Thời Sự Hàng Tuần – 12/10/2016 Nỗi buồn Khánh Ly

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Một ngôi sao hài hước mới nổi lên!arthur-saron-sarnoff-happy-clown

Từ “tờ xờ, đờ vờ phờ” xin kính chào quý vị thính giả của “Đờ phờ thờ vờ nờ”. Ủa hôm nay ông Đỗ Văn Phúc giở chứng hay sao mà nói năng kỳ quặc thế?

Thưa quý vị, đó là kiểu nói mà quan Thủ Tướng của nước Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc đã dùng trong một bài diễn văn hôm 2 tháng12 tại một buổi lễ kỷ niệm ở Ngân hàng Phát triển Á Châu (ADB) tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập. Ngân Hàng Phát triển Á Châu viết tắt là A-dờ-bờ (Xin lỗi ADB).  Một đoạn clip đã và đang lan truyền nhanh trên mạng xã hội gây ra những trận cười và nhận xét rất diễu cợt về trình độ và khả năng của một thủ tướng Việt Cộng.

Nguyên văn đoạn này trong bài là: “Việt Nam luôn trân trọng và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi, chống thất thoát, lãng phí trong đó có nguồn vốn của ADB và mong ADB tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng chính phủ Việt Nam trong các khuôn khổ hợp tác khu vực như tiểu vùng Mekong, ACMECS, CLMV và CLV về kết nối các nền kinh tế, hạ tầng giao thông, giảm nghèo bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu“.

Khi đọc đến các chữ tắt CLMV (Campuchea-Laos-Myanma-Vietnam) và CLV (Campuchea-Laos-Vietnam), ông thủ tướng có trình độ tiến sĩ của Việt Cộng đã đọc cờ-lờ-mờ-vờ, cờ-lờ-mờ. https://www.youtube.com/watch?v=WoiC2cqgu9s&feature=youtu.be

Thật ra thì đây không phải lần đầu tiên mà ông Thủ tướng Việt Cộng đã bộc lộ cái dốt và cẩu thả của mình khi đọc những bài diễn văn. Cách đây chừng vài tháng, khi đọc đến chữ “Made in Vietnam”, ông ta đã đọc “ma-giê in Việt Nam.” Và cũng không chỉ Nguyễn Xuân Phúc, mà cả Nguyễn Tấn Dũng cũng từng làm trò cười cho bao nhiêu người, kể cả người Pháp khi ông đọc tên Thủ Tướng Pháp Jean Marc Erraut là Giăng Mắc e-rô. Một đài truyền hình Pháp đã phát đi một đoạn video để nhạo bang liên tục trong nhiều ngày.

Và không chỉ lãnh tụ Việt Cộng, mà cả lãnh tụ Trung Cộng là Tập Cận Bình cũng từng làm trò cười cho cả thế giới khi đọc sai một câu trong bài diễn văn trước quan khách quốc tế mà chúng tôi đã nói trong một bài truyền thanh Thời Sự Hàng Tuần ngày 9 tháng 10 vừa qua. Thay vì đọc “qīng guān yì dào tōng shāng kuān nóng” 轻关易道通商宽农 (“giảm thuế và tu sửa đưòng sá, phát triển thương mại và dễ dãi cho nông nghiệp”), thì ông ta đã đọc là: “qīng guān yì dào tōng shāng kuān yī” 轻关易道通商宽衣 (“giảm thuế và tu sửa đưòng sá, phát triển thương mại và cởi bỏ áo quần”)

Những người làm thủ tướng, tổng thống thường có những chuyên viên soạn các bài diễn văn cho họ. Không phải vì họ không có khả năng viết diễn văn cho chính mình; nhưng thứ nhất, họ không có thì giờ; thứ hai, cần những người chuyên nghiệp để viết cho súc tích, gọn gàng, đúng thời lượng dự trù.

Những vị lãnh đạo phải nói cho người viết diễn văn biết đại ý mình sẽ nói những gì, nhắm vào đối tượng nào, lời lẽ cần ôn hoà hay nghiêm khắc… Và cũng cho biết luôn bài diễn văn sẽ nói trong bao nhiêu phút. Thường, một lãnh tụ nếu là người cẩn trọng, có trách nhiệm; ông ta sẽ phải duyệt lại, yêu cầu thêm bớt, sửa đổi. Có khi năm lần bảy lượt mới có một bài diễn văn vừa ý.

Trước khi ra đứng trước cử toạ, người lãnh tụ phải nắm thật chắc nội dung bài diễn văn. Phải biết các chữ tắt, các chữ có nguồn gốc ngoại ngữ để đọc cho đúng.

Ông Thủ Tướng Việt Cộng có lẽ vừa cẩu thả, vừa thiếu kiến thức, nên khi vấp phải những chữ tắt mà ông không hiểu nó viết tắt cho chữ gì, đã đọc một lèo kiểu đánh vần a bờ cờ đờ nên mới ra nông nổi này. Ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nếu đi dự thi hài hước, chắc sẽ đoạt giải nhất nhì.

Một điều đáng lưu ý là cách đánh vần của người miền Bắc theo Cộng Sản cũng hoàn toàn khác với cách người miền Nam mà chúng ta từng học khi còn ở mẫu giáo. Điều này cũng do nước VN chúng ta tuy có quốc ngữ đã hàng trăm năm, nhưng chưa có một viện Hàn Lâm nào soạn ra một cách thống nhất để phát âm các chữ cái; nói chi đến chuyện chấn chỉnh các từ ngữ, san định lại văn phạm… sao cho 90 triệu dân trong nước nước có một khuôn mẫu chung.

Nỗi đau của dân Việt trong nước: Ung Thư do thực phẩm độc.

Trở về Việt NamViệt Nam, chúng ta luôn nghe những tin không vui. Nào dân bị cướp đất, đoạt nhà. Nào công an đánh đập, tra tấn dân đến chết. Nào người chết không có phương tiện, phải bó chiếu chở sau xe hai bánh. Nào tàu của Trung Cộng xâm chiếm, đâm chìm tàu ngư dân…

Nhưng một vấn đề trầm trọng mà từ lâu đã gây ra nỗi lo sợ, ám ảnh. Đến nay thì đã là hiện thực. Việt Nam hiện đứng hàng thứ 2 trên thế giới về tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Tin nghe được ngay trên chính đài truyền hình VTV của CSVN. Tuy nhiên, không thấy nêu lên các con số, mà chỉ nói rằng việc gia tăng bệnh ung thư này là do người dân hàng ngày phải ăn các loại thực phẩm có hoá chất độc hại. Hiện có đến 85% người dân khi hỏi đến đã cho rằng họ quan tâm đến phẩm chất chất của thực phẩm hơn là giá cả.

Thực phẩm ở Việt Nam đã đến quá mức báo động từ nhiều năm qua.  Công với số lượng thực phẩm từ bên Tàu tràn qua không kiểm soát nổi. Trên các trang mạng, người ta đưa lên rất nhiều đoạn phim về cách thức chế biến bừa bãi ở Việt Nam. Người ta dùng hoá chất để làm chín trái cây, để biến những con lợn chết sình trở thành những món heo quay vàng dòn; những hồ ngâm rửa pha màu hoá học cho hình thức được tươi xanh; những con mực khô làm từ nhựa hoá học…

Nhưng cũng nhiều tin cho thấy dân Việt Nam bây giờ ăn rất tạp. Thứ gì cũng cho vào miệng. Người ta đi nhặt xác các con vật đã chết về ăn. Có tin cho hay hôm 6 tháng 12, dân chúng ở thị xã Thuận An, Bình Dương đổ xô ra đường tranh nhau xẻo thịt một con trâu đã bị xe đụng chết đêm hôm trước.

Người thương buôn ở Việt Nam ngày nay chỉ thấy lợi nhuận mà không còn lương tâm. Người dân Việt Nam lại không còn sự lựa chọn nào khác. Họ than thở: Không ăn thì chết đói; ăn vào thì chết bệnh.

Nỗi buồn Khánh Ly1

Khánh ly, người ca sĩ chân đất một thời nổi tiếng với ca khúc của Trịnh Công Sơn, người mà giới trẻ, sinh viên miền Nam từng ngưỡng mộ những thập niên 60, đã về Việt Nam  nhiều chuyến để thăm dò cho dù đồng bào hải ngoại từng lên tiếng chê trách về thái độ trở cờ.

Đầu tháng 12 vừa qua, Khánh Ly lại về Việt Nam trình diễn lần đầu tiên trong một chương trình dự trù sẽ rất vĩ đại và thành công tại một cái gym lớn của quân đội CSVN ở Sài Gòn.

Cơ sở này có thể chứa đến 4000 người. Giá vé từ 600 ngàn đến 2.5 triệu (tức khoảng 30 đến 130 đô la). Nhưng thất vọng và ngỡ ngàng cho người ca sĩ một thời vang bóng. Ngoài số khách mời chừng 200, thì số khán giả mua vé chỉ ở mức 300 người. Nhìn trong bức ảnh, thấy chỉ có vài hàng ghế đầu là có người, còn xung quanh lác đác từng cụm dăm ba khán giả.

Khánh Ly nhiều lần bật khóc trong đêm nhạc vì quá ê chề. Có lẽ đây là lần đầu tiên bà thấy được mình hoàn toàn mất sự thu hút đối với khán giả.

Trong các lãnh vực nghệ thuật trình diễn, có những giới hạn của nó. Người nghệ sĩ như đoá hoa, chỉ nở đẹp toàn vẹn một giai đoạn nào đó, rồi sự tàn phá của thời gian sẽ làm cho nét đẹp suy tàn. ca sĩ cũng như tài từ màn bạc, kịch trường phải biết dừng lại khi đã đạt đến đỉnh cao và cảm thấy triệu chứng bắt đầu đi xuống. Giọng ca sẽ yếu đi, không đủ hơi để ngân dài, không đủ sức để vươn lên những nốt cao, hay không kìm được khi xuống các nốt thấp. Biết dừng lại đúng lúc sẽ để lại trong lòng người ái một hình ảnh đẹp và âm thanh tuyệt vời của mình mãi mãi.

Khánh Ly đã quên điều này. Hay là cô ca sĩ 75 tuổi đời vẫn tự tin quá mức cho rằng giọng ca mình là bất diệt? Chúng tôi từng nghe được cô hát khoảng 10 năm trước, giọng hát đã rè và yếu ớt. Chúng tôi đã thấy thương hại cho một bà già không tự lượng sức mình.

Ngoài ra còn một yếu tố quan trọng khác. Đó là thành phần khán giả. Những người biết cô, ái mộ cô thửa nào – mà đại đa số là những cụ giả tròm trèm 70, 80 – hiện nay ở Việt Nam còn lại bao người? Họ có đủ khả năng mua một cái vé trung bình 50 đô la không? Những người mới lớn lên thì liệu có đủ tò mò và hứng thú đi nghe cho biết cô ca sĩ lừng danh một thời?

Dù rằng cô đã trở mặt với cộng đồng tị nạn, chúng tôi vẫn nhớ đến cô những năm cuối 1980 đầu 1990 đã cống hiến cho khán thính giả những bài hát tích cực chống Cộng, tham gia vào những phong trào giúp đỡ người tị nạn. Như năm 1996, Khánh Ly cùng nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và nhiều ca sĩ nổi tiếng khác, đã tổ chức một nhạc hội từ thiện nhằm quyên góp tiền để xây dựng nhà ở tạm trú cho 2000 người tị nạn Việt Nam tại Philippines. Trong chương trình này, Khánh Ly là người đầu tiên trình bày bản nhạc “Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng” của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Bản nhạc này đã làm rơi nước mắt hằng nghìn người Việt lưu vong. Kết quả đã quyên góp được số tiền khổng lồ lên tới 2 triệu đô la, đủ để thiết lập một làng Việt trên một hòn đảo nhỏ ngoài khơi bờ biển của Philippines.

Vài tin ngắn quan trọng:

  1. Thứ Bảy tuần qua, Thống đốc Jerry Brown đã ký sắc luật Trust Act cấm cơ quan công lực Tiểu Bang trao những di dân bất hợp pháp không phạm luật cho cơ quan Liên Bang để thi hành lệnh trục xuất. Như thế, California đã chính thức trở thành nơi trú ẩn an toàn cho di dân bất hợp pháp.
  2. Trong chưong trình Bill O’Reilly tối thứ Tư vừa qua, đã dẫn ra các con số để chứng minh rằng New York hiện đã là Thành phố Phúc Lợi (Welfare City). Dân số của New York City là 8.5 triệu. Trong đó 32.1% da trắng, 29.1% Hispanic, 24% da đen, 14.1% Asian; 38% sinh ra ở nước ngoài, 17% không phải là công dân Mỹ.

Thực trạng xã hội của NYC: Khoảng 1.6 triệu dân tức 20% đang nhận foodstamps, tốn $250 mỗi tháng trong ngân sách. Các khoản trợ cấp khác tốn hơn $100 triệu mỗi tháng. NYC có 5% tàn phế, tốn thêm $252 triệu/tháng. Ngoài ra có 600 ngàn người được chính phủ trả tiền nhà ở. Hiện NYC mang món nợ $100 tỷ, và sẽ không có khả năng trả.

Trong mùa bầu cử vừa qua, có 78.6% dân NYC bầu cho Hillary; 18.4% cho Trump; so với toàn tiểu bang thì có gần 60% bỏ phiếu cho Clinton và 37.5% cho Trump. Điều đó không lạ. Vì chủ trương của Đảng Dân Chủ là ve vuốt, nuôi dưỡng tình trạng phúc lợi này để lấy lòng mà không quan tâm đến tương lai xã hội..

  1. Tân Tổng Thống hôm thứ ba đã nói với giới truyền thông tại Trump Tower rằng ông muốn hủy bỏ hợp đồng chế tạo chiếc phi cơ Air Force One mà ông cho là quá đắt. Phi cơ Air Force One mà hãng Boeing sẽ làm cũng là loại 747, nhưng có thêm nhiều trang bị điện tử tối tân, và giá thành ước tính khoảng 4 tỷ đô la. Lúc ban đầu, vào tháng giêng 2016, Bộ Quốc Phòng đã thương lượng với hãng Boeing với số tiền 26 triệu để nghiên cứu. Đến tháng 7, thêm 127.3 triệu cho thiết trí bên trong và hệ thống điện, điện tử. Khi đó giá ước lượng khoảng 1.65 tỷ đô la cho chiếc máy bay mới toanh kiểu Boeing 747-8s.

Ông Trump là một tỷ phú. Ông có trong tay cả một phi đội gồm 2 phi cơ và 3 trực thăng. Nhưng tất cả 5 chiếc này đã trên 20 tuổi. Theo tuần báo Time thì đó là điều ngạc nhiên khi nhà tỷ phú hạng nhất này lại có những máy bay quá cũ. Chiếc phi cơ kiểu Boeing 757 đời 1991 là chiếc ông thích và thường dùng nhất. Trên đó, các thứ trang trí đều mạ vàng 24 karat. Ngay cái bàn cầu cũng bọc bằng da.

Các Tổng Thống Mỹ có hai phi cơ để sử dụng. Đó là Air Force One và Marine One (là chiếc trực thăng). Trong thời Obama làm Tổng Thống, gia đình ông ta, đặc biệt là bà vợ đã lạm dụng các phi cơ này để đi du lịch khắp thế giới. Tốn kém cho các mục du lịch của gia đình Obama trong 8 năm cầm quyền lên đến trên 80 triệu tiền do thuế của dân đóng góp. Chỉ riêng chuyến vacation ở Hawaii năm 2013, số tiền là hơn 8 triệu cho 17 ngày du hí của họ. Nếu cộng thêm chuyến đi Phi Châu, số tiền lên đến 15,885,585 đô la!

Trang web bên dưới chỉ cho con số tính đến tháng 12/2015.

http://www.investors.com/politics/andrew-malcolm/obama-vacation-expenses-already-exceed-70-million-dollars/

Một trang web ghi ra chi tiết tất cả chi phí mà người dân đóng thuế để trả cho các tiện nghi của gia đình Obama là 1.4 tỷ đô la chỉ trong một năm 2011. Không rõ trang web này có đáng tin cậy không? http://www.nowtheendbegins.com/us-taxpayers-spent-1-4-billion-on-obamas-vacations-and-perks/

Nhưng nếu quý vị tìm trong Google về số tiền Obama lạm dụng thì sẽ có rất nhiều tài liệu cho thấy quả thật họ ăn xài tiền của chúng ta không thương tiếc.

  1. Lại đưa sản xuất ra ngoại quốc. Trong khi tân Tổng Thống Trump hứa hẹn sẽ thương lượng hoặc áp dụng các biện pháp giảm thuế sản xuất, tăng thuế nhập cảng… để lưu giữ công ăn việc làm không bị đưa ra ngoại quốc và khuyến khích các hãng đem việc làm về trong nước; thì mới đây, theo Washington Post, chính phủ Obama đang thương lượng với Ấn Độ để đưa việc sản xuất các loại phản lực cơ chiến đấu tối tân như F-15, F-18 qua nước Á Châu này. Các máy bay kể trên do hai hãng Lokheed Martin và Boeing chế tạo. Ngoài việc mất công ăn việc làm của dân Mỹ, còn kể đến việc bí mật về kỹ thuật thiết bị hàng không quân sự lọt vào tay nước ngoài.

Tình hình Thất Nghiệp giảm nhưng có phải là triệu chứng tốt không?

Trong khi đó, báo chí truyền hình Mỹ đưa ra con số tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ chục năm nay như để khoe sự phục hồi kinh tế, coi đây như món quà mà Tổng Thống Obama sẽ trao lại cho tân Tổng Thống Trump. Nhưng sự thật ra sao?

Biểu đồ bên phải cho thấy tỷ lệ người thất nghiệp (2008), lên cao nhất vào năm 2010, 2011, rồi bắt đầu giảm xuống cho đến nay còn 4.6%. Tuy thấy khả quan như thế, nhưng sự thật thì đang có vấn đề.slide2

Nhìn vào biểu đồ số 2 chúng ta thấy tỷ lệ người lao động so với nhân lực cao nhất ở năm 2000 (67.3%), giảm nhẹ cho đến 2008 (66%) rồi tụt dốc cho đến nay 2016 (62.8%). Xin nhắc rằng từ 2008 đến 2016 là 2 nhiệm kỳ của Tổng Thống Obam. Lại nhìn trong biểu đồ số 4, tỷ lệ lao động có việc làm so với dân số hiện nay chưa tới mức 60% so với năm 2008 là 63%. http://www.bls.gov/web/empsit/cps_charts.pdfslide1

Ông Steve Mnuchin, người mà ông Trump chọn để giao cho Bộ Ngân Khố đang suy nghĩ phương cách để tạo cho gia tăng kinh tế ở mức tử đến 4%. Mức tăng trưởng gần đây là ở khoảng trên dưới 2%.

Trong một bản phúc trình mới đây cho thấy có nhiều người thất nghiệp đã bỏ cuộc không còn muốn tìm việc và cũng không khai để nhận trợ cấp, có lẽ vì không còn đủ điều kiện nhận trợ cấp thất nghiệp nữa. Theo bản báo cáo đó, con số đứng ngoài thị trường nhân công này là 95 triệu người; và tỷ lệ người đang làm việc là 62.7% của tổng số nhân lực. Một tỷ lệ thấp nhất từ 40 năm qua!

Nhà kinh tế Dan North trả lời phỏng vấn của đài FoxBusiness đã thổ lộ: “Tại vài tiểu bang có sự trợ cấp khá tốt, ngưòi ta chọn ở nhà để hưởng thay vì mất công đi tìm việc.” Các tiểu bang này là Massachusetts, Connecticut, New Jersey và California. Một nhà phân tích thâm niên của Viện Cato, ông Michael Tanner cho rằng những người này không tìm việc không phải vì lười biếng, nhưng họ không phải ngu. Hệ thống phúc lợi của Liên Bang quá phức tạp – Có đến khoảng 70 chương trình phúc lợi (welfare) – nên dù muốn cải tổ cho gọn nhẹ, cũng không phải là dễ.

Thêm vào đó, con số những người làm việc bán thời gian khoảng 5.7 triệu. Mấy năm qua cũng chẳng có sự thay đổi nào đáng kể. Bộ Lao Động đã có sự nghiên cứu và cho hay những người tuy muốn có một công việc toàn thời gian, nhưng đành phải làm bán thời gian vì không thể kiếm ra việc làm như ý và các chủ hãng đã cắt bớt thời gian làm việc của họ. Trong khi đó, thì các chủ hãng lại than phiền họ không tìm được người có khả năng tương xứng.

Mỹ muốn thân với ai, là quyền của Mỹ

Trong thời gian tranh cử, ông Trump không ngớt lời tố cáo Trung Cộng đã thủ lợi trong tất cả những vấn đề từ giao thương, quân sự ở biển Đông. Ông hứa khi đắc cử, ông sẽ có những biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng này.

Hôm 4/12, ông đã gửi đi một loạt các thông điệp nhắc lại các chỉ trích này. Trên trang Twitter với gần 17 triệu người theo dõi, ông Trump viết: “Trung Quốc có hỏi chúng ta việc họ phá giá đồng yuan (khiến các công ty của Mỹ khó cạnh tranh), việc đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Phiá Mỹ không đánh thuế hàng của Trung Cộng) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Cả ba việc này có OK không? Tôi không nghĩ vậy”.  Câu nói của Trump bị Trung Cộng coi như là sự thách thức, nhưng được hàng chục nghìn người “thích” và “chia sẻ”. 

Taiwan's President Tsai Ing-wen speaks on the phone with U.S. president-elect Donald Trump at her office in Taipei, Taiwan, in this handout photo made available December 3, 2016. Taiwan Presidential Office/Handout via REUTERS
Taiwan’s President Tsai Ing-wen speaks on the phone with U.S. president-elect Donald Trump at her office in Taipei, Taiwan, in this handout photo made available December 3, 2016. Taiwan Presidential Office/Handout via REUTERS

Hôm thứ sáu tuần trước, Tổng Thống tân cử Donald Trump đã trò chuyện qua điện thoại với Tổng Thống Cộng Hoà Trung Hoa là bà Tsai Ing-wen. Đó là lần đầu tiên hai nguyên thủ quốc gia Hoa Kỳ và Trung Hoa Quốc Gia tiếp xúc sau hơn 40 năm bang giao giữa hai nước gặp trắc trở. Đó là do chính sách 1 nước Trung Hoa mà Trung Cộng yêu cầu Hoa Kỳ phải thừa nhận họ là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho nước Tàu. Trung Cộng luôn coi Đài Loan như một tỉnh phản loạn và từng thề sẽ giải phóng Đài Loan. Từ năm 1979, dưới thời Tổng Thống Jimmy Carter, Hoa Kỳ theo đuổi chính sách 1 nước Trung Hoa, đã chấm dứt bang giao với Cộng Hoà Trung Hoa, mà người Việt thường gọi là Trung Hoa Dân Quốc.

Trong thế chiến thứ Hai, tuy yếu kém về khả năng và lực lượng, Trung Hoa Dân Quốc cũng là đồng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống phe trục Đức Ý Nhật. Chiến tranh chấm dứt, Thống Chế Tưởng Giới Thạch đại diện nước Trung Hoa được ngồi ngang hàng với các lãnh tụ Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Liên Sô tại Hội Nghị Yalta để bàn việc thành lập tổ chức Liên Hiệp Quốc. Trung Hoa được là thành viên vĩnh viễn trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc. Năm 1949, Mao Trạch Động đoạt thắng lợi trong cuộc vạn lý trường chinh, chiếm hết lục địa Trung Hoa thành lập nhà nước Cộng Sản tại đây. Tưởng Giới Thạch và quân đội cùng dân chúng phải chạy ra đảo Đài Loan thành lập nước Trung Hoa Dân Quốc.

Năm 1979, sau khi được Hoa Kỳ thừa nhận, Trung Cộng liền được thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong chiếc ghế hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An. Trung Hoa Dân Quốc bị hất văng ra khỏi sân khấu chính trị quốc tế và bị các nước gọi là Đài Loan thay vì tên chính thức. Tuy nhiên Đài Loan vẫn có quan hệ giao thương với Hoa Kỳ và các nước khác, và đã trở nên giàu mạnh chỉ đứng sau Nhật Bản tại Á Châu. Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần đứng ra bảo vệ Đài Loan trước những đe dọa võ lực của Tàu Cộng.

Việc hai Tổng Thống Mỹ và Trung Hoa Dân Quốc trao đổi điện đàm đã làm cho Trung Cộng nổi cáu lên. Họ lên án bà Tsai đã khấy động lên vấn đề. Tổng Thống Tsai Ing-wen hôm thứ Ba đã nói rằng một cú điện đàm không có nghĩa là thay đổi cục diện hay chính sách giữa Hoa Kỳ và nước bà.

Ngay trong nước Mỹ, cũng có nhiều người phê bình việc ông Trump gọi điện thoại cho bà Tsai là hành vi thiếu trách nhiệm, nông nổi. Người ta đặt câu hỏi không rõ ông làm việc này là một lầm lẫn hay có ý đồ báo cho phía Tàu Cộng biết họ sẽ sắp đương đầu với một chính sách cứng rắn của hành pháp Trump.

Bà Tsai thuộc đảng Dân Chủ Cấp Tiến, được bầu làm Tổng Thống và nhậm chức vào tháng 5 năm ngoái. Hoa Kỳ đã hy vọng sẽ chính phủ của bà thân Mỹ hơn chính phủ trước đó của Tổng Thống Ma Ying-jeo thuộc Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Dù hai đảng Quốc Dân và Cộng Sản từng đối đầu thù nghịch gần thế kỷ, nhưng Tổng Thống Ma Ying-jao đã tỏ ra có ý định hoà hoãn hàn gắn với Trung Cộng.

Phát ngôn viên chính phủ Đài Loan đã nói rằng cú điện thoại của bà Tsai là để chúc mừng sự đắc cử của ông Trump chứ không muốn tạo ra xung đột giữa Đài Loan và Bắc Kinh.

Một chính sách cứng rắn với Trung Cộng?

Qua vụ điện đàm, ông John Bolton, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc bày tỏ ủng hộ chính sách cứng rắn của ông Trump. Ông nói rằng: “Tôi nói một cách thành thực, chúng ta nên xét lại bang giao với Trung Cộng.  Bảy năm qua, Trung Cộng đã tỏ ra hung hãn hiếu chiến ở Biển Đông… Hoa Kỳ muốn nói chuyện với ai là quyền chúng ta. Không một ai ở Bắc Kinh được lên tiếng chỉ bảo chúng ta.” Ông ca ngợi nước Trung Hoa Dân Quốc với dân số chỉ có 20 triệu, nhưng có một nền dân chủ, có tự do báo chí, và một hệ thống kinh tế thị trường. Ông cũng phê bình những người Mỹ rằng họ đã phản ứng quá đà khi họ kết án ông Trump là gây nguy hiểm cho bang giao Mỹ Trung Cộng.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Trung Cộng là Wang Yi thì cho rằng đây chỉ là một trò giỡn mặt (tricky) của Đài Loan, và ông không tin nó sẽ làm thay đổi chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Cộng.

Thật sự thì ông Trump đã có những cú điện đàm ngoài khuôn sáo mà Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vạch ra. Ví dụ như hôm thứ Sáu trước, ông cũng nhận được cú điện thoại của Tổng Thống Philippines Duterte. Ông Duterte phê bình ông Obama và Bộ Ngoại Giao Mỹ trong việc can thiệp vào nội bộ Philippines qua việc nước này đối xử với bọn tội phạm ma túy.

Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton thì hoàn toàn ủng hộ việc ông Trump đàm thoại với bà Tsai để tái khẳng định cam kết với một chế độ dân chủ. Ông đã hai lần gặp gỡ bà Tsai và tỏ ra rất tin tưởng việc bà mong muốn mối bang giao với Hoa Kỳ được gần gủi hơn.

Phiá Đảng Dân Chủ thì dùng hết lời tàn tệ để chê ông Trump. Họ coi là ông thiếu khả năng để hiểu rằng những cú điện thoại ngớ ngẩn như thế sẽ đe dọa nền an ninh quốc gia. Họ cho rằng chỉ vì ông Trump muốn xây thêm khách sạn ở Đài Loan để làm giàu cho chính ông ta.

Qua việc phê phán của đảng Dân Chủ, chúng ta đủ thấy sự cay cú của họ khi bà Clinton thất bại. Họ quên rằng đa số dân Mỹ đã bày tỏ sự phẫn nộ khi thấy hành pháp Obama trong 8 năm đã quá yếu kém trong đối ngoại làm cho vị trí siêu cường của Mỹ bị hạ xuống thấp đến nỗi các nước Bắc Hàn, Iran còn dám thách thức. Cũng chính sách đầy nhượng bộ vì quá e sợ chạm trán mỗi lần Trung Cộng lên tiếng đe dọa, đã làm cho Trung Hoa ngày càng phát triển lực lượng, thao túng, bành trướng không những ở biển Đông mà còn vói tay qua tận Phi Châu, Trung Đông.