Thời Sự Hàng Tuần 02/11/2017 – Về Sắc Lệnh Di Dân của Tổng thống Trump

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Vài tin ngắn quan trọng:

Các thành viên nội các Trump được biểu quyết phê chuẩn: TNS Session (Bộ Trưởng Tư Pháp), và sự cản trở của bà Elizabeth Warren. Bà này đưa ra lá thư của vợ Mục Sư King 31 năm trước để cho rằng ông Session kỳ thị da đen khi ông làm quan toà xét xử bà King phạm tội về gian lận tiền bạc. Thượng Viện đã cắt đứt bà Warren, đuổi xuống khỏi bục. Hôm thứ Năm, bà King lên tiếng trên truyền hình cho rằng bà Warren đã dung lá bài về màu da (Race Card).

Quý vị đã được phê thuận: Tướng James Mattis (Quốc Phòng), bà Nikki Haley (Đại Sứ tại LHQ), Elaine Chao (Giao Thông), Tướng John Kelly (Nội An), Ông Pompeo (CIA), ông Rex Tillerson (Ngoại Giao), ông Jeff Session (Tư Pháp), bà Betsy Devos (Giáo Dục), Reine Priesbus (Chánh Văn Phòng Bạch Cung).

Toà 9th Circuit Court of Appeal sẽ xét vụ Hành Pháp khiếu nại Thẩn Phán Liên Bang tại Seattle, Washington cản trở việc thi hành sắc lệnh của TT Trump về di dân và tị nạn. Ba thẩm phán này cho rằng sắc lệnh này là kỳ thị Hồi Giáo. Thực tế, trong 7 nước mà Trump ngăn cấm, thì Iran là kẻ thù quá rõ rệt, các nước Sudan, Somalia, Lybia, Syria, coi như vô chính phủ, Iraq, Yemen thì cũng là những nước đang có chiến tranh với ISIS và khủng bố.

Đáng buồn cho sự hiểu biết về thời sự của Nữ Dân biểu Maxine Waters (D-California) khi bà ta nói: Nga tiến chiếm Korea (When Putin is continuing to advance into Korea!)! https://www.facebook.com/RTvids/videos/1463637886979793/

Về Sắc Lệnh Di Dân của Tổng thống Trump

Trong hơn một tuần vừa qua, việc Tổng thống Trump ban hành Sắc Lệnh tạm cấm nhập cảnh từ 7 nước Hồi Giáo có liên quan nặng nề về vấn đề khủng bố cũng như tạm ngưng nhập cư từ các nước trong vòng 120 ngày đã gây nhiều xôn xao, chống đối từ những thành phần tả khuynh và phóng túng. Ngay cả một số truyền thông Việt Ngữ và vài cá nhân nổi tiếng cũng lên tiếng phê phán và chống đối.

Hầu như ít người chịu đọc hết bản văn của sắc lệnh mà phòng Báo Chí Toà Bạch Cung đã gửi ra ngày 27 tháng 1, 2017. Bản Sắc Lệnh này dài 6 trang với 11 phần và nhiều mục. (Giải thích Sắc Lệnh và Sắc Luật.)

Ngay tiêu đề và trong phần 1 của Sắc Lệnh đã nêu rõ mục đích của nó là nhằm “bảo vệ đất nước khỏi bọn khủng bố ngoại quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ” (Protecting the nation from foreign terrorist entry into the United States). Trong đoạn 3 của phần 1 có ghi rõ “nhằm mục đích bảo vệ người Mỹ, Hoa Kỳ phải bảo đảm rằng những người đuợc phép nhập cảnh vào Mỹ là những người không có thái độ thù địch phương hại đến Hoa Kỳ và những nguyên tắc căn bản của Mỹ. Hoa Kỳ không thể, và cũng không nên cho nhập cư những người không tôn trọng Hiến Pháp, hoặc những người có những ý thức hệ bạo động chống lại luật pháp Hoa Kỳ.”

Phần 2 giải thích chính sách của Hoa Kỳ là “bảo vệ công dân không bị những cá nhân tấn công khủng bố và ngăn chặn những người ngoại quốc có ý đồ lợi dụng luật di trú cho những mục tiêu gian xảo của họ

Phần 3 nói về phương cách và trách nhiệm của các cơ quan an ninh trong việc cấp chiếu khán nhập cảnh, điều tra, thanh lọc…

Phần 4 nói về việc cải thiện các tiêu chuẩn thanh lọc cho tất cả các chương trình di dân. Đó là nhiệm vụ của Bộ Ngoại Giao, Bộ Nội An (DHS), Giám đốc cơ quan Tình Báo Quốc Gia (DNI), và Cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI).

Phần 5 nói rõ việc tạm hoãn chương trình tị nạn (U.S. Refugee Admissions Program (USRAP)) trong 120 ngày để trong thời gian đó, các cơ quan liên hệ sẽ duyệt xét các đơn xin tị nạn và nghiên cứu diễn trình sao cho hợp lý để bảo đảm rằng những người được chấp thuận sẽ không tạo ra nguy hiểm cho nền an ninh và phúc lợi của Hoa Kỳ. (to ensure that those approved for refugee admission do not pose a threat to the security and welfare of the United States). Những người đã nộp đơn xin tị nạn có thể được chấp thuận ngay khi các diễn trình này hoàn tất. Nhưng chỉ với những người từ các quốc gia mà Bộ Ngoại Giao và các cơ quan An Ninh đã phối hợp để xác định rằng các thủ tục đầy đủ để bảo đảm về an ninh và phúc lợi của Hoa Kỳ. (Refugee applicants who are already in the USRAP process may be admitted upon the initiation and completion of these revised procedures. Upon the date that is 120 days after the date of this order, the Secretary of State shall resume USRAP admissions only for nationals of countries for which the Secretary of State, the Secretary of Homeland Security, and the Director of National Intelligence have jointly determined that such additional procedures are adequate to ensure the security and welfare of the United States.)

Mục (b) trong phần 5 này có nhắc đến ưu tiên cho những người tị nạn vì bị ngược đãi ví lý do tôn giáo khi tôn giáo của họ là thiểu số tại quốc gia của họ. Những người tị nạn từ Syria thì có vấn đề đối với quyền lợi an ninh của Mỹ cho nên phải tạm ngưng cho đến khi nào có những thay đổi trong chương trình tị nạn để bảo đảm việc chấp thuận cho họ phù hợp với quyền lợi của Hoa Kỳ (mục (c)). Mục (d) cũng có nội dung tương tự đối với hơn 50 ngàn dân tị nạn nói chung trong tài khoá 2017.

Mục (e) mở ra lối thoát cho nhiều trường hợp mà các cơ quan Hoa Kỳ sẽ cứu xét riêng rẽ. Ví dụ những người tị nạn tôn giáo, hay những người đã thông qua các thủ tục đang chờ nhập cảnh, mà một sự từ chối sẽ tạo ra những khó khăn cho họ và dĩ nhiên phải bảo đảm không nguy hại về mặt an ninh.

Mục (f) ấn định trách nhiệm của Bộ Ngoại Giao phải đệ trình lên Tổng thống bản báo cáo tiên khởi về những trường hợp cá nhân được ưu tiên trong vòng 100 ngày sau ngày ký Sắc Lệnh hành chánh này cùng với bản báo cáo thứ hai trong vòng 200 ngày kể từ khi có lệnh này.

Phần 6 và phần 7 nói đến các việc không cho nhập cảnh nếu có dính líu về nạn khủng bố. Phần 7 nói về sự tiến hành bản theo dõi những du khách xuất và nhập cảnh để ngăn ngừa kịp thời hành vi khủng bố trên đất Mỹ.

Phần 8 liên quan đến việc cấp phát Visa và phỏng vấn về an ninh trong đó tạm ngưng chương trình miễn sự phỏng vấn khi cấp Visa. Mà đòi hỏi những người không phải di dân đến Mỹ phải trải qua cuộc phỏng vấn trực tiếp do nhân viên an ninh, nhưng cũng có nêu ra sự miễn trừ.

Phần 10 quy định sự trong sáng, minh bạch của các chính sách nhằm phục vụ lợi ích quốc gia bằng cách phối hợp giữa các cơ quan trách nhiệm để thông báo ra công chúng Hoa Kỳ trong vòng 180 ngày, và mỗi lần khác cách nhau 180 ngày.

Obama từng nói không cần quốc hội: Chúng ta sẽ không chờ lập pháp gì hết để bảo đảm chúng ta đáp ứng nhu cầu của dân Mỹ. Tôi có cây bút và điện thoại”. Đó là tuyên bố của TT Obama tháng Giêng 2014

Xin nhắc lại trong 7 nước mà Tổng Thống Trump tạm ngưng cho nhập cảnh thì có 5 nước đang chiến tranh, coi như loạn lạc, vô chính phủ (Sudan, Somalia, Lybia, Syria, Yemen), một nước đại thù là Iran và nước Iraq cũng chưa ổn định

Phản ứng phe Dân Chủ, Tả khuynh và Liberal: Chưa thấy quan tài, chưa đổ lệ. 

Những điều khoản trong Sắc Lệnh hành chánh này là để thi hành chính sách cố hữu của bất cứ chính phủ nào. Dù Tổng Thống Cộng Hoà hay Dân Chủ, họ đều phải đặt an ninh và phúc lợi của Hoa Kỳ lên hàng đầu, vì đó là nhiệm vụ hiến định và cũng là nhiệm vự của bất cứ công dân nào.

Nội dung bản Sắc Lệnh hay những lời tuyên bố của Tổng thống Trump không hề nói đến việc chấm dứt chương trình di dân hay tị nạn. Hoa Kỳ đất rộng người thưa, cũng rất cần nhân lực để xây dựng. Vì thế chính sách di dân mỗi năm ấn định một số lượng người từ các nước. Hoa Kỳ cũng là nước lãnh đạo khối tự do, cổ xúy cho dân chủ nhân quyền, nên rất rộng rãi trong việc chấp nhận người tị nạn mà không hề so tính hơn thua.

Nhưng đã di dân, thì phải qua đường hợp pháp. Đã tị nạn thì cũng phải qua điều tra thanh lọc để đem đến Hoa Kỳ những người xứng đáng mà không gây nguy hiểm về sau.

Luật đời là có vay, có trả. Người di dân hay tị nạn được đất nước Hoa Kỳ mở rộng vòng tay tiếp đón, lo lắng nơi ăn chốn ở, săn sóc sức khoẻ, lo việc học hành trong thời gian đầu để làm quen với nếp sống mới. Hoa Kỳ thậm chí còn cung cấp dài hạn, mãn đời cho những người già cả, bệnh tật. Người Mỹ đi làm đóng thuế phải bỏ ra hàng tỷ bạc để lo cho họ. Chưa có một đất nước nào độ lượng và nhân đạo đến thế. Vì thế, người mới đến phải nhanh chóng thích nghi, kiếm việc làm để đóng góp. Hoa Kỳ, hay bất cứ nước nào, không thể mở toang cửa cho bất cứ ai ồ ạt tràn vào với mục đích hưởng thụ phúc lợi mà không đóng góp. Cũng không thể mở toang cửa cho bọn tội phạm, bọn khủng bố xâm nhập vào để phá hoại trật tự và an ninh chung.

Những người biểu tình không phải không biết những điều đó. Nhưng họ vẫn tiếp tục làm ầm ỉ lên chỉ vì ứng cử viên của họ thua trong cupộc bầu cử, và cũng vì họ không thích – nói đúng hơn, họ thù hằn một cách vô cớ tân Tổng thống Trump.

Nhìn vào thành phần tham gia biểu tình, đa số là dân Hispanic, có cả dân Hồi giáo bịt mặt, có những người mà khuôn mặt lộ ra là thành phần bất hảo. Chúng ta thấy có tấm bảng ghi “Mexicans for Muslim”. Người Mexico thì mắc mớ gì mà can thiệp vào chuyện Mỹ ủng hộ Muslim? Rồi tấm bảng “Immigrants, Welcome” Rõ ràng là vô duyên, trật đường rầy, vì ông Trump có chống Immigrants đâu! Rồi lại thấy “Build Bridge, not Wall”. Không biết cái nhà riêng của những người này có xây hàng rào, có đóng cửa nhà ngày như đêm không? Thậm chí bà Nancy Pelosi còn nói rằng những di dân có quyền. Quyền gì? Quyền công dân chỉ dành cho công dân có quốc tịch, hay ít ra có thẻ xanh. Còn những người ngoại quốc thì hãy về nước của họ mà đòi quyền.

Chúng tôi không biết những người tả khuynh này có xem đến những đoạn phim, có đọc đến những tin về bọn Hồi quá khích đang quậy phá ở Âu Châu hay Úc Châu không! Ngay cả tại Mỹ cũng đã xảy ra nhiều và làm chết cả ngàn sinh mạng dân Mỹ vô tội. Hay là hình ảnh hai toà nhà World Trade Center đã phai mờ vì nó xảy ra đã hơn 15 năm? Hay hình ảnh và tin tức những công dân Mỹ bị bọn di dân BHP giết chết không dính líu gì đến họ. Có lẽ phải chờ cho việc này xảy ra với thân nhân họ, họ mới thức tỉnh chăng? 

Phản ứng trong cộng đồng Mỹ gốc Việt

Bất cứ một lệnh nào mới ban hành, dĩ nhiên sẽ gây trở ngại cho một số nhỏ nào đó. Chúng ta không lấy sự thiệt thòi của vài cá nhân để lên án cả chính sách mà quyền lợi đa số là chính yếu.

Người Mỹ gốc Việt thường theo dõi tin tức thì có cái nhìn khá chính xác. Nhưng còn vô số người không có đủ phương tiện mà chỉ cậy vào một số báo chí Việt Ngữ thì rõ ràng đã bị hoang mang và bị đầu độc.

Một luật sư Việt Nam, ông Huy Nguyễn ở Philadelphia tự dưng kêu gọi người Việt tham gia biểu tình chống sắc lệnh này vì ông lo ngại rằng ông Trump sẽ đi xa hơn mà gây nguy hại cho di dân Việt, Dù rằng ông khẳng định trước đó là :”“Ngay lúc này, sắc lệnh của ông Trump không trực tiếp nói gì về những người gốc Việt cả. Nhưng đừng vì thế mà tin chắc rằng ngày mai, ngày mốt, mình sẽ không sao. Tôi khuyên cộng đồng chúng ta nên tham gia biểu tình chống lại sắc lệnh này của ông Trump, bởi vì không ai tiên liệu được hành động của ông ấy.”

Rồi thêm Luật Sư Trịnh Hội đổ thêm dầu vào lửa khi ông nêu ra một trường hợp gia đình tị nạn Việt Nam còn kẹt tại Thái Lan do Sắc lệnh của Tổng thống Trump. Ông còn nói: “Trước đây, nước Mỹ nhận người tị nạn nếu họ chứng minh được là bị ngược đãi tại quê hương mình. Bây giờ, một người tị nạn, trước khi được vào Mỹ, phải chứng minh rằng mình sẽ đem lại lợi ích cho Mỹ… Đã bị đàn áp, phải bỏ nước ra đi, làm sao có thể chứng minh mình sẽ đem được lợi ích cho Mỹ? Điều này vi phạm Công Ước Liên Hiệp Quốc về dân tị nạn mà chính nước Mỹ đã ký kết.”

Tôi không rõ ông Trịnh Hội tìm ra đâu trong bản Sắc Lệnh dài 6 trang có câu đòi hỏi người tị nạn phải đem lợi ích cho nước Mỹ?

Với trình độ của một luật sư, với khả năng Anh Ngữ của ông ta, tôi biết ông ta không thể không hiểu những chữ National Interests. Interests ở đây không mang cái nghĩa hạn hẹp là làm điều có lợi vật chất, mà nó mang một ý nghĩa cao hơn, tổng quát hơn, bao gồm tất cả những điều tốt đep cho cộng đồng, cho đất nước trên tất cả mọi lãnh vực.

Chương trình tị nạn dành cho hàng triệu người đến Mỹ không hề đặt vấn đề những người này phải làm gì để đóng góp. Có hàng vạn cựu tù nhân chính trị Việt Nam khi đến Mỹ đã già yếu, bệnh hoạn. Họ mất sức và không đi làm, tuy chưa hề góp một xu thuế cho Hoa Kỳ nhưng vẫn được hưởng trợ cấp an sinh xã hội, có phiếu thực phẩm, có thẻ Medicaid hậu hỉ. Chính sách này dưới thời ông Trump đâu có thay đổi.

Có khác chăng là sự cho phép nhập cư phải qua sàng lọc thật kỹ để tránh tình trạng gian dối. Trong những vụ kết hôn giữa người người Mỹ gốc Việt và các anh, chị bên VN có không ít những trường hợp giả mạo để đưa người nhập cư? Cũng không thể chối rằng trong chương trình Tị nạn cựu Tù Nhân Chính Trị, cũng có những hồ sơ giả mạo, thậm chí có cả cán bộ Cộng Sản trà trộn vào?

Ông Trịnh Hội dựa vào đâu để nói rằng “Người Việt tị nạn còn quá nhiều, mà ông Trump đang khép cánh cửa cho chúng ta hết phân nửa rồi.” Để rồi ông lại kêu gọi người Việt hùa vào với bọn tả khuynh để phản đối.

Nhưng không phải luật sư Viêt Nam nào cũng mù quáng như Trịnh Hội. Theo Luật Sư Steven Tuấn Phạm tại Houston, thì: “Sắc lệnh này của ông Trump không nhắm vào người gốc Việt. … Riêng về việc này, ông Trump chỉ làm rùm beng mà thôi. Dưới quyền những tổng thống khác, thời gian 120 ngày để thẩm định này vẫn được áp dụng. Chỉ có khác là lúc trước người tị nạn được nhận trước, thẩm định sau. Bây giờ ngược lại, thế thôi.”

Trên đài Việt Nam Hải Ngoại, trong một mục không rõ tên, một người tên là Anh Tuấn (không rõ có phải Luật Sư Anh Tuấn trong tổ hợp Luật của Đỗ Phủ không); khi trả lời một nữ thính giả đã to tiếng mắng những người chống Obamacare là ngu xuẩn. Ông này còn coi những việc làm mới đây của Tổng Thống Trump là lếu láo, sử dụng quyền một cách cẩu thả, và sau cùng ông ta phán rằng những người bỏ phiếu cho ông Trump là bọn thất học ngu dốt. Có thể nói những câu trả lời của ông Tuấn Anh này thật không thể chấp nhận được. Vì dù có bất đồng ý kiến, cũng không ai có quyền mắng người khác là ngu dốt, thất học…

Lại thêm ông cựu luật sư Nguyễn Cần, bút hiệu Lữ Giang (AKA Tú Gàn, ) một cây bút được người Việt hải ngoại đánh giá rất thấp về cách viết hung hăng, chuyên chửi bới để kiếm ăn… Ông ta cho rằng Tổng Thống Trump cai trị bằng Sắc Lệnh, coi đó là xảo thuật để đánh lừa quần chúng.

Chắc ông quên rằng Hiếp Pháp và Luật Pháp Hoa Kỳ cho phép các Tổng Thống được quyền ra các Sắc Lệnh để điều hành chính phủ. Trước Tổng thống Trump, Obama đã ban hành tổng cộng 276 sắc lệnh. Ông Obama đã ngang nhiên tuyên bố: “Tôi có cây bút trong tay, không cần Quốc Hội.” Người ban hành nhiều sắc lệnh nhất là Tổng thống Franklin Roosevelt với 3522 lần.

Tại vùng DC, có bà Ngọc Giao tự xưng một ký giả, Chủ tịch của Voice of Vietnamese American. Bà này đã viết một bài dài kêu gào trên trang Facebook kịch liệt đả kích Tnổg thống Trump và tuyên bố rằng “Voice of Vietnamese American đứng về phía người tị nạn và di dân Hồi giáo để bảo vệ những giá trị của Hoa Kỳ” (Voice of Vietnamese American stands with Refugees and Muslim Immigrants in Protecting the American Values). https://www.facebook.com/notes/voice-of-vietnamese-americans/voice-of-vietnamese-americans-stands-with-refugees-and-muslim-immigrants-in-prot/1567629333251589

Bà đã bị nhiều người phản đối việc lạm xưng là Tiếng nói của Người Mỹ Gốc Việt.

Là người trí thức, lại chuyên ngành Luật, các ông nên công bình và trung thực. Từ mấy tháng qua, truyền thông khuynh tả đã bóp méo, cắt xén để xuyên t5ac việc làm của Tổng thống Trump.Và cũng vì ông Trump quá cứng rán, bộc trực, đã ăn miếng trả miếng với báo chí, đã khai chiến với truyền thông. Vì thế rất khó mong giới truyền thông tả khuynh này sẽ lùi bước. Chắc chắn họ sẽ phối hợp với phe Dân Chủ để tìm cách đánh gục Tổng thống Trump như họ từng làm với vài Tổng thống trước đây.

Phần hai, xin xem trong trang web sau:

Nạn Khủng Bố tại Hoa Kỳ