Thời Sự Hàng Tuần 07-22-2017 Ai rước bọn giết người vào Mỹ?

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Ai rước bọn giết người vào Mỹ?

Tuần này, dư luận Mỹ rất căm phẫn khi có tin một phụ nữ da trắng đã bị một cảnh sát viên gốc Hồi Somali vô cớ rút súng bắn chết một cách đáng thuơng. Vụ này xảy ra chiều tối thứ Bảy vừa qua tại thành phố Minneapolis, Tiểu Bang Minnesota.

Người phụ nữ này là Justine Damond, 40 tuổi, gốc Australia, đã dùng điện thoại gọi 911 khi nghe có tiếng gào thét như là có vụ bạo hành ở trong khu vực gần nhà bà. Khi xe cảnh sát đến, bà đã trò chuyện, báo cáo với cảnh sát viên Matthew Harrity ngồi ghế tài xế. Đột nhiên, cảnh sát Mohamed Noor, ngồi cạnh tài xế, rút súng ngắn vói qua mặt tài xế bắn vào ngực bà Justine.

Mohamed Noor là một di dân Hồi từ nước Somali được nhận vào sở Cảnh Sát Minneapolis hơn một năm trước (2015) và thường xuyên đảm trách ở khu vực có đa số dân Hồi Somali trong thành phố.

Bà Betsy Hodges, Thị trưởng thành phố thì lại lên Face Book để khen ngợi tên Mohamed này là cảnh sát đắc lực ở khu Precint số 5, quanh cửa hàng siêu thị có tên Karmel Mall là nơi có cộng đồng dân Somali Hồi Giáo. Theo báo Washington Post, dân Hồi ở đây đã tổ chức liên hoan để mừng tên Noor này được gia nhập ngành cảnh sát. Minneapolis là thành phố có cộng đồng Hồi Somalia đông nhất ở Mỹ. Nơi đây, có hai thành phố kế cận gọi là Twin Cities là Saint Paul và Minneapolis là nơi định cư của hơn 100 ngàn dân Hồi Giáo từ Somali. Trong nhiệm kỳ cuối, Tổng Thống Obama đã cho phép nhập cư hàng trăm ngàn dân Hồi từ các nước Bắc Phi mà đa số tập trung ở Twin Cities. Họ thành lập một cộng đồng khép kín để mặc sức tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồi Giáo cực đoan; đến nỗi ông Erick Stakelbeck đã miêu tả trong cuốn sách ISIS Exposed “đó là một Nhà Nước Hồi Giáo Minnesota” (The Islamic State of Minnesota). Từ thành phố đôi này, có gần trăm thanh niên Somali đã rời Hoa Kỳ để đến Syria gia nhập ISIS. Xin nhắc lại Somali là một căn cứ yểm trợ lớn nhất cho bọn khủng bố Hezbola, nơi có biến cố đuợc quay thành phim Black Hawk Down, khi một phi cơ trực thăng của Biệt Động Quân Hoa Kỳ bị bắn rơi ở thành phố Mogadishu năm 2001. Những người lính bị thương trên máy bay đã bị bọn Hồi Somali đánh dập đến chết rồi lột sạch áo quần, buộc dây kéo lê trên đường phố để thị oai.

Trở lại vụ bắn chết cô Justine Damond. Cô Damond chết oan ức khi sắp thành hôn vào tháng 8 này. Dân chúng ở Mỹ và cả ở Úc đã kêu gào nhà chức trách phải mở cuộc điều tra làm sáng tỏ nội vụ. Một chi tiết đáng nói là tất cả các máy thu hình, từ dashcam gắn trên xe, cho bến bodycam gắn trên ngực hai cảnh sát viên đã không mở ra để thu hình. Theo luật của sở Cảnh Sát, mỗi khi có sự việc cần sử dụng vũ lực như thế, các máy thu hình phải đuợc mở sẵn sàng để về sau đưa ra làm bằng chức xem ai là người có lỗi trong vụ.

Cảnh sát gốc Hồi Somali Mohamed Noor đã giữ hoàn toàn im lặng không chịu khai báo gì khi bị điều tra sau vụ này. Nước Mỹ có luật Miranda cho phép can phạm giữ im lặng để khỏi nói ra những điều bất lợi cho họ. Theo David Klinger, một giáo sư môn Criminal Justice tại Đại Học Missouri ở St Louis, thì phía cảnh sát có quyền trong Tu Chính Án số 5 như bất cứ công dân nào để không có một lời tuyên bố gì. Bà Thị Trưòng cũng tỏ ra thất vọng vì không làm sao biết hết mọi diễn biến xảy ra giữa ba người (hai cảnh sát và nạn nhân) vì không ai có quyền cạy miệng tên Noor này nếu nó không muốn khai; nhưng bà bày tỏ sự mong muốn tên này hãy khai báo.

Một dân biểu Tiểu Bang Minnesota là Ilhan Omar – lại một anh Hồi nữa! – thì đổ lỗi cho việc huấn luyện của ngành Cảnh sát là dựa trên bạo lực và sử dụng vũ lực quá mức. (The idealist in me continues to be surprised, but I know this incident is another result of excessive force and violence-based training for supposed peace officers)

Theo hồ sơ cá nhân, chỉ trong khoảng hơn 1 năm làm cảnh sát, anh này đã bị thưa gửi than phiền về hành vi thô bạo ít nhất ba lần mà trong đó hai vụ còn đang trong vòng thụ lý. Một vụ xử xong thì anh ta không bị hình phát nào cả. Vụ mới trước đây, ngày 25 tháng năm, anh ta bị một phụ nữ thưa về tội bạo hành khi anh ta nắm cườm tay và cánh tay bà để thô bạo lôi kéo bà ta ra khỏi nhà và bà thì đang bị thương ở vai.

Đồng ý là cần phê phán hiện tượng cảnh sát sử dụng vũ lực quá đà; phải tranh đấu thế nào để cho cảnh sát phải tôn trọng sinh mạng người dân. Những năm qua, có khá nhiều trường hợp cảnh sát bắn chết người da đen mà đa số là những kẻ vi phạm, quấy rối hay cưỡng lại lệnh. Phe tả khuynh liberal đã làm dữ lên về những vụ này. Nhưng lần này, khi một cảnh sát da đen bắn chết một phụ nữ da trắng một cách vô cớ thì không nghe họ lên tiếng?

Cũng liên quan đến việc Hồi Giáo, chúng tôi xin loan thêm một chuyện khá kỳ quặc.

Cô Alisyn Camerota ký giả của đài truyền hình CNN lớn nhất nước và cũng tả khuynh nhất nước, phụ trách chương trình CNN’s New Day, đã đề nghị với các phụ nữ Mỹ mang khăn quàng Hijab để biểu lộ tình liên đới với các phụ nữ Hồi Giáo. Cô nói: “Có lẽ cũng nên dấy lên một phong trào mang khăn trùm đầu để tỏ tình liên đới. Dù quý vị không phải là người Muslim. Cũng như khi quý vị cạo trọc đầu để tỏ sự thông cảm với những người đang trải qua những sự khó khăn nào đó” (Maybe there will be a movement where people wear the head scarf in solidarity. You know, even if you’re not Muslim. Maybe it’s the way people shave their heads, you know, sometimes in solidarity with somebody who is going through something…)

Đài CNN đã tỏ ra thiên vị muslim rất lộ liễu khi họ mời một phụ nữ Hồi lên một chương trình để nói về những vấn đề thời sự. Trong chương trình này, bà ta đã bộc lộ rằng từ khi ông Trump làm Tổng Thống, bà không cảm thấy an toàn khi mang khăn trùm đầu những nơi công cộng. Trên facebook có một người đã đặt ngược lại vấn đề: “Thế tại sao các bà Hồi giáo không bỏ khăn trùm đầu để tỏ tình liên đới với nước Mỹ là quốc gia đã rộng lòng cưu mang họ và cho họ nhiều cơ hội thăng tiến?

Vụ Trump Jr. tiếp xúc với nữ luật sư Nga.

Bằng đủ mọi cách, mở liên tiếp những cuộc điều tra này đến điều tra nọ, mời hết nhân vật này đến nhân vật kia điều trần, khai báo… phe chống đối Tổng Thống Trump gần một năm vẫn không tìm đuợc bằng chứng kết tội ông Trump là cấu kết với nước Nga thù địch nhằm làm hại Hoa Kỳ. Gần đây, chộp đuợc việc con trai đầu của Tổng Thống là Donald Trump Jr. có tiếp xúc với một nữ luật sư Nga; họ làm rộn chuyện này và đã có người cáo buộc đây là tội phản quốc (treason) mà hình phạt thường là tử hình hay nhẹ lắm cũng chung thân.

Như đã loan báo trong kỳ trước, cô Natalia Veselnitskaya, qua trung gian một người khác, đã đề nghị gặp Trump Jr. tại Trump Tower để trao cho ông này tài liệu về bà Clinton mà nhóm tranh cử của Trump có thể sử dụng để đánh bại đối phương. Nhưng khi gặp nhau, cô này lại chuyển qua nói về sự cấm vận của Hoa Kỳ áp dụng đối với các doanh nghiệp của Nga. Trump Jr. đã dứt khoát rứt áo hủy bỏ cuộc nói chuyện.

Trong việc này, Trump Jr. không có điều gì vi phạm luật pháp cả vì:

(1) Cô Natalia không phải là nhân viên của chính phủ Nga, mà chỉ đại diện quyền lợi cho các doanh nhân của Nga bị dính đến sự trừng phạt do hiệu lực của Đạo luật Magnisky.

(2) Giả thử cô này là nhân viên tình báo Nga đội lốt luật sư, thì ông Trump Jr. đã không có những liên hệ xa hơn nào để vi phạm luật pháp cả.

(3) Và lại càng phi lý, vì nếu đã là nhân viên tình báo, thì làm sao lại tổ chức cuộc gặp gỡ mà có sự tham dự đến 8 người, trong đó có viên thông ngôn? Mấy vị dân biểu ngồi lì trong Capitol lâu quá, lại không chịu xem mấy phim hay đọc truyện gián điệp để biết rằng trong công tác tình báo gián điệp thường chỉ có hai người tiếp xúc mà có khi còn lộ bí mật. Chứ bàn chuyện có tính cách an ninh quốc gia mà kéo nhau 8 mống cùng ngồi thảo luận thì còn bí mật gì nữa?

(4) Cô Natalia này đã đến Hoa Kỳ do visa mà hành pháp Obama cấp và đã quá hạn visa trong thời Obama. Cô lại có nhiều liên lạc với nhóm Fusion GPS là nhóm thân Clinton và chống lại Trump. Cô này có chung mẫu số với những người Dân Chủ là chống lại sự cấm vận đối với Nga với lý do Nga vi phạm nhân quyền.

Nếu phe Dân Chủ sẵn sàng kết tội Trump Jr. về việc “cấu kết” hay nhận “hối lộ” để giúp cho những nhà doanh thương Nga thoát khỏi sự cấm vận, thì việc bàn luận giữa Trump Jr. và cô gái Nga chưa bắt đầu mà đã hủy bỏ. Vậy thì đây là tội gì?  Phản quốc thì chưa có hành vi nào! Mà mưu toan cũng không?

Nhưng giả sử (lại giả sử) Trump Jr. có bàn chuyện giúp cho doanh nghiệp Nga, thì phe Dân Chủ hãy bắt đầu trở lại với trường hộp Hillary Clinton đi đã!

Theo tài liệu của Wikileaks, ngày 26 tháng 6, năm 2010 khi cựu Tổng Thống Bill Clinton đến Moscow đọc những bài diễn văn với giá 500 ngàn đô la mỗi bài, thì đó là lúc bà vợ Hillary đang đi đêm với Nga để phản đối sự cấm vận. Trong thời gian tranh cử năm ngoái bà Clinton đã hết sức che đậy việc này. Nay thì Toà Bạch Cung đang lần giở hồ sơ ra để đánh trả lại phe Dân Chủ.

Bà Sarah Huckabee Sanders, Phụ Tá Tham vụ Báo chí Bạch Cung đã nói rằng: “Nếu quý vị muốn bàn chuyện quan hệ với Nga, chẳng cần tìm đâu xa hơn là vụ bà Clinton.” 

Theo một email của một thành viên ban tham mưu của Clinton, Bill Clinton đã nhận một cú điện thoại của Vladimir Putin (khi đó còn là Thủ Tướng Nga) bày tỏ sự biết ơn về bài diễn văn 500 ngàn đô la. Trong thời gian này, bà vợ Hillary là Bộ Trưởng Ngoại Giao. Số tiền khổng lồ do công ty tài chánh của Nga có tên Renaisance Capital trả. Và công ty này bị ảnh hưởng nặng trong việc bị Hoa Kỳ cấm vận!

Chính việc đọc diễn văn này hiện nay đang ám ảnh gia đình Clinton. Vì ngoài vụ này, Hillary Clinton còn nhận tiền của Nga để bán chất quặng Uranium là kim loại có tính quốc phòng cho Nga nữa. Và đặc biệt, cũng do chính cô luật sư Natalia Veselnitskaya là người làm trung gian!

Trước ngày cậu Bill nhà ta đọc bài diễn văn 500 ngàn đô la, các thành viên Quốc Hội đã yêu cầu bà Bộ Trưởng Hillary Clinton không cấp visa nhập cảnh cho các viên chức Nga. Nhưng bà ta đã từ chối làm điều đó!

Vụ Trump con chưa xong, thì hôm thứ Tư lại nghe mấy vị Dân Biểu đòi lôi vụ Tổng Thống Trump ngồi bàn chuyện riêng với Tổng Thống Putin mà nội dung cuộc nói chuyện không công bố! Phải hai ông ấy ngồi kín đáo trong một căn phòng không ai theo dõi đâu? Họ ngồi chình ình trước hàng chục vị lãnh đạo các quốc gia trong bữa tiệc, chuyện trò to nhỏ. Mà tại sao mỗi chuyện phải trình ra cho công chúng hay? Nếu họ đang bàn nhau chuyện kỳ này cho tiềm thủy đỉnh phục kích sẵn ở bờ biển Bắc Hàn để đánh Kim Jong Un một cách bất ngờ; thì nội dung này có nên khai ra cho mọi người biết hay không?  Hiện tượng các vị trong đảng Dân Chủ theo đuổi việc Nga và ông Trump được cá nhà bình luận xem là một sự ám ảnh (hysteria) làm cho họ không còn nhận định hơn thiệt, đúng sai; và làm cho họ càng ngày càng hành xử thiếu kiểm soát. Một nhà bình luận khác thì cho rằng vì họ không có một chương trình, kế sách nào nữa nên đâm ra rỗi hơi làm chuyện bao đồng.

Cũng xin bỏ ra vài phút nói về Đạo Luật Magnisky. 

Luật sư Sergei Magnisky, khi đó 36 tuổi, từng lên tiếng tố cáo chính phủ Nga và các tổ chức tội phạm đã đánh cắp hàng trăm triệu đô la từ một công ty ngoại quốc tên là Hermitage Capital Management. Một nhà đầu tư ngoại quốc và ông William Browder, người chủ công ty trên đã mướn ông Magnisky theo dõi các khoản tiền hàng trăm triệu đô la mà hoá ra là chính phủ Nga đã gian lận khi đánh thuế. Ông Magnisky báo cáo sự gian lận này lên chính phủ. Thay vì giải quyết nội vụ, thì chính phủ Nga bắt ông đưa vào tù. Trong tù, ông đã bị đánh đập và tra tấn đến bỏ mạng.

Tại Moscow ngày thứ Hai 30 tháng 11, 2009, bà Nataliya Magnitskaya, mẹ của luật sư Sergei Magnitsky, cầm bức di ảnh của con mình để trả lời phỏng vấn của phóng viên hàng thông tấn AP. Các phóng viên lúc đó chuẩn bị hồ sơ bằng cớ việc luật sư Magnisky bị đánh đập đến chết trong tù. Phía Nga thì đổ thưa cho tình trạng thiếu thuốc men.

Năm 2012, Quốc Hội Hoa Kỳ đã nhân đó thông qua Đạo Luật mang tên luật sư Magnisky trong đó Hoa Kỳ sẽ có biện pháp trừng phạt đối với những viên chức chính phủ hay các doanh nghiệp các nước nào mà có sự đàn áp nhân quyền nghiêm trọng. Nga là nước bị đánh đầu tiên trong đó có công ty Renaissance. Vì sau khi Magnisky chết đi vào tháng 11 năm 2009, ông Browder đã có bằng chứng rằng những viên chức trong công ty Renaissance Capital có dính líu đến vụ này. Vì thế, trước khi Quốc Hội thông qua Đạo luật này, công ty Renaissance đã hối lộ cho Bill Clinton 500 ngàn đô la dưới hình thức thù lao một bài diễn thuyết, để anh Bill vận động vợ mình chống lại đạo luật Magnisky. Nhưng qua đến năm 2011 thì Bộ Ngoại Giao đành phải thi hành luật và đã ra lệnh cấm cấp visa cho những người Nga dính líu đến những vụ gian lận tài chánh để họ nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Để trả đũa, Nga chấm dứt việc cho người Mỹ nhận con nuôi từ Nga đem về Mỹ và cũng cấm 18 nhân viên của Mỹ không được đến nước Nga.

Theo tiết lộ của Wikileaks, vì nhu cầu tranh cử, phe bà Clinton đã dùng áp lực để ngăn chặn báo chí làm lớn vụ này. Hồi còn tranh cử Tổng Thống, Hillary có lập ra một nhóm có tên gọi là Rapid Response Communications team for Hillary For America (Truyền thông Phản ứng Nhanh của ban vận động cho Clinton). Ngày 21 tháng 5, 2015, ông Jesse Lehrich là người ở trong toán đó đã tiết lộ rằng: “Nhờ sự giúp đỡ của toán nghiên cứu mà chúng tôi đã chặn (nguyên văn là killed) đuợc truyền thông Bloomberg tung ra bài viết liên quan đến vụ Hillary Clinton chống đối Đạo luật Magnisky vì có nhận 500 ngàn trả cho bài nói chuyện của Bill Clinton.” (With the help of the research team, we killed a Bloomberg story trying to link HRC’s opposition to the Magnitsky bill a $500,000 speech that WJC gave in Moscow)

Ngay từ đầu, hành pháp Obama đã chống lại Đạo luật Magnisky vì ông ta đang cố gắng làm việc mà sau này chúng ta nghe qua chữ “reset” với nước Nga (như là xoá hết để làm lại từ đầu). Obama không muốn gây bất hoà với Nga.

Thêm nhiều cựu viên chức thời Obama bị điều tra.

Theo một nguồn tin thân cận với Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, sẽ có thêm nhiều cựu viên chức trong hành pháp Obama bị điều tra vì dính líu đến vụ gọi là “tiết lộ” (unmasking) những công dân Hoa Kỳ

Có gần mười viên chức cao cấp thời Obama đang được những nhà điều tra Hạ Viện chiếu cố trong đó có những vị ở các chức vụ cao cấp trọng yếu như bà Susan Rice, cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia; ông John Brenna, cựu Giám đốc CIA, và bà Samantha Power, cựu Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc.

Vào tháng 5, Dân Biểu Devin Nunes, Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện đã gửi đến các cơ quan CIA, FBI, và NSA giấy yêu cầu (subpoena) giao nộp các hồ sơ về căn cước những công dân Hoa Kỳ có trong hồ sơ tình báo, mà theo thuật ngữ gọi là “unmasking”.

Những giấy yêu cầu được ban hành sau khi có sự cáo buộc rằng bà Susan Rice và nhnữg người khác đã tiết lộ về những người trợ tá của ông Trump, lúc đó còn là ứng cử viên Tổng Thống.  Theo đài Fox News, hiên nay, các cơ quan nói trên đã thuận thi hành lệnh giao nộp này. Nhưng các thành viên thuộc đảng Dân Chủ thì phê phán việc ông Nunes đã gửi các giấy yêu cầu đó. Xin nhắc lại rằng ông Nunes đã không còn dính líu trong vụ cáo buộc Trump và Nga; nhưng ông vẫn còn thẩm quyền trong vụ Unmasking này.

Ủy Ban đã mời bà Susan Rice đến để vặn hỏi trong một phiên họp khép kín sắp tới.

Một vài thắc mắc về vụ unmasking có lẽ chỉ là thường lệ; nhưng theo tin thì sẽ có nhiều vấn đề cần đào sâu hơn, đòi hỏi thêm nhiều sự giải thích. Các nhân viên điều tra Hạ Viện chỉ mới bắt đầu duyệt qua những lượng giá nhưng đã cho thấy rằng trong các hồ sơ có một số vấn đề khá quan trọng.

Tuy nhiên, việc điều tra có thể không đưa đến việc kết luận để buộc tội những nhân viên vi phạm pháp luật hay vi phạm các thể lệ nội quy.

Phát ngôn viên của bà Susan Rice là Erin Pelton cho hay bà Rice sẵn sàng hợp tác với các Ủy Ban Tình Báo Hạ và Thượng Viện. Vào tháng ba, 2017, bà Rice nói rằng bà không hay biết gì cả về những vụ unmasking các thành viên trong nhóm của ứng cử viên Trump. Nhưng qua tháng đầu tháng 4, bà lại tuyên bố rằng bà đã có hỏi đến căn cước của một số công dân Hoa Kỳ trong các hồ sơ tình báo; và bà cho rằng đó chỉ là thông lệ và bà đã không tiết lộ bất cứ tin nào có dính líu đến ông Trump.

Đạo Luật Bảo hiển Sức Khoẻ bị đắp mô ở Thương Viện

Lời hứa của Tổng Thống Trump về Đạo luật Affordable Heath Care tức Obamacare chỉ mới thực hiện được phần đầu là phần dễ nhất. Đó là phủ nhận Obamacare. Nhưng để thay thế nó bằng một luật bảo hiểm mới hợp lý hơn, thì quả là một việc rất khó. Tuy có hơn 60% bất bình đòi thay thế Obamacare, nhưng từ hơn 6 tháng qua, các nhà lập pháp vẫn chưa soạn ra được một bộ luật nào vừa ý mà được sự đồng thuận của đa số thành viên. Phe Dân Chủ thì đoàn kết một lòng. Bất cứ điều gì do phe Cộng Hoà đưa ra là họ đồng loạt 100% bác bỏ, chê bai. Trong khi đó phe Cộng Hoà, tuy nắm đa số ở cả hai viện, vẫn có những sự bất đồng để cho cái dự luật mà Ha Viện soạn ra, thông qua; khi lên Thượng Viện bị sửa đổi vài lần mà vẫn không kiếm đủ số phiếu đa số quá bán để trở thành đạo luật. Hiện nay, có ít nhất 4 Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà cho biết họ sẽ không bỏ phiếu thuận, trong đó có Rand Paul là người có nhiều ác cảm với Tổng Thống Trump ngay từ buổi tranh luận đầu tiên năm ngoái. Bình luận viên Rush Limbaugh trong chương trình talk show của ông ta thì cho rằng các nhà lập pháp thuộc thành phần “establishment” dù Dân Chủ hay Cộng Hoà cũng không muốn ủng hộ một ông Trump là người “outsider”. Có người ví von rằng ông Trump thì muốn xã hết bùm ở đầm lầy “drain the swamp”, trong lúc đó chính các dân cử Cộng Hoà đã đóng chặn cái nút xả không cho khối bùn này thoát ra!

Thât ra, có một đạo luật về bảo hiểm sức khoẻ không phải khó vì không soạn ra được những điều hợp lý vừa bảo đảm cho công dân có sự săn sóc y tế phổ thông với giá cả vừa phải mà vẫn có phẩm chất cao. Cái khó là nó sẽ động chạm đến quyền lợi giới tư bản trong ngành dịch vụ y tế gồm các hãng bảo hiểm y tế, các tư bản đang nắm các dịch vụ về y tế như nhà thương, nhà bào chế thuốc… Trong xã hội tư bản, đứng đàng sau sân khấu chính trị là quyền lực của các nhà tư bản, tài phiệt nắm hết các lãnh vực từ ngân hàng, địa ốc, thị trường chứng khoán, bảo hiểm…

Những nhà tư bản này đã từ bao năm tạo ra những tài sản khổng lồ mà càng ngày càng tăng nhanh. Họ bỏ tiền ra cho các ứng cử viên vào Quốc Hội, và thường xuyên lobby để có những luật lệ mà họ hưởng được những ưu tiên trong doanh nghiệp.

Những nước nào thực hiện được chương trình bảo hiểm y tế phổ thông cho tất cả mọi người, thì đó là do các chính phủ có khả năng hay uy lực để thuyết phục những nhà doanh nghiệp chấp nhận những lợi tức vừa phải.

Cách đây khá lâu, các phóng viên điều tra của tuần báo Times đã dưa ra một loạt bài về những hoá đơn các khoản tiền chi phí bệnh viện gửi đến cho các bệnh nhân. Phóng viên đã làm một tổng kết tất cả các loại mục từ tiền thuốc, tiền vật dụng, y trang, tiền giuờng, phòng bệnh đến tiền trả cho các Bác Sĩ, Y tá, y công… Người phóng viên lại đi tận các nơi để tham khảo thực giá ở thị trường và làm ra một bản chiết tính khác để so sánh. Cô ta kết luận rằng tổng số tiền trong cái bill của bệnh viện cao gấp hàng chục lần số tiền trong thực tế. Ví dụ, khi bệnh viện cho bệnh nhân uống một viên thuốc và ghi trị giá $5 mỗi viên, thì thực giá nếu mua ở pharmacy chỉ có vài xu mà thôi. Quý vị không lạ khi mua cùng loại thuốc ở Canada hay Mexico, lại rẻ hơn mua ở Mỹ rất nhiều lần.

Quý vị có bảo hiểm, không tin thì cứ lấy cái bill bệnh viện gửi cho mình để thấy họ tính giá với hãng bảo hiểm ra sao. Nhưng rồi hãng bảo hiểm củng chỉ trả một phần mà thôi. Tất cả là do sự lạm dụng mà ra.

Nếu như các bệnh viện, các bác sĩ tính tiền ở mức vừa phải; nếu như các cơ quan trung gian không quá lạm dụng; nếu như người thụ hưởng chỉ đi khám hay mua thuốc lúc cần… thì chắc giá bảo hiểm sức khoẻ không đến nỗi quá mức mà ai cũng phải than van. Thì chắc cái đạo luật bảo hiểm sức khỏe không phải gặp những phản đối để cứ ì ạch ở trong bàn giấy của mấy vị dân cử.

Tuần trước, Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Chuck Schumer, người thường xuyên chống đối, chê bai Tổng Thống Trump to miệng nhất ở Thượng Viện cũng nói rằng những khoản tiền trả trong luật Obamacare là vi hiến. Lời tuyên bố của ông này là động trời; nhưng truyền thông dòng chính đã làm ngơ không loan tin này. Phản ứng trước câu bình luận của Thượng Nghị Sĩ trưởng khối đa số Mitch McConnell về một sự có thể phải cứu nguy (bailout) những hãng bảo hiểm trong chương trình Obamacare, ông Schumer đã nói nguyên văn như sau: “Các dân cử phe Dân Chủ rất nóng lòng muốn cùng hợp tác với Cộng Hoà để tạo ổn định thị trường bảo hiểm và cải thiện Obamacare. Trong các việc hàng đầu phải làm là bảo đảm thường trực việc chia sẻ khoản tiền chi phí (cost-sharing như deductibles, co-payments, vân vân) để có thể bảo vệ dịch vụ y tế cho hàng triệu người.” Điều này trái hẳn với lời điều trần của hành pháp Obama tại Toà Án Liên Bang rằng đã có sự giảm giá thường trực rồi. Người ta coi lời của ông Schumer như hàm ý rằng hành pháp Obama đã vi phạm Hiến Pháp và vi phạm cả hình luât liên bang khi họ sử dụng ngân khoản một cách sai phép.

Sau đây là vài giải thích cho rõ hơn. Trong khoản 1302 của luật Obamacare đòi hỏi các nhà bảo hiểm phải giảm các khoản tiền cost-sharing như tiền co-pay, tiền deductible… cho những người ghi danh có lợi tức thấp mua các chương trình loại nhẹ nhất (silver plan). Luật ấn định rằng Bộ Y Tế và Dịch Vụ Nhân Sự phải lập ra chương trình để hoàn trả cho các hãng bảo hiểm khi họ phải giảm giá cho người mua bảo hiểm thuộc thành phần kém lợi tức. Nhưng trong luât lại không nói đến cấp khoản nào để cấp cho Bộ Y Tế dùng bồi hoàn cho nhà bảo hiểm cả.

Vì luật không ghi rõ, hành pháp Obama lại không muốn bị ràng buộc trong chuyện nhỏ nhặt này, hành pháp Obama đã xuất tiền ra trả cho các hãng bảo hiểm. Hạ Viện đã kiện việc này lên toà Liên Bang như một vi phạm lấn quyền có ấn định trong Hiến Pháp (Power of Purse). Vào tháng 5 vừa qua, bà Thẩm Phán Rosemary Collyer đã phán xử rằng hành pháp Obama đã vi phạm hiến pháp.

Việc hành pháp Obama sử dụng tiền không hợp lệ không phải chỉ vi phạm điều 1 phần 9 trong chương 5 của Hiến Pháp ghi rằng: “Không có khoản tiền nào rút ra từ ngân khố nếu không được hợp thức hoá bằng luật.”. Nó còn vi phạm Đạo luật Anti-Deficiency Act trong đó nghiêm cấm nhân viên liên bang cho phép sử dụng ngân khoản vượt quá mức khả dĩ. Như thế, theo lý luận của ông Schumer, thì sự chi dùng ngân khoản để giảm cost sharing là không hiện hữu theo luật định. Người ta đang đặt câu hỏi khi nào thì ông Schumer sẽ thúc dẩy việc lập ra một ủy ban để điều tra vụ này.

Sự vi phạm các khoản trong luật Anti-Deficiency có thể bị trừng phạt về dân sự, lẫn hình sự tức là vừa phạt tiền, vừa phạt tù nữa hoặc cả hai thứ.

Như thế, phe Dân Chủ mà điển hình là Hành Pháp Obama dùng mục tiêu để biện minh cho phương tiện. Muốn cấp bảo hiểm sức khoẻ cho nhiều người dù phải vi phạm hiến pháp và luật pháp. Khi sự vi phạm này lên cao ở mức nào đó, họ sẽ thay đổi luật pháp để thích ứng chăng?

Vấn đề bây giờ của phe Cộng Hoà là cố gắng tạo sự bảo đảm về y tế cho công dân, nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp.

Triển lãm Made in America

Tuy vất vả trong nhiều việc đã hứa mà chưa thực hiện đủ, Tổng Thống Trump cũng đã thành công trong việc tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho dân Mỹ và đem sản xuất trở lại. Hôm thứ Hai, Tổng Thống Trump đã mở màn cho tuần lễ mang tên “Made in America” tại Toà Bạch Cung. Ông đã tổ chức triển lãm những sản phẩm đuợc làm trong nước tại 50 tiểu bang.

Mở đầu, ông đã tuyên bố: “Chúng ta muốn xây dựng, chế tạo, và tăng cường thêm nhiều sản phẩm trong nước; sử dụng nhân công Mỹ, nguyên liệu Mỹ, và tinh thần Mỹ. Khi chúng ta mua hàng làm ở Mỹ, thì lợi nhuận, công ăn việc làm của Mỹ đuợc bảo đảm.”

Các sản phẩm của những công ty lớn như Caterpillar, Campbell cho đến các doanh nghiệp nhỏ như xí nghiệp may cờ, làm chổi đều đuợc giới thiệu như nhau. Xin đơn cử vài thí dụ:

Hãng Altec có trụ sở chính ở Birmingham Alabama, ra đời từ năm 1929, hoạt động tại hơn 100 quốc gia khác nhau; là hãng vận chuyển hàng hoá và phục vụ cho thị trường viễn thông và điện lực. Hãng máy bay Sikorsky ở Connecticut ra đời từ 1939, là một nhánh của hãng Lockheed Martin, chuyên sản xuất phi cơ trực thăng. Nổi tiếng với loại trực thăng Black Hawk. Hãng Hytrol sản xuất các dây chuyền (belt conveyor) từ hơn 60 năm qua. Công ty The California Wine Institute, nhà sản xuất rượu vang nổi tiếng thế giới. Công ty The Great Alaskan Bowl Company sản xuất tô chén bằng gỗ từ thế kỷ 18. Hãng ILC Dover LP với những sản phẩm đầy sáng tạo về những chất có thể uốn nắn dùng trong kỹ nghệ hàng không và không gian. Hãng Gordon Signs chuyên làm các bảng hiệu bằng đèn neon. Hãng rượu Koloa Rum ở Hawaii. Hãng Boise Cascade chuyên sản xuất gỗ lót sàn nhà. Hãng Caterpillar sản xuất các loại máy cơ giới khổng lồ dùng trong nông nghiệp hay kỹ nghệ cầu đuờng… Hãng Desert Plastics ở New Mexico từ một doanh nghiệp nhỏ của một phụ nữ tật nguyền, đã lớn nhanh trong sản xuất những trang bị cao cấp dùng trong phi cơ, những loại đồng hồ đo lường và những cơ phận tinh tế trong kỹ nghệ solar.

Không thể kể ra hết đuợc. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận đây là việc cứu nguy nền kinh tế, kỹ nghệ, và cứu vãn nạn thất nghiệp mà hành pháp Trump đã thành công trong 6 tháng qua. Tuy nhiên, giải quyết nạn thâm thủng ngân sách, bất quân bình mậu dịch không thể một sớm một chiều. Chúng ta không chờ phép lạ. Mong sao một ngày gần đây chúng ta đi các siêu thị không còn thấy những mặt hàng mang nhãn hiệu “made in China” hay “made in PRC”…

Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Trudeau của Canada sẽ tái thương lượng Hiệp ước NAFTA sao cho quyền lợi của Mỹ không bị thiệt thòi. Có tin cho hay ông Trudeau sẵn sàng ngồi lại để bàn tính với Hoa Kỳ.

Thành phố bao che không còn an toàn cho bọn dân bất hợp pháp

Chính phủ liên bang đang có kế hoạch huy động hàng ngàn nhân viên Cưỡng chế Di Trú (ICE) cũng như tăng cường phương tiện nhắm vào việc giải toả các thành phố bao che dân nhập cư bất hợp pháp tại nhiều tiểu bang Hoa Kỳ.

Quyền Giám Đốc ICE là Thomas Homan hôm thứ ba đã nói với báo Washington Examiner rằng việc xâm nhập qua đuờng biên giới đã giảm sút nhiều trong khi việc yêu cầu cưỡng chế dân bất hợp pháp tăng lên đến 80% từ ngày ông Tổng Thống nhậm chức đến nay. Ông Homan rất phản đối việc tạo ra các thành phố bao che mà ông coi là kỳ quặc. Ông nói: “Ở nước Mỹ mà tôi sinh ra và lớn lên, các thành phố không che chở cho bọn phạm pháp. Tổng Thống Trump thừa nhận rằng phải có một kế sách hợp lý để làm cho bọn phạm pháp này không cảm thấy thoải mái.”

Các thành phố bao che như ở New York, Philadelphia, Chicago, San Francisco và Austin, Texas không hợp tác với các cơ quan liên bang để thi hành lệnh cưỡng chế bọn nhập cư bất hợp pháp dù bọn này từng có những hành vi phạm pháp ngay tại Mỹ.

Những thị trưởng các thành phố bao che này lập luận rằng thành phố của họ an toàn hơn vì đã tạo ra sự tin tưởng giữa những người bất hợp pháp và giới chức cảnh sát địa phương. Những dân bất hợp pháp sẽ cảm thấy thoải mái khi cần báo cáo những tội phạm hay ra làm chứng tại các phiên toà!

ICE dự trù sẽ tuyển mộ thêm 10,000 nhân viên. Ông Homan nói với báo Examiner rằng nhân viên ICE sẽ truy lùng bọn tội phạm hay bọn đang bị truy nã trong thành phần bất hợp pháp ngay tại nhà hay những nơi làm việc. Ông nói: “Tôi muốn chuyển một thông điệp rõ ràng đến mọi người, từ các chính trị gia cho đến các nhân viên công lực và nhất là đến những người đã xâm nhập vào Mỹ bất hợp pháp rằng cơ quan ICE sẽ làm việc tích cực. Chúng tôi sẽ cưỡng chế pháp luật theo đúng quy trình mà không nhân nhượng. Chúng tôi sẽ có những ưu tiên trong công việc mà không để cho những ngời này tiếp tục vi phạm luật lệ Hoa Kỳ.

Việc truy lùng và cưỡng chế đối với dân nhập cư lậu là một trong những biện pháp của chính sách di dân của Tổng Thống Trump mà ông nhiều lần hứa hẹn khi ra tranh cử năm ngoái. Ông cũng thúc đẩy việc ban hành một Đạo luật Kate trong đó sẽ tăng thêm sự trừng phạt đối với những di dân bất hợp pháp đã bị trục xuất nhưng vẫn ngoan cố tìm cách trở lại Hoa Kỳ.

Kate là tên của cô Kathryn Steinle, người bị một tên di dân bất hợp pháp bắn chết khi cùng cha cô dạo mát ở một bến cảng San Francisco. Thủ phạm là tên Juan Francisco Lopez-Sanchez, là di dân bất hợp pháp từ Mexico, đã nhiều lần xâm nhập và bị trục xuất đến 5 lần vì can đến 7 tội hình sự trong đó có tội sử dụng ma túy và tội cất giữ vũ khí bất hợp pháp. Nhưng thành phố San Francisco bao che nó và để nó thong dong trên các đuờng phố tiếp tục gây tội ác.

Cẩn thận khi mua rau thơm

Các nước Âu Châu kiểm soát khá kỹ các thực phẩm nhập cảng. Họ đã phát giác ra rằng rau thơm nhập cảng từ Việt Nam và Thái Lan chứa nhiều loại thuốc trừ sâu vượt quá hàm lượng tối đa cho phép. Thụy Sĩ năm 2016 đã xác nhận điều trên sau khi xét nghiệm khoảng một phần ba các mẫu hàng thực phẩm từ Á Châu nhập qua đuờng hàng không đến phi trường Zurich và Genf ở thành phố Geneve. Ngoài các loại rau thơm mà người Việt Nam ưa thích như rau quế, ngò, húng… còn phải kể luôn các loại ớt nữa. Tỷ lệ rau của Việt Nam nhiễm độc là 37%, trong khi đó rau Thái Lan ít hơn, 21 phần trăm. Có trên dưới 10 loại thuốc trừ sâu khác nhau được tìm thấy trong các bó rau.

Ngoài việc nghiêm phạt người buôn bán và tịch thu số hàng nói trên, Sở An Toàn Thực Phẩm và Thú Y của Thụy Sĩ kêu gọi dân chúng hãy mua rau trái nội địa hoặc trồng ở các nước Âu Châu.

Chúng tôi không có các tin tức tương tự của các nước khác ở Liên Âu. Nhưng rõ ràng thì báo động về thực phẩm nói chung bị nhiễm độc từ Việt Nam và vài nước Á Châu đã có từ rất nhiều năm qua. Hoa Kỳ cũng không tránh khỏi nạn này.

Một vài tin rất ngắn đáng chú ý

Thượng Nghị Sĩ John McCain, 80 tuổi, người ơn của những cựu tù nhân chính trị Việt Nam, người phi công Hoa Kỳ bị bắn hạ ở Bắc Việt và phải trải qua 6 năm tù cay đắng trong hoả lò Hilton. Ông McCain ra ứng cử Tổng Thống năm 2008 nhưng thất bại trước tay mơ vô danh Obama. Ông vừa bị phát hiện có khối u trong óc (tumor), coi như một hình thái của Cancer.

Cầu thủ football nổi tiếng O.J. Simpson, người đuợc miễn tố trong vụ án giết vợ là Nichol Brown Simpson và người tình của bà này là Ron Goldman vào năm 1994. Vụ án kéo dài với nhiều tình tiết. Sau đó, anh ta lại bị phạt trong phiên toà dân sự phải bồi thường hai gia đình nạn nhân 33.5 triệu đô la. Dĩ nhiên OJ biết cách tẩu tán tài sản để khỏi trả tiền này. Sau đó năm 2007, anh ta lại bị bắt vì xâm nhập vào một phòng khách sạn để đánh cắp một số hiện vật và them tội bắt cóc. Anh bị xử án 33 năm tù. Năm nay OJ đã 70 tuổi hiện thụ án tại trại cải huấn Lovelock Correctional Center ở Nevada. Hôm thứ Năm, anh đuợc đưa ra Hội Đồng Ân Giảm của Tiểu bang Nevada để xét cho gảm án hay tha với tình trạng quản chế. Hội Đồng này có 6 vị, có 4 vị đã đồng ý ân xá. Như vậy OJ Simpson được tại ngoại, nhưng cho đến hết đời phải chịu sự theo dõi chặt chẻ của các nhân viên cảnh sát Parole officers. Một vi phạm nhỏ sẽ đưa OJ trở lại nhà tù  thi hành cho hết bản án.