gia (NSA). Hiện còn tại đào ở Nga.

Trong khi Hillary Clinton trong vai trò Bộ Trưởng Ngoại Giao, vi phạm việc bảo mật vì sử dụng email server riêng trong nhà. Các hồ sơ của bà ta chắc chắn liên quan đến ngoại giao, an ninh quốc gia. Nhưng Giám đốc FBI chỉ xem là sự bất cẩn quá đáng mà không đề nghị truy tố. Nếu lấy hình luật ra so sánh thì đây là một sự dung dưỡng, phân biệt đối xử (double standards).

Trong luật hình có tội danh ngộ sát (unvoluntarily slaughter) do bất cẩn, không cố tình. Tội này cũng bị truy tố và chịu hình phạt. Đó chỉ là với sinh mạng 1 người; còn trong vụ Clinton, là những bí mật quốc gia có thể liên quan đến sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người, hay cả sinh mạng quốc gia.

Cũng cần nhắc rằng ông Giám Đốc FBI, 20 năm trước đã là Deputy Special Counsel ở trong Ủy Ban điều tra vụ Whitewater (1996). Cuộc điều tra nhằm xem ông Clinton có lợi dụng chức Thống Đốc Arkansas để thông qua một khoản cho vay bất hợp pháp đối với một doanh nghiệp có dính líu đến vợ chồng Bill Clinton. Nhiều người dính líu bị truy tố và giam tù, nhưng vợ chồng Bill Clinton thì vô sự.

https://michaelpdo.com/2015/11/viec-ba-hillary-clinton-su-dung-email-server-ca-nhan-dung-hay-sai/

Trong cuốn sách nhan đề American Evita: Hillary Clinton’s Rise to Power, tác giả Christopher Anderson đã ví bà Hillary như một Evita của Mỹ. Trong sách, ông tiết lộ nhiều chi tiết về (1) Bill Clinton đã pardon cho những kẻ vi phạm trong vụ New Square là vụ gian lận 30 triệu đô la cuả chính phủ, (2) Hillary đã năn nỉ chồng đại xá cho 16 tên khủng bố Pueto Rica là bọn đã giết 16 người Mỹ là làm bị thương nhiều người khác, (3) Hillary ngưỡng mộ hai tên Marxist Carl Oglesby và Saul Alinsky. Bà ta học được ở Saul Alinsky rằng: Để làm được sự thay đổi, phải nắm lấy quyền lực. (4) Tác giả cũng cho biết Bill Clinton đã đại xá cho tỷ phú Marc Rich (là người giao thương bất hợp pháp với các nước thù địch, kể cả Iran) và bà vợ ông này đã hiến tặng cho Thư Viện Clinton 450 ngàn đô la.

Huỳnh Quốc Bình: Ông có nhận xét thế nào?

Đỗ Văn Phúc Bà Clinton có thể sẽ thoát vụ email, như từng thoát được vụ Benghazi. Như chúng ta từng nhận định rằng luật pháp Mỹ cũng có nhiều khe hở để người phạm pháp có thể luồn lách thoát tội, hay ngược lại, người vô tộ bị buộc tội oan uổng. Tất cả là do kinh nghiệm, tài bao biện, diễn giải của luật sư. Trong vụ Email, Chúng ta đã thấy ông James Comey dùng chữ “Extremely Careless” thay vì chữ “Negligence” là một thí dụ.

Điều đáng nói là dù bà Clinton thoát nạn, người dân Mỹ có tin được rằng một người mưu trí thủ đoạn, giàu kinh nghiệm chính trường như bà Clinton lại “cực kỳ bất cẩn” về các vấn đề liên quan an ninh quốc gia không? Và nếu bà ta vô tình và bất cẩn thật, thì chúng ta có thể giao trọng trách quốc gia cho một người “Extremely Careless” không?

Vụ Clinton (cả hai vụ Benghazi và Email) đã cho thấy sự chia rẽ, bè phái trong chính trường Mỹ đã quá trầm trọng. Phe CH thì đồng loạt tấn công, phe DC thì hùa nhau che chắn. Họ đã để quyền lợi phe đảng lên trên quyền lợi quốc gia.

Huỳnh Quốc Bình: Cuối cùng xin cho biết chút đỉnh về cuộc tranh cử?

Đỗ Văn Phúc Ngày 18 tháng 7, Đại Hội Đảng CH tại Cleveland Ohio; và đảng DC ngày 25 tại Philadelphia (Pennsylvania). Ngày 8 tháng 11 sẽ là ngày bầu cử chính thức.

Hiện nay, quý vị đều biết chỉ còn 2 UCV: Phiá CH là ông Donald Trump, với 1542 phiếu delegates (so với yêu cầu là 1237); và bà Hillary Clinton bên đảng Dân chủ với 2823 phiếu Delegates (so với yêu cầu 2383 phiếu)

Trong ngày thứ Tư 6 tháng 7, Obama đã công khai đứng ra cùng Hillary để vận động cử tri. Obama dùng cả máy bay Air Force One để chở Clinton đi vận động!

Tại New Jersey, Hillary đã có những phê phán rằng Trump từng thất bại trong doanh nghiệp, không đáng tin cậy để giao việc nước cho ông ta.

Huỳnh Quốc Bình: Liệu cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ có bị ảnh hưởng bởi quyền lực nào không?

Đỗ Văn Phúc: Theo bình thường trong chế độ dân chủ, thì người dân bỏ phiếu bầu các vị lãnh đạo. Các dân cử tại Hoa Kỳ trúng cử là do đa số phiếu cử tri. Đặc biệt, việc bầu phiếu cấp Tổng Thống và Phó Tổng Thống thì có khác. Đó là dựa trên số phiếu Đại Cử Tri, tính trên tổng số phiếu đại cử tri của mỗi Tiểu Bang chứ không phải tổng số phiếu cử tri thường. Chúng tôi đã có lần trình bày cách thức bầu cử này cũng trên đài PTVN. Bầu cử Tổng Thống Mỹ theo lối bầu Đại Cử Tri hay còn gọi là Cử Tri Đoàn khác với cách bầu phổ thông (popular votes). Lối bầu theo Cử Tri Đoàn (Electoral College) được ấn định trong Hiến Pháp ngay từ thời lập quốc. Nó bao gồm giai đoạn lựa chọn đại cử tri (electors). Những người này họp lại thành Cử Tri Đoàn để bầu Tổng Thống và Phó Tổng Thống, và cuối cùng Quốc Hội sẽ kiểm phiếu và thừa nhận. Lá phiếu của Đại Cử Tri gọi là Elector Votes.

Toàn quốc Mỹ có 538 đại cử tri. Ứng cử viên nào được 270 phiếu đại cử tri là đắc cử. Con số 538 này từ đâu ra? Xin thưa, con số đại cử tri của mỗi Tiểu bang tương đương với số dân biểu được ấn định của Tiểu bang đó, cộng với 2 nghị sĩ cho mổi Tiểu bang. Quốc Hội Hoa Kỳ có 435 Dân Biểu và 100 Thượng Nghị Sĩ. Tổng cộng 535, còn ba đại cử tri còn lại là dành cho Washington, District of Columbia (ấn định bởi Tu Chính Án 23 của Hiến Pháp).

https://michaelpdo.com/2016/02/tim-hieu-ve-bau-cu-tong-thong-hoa-ky/

Nhưng người ta cũng nói đến nhóm Siêu Quyền Lực, vượt ra khỏi lãnh thổ Quốc Gia. Thời đại ngày nay là thời đại Toàn Cầu Hoá. Đó là khuynh hướng quyền lực bao trùm các nước. Chúng ta đã thấy sự ra đời của Liên Hiệp Quốc, các liên minh, các khối Nato, Seato, Comecon, Liên Âu, nhóm G-7, G-8, TPP, NAFTA … Các quốc gia không còn độc lập, mà là liên lập. Những thế lực siêu quốc gia này muốn cai quản thế giới vừa về kinh tế, vừa về chính trị. Hoa Kỳ, hoặc các nước mạnh, thường có nhiều ảnh hưởng đến cục diện thế giới. Vì thế, bầu chọn những lãnh đạo các cường quốc cũng phần nào chịu ảnh hưởng của thế lực này.

Nhóm siêu quyền lực mà chúng tôi muốn nói đến trong bầu cử Tổng Thống Mỹ là Nhóm Bilderberg ra đời từ năm 1954 với các danh xưng: The Bilderberg Group, Bilderberg conference, Bilderberg meetings hay Bilderberg Club. Họ gồm 120 đến 150 người ở Âu Châu và Bắc Mỹ. Tuy là nhóm có tính cách tư nhân, nhưng đầy quyền lực, vì họ thuộc các thành phần ưu tú trong giới chính khách, các nhà kỹ nghệ, tài chánh, học giả, và truyền thông. Ban đầu, mục tiêu của nhóm là  phát huy chủ nghĩa Đại Tây Dương (Atlanticism), củng cố mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Âu Châu, ngăn ngừa thế chiến thứ 3. Họ chủ trương tạo sự đồng thuận trong chế độ tư bản tây phương vơí thị trường tự do quan tâm đến các quyền lợi của mình trên toàn cầu. Năm 2001, Denis Healey, người sáng lập nhóm đã công khai thừa nhận rằng: “Nếu nói chúng tôi đang cố gắng tạo nên một chính phủ toàn cầu là nói quá, nhưng cũng không có gì sai. Chúng ta không thể cứ tiếp tục đánh giết nhau một cách vô ích và xô đẩy hàng triệu người dân mất nhà. Chúng tôi nghĩ rằng tạo ra một cộng đồng thế giới cũng là một điều tốt.”

(To say we were striving for a one-world government is exaggerated, but not wholly unfair. Those of us in Bilderberg felt we couldn’t go on forever fighting one another for nothing and killing people and rendering millions homeless. So we felt that a single community throughout the world would be a good thing). Gideon Rachman, trong Đại hội Siêu Quyền Lực năm 2008 đã kêu gọi thành lập một Chính phủ Toàn Cầu (Global Government).

https://en.wikipedia.org/wiki/Bilderberg_Group

Hội nghị mật Siêu Quyền Lực Bilderberg họp từ ngày 11/6 đến 14/6/2015 tại Khách sạn Interalpen-Hotel Tyrol trên vùng núi gần Telfs, nước Áo (Austria) ở Âu Châu đã không cho ông Jeb Bush vào tham dự, mà đã đón nhận một đại diện chính thức của cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton trong số 140 thành viên Bilderberg dự họp.

Sau đó, tại Dresden (Đức) từ ngày 09/6 đến 12/6/2016, nhóm Siêu Quyền Lực này đã họp với 126 thành viên tham dự đã quyết định ngăn cản không cho Tỷ phú Donald Trump thắng cử trở thành Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Ngày 27-01-2016, trong một bài báo đăng trên mạng InfoWars (Link:http://www.infowars.com/top-bilderberger-global-super-elite-must-stop-donald-trump/) tiết lộ tin từ ông Martin Wolf chủ biên tờ Financial Times và cũng là thành viên tham dự Hội Nghị  Bilderberg cho hay rằng “Giới siêu ưu tú toàn cầu” (global super elite) phải ngăn chặn Donald Trump không được trúng cử Tổng Thống” (Nguyên văn: Regular Bilderberg attendee and associate editor of the Fiancial Times Martin Wolf insists that the “global super elite” must stop Donald Trump from winning the presidency).

Trong một bài Quan điểm của Ban Biên Tập, ông Martin Wolf đã nói rằng ” Những kẻ chủ trương dân số quốc gia hạn hẹp không được thắng cử. Chúng ta biết câu chuyện nầy kết thúc rất xấu. Trong trường hợp của Hoa Kỳ, kết quả sẽ có ý nghĩa toàn cầu rất quan trọng. Nước Mỹ là quốc gia tiên phong xây dựng nên và tiếp tục là nước bảo đảm cho trật tự tự do toàn cầu. Thế giới tực sự cần tài lãnh đạo Mỹ đầy hiểu biết, trong khi ông Trump không thể đáp ứng được điều nầy. Kết quả có thể sẽ rất thảm khốc”

Bài báo viết “Với tư cách Giám đốc Điều hành, ông Martin Sorrell quả quyết rằng “Không quan trọng bất cứ ai mà đảng Cộng Hòa đưa lên… Hillary sẽ thắng cử”.

Bill Clinton đã được mời tại Hội nghị Bilderberg 1991 ở Đức, và ông đã thắng cử Tổng Thống sau đó.

Năm 2008 Barack Obama và Hillary Clinton đã đến dự Bilderberg tại bắc Virginia và Thượng nghị sĩ Obama được chọn làm Tổng thống Mỹ. Jim Messina là thành viên quan trọng của các hội nghị Siêu quyền lực Bilderberg đã làm Cố vấn Báo chí của Tổng Thống Barack Obama và bảo đảm Obama tái đắc cử năm 2012. Năm 2015, Jim Messina đã giúp chương trình tái tranh cử cho Thủ tường Anh David Cameron và ông tái đắc cử với số phiều đáng ngạc nhiên.

Hội nghị Siêu quyền lực Bilderberg 2015 từ 11/6 đến 14/6/2015 tại Áo, Jim Messina đã đại diện cho bà Hillary Clinton tham gia Hội nghị nầy. Sau Hội nghị, ngày 01/7/2015 Jim Messina trả lời phỏng vấn của báo Politico đã cho rằng Tổng Thống Barack Obama là một thành công được ví như một Tổng thống Reagan Mới; đồng thời Jim Messina nói chắc rằng Hillary Clinton sẽ là Tổng Thống năm 2016

Trong mùa tranh cử năm nay, Jim Messina đã nhận lời làm Trưởng Ban Vận Động Tranh cử cho ứng cử viên Dân chủ Hillary Clinton.

Ngày 9/6 đế 11/6/2016, Jim Messina là thành viên từ Hoa Kỳ đến dự Hội nghị Siêu quyền lực Bilderberg họp mật tại Dresden, Đức và Hội nghị nầy đã có quyết định hỗ trợ Hillary Clinton trở thành Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45 vào ngày bầu cử 08/11/2016 sắp tới đây.

Có lẽ hiện tượng này giải thích nhờ đâu mà một người vô danh, không kinh nghiệm như Obama đã đắc cử Tổng Thống đến hai lần.

Ngay cả nếu không do Siêu Quyền Lực, thì việc tranh cử cũng phải dựa vào các thế lực tài chánh là chính. Ai chi nhiều tiền, sẽ có nhiều quyền lực ảnh hưởng đến người đắc cử. Điều đó quá dễ hiểu! Chỉ có thể có dân chủ thật sự khi nào các ứng cử viên được chính phủ đài thọ và cấp phương tiện đồng đều để vận động.

https://michaelpdo.com/2015/11/viec-ba-hillary-clinton-su-dung-email-server-ca-nhan-dung-hay-sai/