Thời Sự Hàng Tuần 05/06/2017 Sơ lược về chuyến đi Lubbock

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Sơ lược về chuyến đi Lubbock tham dự Hội Thảo về Việt Nam

Tuần qua, có vài biến cố rất quan trọng, nhưng chúng tôi không thực hiện chương trình như thường lệ được. Vì riêng tôi, phải lái xe đi thành phố Lubbock, ở phía Tay Bắc Tiểu Bang Texas để dự chương trình hội thảo hàng năm về Việt Nam do Trung Tâm Việt Nam thuộc trường Đại Học Kỹ Thuật Texas (Texas Tech) tổ chức.

Trung tâm Việt Nam gọi là Vietnam Center and Archive là nơi lưu trữ nhiều văn kiện liên quan đến Việt Nam lớn nhất trên thế giới. Từ năm 1996, hàng năm, Trung tâm đều tổ chức một Hội thảo (Conference) và mỗi ba năm thì chương trình lớn hơn gọi là Hội luận (Symposium) để các nhà làm chính sách (policy makers), các giáo sư đại học, các nhà nghiên cứu, các sinh viên đang làm luận án Tiến sĩ về thuyết trình hoặc học hỏi thêm về các vấn đề liên quan đến Việt Nam.

Tôi đã tham dự lần này là lần thứ 4. Lần đầu năm 2001, được mời làm diễn giả trong buổi tiệc ngày thứ Bảy là ngày quan trọng nhất. Thông thường, những diễn giả trong bữa tiệc phải là những nhân vật nổi tiếng. Có lẽ Tiến Sĩ James Reckner, Giám Đốc Trung Tâm hồi đó, cũng là một cựu Đại Tá Hải Quân Hoa Kỳ, đã dành vinh dự này cho tôi vì lòng ưu ái đối với một sĩ quan đồng minh Việt Nam đầu tiên tham dự Hội thảo. Hai lần sau là vào năm 2002 và 2008 và lần này 2017 với các bài tham luận đúng chủ đề do Trung Tâm đưa ra.

Nam nay, 2017, đánh dấu 50 năm các trận trận chiến lớn nhất như chiến dịch Cedar Fall với 30 ngàn binh sĩ Việt Mỹ đánh vào mật khu Tam Giác Sắt, cuộc hành quân “Operation Deckhouse” ở khu vực sông Cửu Long. Tuy thế tiến công của đồng minh Việt Mỹ đang trên đà thắng lợi, mức tổn thất của Hoa Kỳ cũng gia tăng bội phần, phía Cộng sản do thiệt hại quá nặng, phải vận động sự yểm trợ của quần chúng Mỹ đưa đến sự trổi dậy của phong trào phản chiến Mỹ mà hậu quả là Hoa Kỳ phải đề ra giải pháp thương lượng với Bắc Việt. Vì thế, đề tài năm nay là “Những Nỗ Lực Tìm Kiếm Hoà Bình” (The Search for Peace).

Bài thuyết trình của tôi nhấn mạnh đến hai phong trào lớn nhất là Phật Giáo và sinh viên, có điểm qua phong trào của nhóm trí thức thiên tả. Tất cả các phong trào đó đều có bàn tay của cán bộ Cộng Sản nhúng vào nhằm mục đích gây rối loạn, làm mất uy tín của chính quyền để dọn đường cho cuộc tổng tiến công và tổng khởi nghĩa năm 1968.

Trong chương trình Hội Thảo năm nay, có 40 diễn giả trong đó 7 là người Việt Nam trong đó có một là giáo sư đại học từ Việt Nam đến, 5 sinh viên VN du học tại Mỹ, Đức và Pháp, và chỉ có một mình tôi là người của phiá Quốc Gia. Tuy nhiên, trong 5 cháu sinh viên, cũng có 2 cháu là con cháu cựu quân nhân VNCH được trường Texas Tech tuyển lựa cho học bổng du học. Vì thế, các cháu có quan điểm gần gủi với chúng ta.

Sang năm 2018, kỷ niệm 50 năm trận Tết Mậu Thân, chắc chắn đề tài phải xoay quanh biến cố này. Chúng tôi mong mỏi quý vị trong cộng đồng Việt Nam sẽ sốt sắng tham dự để luôn nhắc nhở cho thế giới về biến cố đau thưong này, đòi hỏi lịch sử phải công tâm phê phán, đưa bọn diệt chủng CSVN ra toà án quốc tế trả lời cho tội ác đã giết hơn 7000 thường dân ở Huế.

Tiếp xúc với sinh viên VN du học

Trường Đại Học Texas Tech vẫn tìm ở trong nước những cháu sinh viên có gốc gác chế độ VNCH để chọn cấp học bổng cho qua Mỹ du học. Thường là học cho đến khi lấy bằng Tiến Sĩ về các phân khoa xã hội, chính trị học. Năm 2008, tôi cũng đã gặp một cháu trai gốc ở Đà Lạt, học rất giỏi. Năm nay, có hai cháu Hải Nguyễn và Carie Nguyễn tham gia trong hội thảo. Em Hải với đề tài “Operation Cedar Falls in the New Voices of the Viet Cong (Cách nhìn mới của người Việt Cộng về chiến dịch Cedar Falls), cháu Carie thì trình bày đề tài “Whose War is This? Understanding the American GI’s Complex Attitudes toward the Soldiers of the Army of the Republic of Vietnam in 1967” (Cuộc chiến của ai đây? Tìm hiểu thái độ của những người lính Hoa Kỳ đối với những người lính Việt Nam Cộng Hoà). Vì sự sắp xếp các phần trình bày thời gian trùng nhau, chúng tôi chọn đến nghe cháu Carie. Carie nói tiếng Anh lưu loát trong một bài nghiên cứu tương đối khách quan dù sách vở của Hoa Kỳ mà cháu dùng tham khảo đa phần nói không tốt về Quân Lực VNCH. Chúng tôi đã tiếp xúc với cháu, chỉ ra cho những cuốn sách viết trung thực về cuộc chiến Việt Nam để cháu tìm hiểu thêm cho những lần sau. Qua sự quan sát, chúng tôi thấy giữa các cháu du sinh vẫn có những phân biệt, có lẽ do xuất xứ, gốc gác. Carie cho hay các du sinh đi học tự túc do gia đình giàu có hay con cháu cán bộ thường ít chăm học mà thích vui chơi hưởng thụ. Trong buổi dạ tiệc tối thứ Sáu, Tiến sĩ Steve Maxner và Tiến Sĩ Tibor Nagy đã thay mặt trường, trao tặng cháu Carie hai tấm bằng khen và học bổng vinh danh thành tích xuất sắc về học vấn của cháu.

Chúng tôi vẫn chủ trương có thái độ cởi mở và khoan thứ với các cháu du học sinh. Xa lánh và bày tỏ ác cảm với họ chỉ giúp cho kẻ thù CSVN thêm các nhân tài mà thôi. Thế nào trong số các cháu, cũng có thể tìm thấy nhiều mầm tốt để chúng ta có thể hướng dẫn họ.

Cũng trong buổi dạ tiệc tối thứ Sáu, có phần vinh danh các cựu quân nhân tham chiến ở Việt Nam. Tất cả được mời lên nhận một huy hiệu và tấm bằng do Tổng Thống Hoa Kỳ ký tặng. Ba người trong Hội Đồng Đại Diện của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia tham dự Hội thảo cũng nhận được bằng và huy hiệu (một Hải Quân là ông Nguyễn Văn Tần, một Biệt Động Quân là ông Đoàn Trọng Hiếu và một Không Quân là tôi).

Hoa Kỳ phản ứng trước thái độ ngoan cố của Kim Jong Un

Tối thứ Sáu, trên các đài truyền hình sôi nổi tin Bắc Hàn tiếp tục thử thêm hoả tiễn mang đầu đạn bất chấp lời cảnh cáo của Hoa Kỳ và ngay cả của Trung Cộng. Nhưng hoả tiễn đã nổ tung ngay khi vừa được phóng ra. Dường như cả thế giới chăm chú vào màn ảnh truyền hình để chờ xem phản ứng của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Chúng tôi gọi điện thoại đến các bạn thăm dò xem có ai tin rằng Tổng thống Trump sẽ trả đũa lập tức hay không. Chờ đến quá nửa đêm thì yên tâm đi ngủ vì chẳng nghe động tịnh gì cả. Phiá Hoa Kỳ lên tiếng như là thách đố Trung Cộng, vì gần đây Trung Cộng rất mạnh miệng răn đe Bắc Hàn. Người ta cũng nghi vấn rằng Hoa Kỳ có khả năng dùng các biện pháp điện tử hay Điện từ để phá trái hoả tiễn.

Đài CNN cứ liên tục đưa ra những câu nói của Tổng thống Trump sau khi vụ Bắc Hàn thử thêm hoả tiễn. Như câu: “Tôi đã tưởng mọi sự dễ dàng” hoặc “tôi luyến tiếc cuộc sống trước đây” Quả thật, làm Tổng Tư Lệnh Hoa Kỳ không dễ gì trong một tình thế phải đối phó với thù trong giạc ngoài.

Hoa Kỳ đứng trước tình trạng rất khó xử. Không thể chê bai Tổng thống Trump đã không làm gì trước sự ngoan cố của Bắc Hàn. Việc bắn thêm một hoả tiễn không thể là cái cớ để trả đũa và phát khởi cuộc chiến tranh. Nó khác với việc nếu Bắc Hàn bắn hoả tiễn vào Hạm Đội Mỹ hay bắn vào đất Nam Hàn; Khi đó, chắc chắn sẽ có màn không kích vào lãnh thổ Bắc Han ngay.

Nhưng trong tuần này, Hoa Kỳ đã đưa phi cơ ném bom chiến lược B-1 đến bay qua không phận Nam Hàn cũng như bố trí hoả tiễn THAAD (Terminal High Altitude Area Defense). Những chiếc Lancer B-1 này đã cùng các Phi đoàn F-16 Fighting Falcon của Mỹ và F-15 Slam Eagle của Nam Hàn đã bay thấp trên Căn cứ Không Quân Osan, cách thủ đô Seoul chỉ 40 dặm như là một thông điệp gửi đến tên độc tài Kim Jong Ủn sau khi hắn ta cho thử tiếp hoả tiễn mang đầu đạn lần mới đây vào tối thứ Sáu giờ Hoa Kỳ.  Dàn hoả tiễn THAAD đã triển khai tại một sân golf bỏ hoang ở thành phố Seongju cách Hán Thành 135 dặm và sẵn sàng hoạt động dù có sự phản đối từ phía Trung Cộng..

Hoả tiễn này như tên gọi, không phải loại tấn công, mà là để phòng thủ ở cao độ trên không. Nó sẽ được bắn lên để ngăn chặn hoả tiễn của địch, làm cho nó nổ tung trước khi bay vào không phận của mục tiêu. Nó có khả năng ngăn chặn bất cứ hoả tiễn tầm gần, tầm trung hay tầm xa của đối phương. Sở dĩ có tên Terminal là vì hoả tiễn này ngăn chặn hoả tiễn đối phương ở vào thời điểm cuối cùng trước khi nó đến mục tiêu tức là phần kích hoả đã được activated (giải thích). Nó không mang đầu nổ như các hoả tiễn khác, nhưng dùng một lực gọi là Kinetic (caused by motion) có hiệu quả làm giảm thiểu sự nổ tung của các hoả tiễn quy ước, và đối với hoả tiễn mang đầu đạn nguyên tử thì nó khi bị lực kinetic sẽ không nổ được.

Hoả tiễn THAAD ban đầu nằm trong chương trình của Lục quân Hoa Kỳ, nay thuộc Cơ Quan Phòng Vệ Hoả Tiễn. Hải Quân cũng có chương trình tương tự gọi là ABMDS (Aegis Ballistic Missile Defense System) nhưng dùng trên biển. Hiện nay loại hoả tiễn này được bố trí tại Cộng Hoà Ả Rập Emirates, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Hàn.

Hôm thứ Tư, Hoa Kỳ cho bắn thử lần thứ hai trong tuần lễ trái hoả tiễn Minuteman III trong vùng biển Thái Bình Dương. Đây là hoả tiễn cò thể mang đầu đạn nguyên tử.

Hạ viện Hoa Kỳ với hoàn toàn phiếu thuận, chỉ 1 phiếu chống, đã thông qua biện pháp chế tài đối với Bắc Hàn. Biện pháp này cấm tất cả tàu bè của Bắc Hàn hay của các nước bất tuân lệnh chế tài đối với Bắc Hàn của LHQ không được đi vào vùng biển của Hoa Kỳ.

Hải Quân hùng hậu của Hoa Kỳ hành quân huấn luyện, chuẩn bị chiến tranh?

Ai cũng dư biết hiện nay, Hải Quân Hoa Kỳ là lực lượng vô địch, hùng mạnh nhất bỏ rất xa các lực lượng Hải quân các quốc gia khác. Hải Quân Hoa Kỳ cũng mang tính chất đa dạng trong các hoạt động và bao trùm một vùng biển rất mênh mông từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương cho đến Địa Trung Hải và vùng cực Nam Phi Châu. Hiện diện tại Âu Châu, Nhật Bản và Vịnh Ba Tư.

Hải Quân Hoa Kỳ có 288 chiến thuyền lớn, trong đó 1 phần 3 ở trong tình trạng ứng chiến. Có 11 hàng không mẫu hạm, 9 tàu tấn công thủy bộ, 22 tuần dương hạm, 62 khu trục hạm, 17 frigates (lớn hơn khu trục, nhưng nhỏ hơn tuần dương hạm) và 72 tiềm thủy đỉnh. Không lực của Hải Quân có 3700 phi cơ là không lực đứng hàng thứ hai trên thế giới (sau Không Quân Hoa Kỳ mà thôi). Về quân số, có 323 ngàn quân nhân hiện dịch và 109 ngàn nhân viên khác, đứng hàng đầu thế giới về nhân lực.

Yếu tố nào làm cho Hải Quân Mỹ đứng hàng đầu thế giới? Xin thưa đó là con số 11 chiếc hàng không mẫu hạm. Tất cả hàng không mẫu hạm của các nước khác trên thế giới cộng lại cũng chỉ có 8 chiếc (Italy 2, Nga, Tàu, Pháp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thái Lan mỗi nước chỉ có 1 chiếc). Đây là con số đang được sử dụng (in service)

Không những có nhiều hàng không mẫu hạm, mà còn kể đến tầm cỡ, khả năng mang theo các phi cơ. Ví dụ chiếc hàng không mẫu hạm đời Nimitz mang theo đến 72 phi cơ, gấp đôi số phi cơ mà các hàng không mẫu hạm lớn nhất của các nước khác có thể mang. Hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ cò khả năng mang theo đủ các loại phi cơ để chiếm thế thượng phong khi cần không kích, do thám, chống tiềm thủy đỉnh hay ngay cả việc thi hành các nhiệm vụ nhân đạo, cứu trợ thiên tai.

Hải Quân Hoa Kỳ còn có một “hải đội” gồm 31 tàu thủy bộ (amphibious ships), lớn nhất thế giới. Các tàu này có khả năng vận chuyển và đổ bộ trên những bãi biển dưới áp lực của quân địch. Có 9 tàu thủy bộ được coi như mini hàng không mẫu hạm vì mang theo được cả trực thăng; chúng được trang bị với phản lực co tấn công AV-8B Harrier và tương lai còn mang theo cả oanh tạc chiến đấu cơ F-35B.

Hải Quân Mỹ có 54 tiềm thủy đỉnh nguyên tử dùng để tấn công. Đó là sự hỗn hợp của các tiềm thủy đỉnh thuộc các thế hệ Los Angeles, Seawolf, và Virginia. 14 chiếc thế hệ Ohio là lực lượng nguyên tử chiến lược, được trang bị bằng 336 hoả tiễn Trident có đầu đạn nguyên tử. Ngoài ra còn có 4 chiếc trang bị bằng hoả tiễn Tomahawk để tấn công vào đất liền.

Lực lượng Xung kích số 1 gồm có hàng không mẫu hạm Carl Vinson CVN 70, Hải đoàn Khu trục hạm Desron, Khu trục hạm Wayne Meyer ĐG 108, và Phi đoàn 2 thuộc Mẫu Hạm đã bắt đầu các cuộc hành quân tuần tiểu trên biển Nam Trung Hoa.

Trước khi được đưa đến vùng hành quân, lực lượng này đã trải qua thời gian huấn luyện ở vùng đảo Guam và Hawaii để duy trì và gia tăng khả năng trực chiến cũng như hiệu quả tác chiến, Sau đó đã hành quân ở vùng biển Philippines.

Hàng không mẫu hạm Carl Vinson lần đầu tiên được đưa vào vùng biển Đông năm 1983 rồi lại được điều động vào vùng Tây Thái Bình Dương vào năm 2015, từng tham gia tập trận với Hải Quân và Không Quân Hoàng Gia Malaysia. Nó nằm dưới sự chỉ huy của Hạm Đội 3. Hạm đội 3 và Ham đội 7 là 2 lực lượng thuộc quyền chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương.

Sắp hạng các Không Lực hàng đầu thế giới:

Không ai có thể phủ nhận rằng Hoa Kỳ hiện nay vẫn là quốc gia hùng mạnh nhất trên hành tinh về các phương diện, trong đó, quân lực phải nói là vô địch.

Từ sau khi nước Anh thành lập “the British Royal Flying Corps” năm 1912 sau đó sáp nhập vào Không Lực Hoàng Gia năm 1918 thì hai khái niệm “air power” và “air superiority” đã đồng lúc trở thành đồng nghĩa với các hoạt động quân sự. Nói rõ ra là sức mạnh của không lực đóng vai trò chủ yếu trong sức mạnh quân sự. Một quốc gia muốn duy trì sức mạnh trên sân khấu quốc tế thì phải có đủ khả năng phòng không và phải có một không lực tân tiến hữu hiệu có khả năng tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Việc đánh giá không lực không dựa vào số đông quân nhân phục vụ trong quân chủng hay số lượng tất cả phi cơ hiện có; mà dựa vào số lượng phi cơ chiến đấu và mức độ tân tiến, hữu hiệu của Không lực đó.

Có nhiều Không Lực bắt đầu hoạt động trong các lãnh vực nhân đạo, sử dụng các vận tải cơ để đưa thực phẩm, y tế đến các vùng có thiên tai. Quân nhân không tham gia vào các hành quân chiến đấu mà chỉ đơn giản làm công tác nhân đạo. Vì thế, những Không lực như thế không được tính vào danh sách những Không lực mạnh.

Danh sách 10 nước có Không Lực mạnh là do con số những phi cơ dùng chiến đấu cao nhất.

  1. Không Quân Hoa Kỳ đứng đầu thế giới với 3318 chiến đấu cơ trong đó có 1245 F-16 Fighting Falcons, hàng trăm F-15 Strike Eagles, gần 100 F-22 Raptors và F-35 Lightning II; Về oanh tạc cơ, có siêu pháo đài bay B-52, B-1 Lancer, B-2 Spirit là các loại tàng hình. Ngoài ra còn 30 vận tải cơ khổng lồ C-130 được võ trang với đại bác không giật 105 ly. Lực lượng vận tải cơ, thám thính, trực thăng thì không đếm nổi.
  2. Không Quân Nga đứng thứ hai với 1900 chiến đấu cơ (trước đây, thời còn là Liên Bang Sô Viết, có đến 6100 chiến đấu cơ, oanh tạc cơ và phóng pháo cơ). Hiện nay, Nga có loại Mig-31 Mikoyan với tốc độ Mach 2.83 (1860 dặm một giờ) và có thể bay cao đến 67,600 feet; oanh tạc cơ chiến lược Tupolev TU-160 có khả năng mang theo 88,185 lbs vũ khí và bay nhanh đến 1380 dặm/giờ.
  3. Không Quân Trung Cộng hàng thứ ba với 1500 phi cơ chiến dấu. Không quân Trung Cộng có 2500 phi cơ và 330 ngàn quân nhân. Họ cũng chế tạo được Shenyang J-11 bay với tốc độ Mach 2.35 và oanh tạc cơ H-6 mang được 20 ngàn lbs bom.
  4. Không Quân Ấn Độ hạng thứ tư với 1080 phi cơ chiến đấu. Họ dùng phi cơ Sukhoi SU-30 chế tạo theo license của Nga.
  5. Không Quân Ai Cập, thứ 5 với 900 chiến đấu cơ trong tổng số 1300 phi cơ. Họ dùng nhiều loại phi cơ do Mỹ chế tạo.
  6. Không Quân Bắc Hàn đứng hàng thứ 6 với 661 chiến đấu cơ (dù là một trong các nước nghèo nhất thế giới, đứng hạng 170 tính theo lợi tức đầu người GDP). Bắc Hàn còn dùng phi cơ lỗi thời Mig-21 của Nga và Shenyang J-5 của Trung Cộng.
  7. Hạng thứ 7 là Không Quân Pakistan với 502 chiến dấu cơ. Pakistan dùng cả phi cơ F-16 của Mỹ lẫn của Trung Cộng Chengdu J-7 và cả Mirage 5 của Pháp.
  8. Hạng thứ 8 là Không Quân Turkey với 465 chiến đấu cơ; họ sử dụng F-16 của Mỹ.
  9. Không Quân Nam Hàn đứng hàng thứ 9 với 458 phi cơ chiến đấu, dĩ nhiên họ dùng phi cơ Mỹ như F-16 Fighting Falcon, F-15 Strike Eagle, F-5 Freedom Fighter và F-4 Phantom.
  10. Hạng 10 là Không Quân Đức với 423 chiến đấu cơ. Các phi cơ tiêu chuẩn là Eurofighter và Panavia Tornado

ISIS và Taliban giết nhau

Hôm thứ Năm cuối tháng 4 vừa qua, ISIS đã lên tiếng thừa nhận việc tấn công sát hại một thủ lãnh cao cấp của Taliban thuộc Afghanistan tại thành phố Peshawar (thành phố này là thủ phủ của tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, nằm ở hướng Tây Bắc Pakistan). Dù trước đây, lai rai vẫn có những xung đột giữa các nhóm phiến quân khủng bố Hồi Giáo; nhưng đây là lần đầu tiên ISIS tấn công vào nhóm Taliban đang ẩn náu tại Pakistan.

Tên Maulvi Mohammad Daud là thành viên Hội đồng Lãnh đạo của Taliban đã bị một nhóm người xả súng bắn chết trong khi đang di chuyển bằng xe ở một ngoại ô thành phố. Hai tên cận vệ cũng bị giết. Ban đầu, phát ngôn viên của Taliban là Zabihullah Mujahid xác nhận tin này nhưng cho hay không biết ai là thủ phạm. Họ tin rằng cơ quan tình báo chính phủ Afghanistan đứng sau vụ ám sát này. Cơ quan phản gián Afghan từng ám sát thủ lĩnh Maulvi Daud và những nhân viên của tên này và đổ thừa cho ISIS.

Tổ chức khủng bố ISIS chiếm một phần đất rộng từ Iraq đến Syria và cũng muốn xâm nhập vào Afghanistan nhưng luôn gặp sự kháng cự mãnh liệt của Hoa Kỳ, Afghanistan và ngay cả đồng chí Taliban của chúng.

Tuần này, có hai binh sĩ Hoa Kỳ đã thiệt mạng trong một cuộc hành quân chống ISIS tại vùng thung lũng Momand ở phía đông Afghanistan. Nhưng Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết có thể hai binh sĩ Biệt Động Quân này bị chết do đạn từ phe bạn bắn nhầm.

Hoa Kỳ hiện đang hành quân tại quận Achin, tỉnh Nangarhar là nơi hai tuần trước dây, Không quân đã thả trái bom MOAB GBU-43 giết chết 36 tên khủng bố và đánh sập hệ thống đường hầm của bọn này trong vùng núi non hiểm trở.

ISIS không kiểm soát được lãnh thổ trong nước Afghanistan và Pakistan, nhưng chúng từng thực hiện những cuộc khủng bố bằng cách đánh bom xe hay bom tự sát. Và mới đây ISIS đã lên tiếng xác nhận việc giết tên thủ lĩnh Taliban.

Quốc Hội Mỹ đòi việc đánh ISIS phải thông qua Quốc Hội

Hành pháp Hoa Kỳ phải bị ràng buộc vào các văn bản pháp lý 2001 được soạn ra trước khi có sự ra đời của nhóm khủng bố mang tên “Nhà nước Hồi Giáo của Iraq và Syria” viết tắt là ISIS hay ISIL. Chữ L viết tắt chữ Levant, cũng là danh xưng của vùng đất bao trùm nước Syria hiện nay.

Hiện nay, 46 dân biểu của cả hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đã viết thư cho Chủ Tịch Hạ Viện Paul Ryan yêu cầu phải bắt đầu ngay lập tức những cuộc thảo luận nghiêm trang trước khi ủy quyền cho Tổng thống được dùng quân lực để đánh bọn khủng bố.

Trong thư có đoạn: “Hoa Kỳ đã leo thang trong việc dấn than bằng quân sự chống lại ISIS trong đó có việc tăng cường bày binh bố trận từ hai tháng qua. Đã đến lúc Hạ Viện phải thảo luận và bỏ phiếu để tái định nghĩa lại các mục đích, bản chất và các giới hạn trong sự tham chiến chống lại ISIS.” Nói rõ ra là Quốc Hội đòi hỏi Tổng thống Hoa Kỳ phải được sự ủy nhiệm của Quốc Hội trước khi đưa quân lực tham chiến tấn công đối phương như vụ bắn 59 trái Tomahawk vào Syria trong tháng 4 vừa qua.

Việc thảo luận này chẳng mới mẻ gì. Hành pháp Obama cũng được ủy nhiệm khi đánh ISIS và dựa vào văn bản Authorization for Use of Military Force AUMF được thông qua năm 2001 và một văn bản khác cũng được thông qua năm 2002 khi bắt đầu chiến sự tấn công Iraq.

Việc Tổng thống Trump đơn phương ra lệnh tấn công vào Syria đã thúc đẩy Quốc Hội đưa ra những thắc mắc về chiến lược minh bạch tại Syria. Nhưng ngay trong giới dân biểu cũng chia ra làm hai nhóm xung khắc nhau vì câu hỏi đặt ra là Văn bản 2001 AUFM nói trên có được áp dụng khi cần tấn công chống lại chính phủ Assad ở Syria.

Nhưng Dân Biểu Paul Ryan, Chủ Tịch Hạ Viện đã ca ngợi hành động của Tổng thống Trump bắn hoả tiễn vào Syria là hành động đúng và cấp thời. Tuy nhiên, ông cũng đồng ý việc Quốc Hội tham gia vào các nỗ lực này. 

Sau đây là những cuộc tấn công vào ISIS do Tổng thống Trump thực hiện

Hai cuộc không kích gần Abu Kamal tiêu diệt ba giếng dầu của ISIS.

Bốn cuộc không kích vào Dayr Az Zawr tiêu diệt 15 bồn lọc và 5 giếng dầu của ISIS.

Mười cuộc không kích tại Raqqah tiêu hủy 24 cơ sở dầu hoả và 1 công sự chiến đấu của ISIS.

Tám không kích gần Tabqah tiêu diệt 5 công sự tác chiến của ISIS và hai bom gài trên đường.

Tại Iraq, lực lượng hỗn hợp thực hiện 12 lần không kích với kết quả như sau:

Một cuộc không kích gần Kisik diệt hai toán súng cối.

Sáu không kích gần Mosul phá hủy 6 ổ súng cối, 4 công sự chiến đấu, 4 hệ thống phóng lựu RPG, 3 xe của ISIS, một kho vũ khí và hệ thống địa đạo, phá hỏng 11 đường vận chuyển, một công sự chiến đấu và đánh tan hai đơn vị chiến thuật của ISIS.

Ba cuộc không kích gần Rawah tiêu hủy 8 kho vũ khí và 2 khu vực tập trung của ISIS.

Một không tập gần Tal Afar đánh vào một đơn vị ISIS và bắn cháy 1 xe chở dầu.

Ngoài ra còn hai cuộc không tập khác gần Mosul tiêu hủy một hệ thống rocket, một gần Tabqah, Syria đánh vào một đơn vị ISIS.

Có thể nói, trong vòng 3 tháng, Tổng thống Trump đã làm nhiều hơn ông Obamam làm trong 8 năm nhắm vào việc giảm thiểu khả năng của lực lượng khủng bố Hồi Giáo ISIS

Hoa Kỳ tăng cường sự có mặt tại Ba Lan

Hoa Kỳ vừa gửi thêm nhiều quân đến Ba Lan mà nhiều nhà phân tích nhận định rằng đây sẽ là một cơn ác mộng cho Tổng thống Nga Putin. Theo tin tức từ Ba Lan, những chiếc xe thiết giáp khổng lồ M1A2 Abrams thuộc Lữ Đoản 3 Xung Kích, Sư Đoàn 4 Bộ Binh đã lăn bánh vào thành phố Swietozow. Các lực lượng này được bố trí để trải qua một giai đoạn huấn luyện trước khi tiếp tục một sự luân chuyển mỗi 9 tháng một lần trong kế hoạch Đại Tây Dương. Kế hoạch này do Hoa Kỳ lãnh đạo được áp dụng ở miền Đông Âu Châu như là biểu lộ sự cam kết phối hợp an ninh cho khối NATO nhằm bảo vệ hoà bình và ổn định trong vùng.

Đơn vị đã thể hiện tính di động, tốc độ điều hợp nhanh của đơn vị. Theo Trung Tá Stephen Capehart, Chỉ huy trưởng Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 68 Thiết Giáp, thì họ đã thực hiện việc tham chiến không tới 30 ngày trong đó có việc chuẩn bị các trang bị đưa lên tàu, cho phép quân nhân có chút thì giờ với gia đình trước khi rời Mỹ đến Ba Lan. Đơn vị cũng sẽ có mặt tại Latvia, Lithuanie, Estonia, Hungary, Romania. Trung Tá Capehart cho hay rằng Hoa Kỳ luôn giữ cam kết với đồng minh, Hoa Kỳ có thể hoá giải bất cứ mối đe dọa nào đến với các nước trong liên minh.

Đây là sự trả lời cho lời kêu cứ của các nước vùng Balkan khi thấy Nga gửi đến những lực lượng hoả tiễn và oanh tạc cơ chiến lược để chế ngự vùng biển, đe doạ an ninh các nước trong vùng như chúng tôi có loan tin trong chương trình tháng trước.

Những cuộc luân chuyển đơn vị như thế là để tăng thêm khả năng, cải thiện khả năng sẵn sàng chiến đấu để đối phó với những khủng hoảng, bảo vệ các nước đồng minh trong cộng đồng Âu Châu

Hôm thứ Năm, hai phi cơ oanh tạc thời chiến tranh lạnh của Nga lại bay gần bờ biển Alaska, có 2 khu trục cơ không võ trang hộ tống. Chiến đấu cơ F-22 của Mỹ đã bay lên đuổi những phi cơ Nga ra khỏi không phận. Đây là lần thứ 5 trong vòng hơn 1 tháng, phi cơ Nga đã bay tiến đến gần Alaska.

Khám phá mới về sự chi tiêu hoang phí của Michelle Obama

Trong lịch sử Hoa Kỳ, Michelle Obama sẽ được đánh giá là một đệ nhất phu nân xài tiền của dân hoang phí nhất. Trong thời gian ở Toà Bạch Cung, bà ta có 214 phụ tá riêng, 32 người trông coi vườn, 11 người chăm sóc chó cưng; bà còn dùng tiền quốc gia để trả lương cho bà mẹ với vai trò “chăm sóc 2 con” của bà ta. Michelle đã chi ra 11 triệu đô la để mua bàn ghế tủ giường mới, một chiếc phi cơ, 4 du tuyền, hai xe limousine. Tất cả từ tiền đóng thuế của chúng ta.

Cũng như hai vợ chồng Bill Clinton đã ăn cắp hai xe đồ đạc khi rời Bạch Cung, lần này Michelle Obama cũng lấy đi những vật dụng mà theo thông lệ là tài sản của quốc dân. Văn phòng Ngân sách của Bạch Cung đã có cuộc audit để đệ trình lên Tổng thống Trump. Tổng thống đã ra lệnh gửi cho Michelle một hoá đơn buộc bà ta phải trả khoản tiền cho những ghứ bà ta lấy làm của riêng này chứ không thể để cho ngân sách quốc gia chi trả.

Hoá đơn này có tổng số 11 tỷ đô la trong đó có 10 tỷ là tiền gia đình Obama chi trả cho những chuyến du lịch xa xỉ, tiền thực phẩm, áo quần, ruợu bia và thuốc lá mà lẽ ra họ phải trả bằng tiền túi. Còn phi cơ, xe limousine và du thuyền thì Toà Bạch Cung đã lấy lại nhưng buộc Obama phải trả tiền chi phí sử dụng, tiền sửa chữa và xăng nhớt.

Tổng thống Trump sẽ không dể dãi đâu. Theo Tùy viên Báo Chí Sean Spicer khi nói với báo Federalist thì Tổng thống Trump sẽ tìm cách khấu trừ vào hưu bổng, áp đặt sự xiết nợ (Lien) vào tài sản của Obama.

Dưới thời Obama có đến 170 ngàn người bị loại ra khỏi lực lượng lao động, tạo ra khủng hoảng  về nạn thất nghiệp, trong khi đó thì cặp này, nhất là bà vợ, nhởn nhơ tiêu xài hoang phí.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng nêu tin này ra một cách dè dặt vì những tin này chưa được các đài, báo tầm cỡ loan tin, mà chỉ thu lượm trên web, nên có thể đúng, có thể sai.

Những tin vắn quan trọng

  • Đầu tiên, Hạ Viện vừa thông qua Dự Luật Bảo Hiểm Ý Tế để hoàn toàn hủy bỏ và thay thế Obamacare. Với số phiếu thuận là 217, chống 213, Dự luật này đã được thong qua và sẽ chuyển lên Thượng Viện. Như thế là sau 7 năm vất vả tranh đầu, nay phe Cộng Hoà đã hoàn toàn thắng lợi. Tất cả Dân biểu Dân Chủ đã bỏ ohiếu chống. Họ lý luận rằng với đạo luật mới này sẽ có nhiều dân chúng chết oan!!!??? Dân Biểu Diane Black, Chủ Tịch Ủy ban Ngân Sách Hạ Viện nói rằng: “cử tri không bầu chúng ta để làm những việc dễ dàng, mà để làm những việc đúng.”
  • Trong một cuộc mít tinh tại một cơ sở của quận Orange County, trước số đông người Việt Nam đang cử hành lễ Tưởng Niệm 30-4, nghị viên Diệp Thế Lân bị la ó, phản đối khi ông ta nói rằng cuộc chiến VN là vô nghĩa lý. Một phụ nữ đã đứng lên đòi đuổi ông Lân ra khỏi hội trường. Một cựu quân nhân VNCH nhảy lên sân khấu hét rằng hàng trăm ngàn quân nhân hy sinh không phải cho cuộc chiến không có ý nghĩa gì. Ông Lân sau đó đã xin lỗi vì không biết cách dùng chữ cho thích hợp.
  • Bà Susan Rice, cựu Cố vấn Anh Ninh Quốc gia thời Obama từ chối không chịu ra điều trần trước Quốc Hội để hoá giải việc phe Dân Chủ tố cáo rằng Nga đã can dự vào cuộc bầu cử và các cáo buộc nhân viên của Tổng thống Trump đã tiếp xúc với Nga. Ông Giám Đốc FBI James Comey thì tuyên bố rằng ông hơi buồn nôn trước các cáo buộc đó. Tuy nhiên ông vẫn giữ sự kín đáo không rõ vì những ràng buộc gì mà không chịu tiết lộ các sự thật về những vi phạm của bà Clinton. Ông cũng tuyên bố không ân hận gì khi ông đã gửi cho Quốc Hội lá thư tiết lộ về đợt email của Clinton mà đã bị coi là chứng minh cho sự bất cẩn của Clinton trong việc lưu giữa các hồ sơ mật.
  • Những hồ sơ email trong đó có các văn kiện mật mà bà Clinton đã để cho cựu dân biểu Anthony Weiner đọc và lưu trữ là một vi phạm nghiêm trọng trong việc bào mật an ninh quốc gia, một tội danh có thể bị trừng phạt nhiều năm tù.
  • Có tin cho hay một phụ nữ làm thông dịch viên cho cơ quan Điều Tra Liên Bang FBI bị phát giác đã phải lòng và kết hôn với một tên khủng bố ISIS.
  • Ngày thứ Ba, tại trường Đại Học Texas Austin, một tên da đen Kendrex White, dùng dao đâm chết một sinh viên năm thứ ba và làm bị thương hai sinh viên khác. Tên này đã bị cảnh sát bắt trước khi hắm có thể còn giết thêm người khác. Việc này xảy ra trùng hợp với việc một người da đen xách súng bắn vào nhiều người da trắng xảy ra 2 tuần trước đây ở Fresno, California, và mới nhất là các cuộc bạo loạn trong các cuộc biểu tình ngày May Day đầu tháng vừa qua tại nhiều thành phố trong đó những thành phần khuynh tả, phóng túng, BLM đã sử dụng bạo lực đánh vào những ngưoời bất đồng.
  • Thứ Tư 04/03. Lúc gần trưa, tại North Lake College (Irving, phía Tây Bắc thành phố Dallas, một hung thủ đã xách súng vào trường bắn chết một người đang ngồi trên ghế ở hành lang. Tên hung thủ cũng được tìm thấy đã chết. Cảnh sát đoán rằng đây là một vụ giết người và tự sát.
  • Có thêm hai Dân biểu Cộng Hoà ủng hộ việc thay thế Obamacare. Dư luận cho biết có thể sẽ có 50/50 sự thay thế trong dự luật bảo hiểm sức khoẻ mới.
  • Tin thêm về vụ hãng United Airline. Sau khi các tổ hợp luật sư đại diện cho Bác Sĩ Đào nộp đơn khởi kiện, hãng United Airlaine đã có cuộc thương lượng và đồng ý chi ra một khoản bồi thường cho bác sĩ Đào về các thương tích mà những nhân viên an ninh phi trường đã gây ra cho ông ta. Số tiền là bao nhiêu không được tiết lộ.
  • Việc United Airline chưa yên, thì mới đây trên một chuyến bay của hãng American Airline lại xảy ra vụ nam tiếp viên giằng co và đe dọa hành hung một nữ hành khách với các con nhỏ tuổi. Chẳng qua là nữ hành khách này là người ngoại quốc, không thấu dáo các luật kệ về hành lý mang lên máy bay. Hãng American Airline ngay sau đó, đã lên tiếng xin lỗi, bồi thường tiền cho hành khách và đưa bà ta lên khu dành cho khác hạng sang.
  • Một nữ triệu phú 31 tuối vừa là tài tử nổi tiếng thuộc phe liberal, cô Lily Allen ở Anh có tài sản lên đến hai chục triệu đô la là người không ngớt kêu gào cho sự đa dạng về chủng tộc, văn hoá, vận động cho các di dân từ Trung Đông, Ả Rập, từng đi thăm nhiều trại tị nạn Syria và kêu gọi mọi người góp tay, góp của vào. Tháng trước, sau khi cô ta thực hiện một cuộc phỏng vấn với một thiếu niên Shamsher Sherin, 13 tuổi, mà cô ta gọi là đứa trẻ di dân và kêu gọi dân chúng Âu Châu yểm trợ tài chánh để giúp những di dân chưa được thanh lọc này. Không lâu sau khi đoạn video được đưa ra công chúng, người ta phát giác cậu thiếu niên đó là con của một tên khủng bố Taliban từ Afghanistan đến Anh. Tên này thú nhận rằng nó không di dân đến Anh để tránh hoạ khủng bố Taliban mà để tránh không bị giết bởi các lực lượng đồng minh do những tội ác chiến tranh mà nó từng gây ra.
  • Cô Lily Allen đã nhận một phản ứng bất ngờ khi cô đón một xe taxi. Người tài xế taxi nhận diện được cô, bèn đuổi cô xuống xe và nói “Cô hãy đón chiếc xe taxi nào do bọn di dân lái mà đi. Đồ ngu
  • Anh Nguyễn Hữu Tấn, một tín đồ Hoà Hảo 38 tuổi, là người làm ăn lương thiện, có quán bán hủ tiếu chay ở phường Thành Phước, xã Đông Thạnh, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long vừa qua đã bị công an bắt vào đồn vì tình nghi treo cờ vàng trong nhà. Hôm sau, gia đình được gọi lên đem xác về với dấu 2 vết dao cắt cổ. Công an đổ thừa rằng anh Tần tự cắt cổ. Nhưng nhìn vào 2 vết dao không linề nhau trên cổ, thì ai cũng thấy đây không thể là do tự sát. Gia đình đã khâm liệm nhưng chưa đem đi hoả thiêu, vì muốn giữ lại để kết án bạo quyền Cộng Sản VN.
  • Trước đây cũng đã có vụ anh Vũ Văn Thường, 27 tuổi, bị nghi ngờ về một vụ hình sự, cũng bị công an bắt ngày 9 tháng 1, 2017 rồi giết bằng cách cắt cổ và mổ bụng rồi kêu gia đình đem về với lời cáo buộc anh Thường tự tử chết.
  • Cũng vụ cờ vàng, chị Lê Mỹ Hạnh, một người đấu tranh cho môi sinh đã từ Hà Nội vào Sài Gòn tham gia cuộc đi bộ xuyên Việt vì môi sinh. Ba bốn tên côn đồ trong đó có 1 nữ, tìm đến chung cư nơi chị và 2 người bạn đang tạm trú để hành hung dã man. Một tên trong bọn là Phan Hùng đã quay cảnh đánh đập và đưa lên Facebook với lời chú thích rằng chúng đánh chị và bạn chị vì chị ủng hộ cờ vàng. Cũng trên trang Facebook, luật sư Lê Công Định cảnh giác rằng: “Ngày mai sẽ đến lượt chúng ta là nạn nhân nếu hôm nay chúng ta im lặng trước sự bạo hành vô pháp như thế.”