Thời Sự Hàng Tuần – 11/26/2016 – Liệu Trung Cộng có thể thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới không?

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luậnunnamed

Chuyện một thương gia từ Việt Nam qua Mỹ mặc áo mầu cờ Việt Cộng

Tuần qua, sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ trở nên sôi nổi vì việc một người thương gia từ Việt Nam đến Hoa Kỳ trong bộ áo dài đỏ có thêu ngôi sao vàng trước ngực. Anh này ở Việt Nam là một chủ tiệm vàng giàu có, đang có ý định ra tranh cử vào quốc hội Viêt Cộng. Anh tự xưng biệt danh là “áo dài” do anh ta sính mặc áo dài với kiểu cách mới chế ra. Aó thì ngằn ngang đầu gối như kiểu áo đàn ông người Ấn Độ. Nút thì dùng nút kiểu Tàu. Áo dài mặc với quần cùng màu, cùng loại vải; khi thì đỏ loét, khi thì ca rô xám, khi thì xanh lam… Có thể coi là một hiện tượng quái dị. Không rõ có phải đó là kiểu thời trang hiện nay ở Việt Nam không. Như quả rất kỳ cục khi anh ta xuất hiện trên các đường phố ở Hoa Kỳ.

Trong một đoạn video do anh tự quay và phổ biến, anh ta tự coi mình là người mang thông điệp hoà bình, hoà giải với người Việt hải ngoại. Sau khi xuất hiện ở Maryland, vùng DC với bộ y phục màu cờ Việt Cộng, anh ta hứa hẹn sẽ đến thủ đô tị nạn ở Orange County.

Không may cho anh ta, khi đến trước khu Phước Lộc Thọ, anh đã bị những người Việt tị nạn chờ sẵn và đã cho anh ta một bài học đích đáng. May có cảnh sát đến kịp thời còng tay đưa anh ra khỏi khu vực. Nghe nói anh ta đã bị trả về Việt Nam và sẽ không còn cơ hội trở lại Hoa Kỳ. Chúng tôi không rõ chắc anh ta có bị kết tội gây rối loạn và bị cấm nhập cảnh không.

Sự việc này còn liên quan đến một chủ tiệm Trendy Nails & Spa ở vùng Maryland. Đó là anh Frank Huy Đỗ khi anh ta tiếp đón và chụp ảnh cùng Lê Đình Hùng tại vài nơi ở DC, Virginia cũng như trước cửa tiệm. Sau đó, có hai tấm ảnh chụp ở Việt Nam trong đó có 1 người trẻ thấp, mập đứng giữa một nhóm thanh niên mặc toàn màu cờ Việt Cộng, và một tấm khác chụp trong một hội nghị của Đoàn Thanh Niên Cộng Sản-Hồ Chí Minh. Người ta đã dùng mũi tên để chỉ vào người trẻ này mà cho rằng đó là Frank Đỗ. Thật ra, người trong hai tầm hình này là Đoàn Võ Khang Duy, một đoàn viên Thanh Niên Cộng Sản ở Việt Nam cùng đi với tên Lê Đình Hùng đến Mỹ.

Frank Đỗ đã gửi thư ra xin lỗi Cộng Đồng về việc làm này, trong đó có câu: “Đây hoàn toàn là lỗi của cháu, và thú thật với các chú, các bác, cháu lớn lên trong Việt Nam, cho nên không hoàn toàn hiểu hết ý nghĩa của lá “cờ máu” này đối với các chiến sỹ quân lực Việt Nam Cộng Hòa. Cháu rất lấy làm hổ thẹn với cha, ông và tất cả những người đã hy sinh cho Việt Nam Cộng Hòa chúng ta… Sau khi đã nói chuyện với chú Bùi Mạnh Hùng, cũng như các chú, các bác khác trong cựu quân lực Việt Nam Cộng Hòa qua phương tiện facebook hoặc điện thoại, con xin các chú, các bác và các anh chi em trong cộng đồng hải ngoại thông cảm và tha thứ cho lỗi lầm của vợ chồng chúng con.

Frank là con của một cố Đại Úy phi công A-37, tốt nghiệp khoá 22-B tại trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam và đã hy sinh ngày 29-3-1975 khi Đà Nẵng sắp rơi vào tay Cộng quân. Đại Úy Đỗ Thạnh là người từng được các Tư Lệnh Quân Đoàn 1 khen ngợi.

Nhận xét

Vấn đề của chúng ta: Từ khoảng 20 năm sau này, người Việt đến Mỹ qua chương trình đoàn tụ, hôn nhân đã mang lại nhiều điều khó xử trong cộng đồng.  Là những người sinh ra và lớn lên trong nước Việt Nam cộng sản, những người này – dù có người là con cái quân nhân Việt Nam Cộng Hoà – cũng đã bị nhồi sọ bởi tuyên truyền của Cộng Sản. Họ gần như mù tịt về lịch sử và chính nghĩa của Việt Nam Cộng Hoà, họ hoàn toàn nhiễm văn hoá của Việt Cộng. Thành phần con cái những gia đình qua chương trình dịnh cư cựu tù nhân chính trị cũng không tránh được hiện tượng này. Có những gia đình khi đi Mỹ, phải để con thành niên ở lại. Sau hàng chục năm nay đã bảo lãnh qua Mỹ. Dĩ nhiên những người này phải lấy vợ, lấy chồng bên Việt Nam mà đa số là có quan hệ với Cộng Sản. Đã đến lúc mà con số những người thuần túy Quốc Gia giảm dần đi, nhường cho sự vượt trội của số người mà không hề có ý thức chính trị nào, lại còn bị ảnh hưởng của Cộng Sản. Đó là một thực tế không tránh được.

Những năm qua, chúng ta thấy các hội đoàn cựu học sinh thường tổ chức họp mặt. Họ mời bạn học từ Việt Nam qua, mà trong số đó thiếu gì những đoàn viên, đảng viên Cộng Sản. Là cha chú, chúng ta cũng không thể cản trở sự tiếp xúc của con em với các bạn cũ, và cũng không thể áp đặt các điều để ngăn họ về mặt chính trị.

Đặc biệt đã có quá nhiều người vì quyền lợi kinh tế mà có những liên hệ làm ăn, buôn bán tại Việt Nam. Tại Mỹ, họ sẵn sàng mời ca sĩ Việt Cộng qua tổ chức ca hát. Tại Việt Nam, họ sẵn sàng kết ước với Việt Cộng để được vài ân huệ trong giao dịch, mua bán. Người Việt Quốc Gia tại hải ngoại phải đối phó với nhiều vấn nạn mà chỉ có sự đoàn kết, ý thức cao mới hy vọng giải toả phần nào.

Ngày nay, bọn Việt Cộng và Việt Gian đã ra mặt lộ liễu, không còn e dè, lo sợ như hai chục năm trước. Chúng ta đang chiến đấu ngay trên phần đất của chúng ta. Nếu không biết mềm dẻo lúc cần mềm dẻo; không biết cứng rắn lúc cần cứng rắn, chúng ta khó giải quyết được.

Riêng đối với anh Hùng Cửu Long này, qua những hình ảnh của anh ta và những video do anh tự quay lấy, chúng tôi thấy đây là một người kỳ quái hơn là một cán bộ Cộng Sản đi khích động. Ở độ tuổi 40-50, anh ta đã lớn lên trong chế độ Cộng Sản, được giáo dục bởi những trang lịch sử bị xuyên tạc, bóp méo, chắc chắn anh ta không có chút khái niệm nào về sự khác biệt giữa chế độ Việt Nam Cộng Hoà và Việt Nam cộng sản. Khác với đại đa số quần chúng đói nghèo, anh ta thành công về tài chánh – rất thành công -, nên anh ta nhìn chế độ Cộng Sản là tốt đẹp, hợp lý. Vì thế, chúng tôi chỉ xem hành vi của anh ta là khờ khạo, quái dị hơn là kiểu thách thức như Đàm Vĩnh Hưng hay những cán bộ tuyên vận đang kín đáo núp bóng trong Cộng Đồng để gây chia rẽ, phá hoại khối đoàn kết chống Cộng của chúng ta.

Di dân bất hợp pháp sử dụng trẻ em để tránh bị trục xuất

Một chuyên viên về di trú đã cho báo Washignton Times hay rằng việc các di dân bất hợp pháp sử dụng trẻ em làm cái khiên chống đỡ để khỏi bị trục xuất đã lên dến mức kỷ lục. Các trẻ em này những trẻ do bọn chuyển người đưa vào Mỹ mà không có cha mẹ hay thân nhân đi kèm. Có những đứa trẻ đi với những người không cùng gia đình, nhưng họ làm như là thân nhân. Mục đích là đánh động lòng nhân từ của người Mỹ để được vào nước Mỹ.

Trong tuần vừa qua, chúng tôi đã nêu lên con số gần 226 ngàn trẻ em đến Mỹ theo dạng này trong khoảng từ năm 2013-2016. Và đa số các trẻ này đã được giao cho những gia đình bất hợp pháp trông coi. Nhờ vậy, những gia đình đang dùng bọn trẻ để làm bình phong trước đe dọa trục xuất của ông Trump.

Những người nhập cư bất hợp pháp mới đây cũng đã lợi dụng tình trạng này để vào Mỹ vì họ tin rằng khi đi cùng các trẻ em, sẽ dành được sự thương cảm của các nhân viên cảnh sát biên phòng.

Trung Tâm Nghiên Cứu vcomment-eu-children-line-up-for-food-at-a-makeshift-camp-for-migrants-and-refugees-at-the-greek-macedonian-border-near-the-village-of-idomeniề Di Dân cho biết họ nhận được nhiều câu hỏi về tình trạng hợp pháp của những đứa trẻ trốn vào Mỹ mà không có cha mẹ đi theo, và cũng cho biết rằng chính phủ phải trả các chi phí lên tới 1.3 tỷ đô la để giải quyết việc này.

Trong năm 2016 có 103 ngàn ngưòi lớn và 70 ngàn trẻ không cha mẹ đi kèm đã bị phát giác tại biên giới Mỹ-Mexico; so với năm trước 68 ngàn người lớn và 69 ngàn trẻ em.

Hiện nay, có 41 ngàn di dân bất hợp pháp đang bị giữ tại các trại tạm giam, là con số cao nhất từ trước đến nay, tăng 23% so với năm trước. Đến nỗi chính phủ không có đủ chỗ chứa và phương tiện tối thiểu.  Ông Jeh Johnson, Bộ Trưởng Nội An đã phải cảnh báo rằng “những người đến Mỹ bất hợp pháp phải hiểu rằng, chúng tôi sẽ phải trả quý vị về nguyên quán theo đúng luật lệ và các giá trị của Hoa Kỳ.” (Those who attempt to enter our country without authorization should know that, consistent with our laws and our values, we must and we will send you back)

Trong con số kỷ lục di dân bất hợp pháp đến Mỹ, có nhiều người muốn hưởng quy chế tị nạn. Đa số họ đến từ các nước Trung Mỹ để tránh tình trạng bạo động và số dân Haiti thì tránh các thiên tai. Chỉ trong tháng 10 thôi, cảnh sát biên phòng đã bắt giữ 46 ngàn người, tăng 16% so với cùng thời điểm này năm ngoái.

Tổng Thống Obama ân xá và giảm án các tội nhân với một con số kỷ lục

Tổng cộng trong 8 năm cầm quyền, Tổng Thống Obama đã ân xá hoặc giảm án cho 1023 tội nhân. Đó là con số cao nhất từ trước đến nay. Nó lớn hơn con số tội nhân mà 11 vị Tổng Thống tiền nhiệm đã ân xá cộng lại.

Ân xá (pardon) tức là tha hẳn tội về phương diện pháp luật, ân giảm (commute) là chỉ hạ mức án xuống chứ không ản hưởng đến các điều kiện pháp lý khác.

Hôm thứ Ba, Tổng Thống Obama tuyên bố ân xá cho 79 tội nhân trong các nhà tù liên bang. Họ là những người vi phạm các tội về ma túy trong đó có cả việc vận chuyển, buôn bán các chất ma túy.

Obama biện giải cho sự ân xá rộng rải này là để chứng minh rằng Hoa Kỳ là một quốc gia chủ trương dành cơ hội thứ hai cho người phạm pháp.

Năm ngoái, Thống Đốc California Jerry Brown cũng giảm các mức án cho nhiều tội danh, lấy lý do nhà tù đã quá chật. Điều này đã đưa đến hậu quả là hàng ngàn phạm nhân được ra tù trước khi mãn án và số lưọng phạm tội gia tăng vì bọn xấu không còn sợ các án phạt nữa. Trong mùa bầu cử vừa qua, Thống Đốc Virginia Terry McAuliffe cũng ân xá khẩn cấp cho hàng ngàn tội nhân để gia tăng con số cử tri bầu cho gà nhà Clinton, sau khi để nghị của ông cho phép tù nhân hình sự đi bỏ phiếu bị bác bỏ. Cả hai thống đốc đều thuộc đảng Dân Chủ.

Thượng Nghị Sĩ Jeff Sessions, người được ông Trump chọn vào chức vụ Bộ Trưởng Tư Pháp đã cho rằng việc ân xá, ân giảm của Tổng Thống Obama là thiếu sự cẩn trọng và cũng là sự lạm dụng quyền hạn. Trong số tội nhân được ân xá, có nhiều người còn dính đến các tội sử dụng vũ khí bất hợp pháp. Ngay cả Toà Bạch Cung và Bộ Tư Pháp đương nhiệm cũng có nhận xét tương tự. Nhưng việc ân xá là do cá nhân Tổng Thống tự ban hành.

Cũng hôm thứ ba vừa qua, Tổng Thống Obama đã ân thưởng Huy chương Tự Do (Presidential Medal of Freedom) cho 21 người trong đó có nhiều ca sĩ, tài tử, thể thao gia. Huy Chương Tự Do được khởi đầu năm 1963 thời Tổng Thống Kennedy để thay thế loại huy chương cùng tên do Tổng Thống Harry Truman đặt ra vào năm 1945 nhằm thưởng cho những dân chính có công trong thế chiến thứ 2. Đó là huy chương dân sự cao nhất do Tổng Thống trao tặng. Từ trước, đa số người được tặng là những người có nhiều đóng góp to tát vào sự nghiệp phát triển đất nước trong các lãnh vực khác nhau hoặc các lãnh tụ, danh nhân thế giới có công đối với nhân loại.

Ngày 14 tháng 9, 1963, Tổng Thống Lyndon B. Johnson ân thưởng cho Philip Randolph, người lãnh đạo phong trào Dân Quyền

Ngày 18 tháng 4, 1970, Tổng Thống Richard Nixon tặng huy chương cho phi hành đoàn Phi Thuyền Apollo 13.

Tổng Thống Reagan tặng cho Nữ Tu Teresa năm 1985.

Tổng Thống Bush tặng cho bà Margaret Thatcher, Thủ Tướng Anh, 1991 và cựu Tổng Thống Reagan 1993.

Tổng Thống Bush (con) tặng cho Thủ Tướng Anh Tony Blair, Thủ Tướng Úc John Howard, 2009

Tổng Thống Obama tặng cho Thủ Tướng Đức Angela Merkel, 2011.

Những người được Obama trao thưởng huy chương Tự Do lần này đa số thuộc lãnh vực giải trí (entertainment), có cả các cô Ellen DeGeneres, chủ một talk show khôi hài; các ca sĩ Diana Ross, Bruce Springsteen, tài tử Robert Redford, Tom Hanks và Robert De Niro, Mạnh Thường Quân Bill và Melinda Gates, cầu thủ bóng rỗ Michael Jordan và Kareem Abdul-Jabbar. Bà Mya Lin, người vẽ kiểu Bức Tường Đá Đen tại Thủ đô Washington để vinh danh 58 ngàn quân nhân Hoa tử trận ở Việt Nam cũng được tặng huy chương trong dịp này

Không chỉ trong việc ân xá, mà trong việc ân thưởng, ông Obama cũng tỏ ra quá rộng rải. Tính trong nhiệm kỳ, ông ta đã ân thưởng huy chương này cho tổng cộng 123 người, so với con số vài chục của các Tổng Thống khác như trong bảng dưới đây:

Tổng Thống Nhiệm Kỳ Số HC đã trao Trung bình mỗi năm
Barack Obama 2009–17 123 15.38
George W. Bush 2001–09 78 9.75
Bill Clinton 1993–2001 92 11.50
George H. W. Bush 1989–93 41 10.25
Ronald Reagan 1981–89 101 12.63
Jimmy Carter 1977–81 39 9.75
Gerald Ford 1974–77 15 5.00
Richard Nixon 1969–74 39 7.80
Lyndon B. Johnson 1963–69 46 7.66
John F. Kennedy 1961–63 22 11.00
Harry S. Truman 1945–53 2 0.25

 Cộng Sản Việt Nam tăng cường công sự tại các hải đảo

Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Việt Cộng đã gia tăng việc phòng thủ trên một đảo thuộc quần đảo Trường Sa mà đang có sự tranh chấp về chủ quyền giữa Trung Cộng và Việt Nam. Nó gồm có việc xây thêm các hanger chứa phi cơ và nối dài phi đạo để thuận tiện cho các phi cơ thám thính lên xuống. Phi đạo trước đây dài chưa tới 2500 feet, nay được nối thêm cho đạt mức hơn 3300 feet, và có thể còn dài thêm đến trên 4000 feet. Hiện Việt Cộng sử dụng phi cơ vận tải nhẹ Skytruck M-28 do Ba Lan sản xuất. Phi cơ này có khả năng thám thính trên biển. Ngoài ra còn loại vận tải cơ CASA-295 với hai động cơ bán phản lực. Trong khi đó, phía Trung Cộng có 3 đảo nhân tạo với các hangars có khả năng chứa 24 phi cơ chiến đấu trên mỗi đảo.

Những sự gia tăng này của Việt Cộng thật ra không đáng vào đâu so với sự xây dựng của Trung Cộng trên các đảo do chúng chiếm đoạt.

Tuy nhiên, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng Geng Shuang đã lên tiếng yêu cầu Việt Cộng ngưng ngay những hoạt động này trên đảo mà chúng cho rằng là lãnh thổ của chúng!

Tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Á Châu Thái Bình Dương, Tập Cận Bình Chủ tịch Trung Cộng đã gặp tên Thái Thú Trần Đại Quang (Chủ tịch Việt Cộng) để khuyến cáo rằng mọi tranh chấp phải được giải quyết song phương bằng loại bỏ sự khác biệt mà cùng tham gia vào việc phát triển chung. Đây chính là cái khuôn sáo mà Trung Cộng ỷ vào thế mạnh từng bắt ép các nước Việt Nam và Philippines chấp nhận những việc hợp tác mà phần thua thiệt luôn ở về phía nước nhỏ trước cái tham vọng vô bờ của Trung Cộng.

Hàng Không Mẫu Hạm của Trung Cộng bắt đầu tham chiến001aa0ba3c6a13d41aeb09

Sau khi mua một chiếc hàng không mẫu hạm phế thải đã lỗi thời, rỉ mục từ nước Ukraine thuộc Liên bang Sô Viết cũ, mang về tô trét, sửa sang, gắn thêm các thiết bị điện tử, sung ống… Năm 2013 Trung Cộng đã cho hạ thủy với cái tên Liêu Ninh và coi như sẵn sàng tham chiến trên đại dương. Đây là sự đầu tư lớn lao của Trung Cộng vào hải quân vốn rất nghèo nàn để có thể vươn ra xa ngoài hải phận quốc tế. Vừa qua, Chính ủy của Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh là Đại Tá Li Dongyou đã tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của báo Global Times rằng sau khi qua giai đoạn thử nghiệm và huấn luyện, tàu này sẵn sàng để đánh lại bất cứ kẻ thù nào.

Trung Cộng không nói cụ thể mục đích trong việc sử dụng chiếc hàng không mẫu hạm này, nhưng rõ ràng nó sẽ tăng cường cho các hoạt động trong vùng biển Đông đang có tranh chấp và đang đối diện với sự thách thức của Hải quân hùng hậu của Hoa Kỳ.

So với Hoa Kỳ có 19 hàng không mẫu hạm thuộc loại tối tân, Đại tá Li thừa nhận sự thua kém của tàu Liêu Ninh. Nó chỉ đủ sức hù dọa bắt nạt hải quân Việt Cộng mà thôi.

Tin mới nhất ngày thứ Tư cho hay Philippines đã tạm hoãn các cuộc tập trận chung với Hoa Kỳ dù rằng chỉ vài hôm trước, Tư Lệnh Mỹ tại Thái Bình Dương là Đô Đốc Harry Harris cho hay sẽ đến Philippines để thảo luận về các cuộc tập trận ở vòng kế tiếp.

Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines là Delphin Lorenzana đồng thời cũng yêu cầu Hoa Kỳ rút 107 binh sĩ đang tham gia chiến dịch chống khủng bố Muslim tại miền cực nam của nước Philippines sau khi Phi có đủ khả năng và trang bị để thu thập tình báo trong một tương lai gần đây. Các binh sĩ Hoa Kỳ này đang sử dụng phi cơ không người lái trong công tác tình báo.

Tổng Thống Duterte cũng nói rằng ông sẽ hoãn 28 cuộc tập trận hàng năm giữa quân đội Philippines và Hoa Kỳ và nói rằng cuộc thực tập đổ bộ của các lực lượng thủy bộ đang tiến hành sẽ là cuộc tập trận cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông. Ông tỏ ra không muốn lệ thuộc vào Hoa Kỳ trong việc phòng thủ. Nhưng rõ ràng ông có khuynh hướng muốn kết thân với Trung Cộng. Ông nói nguyên văn: “Ngày nào tôi còn đây, các ông không thể đối xử với chúng tôi là tấm thảm trải thềm cửa nhà các ông. Các ông sẽ ân hận vì điều đó. Tôi sẽ không nói chuyện với các ông. Tôi luôn luôn có thể đi với Trung Cộng.” (For as long as I am there, do not treat us like a doormat because you’ll be sorry for it. I will not speak with you. I can always go to China.)

Mặc dù có những điều không hay trong quan hệ hai nước, Bộ trưởng Quốc Phòng Phi Lorenzana vẫn tỏ ra lạc quan rằng mối quan hệ này sẽ trở lại hoà hoãn, coi như những ổ gà trên đường mà có lúc sẽ được vá lại. (I think it’s just going through these bumps on the road,… Relationships sometimes go to this stage … but over time it will be patched up.)

Sự quay mặt của Philippines có thể là do Obama trong suốt 2 nhiệm kỳ đã nhiều lần tỏ ra thiếu nhất quán và quá nhượng bộ trong chính sách đối ngoại làm cho những đồng minh thân tín nhất cũng phải phân vân.

Trong lúc đó, đài ABC của Australia loan tin rằng một viên tướng nhiều quyền lực của Trung Cộng là Wang Jiaocheng đã có một loạt hội đàm với các viên chức quốc phòng của Australia tại Canberra, thủ đô nước này.

Trong cuộc hội đàm có đề cập đến sự bành trướng một cách nhanh chóng lực lượng quân sự của Trung Cộng trong vùng biển Đông, là điều làm cho Úc nhiều lần tỏ mối quan tâm lo ngại.

Đầu năm nay, Wang được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Chiến Trường phía Nam của Quân Giải Phóng Trung Hoa trách nhiệm toàn vùng biển mà chúng gọi là South China Sea. Vào tháng 2, 2016, tên tướng Tàu này ngạo mạn tuyên bố rằng Trung Cộng “có khả năng bảo vệ chủ quyền trong vùng biển mà không có nước nào được phép có hành vi đe doạ chủ quyền và an ninh của Trung Cộng.”

Ông Peter Jennings, cựu Thứ Trưởng Quốc Phòng Australia tỏ ý hy vọng rằng tân Tổng Thống Mỹ Donald Trump sẽ mở lối cho Australia được tự do thực hiện những hải vụ để đối lại những thách thức của Trung Cộng trên vùng biển. Ông nói: “ Đã hơn 1 năm nay, chúng tôi từng nói rằng đây là quyền lợi an ninh thiết yếu của Australia; nhưng chúng tôi vẫn bị ngăn không cho đưa tàu ra vùng biển trên.

Liệu Trung Cộng có thể thay thế Hoa Kỳ lãnh đạo thế giới không?

Nếu tân Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump từ bỏ vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ, rút vào thế cô lập thì liệu Trung Cộng có khả năng vọt lên nắm giữa vai trò này không? Đó là một câu hỏi mà tờ báo quốc doanh Global Times ở Bắc Kinh vừa nêu ra.

Rõ ràng là Trung Cộng đã tỏ ra bênh vực hệ thống quản lý toàn cầu mà Hoa Kỳ đã bỏ nhiều công sức để xây dựng từ sau thế chiến thứ hai.

Tập Cận Bình đã nói tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương rằng sự mở cửa là cách thiết yếu trong nền kinh tế của khu vực. Hội nghị này vừa được tiến hành tại Lima, thủ đô nước Peru hôm thứ bảy tuần trước. Tân Hoa Xã của Trung Cộng xem lời phát biểu của Tập đã đặt Trung Cộng và khu vực Á Châu Thái Bình Dương vào vai trò tiền phong trong các nỗ lực tái sinh nền kinh tế thế giới.

Các viên chức cao cấp Hoa Kỳ và trên thế giới mong muốn ông Trump sẽ không quay lưng trước những vấn đề quan trọng của thế giới như vấn đề thay đổi khí hậu và giao thương tự do.

Không có gì ngạc nhiên khi Trung Cộng ra sức bảo vệ cho một hệ thống mang tính chất hợp tác, dựa trên các điều lệ vì họ đã hưởng quá nhiều điều lợi lộc từ hệ thống này. Việc Trung Cộng tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) năm 2001 đã tạo một bước nhảy vọt cho họ trong việc xuất cảng hàng hoá và cải tiến kinh tế nội địa.

Nhưng liệu Trung Cộng có kham nổi vai trò lãnh đạo thế giới hay không?

Năm 2014, khi Tổng Thống Obama cáo giác rằng Trung Cộng đã chơi cha, nhảy vào sân khấu thế giới trong tư thế mà Obama gọi là “free rider”; đó là lúc Trung Cộng của Tập Cận Bình đứng ra tổ chức Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (Asian Infrastructure Investment Bank) và bày ra kế hoạch phát triển ở khu vực gọi là Belt and Road.

Trung Cộng, mà bản chất hiếu chiến, tham lam, có khuynh hướng bành trướng cố hữu chắc sẽ không bỏ qua cơ hội khi Hoa Kỳ tỏ ra lơ là ở biển Đông. Nếu ông Trump giữ đúng lời hứa là bỏ rơi Hiệp Ước Đối Tác Thái Bình Dương, thì đây là cơ hội cho Trung Cộng nhảy vào thủ lợi đối với 12 quốc gia tham dự. Trung Cộng cũng đã không để phí thì giờ khi thúc đẩy thực hiện viễn kiến của họ về giao thương tự do ở Á Châu qua tổ chức Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện trong Khu Vực (Regional Comprehensive Economic Partnership – RCEP) với sự tham gia của 14 nước Á Châu cộng với Australia và New Zealand. Thoả Ước này có những tiêu chuẩn thấp hơn Hiệp nước TPP về môi trường, quyền người lao động, sự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hoa Kỳ vắng mặt trong Thoả Hiệp này, coi như tạo ra sự bất lợi cho doanh nghiệp Mỹ tại Á Châu. Vì thế, nếu TPP không thành, thì chắc chắn sẽ nhường sân chơi cho Trung Cộng qua cái thoả hiệp RCEP nói trên.

Chúng ta cũng đã nghe rằng Việt Nam Cộng Sản không chịu thông qua Thoả Ước TPP. Malaysia cũng tuyên bố sẽ chú trọng vào việc thương lượng RCEP. Hai nước Nam Mỹ Chile và Peru cũng bày tỏ rằng họ sẽ thương lượng vào RCEP nếu TPP bất thành.

Nhưng cầm đầu các thoả ước đối tác không đủ để tự coi mình đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Trung Cộng chưa có đủ khả năng này.

Yanmei Xie, một nhà phân tích về chính sách của Trung Cộng cũng thú nhận rằng Trung Cộng không có tham vọng và cũng không đủ khả năng để thay thế Hoa Kỳ. Họ chỉ muốn Hoa Kỳ nới lỏng sự kiểm soát và từ từ mở sân chơi cho Trung Cộng bước vào. Nhưng họ cũng không muốn Hoa Kỳ đột ngột bỏ rơi vì có thể sẽ tạo ra những xáo trộn không lường trước được.

Tuần trước, ông Xie tuyên bố Hoa Kỳ vẫn cần phải đóng vai trò lãnh đạo trong vấn đề “Hâm nóng Địa Cầu” (Global Warming). Các nước phát triển đã hứa sẽ đóng góp hàng năm 100 tỷ đô la cho đến năm 2020 để giúp đỡ các nước đang phát triển. Đó là sự hứa hẹn mà sẽ tùy thuộc vào sự tham dự của Hoa Kỳ. Ông Trump từng tuyên bố rằng vấn đề Hâm nóng Địa cầu là một sự huyển hoặc (Hoax). Vấn đề Hâm Nóng Địa Cầu này từng được cựu Phó Tổng Thống Al Gore chủ động tích cực từ hàng chục năm nay. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn còn nhiều sự bất đồng về nguyên nhân và thực trạng của sự thay đổi thời tiết.

Chính ngay tờ báo quốc doanh Global Times của Trung Cộng cũng phải thú nhận rằng Trung Cộng không thể sánh kịp với Hoa Kỳ vì họ chưa có sự sẵn sàng trong khả năng và cả về tâm lý để lãnh đạo thế giới.

Tờ báo viết: “Nếu Hoa Kỳ rút ra khỏi thương lương về Khí hậu tổ chức ở Paris, Trung Cộng vẫn sẽ bám trụ, nhưng khó mà lấp được những sự mất mát do việc bỏ rơi của Hoa Kỳ… Và nếu Hoa Kỳ chống lại các thoả ước giao thương tự do, những hậu quả rối loạn sẽ xảy ra và Trung Cộng không đủ khả năng để giải quyết.” (If Washington withdraws from the Paris climate deal, China can stick to its commitment, yet it won’t be able to make up for the loss caused by the U.S… Or if the U.S. takes on an anti-free trade path, the messy consequences will be beyond China’s ability to repair.)

Các chuyên gia kinh tế tư của Trung Cộng cũng thú nhận rằng Trung Cộng được hưởng lợi nhiều hơn trong hoàn cảnh hoà bình và ổn định của trật tự hiện nay. Họ cổ vũ cho sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng vì trong một tương lai dài, vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ không ai thay thế được.

Những thay đổi quan trọng về An Sinh Xã Hội trong năm 2017

potential-social-security-reformChương trình An Sinh Xã Hội mà hàng chục triệu người Mỹ đang thụ hưởng sẽ có những thay đổi quan trọng trong năm tới 2017. Chúng ta đang hưởng một mùa lễ hội Tạ Ơn rồi Giáng Sinh và năm mới. Nhưng cũng nên biết qua sự thay đổi để có phương cách đối phó hữu hiệu ngõ hầu không phải bị ngỡ ngàng.

Đó là do sự điều chỉnh từ vấn đề lạm phát, giảm giá đồng bạc và sự gia tăng số lượng người thụ hưởng. Sự thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến số tiền mà người thụ hưởng sẽ nhận cũng như số tiền những người đang làm việc bị khấu trừ để nộp vào thuế An Sinh Xã Hội.

1: Sự gia tăng tiền trợ cấp do vật giá tăng sẽ rất ít ỏi. Năm 2015, cơ quan Quản Trị An Sinh Xã Hội sử dung mức lạm phát để quyết định cho việc điều chỉnh vật giá không thấy có thay đổi đáng kể gì. Vì thế qua năm 2016, những người nhận tiền an sinh xã hội không thấy tăng lên đồng nào

Vào thời điểm hiện nay, chỉ có hy vọng tăng 0.3% cho năm 2017. 0.3% là tỷ lệ mà Sở An Sinh Xã Hội tính toán dựa trên lạm phát. Như thế, một người nếu lãnh $1355 mỗi tháng trong năm nay, sang năm sẽ nhận $1360. Tăng chỉ có $5 mà thôi.

Nhưng đáng buồn là các khoản tiền khấu trừ từ tiền An Sinh để trả cho Medicare phần B sẽ tăng theo. Ví dụ, năm nay, tiền khấu trừ hàng tháng là $104.90, sang năm chúng ta sẽ phải bị trừ đến $109.00 (tăng $4.10). Đó là với những người đang có Medicare. Còn với những vị mới bắt đầu nhận Medicare, thì tiền khấu trừ hàng tháng sẽ là $134, so với năm nay là $121.80 (tăng $12.20).

2: Quý vị có thể nhận nhiều tiền hơn trong các trường hợp sau:

Nếu quý vị ít tuổi hơn so với tuổi hưu và thu nhập của quý vị lấn qua cái mức giới hạn ấn định, Sở An Sinh Xã Hội sẽ giữ một phần tiền an sinh của quý vị. Ví dụ trong năm 2016, quý vị có thể lãnh đến $15,720 mà không bị giảm tiển hưởng An Sinh Xã Hội. Qua năm 2017, số tiền ấn định này là $16,920 mỗi năm.

Nếu quý vị lãnh cao hơn số tiền trên, thì cứ mỗi $2 lương quý vị lãnh cao hơn mức quy định, sở An Sinh Xã Hội sẽ giữ lại $1.00. Tất cả tiền giữ lại này sẽ dành trả cho quý vị trong tương lai, khi quý vị về hưu đúng tuổi.

Tuổi về hưu toàn phần năm nay là 66, qua năm sẽ là 66 cộng thêm 2 tháng.

Nếu quý vị đến tuổi hưu năm 2017, quý vị có thể làm lương đến $44,880 vào những tháng trước khi về hưu. Nhưng nếu lương cao hơn số tiền đó, thì người ta sẽ khấu trừ và lưu giữ $1 trên mỗi $3 của số tiền cao hơn đó.

3: Mức lương tối đa cho mức thuế ANXH cũng tăng

Hệ thống An Sinh Xã Hội, trên nguyên tắc là dùng tiền đóng vào của người làm việc hôm nay để trả cho những người làm việc trước đây nay đã về hưu.

Năm 2016, tiền do sở An Sinh Xã Hội thu vào là 12.4% của số lương, trong đó chủ nhân trả một nửa, và quý vị đóng một nửa. Đó là áp dụng cho những vị lãnh lương đến mứv $118,500 mỗi năm. Qua năm 2017, mức thuế 12.4% này sẽ áp dụng cho những vị lãnh đến mức $127,200 mỗi năm.