Thời Sự Hàng Tuần – 02-04-2017 – Các biện pháp về di dân

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Các biện pháp về di dân, chống khủng bố

Theo tin chính chính thức thì Tổng thống Trump đã ký lệnh cấm nhập cảnh những người đến từ các 7 nước Hồi Giáo là Iran, Iraq, Libya, Syria, Somalia, Sudan, và Yemen trong 90 ngày và tạm hoãn các chương trình tiếp nhận người tị nạn đến từ các quốc gia khác trong 120 ngày. Do lệnh này, nhiều người tuy có visa nhưng đáp phi cơ đến Mỹ sau ngày lệnh có hiệu lực đã bị buộc phải trở về nước họ. Một số bị tạm giữ tại phi trường John Kennedy ở Washington. Để bày tỏ sự phản đối, Thủ Tướng Canada đã tuyên bố sẽ nhận những tị nạn mà Hoa Kỳ từ chối. Thủ Tướng Anh, bà Teresa May cũng tỏ ý không ủng hộ biện pháp quá cứng rắn của ông Trump. Thủ Tướng Đức đã gọi điện thoại cho Tổng thống Trump để nhắc nhở rằng Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi Công Ước Geneve về vấn đề tị nạn. Những người đến Hoa Kỳ và đang bị lưu giữ đã có những luật sư của tổ chức ALCU đứng ra làm đơn kiện chính phủ Mỹ giùm họ. Tối thứ bảy tuần trước, đã có 1 vị thẩm phán liên bang ra phán quyết tạm thời ngăn chặn từng phần lệnh của Tổng thống Trump.

Trong lần gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và Thủ Tướng Nhật Abe sau khi ông Trump có kết quả đắc cử, thì việc bàn luận giữa hai vị có những liên quan đến giao thương và visa. Theo toà Bạch Cung, Hoa Kỳ cũng xét việc miễn visa cho công dân Australia.

Một tin thất thiệt loan tải trên vài trang facebook rằng Tổng thống Trump ký lệnh hành chánh cho phép công dân các nước Á Châu đến du lịch Hoa Kỳ không cần xin visa. Cho phép họ ở lại Hoa Kỳ đến tối đa 180 ngày. Nếu muốn ở lâu hơn mới cần xin visa. Theo ông: Á Châu là cơ hội lớn nhất cho Hoa Kỳ về thương mãi và kinh tế. Tin này hoàn toàn vô căn cứ và phi lý.

Tổng thống Trump cũng đã ký lệnh hành chánh ngăn cản dùng tiền Liên bang để tài trợ cho việc phá thai, trong đó có liên quan đến tổ chức International Planned Parenthood Federation.  Tổ chức Planned Parenthood tại Hoa Kỳ từng bị tố cáo về những việc làm vô nhân đạo như bán các bộ phận mổ lấy từ các hài nhi để lấy tiền.

Chính sách của Tổng thống Trump đâu có khác gì chính sách của các Tổng thống Dân Chủ đâu!

Buồn cười một điều. Các thành viên Dân Chủ cứ nhắm mắt nhắm mũi chống Tổng thống Trump mà quên rằng những điều ông Trump đang thi hành hôm nay, cũng chính là những điều các Tổng thống Dân Chủ đã đưa ra và đã được họ triệt để ủng hộ. Đó chẳng qua là vì lợi ích và an ninh của Hoa Kỳ mà bất cứ đảng nào, Cộng Hoà hay Dân Chủ, bất cứ Tổng thống nào cũng phải nghĩ đến và ban hành chính sách. Sự khác nhau là ông Trump thì quyết liệt thi hành hơn các ông kia mà thôi.

Ví dụ: Năm 2006, có 6 Thượng Nghị sĩ đảng Dân Chủ là Trưởng khối Thiểu số trong Thượng viện Chuck Schumer, (Đảng Dân Chủ- New York), Dianne Feinstein, D-Calif., Ron Wyden, D-Ore., Bill Nelson, D-Fla., Tom Carper, D-Del., Debbie Stabenow, D-Mich. đã bỏ phiếu ủng hộ luật “Secure Fence Act of 2006” xây tường biên giới Mỹ-Mexico. Thượng Nghị sĩ Feinstein còn tuyên bố: “Đảng Dân Chủ triệt để ủng hộ việc kiểm soát biên giới, và chúng ta ủng hộ việc xây hàng rào biên giới” (Democrats are solidly behind controlling the border, and we support the border fence.)

Có gì khác nhau giữ hàng rào (fence) và bức tường (wall)?

Có ít nhất 3 vị Tổng thống thuộc Đảng Dân Chủ cũng từng có chủ trương, hành động giống như Tổng thống Trump hiện nay, nhưng không rõ tại sao phe Dân Chủ không nhớ những việc này mà hể ông Trump thì lại bị lên án kịch liệt?

Chính Tổng thống Jimmy Carter (Dân Chủ) cũng ra lệnh ngăn chận du khách Iran, Hồi Shia và đuổi sinh viên từ vài nước Trung Đông!

Trong bản Thông điệp cuối năm 1995 đọc tại Quốc Hội (State of Union) Bill Clinton, sau khi nêu lên những tệ trạng của nạn di dân bất hợp pháp, cũng đã kêu gọi những biện pháp cứng rắn như tăng cường biên giới, trục xuất di dân lậu phạm pháp…  “All Amerian.. are rightly disturbed by the number of illegal aliens entering our country…. That why’s our administration has moved aggressively to secure our border more, by hiring a record number of new border guards, by deporting twice as many criminal aliens as ever before, by cracking down illegal hiring, by barring welfare benefits to illegal aliens. In the budget I will present we will try to do more, to speed the deportation of illegal aliens who are arrested for crimes, to better identify illegal aliens in the workplace...”

http://truthfeed.com/flashback-video-democrats-cheered-president-clintons-plan-to-deport-illegals/49336/

Và vào năm 2005, khi còn là Thượng Nghị Sĩ, Obama từng nói: “Chúng ta không thể đơn giản cứ cho những người không có giấy tờ tùy thân và không qua kiểm soát tràn vào [nước Mỹ]” (We simply cannot allow for people to pour in, undocumented and unchecked.)

http://www.thegatewaypundit.com/2017/02/flashback-obama-simply-cannot-allow-people-pour-undocumented-unchecked-video/

Năm 2011, Obama cũng ký lệnh ngăn cấm du khách từ Iraq. Hành pháp Obama cũng đưa ra danh sách các nước khủng bố gồm 7 nước mà Tổng thống Trump vừa ra lệnh ngăn cấm du khách vào. Họ còn cho rằng Tổng thống Trump kỳ thị Hồi Giáo. Thực ra, lệnh của ông Trump không phải kỳ thị Hồi Giáo vì có đến gần 40 nuớc Hồi Giáo khác không bị ảnh hưởng bởi lệnh mới này. Sự ngăn cấm chỉ tạm thời, vì ông hứa trong khoảng 90 ngày sẽ cải thiện chính sách về an ninh nhằm bảo vệ nước Mỹ là ưu tiên hàng đầu.

Một điều đáng nói là trong khi tại Mỹ, những người Mỹ phản đối các quyết định về di dân Hồi của Tổng thống Trump, thì tại Indonesia, quốc gia với 225 triệu dân trong đó có hơn 87% dân theo Hồi, và Malaysia có 31 triệu dân với 61% theo Hồi Giáo, hai nhà lãnh đạo là Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã yêu cầu dân chúng của họ giữ im lặng vì họ tin rằng quyết định của ông Trump không nhằm vào dân chúng của hai nước này.

Về việc xây tường biên giới. Chính Mexico cũng xây tường ở biên giới tiếp giáp Guatemala để ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp thì không nghe ai lên tiếng. Israel, Anh Quốc cũng xây tường biên giới để bảo vệ, ngăn ngừa di dân bất hợp pháp hay ngăn chận bọn khủng bố.

Bây giờ thì phe Dân Chủ thêm một phê bình rằng ông Trump không đưa các nước Hồi giàu có như Saudi Arabia vào danh sách cấm vì chắc ông có liên quan làm ăn hay tiền bạc! Họ quên rằng chính cái danh sách 7 nước mà Obama đưa ra đâu có nước Saudi!  Sự thật, danh sách 7 nước bị cấm là có từ thời các Tổng thống trước, đặc biệt là trong bản văn luật mà cựu Tổng thống Obama đã ban hành vào tháng 2 năm 2016 trong đó Bộ Nội An đã ghi như sau:

Hôm nay, Bộ Nội An loan báo tiếp tục thi hành Đạo Luật năm 2015 mang tên ‘Ngăn ngừa Khủng bố qua đường Du lịch và Cải tiến Chương trình Đặc miễn về Thông Hành’ có tăng thêm các nước Libya, Somalia và Yemen vào danh sách các nước Iran, Iraq, Suden, và Syria là đối tượng của việc hạn chế đặc miễn thông hành như là những quốc gia đáng quan tâm. Đạo luật này hạn chế sự đặc miễn thông hành đối với các cá nhân du lịch đến các nước đó…”

(The Department of Homeland Security today announced that it is continuing its implementation of the Visa Waiver Program Improvement and Terrorist Travel Prevention Act of 2015 with the addition of Libya, Somalia, and Yemen as three countries of concern, limiting Visa Waiver Program travel for certain individuals who have traveled to these countries…

Last month, the United States began implementing changes under the Act. The three additional countries designated today join Iran, Iraq, Sudan and Syria as countries subject to restrictions for Visa Waiver Program travel for certain individuals.)

Như thế, lẽ nào ông Trump đã gây ảnh hưởng vào chính sách ngoại giao của thời Tổng thống Obama chăng? Hay là chính Tổng thống Obama cũng có quyền lợi gì với các nước Saudi chăng?

Sự độ lượng của những người phe Cộng Hoà

Một minh chứng cho sự độ lượng và công chính của những người ủng hộ Trump khi họ đã quyên được 24 ngàn đô la để giúp cho người chủ chiếc xe Limousine bị bọn biểu tình chống Trump đốt cháy hôm 20/1/2017. Ông này là Muhammad Ashraf, người Muslim. Một người góp tiền đã nói rằng: “Ông Ashraf là người không ủng hộ Tổng thống Trump nhưng hiện nay đã tỏ ra vô cùng thất vọng trước những người biểu tình chống Trump.”

Trong lúc đó bà Linda Sarsour, người đàn bà Hồi Giáo chủ chốt trong đám biểu tình Women March tuần qua đã lên tiếng chỉ trích bà Ali, một người từng là Hồi Giáo nhưng đã tị nạn tại Đức. Bà Ali từng là nạn nhân của sự ngược đãi phụ nữ do luật Hồi Giáo Sharia. Bà đã trốn thoát được từ Sudan đến Âu Châu, và hoạt động tích cực để nói lên tiếng nói công chính. Bà được bầu vào Quốc Hội Hoà Lan, và đã viết cuốn sách nói lên rằng Hồi Giáo không phải là tôn giáo của hoà bình.

Và lại có tin Thượng nghị sĩ Tiểu bang Kevin De Leon ở Tiểu bang California đệ trình dự luật SB-54 lại muốn tiểu bang mình chính thức trở thành Sanctuary State. Trong khi đó, thăm dò từ trường Đại Học UC Berkeley cho thấy có đến 74% chống lại chính sách Sanctuary. Tính theo quan điểm chính trị thì có 82% Cộng Hoà, 73% Dân Chủ, 70% những người độc lập, và 60% dân Latino chống lại Sanctuary.

Trong một văn thư ngày 1 tháng 2, 2017, Dân Biểu Travis Allen nêu ra rằng tình trạng Sanctuary đưa đến mối nguy hiểm cho dân chúng và ngăn cản các cơ quan cảnh sát thi hành luật. Theo ông, “những chính trị gia đang cầm quyền thuộc đảng Dân Chủ đã có sự tách rời ra khỏi quần chúng. Đại đa số dân California dù thuộc sắc dân nào hay đảng nào đều hiểu rõ rằng chính sách bao che này là tạo ra nơi an toàn cho bọn di dân bất hợp pháp phạm tội.” (There is a huge disconnect on this issue between the California Democrat politicians running the state and the citizens of California. The majority of Californians from every ethnic group and political party clearly understand sanctuary policies for what they are: safe spaces for criminal illegal immigrants. Protecting California’s citizens from crime should be our government’s top priority. Kevin De Leon would put our families in danger and render our law enforcement powerless by turning our entire state into a haven for criminal illegal immigrants. SB 54 must be stopped.)

Chúng ta cũng cần biết thêm rằng từ năm 2010 đến 2014, có 135 vụ giết người do 124 tên di dân bất hợp pháp đã từng bi giam giữ và thả ra do các luật lệ bất nhất giữa cơ quan ICE và cảnh sát địa phương. Trong số các tội phạm các loại mà con số lên đến hàng ngàn, chỉ có một số rất nhỏ là bị tù hay trục xuất, số còn lại được thả ra chờ ra toà án Di trú mà không cơ quan nào theo dõi. Chỉ trong năm 2014, cơ quan ICE thả ra 30558 tội nhân là di dân bất hợp pháp. Sau đó bọn này lại phạm pháp. Tính đến ngày 25 tháng 7, 2015, có 895 tên sau khi được thả ra lại phạm pháp, nâng con số phạm pháp lên 2560 tên. Theo ICE, trong số tội phạm mới này có 298 phạm tội về ma túy, 185 phạm tội bạo hành tấn công, 40 về sử dụng vũ khí, 28 về vi phạm tình dục, 10 về tấn công tình dục, 4 bắt cóc, 2 phá hoại, và 1 giết người. Ngoài ra còn 1044 tội về lưu thông.

Cũng tính đến 25/7/2015, chỉ có 974 trong số 30558 tên bất hợp pháp phạm tội bị trục xuất (tức chỉ có 3%)

https://www.judiciary.senate.gov/imo/media/doc/2016-02-11%20ICE%20to%20CEG%20Flake%20Sessions%20%28Criminal%20Aliens%29_Redacted.pdf

Vấn đề phê chuẩn các bổ nhiệm của Tổng thống Trump gặp phải ổ gà

Các dân biểu và nghị sĩ Quốc Hội thuộc đảng Dân Chủ thề sẽ bác bỏ bất cứ ai do Tổng thống Trump bổ nhiệm. To miệng nhất là bà Dân biểu Nancy Pelosi và ông Thượng nghị sĩ Chuck Schumer. Ngày thứ Tư vừa qua, mặc dù tất cả Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ đã tẩy chay, không tham dự việc bỏ phiếu, các Ủy Ban của Thượng Viện đã thông qua việc bổ nhiệm ông Tom Price, Bộ Trưởng Y Tế và ông Steven Mnuchin, Bộ Trưởng Ngân Khố.  Bà Betsy DeVos, Bộ Trưởng Giáo Dục và ông Jeff Sessions, Bộ Trưởng Tư Pháp cũng đã được các Ủy Ban Quốc Hội chấp thuận. Nhưng phải chờ được phê chuẩn, mà hiện nay thì phe Dân Chủ thề quyết ngăn cản.

Cùng trong tối hôm thứ Ba, Tổng thống Trump đã giới thiệu ông Neil Gorsuch là người mà ông đề cử vào Tối Cao Pháp Viện để lấp ghế trống của Thẩm Phán Scalia. Ông Trump đề cao ông Gorsuch như là một người giỏi nhất, xứng đáng nhất để ông chọn lựa. Hiện trong Tối Cao Pháp Viện còn có bà Ruth Ginsburg, được đề cử vào Tối Cao Pháp Viện từ năm 1993 đến nay đã 24 năm. Bà đã rất già, 83 tuổi, và thường ngủ gật trong những phiên họp của Tối Cao Pháp Viện. Lúc Tổng thống Obama đọc bản Thông điệp cuối năm 2015, máy quay phim của các đài truyền hình đã bắt được hình ảnh bà Ginsburg gục đầu đánh một giấc ngon lành trong một thời gian khá lâu. Tuy già, mất sức không còn sáng suốt, nhưng bà này chắc sẽ cố bám ở Tối Cao Pháp Viện cho đến khi nào không còn sức bám. Lý do là để không muốn tạo ghế trống cho Tổng thống Trump bổ nhiệm người của phái bảo thủ thay thế.

Thượng nghị sĩ Schumer mà thời gian qua có nhiều lần lên diễn đàn cực lực chống lại Tổng thống Trump. Ngờ đâu tuần nay lại bị chính những người phái Liberal của ông phản đối. Hàng ngàn người Liberals đã đứng chật cứng trên các con đường quanh căn chung cư ông đang trú ngụ với các khẩu hiệu chế riễu ông: “Grow a spine, Chuck!” hay “Chuck’s a chicken”. Một trong đám biểu tình đã la lên: “Ông ta phải cầm đầu cuộc chiến đấu, nếu không thì đứng dạt qua một bên.”

Ông Schumer là Trưởng khối Thiểu số tại Thượng viện. Lý do ông bị đả đảo là vì ông đã bỏ phiếu thuận cho ba vị do Tổng thống Trump đề nghị vào các chức vụ trong nội các mới. Dù ông hứa sẽ phủ quyết ít nhất là 8 trong số những vị còn lại trong hành pháp Trump. Những người biểu tình đã quá khích đến độ đòi ông Schumer phải chống kịch liệt để cho hành pháp Trump sẽ chẳng làm nên được bất cứ điều gì. Trong một lần trước đây, Tổng thống Trump đã chế diễu ông Schumer là “Head Clown” (lãnh tụ bọn hề) và có những giọt nước mắt giả dối (fake tears) khi ông này lên tiếng bênh vực bọn di dân bất hợp pháp. Trên các trang web, người ta nhắc lại rằng khi biến cố 9/11 xảy ra với hơn 3000 dân Mỹ tử nạn, ông Schumer đã không hề nhỏ ra một giọt nước mắt.

Ngoài ra còn có bà Nancy Pelosi, từng là lãnh tụ đa số trong thời gian đảng Dân Chủ chiếm đa số tại Hạ Viện. Trong một buổi truyền hình cuộc đối mặt trực tiếp của bà với mẹ một người công dân Mỹ bị một tên di dân bất hợp pháp giết chết. Bà Pelosi đã bênh vực cho chính sách “Sanctuary City” khi nói rằng chính sách này làm cho xã hội Mỹ an toàn hơn. Bà còn nói rằng không có người nào trong Sanctuary city phạm pháp. Ông Bill O’Reily trong chương trình lúc 7 giờ tối thứ 4 đã nói rằng bà Pelosi đã dối trá “big lie”, vì tên tội phạm giết cô Kate Steinle là từ Sanctuary của thành phố San Francisco là nơi đơn vị bà đại diện.

Trong việc phê chuẩn ông Neil Gorsuch làm Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện, bà Pelosi cũng chống đối mãnh liệt nhất. Trong một buổi họp mặt (Town Hall) được truyền hình, bà cho rằng ông Gorsuch vượt ra khỏi dòng chính của nền tư pháp Hoa Kỳ vì ông chống lại các quyền về sinh sản của phụ nữ, và từng có những phán quyết tước đoạt quyền của các trẻ em rối loạn về tâm tính.

Việc các vị dân cử đảng Dân Chủ bỏ phòng họp để tẩy chay việc phê chuẩn các bộ trưởng trong nội các Trump làm chúng tôi nhớ lại chuyện tương tự xảy ra ở Texas. Cách nay đã khá lâu, không rõ vì bất đồng thế nào đó, các dân biểu, nghị sĩ Dân Chủ của Quốc hội Tiểu bang Texas cũng rủ nhau kéo đi Oklahoma City để theo lời họ là đi “tị nạn”. Không ngờ dân chúng ở Oklahoma phản ứng rất mạnh. Dân địa phương đã kéo đến nơi trú ngụ của nhóm dân biểu nghị sĩ này để phản đối. Trong các biểu ngữ họ mang theo, có một tấm nhục mạ số dân biểu này là “đồ rác rưởi”.

Milo Yianopoulos, Biên tập của Breitbart đến nói chuyện tại trường University of California at Berkeley bị một nhóm chừng 500 người chồng đối bên ngoài. Bọn liberals này đã phá hết các hàng rào chắn rồi dùng cây sắt đập phá toà nhà, sau đó chiếm được tầng dưới và nổi lửa đốt ở một góc ngay cửa ra vào. Buổi nói chuyện phải bị hủy bỏ. Đây là một sự vi phạm quyền phát biểu của người khác ngay tại nơi mà năm 1968, đã khởi phát những phong trào để bảo vệ quyền này. Trường Đại học này đã ra tuyên bố lên án hành vi bạo động này: “We condemn in the strongest possible terms the violence and unlawful behavior that was on display and deeply regret that those tactics will now overshadow the efforts to engage in legitimate and lawful protest against the performer’s presence and perspectives. We regret that the threats and unlawful actions of a few have interfered with the exercise of First Amendment rights on a campus that is proud of its history and legacy as home of the Free Speech Movement...”

Thế nhưng một dân biểu thuộc đảng Dân Chủ là bà Val Demings (Florida) đã lên tiếng khen ngợi “I thought it was a beautiful site” và khuyến khích giới trẻ tham gia “we encourage our young people to get involved”. https://youtu.be/7eU2IE0DmLc. Đài Fox cũng cho hay có một công ty đã hứa trả tiền cho nhân viên để họ đi biểu tình. Người chủ trong hình dường như là một người trẻ gốc Á Châu. https://www.facebook.com/foxandfriends/videos/1302459696508290/

Hết Clinton Foundation, nay đến Kerry Foundation!

Theo tài liệu do báo The Daily Caller tiết lộ, Bộ Ngoại Giao dưới quyền John Kerry đã chuyển ngân hơn 9 triệu đô la từ tổ chức Hoà Bình (Peace Corps) cho một tổ chức bất vụ lợi do Vanessa Kerry là con gái của John Kerry sang lập và điều hành.

Số tiền này được chuyển mà không qua một thủ tục như sự cạnh tranh để được nhận ngân khoản.

Khởi đầu, ngày 10 tháng 9, 2012, Peace Corps cho tổ chức của Vanessa có tên là Seed Global Health một khế ước 3 năm có giá trị 2 triệu đô la là tiền từ Bộ Ngoại Giao. Lúc đó, John Kerry là Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Thượng Viện có quyền đối với Bộ Ngoại Giao và Peace Corps.

Sau đó, tổ chức Seed này được tái khế ước 4 năm mà không có sự cạnh tranh nào để nhận thêm 6.4 triệu đô la từ Bộ Ngoại Giao khi đó do Kerry làm Bộ trưởng.

Seed cũng nhận thêm 1 triệu coi như bổ túc cho hợp đồng đầu tiên. Họ giải thích vì trước đó, đã không tiên liệu được các phí tổn.

Tổ chức The Peace Corps bày ra một chương trình có tên là the Global Health Service Partnership (GHSP) để hoạt động y tế tại các nước Malawi, Tanzania, Uganda và Liberia. Kerry và các viên chức chính phủ đã tạo điều kiện cho tổ chức của con gái ông ta nhận được khế ước cho chương trình này.

Có một sự thông đồng giữa hai Giám đốc Peace Corps là Buck Buckingham và Sarah Morgenthau cùng Đại sứ Eric Goosby mà trong một biên bản cuộc họp ngày 18 tháng 11, 2011 đã tiết lộ kế hoạch chuyển tiền cho tổ chức Seed. “The public funding to start the GHSP is secured, it will come from OGAC through [Peace Corps] to support core HQ and field based activities, and to develop a sub-agreement to provide support to the foundation for contributions for their work in this partnership,”

Cũng trong cuộc họp, những người nói trên đã cam kết với Kerry rằng bà ta sẽ không bị ai cạnh tranh trong việc nhận khế ước và tiền của Bộ Ngoại Giao. “Buck obtained clarity of the mechanism by which federal money will be provided to” Seed, the minutes said. “The process can be fast tracked and non-competed through a specific grant mechanism.”

Bộ Ngoại Giao đã che đậy ý đồ này khi thông báo cho Quốc Hội với lý do là số tiền quá nhỏ so với những hợp đồng khác.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao khi bị tra vấn, đã cho rằng không có sự tranh chấp về quyền lợi nào cả vì ông John Kerry không dính dấp gì trong vụ này!

Tổng thống Trump bắt đầu công việc tái xây dựng một quân lực hùng hậu

 Trong thời kỳ của Tổng thống Obama, trong khi Trung Cộng, Nga, Ấn Độ, Iran… đầu tư tỷ lệ lớn ngân sách quốc gia vào việc tăng cường binh bị thì quân đội Hoa Kỳ đã bị cắt giảm nhiều, từ quân số đến ngân sách. Nhiều căn cứ quân sự lớn bị đóng của, nhiều chương trình chế tạo phi cơ tối tân bị hủy bỏ.

Trong tuần đầu tên sau khi nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh ngày 27.01.2017 tái xây dựng quân đội Hoa Kỳ. Các ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Rex Tillerson và Thư ký Báo Chí của Tòa Bạch Ốc Sean Spicer đã có những tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc.

Khi gặp gỡ các vị chỉ huy quân đội ở Ngũ Giác Đài, Tổng thống Trump tuyên bố: “Trước hết, tôi ký sắc luật này để bắt đầu một cuộc xây dựng lớn các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ, đề ra một kế hoạch phát triển các chiến đấu cơ mới, tàu chiến mới, các nguồn năng lực mới, và những trang bị mới dành cho các quân nhân Hoa Kỳ và tôi rất tự hào khi được làm điều đó“.

Ông nhấn mạnh rằng: “Khi chúng tôi chuẩn bị bản yêu cầu ngân sách gửi đến Quốc hội để phê chuẩn… sức mạnh quân sự của chúng ta sẽ không còn bị bất kỳ ai nghi vấn, không ai có thể thắc mắc về những cống hiến của chúng ta đối với hòa bình. Chúng ta thật sự muốn hòa bình.”

Điều này rất thích ứng với phương châm ”Muốn hoà bình, phải chuẩn bị chiến tranh” mà các nước từ Á sang Âu, thời đại nào cũng áp dụng. La Mã thì có câu “Si Vis Pacem, Para Bellum”, Trung Hoa thì “Cư An Tư Nguy”

Sắc lệnh nói trên bao gồm việc tăng cường tàu ​​chiến mới, phản lực cơ, vũ khí mới và hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ nhằm:

Tìm kiếm hòa bình bằng thế mạnh. Chính sách của Hoa Kỳ là tái xây dựng quân đội.

Trong vòng 60 ngày, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Jim Mattis sẽ trình kế hoạch “30 ngày sẵn sàng” cho nhu cầu chiến tranh chống lại Hồi giáo cực đoan, cũng như các chiến lược để chống lại những “đối thủ khác tuy hiện nay còn là bạn” – được hiểu ngầm là nhắm đến Trung Cộng và Nga.

Ông Jim Mattis cũng sẽ xem xét lại hệ thống hỏa tiễn xuyên lục địa và vũ khí hạt nhân để bảo đảm khả năng nguyên tử của Hoa Kỳ là hiện đại, có sức công phá, linh hoạt, sẵn sàng và phù hợp trong mọi hoàn cảnh để ngăn chận bất cứ mối đe dọa nào xảy ra trong thế kỷ 21.

Hải quân Đại Tá Jeff Davis, phát ngôn viên của Ngũ Giác Đài cho biết Bộ trưởng Quốc phòng đã lấy làm cảm kích trước các nỗ lực của Tổng thống “bảo đảm cho các vị chỉ huy quân đội luôn luôn có những hỗ trợ cần thiết để gia tốc những chiến dịch chống lại các quốc gia Hồi Giáo và nâng cao mức độ sẵn sàng chiến đấu của quân đội ngay bây giờ và trong tương lai.”

Tiền mất tật mang

Trong các chương trình Thời Sự Hàng Tuần, chúng tôi đã nhiều lần nói về chính sách đối ngoại yếu kém và thất bại của Barrack Obama và John Kerry. Và hôm nay, thì hậu quả đã thấy rõ sự thua thiệt trước một nước Iran hiếu chiến và thù địch. Obama đã từng hí hởn khoe thành tựu trong việc thương lượng với Iran để nước này ngưng những chương trình chế tạo nguyên tử. Sau đó đã chuyển cho Iran 14 tỷ đô la để đổi lại. Nhưng đầu tuần, có tin Iran đã phóng thử nghiệm một hoả tiễn thuộc loại là ballistic missile (hoả tiễn có mang theo đầu đạn. Sau khi hoả tiễn hết năng lượng, đầu đạn này sẽ được phóng ra và tiếp tục bay theo quán tính). Tuy cái hoả tiễn này chỉ mang đầu đạn thường, nhưng nó là một bước khởi đầu để sau này chỉ cần gắn đầu đạn nguyên tử là xong. Cuộc thử nghiệm thất bại, nhưng nó lật tẩy rằng Iran không hề từ bỏ tham vọng nguyên tử.

Đầu tuần, có một chiếc tàu nhỏ mang bom tự sát đâm vào một tàu chiến của Saudi Arabia ngoài khơi biển Yemen làm 2 thủy thủ Saudi bị tử thương. Chiếc tàu tự sát là của nhóm phản loạn Houthi do Iran yểm trợ. Người ta phỏng đoán tàu tự sát này nhắm vào 1 chiến hạm Hoa Kỳ nhưng đã đánh trật mục tiêu. Cũng trong vùng biển này, đã có những vụ tấn công vào chiến hạm của Hoa Kỳ và Cộng Hoà Ả Rập Thống Nhất Emirate. Mấy năm qua, Iran không ngừng cho tàu quấy nhiễu các chiến hạm Hoa Kỳ, nhưng chỉ gặp phản ứng yếu ớt của chính quyền Obama.

Tân Giám đốc An ninh Quốc phòng (DIA), Tướng Michael Flinn đã nói rất mạnh rằng Hoa Kỳ sẽ có biện pháp, nếu cần dùng đến vũ khí nguyên tử để đối phó. Sớm hay muộn, Hải quân Hoa Kỳ có lẽ sẽ bắn trả vào các tàu chiến của Iran nào dám mon men đến gần để quấy nhiễu.

Super bowl lần thứ 51.

Tuy không phải là fan của môn bóng bầu dục, chúng tôi cũng phải loan tin ngày mai, Chủ nhật 5 tháng hai, trận chung kết Super Bowl sẽ diễn ra tại thành phố Houston, Texas. Năm nay là năm kỷ niệm thứ 50 của giải Super Bowl.

Hai đội mạnh nhất vào chung kết là New England Patriots và SAtlanta Falcon (đương kim vô địch).

Đây là lần thứ ba, Houston được vinh dự tổ chức trận đấu quyết liệt Super Bowl. Lần đầu là Super Bowl thứ 8 năm 1974 và lần hai là Super Bowl thứ 38 năm 2004. Vì không biết nhiều về football, chúng tôi chỉ xin nêu ra một chuyện bên lề có liên quan đến chính trị. Quý vị chắc nghe đến cầu thủ Tom Brady của đội Patriots, New England. Anh này từng gây scandal trong vụ đưa ra trái bóng thiếu hơi so với tiêu chuẩn của môn bóng bầu dục. Tom Brady là một cầu thủ thủ thuộc hàng gạo côi, được trả mức lương 765 ngàn mỗi năm. Tài sản của anh hiện có 120 triệu đô la.

Nhưng mấy hôm nay, các cơ quan truyền thông phe tả đang đặt vấn đề về lập trường chính trị của Tom Brady, vì anh này ủng hộ Tổng thống Trump. Họ đòi Tom phải lên tiếng về thái độ chính trị của anh.

Thật là một đòi hỏi phi lý, phi dân chủ và bất công. Vì ai cũng nhớ cầu thủ Colin Kaepernick của đội 49ers San Francisco từng biểu lộ thái độ phản quốc bằng cách không đứng chào quốc kỳ trong một trận đấu năm ngoái. Khi người ta lên án anh ta về việc bất kính với quốc kỳ, những nhà truyền thông đã dùng Tu Chính Án số 1 để bênh anh ta. Nên biết đội bóng trả cho Kaepernick mỗi năm số lương là 11.9 triệu. Tài sản anh này hiện có 16 triệu. Kaepernick có mẹ da trắng, cha da đen. Người mẹ lúc 19 tuổi khi sinh ra anh ta thì bị người bạn trai da đen bỏ rơi, phải đem con cho ông bà Rick Kaepernick nuôi. Anh ta sùng bái tên độc tài Cộng Sản Cuba Fidel Castro qua việc anh ta mặc chiếc áo có in hình Castro và có lời tuyên bố ca ngợi tên Cộng sản này.

Việc một công dân ủng hộ ứng cử viên nào trong cuộc bầu cử là việc bình thường. Nhưng việc một công dân bất kính, phủ nhận quốc kỳ mới là điều đáng lên án. Nhất là công dân đó đang thụ hưởng sự ưu đãi vượt mức do chế độ tư bản tạo ra cho anh ta, và được bảo vệ bởi hàng trăm ngàn chiến sĩ đang phục vụ dưới lá cờ sao sọc. Đó là một thái độ vô ơn và phản phúc!