Thời Sự Hàng Tuần 12/31/2016 – Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị Quyết chống lại Israel

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Hôm nay là ngày cuối cùng của năm 2016. Chúng tôi xin gửi đến quý vị tổng kết tình hình trong năm.

Điểm sơ về những biến cố năm 2016

Trước hết, tại Hoa Kỳ sôi nổi nhất là cuộc bầu cử Tổng thống nhiêm kỳ 2016-2020. Đây là cuộc bầu cử có nhiều biến động nhất từ trước đến nay. Chúng tôi đã dành ra hơn 80% thời lượng trong chương trình này để tường trình về cuộc tranh cử giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton của đảng Dân Chủ và Donald Trump của đảng Cộng Hoà. Ông Trump đã thắng với số phiếu cử tri đoàn 304 so với bà Clinton có 227. Ngày 20 tháng 1 tới đây, ông Trump sẽ tuyên thể nhậm chức Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ với một chương trình rất tích cực nhằm đưa nước Mỹ trở lại con đường hùng mạnh.

Ông Barack Obama, sau 8 năm làm việc đã có một chính sách đối ngoại lúng túng, yếu kém đã làm suy giảm uy tín của Mỹ trên trường chính trị quốc tế. Nhưng với bản tính tự phụ, ông không hề thừa nhận bất cứ khuyết điểm nào. Ông tự cho rằng các chương trình của ông là tốt đẹp và từng muốn ứng cử viên Clinton sẽ nối tiếp cái mà ông gọi là Obama Legacy. Ông tự mãn đến độ tuyên bố rằng nếu ông được ra ứng cử lần nữa, ông đã đánh bại Trump để làm Tổng Thống thêm 1 nhiệm kỳ thứ ba.

Tin mới nhất:

Tổng Thống Obama đã chấp thuận biện pháp trừng phạt Nga vì đã hack vào hệ thống internet của Mỹ (Đảng Dân Chủ và Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của Clinton).  Biện pháp gồm có việc đuổi 35 nhân viên tình báo Nga của hai cơ quan GRU và FSB ra khỏi Hoa Kỳ cũng như đóng cửa 2 cơ sở của Nga tại Maryland và New York. Nga tuyên bố sẽ có biện pháp trả đũa. Chúng ta đồng ý rằng Hoa Kỳ phải có biện pháp đối phó với những việc xâm phạm này của Nga. Nhưng vấn đề ở đây là thời điểm phản ứng. Việc các nước dùng gián điệp để xâm nhập vào hệ thống điện toán của Hoa Kỳ đã xảy ra từ lâu và thường xuyên. Trung Cộng đã hack vào máy của Cơ Quan Quản Trị Nhân Viên Mỹ để thu thập hồ sơ cá nhân hàng triệu nhân viên chính phủ, họ cũng hack vào máy điện toán của các Bộ quan trọng,các đại công ty để đánh cắp kỹ thuật và tài liệu mật… Bắc Hàn cũng làm thế. Nhưng Obama không hề có phản ứng gì. Việc gián điệp của Nga cũng xẩy ra trong thời gian bầu cử Tổng Thống. Nhưng vì quá tin tưởng Clinton sẽ thắng cử, nên Obama đã làm ngơ. Nay chỉ vì cay cú trong việc thất cử của gà nhà, và đang lúc tân Tổng Thống lên nhậm chức, Obama đã cư xử một cách tiểu tâm như để quậy. Các giới chính trị gia đều phê bình ông Obama có ý đồ gây khó khăn cho tân Tổng Thống Trump hơn là thực sự trả thù Nga.

Sau đây là tin thế giới quan trọng:

January 3 – Do việc Saudi Arabia hành quyết Đạo Sĩ Nimr al-Nimr của giáo phái Shia, gây phẫn nộ trong các nước Hồi theo giáo phái này. Iran phản đối và cắt đứt bang giao với Saudi Arabia.

January 8 – Mexico bắt được tên trùm buôn ma túy Joaquín Guzmán, một thời gian sau khi tên này trốn khỏi trại tù được xem là an ninh tuyệt đối. Joaquín Guzmán được xem là tên trùm ma túy nguy hiểm và quyền uy nhất trên thế giới.

January 16 – Cơ Quan Nguyên Tử Năng Quốc Tế cho rằng Iran đã ngưng chương trình vũ khí nguyên tử. Do đó, Liên Hiệp Quốc bãi bỏ cấm vận đối với nước này.

January 28 – Tổ Chức Y Tế Quốc Tế tuyên bố bệnh dịch do muỗi Zika bùng nổ bắt dầu từ các nước Trung Mỹ.

February 7 – Bắc Hàn phóng hoả tiễn tầm xa vào không gian, vi phạm các hiệp ước của Liên Hiệp Quốc và gây ra sự phản đối khắp thế giới.

February 12 – Giáo Hoàng Francis và Giáo Chủ Kirill ký bản Tuyên Cáo Ecumenical Declaration. Đây là lần đầu tiên hai giáo chủ gặp gỡ sau gần một ngàn năm Chính Thống Giáo của Nga tách ra khỏi Giáo Hội La Mã 1054.

March 14 – Cơ quan Không Gian Âu châu ESA và Cơ quan Không Gian Nga Roscosmos phối hợp phóng phi thuyền ExoMars thám hiểm Hoả Tinh.

March 21 – Toà Án Quốc Tế kết tội cựu Phó Tổng Thống Congo là Jean-Pierre Bemba về các tội danh chiến tranh chống lại nhân loại.

March 22 – Ba vụ khủng bố xảy ra tại Brussels, Belgium giết chết 32 người và làm bị thương hơn 250 người khác. Các vụ này do ISIS nhận rằng họ đã đứng đàng sau.

March 24 – Cựu thủ lãnh của Bosnian Serb là Radovan Karadžić bị kết án 40 năm tù sau khi toà án quy tội diệt chủng, chống lại nhân loại trong cuộc chiến đẫm máu tại Bosnia (1992-1995)

March 27 – Một vụ đánh bom tự sát tại Lahore, thủ đô Pakistan, làm chết 75 người và bị thương 340 người khác trong khi những người dân Thiên Chúa Giáo tổ chức Lễ Phục Sinh. Vụ này do nhóm Hồi giáo Sunni gây ra.

April 2 – Quân đội hai nước Armenian và Azerbaijani nổ súng tại Nagorno-Karabakh giết ít nhất 193 người. Đây là vụ vi phạm lớn nhất thoả ước ngưng bắn ký từ 1994.

April 3 – Tổ chức các Ký Giả Quốc Tế The International Consortium of Investigative Journalists (ICIJ) và tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung phát hành tập tài liệu gồm 11.5 triệu hồ sơ mật từ tổ chức Mossack Fonseca của Panama, cho nhiều chi tiết về hơn 214 ngàn công ty ngoại quốc có những hoạt động tài chánh phi pháp. Trong số có nhiều chi tiết lý lịch của các cá nhân, trong đó có nhiều nguyên thủ các nước.

May 19 – Phi cơ của hãng EgyptAir, chuyến bay số 804 đâm đầu xuống Địa Trung Hải trong khi bay từ Paris đến Cairo. Có 66 hành khách và phi hành doàn, tất cả đều tử nạn.

May 30 – Cựu Tổng Thống nước Chad là Hissène Habré bị kết án tù chung thân do những tội ác chống nhân loại trong thời kỳ ông ta cầm quyền từ 1982 đến 1990. Đây là lần đầu tiên một toà án do Liên Hiệp Phi Châu yểm trợ kết án một lãnh tụ Phi Châu trong vùng thẩm quyền của họ.

June 1 – Đường hầm Gotthard Base Tunnel tại Thụy Sĩ, dài 35.4 dặm có nhiều đoạn xuyên qua núi, được xem là dài nhất và sâu nhất thế giới được khai trương sau gần 70 năm gợi ý và 20 năm tiến hành.

June 23 – Nước Anh qua trưng cầu dân ý, đã quyết định rút ra khỏi khối Liên Hiệp Âu Châu.

June 28 – ISIL nhận trách nhiệm về vụ đánh bom tại phi trường Atatürk Airport ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, làm chết 45 người và làm thương tích khoảng 230 người khác.

July 4 – Phi thuyền Juno của cơ quan NASA bay vào quỹ đạo Jupiter và bắt đầu cuộc thám hiểm hành tinh này dự trù trong 20 tháng.

July 12 – Sau khi Philippines đưa Trung Cộng ra toà án quốc tế khiếu nại về đường Lưỡi bò ,Toà Quốc Tế đã xử Philippines thắng kiện dựa trên Phán Quyết của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

July 22 – Hãng Funai của Nhât sản xuất chiếc máy videocassette recorder cuối cùng. Đánh dấu sự kết thúc của một sản phẩm truyền thông từng ngự trị trong các phòng khách, phòng ngủ gia đình từ thập niên 1980’s.

July 26 – Chiếc phi cơ vận hành bằng năng lượng mặt trời đầu tiên Solar Impulse 2 ra đời.

August 5–21 – Thế vận hội mùa hè lần thứ 31 khai diễn tại Rio de Janeiro, Brazil.

August 31 – Thượng Viện Brazil bỏ phiếu (61-20) truất phế nữ Tổng Thống Dilma Rousseff.

September 3 – Hoa Kỳ và Trung Cộng, là 2 nước chịu trách nhiệm lớn nhất (40%) trong việc thải chất khí carbon vào không gian, đã ký Thỏa Ước về Khí Hậu Toàn Cầu tại Paris.

September 8 – Cơ Quan Hàng Không Không Gian Hoa Kỳ NASA phóng phi thuyền OSIRIS-REx, để lấy mẫu của thiên thạch Bennu đem về trái đất để nghiên cứu. Dự trù sẽ trở về trái đất năm 2023.

September 9 – Bắc Hàn cho thử nghiệm nguyên tử lần thứ 5, được coi là vũ khí nguyên tử mạnh nhất từ trước đến nay của Bắc Hành.

September 28 – Cơ quan điều tra quốc tế xác nhận nhóm phiến quân Ukraine thân Nga đã bắn hạ chiếc phi cơ dân sự của Malaysia bằng hoả tiễn Buk trên không phận Ukraine.

September 30 – Hai bức tranh của danh hoạ Vincent Van Gogh, “Cảnh Biển tại Scheveningen” và “Tan Lễ ở Nhà thờ Nuenen”, đã được tìm lại sau khi bị đánh cắp ngày 7 tháng 12, 2002 từ Bảo Tàng Viện Van Gogh ở Amsterdam, Hoa Lan. Hai bức tranh này trị giá đến 100 triệu đô la.

October 13 – Đảo quốc Maldives tuyên bố rút ra khỏi Khối Thịnh Vượng Chung, tức là khối gồm 52 quốc gia từng là thuộc địa của Đế Quốc Anh.

December 19 – Đại Sứ Nga tại Turkey là Andrei Karlov, bị bắn chết bởi một nhân viên an ninh Thổ có liên quan đến nhóm khủng bố, khi ông này đến nói chuyện tại một cuộc triển lãm do Toà Đại Sứ Nga tổ chức tại Ankara, thủ đô Turkey.

December 22 – Một loại thuốc chích ngừa bệnh do vi khuẩn Ebola được thí nghiệm cho thấy có từ 70 đến 100% hiệu quả. Loại thuốc này có tên là VSV-EBOV.

December 23 – Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu (14-0) thông qua nghị quyết 2334 lên án Israel xây dựng khu dân cư trong lãnh thổ Palestine mà Israel đã chiếm cứ từ năm 1967.

Nói đến tin trong năm mà không nhắc đến các vụ khủng bố Hồi Giáo là thiếu sót nhiều.

Trong năm qua, tổng cộng có 2459 vụ khủng bố Hồi Giáo xảy ra trên 60 quốc gia, gây tử vong cho 21158 người, và gây thương tích cho 26554 người khác. Mở đầu năm 2016, ngày 1 tháng1, ISIS tập trung và hành quyết 300 di dân Tây Phi tại Tripoli, ở Libya. Cùng ngày có 2 vụ đánh bom tự sát tại Ramadi, Iraq, giết chết 15 người, bị thương 17 người khác. Tổng cộng trong ngày 1/1/2016 có 9 vụ, làm chết 322 người. Gần cuối năm 2016, ngày 19/12, bọn khủng bố dung xe vận tải chạy bừa vào đám đông đang vui chơi lễ hội Giáng Sinh tại Berlin, thủ đô nước Đức, làm chết 12 người và bị thương 48 người khác. Từ 19/12 cho đến ngày 29/12, có cả thảy 30 vụ khủng bố khác, làm chết 153 người và 216 bị thương.

http://thereligionofpeace.com/attacks/attacks.aspx?Yr=2016

Vụ Hoa Kỳ làm ngơ để Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị Quyết chống lại Israel

Một tháng trước khi giao quyền lại cho người kế nhiệm, Obama còn đổ ra cho Trump một đống rác mới. Đó là việc hành pháp của ông đã làm ngơ để cho Hội Đồng Bảo An bỏ phiếu chống lại nước đồng minh kỳ cựu nhất là Irael trong vụ tranh chấp giữa Israel và Palestine. Theo tin từ giới thân cận của Thủ Tướng Benjamin Netanyahu, thì họ có bằng cớ rằng Toà Bạch Ốc đã góp phần soạn ra bản Quyết Nghị 2334 của Liên Hiệp Quốc nhằm lên án Israel trong vụ xây dựng các khu gia cư tại vùng West Bank và phía đông thành phố Jerusalem, coi việc xây dựng khu gia cư này là hành vi chống lại tiến trình hoà bình. Nghị quyết đã được Hội Đồng Bảo An thông qua với 14 phiếu thuận.  Hoa Kỳ là hội viên có quyền phủ quyết thì đã im lặng. Đại Sứ Israel tại Mỹ là Ron Dermer nói:  “We have clear evidence of it. We will present that evidence to the new administration through the appropriate channels. And if they want to share it with the US people they’re welcome to do it” Thủ Tướng Israel đã ra lệnh hạn chế hoạt động tại các toà Đại Sứ của 12 quốc gia đã bỏ phiếu thuận cho Nghị Quyết chống Israel tại Liên Hiệp Quốc.

Chính giới và báo chí Hoa Kỳ, ngay cả đài CNN cũng phải lên tiếng phê bình việc hành pháp Obama làm ngơ trước Nghị quyết này là hèn nhát, mâu thuẫn, sai trái.  Hèn nhát là vì Hoa Kỳ đã phản bội đồng minh lâu đời và thân tín nhất tại vùng Trung Đông. Israel đã và đang bị bủa vây bời các nước Ả Rập Hồi Giáo hiếu chiến chỉ muốn xóa bỏ quốc gia nhỏ bé này trên bản đồ thế giới. Sai trái là về phương diện công pháp quốc tế. Năm 1922, Hội Quốc Liên đã ra văn bản Mandate for Palestine chia đất cho Israel để lập quốc, trong đó có vùng West Bank và dãi Gaza. Rồi vì những cuộc chiến giằng co với Ai Cập và Jordan, phần đất này bị chiếm qua, lấy lại nhiều lần. Và sau cùng thì Israel tái chiếm được. Mâu thuẫn là vì ngay chính Obama khi đọc diễn văn tại Liên Hiệp Quốc năm 2011 cũng đã tuyên bố: “… Hoà bình không thể có do những nghị quyết, những lời tuyên bố của Liên Hiệp Quốc… mà tối thượng là sự dàn xếp giữa hai bên Israel và Palestine…”

http://www.cnn.com/2016/12/26/opinions/us-role-in-israel-un-vote-was-hypocritical-goldfeder/index.html

Hôm thứ Tư 28 tháng 12, John Kerry, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ đọc một bài diễn văn dài để bênh vực thái độ của Hành Pháp Obama trong vụ Nghị Quyết Liên Hiệp Quốc lên án Israel. Ông cho rằng qua các thời Tổng Thống, chỉ có thời Obama là đóng góp nhiều nhất cho nền an ninh của Israel. Trong bài diễn văn dài, John Kerry kết tội Israel như một trở ngại của hoà bình. Bài diễn văn này đã bị Thủ Tướng Israel đáp trả lại bằng những lời gay gắt.

Ý kiến của ông Trump thế nào?

 Riêng tân Tổng Thống Trump thì phản đối kịch liệt nghị quyết Liên Hiệp Quốc. Ông lên án Liên Hiệp Quốc đã được Hoa Kỳ đóng góp nhiều nhất, nhưng luôn có những quyết định đi ngược lại các giá trị mà Hoa Kỳ luôn bảo vệ. Liên Hiệp Quốc đã tỏ ra bất lực hay làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền, những vụ diệt chủng do các nước độc tài tạo ra.

Ông Trump đã bộc lộ sự bất bình đối với Liên Hiệp Quốc, và đã có lời đe dọa rằng sau ngày 20/1/2017, Liên Hiệp Quốc sẽ nhìn thấy sự khác biệt. Trước ngày Hội Đồng Bảo An biểu quyết về nghị quyết, ông Trump đã thách đố Tổng Thống Obama về quyết định bất công đối với Israel và yêu cầu Obama phủ quyết. Việc làm của hành pháp Obama tạo ra một va chạm làm cho người ta đánh giá việc chuyển giao quyền lực giữa hai vị Tổng Thống không được thuận chèo xuôi mái.

Trong trường hợp Nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, ông Trump đã đúng và Obama đã sai vô cùng. Phía Palestine đã dùng Liên Hiệp Quốc để tấn công vào Israel, làm lạc hướng các nỗ lực hoà bình mà lẽ ra phải là sự đối thoại giữa hai bên. Quá khứ mấy năm qua cho thấy Palestine không ngừng tiến hành khủng bố ngay trên đất Israel bằng bom tự sát, bằng xả súng bừa bãi vào dân thường, thậm chí bắn hàng loại hoả tiễn vào khu dân cư. Palestine đã liên tục từ chối những đề nghị của Israel để họ thành lập một nhà nước và giao cho họ phần đất rộng ở West Bank và một phần thành phố Jerusalem.

Nhìn vào bản đồ vùng Trung Đông, chúng ta thấy nước Israel nhỏ như hạt tiêu mà xung quanh là một khối Ả Rập Hồi Giáo to bằng trái cam. Tính theo diện tích thì khối Ả Rập lớn hơn Israel đến gần 700 lần. Tính theo dân số thì khối Ả Rập nhiều gấp 50 lần (390 triệu so với 9 triệu). Đó là chưa tính các nước Iran, Afghanistan, Pakistan…  tuy không thuộc sắc dân Ả Rập nhưng là nước Hồi Giáo.

Các nhà bình luận đã mỉa mai rằng Hoa Kỳ chi trả bội hậu cho Liên Hiệp Quốc để tổ chức này dùng hơn nửa số thời gian, năng lực và hệ thống thư lại của họ để tấn công vào nuớc Israel cô thế trong khi trên thế giới có biết bao nhiêu vụ diệt chủng, khủng bố, loạn lạc xảy ra hàng ngày thì không được lưu ý đúng mức.

Nói sơ về tranh chấp giữa Israel và Palestine

 Lịch sử cuộc tranh chấp giữa Israel và Palestine xảy ra từ rất lâu. Nhưng chúng ta chỉ giới hạn từ giữa thế kỷ 20 khi dân Do Thái vốn bị phân tán khắp nơi, được Hội Quốc Liên ấn định cho mảnh đất nhỏ hơn 8000 dặm vuông nằm giữa Điạ Trung Hải và Jordan để lập quốc. Mảnh đất này thuộc về dân Israel từ 2000 năm trước Thiên Chuá. Chúng ta còn nhớ qua việc Chúa Giê Su ra đời vào thời vua Herod khi đó do đế quốc La Mã chiếm đóng. Từ năm 634, người Ả Rập chiếm đóng và đem đạo Hồi vào chế ngự. Việc chiếm đóng này kéo dài 1300 năm cho đến khi Anh chiếm làm thuộc điạ. Từ đó, dân Do Thái bị tiêu diệt lần hồi, phải phân tán khắp nơi; và dân Ả Rập trở thành chủ nhân đất Do Thái. Người Do Thái đã bị ngược đãi khắp nơi. Trong Thế Chiến thứ Hai, có gần 6 triệu người Do Thái bị Đức Quốc Xã giết chết. Khi chiến tranh kết thúc, ngày 29 tháng 11, 1947, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận cho thành lập nước Israel và đề ra kế hoạch phân chia đất ấn định ranh giới giữa hai nhà nước Arab và Israel. Ngày 14 tháng 5, năm 1948 đánh dấu sự chấm dứt chế độ Ủy trị của Anh trên vùng Palestine. Cùng ngày David Ben Gourion tuyên bố thành lập quốc gia Israel. Trong bản tuyên cáo lập quốc, không nói đến ranh giới. Dân Do Thái từ khắp nơi lũ lượt kéo về quê hương. Hiện nay dân số Israel là 8.6 triệu người (gần bằng số dân Do Thái trước Thế Chiến 2), trong đó dân Jews 75%, dân Ả Rập 21%. Ngày hôm sau khi lập quốc Israel, đạo quân hùng hậu của 5 nước Ả Rập kéo đến tấn công. Từ đó, xẩy ra nhiều cuộc chiến giữa Israel và các nước Ả Rập và kết quả, Israel chiến thắng và chiếm thêm khu vực bán đảo Sinai, khu West Bank, dãi Gaza, cao nguyên Golan, và một phần phía nam nước Lebanon. Đất Do Thái nói chung và Thủ đô Jerusalem, nơi được coi là Thánh địa của Do Thái Giáo, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Đạo Druze và Đạo Baha’i. Các đạo này có chung nguồn gốc tổ phụ Abraham. Vì thế, các sắc dân đều muốn dành thành phố Jerusalem vì nơi đây có các đền đài rất cổ của cả Do Thái giáo lẫn Hồi Giáo, và là nơi chúa Jesus ra đời, khai sinh Thiên Chúa Giáo. Khi dân Do Thái về lập quốc hàng trăm ngàn dân Palestine phải chạy qua nước Jordan. Đến năm 1970, giữa Palestine và Jordan lại xảy ra chiến tranh, dân Palestine lại phải chạy qua miền Nam nước Lebanon ẩn náu. Một số lớn dân Palestine được chấp thuận cư trú ở West Bank và dãi Gaza nơi họ thành lập tổ chức thẩm quyền nhà nước Palestine.

Từ ngày lập quốc cho đến nay, Israel luôn bị các nước Ả Rập Hồi Giáo đe doạ tiêu diệt. Hung hãn nhất là Iran. Iran luôn đặt mục tiêu tiêu diệt Do Thái lên hàng đầu.

Có những cố gắng để giúp thành lập nhà nước Palestine cùng tồn tại với Israel. Người ta tin rằng giải pháp hai nhà nước Ả Rập và Do Thái là giải pháp tốt nhất để bảo đảm có hoà bình trong khu vực. Nhưng sự nghi ngờ của hai bên đối với nhau là trở ngại chính. Phe Palestine quá thiên về bạo động. Tổ chức Giải Phóng Palestine (PLO) do Yasser Arafat thành lập năm 1964 là một tổ chức khủng bố tàn bạo.

Theo Hiệp Ước Oslo năm 1993, dân Palestine được cho định cư tại vùng West Bank và Gaza Strip. Họ thành lập Chính quyền Quốc Gia Palestine (Palestinian National Authority). Nhưng giữa Palestine và Israel không thể đạt được một thoả ước hoà bình nào. Những hoạt động khủng bố, xung đột diễn ra triền miên. Và ngay trong nội bộ Palestine, các phe Hamas, Fatah và Palestinian Islamic Jihad cũng chống đối nhau kịch liệt. Năm 2011, cố gắng thành lập nhà nước của Palestine lại thất bại tại Liên Hiệp Quốc. Qua tháng 11, 2012, Liên Hiệp Quốc chấp nhận Palestine là một quan sát viên (non-member observer State) và phái bộ của họ được gọi “Nhà nước Palestine”.

Vai trò của Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc (United Nations) được thành lập vào giai đoạn cuối của Thế chiến 2.

Hiến Chương Liên Hiệp Quốc được ký ngày 26 tháng 6, 1945, và có hiệu lực kể từ ngày 24 tháng 10, 1945. Đúng ra thì kế hoạch thành lập Liên Hiệp Quốc đã có từ 1939. Bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc được Tổng Thống Franklin Roosevelt soạn thảo cùng Thủ Tướng Anh Winston Churchill khi họ gặp nhau tại Bạch Cung ngày 29 tháng 12, 1941. Sau đó có thêm các khoản do ý kiến của Nga Sô. Lúc đó có danh xưng 4 Cảnh Sát Viên Quốc Tế để chỉ Mỹ, Nga, Anh và Trung Hoa (chưa có Pháp). Vào ngày Tết Dương Lịch 1942, Roosevelt, Churchill, đại diện Nga Sô là Maxim Litvinow, đại diện Trung Hoà là T.V. Soong ký vào một văn kiện ngắn mà sau này là Hiến Chương Liên Hiệp Quốc. Lúc đó, ngoài 4 nước trên, có thêm 22 nước khác cùng ký.

Hiện nay Liên Hiệp Quốc có 193 quốc gia hội viên và 2 quốc gia quan sát viên. Trụ sở đặt tại New York. 193 quốc gia này cử đại sứ tham dự Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, là cơ quan quyền lực cao nhất. Chủ Tịch Đại Hội Đồng được bầu ra trong các nước thành viên, luân phiên nhau theo khu vực. Đại Hội Đồng họp hàng năm và có thể được triệu tập trong trường hợp khẩn bách. Đại Hội Đồng bàn thảo và bỏ phiếu về những vấn đề quan trọng. Các nghị quyết sẽ được thông qua với đa số 2/3 hội viên có mặt.

Liên Hiệp Quốc có một Tổng Thư Ký được coi là CEO, phát ngôn viên của Liên Hiệp Quốc. Vị này do Đại Hội Đồng bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay là ông Ban Ki Moon (Đại Hàn) sắp mãn nhiệm vào cuối năm, và sẽ bàn giao cho ông Antonio Guterres của Portual. Tổng Thư Ký không được chọn từ các quốc gia hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An

Hội Đồng Bảo An. Như danh xưng đã gọi, Hội Đồng này có nhiệm vụ giữ gìn hoà bình và an ninh trong các quốc gia. Hội Đồng Bảo An hiện nay gồm 15 quốc gia hội viên. Hội Đồng Bảo An Khi mới thành lập có 11 hội viên, trong đó 5 Hội viên thường trực là các quốc gia đồng minh trong Thế chiến, đó là Hoa Kỳ, Liên Bang Sô Viết, Anh, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc; 6 hội viên kia được bầu ra theo nhiệm kỳ. Năm 1971, Trung Cộng thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong ghế hội viên thường trực, và con số hội viên được tăng lên thành 15. Trong Hội Đồng Bảo An, các hội viên có phiếu bình đẳng, nhưng 5 hội viên thường trực có quyền phủ quyết (veto).

Ngoài ra Liên Hiệp Quốc còn có Toà Án Quốc Tế, Hội Đồng Kinh Tế Xã Hội, các cơ quan đặc biệt gồm 17 tổ chức như Lương Nông, Y Tế, Lao Động, Nhi Đồng, Hàng Hải, Nông Nghiệp, Tiền Tệ, Hàng Không Dân Sự…

Từ ngày thành lập đến nay, ngân sách của Liên Hiệp Quốc được Hoa Kỳ đóng góp một cách rộng rãi. Năm 2016, Hoa Kỳ đóng góp đến 22% so với 28% trước đây.

Ngân sách Liên Hiệp Quốc do hội  viên đóng góp tự nguyện với mức thấp nhất là 1 phần ngàn cho các nước nghèo, mức cao nhất là 22 phần trăm đối với các nước giàu. Có đến 80% ngân sách là do 17 nước đóng góp nhiều nhất đứng đầu là Hoa Kỳ 22% (trước đây Mỹ đóng góp đến 28%), kế đó Nhật đứng hàng nhì gần 10%, Tàu Cộng 8%, Đức 6.4%, Pháp 4.8%, Anh 4.5%, Brazil và Italy 3.8%; Nga tuy lớn mạnh, giàu có chỉ đóng 3%. … cho đến 1.1% (Switzerland). Trong khi đó 176 quốc gia còn lại chỉ đóng 19% ngân sách Liên Hiệp Quốc. Ngoài ra còn có ngân sách để dùng cho các lực lượng bảo vệ hoà bình, mà con số lên tới 8.27 tỷ đô la cho năm 2015-2016. Hoa Kỳ cũng đứng hàng đầu trong việc đóng góp vào ngân sách này với hơn 28%.

Từ bảy chục năm qua, Liên Hiệp Quốc tuy đã thành công trong nhiều việc, nhưng vẫn chưa bào giờ làm tròn ước nguyện của những người khai sang ra nó. Đặc biệt đối với những thế lực phản động, độc tài, Cộng Sản, Liên Hiệp Quốc đã chứng tỏ sư bất lực những lá phiếu phủ quyết của Nga Sô, Trung Cộng.

Tội Phạm Gia Tăng trong Năm 2016

Năm 2016 cho thấy mức vi phạm tội ác gia tăng rất cao tại 20 thành phố trên toàn quốc. Riêng tại 6 thành phố Chicago, Dallas, Jacksonville, Fla., Las Vegas, Los Angeles và Memphis, mức gia tăng các vụ giết người được coi là rocketing.

Nhưng nhìn chung toàn quốc, thì theo Brennan Center mức tội phạm chỉ tăng 1.3% so với năm 2015. Chỉ có ở ba thành phố Baltimore, Chicago, và Washington, D.C. tăng 14%, Charlotte tăng 17.5%.

Về bạo lực, gia tăng 5.5% so với năm ngoái. Los Angeles tăng 13.3%, Chicago tăng 16,2%. Ngay thành phố nhỏ như San Antonio cũng tăng đến 52.5%

  • Các vụ giết người tăng 13.1%. Trong 469 vụ giết người, Chicago chiếm hết 234 vụ. New York City tăng 1.2%. Các thành phố khác có mức gia tăng là Baltimore, Los Angeles và Houston. Tại San Jose tăng nhiều nhất: 66.7% (21 vụ trong năm nay)
  • Chicago luôn bị coi là trung tâm của tội phạm. Người ta cho rằng đó là do sự tập trung cao điểm của nạn nghèo đói, thất nghiệp, băng đảng; mà lại có ít nhân viên cảnh sát để cưỡng chế.

Năm nay tại Chicago có 234 vụ giết người, 745 vụ nổ súng với 50 người bị giết. Theo CNN có 316 vụ giết người do Sở Cảnh Sát Chicago báo cáo. Sở Cảnh Sát (County Sheriff) Los Angeles báo có 110 vụ, San Jose có 25 vụ, gấp đôi so với năm ngoái.

Ngoài các tội phạm giết người, năm 2016 cho thấy sự gia tăng các tội cướp của (tăng 1000), tấn công bạo lực (tăng gần 2000), nổ súng bừa bãi (tăng hơn 600). Không thấy báo cáo về các vụ hiếp dâm.

Đặc biệt, năm 2016 cho thấy sự gia tăng việc các Cảnh Sát Viên bị giết khi thi hành công vụ. Một số do bọn khủng bố ám sát, nhưng đa số lại do những người da đen bị khích động bởi nhóm Black Lives Matter. Năm nay, có 138 Sĩ quan Cảnh sát chết vì công vụ, trong đó 64 sĩ quan cảnh sát bị giết chết bởi bọn khủng bố và tội phạm. Cao nhất là trong tháng11 có 21 người. Nhiều nhất là tại California 11 vụ, Louisiana 9 vụ, Georgia 8 vụ. Nổi nhất là vụ ở Dallas, gây tử vong cho 5 Cảnh Sát.

Tội Phạm Liên Quan Đến Ma Tuý

Chúng tôi không tìm được tài liệu mới nhất của năm 2016 về tội phạm liên quan đến ma túy. Tính đến tháng 11, có đến khoảng 2300 tội phạm có liên quan đến ma túy riêng tại Lake County thuộc Tiểu Bang Ohio. .

Theo thống kê của NADCP (National Association of Drug Court Professional), thì có 1 trong 100 người dân Mỹ đang bị tù; Nếu tính theo chủng tộc thì cứ 15 người đàn ông da đen, có 1 người ở trong tù; con số này là 1/36 đối với dân gốc Hispanic. Có đến 80% người phạm tội sử dụng ma tuý hay nghiện rượu, 60% số người bị bắt giữ được thử nghiệm dương tính có ma tuý trong khi bị cảnh sát bắt. Có 90% tù nhân sau khi được thả sẽ dùng ma túy trở lại; có từ 60 đến 80% dân nghiện phạm thêm tội mới sau khi được thả ra khỏi nhà tù.

Số người chết do việc dùng ma tuý quá liều lượng đã gia tăng 33% trong vòng 5 năm vừa qua. Tại vài Tiểu bang, tỷ lệ gia tăng này lên đến 200%.

Theo thống kê của Trung Tâm Ngăn Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Dịch (Centers for Disease Control and Prevention), mức gia tăng cái chết do ma túy được thấy rõ nét ở 30 Tiểu bang, trong đó New Hampshire tăng 191%, North Dakota, Massachusetts, Connecticut và Maine tăng hơn 100%.

Năm 2015, có 52 ngàn người chết vì dùng thuốc quá liều lượng trong đó gần 2/3 là do các loại thuốc hoặc thuốc có chất thuốc phiện bất hợp pháp. 9580 người chết vì thuốc phiện tổng hợp trong đó có thuốc giảm đau. Các loại ma tuý khác như Oxycontin và Vicodin làm chết 17536 người.

Thử so sánh  với số người chết do tai nạn xe cộ là 37757; số người chết vì súng đạn, trong đó có án mạng hay tự sát là 36252..