Thời Sự Hàng Tuần 09-02-2017 Cơn bão Harvey tàn phá Houston

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Lần này thì phải phản ứng thôi!

Kim Jong Un, sau hơn một tuần lặng tiếng, hôm thứ Ba đã cho thử một hoả tiễn mới. Lúc 6 giờ địa phương ngày 29 tháng 8, Bắc Hàn phóng lên một hoả tiễn tầm trung ngang ngửa hoả tiễn Hwasong 12, từ một bệ phóng gần thủ đô Pyongyang của Bắc Hàn. Lần này dường như nhắm vào sườn phía Tây Hoa Kỳ.

Hoả tiễn này đã bay xa đền 1680 dặm, bay vòng qua trên đảo Hokkaido của Nhật để rồi rớt xuống Thái Bình Dương. Với khoảng cách từ Bắc Hàn đến Mỹ là gần 6900 dặm, thì dĩ nhiên còn rất xa mới với tới được lục địa Mỹ. Nhưng với tầm xa đó, thì rõ ràng các đảo của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương có thể đang ở trong sự đe dọa trực tiếp của Bắc Hàn. Nhưng kết quả này và việc hoả tiễn bay qua đầu Nhật Bản phải là mối nguy hiểm cận kề cho đảo quốc Nhật.

Toà Bạch Cung đã ra một thông cáo trong đó viết rằng: “Thế giới đã nhận từ Bắc Hàn một thông điệp rõ ràng rằng họ đang đe dọa các nước láng giềng, các nước thành viên của Liên Hiệp Quốc. Đây là một việc làm vi phạm tiêu chuẩn tối thiểu trong hành xử quốc tế mà không thể chấp nhận được.”  Tổng Thống Trump cũng lập lại rằng, Hoa Kỳ đã có sẵn các biện pháp ứng xử thích đáng. Nhưng khi nào thi hành thì chúng ta chưa biết trước đuợc.

Tổng Thống Trump cũng đã điện đàm tức khắc với Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe. Hai ông cùng đồng ý phải gia tăng áp lực dối với Bắc Hàn và thúc đẩy các quốc gia khác cùng làm như thế. Tổng Thống Trump nói: “Sự việc Bắc Hàn Đe dọa và gây bất ổn chỉ làm cho họ càng bị cô lập thêm trên chính trường quốc tế.”

Về phía Nga, tình hình có vẻ như không có gì. Nga giữ thái độ im lặng. Nhưng chớ coi thường đó là triệu chứng làm lơ đó. Thật ra, Nga đang có những quan tâm lớn đến vùng đất được gọi là Hermit Kingdom ở ngay ngả ba biên giới Nga, Tàu và Bắc Hàn. Vùng này, theo bài trước chúng tôi có nhắc đến, là có những mỏ kim cương, mỏ vàng lớn nhất nhì của Nga. Biên giới giữa Nga và Bắc Hàn tuy chỉ có 11 dặm nhưng rất quan trọng. Người của hai nước qua lại trên chiếc cầu Hữu Nghị (Friendship Bridge) bắc qua con sông Tumen. Một con đuờng sắt dài 6383 dặm được xây dựng để những con tàu đi từ Pyongyang đến Moscow mà chỉ có người Nga và Bắc Hàn là hành khách mà thôi. Nga từng ủng hộ Bắc Hàn bằng cách dùng những phi cơ phóng pháo TU-95 có biệt danh là “con gấu” bay trên vùng không phận biển Nhật Bản, Hoàng Hải, Biển Đông Trung Hoa và cả Thái Bình Dương. Biệt danh Con Gấu là tên một hệ thống triển khai nguyên tử của Nga. Phóng pháo cơ Nga có các loại chiến đấu cơ Sukhoi 35-S và loại A-50 hộ tống. Cả Nhật và Nam Hàn đã cho chiến đấu cơ lên kè sát TU-95 để canh chừng nếu Nga tỏ thái độ hiếu chiến. Thoạt nhìn, người ta suy đoán rằng Nga đang muốn thăm dò phản ứng của phía Mỹ, Nhật và Nam Hàn. Nhưng ngoài ra, Nga còn một ý đồ khác nhắm vào Bắc Hàn nữa.

Điều này hé lộ cho chúng thấy ảnh hưởng của Nga đối với Bắc Hàn mà ngày nay, k

hó đoán được hai bên sẽ xử trí ra sao trong hoàn cảnh nóng bỏng hiện nay. Trong nhiều mức độ, Nga cũng có những đáp ứng với các biện pháp cấm vận của Hoa Kỳ đối với Bắc Hàn và Trung Cộng. Nhưng sự việc cho phóng pháo TU-95 lên vùng trời ở Á Châu còn có nghĩa Nga muốn chứng tỏ sức mạnh của mình, nếu Mỹ cứ muốn cấm vận Nga, chứ không phải là nhằm giúp Bắc Hàn phòng vệ đâu.

Còn phản ứng của Nam Hàn và Nhật thì sao?

Trong tuần, bất chấp lời đe dọa của Kim Jong Un, một cuộc tập trận bằng đạn phối hợp giữa quân đội Hoa Kỳ và Nam Hàn vẫn cứ tiếp diễn.  Cuộc tập trận bắt đầu ngày 21 tháng 8, và kết thúc vào ngày 1 tháng 9 như dự định.

Ngoài ra, như một sự trả lời, Nam Hàn vừa cho bốn chiếc F-15 thực tập ném 8 trái bom MK-84 vào một mục tiêu ở ngay phía bắc, sát biên giới với Bắc Hàn. Đó đuợc xem là lời cảnh báo Bắc Hàn sau khi họ vừa phóng hoả tiễn qua Thái Bình Dương như nói ở trên. Đại Tá Lee Kuk-No của quân đội Nam Hàn tuyên bố với phóng viên Reuter rằng: “Nếu Bắc Hàn đe dọa an ninh của dân chúng Nam Hàn  và liên minh Mỹ- Hàn bằng bom nguyên tử, thì ngay lập tức Nam Hàn sẽ tiêu diệt lãnh tụ Bắc Hàn với những phương tiện có sẵn.”

Tại Tokyo, thủ đô nước Nhật, các bích chương lớn được dựng lên với hình ảnh các hoả tiển của Bắc Hàn như nhắc nhở dân chúng về mối nguy này. Quân đội Nhật cũng thực hiện một cuộc tập trận và thử nghiệm hệ thống hoả tiễn PAC-3.

Thủ Tướng Shinzo Abe lên án rất mạnh hành vị của Bắc Hàn, coi đó là một mối đe dọa nghiêm trọng, nhằm phá hoại sự quân bình và an ninh khu vực. Thủ Tướng Abe kêu gọi Hội Đồng Bảo An LHQ phải triệu tập một cuộc họp ngay lập tức và đã điện đàm với Tổng Thống Trump như đã nói ở trên. Tổng Thống Trump, tuy chưa có tuyên bố gì ra công luận, nhưng đã cam kết 100% dứng bên cạnh Nhật Bản. Nhật cũng nhận được sự đồng thuận tương tự từ Nam Hàn. Thông Tấn Xã Nam Hàn Yonhap có cho biết ba nước Mỹ- Nhậ

t – Nam Hàn đồng ý sẽ có biện pháp cứng rắn và cùng hợp tác chặt chẽ. Cả Hội Đồng Bảo An LHQ cũng ủng hộ việc này.

Cơn bão lớn nhất từ hàng chục năm nay

Sườn phía đông Hoa Kỳ, đặc biệt là ở các Tiểu Bang Louisiana, Texas, Florida là nơi mỗi năm có nhiều cơn bão lớn nhỏ tràn vào. Tháng 8, 2005, cơn bão Katrina lúc đầu tốc độ gió 65 km/giờ, tầm gió rộng nhất lên đến 55 km quét sạch một vùng xa đến 138 km. Nhưng khi nó tập trung lại thì trở thành cấp 5, tốc độ gió lên đến 280 km/giờ. Khi Katrina đổ bộ lên thành phố New Orlean, mức độ đã giảm còn cấp 3 với tốc độ gió 193 km/giờ nhưng đủ làm chết 1833 người, gây thiệt hại vật chất đến 108 tỷ đô la.   Sự thiệt hại nhân mạng và vất chất cao là do các đê thấp và bị vỡ ra, làm cho cả vùng rộng lớn chìm trong biển nước mênh mông. Từ đầu thế kỷ 21 đến nay, Hoa Kỳ đã trải qua 22 cơn bão lớn khi đổ bộ là từ cấp 1 đến cấp 4. Từ 2010 đến nay trước Harvey, có 3 cơn bão Irene, Isaac và Sandy tuy vô cùng dữ dội, nhưng khi đổ bộ vào đất liền, đạ hạ xuống cấp 1.

Nhưng cuối tháng 8 năm nay, cơn bão cấp 4 Harvey vừa đổ bộ vào vùng biển Corpus Christi được xem là mạnh liệt nhất từ hàng chục năm nay ở Mỹ từ 2005; và là dữ dội nhất ở Tiểu bang Texas từ 50 năm nay.

Thành phố Houston, lớn hàng dầu của Mỹ đã bị ngập lụt. Các xa lộ dẫn vào thành phố bị đóng vì nhiều nơi đất xoáy lở. Thành phố nhỏ Port Aransas, với 3,800 dân, là nơi bị năng nhất vì bị cơn bão đổ bộ lên đó. Hiện nhà chức trách địa phương cho hay chưa thể xác định mức tổn thất vì cảnh sát và các xe cơ giới nặng không vào được thành phố.

Thành phố Houston và các vùng phụ cận có diện tích khoảng 10,000 square miles (25,900 sq. kilometers), lớn hơn thành phố New York và hơn cả Tiểu bang New Jersey. Có cả 1700 dặm những song ngòi, kênh lạch chằng chịt trong khu vực. Tất cả đều đổ ra vịnh Mexico chỉ cách trung tâm thành phố Houston có 50 dặm về phía đông nam.

Đài truyền hình khí tượng cảnh báo rằng với lượng mưa kỷ lục 49 inches hiện nay, thì đây sẽ là vụ lụt lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Lượng mưa này (2 inches mỗi giờ), theo ông Edmond Russo thuộc Công Binh Hoa Kỳ, chỉ diễn một lần trong mỗi 1000 năm. Nó có nguy cơ làm rò nước tại hồ chưa nước ở hai cái đập có tuổi đã 70 năm dùng để che chở cho Houston. Nuớc ở hai hồ này dâng lên mỗi giờ là 6 inches. Vì thế, chính quyền đã cho xả nước ở hai hồ chứa Addicks và Barker như để bảo vệ cho khu vực các cơ sở doanh thương; và việc này làm tăng lên tai họa cho cư dân trong vùng.

Tại nhiều nơi trong thành phố, nước dâng ngập đến tầng hai các cao ốc. Nhiều gia đình phải leo lên tận mái nhà để tránh lụt.

Sau khi đổ bộ và gây lụt lớn, bão Harvey còn luẩn quẩn ở vùng vịnh Mexico và có cơ may quay lại lần nữa ở bờ biển Hoa Kỳ vùng đông nam Texas.

Trong khi ở vùng ngoại ô Dickinson có lệnh di tản bắt buộc thì Thị trưởng Houston Sylvester Turner bị ta thán vì đã không cho lệnh dân di tản dân Houston. Ngày 24/8/2017, Thống Đốc Greg Abbott của Texas cảnh báo dân Houston nên di tản tránh bão Harvey. Qua ngày sau, 25/8/2017, ông Thị Trưởng thì lại nói nên nghĩ kỹ trước khi di tản. Thống đốc đã nhiều lần gọi cell phone của ông Turner để cho biết “…tiểu bang sẽ giúp đỡ bất cứ những gì ông cần đến“. Nhưng ông Turner vẫn lờ đi. Dó là do sự tính toán sai lầm của ông khi cho hay thành phố Houston không nằm trên đuờng đi của cơn bão. Và hậu quả ra sao ai cũng thấy. Sau này, ông ta không ngừng biện bạch cho rằng việc di tản cả triệu dân sẽ gây ra những hỗn loạn và nguy hiểm hơn việc họ phải ở lại chịu đựng cơn bão. Ông vẫn khư khư cho rằng việc không bắt buộc dân di tản là một quyết định đúng đắn.

Những thiệt hại sơ khởi

Và hậu quả là cơn bão làm cho hàng chục ngàn dân cư Houston phải khốn khổ tìm vào các khu tạm trú. Hiện Houston Convention Center đang chứa đến 10 ngàn người mà phương tiện thì ở dưới mức có thể chu cấp. Khoảng 300 ngàn người bị mất điện. Thống Đốc Texas là Greg Abbott cho hay phải mất nhiều ngày mới có thể vãn hồi điện lực. Các nhà máy lọc dầu cũng đóng của và giá dầu tăng lên chứng 10 cents một gallon. Phi trường Quốc Tế George Bush bị tràn ngập nên trở thành bất khiển dụng. Một nhà máy hoá chất có nguy cơ nổ hoặc xì hơi Peroxide vì các lò nóng lên. Thiệt hại vật chất khoảng 35 tỷ đô la.

Có đến hơn 80 phần trăm nhà cửa ở Houston không có bảo hiểm về lụt lội.

Thống Đốc Greg Abbott đã điểu động hơn 17 ngàn lính đến vùng bị lụt để cấp cứu và giữ trật tự. Đây là cuộc điều động quân sĩ lớn nhất Tiểu bang Texas từ trước đến nay. Tại chỗ, đã có hơn 3000 nhân viên cảnh sát. Lực lượng Duyên Phòng cho hay họ đã vớt đuợc hơn 3000 người vừa bằng thuyền vừa bằng phi cơ trực thăng. Trung tâm hành quân của họ đã nhận đến trung bình hơn 1000 lời kêu cứu mỗi giờ.

Một gương hy sinh đáng nêu lên. Đó là việc nhân viên cảnh sát 60 tuổi Steve Perez, vì nóng lòng với trách nhiệm, đã bươn chải rời nhà ra đi giữa cơn bảo và đã bị nước cuốn đi trong chiếc xe cảnh sát của ông.

Một hình ảnh đẹp gây xúc động đặc biệt. Đó là cảnh một cảnh sát viên, ông Daryl Hudeck đã cứu hai mẹ con ra khỏi căn nhà bị ngập lụt. Ông đang bế trên tay một phụ nữ gốc Việt lội bì bõm qua khúc nước ngập, và phụ nữ này lại đang ẳm đứa con chừng hơn 1 tuồi của mình. Người phụ nữ may mắn này tên là Catherine Phạm.

Cho đến nay, chính quyền chỉ mới xác nhận khoảng 39 người chết trong đó có một bà già khi một cây to bị dổ, đè lên cái nhà mobile home của bà  ở thành phố Porter. Nhưng còn rất nhiều người mất tích mà chưa xác định đuợc số phận. Có một gia đình 6 người bị kẹt trong một xe van bị nước cuốn đi ở Greens Bayou phía đông Houston. Trong xe này có 4 trẻ em; người lái xe thì thoát ra được. Hôm thứ Tư đã tìm ra chiếc xe và xác các nạn nhân. Một nhân viên khách sạn cũng bị nước cuốn đi khi anh ta đang giúp di tản khoảng 100 người vừa khách trú vừa nhân viên của khách sạn.  Cũng chỉ mới có 14 người bị thương đuợc ghi nhận.

Chính quyền đang kêu gọi bất cứ ai có phương tiện hữu hiệu như ghe, xuống hãy tham gia cứu vớt người bị kẹt tại các khu dân cư. Để đáp ứng, dân chúng các vùng an toàn ở Louisiana đã gửi đến Houston đoàn cứu trợ gồm hàng chục ghe máy mà họ gọi là Cajun Navy. Toán này đã hoạt động rất có hiệu quả khi Louisian bị bão lụt trước đây.

Hiện chúng tôi được biết các tổ chức Cộng Đồng ở Texas đang tổ chức quyên góp, cứu trợ. Cộng Đồng Georgia cũng đã lập ban cứu trợ.

Những tiêu cực

Nạn hôi của đã xảy ra tại nhiều nơi. Những căn nhà hay cửa tiệm ở các nơi bị lụt đã bị từng toán người xấu đột nhập cướp bóc tài sản. Giám Đốc Tư Pháp Harris County Kim Ogg và Montgomery County Brett Ligon đã tuyên bố rằng luật pháp của Texas sẽ kết án đến chung thân cho những tội phạm hôi của, cướp giật, trộm cắp trong hoàn cảnh thiên tai như thế này. Các phạm nhân sẽ bị xử ngay sau khi bị cảnh sát bắt được. Kim Ogg nói: “Bất cứ kẻ nào lợi dụng tình cảnh bão lụt để xâm nhập tư gia hay các tiệm buôn cần biết rằng pháp luật sẽ trừng trị thẳng tay. Phạm nhân sẽ bị truy tố ngay lập tức. Chúng ta không thể để cho các nạn nhân thiên tại lần nữa trở thành nạn nhân của bọn bất lương”

Hiện có gần 2 chục tên trộm cướp đang bị bắt giữ, Ở Brazoria County, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm từ tối thứ Ba.

Cũng có nhiều cửa hiệu thực phẩm lợi dụng tình trạng khốn khó mà tăng giá hàng. Điển hình là siêu thị Mỹ Hoa trên đuờng Bellaire đã treo giá một ổ bánh mì là 1.50 đô la (trong khi đó giá ở siêu thị Mỹ HEB là 20 xu một ổ)

Ngoài ra, có tin cho hay một giáo sư Đại Học ở Tampa, Florida đã bị dân chúng miệt thị vì có lời phát biểu bất nhẫn đối với những người đang chịu tai ương. Đó là Ken Storey, thuộc phe Dân Chủ dạy môn Xã Hội Học. Ông ta đã viết trên trang tweeter cho rằng những người Texas đang bị nạn là vì đã bỏ phiếu ủng hộ Đảng Cộng Hoà, coi như đây là quả báo cho hành vi chính trị của họ. Ông ta còn viết thêm rằng: “Hy vọng qua tai ương này, họ sẽ nhận ra rằng Đảng Cộng Hoà chẳng giúp gì cho họ.” Một người đã phản ứng lại và hỏi ông ta: “Thế còn dân Florida có đáng bị trừng phạt bằng thiên tai hay không?” (Dân Florida đa số đã ủng hộ Cộng Hoà. Ông Storey ngang ngược đáp rằng: “Đúng thế, những ai ủng hộ Trump đều đáng bị phạt.”

Việc làm tệ hại, tàn ác này của Storey đã dẫn đến việc mất chỗ dạy ở trường Đại Học cho dù ông ta đã lên tiếng xin lỗi và xóa lới nói bất nhân trên trang twetter

Hôm thứ ba, Tổng Thống Trump và Đệ Nhất Phu Nhân Melanie đã bay đến Corpus Christi và Austin (Texas) để theo dõi tình hình tại chỗ. Phe Dân Chủ lại phê bình ông Trump đến quá sớm! Rồi lại có người moi móc chuyện bà Trump khi xuống phi cơ mang đôi giày cao gót ra châm biếm. Chúng tôi đã thấy hình bà Melanie khi vào nơi họp với viên chức cứu trợ đã thay đôi cao gót bằng đôi giày thể thao.

Các nhà dự báo khí tượng cho hay cơn bão sẽ di chuyển về phía đông đến Tiểu Bang Mississippi hôm thứ Năm. Như thế, Louisiana lại nằm trên đuờng tàn phá của Harvey vào kỷ niệm 12 năm Tiểu bang này bị hoành hành bởi cơn bão Katrina. Harvey chưa yên, thì cơn bão Irma đang hình thành ngoài Đại Tây Dương và sẽ đổ bộ vào giữa tuần tới. Hy vọng cấp độ ngẹ hơn nhiều.

Địa đạo “Củ Chi” ở biên giới Mỹ-Mexico

Giới chức quân sự Mexico cho hay họ đã khám phá ra một đường hầm để chuyển lậu người từ thành phố Tijuana của Mexico vào Mỹ ở gần San Diego, California. Đường hầm này bắt đầu từ bên trong một nhà kho và điểm đến là bên này hàng rào biên giới trên dất Hoa Kỳ. Cơ quan công lực Mexico đã được một ngưòi cấp báo khi người này thấy xuất hiện nhiều người có vũ trang ở khu vực nhà kho. Trong những năm gần đây, có nhiều đuờng hầm trong số hàng trăm đuờng hầm chuyển dân lậu và ma tuý đã bị phát giác. Cũng một năm trước, vào tháng 8, 2016, cảnh sát đã tìm ra đường hầm dài 30 mét từ Tiểu bang Sonora của Mexico, chạy đến Tiểu bang Arizona của Mỹ. Tháng 4 năm nay, cũng phát giác một hầm dài đến 800 mét từ Tijuana đến thành phố Otay Mesa của California. Nhiều đuờng hầm đuợc mắc điện, quạt thoát hơi, cả đến đuờng rầy và những toa goòng để chuyển hàng tấn ma túy. Thông thường, bọn dân lậu được chuyển qua lối những đuờng ống cống nằm bên dưới biên giới mà ít khi đuợc đi qua những đuờng hầm lớn. Vì lợi nhuận từ việc chuyển người không đáng kể so với việc buôn bán ma tuý. Vả lại, bọn buôn lậu ngại những dân lậu bị bắt sẽ khai ra các hầm này.

Trong một vụ mới nhất gần đây, Lực Lượng Tuần Phòng của Mỹ đã bắt giữ 23 người bất hợp pháp. Nhưng bọn này trốn thoát và đã dẫn đến việc truy lùng. Cuối cùng lại bắt được 30 người xâm nhập bất hợp pháp trên đuờng phố San Diego. Trong số dân lậu vừa đàn ông lẫn đàn bà có 23 người Tàu và 7 người Mexican. Khi cảnh sát đến gần, những dân lậu này chạy ngược lại miệng hầm đã đuợc phủ ngụy trang bằng những cành cây. Từ miệng hầm, có một cái thang gỗ đi sâu xuống để vào con đuờng hầm chạy về phía Mexico. Cảnh sát không cho hay hầm này dài rộng ra sao. Có lẽ do tiền trả của những người Tàu này cao (20 ngàn mỗi đầu người từ Trung Hoa đến Mỹ), nên họ được đi trên “xa lộ” rộng và tiện nghi hơn cách chui qua các ống cống.

Con số dân vượt biên giới người Trung Hoa bị bắt đã gia tăng từ 4 người trong năm 2013, lên đến 48 năm 2015, và leo lên số 861 trong năm ngoái. Chỉ từ 31 tháng 7, 2017 đến nay, đã có 193 người Tàu bị bắt khi chui qua đuờng biên giới Mỹ-Mexico. Dân Tàu đã xâm nhập vào Mỹ bất hợp pháp từ những năm cuối thế kỷ 19.  Năm 1882, Hoa Kỳ ban hành đạo luật cấm không do di dân Tàu vào Mỹ theo các hợp đồng lao động trong 6 thập niên. Nhưng họ vẫn tìm cách vào Mỹ bằng đủ mọi phương tiện, chui xuống hầm các thương thuyền, núp trong các toa xe lửa chở hàng hay súc vật, nép mình trong ngăn kín trên các xe vận tải; chui đuờng hầm biên giới, thậm chí bằng ngả hàng không. Nhân viên ICE phải khâm phục dân Tàu có nhiều sáng kiến trong việc nhập cảnh lậu. Theo tổ chức The Washington, một viện nghiên cứu chính sách di dân có trụ sở chính ở DC, thì trong năm 2016, có khoảng 210 ngàn dân Tàu sống bất hợp pháp trên đất Mỹ.

Báo San Diego Union-Tribune dẫn chứng lời một viên chức biên phòng cho hay bọn buôn người tính giá từ 50 ngàn đến 70 ngàn cho mỗi người Tàu nhập lậu vào Mỹ. Không phải những dân lậu này giàu có để trả một lúc hàng chục ngàn đô la đâu. Họ chỉ trả trước một số, và phải ký giấy cam kết trả tiếp món nợ sau khi chấp nhận một công việc do bọn buôn người bố trí sẵn.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giới hạn việc cấp visa nhập cảnh cho 25620 người Trung Hoa theo chương trình hạn chế di dân của Tổng Thống Trump.

Tổng Thống Trump ân xá cho Sheriff Joe Arpaio cũng làm cho phe Dân Chủ phản đối.

Ông Arpaio, 85 tuổi, là một Sheriff có hàng chục năm công vụ. Trước khi là một nhân viên công lực ở Tiểu bang Arizona, ông đã phục vụ quân đội nhiều năm. Là người mẫn cán, trọng pháp luật, ông đã thi hành cưỡng chế đúng mức và đã bị một thẩm phán liên bang kết án là đã chặn hỏi giấy tờ người Hispanic khi ông phục vụ tại Maricopa County (Phoenix). Ông thẩm phán cho rằng ông Arpaio chặn xe những người Hispanic vì vi phạm giao thông, và đã bắt giữ họ vì họ không có giấy tờ hợp pháp. Thực ra thì đã có sự xung đột và mâu thuẫn giữa lệnh Thẩn phán và lệnh của cơ quan cưỡng chế vào thời hành pháp Obama. Thẩm phán tiểu bang Arizona không cho xét hỏi giấy tờ người Hispanic để biết họ là di dân bất hợp pháp hay không; trong khi lệnh của cơ quan cảnh sát là bắt giữ người BHP. Chỉ có thế, mà ông Arpaio đã bị phạt án tù mà mới đây, khi đến nói chuyện với dân chúng ở Phoenix, Tổng Thống Trump đã tuyên bố ân xá cho ông.

Bên phe Dân Chủ nhân cơ hội này làm ầm ỉ lên để phá Tổng Thống Trump.

Hôm đầu tuần, Tổng Thống Trump đã phải đem chuyện ân xá bừa bãi của hai Tổng Thống tiền nhiệm Dân Chủ là Bill Clinton và Barack Obama ra để so sánh.

Trong khi Tổng Thống Trump ân xá một nhân viên công lực mẫn cán, bị tù vì sự mâu thuẫn trong pháp luật; thì hai cựu Tổng Thống kia đã ân xá cho cả trăm người mà đa số là bọn tội phạm nghiêm trọng như buôn bán ma túy, giết người.

Tổng Thống Clinton ân xá cho Marc Rich, một nhà tài chánh can tội làm hồ sơ gian lận thuế và liên hệ giao thương dầu mỏ với Iran trong thời gian xảy ra vụ Iran bắt nhân viên toà Đại Sứ Mỹ làm con tin; Susan Rosenberg là thành phần cực tả, có chân trong nhóm khủng bố bí mật Weather Underground. Clinton đã ân xá cho gần hết những người dính líu đến vụ đầu tư, lạm quyền của vợ chồng ông ta trong vụ Whitewater.

Tổng Thống Obama ân xá tổng cộng 1700 tội phạm hình sự trong suốt hai nhiệm kỳ của ông ta. Vào thời kỳ cuối cùng trước khi bàn giao cho Tổng Thống Trupm, Obmama chơi sang, ân xá một loại cho 300 tội phạm. Các vụ điển hình là Chelsea Manning là một binh sĩ đánh cắp và tiết lộ tài liệu mật. Tội này rất lớn. Nhưng Manning chỉ bị 35 năm tù, và Obama đã ân xá khi anh ta (nay đã chuyển giống thành cô) mới thụ hình có 7 năm. Obama còn ân xá cho tên khủng bố gốc Puerto Rico có dính máu công dân Mỹ.

Ở nhà lãnh Welfare sướng hơn đi làm! 

Sau khi điều tra, nghiên cứu, viện CATO đã đưa ra những con số mà khi đọc đến, chắc phải sửng sờ!

Tuy có những kêu gọi tăng mức lương tối thiểu lên 15 đô la một giờ; nhưng có ít Tiểu bang hưởng ứng. Và để tăng đến 15 đô la, phải mất nhiều năm vì không thể tăng lên cái vụt, mà phải từ từ. Mỗi năm tăng 1, 2 đô la, để tránh sự đột ngột có ảnh hưởng xấu đến vật giá. Tuy thế, cũng có vài tiểu bang không những không tăng mà cò sụt xuống vì do các chủ nhân đã sợ lỗ lã mà đã có những biện pháp nhằm giảm bớt nhân công.

Đó là nói về những người lương thiện, chân chính bỏ sức mình ra để kiếm sống. Cato cho hay những người không đi làm nhưng thụ hưởng phúc lợi xã hội đã lãnh nhiều tiền hơn người dân lao động toàn thời gian. Họ đưa ra một danh sách 10 tiểu bang mà số tiền trả cho người hưởng an sinh xã hội nếu tính ra sẽ nhiều hơn 15 đô la một giờ. Chúng tôi không có thì giờ để tìm thêm mức lương tối thiểu của từng tiểu bang. Nhưng theo kết quả trên, thì tại 11 tiểu bang, tiền phúc lợi xã hội cao hơn lương một giáo chức mới ra trường đại học. Tại 3 tiểu bang, cao hơn lương một thảo chương viên điện toán. Tám tiểu bang trả cao hơn mức 20 đô la mỗi giờ (Hawaii 29.13, DC 24.43, MassachuseTổng Thốngs 24.30, Connecticut 21.33, Rhode Island 20.83, và Vermont 20.36). Nhìn trên bảng bên đây, quý vị thấy có 35 trên 50 tiểu bang của Mỷ trả cho người ăn phúc lợi nhiều hơn số tiền lao động tối thiểu. Từ Tiểu bang Wisconsin trở xuống, thì tương đuơng hoặc kém hơn mức tối thiểu. Ít nhất là Idaho, chỉ trả tiền phúc lợi tương đuơng 5.36 đô la mỗi giờ.

Cũng xin thưa với quý vị, hiện còn những việc làm mà lương chỉ có 3, 4 đô la mỗi giờ. Đó là việc của những người bồi bàn hay quét dọn ở các tiệm ăn Á Đông. Những người này phải cậy vào tiền tip mới chịu đựng đuợc. 

Tin mới về vụ Cộng Đồng Washington.

Trong suốt hai tuần nay, quý thính giả đã nghe rất nhiều về vụ ông Đinh Hùng Cường âm mưu xoá bỏ cương lĩnh chống Cộng trong bản Hiến Chương của Cộng Đồng vùng Hoa Thịnh Đốn, Maryland và Virginia.

Sau khi Liên Hội Cựu Quân Nhân vùng Thủ Đô lên tiếng cảnh báo, nhiều tổ chức và nhân sĩ cũng đã có những văn thư, điện thư để phản đối. Hội Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh đã tổ chức một buổi họp kéo dài hơn hai tiếng để bản về vấn đề này. Trong buổi họp có sự tham dự của ông Đinh Hùng Cường, Chủ Tịch Cộng Đồng và ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng ban tu chính Hiến Chương, cũng như hàng chục vị khác đại diện các hội đoàn tại thủ đô.

Các câu hỏi mà ông Lê Hữu Em, ban Chủ toạ đặt ra cho ông Cường là:

1.- Tại sao bỏ 2 chữ Chống Cộng trong các điều khoản căn bản của Hiến Chương, mà theo Hiến Chương thì các điều này là bất di bất dịch, không thể thay đổi.

2.- Ban Tu Chính Hiến Chương có hợp hiến không, vì nhiều người do ông Cường bổ nhiệm. Như thế, sẽ mất vị thế độc lập trong khi làm việc.

Ông Cường tìm cách quanh co, không trả lời thằng vào vấn đề, và sau đó bán cái cho ông Thành. Ông Thành cũng lý luận quanh co, cho rằng chữ Hiến Chương là chỉ dành cho những tổ chức quốc tế, có tầm vóc lớn. Vì thế, ông soạn lại một bản Điểu lệ mới. Thực tế, chữ Hiến chương theo tự điển Việt Nam có nghĩa là một bản văn gồm các điều lệ, quy tắc tổ chức, hoạt động của một tổ chức không phân biệt lớn nhỏ. Câu trả lời của ông Thành bị bắt bẻ và từ đó lòi ra thêm nhiều điều sai phạm khác. Việc ông Thành làm không còn là tu chính như nhiệm vụ được giao, mà ông đã làm ra bản Điều lệ. Như thế hoàn toàn vi hiến.

Cuối buổi họp, tất cả cử toạ đã bác bỏ bản Điều lệ và yêu cầu ông Cường thu hồi nó lại mà không đưa ra Hội Đồng Đại Diện để biểu quyết nữa. Nhưng ông này nằng nặc đòi phải cho ông hỏi ý kiến Hội Đồng Đại Diện, mà đa số là các hội do vợ chồng, con cái , bạn bè ông ghi danh.

Một vi phạm rất lớn bộc lộ âm mưu của ông Cường. Đó là việc ông cho in sẵn những bản điều lệ mới (mà không ghi rõ là dự thảo). Ông đã gửi ra cho các thành viên Hội Đồng Đại Diện để hỏi ý thuận hay không, và không quan giai đoạn thảo luận mới cho biểu quyết. Tức là ông ta muốn đặt mọi sự trước việc đã rồi, chẳng có ai có thể xoay ngược được! Lại vi phạm về thủ tục!

Trước buổi họp, dã có ba người trong ban Tu Chính rút lui sau khi phát giác ra âm mưu thay đổi lập trường của ông Cường. Đó là ông Bobby Lý, Dave Nguyễn và Hà Dương.

Sau buổi họp, đã có điện thư của ông Đoàn Hữu Định (cựu Chủ Tịch CĐ Hoa Thịnh Đốn), bà Tôn Nữ Hoàng Hoa (từng là Chủ Tịch CĐ Việt Nam), Ông Trần Nhật Thăng (cựu Chủ Tịch CĐ Hoa Thịnh Đốn), bà Lệ Thi (Đồng Chủ Tịch CĐ Hoa Thịnh Đốn), ông Nguyễn Mậu Trinh (Hội Trưởng Hội Cao Niên Hoa Thịnh Đốn), ông Nguyễn Văn Tần (Chủ Tịch Liên Hội Cựu Quân Nhân Hoa Thịnh Đốn), bà Nguyễn thị Bé Bảy (Hội Trưởng Nữ Quân Nhân vùng HTĐ) tất cả cùng lên tiến phản đối ông Cường về âm mưu thay đổi và chiếm đoạt Cộng Đồng. Mọi  người đều tuyên bố bất tín nhiệm ông Đinh Hùng Cường. Thật ra thì những người có lập trường Quốc Gia không ai tin ông. Ông đắc cử chức Chủ Tịch là do mưu mô gian lận. Ngay việc ông ra ứng cử với tư cách Chủ tịch của một Hội Ngưòi Việt Quốc Gia vùng Hoa Thịnh Đốn mà đã ngưng hoạt động từ 28 năm qua, và ngay cả hội này không ghi danh sinh hoạt trong Cộng Đồng.

Chỉ mới ba ngày trước đạy, ông Thành, Trưởng ban Tu Chính cũng đã viết ra một thư nhận lỗi lầm, và đã ra tuyên bố rút khỏi Ban Tu Chính. Trong thư ông viết

Tôi rất khâm phục tinh thần thẳng thắn của các anh quân nhân, nhất là các vị sĩ quan cao cấp như anh Nguyễn Văn Tần, rất cương quyết trong mọi trường hợp nhưng cũng rất khoan dung trong trường hợp đối phương đã nhận mình sai trái. Cái sai trái của tôi là thay cụm từ “Quốc Gia chống Cộng Sản” bằng cụm từ “Quốc Gia không Cộng Sản”. Tôi cũng là một sỹ quan trong QLVNCH, tuy cấp bậc thấp (Trung uý/khóa 3/68 TBB Thủ Đức), nhưng cũng hiểu thế nào là Danh Dự và Trách Nhiệm: Thấ́y mình sai, nhận trách nhiệm và thu hồi ngay những việc làm sai trái đó, thi hành trước, khiếu nại sau. Tôi cũng thấy ông Tần, như một Huynh Trưởng trong quân đội, nghiêm chỉnh tuyên bố: Các anh trong Ban TCHC không có lỗi gì nữa. Tôi như người vừa trút được một gánh nặng ngàn cân trên vai.

Tôi cũng xin cảm ơn anh Paul Van đã có hảo ý khuyên tôi rút lui, phù hợp với dự định rút lui của tôi vào ngày 31 tháng 8, 2017 tới đây. Lúc nghe anh đề nghị cụm từ “không chấp nhận CS”, tôi đã tính nghe theo nhưng nghĩ lại sợ họ bảo mình ngoan cố, lại thôi.”

(Chúng tôi đọc nguyên văn của ông Thành, trong đó có sử dụng những từ ngữ “lạ” như “cụm từ”)

Trong thư ông Nguyễn Mậu Trinh có đoạn bày tỏ sự bất tín nhiệm đối với ông Cường như sau:

Tôi, DS Nguyễn-mậu Trinh, đã sinh-hoạt cộng-đồng nhiều chục năm, đã quan-sát ông Đinh Hùng Cường, từ việc vận-động tranh chức cho đến cách hành-xử trọng-trách Chủ-tịch Cộng Đồng, nhất là sau khi khi nhận được bản văn “Tuyên-ngôn và Điều-lệ Cộng Đồng”, hoàn-toàn mới, thay vì Dự-thảo Tu-chính Hiến-chương, và sau hai buổi sinh-hoạt ngày 23 và 24 tháng 8 vừa qua tại Hội Người Việt Cao Niên, xin buồn lòng tuyên-bố “tôi không tín-nhiệm ông Đinh Hùng Cường” trong trách-nhiệm trung-thành bảo-vệ, phát-triển Cộng Đồng theo đường hướng của những người đã dày công gầy dựng, như các cụ Thuần, cụ Phúc, cụ Kỳ… 

Những điều trên được nói ra sau nhiều ngày suy-nghĩ, không phải phát-xuất từ cảm-tính riêng tư với ông Cường hay với ai khác.

Maryland, ngày 29 tháng 8 năm 2017

Cuối cùng là bản Tuyên Bố của Ban Tu Chính do ông Nguyễn Văn Thành ký tên. Trong đó, ông tuyên bố quyết định của Ban Tú Chính như sau (lại cụm từ!):

1/Thu hồi những cụm từ “không Cộng Sản”trong bản dự thảo TN&ĐL/CĐ

2/Giữ nguyên cụm từ “người Việt quốc gia chống Cộng” và cụm từ ”CĐ chống Cộng”. Xin đề nghị ghi thêm mấy từ “trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ”.

3/Giữ lại các điều 1,2,3 của Hiến Chương sau khi ghi thêm các từ ”trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ”sau 2 chữ “chống Cộng” để phù hợp quy chế 501C-3

Hồ sơ vụ này gom góp lên tới hơn 50 trang gồm những biên bản, văn thư qua lại có post trên trang web www.michaelpdo.com

.