Thời Sự Hàng Tuần 02-18-2017. Một tháng của Tổng Thống TRump

Đỗ Văn Phúc  biên tập và bình luận

Tin quan trọng từ Việt Nam

Tuần này, nhiều tin từ Việt Nam cho hay dân chúng đã phát động cuộc tổng biểu tình toàn quốc để trước hết là chống sự bành trướng của Trung Cộng, sau đó là chống lại sự nhu nhược, phản bội của nhà cầm quyền CSVN và mục tiêu chót là đòi hỏi nhân quyền.

Theo lời kêu gọi 14 điểm của tổ chức Tập Hợp Quốc Dân Việt, thì đây là một cuộc vận động lớn có tính cách toàn quốc, toàn diện và lâu dài. Tổ chức này kêu gọi phát động biểu tình mỗi ngày Chủ Nhật hay các ngày nghỉ khác không nhất thiết đồng loại, nhưng phải liên tục. Họ đưa ra mẫu cờ đuôi nheo truyền thống mà từng được dùng trong thời vua chúa VN ngày xưa để làm biểu tượng tạm thời.

Nhiều người Việt Quốc Gia tại Mỹ thắc mắc tại sao không dùng quốc kỳ là cờ vàng 3 sọc đỏ?

Xin thưa rằng, vận mệnh đất nước là trong tay 90 triệu dân trong nước. Ngày nay, hầu như 90% dân VN trong nước không có liên hệ gì đến chế độ VNCH, không còn ý thức nào về nền Cộng Hoà, hay về lá cờ Vàng. Họ đã từ chối lá cờ đỏ như một sự phủ nhận không những ngụy quyền, mà cả chế độ CS. Đó là một ưu điểm, một tiến bộ trong ý thức chính trị đáng khen rồi. Còn chọn cờ màu gì, thì đương nhiên là quyền của họ. Chúng ta, những người Quốc Gia ở hải ngoại, đã không còn đủ khả năng, điều kiện để lãnh đạo phong trào đấu tranh. Vậy xin đừng áp đặt lên người dân trong nước phải theo ý thích của chúng ta.

Cũng như có người còn đặt vấn đề sao không đòi lật đổ ngụy quyền CS? Xin thưa, công việc đấu tranh không đơn giản, không hấp tấp. Phải đi từng bước mới bảo đảm thành công.

Những người trong nước phải chọn phhương sách đấu tranh ôn hoà, bất bạo động, đặt ra những đòi hỏi hợp lý hợp cảnh trong giai đoạn này là buộc nhà cầm quyền CS vào thế không thể đàn áp dã man. Và nếu chúng đàn áp, người biểu tình còn có thể kêu gọi sự hỗ trợ của quốc tế. Còn nếu giương lá cờ Vàng ba sọc đỏ ra, hô hào lật đổ Cộng Sản trong cuộc biểu tình là tạo đủ cơ hội để bọn CS đàn áp tức khắc, không thương tiếc.

Cuộc biểu tình đầu tiên

Cuộc biểu tình đã khởi động từ ngay quê hương Nghệ An của Hồ Chí Minh. Đó là tỉnh Nghệ An mà cuối năm 1956, hàng vạn đồng bào đã dũng cảm khởi nghĩa chống lại nhà cầm quyền CS và đã bị đàn áp thảm khốc với hàng ngàn người chết. Ngày nay, Nghệ An lại lâm vào đại nạn Formosa. Dân đã nghèo lại thêm đói khát cơ cực. Với tinh thần bất khuất có truyền thống, Nghệ An lại đứng lên tiên phong và sẽ xứng đáng là lực lượng chủ yếu để lật đổ CS.

Sáng ngày 14/02/2017, có khoảng hơn 1000 người dân thuộc 3 xã Quỳnh Ngọc, Sơn Hải và Quỳnh Thọ cùng Linh mục JB Nguyễn Đình Thục, Chánh xứ Song Ngọc (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) đã đến tòa án Kỳ Anh, Hà Tĩnh để nộp đơn kiện tập đoàn Formosa trong vụ công ty này thải ra chất gây ô nhiễm trên vùng biển miền Trung. Khắp các ngả đường từ giáo xứ Song Ngọc (Nghệ An) đến Kỳ Anh, Hà Tĩnh, dày đặc các an ninh, mật vụ. Đặc biệt, dọc hai bên đường quốc lộ 1, rất đông lực lượng công an, an ninh mật vụ cùng rất nhiều thành phần gọi là “quần chúng tự phát” đã được bố trí dày đặc nhằm theo dõi đoàn người khởi kiện.

Vì các xe cộ bị nhà cầm quyền gây áp lực không cho người biểu tình thuê muớn, Linh mục JB Nguyễn Đình Thục và các người khiếu kiện tuyên bố nếu đi bộ một ngày không tới, sẽ đi hai, ba ngày hoặc tới khi nào đến đích.

Hàng ngàn giáo dân thuộc giáo xứ Song Ngọc đã đi bộ từ Nghệ An đến Hà Tĩnh. Khi đến địa phận Diễn Hồng đã bị lực lượng Công An chặn lại, đàn áp. Nhiều người trong đoàn, kể cả Linh Mục Thục đã bị đánh đập tàn nhẫn.

Theo phóng viên báo địa phương, bọn lãnh đạo cộng sản tại Hà Tĩnh đã đến Tòa Giám Mục giáo phận Vinh để thuyết phục các giáo sĩ có chức sắc nơi đây yêu cầu người dân quay trở về. Tuy nhiên Tòa Giám Mục cho rằng việc đòi khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại môi trường biển do Formosa gây ra hoàn toàn chính đáng và không vi phạm pháp luật Việt Nam.

Ngay sau đó, bọn cầm quyền cộng sản Hà Tĩnh cấu kết cùng lực lượng công an gia tăng đàn áp. Rất nhiều thanh niên, kể cả trẻ em, phụ nữ trong đoàn đã bị đánh đập tàn nhẫn.

Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị mật vụ cộng sản tấn công khiến ông rách môi và chảy máu miệng. Trong cuộc trấn áp đợt này, nhà cầm quyền sử dụng cả lựu đạn cay và gạch đá ném vào đoàn người khởi kiện. Tình hình tại đây mỗi lúc một căng thẳng, Linh mục Nguyễn Đình Thục đã phát loa kêu gọi bà con bình tĩnh, ngồi xuống và cầu nguyện.

Khoảng 5 giờ chiều, Phó chủ tịch tỉnh Nghệ An xuống tận nơi nhưng họ không chịu bàn chuyện với quý vị trong nhóm biểu tình mà chỉ yêu cầu Linh mục Quản hạt đề nghị với Linh mục Nguyễn Đình Thục đưa giáo dân trở về. Sau khi lực lượng công quyền cộng sản đã rút về trạm Diễn Châu, đoàn khởi kiện đã đến Giáo xứ Đồng Tháp, thuộc huyện Diễn Châu, Nghệ An để nghỉ lại qua đêm.

Đặc biệt trong lần khởi kiện này có sự đồng hành của một số Linh mục thuộc các giáo xứ lân cận. Bên cạnh đó, người dân cũng đã chuẩn bị một số nhu yếu phẩm để tiếp tế cho đoàn người bộ hành.

Văn học Việt Nam sẽ ra sao?

Tại Văn Miếu Hà Nội, Hội Nhà Văn VN của CS vừa tổ chức một sinh hoạt văn hoá có tầm vóc. Không rõ nội dung gồm những gì. Nhưng qua vài hình ảnh do bên VN gửi qua, chúng tôi bật ngửa thấy rằng hiểu biết lịch sử văn học của nhóm Hội Nhà Văn này quá kém. Trong một pa nô có hình cụ Nguyễn Du, hai câu thơ trích trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của cụ là “Trời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” đã được viết thành: “Đời còn để có hôm nay/ Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời

Ngoài ra trên các pa nô khác, họ ghép hình ông này vào tên ông nọ. Ví dụ: hình văn sĩ Yến Lan thì ghi tên Thi sĩ Hàn Mặc Tử. Hình cụ Chu Văn An, thì đề tên Cao Bá Quát; Chân dung cụ Phan Thanh Giản được ghi tên là Nguyễn Khuyến.

Nếu những người đứng hàng đầu trong nền văn học mà kiến thức lịch sử như thế, thì hỏi tương lai văn học Việt Nam đi về đâu? 

Một tháng làm việc của Tổng thống Trump

Tổng thống Trump nhậm chức đến nay vừa tròn 4 tuần. Đúng là một chặng đường tuy ngắn so với 208 tuần của một nhiệm kỳ, nhưng lại là chặng đầu chông gai và nhiều sóng gió mà chỉ có những người quả cảm, cương quyết mới đứng vững được. Ông đã qua hơn một năm chật vật trong mùa tranh cử để ngoi lên từ một người “outsider”, thắng liên tiếp 15 đối thủ có tầm cỡ cùng đảng, rồi thắng luôn một đối thủ rất mạnh được sự yểm trợ của nhiều thế lực từ chính trị đến tài chánh.

Dĩ nhiên, một người chưa hề có klinh nghiệm chính trường, tính nết bộc trực nóng nảy, chắc sẽ phải vấp nhiều sai lầm để đối phương lợi dụng vào đó mà khai thác, đánh phá.

Sơ hở của ông, ai cũng dễ nhận thấy.

Thế gian có ba loại người sẽ hành xử, phản ứng khác nhau trước cùng sự kiện. Loại thâm trầm, mưu mô, khi bị đánh phá, sẽ im lặng, làm như chuyện không có. Nhưng sẽ chờ cơ hội thật tốt, đúng lúc để đánh trả đòn chí tử cho đối phương. Loại người thứ hai, sẽ bình tĩnh đáp trả sau khi đã đắn đo lựa lời, tìm ý. Còn loại người bộc trực, nóng nảy sẽ trả đòn ngay bất cần ý tứ.

Ông Trump thuộc loại nào trong 3 loại người trên, chắc quý vị đều nhìn ra.

Vì thế, trong làm việc cũng thế. Ông đã làm những điều theo đúng lời đã hứa khi tranh cử và được sự đồng tâm hiệp ý của đa số cử tri. Ông cũng đã tiếp tục, thúc đẩy những chính sách đã có sẵn từ các thời Tổng thống tiền nhiệm, kể cả các Tổng thống Dân Chủ. Nhưng ông vẫn bị xuyên tạc, đánh phá.

Đó phải chăng là vì khi ban hành điều gì, ông đã quên dọn đường dư luận để giải thích và thuyết phục trước. Vì thế, đối với những người ít quan tâm đến chính sách của các chính phủ, họ dễ bị những phần tử xấu khích động để phản đối ông!

Chuyện lộn xộn của các viên chức trong nội các mới

Tướng Michael Flinn từ chức Cố vấn An ninh Quốc gia mà ông mới được Tổng thống Trump bổ nhiệm vì ông bị cáo buộc đã gọi điện thoại nói chuyện với Đại sứ Nga về biện pháp chế tài đôí với nước Nga. Trong một văn thư của Ủy ban Tư Pháp Thượng viện gửi đến ông Jeff Sessions Bộ trưởng Tư Pháp và ông James Comey, Giám đốc FBI; TNS Chuck Grassley (Chủ Tịch Ủy Ban) và bà TNS Diane Feinstein đã cho rằng hai cơ quan trên (Bộ Tư Pháp và FBI) đều có dính líu vào vụ của ông Michael Flynn. Họ đòi các viên chức trong hai cơ quan tên phải trả lời trước Ủy Ban cũng như đưa ra chứng cớ về cuộc điện đàm giữa ông Flynn và Đại Sứ Nga vào ngày 27 tháng 2 này..

Tuy đã chấp nhận sự từ chức của ông Flynn, Tổng thống Trump đã có lời ca tụng ông Flynn là người xuất sắc và than phiền ông Flynn đã bị đối xử thiếu công bằng.

Nhưng không có chứng cớ nào ông Flynn làm bậy một cách nguy hại cho an ninh quốc gia. Ông Flynn nói rằng việc trò chuyện với Đại Sứ Nga cũng như bất cứ điện đàm nào mà ông đã thực hiện với nhiều người trong thời gian chuyển tiếp quyền hành giữa hai Tổng thống. Thoạt đầu ông Flynn chối rằng ông không đề cập đến vấn đề cấm vận đối với Nga, và ông đã nói với Phó Tổng thống Pence như thế. Nếu ông có sai chăng, thì đó là vì ông đã làm chuyện điện đàm này trong lúc Obama còn tại chức. Và như thế là không hợp với nguyên tắc hành chánh.

TNS John McCain qua việc này đã cho rằng có sự làm việc lủng củng trong nội các Trump. Ông còn nêu ra nghi vấn việc quan hệ giữa Tổng thống Trump và Tổng thống Putin của Nga. Ông cũng tỏ ra chống đối việc Tổng thống Trump tuyên bố ủng hộ biện pháp tra tấn như đổ nước vào miệng nghi phạm.

Thật ra thì tất cả phương pháp tra tấn đều được các cơ quan điều tra dân chính lẫn quân sự sử dụng trong bất kỳ nước nào. Bọn tội phạm, nhất là bọn khủng bố không dễ khuất phục bằng các phương pháp mềm dẻo. Chúng được huấn luyện một sức chịu đựng về tinh thần lẫn thể chất rất cao. Nhưng con người có giới hạn của sự chịu đựng. Nếu không làm mạnh thì không làm sao khai thác tin tức được. Và đây là việc an ninh tối thượng của quốc gia nếu không khai thác được thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Nước nào, dù dân chủ hay độc tài, cũng phải sử dụng các phương pháp tra tấn cả. Thời Pháp thuộc qua VNCH, cũng phải sử dụng tra tấn để khai thác tin tức của địch. Qua thời CS chiếm đóng, chúng tra tấn còn tàn bạo hơn. Chúng tôi cũng đã qua những nhục hình mà nhiều người mang thương tật suốt đời. Có khác nhau chăng là sự che đậy bên ngoài, hô hào cấm nhặt để tỏ ra mình là nhân đạo mà thôi.

Ông Andrew Puzder, được đề cử làm Bộ trưởng Bộ Lao Động, đã xin rút lui vì vài lý do cá nhân. Khi còn làm chủ doanh nghiệp, ông đã mướn người làm là di dân bất hợp pháp làm việc nhà. Nhưng ông giải thích sau khi phát giác ra người này là bất hợp pháp, đã cho nghỉ việc và giúp cho bà ta nộp hồ sơ hợp pháp hoá. Ngoài ra còn vụ bà vợ cũ tố cáo bạo hành gia đình. Ông Puzder là người đầu tiên rút lui trong nội các Trump. So với thời ông Obama cỏ vị, thời ông Bush (con) có 2, thời Clinton cọ, và thời Bush (cha) có 1.

Còn vụ bà Conway, Cố vấn đặc biệt của Tổng thống, cũng gây sôi động. Kelly Anne Conway bị cho rằng có hành động sai nguyên tắc khi đài FOX đề cập đến công ty Northdrom loại bỏ sản phẩm của Ivanka Trump ra khỏi danh mục của công ty, Kellyanne đã nói người mua nên mua sản phẩm của Ivanka và đuà rằng bà đã quảng cáo không công cho Ivanka.

Ai cũng thấy có sự phá thối từ ngay trong toà Bạch Cung khi mà các nhân viên mới của hành pháp Trump chưa thay thế hết nhân viên cũ thời Obama. Những cuộc nói chuyện của Tổng thống Trump từ Toà Bạch Cung với các nguyên thủ các nước, Tuỳ viên Báo chí chưa loan tin, thì tin tức đã xì ra ngoài cho công chúng. Nhất là đài CNN vốn đối lập với ông Trump, từng bị ông chê là truyền thông dỗm lại nhanh tay nhận và tung tin. Mà lại toàn bộ, nguyên văn cuộc nói chuyện trong đó có chuyện vui, chuyện không vui; chuyện tốt, chuyện xấu…

Chiều thứ Năm, trong cuộc họp báo tại Bạch Cung, Tổng thống Trump đã cho hay sẽ ra lệnh cho cơ quan an ninh điều tra vụ tiết lộ tin tức này.

Những thí dụ mà vài lần chúng tôi đã nêu ra trong các chương trình tuần trước về việc xuyên tạc các việc làm, lời tuyên bố của ông Trump, tưởng không mất thì giờ nhắc lại.

Theo Sperry, chính cựu Tổng thống Obama đang đứng sau lưng những phong trào phá rối nhằm triệt hạ Tổng thống Trump. Người thân cận của Obama lập ra phong trào gọi là Obama for Action (OFA) có 32 ngàn người tình nguyện, quyên được 40 triệu nhằm chi dùng trong việc tổ chức các cuộc biểu tình, mua giới truyền thông và tạo ra các video đưa lên truyền thông internet.

Hôm Thứ ba 31/1/2017, ông Tim Kaine, người đứng chung với Hillary Clinton trong cuộc chạy đua vào Bạch Cung năm ngoái cũng đã viết cho bà Elizabeth Warren với câu nói lộ hẳn sự thiếu hiểu biết hay cố tình xuyên tạc sắc lệnh của Trump. Ông viết như sau: “Donald Trump quytế định hạn chế di dân và tị nạn từ các nước Hồi Giáo vào Hoa Kỳ là sai hoàn toàn… Lọc ra những cá nhân chỉ vì đức tin của họ là chống lại những giá trị căn bản của Hoa Kỳ” (Donald Trump’s decision to restrict immigrants and refugees from Muslim countries from entering the United States is just plain wrong….A founding principle of our country is the right to worship, or not to worship, as you choose. Singling out individuals because of their faith represents an assault on our basic values as Americans.) Sau đó, ông kêu gọi tranh đấu chống lại Trump: “We need to fight back and make our voices heard.”

Cũng nhắc sơ qua vụ các Tiểu Bang Washington và Minnesota kiện xin ngăn cản sắc lệnh di dân, được toà Liên Bang tại Seattle chấp thuậ. Sau đó khi lên toà khiếu nại, cũng được toà này đồng ý. Tổng Thống Trump cho hay ông sẽ không muốn phí them thì giờ đeo đuổi khiếu tố, mà sẽ có biện pháp khác.

Các cuộc gặp gỡ giữa ông Trump và các nguyên thủ các nước đồng minh

Tổng thống Trump gặp gỡ Thủ Tướng Israel Benjamin Netayahu. Tổng thống Trump chưa phát biểu dứt khoát về lập trường 1 hay 2 nhà nước tại vùng này. Tuy nhiên ông kêu gọi Israel tạm ngưng việc xây dựng khu gia cư trên phần đất mà Palestine đòi quyền sở hữu.

Tổng thống Trump cũng tiếp đón Thủ tướng Nhật Shinto Abe, tuyên bố sự gắn bó và cam kết thân thiết giữa hai đồng minh.

Sau Iran, đến North Korea lại thí nghiệm hoả tiễn mang đầu đạn. Lần này bắn ra tới hải phận Nhật Bản.

Tổng thống Trump cũng đã gặp và bàn luận với Thủ Tướng Canada Trudeau. Họ đã bàn về hiệp ước NAFTA.

Obama trước khi mãn nhiệm kỳ đã tuyên bố chấp nhận cho nhập cư hàng ngàn dân tị nạn mà Australia từ chối. Con số tị nạn lên đến hàng ngàn người, đa số từ các nước Hồi Giáo ở Nam Á, từ Bangladesh, Miến Điện. Australia đã đẩy họ ra một hòn đảo và giữ tại đó không cho nhập cảnh vào đất liền. Tổng thống Trump đã chê việc Obama thương lượng việc này là “ngu xuẩn” (Dump Deal). Chắc chắn ông ta sẽ xét lại việc này. Úc đã lên tiếng phản đối cho rằng đã có sự cam kết giữa hai nước.

Lạ nhất là khi Úc từ chối dân tị nạn này, không thấy ai lên tiếng chỉ trích Úc là kỳ thị Hồi Giáo hay bất nhân với người tị nạn. Nhưng buồn cuời ở điểm là báo chí tung ra tin cho hay Trump đã mắng nhiếc Thủ Tướng Úc. Sau đó, thì ông Thủ Tướng này lên tiếng đính chính không có cãi cọ gì cả mà chỉ bàn thêm vài chi tiết. Tổng thống Trump có hứa sẽ nhận tị nạn, nhưng phải qua thanh lọc kỹ lưỡng.

Các nước Âu Châu đang mùa bầu cử. Những ứng cử viên đang theo gương Trump trong vấn đề di dân. Vì sau những năm mở rộng cửa đón tiếp di dân Hồi, nay các nước này đang lâm vào tình trạng bất an. Phải chi nhnữg hình ảnh quấy phá của bọn di dân Hồi được chiếu hàng ngày cho dân Mỹ xem để họ thấy được thảm hoạ và quyết định nủg hộ các biện pháp của ông Trump.

Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis đã đi thăm khối NATO và khuyến khích các nước thành viên tăng thêm ngân sách quốc phòng vì Hoa Kỳ sẽ còn phải tự lo lấy mình, không thể cứ cáng đáng mãi. Vào đầu năm nay, một lữ đoàn tinh nhuệ của Quân Đội Hoa Kỳ đã được điều động đến Ba Lan và nước dân chúng nước này hoan hô nhiệt liệt. Họ giăng những biểu ngữ nói rằng “Chúng tôi đã chờ các anh quá lâu rồi.”

Nhưng ông Mattis đang bị Bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu giận dữ phản đối vì ông Mattis đã tuyên bố Mỹ sẽ đàm phán với Nga trên thế mạnh. Lời tuyên bố này được đưa ra chỉ vài giờ trước khi hai vị Tham Mưu Trưởng Mỹ, Tướng Joe Dunford và Tham Mưu Trưởng quân đội Nga, Tướng Velery Gerasimo gặp nhau trong một cuộc đàm phán tại một nước chư hầu cũ của Nga là Azerbaijan. Đây là cuộc gặp đầu tiên giữa hai viên chức cao cấp nhất quân đội hai bên kể từ khi ông Trump nhậm chức.