Thời Sự Hàng Tuần 11-04-2017 Khủng bố Hồi cực đoan tấn công tại New York

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Khủng bố tấn công tại New York

Liên tiếp trong hai kỳ vừa qua, chúng tôi đã vui mừng loan tin quân khủng bố của cái gọi là “Nhà nước Hồi Giáo Iraq và Levant (Syria)” gọi tắt là ISIL hay ISIS đã bị đánh tan, mất hết thủ đô Raqqa và đất đai ở Syria và cả Iraq. Nhưng chúng tôi cũng cảnh báo rằng cuộc thánh chiến của nhóm Hồi cực đoan cũng như tranh chấp nội bộ của chúng chưa kết thúc đâu.

Đúng vậy, không dễ gì mà một cuộc chiến từng kéo dài hàng mấy trăm năm giữa Hồi Giáo cực đoan và văn minh Tây Phương có thể đi đến kết thúc dễ dàng. Nhóm ISIS tuy thua trận, nhưng cái tư tưởng cực đoan của chúng đã cấy vào hàng triệu người Hồi Giao có mặt trên hàng chục quốc gia trong đó có những nước Tây Phương.

Trong tháng trước, chính bọn lãnh tụ ISIS đã kêu gọi những kẻ theo chúng thực hiện những cuộc khủng bố bằng mọi cách, nhất là cách dùng xe vận tại đâm vào đám đông, đặc biệt là vào dịp lễ hội.

Thì hôm thứ Ba, khi thành phố New York đang chuẩn bị một cuộc diễn hành hoá trang nhân ngày lễ Haloween, một tên Hồi cực đoan đã đâm chiếc xe tải vào nhưng người đi xe đạp và đi bộ ở con đường sát bờ sông Hudson, song song với đuờng West Highway, thuộc khu Hạ Manhattan, làm chết 8 người và bị thương hơn 10 người khác.

Tên Hồi này là Sayfullo Saipov, 29 tuổi, gốc Uzbekistan, đến Mỹ năm 2010, và đã có thẻ xanh, thường trú ở Tampa (Florida) và New Jersey. Nó muớn một chiếc xe tải ở một cửa hàng vật liệu Home Depot ở New Jersey rồi lái xe đến New York gây tội ác.

Lúc hơn 3 giờ chiều, tên này lái xe vào một con đường chỉ dành cho người đi xe đạp. Với tốc độ khoảng 40, 50 dặm một giờ, nó đã tông vào những người đang đạp xe và đi bộ hai chiều trên con đuờng này. Khi đến góc đường West và Chamber, xe tải tông vào một xe bus chở học sinh làm 4 người bị thương trong đó có 2 trẻ em. Tên khủng bố nhảy ra khỏi xe, hô lớn câu “Allahu Akbar” rồi bỏ chạy, trên tay là hai khẩu súng bắn bi và paintball (sung bắn đạn nhựa co gắn màu dùng cho trẻ em chơi).

Cảnh sát đã bắn vào bụng tên khủng bố và bắt được. Sau đó tên này được đưa vào nhà thương mổ lấy đạn. Khi khám trong xe và trong cell phone của tên này, cảnh sát cho hay có những hình ảnh lá cờ ISIS và thủ bút tên này thề nguyền trung thành với ISIS.

Trong khi nằm bệnh viện, tên khủng bố Saipov đòi treo lá cờ đen của ISIS trong phòng. Nó cũng tỏ bày sự sung sướng (feel good) khi giết những người vô tội.

Trong 8 người chết, có 2 người Mỹ, 5 người Argentine, và một cô người Belgium.

Gốc gác tên khủng bố

Quê gốc của Saipov là Uzbekistan, một nước Trung Á, từng là một trong 15 nước Cộng Hoà Sô Viết trong Liên Bang Sô Viết của Nga trước đây.  Nước này lằm lọt trong một vùng bao quanh là Kazashtan ở phía Bắc và Tây), Turmenistan ở phía Nam, Afghanistan ở cực nam, Tajikistan và Kyrgyztan ở phía đông.

Khi khối Liên Bang Sô Viết tan vỡ, Uzbekistan tuyên bố độc lập ngày 31 tháng 8, 1991. Hiện nước này có dân số gần 33 triệu mà 80% là Hồi thuộc phái Sunni (Theo nghiên cứu của PEW thì có đến 96.3%, theo tài liệu của CIA thì 88%). Dân Uzbekistan nghèo, GDP đầu người hàng năm là $2154, đứng hạng 130 so với 195 nước khác trên thế giới. Uzbekistan thời trung cổ nằm trên con đuờng tơ lụa thông thương giữa các nước vùng Địa Trung Hải với Trung Hoa, có thành phố đẹp Samarkand là nơi có đền thờ nhà chinh phục Tamerlane từng chiếm một đế quốc rộng lớn giáp Ấn Độ ở phía đông và phía nam bao gồm cả đế quốc Persia (tức vùng Turkey, Syria, Iran và Iraq ngày nay).

Từ hai chục năm qua, đã có nhiều vụ khủng bố ở nhiều nước do bọn Hồi gốc Uzbekistan thực hiện. Rất nhiều thanh niên Uzbeck cũng tham gia các tổ chức khủng bố ISIS, al Qeada, Taliban.

Sau vụ khủng bố ở New York, Tổng Thống Trump có nói ông sẽ đưa tên Saipov ra trại Gitmo để giam giữ như một chiến binh ISIS. Ông cũng tuyên bố sẽ hủy bỏ cách chọn di dân theo kiểu rút thăm (lottery), mà phải thông qua sự điều tra nghiêm nhặt. Trong khi đó thì các viên chức thuộc đảng Dân Chủ như Thị trưởng New York De Blasio, Thống Đốc New York Cuomo thì né tránh dùng chữ khủng bố Hồi cực đoan, ông còn coi đây chỉ là việc một tên khủng bố đơn độc (lone wolf) trong khi rõ rang tên này đã tự nói rõ trung thành với ISIS và từng đi lễ ở một nhà thờ Hồi Giáo mà trong quá khứ đã cung cấp nhiều tên khủng bố. Nhà thờ này bị cơ quan an ninh theo dõi từ nhiều năm nay. Và cả Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer thì kêu gọi không chính trị hoá chuyện này (nghĩa là không muốn hành pháp hay lập pháp sẽ đem chuyện khủng bố ra bàn cãi để có biện pháp về chính sách!

Những vụ tấn công dùng xe vận tải

Bọn khủng bố ISIS kêu gọi thành viên sử dụng bất cứ phương tiện nào có sẵn để thực hiện hành vi khủng bố, giết người… Việc dùng xe hơi ủi vào đám đông là phương tiện dễ kiếm, dễ thi hành nhất và cũng gây ra nhiều thiệt hại nhân mạng tại những thành phố mà người dân có nhiều sinh hoạt, lễ hội công khai ngoài công cộng. Bà Rita Katz, Giám đốc Cơ quan Tình Báo có tên “the SITE Intelligence Group”, cho hay bọn ISIS đã phát hành trên diễn đàn Deep Web jihadi forums nhiều tài liệu hướng dẫn việc thuê mướn, sử dụng xe tải trong việc khủng bố. Chúng cũng hướng dẫn những mục tiêu nào dễ tấn công và còn chỉ bày nên dùng loại xe nào cho tiện lợi.

Theo Dân biểu McCaul, thì vụ New York vừa qua là vụ khủng bố Hồi Giáo bằng xe tải lần thứ 9. Sau đây là vài vụ khủng bố bằng xe xảy ra trong quá khứ (cả Hồi lần không Hồi):

Tây Ban Nha: Mới mấy tháng trước đây, (tháng 8, 2017) tại một khu du lịch ở La Ramblas, Barcelona, giết chết 14 du khách và làm bị thương cả trăm người khác.

Tiểu bang Virginia: Cũng trong tháng 8, 2017, ở thành phố Charlottesville, tên James Fields ủi chiếc xe hơi vào đám đông đang biểu tình giết chết 1 người, gây thương tích 19 người khác. Tên này không phải là Hồi Giao, nhưng là người theo chủ trương kỳ thị da màu.

Anh Quốc: Có hai lần khủng bố Hồi giáo dùng xe đâm vào khách bộ hành. Một lần vào tháng 6 trên cầu London làm chết 8 người và lần tháng 3, trên cầu Westminster làm chết 5 người.

Đức: Cuối năm 2016, tại thành phố Berlin, bọn khủng bố đâm xe tải vào một khu chợ trong ngày lễ Giáng Sinh, giết chết 12 người, làm bị thương hơn 50 người khác.

Tại Tiểu Bang Ohio, tháng 11 2016, tên Abdul Razak Ali Artan, gốc Somali, là sinh viên tại trường Đại Học Ohio State University, Lủi xe vào đám đông người đi bộ rồi nhảy xuống xe dùng dao tấn công nhnữg người còn lại làm bị thương 14 người.

Tại thành phố Nice, Pháp, vào tháng 6, 2016, một tên gốc Tunisia là Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, thuê xe tải đâm vào đám đông đang tham dự ngày lễ kỷ niệm phá ngục Bastille, làm chết đến 86 người và bị thương hàng trăm người khác.

Cũng tại Pháp, thành phố Valence, ngày 1 tháng 1, 2016, một tên tông xe hai lần vào những người lính đang canh gác bên ngoài một nhà thờ Hồi Giáo làm bị thương 2 người.

Ngày 26 tháng 6, 2015, tại thành phố Lyon, Pháp, tên Yassine Salhi lái chiếc xe van giao hàng húc đổ để tông vào một cơ xưởng chế tạo hơi đốt gây nổ lớn nhưng may mắn chỉ làm bị thương vài người. Khi khám trong xe, thấy có cái xác của người chủ tên Yassine này ngồi ghế bên cạnh. Ông này đã bị tên Yassine chặt đầu để cướp xe.

Tại hai thành phố Dijon, cũng ở Pháp, ngày 21 tháng 12, 2014, một tên Hồi khủng bố tông xe vào những người đi bộ tại 5 khu vực khác nhau trong thành phố làm bị thương nhiều người. Ngày hôm sau, một vụ khác xảy ra tại thành phố Nante (Pháp) một tên Hồi lủi xe vào những người đi mua sắm Giáng Sinh làm chết 1 người.

Tại Canada, vào tháng 10, 2014, tên Martin Couture Rouleau ủi xe làm chết một người lính gác và gây thương tích vài người khác.

Vài năm trước, cũng có vài vụ cố tình tông xe vào đám dông để giết người như vụ xảy ra trên con đuờng chính ở Las Vegas do một thiếu nữ da đen; và vụ một thanh niên (cũng da đen) lái xe tông vào những người tham dự đại nhạc hội Austin City Limit ở Austin, Texas.

Gắp lửa bỏ tay người

Nhân chuyện dùng xe khủng bố, lại nghe đến chuyện dàn dựng để tuyên truyền sau đây!

Hiện nay, đang có cuộc tranh cử chức vụ Thống Đốc ở Tiểu bang Virginia giữa hai ông Ed Gillespie của đảng Cộng Hoà và Ralph Northam của đảng Dân Chủ.

Để tranh thắng cho gà nhà Dân Chủ, một tổ chức theo phe tả của người Hispanic có tên là Latino Victory Fund, đã thực hiện và tung ra hôm thứ Ba một đoạn video trong đó có người đóng vai cử tri của Cộng Hoà lái một chiếc xe pick up, có giăng lá cờ Confederate của miền Nam (màu đỏ có hai sọc chéo với những sao trằng trên nền xanh) ủi vào một đám thiếu nhi sắc dân thiểu số da màu. Đoạn video này có tựa đề là “Cơn Ác Mộng Hoa Kỳ” Trong phim cũng có đoạn đám trẻ em này chạy tứ tán để tránh bị xe cán lên. Những người da trắng trong phim đuợc miêu tả là những người ủng hộ ứng cử viên Cộng Hoà Gillespie, đuổi theo để cán chết các nạn nhân; và chiếc xe Confederate có bảng số mang dòng chữ “Đừng đi trên đuờng chúng tao”

Ứng cử viên Dân Chủ Northam ủng hộ đoạn viedeo quảng cáo này và cho rằng những lời tuyên bố của ông Gillespie đã thúc dục những cử tri Hispanic Dân Chủ phe phóng túng tạo ra đoạn video trên. Ông cáo buộc ông Gillespie đã có một chiến dịch tranh cử gây chia rẽ, tạo ra sự lo sợ đối với nhóm cử tri này. Bà Ofirah Yheskel, phát ngôn viên của ông Northam nói rằng cộng đồng những người da màu rất chấn động và sợ hãi vì chính sách đường lối của ông Gillespie chẳng khác gì của ông Trump.

Chúng ta không thấy từ khi Tổng thống Trump cầm quyền, đã làm điều gì gây chấn động và sợ hãi cho những người da màu cả. Có chăng là gây lo sợ cho bọn di dân bất hợp pháp, bọn tội phạm và bọn khủng bố trà trộn trong dòng người di dân.

Những người Dân Chủ muốn đắc cử thì hãy đưa ra đường lối nào đứng đắn để hấp dẫn cử tri là những người công dân Mỹ, chứ không phải là những câu nói, hành vi mị dân đối với những kẻ đang lạm dụng sự tự do, chế độ phúc lợi dễ dãi để cấu xé vào đồng tiền thuế của công dân.

Việc tạo ra cuốn video là một việc làm xấu xa, vì nó như là gắp lửa bỏ vào tay người để vu khống cho những người cử tri Cộng Hoà ủng hộ ông Gillespie.

Trong muôn một, có xảy ra vụ tông xe vào đám đông như đã xảy ra tại Charlotteville mấy tháng trước đây, thì phe Dân Chủ cũng nên đặt lại vấn đề nguyên nhân và trách nhiệm. Trong khi những người phe da trắng biểu tình ôn hoà, thực hiện quyền phát biểu do Hiến Pháp ấn định, thì nhóm tả khuynh, phóng túng kéo đến gây rối và xung đột bạo lực. Và việc như thế đã xảy ra nhiều lần tại nhiều nơi. Chẳng lẽ chỉ có những người tả khuynh là có quyền ăn nói còn những người khác thì bị cấm hẳn chăng? Việc họ làm quá mức đã tạo ra căm phẫn và khó tránh khỏi một vài kẻ cực đoan có những hành vi trả đũa.

Sụp dất ở khu thử nghiệm hoả tiễn ở Bắc Hàn

Có lẽ do việc Bắc Hàn thử nghiệm liên tục các hoả tiễn mà một đuờng hầm dưới đất ở vùng đất Punggye-ri có các cơ sở nguyên tử này đã sụp đổ làm cho hơn 200 người bị chết.

Với hơn 6 lần thử nghiệm vũ khi nguyên tử với trái bom khinh khí mới đây có sức mạnh 100 kiloton (tức mạnh gấp 6 lần trái bom nguyên tử mà Hoa Kỳ thả xuống Hiroshima năm 1945), thì mặt đất ở cả vùng thủ nghiệm đã rung động rất mạnh dẫn đến sự sụp đổ.

Khi hầm sụp vào tháng 10 vừa qua, có 100 người bị mắc kẹt bên dưới. Sau đó khoảng 100 người khác được gửi đến để lo việc cấp cứu cũng bị chôn vùi luôn.

Sau cuộc thử nghiệm vào ngày 3 tháng 9 đã có những dấu hiệu động đất cấp độ nhỏ tại khu vực này. Cơ sở thử nghiệm nguyên tử được xây dựng ở phía nam núi Mantapsan từ nay sẽ không còn ổn định để tiếp tục các vụ thử nữa.

Các đuờng hầm dường như nhằm việc di chuyển một cách bí mật những trang bị thử nghiệm đến một phía khác của ngọn núi trong trường hợp cần thiết về chiến lược.

Hai nước Nam Hàn và Trung Cộng tỏ ý lo ngại vụ sụp hầm này sẽ đưa đến vệc rò rỉ chất phóng xạ. Họ cũng cho hay nếu Bắc Hàn còn tiếp tục thử nghiệm ở đây thì chắc chắn cả khu vực sẽ bị sụp đổ luôn. Khi đó cả đỉnh núi cũng tan theo và chất thải phóng xạ sẽ từ các đuờng nứt bay theo các ngọn gió và lan toả một khu vực rộng lớn; có khi bay qua đến Nam Hàn và Trung Cộng hoặc đi xa hơn để gây ra những tai họa khủng khiếp làm chết hàng vạn đến hàng triệu người trong một thời gian dài.

Những nhà nghiên cứu khí tượng Nam Hàn cho hay đã thấy từ vệ tinh hiện tượng đất lở xảy ra ở khu vực thí nghiệm này từ tháng 9, 2017.

Lan Xiaoqing, một nhà nghiên cứu ở Bắc Kinh đã cảnh báo rằng Trung Cộng không thể cứ ngồi yên để chờ ngọn núi Mantapsan này sụp đổ. Ông nói: “Chúng ta có phương tiện, máy móc để phát hiện ra phóng xạ. Nhưng khi đó thì đã quá trễ rồi. Đừng để cho công luận nổ ra sự bất bình vì chính phủ đã không có biện pháp nào ngăn cản

Kể từ giữa tháng 9 đến nay, Bắc Hàn đã không thử thêm hoả tiễn nào. Nhưng các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy họ có thể đang chuẩn bị cho một cuộc thí nghiệm mới mà không có sự loan báo trước khi nào thì Kim Jung Un sẽ bấm nút.

Cũng những hình ảnh từ vệ tinh chụp bến tàu Hải Quân Bắc Hàn có tên Nampo Naval ở sườn phía Tây bán đảo cho thấy dường như Kim Jong Un đang tiếp tục chuẩn bị một xà lan lớn để cho hải quân Bắc Hàn có thể thực hiện cuộc thử nghiệm ngầm dưới mặt biển. Đây là xà lan thứ hai dài 68 feet, giống như xà lan thứ nhất đậu tai bến tàu Sinpo ở phần biển phía đông Bắc Hàn từng được dùng từ năm 2014 để phóng đến 6 lần các hoả tiễn.

Những phát giác mới trong cuộc điều tra về sự liên hệ với Nga

Hôm thứ hai, Đại bồi thẩm đã xác nhận 12 tội danh mà hai ông Paul Manafort và Rick Gates đã phạm phải sau cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng của ông Robert Mueller, Cố vấn đặc biệt thuộc Bộ Tư Pháp. Ông Mueller, cựu Giám Đốc cơ quan Điều Tra Liên Bang (FBI) thời Obama, được giao trách nhiệm điều tra cái gọi là sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016 mà theo phe đảng Dân Chủ đã đưa đến sự thắng cử của ông Trump.

Hai ông Manafort và Gates đã nộp mình cho cơ quan FBI sau những cáo buộc trong đó có việc rửa tiền, gian dối với cơ quan liên bang, vi phạm luật về ghi danh tư cách nhân viên làm việc cho ngoại quốc, và nặng nhất là tội âm mưu chống lại nước Mỹ.

Theo điều tra, Manafort đã hoạt động như một nhân viên của các cơ quan Ukraine từ năm 2006 đến 2015 nhưng không ghi danh tư cách này với chính quyền. Do làm việc cho Ukraine, ông Manafort đã kiếm được số tiền hàng chục triệu đô la khi hành xử như một đại diện cho chính phủ nước này.

Số tiền ông Manafort thu nhận được kể ra là $75 triệu chuyển vào các trương mục ở ngoại quốc, và hơn 18 triệu được rửa tại Hoa Kỳ để ông ta sử dụng mua sắm bất động sản, tiêu xài ở Mỹ. Ông ta đã che dấu những khoản tiền thu nhập này khi kê khai với Sở Thuế Vụ, Bộ Tài Chánh và Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Ngoài hai ông Manafort và Gates, còn có ông George Papadopoulos cũng vừa thú nhận tội liên lạc với ba người có liên quan đến chính phủ Nga. Đó là giáo sư Joseph Mifsud có văn phòng ở London (Anh Quốc), một công dân Nga, cháu của Tổng thống Vladimir Putin; và một phụ nữ Nga khác làm liên lạc cho Bộ Ngoại Giao Nga. Ba người này liên lạc với ông Papadopoulos với ý đồ ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của ông Trump nếu ông đác cử Tổng thống Hoa Kỳ.

Ông Paul Manafort từng là Chủ Tịch Ủy ban Tranh Cử của Tổng thống Trump. Theo bà Sarah Elizabeth Huckabee Sanders, Tham Vụ Báo Chí Toà Bạch Cung, ông Papadopoulos chỉ là một nhân viên tình nguyện trong Ủy Ban Tranh Cử, và không hề nắm giữ vai trò gì quan trọng.

Riêng về ông Manafort và Gates, bà Sanders cho hay việc hai ông này tiếp xúc, làm việc với Ukraine xảy ra từ 2006 đến 2015, là trước mùa bầu cử và  trước cả lúc ông ta được bổ nhiệm làm Chủ Tịch Ủy Ban Bầu Cử. Do đó, những việc của họ làm không dính líu gì đến ông Trump nói riêng hay Ủy Ban Tranh Cử nói chung. Những vi phạm của những người này xảy ra ngay cả trước khi ông Trump có ý định tranh cử Tổng Thống.

Việc này cũng như cáo buộc của phe Dân Chủ khi con trai ông Trump được môi giới tiếp xúc với nữ Luật Sư Nga là Natalia Veselnitskaya. Kết quả điều tra cho thấy không có việc bàn thảo xảy ra, do đó không thể cáo buộc bất cứ tội danh nào.

Ông Mueller đã điều ra ra các tội phạm tuy có dính líu tên tuổi với Ủy Ban Tranh Cử của Trump, nhưng không hề tìm ra được sự câu kết giữa nhóm ông Trump và Nga như những cáo buộc của phe Dân Chủ từng làm rầm rộ lên trong năm qua. Ngay chính những dân biểu, Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ khi được hỏi, cũng đã nói là chưa tìm ra bằng chứng gì qua các câu trả lời đại ý có khói (smoke), nhưng không thấy súng (Smoke gun). Nhưng có nhiều dư luận cho rằng việc giao ông Mueller đảm nhận điều tra là vi phạm nguyên tắc Conflict of interest vì ông Mueller từng là Giám Đốc FBI vào thời điểm xảy ra vụ Nga hối lộ Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton để mua Uranium mà chúng tôi sẽ nói trong phần sau. Ông Mueller còn là người đóng góp tích cực cho Đảng Dân Chủ.

Nhưng ngược lại, vụ Uranium thì có đủ khói và súng.

Hiện có nhiều áp lực buộc ông Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Session phải truy tố bà cựu Bộ Trưỏng Ngoại Giao Hillary Clinton ra toà vì những tội danh rất nghiêm trọng có liên quan đến an ninh quốc gia.

Đó là sau khi cơ quan FBI đã thu thập được một núi hồ sơ liên quan đến việc hối lộ, rửa tiền, đe doạ làm tiền, trong vụ bán Uranium cho Nga. Hầu hết các hồ sơ đều do tờ báo The Hill đăng tải trong đó có sự tiết lộ rằng nước Nga đã xâm nhập vào doanh trường và chính trường của Mỹ để bành trướng tầm ảnh hưởng nhằm nắm quyền kiểm soát nền kỹ nghệ toàn cầu. Những chuyện này xảy ra từ năm 2009 vào thời Barack Obama làm Tổng thống và Hillary Clinton làm Bộ Trưởng Ngoại Giao và ông Mueller làm Giám Đốc FBI.

Người Nga đã xâm nhập vào các nhà thầu Mỹ với những sự khai thác, hối lộ, đe doạ, về những điều liên quan đến an ninh quốc gia. Nhưng không bằng chứng nào được tiết lộ trước khi hành pháp của Tổng thống Obama ra những quyết định.” Đó là lời của một nhân chứng mà từng phải giữ bí mật vì lo sợ bị trả thù. Không phải chỉ có sự trả thù từ phía người Nga mà còn từ những viên chức Hoa Kỳ muốn che đậy vụ này.

Tờ báo The Hill viết rằng họ có nhiều nhân chứng với nhiều bằng chứng hỗ trợ về việc các viên chức nguyên tử của Nga đã chuyển hàng triệu đô la vào quỹ của tổ chức từ thiện của ông Bill Clinton trong thời gian bà vợ ông ta làm Bộ trưởng Ngoại Giao. Bà này cũng là người có thẩm quyền trong Ủy ban Đầu tư Ngoại Quốc đã ban phát những đặc ân cho người Nga. Trong Ủy ban này còn có cả ông Eric Holder, là cựu Bộ trưởng Tư Pháp dưới quyền Obama.

Mặc dù có cả hồ sơ điều tra đang thành lập, mặc dù có những bằng chứng rõ rệt, mặc dù những số tiền khổng lổ chuyển cho Bill Clinton, Ủy ban Đầu tư Ngoại Quốc này vẫn ký kết việc bán một số 20% trữ lượng chất Uranium của Hoa Kỳ từ công ty Uranium One cho tổ hợp Rosatom của Nga.

Bà Clinton đến nay vẫn chưa thấy lên tiếng, dù trước đây bà ta chối rằng mình không có vai trò gì trong việc ký kết. Người ta cũng thắc mắc tại sao hành pháp Obama đã cật lực che dấu việc này, và ngay cả Quốc Hội cũng choáng váng khi khám phá ra những điều trên.

Hôm thứ ba, trên đài Fox News, ông Sean Hannity đặt câu hỏi với phe Dân Chủ đang tìm dấu vết ông Trump cấu kết với Nga: “Các vị muốn có bằng chứng câu kết ư?, chúng tôi có đây” Nhưng là không phải bằng chứng về Tổng thống Trump, mà là về phía Hillary Clinton.

Cũng báo The Hill đã báo cáo những văn bản trong đó có những đối thoại mà nhân viên FBI gài trong tổ chức của Nga ghi được từ những người Nga đã vận động để được tiếp xúc với vợ chồng Clinton

Theo báo cáo, thì người Nga đã tìm ra cửa hậu để làm việc với Clinton, chuyển tặng hàng triệu đô la cho tổ chức Clinton Foundation nhằm đổi lấy việc ký kết mua bán Uranium.

Lại có một trái bom mới nổ, khi Victoria Toensing, một nữ luật sư của nhân chứng FBI rằng khi người này cố gắng báo động cho Quốc Hội, thì bị Bộ Tư Pháp của Obama ngăn cản.

Bà luật sư Toensing từng làm việc cho Ủy Ban Tình Báo Thượng Viện và Bộ Tư Pháp thời Tổng thống Ronald Reagan.

Bí ẩn về vụ ám sát cố Tổng thống John Kennedy được công bố.

Tổng thống Trump đã ra lệnh bạch hoá hơn 2.800 trang hồ sơ và tài liệu mật về vụ ám sát cố Tổng thống John F. Kennedy vào ngày 22 tháng 11, năm 1963.

Theo lệnh Tổng thống Trump, Văn Khố Trung Ương Hoa Kỳ đã công bố 2.800 trang tài liệu và các hồ sơ như băng ghi âm, băng thu hình, lời khai nhân chứng… liên quan đến vụ ám sát do tên Lee Harvey Oswald thực hiện khi chiếc xe mui trần của ông bà Tổng thống John Fitzgerald Kennedy chạy qua đuờng Main Street thuộc khu phố Dealey Plaza lúc khoảng 12:30 chiều ngày Thứ Sáu 22/11/1963. Khi cảnh sát bắt được tên Oswald và dẫn ra xe đem về sở Cảnh sát, một người tên là Jack Ruby đã chen lấn vào đám đông và bắn chết Lee Oswald.

Ngoài số tài liệu công bố, còn nhiều hồ sơ mà Tổng thống Trump ra lệnh giữ lại vì có liên quan đến an ninh quốc gia. Tài liệu này cần đuợc xét lại và có thể bạch hoá trong vòng 6 tháng.

Vụ ám sát xảy ra cách nay 54 năm. Lẽ ra thì sau 25 năm, các cơ quan CIA, FBI, Bộ Quốc Phòng đã có dự định công bố. Có đến gần 90% hồ sơ đã sẵn sàng để công bố từ năm 1990. Nhưng theo một đạo luật năm 1992, mọi sự công bố phải do lệnh của Tổng thống đương nhiệm, và từ đó đến nay, hầu như các vị Tổng thống đều cố tình hay vô tình quên hẳn việc công bố.

Các hồ sơ mật về vụ ám sát gồm có 2.891 tài liệu sẽ được đăng trên Website của Văn Khố Liên bang Hoa Kỳ (National Archives) và số còn lại hy vọng sẽ được đưa ra công luận sau khi xem xét.

Rất nhiều nghi vấn cho rằng vụ ám sát Tổng thống Kennedy là do những tranh chấp trong nội bộ chính trường Hoa Kỳ hoặc do nhóm Mafia mà CIA bảo trợ. Tên Lee Oswald đã bị giết để bịt miệng. Còn tên Ruby thì bị án tử hình. Y khiếu tố và trong khi chờ phiên toà mới vào ngày 3 tháng 1, 1967 thì y chết do bệnh ung thư phổi!?

Tổng thống Kennedy là vị Tổng thống thứ 35, là Tổng thống theo Thiên Chúa Giáo và trẻ nhất Hoa Kỳ tính đến thời đó. Ông thuộc Đảng Dân Chủ, chống kỳ thị màu da, chủ trương bình đẳng về dân quyền cho người da đen.

Ông là người đã ra lệnh đảo chánh hạ bệ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Hai muơi ngày sau Tổng thống Ngô Đình Diệm và em ruột là Ngô Đình Nhu bị thảm sát bới đám tướng lãnh phản phúc nhận tiền của Mỹ, thì chính Tổng thống Kennedy lại bị bắn chết. Em ông, Robert Kennedy từng là Bộ Trưởng Tư Pháp dưới quyền của anh, sau đó bị thảm tử khi đang là Thượng Nghị Sĩ. Con trai của ông cũng bị chết tai nạn máy bay khi còn trẻ tuổi.

Ông nổi tiếng qua câu nói: “Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho các bạn; mà hãy tự hỏi mình đã làm được gì cho tổ quốc.” Ông cũng nổi tiếng sau vụ Nga Sô Viết (thời đó dưới quyền Tổng Bí Thư Khruchev) đem hoả tiễn bố trí tại đảo quốc Cộng Sản Cuba. Tổng thống Kennedy đã ra lệnh điều động các chiến hạm phong toả và như sẵn sàng bắn vào các tàu của Liên Sô. Khrutchev không dám thử thách Tổng thống Kennedy nên đã ra lệnh tháo gỡ hết hoả tiễn chở về Nga.

Ngoài ra Tổng thống Kennedy cũng nổi tiếng đào hoa, đã bắt tình với cô đào nóng bỏng Marilyn Monroe và từng đú đỡn với cô này ngay trong Toà Bạch Cung.

Tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Nhắc đến cái chết của ông Kennedy thì cũng nhân kỷ niệm 54 năm biến cố 1 tháng 11, 1963, chúng tôi xin nhắc sơ qua về biến cố mà nhóm tướng lãnh gọi là cuộc cách mạng. Thật sự, biến cố này chẳng có gì là cách mạng ngoài việc đảo chánh lật đổ một chính phủ hiện hành, thay vào đó một loạt các chính phủ không khác mấy về cơ cấu, tổ chức, chính sách và chế độ. Đó chỉ là sự thay đổi vai trò lãnh đạo ở cấp chính phủ, còn tất cả guồng máy hành chánh công quyền vẫn như cũ.

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, vì bất đồng với đuờng lối thi hành chiến tranh của Hoa Kỳ, không muốn cho Hoa Kỳ đưa quân tham chiến, mà đã bị Tổng thống Kennedy bật đèn xanh cho một nhóm tướng tá nhiều tham vọng đem quân làm đảo chánh và lật đổ. Họ còn tàn nhẫn hạ sát hai anh em ông Diệm khi hai vị này đã chấp nhận ra hàng để được thu xếp cho lưu vong theo một cách nhân đạo và văn minh. Việc giết hai ông ngày nay không ai biết thật rõ thủ phạm nào đã ra lệnh cho đại uý Nhung vừa bắn vừa đâm vị Tổng thống đệ Nhất Cộng Hoà và ông Cố Vấn. Các nhân chứng chủ chốt thì đã qua đời hết.

Một thời gian rất dài sau biến cố, nhiều tài liệu về phía Mỹ cũng như của nhiều nhân chứng phía VNCH đã cho thấy nhiều ưu điểm của Tổng thống Ngô Đình Diệm, mà nổi bật nhất là tinh thần ái quốc, sự trong sạch, giản dị, cần mẫn vì dân vì nước.

Nếu trong thời gian ông cầm quyền, có vài sự sai phạm trong điều hành guồng máy quốc gia, thì chúng ta cần thông cảm hoàn cảnh rất khó khăn vào những năm đầu khi ông mới nhậm chức. Thù trong, giặc ngoài. Nào Cộng Sản quấy rối, nào loạn Bình Xuyên, Hoà Hảo, nào các tướng tá, viên chức trung thành với thực dân Pháp. Ông từ con số không, đã vượt qua muôn vàn khó khăn, xây dựng một chế độ mới chưa hẳn thực sự tự do dân chủ vì trong giai đoạn quá mới chuyển tiếp từ chế độ quân chủ, lệ thuộc qua tập tành nếp văn minh Tây Phương.

Từ một quan lại, thấm nhuần văn hoá Khổng Mạnh chuyển qua làm Tổng thống một tân quốc gia mới độc lập, Tổng thống Diệm chắc không thể tránh khỏi những sai phạm mà nếu chúng ta tự đặt mình vào vị thế của ông, biết đâu chúng ta còn sai phạm nghiêm trọng hơn.

Ngày nay, khắp nơi có cộng đồng người Việt trên thế giới và ngay tại Việt Nam, người Việt vẫn cử hành lễ tưởng niệm cố Tổng thống Ngô Đình Diệm với sự thương tưởng và kính nhớ vô bờ. Dĩ nhiên cũng có một vài thành phần bất đồng, vì những tư tưởng cục bộ mang nặng tính cách tôn giáo. Người ta vu cáo rằng Tổng thống Diệm đã đàn áp Phật Giáo. Thực ra có nhiều uẩn khúc trong vụ này, và nếu có trách chăng thì chỉ nên trách cố Tổng thống đã dung dưỡng cho em ông là Ngô Đình Cẩn và người anh là Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục. Bản thân cố Tổng thống Diệm không làm điều gì xúc phạm đến tôn giáo nào cả. Phật Giáo Việt Nam ngày đó chưa có tổ chức đàng hoàng, các tu sĩ ít am hiểu việc đời nên để cho vài tu sĩ đầy tham vọng thao túng và lại bị Cộng Sản giật dây. Nếu có những biến cố nào từng xảy ra, thì nên nhớ lại bọn Cộng Sản không chừa nơi nào mà không nhảy vào lợi dụng, giành quyền cầm đầu để đánh phá nền Cộng Hoà của chúng ta.

Không thể nào khốn nạn hơn!

Thượng Nghị Sĩ John McCain từng là Đại Tá của Hải Quân Hoa Kỳ hồi hưu năm 1981 sau đó đắc cử vào Hạ viện Hoa Kỳ hai nhiệm kỳ từ 1982 đến 1986. Qua 1987, ông đắc cử vào Thượng Viện 1987 cho đến nay. Trong chiến tranh Việt Nam, ông là Thiếu Tá lái máy bay chiến đấu A-4E Skyhawk thuộc Phi Đoàn của Hàng không Mẫu hạm USS Oriskany. Ngày 26 tháng 10, năm 1967, máy bay của ông bị bắn rơi trên vùng trời Hà Nội. Ông nhảy dù xuống Hồ Tây và bị dân quân Cộng Sản Bắc Việt bắt sống với nhiều vết thương gãy cả hai tay và chân. Ông bị giam giữ tại nhà giam Hoả Lò nơi mà người Mỹ đặt tên là Hanoi Hilton cho đến ngày 14 tháng 3, 1973 thì được trao trả cho phía Mỹ. Tổng cộng ông bị tù năm năm sáu tháng.

Chính giới Hoa Kỳ phê bình ôngMcCain có nhiều lập trường mâu thuẫn về nhiều vấn đề quan trọng. Khi thế này, khi thế nọ tùy theo chiều gió hay tùy theo dư luận chung, như vấn đề Iraq, vấn đề chống khủng bố, vấn đề tra tấn tù binh…

Trong thời gian làm Thượng Nghị Sĩ, ông đi Việt Nam nhiều chuyến cổ vũ cho sự hàn gắn vết thương chiến tranh. Lần đầu khi ông đến Việt Nam, ông đã tìm gặp tên Việt Cộng ngày xưa bắt sống ông để ôm tên này và nói những câu tâm sự. Ông nhiều lần thúc đẩy quốc hội và chính phủ Mỹ bình thường hoá quan hệ hai nước và giúp đỡ cho Việt Cộng tái thiết phát triển.

Cách đây vài năm, có một lần nhà cầm quyền Việt Cộng chơi xỏ, trao tặng ông tấm tranh cảnh ông bị bắt làm tù binh. Mới đây, tên Nguyễn Chí Vịnh là tướng công an Việt Cộng đến thăm ông và trao tặng ông một món quà rất bất ngờ. Đó là một tập gồm những lá thư đã bạc mầu mà ông McCain đã viết từ trong nhà tù Hoả Lò gửi về cho gia đình. Hình ảnh đáng thương là ông McCain gầy hốc hác, ngồi trên chiếc xe lăn vì đang ở trong giai đoạn điều trị bệnh ung thư. Hai tay ông run rẩy nhận gói quà và mở ra để thấy bao nhiêu tâm tình của mình là người tù vô vọng gửi về gia đình đã bị bọn Cộng Sản Hà Nội ém đi hơn nửa thế kỷ nay. Phải chờ đến khi ông McCain gần đất xa trời, chúng nó mới chịu trả lại.

Điều mà nhà cầm quyền Cộng Sản gọi là ưu ái đối với ông McCain khi giao trả những lá thư, thật ra là một hành vi mất tính người khi dẫm đạp lên tình cảm của tù nhân. Nó bộc lộ cho thế giới văn minh thấy chân tướng của bọn vô lương, mà chắc chúng cũng từng làm thế với bao nhiêu tù binh Hoa Kỳ thiếu may mắn rơi vào tay chúng.

Đối với những người chiến sĩ VNCH bị tù đày, thì điều này chúng tôi đã biết ngay từ những ngày đầu ở các trại tù. Chúng nó rêu rao rằng chúng nhân đạo, khoan hồng cho tù nhân gửi thư thăm gia đình. Nhưng chỉ có một số nhỏ là lọt qua được để đến tay gia đình, nếu trong thư chỉ viết đúng những điều do chúng hướng dẫn. Còn nếu chỉ cần một chữ than thở, biểu lộ sự lo âu… là sẽ gặp rắc rối ngay. Đa số các lá thư từ trại tù gửi ra hay từ gia đình gửi vào đều nằm trong các thùng phân vì bọn Việt Cộng dùng làm giấy vệ sinh cả.

Chúng tôi còn nhớ thời gian bọn cai tù kêu gọi tù nhân viết thư về nhà để báo cho gia đình làm giấy bảo lãnh và cam kết đi vùng kinh tế mới. Biết bao người đã gửi gắm hy vọng vào những là đơn bảo lãnh đó. Bao nhiêu công sức các bà vợ, bà mẹ nhiều ngày chầu chực để xin con dấu… Nhưng sau cùng, tất cả hy vọng của tù nhân và gia đình đều nằm gọn trong các hố phân hố rác của trại.

Không rõ khi nhận những lá thư trên, ông McCain có ân hận rằng mình đã bỏ bao nhiêu công sức để thuyết phục chính phủ Hoa Kỳ giúp đỡ cho bọn Cộng Sản Việt Nam?