Thời Sự Hàng Tuần 04/08/2017 – Susan Rice và vụ nghe lén TT Trump

Đỗ Văn Phúc biên tập & bình luận

Nói qua việc TT Trump tiếp đón Tập Cận Bình không có nghi thức tương xứng. Tập không được đón ở Thủ Đô mà là một nơi nghỉ mát, xuống phi cơ không kèn trống, không thảm đỏ ở cầu thang… Và đặc biệt ngay trong ngày, TT Trump ra lệnh đánh bom Syria, đồng minh của Nga, như là cú dằn mặt Tập. (Nga tao cũng đánh, huống chi mày?)

Dân vượt biên giảm sút

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nội An Hoa Kỳ, trong tháng 3, số dân vượt biên giới từ Mexico vào Hoa Kỳ đã giảm một cách rõ rệt. Với con số 12 ngàn người bị Cảnh sát Biên Giới (Border Control) chận bắt trong tháng 3 so với 54 ngàn trong tháng 2, 2017. Con số của tháng 3 này được xem là thấp nhất từ 17 năm qua.

Bộ Trưởng Nội An John Kelly nói rằng việc số người vượt biên bị bắt giữ giảm sút không phải là chuyện bất ngờ, mà đó là do chính sách cứng rằn của Tổng Thống Trump. Không biết việc giảm sút này còn kéo dài không vì trong mùa lạnh, số vượt biên thường ít, mà chỉ tăng khi qua muà hè. Nhưng trong mùa lạnh vừa qua, con số vượt biên cao (43 ngàn) là vì dân Trung Mỹ muốn vào Mỹ trước ngày ông Trump nhậm chức. Tháng qua, có không tới 1000 đứa bé đi một mình và 1100 đi với gia đình bị bắt giữ. Đa số là dân từ các nước Hondura, El Salvador và Guatemala.

Vào tháng 12, 1994 thời Tổng Thống Clinton, Hạ Viện Mỹ bỏ phiếu chấp thuận việc xây những đoạn tường ở biên giới tại những nơi còn sơ hở trong đó có 860 dặm với ba lớp hàng rào và những trụ xi măng dể chặn xe cộ. Đạo luật này cũng được Thương Viện thông qua ngày 17 tháng 5, 2006 với số phiếu 87/100 thuận. Trong số phiếu thuận có phiếu của bà Hillary Clinton, ông Joe Biden và Barack Obama. Đạo luật này có kèm với sự hứa hẹn sẽ tạo cơ hội cho 12 triệu di dân bất hợp pháp được xét cấp quyền công dân cũng như tăng gấp đôi số di dân hợp pháp được nhận vào Hoa Kỳ so với con số của thập niên 1970. Qua năm 2007, Quốc Hội chấp thuận một kế hoạch gia tăng việc xây tường biên giới Mỹ-Mễ dài khoảng 700 dặm. Đến 2009, Tổng Thống Obama chi ra hơn 7 tỷ đô la để xây tiếp đoạn tường dài 650 dăm.

Như thế, rõ ràng việc chủ trương xây tường biên giới là việc làm của bất kỳ Tổng Thống nào, Dân Chủ hay Cộng Hoà. Vậy mà ngày nay, đám Dân Chủ to miệng lên án ông Trump nào là độc tài phát xít, là kỳ thị di dân, là bất nhân là đi ngược truyền thống của Mỹ. Những người trước đây từng ủng hộ việc xây tường như Hillary Clinton, Chuck Schummer lại càng đả kích Tổng Thống Trump mạnh bạo nhất. Và các tờ báo tả khuynh cứ theo đà đó mà đồng loạt đánh Tổng Thống Trump.

Trong khi bức tường biên giới Mỹ- Mexico càng ngày càng lỏng lẻo, thì ở biên giới Nam Mexico tiếp giáp với Guatemala, chính phủ Mexico củng cố bức tường của họ để ngăn chặn dân nhập cư từ các nước Trung Mỹ. Mexico chống lại chính sách của Hoa Kỳ về di dân lậu gốc Mễ và Trung Mỹ, nhưng chính họ trong thực tế, đã trục xuất 92,889 dân lậu Trung Mỹ trong thời gian nửa năm từ tháng 10, 2014 đến tháng 4, 2015. So với Hoa Kỳ chỉ bắt giữ 70,226 dân lậu tại biên giới Mỹ.

Trong khi dân chúng nai lưng ra làm việc đóng thuế cho chính phủ, thì có những thành phố, quận hạt dùng những món tiền lớn thuê mướn luật sư nổi tiếng để bảo vệ cho di dân bất hợp pháp. Quận Montgomary, nơi đã xảy ra vụ hai tên học sinh bất hợp pháp gốc El Salvador cưỡng hiếp em bé 14 tuổi mà chúng tôi đã loan tin tuần trước đây, đã khẳng quyết tình trạng quận hạt che chở di dân bất hợp pháp và mướn luật sư Leon Rodriguez với giá 575 đollar một giờ để chống lại các biện pháp của chính phủ trung ương. Tiểu bang California cũng đã mướn ông Eric Holder, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp thời Tổng Thống Obama để giúp họ. Đi xa hơn, hôm thứ Hai, Thượng Viện tiểu bang California đã chấp thuận với số phiếu 27 (12 phiếu chống) một dự luật mang tên SB54 ngăn không cho cảnh sát tiểu bang hợp tác với cơ quan di trú liên bang để tìm bắt di dân bất hợp pháp.  Như thế, tiểu bang California sẽ trở thành Tiểu bang đầu tiên xác nhận tình trạng bao che cho những di dân bất hợp pháp nếu Dự Luật SB 54 được thông qua bởi Ha Viện California.

California hiện có khoảng 2.3 triệu di dân bất hợp pháp. Vì Tổng Thống Trump đe dọa sẽ cắt hết mọi tài trợ của liên bang cho các địa phương này, nhiều thành phố đã gửi đơn kiện hành pháp. Thành phố San Francisco, tuyên bố là nơi an toàn cho di dân bất hợp pháp, cũng đang kiện Tổng Thống Donald Trump về vấn đề này. Thượng Nghị Sĩ Ted Gaines (Cộng Hòa-El Dorado Hills) phản đối dự luật này. Ông nói rằng “Nếu chúng ta không kiểm soát biên giới mình, chúng ta không còn là một quốc gia… Chúng ta không thể nào trở thành nơi tiêu biểu của tình trạng vô pháp luật.

Theo thăm dò của trường Đại Học Havard, có đến 80% người được hỏi đã trả lời không đồng ý các loại thành phố bao che này.

Hai toà án Liên bang tại Hawaii và Maryland ban hành pháp lệnh ngăn cản việc thi hành chỉ thị của Tổng Thống Trump tạm ngưng cho chiếu khán nhập cảnh mà theo họ là Tổng Thống Trump có ý đồ kỳ thị, chống Hồi Giáo. Thực ra đó chỉ là biểu hiện của sự phân hoá, tranh chấp giữ hai quan điểm cấp tiến và bảo thủ. Xét về phương diện luật pháp, sự phán xét phải dựa trên hành vi cụ thể, không thể căn cứ vào ý đồ. Ông Trump có thể có “ý đồ” chống Hồi Giáo; nhưng các bản sắc lệnh của ông chỉ nêu rõ việc tạm hoãn di dân là để tìm biện pháp thanh lọc kỹ càng hơn, nhằm mục tiêu bảo vệ an ninh cho đất nước trước sự xâm nhập của bọn khủng bố dù là Hồi Giáo hay không Hồi Giáo. Chính Toà Liên bang Virginia, đã thừa nhận rằng việc làm của Tổng Thống Trump hoàn toàn hợp pháp, nằm trong phạm vi thẩm quyền của Hành Pháp.

Liên Âu cũng đau đầu vì nạn di dân

Trên thế giới tuyệt đối không có bất cứ một nước nào mở toang biên giới cho dân nước khác tự do ra vào. Nước nào cũng có lằn ranh vạch biên giới với các đơn vị quân sĩ hay cảnh sát biên phòng. Chỉ có Liên Âu có 28 quốc gia thành viên là miễn thông hành cho công dân các nước thành viên qua lại thoải mái. Nhưng thời gian gần đây, họ cũng đã trở nên khó khăn hơn. Anh Quốc đã bỏ phiếu rút ra khỏi tổ chức.

Các xứ Đông Âu đang cấp bách xây hàng rào biên giới để cản làn sóng tỵ nạn Trung Đông mà con số đã lên hàng triệu người, có nguy cơ Hồi hoá cả Âu Châu trong vòng vài mươi năm tới đây. Hàng trăm ngàn dân Balan đã ồ ạt xuống đường với các biểu ngữ chống di dân Hồi Giáo.

Hungary vừa qua đã từ chối yêu cầu của chính phủ Sweden muốn họ tiếp nhận 5000 người tị nạn. Đã từ lâu, chính phủ Hungary đã chủ trương chống lại việc phân phối số di dân tại các quốc gia thuộc Liên Âu. Bộ Trưởng Di Trú và Công Lý Sweden là ông Morgan Johansson đã đến Brussels hôm thứ hai để gặp và bàn bạc việc này với ông Ủy viên Di Trú của Liên Âu là Dimitris Avramopoulos

Đây không phải là lần đầu mà một nước Âu Châu từ chối nhận di dân. Tháng 9 năm ngoái, chính phủ Austria cũng đã giao trả lại những di dân qua ngả Hungary.

Theo Thỏa ước Dublin, những người di dân sẽ ở lại quốc gia mà họ đã nộp đơn xin di trú. Trong thời cao điểm bùng nổ khủng hoảng về di dân năm 2015, đa số di dân ghi danh tại hai nước Hy Lạp và Hungary sau đó họ chạy qua Đức và Sweden là các nước phát triển kinh tế cao và cũng là nơi mà họ nhận được những chương trình phúc lợi rất dồi dào.

Vào thời điểm hiện nay thì các nước Liên Âu đã quá vất vả vì đám di dân này. Đức cũng đã tìm cách gửi trả họ về lại Hy Lạp trong khi Hy Lạp thì phàn nàn rằng họ không kham nổi ngay cả đối với số người dang hiện diện trong nước. Hy lạp quay sang kêu gọi sự yểm trợ của các nước khác trong khối.

Việc thưà nhận Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện

Chúng ta thấy rõ tầm quan trọng trong việc bổ nhiệm ông Neil Gorsuch vào Tối Cao Pháp Viện. Đã qua ba tuần mà các thành viên Dân Chủ trong Thượng Viện cố tình trì hoãn bằng mọi cách việc chấp nhận sự bổ nhiệm. Hiện nay, chỉ có 59 vị đồng thuận, 41 Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ phản đối. Lãnh tụ khối đa số là Thượng Nghị Sĩ Mitch McConnell dọa sẽ phải áp dụng biện pháp “Nuclear option” để nhất quyết phải bổ nhiệm ông Gorsuch.

Nuclear Option là thế nào?

Nuclear hay Constitutional option là một diễn trình lập pháp cho phép Thượng Viện vượt qua thể lệ ấn định phải có 60 phiếu thuận mà chỉ cần một đa số đơn giản là 51 phiếu để thông qua một đề nghị nào đó. Vị chủ tọa Thượng Viện có quyền nêu ra phương cách Nuclear Option với lý do đây là vấn đề liên quan đến Hiến Pháp. Toàn thể Thượng Viện sẽ biểu quyết với số phiếu đa số 51/100 là chấp thuận vấn đề mà không bị cản trở bởi thể lệ đa số tuyệt đối (ví dụ 60/100 tức 3/5 số phiếu cho việc chấm dứt một cuộc điểu tra hay 67/100 tức 2/3 phiếu cho việc tu chính Hiến pháp)

Diễn trình này ra đời năm 1957 khi ông Richard Nixon, lúc đó là Phó Tổng Thống đề nghị rằng Hiến Pháp Hoa Kỳ cho phép vị chủ toạ thẩm quyền vượt qua các thể lệ của Thượng Viện. Đến năm 1975, diễn trình này được áp dụng để thay đổi nhiều thủ tục của Quốc Hội. Tháng 11 năm 2013, Thượng viện do đảng Dân Chủ nắm đa số đã áp dụng diễn trình này để ngăn chặn những cuộc điều tra về những việc bổ nhiệm của Obama vào các chức vụ hành pháp và tư pháp. Xế trưa thứ Sáu, có tin Thượng Viện đã thừa nhận ông Gorsuch!

LạI chuyện nghe lén

Rõ ràng là có bằng chứng việc hành pháp Obama đặt máy nghe theo dõi công dân, báo giới, và cả các nước bạn đồng minh.

Tháng trước, Tổng Thống Trump đã dùng phương tiện truyền thông xã hội (twitter) cáo giác Obama đặt máy nghe lén tại Trump Tower nhưng không đưa ra được bằng chứng. Việc làm này đã bị phe Dân Chủ và giới truyền thông cấp tiến phản pháo kịch liệt như là một sự chứng minh cá tính thiếu trung thực của Trump.

Những cuộc đấu khẩu qua lại giữa ông và những người cộng tác cao cấp của Obama diễn ra liên tục. Hôm thứ Bảy tuần rồi, ông Trump viết trên twitter: “Lúc nào thì anh chàng có đôi mắt ngủ gật Chuck Todd và cái đài NBC News sẽ bắt đầu nói về vụ scandal Obama nghe lén và chấm dứt những chuyện thất thiệt về mối quan hệ giữa Nga và Trump?”

Và khi người ta đã lần ra từng mối dây nhợ ai nghe lén ai trong thời gian chuyển tiếp quyền hành giữa hai Tổng Thống thì hoá ra những mối nghi ngờ rằng nhóm của Trump bị nghe lén là có thật.  Đó là do một chuỗi dài những sự kiện đã được ghi chép về việc Obama dùng những chiến thuật theo dõi cả hai phe ứng cử và với các đồng minh. Ben Rhodes, cựu Phụ tá Cố Vấn An Ninh Quốc Gia thời Obama biết rõ chuyện này nhưng đã vờ như là người từ trên mây rơi xuống khi ông ta trả lời cho Trump rằng chẳng có cái gọi là Scandal nghe lén của Obama.

Sau đây là những sự kiện mà ông Rhodes biết và cần phải nhớ lại về việc Obama đặt máy nghe lén và đã lạm dụng như thế nào:

  1. Năm 2013, Bộ Tư Pháp thời Eric Holder đã đặt con bọ nghe lén điện thoại của phóng viên James Rosen của đài Fox News cũng như theo dõi từng bước đi của ông ta khi ra vào Bộ Ngoại Giao, là nơi ông ta đến săn tin. Ngay cả điện thoại của cha mẹ ông ta cũng bị nghe lén. Trong hồ sơ bộ Tư Pháp có đủ dẫn chứng về việc này.
  2. Theo tiết lột của báo New York Times, nhân viên cơ quan tình báo CIA đã xâm nhập vào một hệ thống (network) dùng chia sẻ tin tức giữa các thành viên của Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện, trong đó có cả Thượng Nghị Sĩ Diane Feinstein là Chủ Tịch Ủy Ban này. Bà là người của Đảng Dân Chủ. Theo báo New York Times thì cơ quan CIA tình nghi rằng các thành viên Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện đã đọc một cách bất hợp pháp bản chương trình giam giữ mà CIA không hề có ý định đưa cho Quốc Hội. Một luật sư của CIA đã đưa vụ này cho Bộ Tư Pháp để xem xét có phải là Ủy Ban Thượng Viện đã vi phạm pháp luật hay không; nhưng ông Thanh Tra bộ Tư Pháp cho rằng viên luật sư không cung cấp tin tức chính xác. Do đó, không có căn bản về những bằng chứng cụ thể nên Bộ Tư Pháp đã từ chối không mở cuộc điều tra. Toà Bạch Cung, thời đó của Obama, đã có phản ứng bênh vực cho Giám Đốc CIA là John Brennan.
  3. Bộ Tư Pháp thời Obama đã trong thời gian dài theo dõi một cách bí mật hồ sơ điện thoại của các ký giả cơ quan thông tấn AP trong khi điều tra về một vụ khủng bố bất thành nào đó. Việc theo dõi này được chấp thuận bởi Eric Holder.
  4. Sau khi Đạo Luật Patriot Act được ban hành, dưới thời Obama, các cơ phận nghe lén được sử dụng rộng rãi và càng ngày càng nhiều. Ngay cả trang Wikipedia cũng dành một trang cho việc này. Thế tại sao giới truyền thông và hành pháp Obama lại tỏ ra sự bất ngờ khi có người đặt vấn đề có hay không thể có việc nghe lén đối với ban tham mưu của ông Trump?

Bà Susan Rice, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia từ 2013 đến 2017 của Obama mới đây tiết lộ việc có đặt máy nghe lén các thành viên trong Ủy Ban chuyển quyền của Tổng Thống Trump. Một cựu nhân viên An Ninh Quốc Gia cho đài CBS hay rằng đã có nhiều lần bà Rice yêu cầu phải tiết lộ những người có tên trong các báo cáo.

Bà Rice muốn biết rõ lý lịch của những công dân Mỹ mà các máy theo dõi đã ghi nhận khi các máy này gắn với mục đích theo dõi những người ngoại quốc bị tình nghi có liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia. Dĩ nhiên bà Rice không muốn đưa ra công luận rộng rãi về những tin tức này. Tin này cũng được loan đi từ báo cáo của ông Eli Lake của nhóm Bloomberg. Tên của những công dân Mỹ trong đó có những người trong nhóm của ông Trump, bị lọt vào ra đa của các máy theo dõi tình báo không phải vì họ là đối tượng, mà chỉ là sự tình cờ. Nhưng tên này được che đậy (masked) hay được mã hoá (redacted) trong các báo cáo của cơ quan tình báo. Tuy nhiên, luật pháp cũng không ép buộc khi Hội Đồng An Ninh Quốc Gia cần phải tiết lộ những lý lịch thật của những người này.

Bà Susan Rice nói rằng bà không biết rằng có những người nhóm ông Trump bị dính vào đây. Ngay sau khi Tổng Thống Trump nói rằng nhóm của ông bị nghe lén thì Dân Biểu Devin Nunes Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện cho hay rằng ông có những bằng cớ về việc này. Người ta tin rằng các bằng cớ được Toà Bạch Cung trao cho ông Nunes.

Một Giám Đốc cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, ông Ezra Cohen-Watnick, đã tiết lộ bà Rice đã nhiều lần yêu cầu về nhiều vấn đề có liên quan đến việc chuyển giao tiếp quyền hành của Tổng Thống Trump trong tháng 2 năm nay.

Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện chắc chắn sẽ mời bà Susan Rice ra điều trần. Việc nghe lén này sẽ rất trầm trọng mà phe Dân Chủ đang cố tình bào chữa. Họ cho rằng phe Cộng Hoà làm lớn chuyện này vì kỳ thị bà Rice là một phụ nữ da den. Nhiều người lại lo ngại rằng bà Rice rồi sẽ viện Tu Chính Án số 5 để không trả lời, như trường hợp bà Lois Lerner (Cựu Giám Đốc Sở Thuế Vụ) và các nhân chứng trong vụ email của bà Clinton năm ngoái đây.

Bernie Sanders cho rằng bà Clinton thất bại là do chính bà ta mà ra.

Ông Sanders là ứng cử viên đảng Dân Chủ ra tranh cử vòng sơ bộ đối thủ của bà Hillary Clinton. Sanders là người cực tả, thiên về khuynh hướng Cộng Sản. Gần đây, trong một buổi tập họp tại Boston đêm thứ Sáu tuần trưoớc, ông Sanders đã tuyên bố rằng những lời của bà Clinton nói về những cử tri bỏ phiếu cho ông Trump là sai hoàn toàn. Ông nói: “họ (cử tri Cộng Hoà) không phải là những loại người bỏ đi (deplorables) hay là người kỳ thị chủng tộc; việc bà Clinton thất cử một cách đau đớn là lỗi của chính bà và của Đảng Dân Chủ.”

Xuất hiện cùng lúc với bà Elizabeth Warren, ông Sanders nói về sự thất bại của Đảng Dân Chủ mà lý do chính là họ đã không hiểu được những vấn đề đang ảnh hưởng đến cuộc sống người dân.

Ông nói: “Có người nghĩ rằng những cử tri bầu cho ông Trump là những người kỳ thị màu da, kỳ thị giới tính, là một đám những kẻ bỏ đi. Tôi không đồng ý như thế. Chúng ta hãy tự tìm hiểu những gì đang diễn ra.”

Ngay cả trong thời gian tranh cử, ông Sanders đã có những phê bình nặng lời về giới chính khách thuộc đảng Dân Chủ. Ông cho rằng họ quá lệ thuộc vào Wall Street và đã xa rời quần chúng lao động. Ông kêu gọi tái tổ chức lại đảng Dân Chủ để nó phải là đảng của giai cấp lao động chứ không phải của giới ưu tú. Phải đặt trọng tâm từ căn bản xã hội mà các ứng cử viên phải tiếp xúc với dân chúng chứ không phải dùng thì giờ để đi quyên tiền cho những kẻ giàu có và đầy quyền lực. Ông nhấn mạnh đến các vấn đề như sự phá sản của giới trung lưu, bất bình đẳng về lợi tức, và hệ thống bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, ông cũng phê bình ông Trump là “fraud” khi ông nói về chương trình bảo hiểm y tế. Ông nói: “Nếu các quốc gia trên thế giới bảo đảm một chương trình bảo hiểm y tế với sở phí dựa trên tỷ lệ tổng sản lượng quốc dân cho tất cả mọi người, thì tại sao Hoa Kỳ lại không thực hiện được như thế.”

Có lẽ sự xuất hiện lần này cùng bà Warren như thể là sự chuẩn bị cho mùa bầu cử năm 2020 để đối đầu với ông Trump, dù vào thời điểm trước ngày bầu cử đó, ông Sanders đã 79 tuổi! Hiến pháp chỉ ấn định tuổi tối thiểu là 35 để được ứng cử Tổng Thống mà không ấn định tuổi tối đa.

Đa số cử tri của đảng Dân Chủ vẫn coi ông Sanders và những người ủng hộ ông là người ngoài (outsiders). Ông là một người quá cấp tiến, cực tả và có khuynh hướng Cộng Sản.

Syria lại dùng bom hoá học giết dân mình

Hôm thứ Ba tuần này, phi cơ của Syria đã ném bom hoá học vào một cơ quan y tế tại tỉnh Idlid nằm trong khu vực do phiến quân kiểm soát ở vùng phía Bắc Syria, làm tử thương 85 nhân mạng trong đó có nhiều đàn bà và trẻ con. (trong ảnh bên, xác các em bé được nhân viên y tế đặt nằm cạnh nhau) Theo những người có mặt tại chỗ, con số tử vong có thể lân cao hơn 100. Tổng Thống Trump trong khi tiếp xúc với Quốc Vương Abdullah đệ nhị của Jordan đã lên án hành vi giết người dã man này của Tổng Thống Bashar Assad. Thế giới phương Tây cũng kêu gọi các nước yểm trợ cho Syria là Nga và Iran phải tìm cách ngăn chặn tội ác chiến tranh này.

Loại bom hoá học bị nghi là chất gây tê liệt thần kinh hoặc các thứ hoá chất mà quốc tế đã cấm hẳn. Nó gây ra hiện tượng ngộp thở, miệng sùi bọt. Chất độc loan toả sau khi những chiếc phi cơ kiểu Sukkhoi do Nga chế tạo ném bom xuống vào lúc sáng sớm. Vài giờ sau, phi cơ Syria đã dội thêm một đợt thứ hai xuống bệnh xá tạm trong lúc các nạn nhân bị thương vong đợt đầu vừa được di chuyển. Bệnh viện lớn nhất thành phố đã bị bom tiêu hủy hai ngày trước đó. Ngay cả những nhân viên cấp cứu cũng bị hơi độc làm quỵ gục và chết sau đó.

Cũng như lần trước đây, sau khi ném bom hoá học giết chết dân của nước mình, Tổng Thống Assad lại chối phăng rằng quân đội của ông ta không làm chuyện này. Một tuyên bố của quân đội Syria đổ thừa cho trách nhiệm cho phiến quân. Phát ngôn nhân bộ Quốc Phòng Nga là Trung Tướng Igor Konashenkov thì nói rằng phi cơ Syria đã ném bom trúng vào một nhà kho, nơi phiến quân có cất dấu những chất độc hoá học mà họ dùng chế tạo bom.

Chúng ta còn nhớ lần đầu Syria dùng bom hoá học vào năm 2012. Tổng Thống Obama dã lên tiếng kết án và đe doạ sẽ có biện pháp trừng phạt mạnh nếu Syria tiếp tục dùng bom hoá học. Nhưng khi Tổng Thống Assad vượt qua vạch đỏ đó, Obama đã không có một phản ứng gì như đã đe dọa.

Thời đó, Nga và Iran chưa thực sự can thiệp vào Syria. Ngày nay, nếu Tổng Thống Trump thực sự vạch ra lằn đỏ và muốn thực hiện lời đe dọa thì không phải dễ dàng nếu không muốn gây ra đại chiến với Nga và Iran.

Cuộc dội bom hoá học vừa qua như đã làm hỏng các cuộc đàm phán hoà bình tại Geneva do LHQ chủ xướng, tại Astana, Kazakhstan do Nga và Iran dàn xếp. Các nhà hoạt động nhân đạo và hoà bình lên tiếng đòi Hội Đồng Bảo An LHQ phải có hành động ngay. Nhưng do sự chia rẽ trong các khuynh hướng khi đánh giá về vai trò của Tổng Thống Assad, cuộc họp vào thứ Tư này cũng khó đi đến một quyết định chung..

Tổng Thống Trump thì luôn kết án Obama đã thất bại ngay từ lúc ban đầu của nội chiến tại Syria khi ông ta không dám có hành vi quân sự như đã đe dọa vào năm 2012 trước khi Assad sử dụng vũ khí hoá học giết chết hơn 1400 thường dân năm 2013.

Tuy nhiên, quý vị còn nhớ trong tuần trước, chúng tôi có loan tin rằng Ngoại Trưởng Hoa Kỳ đã coi việc giải quyết số phận của Assad là do chính dân chúng Syria định đoạt. Đối với Tổng Thống Trump, sự cầm quyền của Assad là một việc thực tiễn chính trị “de facto.” Hôm thứ năm, Hoa Kỳ đã bắn 43 hoả tiễn Tomahawk từ 2 khu trục hạm USS Porter và USS Ross vào phi truờng của Không Quân Syria như là biện pháp trừng phạt đầu tiên, sau khi Nga thách thức TT Trump. Trump nói là làm!

Mối nguy Nga có thể tấn công vùng Baltics chỉ trong vòng 24 giờ.

Theo thông tấn xã Reuters và tuần báo Newsweek, các nhà tình báo nước Lithuania ước tính hiện nay nước Nga có dư khả năng để thực hiện một cuộc tấn công vào các nước vùng Baltic trong một thời gian ít hơn 24 giờ đồng hồ. Khả năng này sẽ làm giới hạn những sự chọn lựa cách phản ứng của quân lực khối NATO, nói chi đến việc điều động binh lực trong vùng.

Baltic là một biển nhỏ nằm trong lục địa vùng bắc Âu Châu, thông ra Đại Tây Dương.  Các nước vùng Baltic gồm có: Thụy Điển, Phần Lan, Dan Mạch, Đức, Balan, Nga và ba nước thuộc Liên Bang Sô Viết cũ là Lithuania, Latvia and Estonia. Ba nước sau này bị Liên Sô sát nhập vào năm 1940, nhưng đã độc lập sau khi Liên Sô tan rã và đã trở thành thành viên của khối NATO. Tuy nhiên, trước việc Nga xâm chiếm bán đảo Crimea năm 2014, các nước này luôn sống trong tình trạng phấp phỏng, bị đe doạ.

Cơ quan tình báo Lithuania đã trình bày mối nguy này trong buổi họp lượng định hàng năm về việc Nga gia tăng tiềm lực quân sự tại vùng Kaliningrad để có thể thực hiện một cuộc tấn công nhanh như chớp vào vùng Baltic mà NATO sẽ trở tay không kịp. Hiện Nga đã điều động thêm 30 chiến đấu cơ Su-30 và hệ thống hoả tiễn có thể bắn đến bất cứ chiến hạm nào hoạt động trong biển Baltic.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Lithuania là Raimundas Karoblis  đã kêu gọi NATO phải cải tiến phương thức phản công với tốc độ cao vì hiện nay, theo ông: “Phản ứng của NATO không đủ nhanh như chúng ta mong muốn.” Năm nay, NATO đã bố trí thêm tại mỗi quốc gia vùng Baltic 1000 quân ngoài số quân Mỹ đã có sẵn trong vùng. Lực luợng hiện hữu chỉ có thể đáp ứng được trong tình thế ngắn hạn. Còn trung hạn hay dài hạn, thì cần phải tăng cường thêm với lực lượng phòng không và khả năng chống trả lại một sự bao vây.

Phía Nga thì bác bỏ những điều cáo buộc của Lithuania. Dmitry Peskov, phát ngôn nhân điệm Kremlin cho rằng Lithuania mang tâm trạng bài Nga mà ra chứ Nga thì “luôn luôn ủng hộ một mối quan hệ tốt trong vùng Baltic.” Nước Nga đang có hệ thống theo dõi và bắt được làn sóng truyền tin của các phi cơ thuộc lực lượng NATO. Họ cũng sử dụng các thương thuyền dân sự và tàu nghiên cứu khoa học để do thám.

Tin tình báo cho hay mối nguy về việc Nga tấn công có thể xảy ra nếu họ cố tình tạo ra một sự đụng chạm bất chợt trong thời gian quân đội hai nước Nga và Belarusian đang diễn tập quân sự trong năm nay.

Người ta (có thể từ phía Nga) cũng báo những tin giả để tạo sự phẫn nộ đối với lực lượng NATO trong nước Lithuania như loan tin binh sĩ Đức thuộc NATO cưỡng hiếp phụ nữ Lithuania. Remigijus Baltrenas, người cầm dầu cơ quan phản gián Lithuania cho hay những loại tin này càng ngày càng nhiều và nghiêm trọng như để gây chia rẽ giữa dân chúng Lithuania và khối NATO.

Quân đội mạnh nhất thế giới?

Để duy trì sức mạnh vô địch của quân đội Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump đã gia tăng chi phí quốc phòng lên thêm 10% trong năm 2018. Tuy nhiên, sử dụng nhiều tiền cho quốc phòng chưa đủ là điều kiện tạo ra một quân đội mạnh vì còn rất nhiều yếu tố khác mà không kém phần quan trọng.

Nhưng ngoài Mỹ, còn nước nào cũng có một quân lực tương đượng hay không?

Sau đây là danh sách 25 quốc gia có quân lực mạnh nhất theo nghĩa trang bị, huấn luyện, tổ chức. Đa số là ở Âu Châu thuộc khối NATO.

1.- Hoà Lan: là thành viên khối NATO, Hoà Lan là một trong những nước có quân đội kỳ cựu nhất tại Âu Châu. Binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt của Hoà Lan được xem là thiện chiến nhất trên thế giới. Họ có khả năng thực hiện bất cứ việc gì mà ngay cả quân đội Hoa Kỳ không làm được.

2.- Đan Mạch: Chỉ với quân số 30 ngàn thôi, nhưng quân đội Đan Mạch được nể trọng nhất trên hành tinh này. Họ được đặt một nick name là Đoàn quân những thợ Săn (Hunter Corps) vì họ có thể truy tìm những thứ mà người khác không tìm ra được. Lịch sử nước Đan Mạch ghi nhận nhiều chiến sự hơn cả những trận chiến mà Hoa Kỳ từng tham dự. nhiều

3.- Nước Thụy Sĩ mà chúng ta biết nổi tiếng về những sản phẩm đặc biệt như pho mát, đồng hồ… Nhưng lại không biết rằng tuy nhỏ, hiền hoà thường đứng phía trung lập, Thụy Sĩ cũng có một quân đội ưu tú. Tất cả nam công dân Thụy Sĩ phải gia nhập quân đội. Họ được quyền mang theo vũ khí khi tại ngũ và còn đem về nhà. Cả nước Thụy Sĩ là một quân lực đấy.

4.- Tiệp Khắc: cũng có quân lực mạnh dù họ được biết đến do những hoạt động nhân đạo.

5.- Mexico: có thể nói Hải quân Mexico là một trong những hải lực mạnh nhất rất hữu hiệu trên thế giới dù họ ít khi hoạt động ra khỏi lãnh hải Mexico.

6.- Thụy Điển mới đây đã ấn định nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho mọi công dân. Quân đội Thụy Điển là một quân đội hữu hiệu nhất trong các sứ mạng bảo vệ hoà bình. Họ có ưu điểm về phản gián dư sức đương đầu với bất cứ quốc gia phát triển nào.

7.- Bắc Hàn: có quân đội hùng hậu nhất hành tinh với 5% dân số tham gia vào Quân đội Nhân Dân Bắc Hàn. Họ có nhiều vũ khí và phương tiện quân vận mà chúng ta thường thấy phô diễn trong những cuộc diễn binh nhưng quả thật chúng ta ít biết đến khả năng thực bên trong.

8.- Canada: Tuy không có không và hải lực mạnh như Hoa Kỳ, quân đội Canada đã chứng tỏ rất hữu hiệu trong cuộc chiến tại Trung Đông.

9.- Indonesia:

10.- Đức: Tuy bị giới hạn về quân sự sau khi bại trận trong thế chiến thứ hai, Đức có khoảng 55 ngàn quân tham gia tích cực trong cuộc chiến Trung Đông.

11.- Ba Lan: Với sự yểm trợ của hơn1000 chiến xa, quân đội Ba Lan có thể gây những bất ngờ nếu được phóng ra trong cuộc hành quân.

12.- Đài Loan: để đương đầu với tham vọng và đe doạ thường trực của Trung Cộng, Đài Loan duy trì một quân lực thiện chiến. Họ được trang bị bằng loại mặt nạ chống đạn.

13.- Trung Cộng: có một lực lượng quân sự khổng lồ nhất thế giới về quân số. Có lực lượng xe thiết giáp và tiềm thủy đỉnh đứng hàng thứ hai trên thế giới. Và với tham vọng bành trướng cố hữu, với thái độ hung hăng xấc xược, Trung Cộng đang là mối đe doạ nghiêm trọng cho vùng Á Châu Thái Bình Dương, và còn vươn vòi qua tới vùng Phi Châu. Trung Cộng chi cho quốc phòng hơn 126 tỷ đô la tức 12% ngân sách quốc gia. Số chi này có thể cao hơn trong thực tế. Họ đánh cắp khoa học kỹ thuật các nước tiền tiến để chế tạo các phi cơ tương đương F-15 của Hoa Kỳ. Quân đội chính quy Trung Cộng có 2.3 triệu người chưa kể các lực lượng trừ bị mà có thể lên đến tổng số là 5 triệu.

14.- Thái Lan: có đến 700 chiến xa trong một nước mà lãnh thổ chỉ nhỏ bằng nước Ba Lan. Họ cũng là một quân đội đáng kể. Thời chiến tranh Việt Nam, Thái Lan đã gửi tham chiến hai sư đoàn bộ binh trong đó có sư đoàn Mãng Xà Vương nổi tiếng.

15.- Australia đứng trong số 20% quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh nhất. Họ có một đội ngũ thông vận binh chiến thuật hùng hậu trong đó có nhiều chiến xa, trực thăng và xe thiết giáp.

16.- Israel có chính sách động viên mọi công dân phải tham gia quân ngũ. Họ được huấn luyện kỹ về môn cận chiến. Quân đội Israel có khả năng kỹ thuật rất cao. Nhờ đó họ mới đứng vững trước khối Ả Rập khổng lồ, hiếu chiến. Israel chi dùng cho quốc phòng đến hơn 18% ngân sách quốc gia tức $15 tỷ đô la mỗi năm mà ưu tiên cho kỹ thuật quân sự. Họ có hệ thống phòng thủ không phận gọi là Iron Dome có thể ngăn chận và phá hủy từ trên không các hoả tiễn của đối phương. Hệ thống này gồm các hoả tiễn mang theo đầu đạn phóng ra sau khi đã lên tới tầm cao. Ngoài ra còn hệ thống Iron Beam dùng tia Laser nữa.

17.- Ai Cập có lịch sử chiến tranh lâu đời nhất thế giới. Hiện Ai Cập có lực lượng chiến xa đứng hàng thứ 5 trên thế giới điều khiển bởi một đội quân cũng thuộc loại đông nhất.

18.- Pakistan cũng thuộc hàng quân đội hùng hậu nhất. Họ có kho vũ khí nguyên tử có thể coi như hàng thứ ba trên thế giới. rằng

19.- Turkey có quân lực lớn nhất vùng Địa Trung Hải. Sức mạnh của họ là các binh đoàn chiến xa.

20.- Anh Quốc từng có lực lượng hải quân hạng nhất trên thế giới trước khi bị Mỹ đoạt danh hiệu này. Hiện nay Anh vẫn còn mạnh về Hải quân và thêm lãnh vực không gian.

21.- Italy có cả hàng không mẫu hạm, tiềm thủy đình và một không lực có thể vươn xa khỏi biên giới. Ngoài ra Italy cũng có một quân số đáng kể.

22.- Pháp cũng khá mạnh. Họ đang hiện diện ở Bắc Phi để bảo vệ Âu Châu chống lại khủng bố ISIS.

23.- Không thể không kể đến Ấn Độ cũng là cường quốc về nguyên tử.

24.- Đối diện mối nguy xâm lăng từ Trung Cộng, Philippines duy trì một quân số 220,000 lính chính quy và 430,000 lính trừ bị. Tuy chỉ có 135 phi cơ và 45 chiến xa, nhưng quân đội Philippines rất thiện chiến và nhiều kinh nghiệm sau nhiều thập niên chiến đấu với khủng bố Hồi Giáo nội địa.

25.- Nam Hàn chi cho quốc phòng 34 tỷ đô la với 640,000 quân chính quy và 2.9 triệu quân trừ bị. Họ được huấn luyện trao đổi với quân lực Mỹ. Quân đội Nam Hàn có hơn 2300 xe thiết giáp và 1400 phi cơ. 26.- Nhật Bản với 247 ngàn lính chính quy và 58 ngàn trừ bị. Ngân sách quốc phòng là 49.1 tỷ đô là, đứng hàng thứ 6 trên thế giới về chi phí quốc phòng. Không quân Nhật có hơn 1500 phi cơ đứng hàng thứ 5 trên thế giới, 131 tàu chiến.

Ngoài ra còn phải kể đến các quân đội Saudi Arab với 722 phi cơ, 1,210 xe thiết giáp để bảo vệ cho mỏ dầu không lồ mà đã đem lại giàu sang tột cùng cho các ông Hoàng Ả Rập. Quân đội của họ chi tiêu 25% ngân sách quốc gia hàng hăm là 88 tỷ đô la, đứng hàng thứ 5 trên thế giới về ngân sách quốc phòng. Saudi Arabia cũng là nước nhập cảng vũ khí đứng hàng thứ hai trên thế giới. Về kỹ thuật tân tiến, Saudi chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Anh Quốc.

Brazil cũng có quân đội hùng hậu với 735 phi cơ và 486 xe thiết giáp. Quân lực Brazil có 330,000 lính tại ngũ và khoảng 1.8 triệu quân trừ bị. Trong những năm qua, quân đội Brazil chiến đấu cật lực với bọn sản xuất và buôn lậu ma túy.

Dĩ nhiên cũng không quên kể đến nước Nga, một siêu cường thời chiến tranh lạnh và nay đang muốn vươn lên trở lại vị trí đó. Lực lượng của Nga hiện nay không thua kém Hoa Kỳ.