Thời Sự Hàng Tuần ngày 6 tháng 1, 2018 Iran dậy sóng

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Dân chúng nổi dậy ở Iran

Đã 36 năm từ khi cuộc cách mạng Hồi Giáo lật đổ vua Reza Pahlavi rồi lập nên một chính quyền độc tài mang tính chất thần quyền do Khomeini lãnh đạo năm 1979,  Iran trở thành thù địch của Mỹ. Ngày 4 tháng 11, 1979, sinh viên Iran tấn công toà Đại sứ Mỹ, bắt giữ 52 người làm con tin và chỉ thả ra sau hơn một năm giam giữ do sự can thiệp của Tổng Thống Reagan .

Với dân số Hồi Giáo chiếm 99.4%, nước Hồi Giáo này có một chế độ chính trị hà khắc đè bẹp mọi quyền tự do, đàn áp ngược đãi phụ nữ. Họ cũng áp dụng những hình phạt đối với nghi can và người phạm tội dã man không thua gì bọn khủng bố ISIS.

Nhưng thứ Năm tuần qua, dân chúng Iran đã nổi dậy bắt đầu từ tại thành phố Mashhad khi người ta bất mãn vì lạm phát, giá cả tăng vọt và nạn tham nhũng rồi dẫn đến sự biểu lộ quan điểm chống lại sự độc tài chính phủ. Cuộc nổi dây tràn qua nhiều thành phố khác như Hamedan, Rasht và Karaj. Đã có các nhóm nổi lên ở ngay thủ đô Teheran. Trên mạng xã hôi, có những lời kêu gọi tiến hành nổi dậy ở 50 thành phố và thị trấn. Những người biểu tình bày tỏ sự phẫn nộ đối với lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei, là người nắm hết quyền hành ở Iran từ năm 1989. Nhiều người hô to khẩu hiệu “Giết chết tên độc tài”. Có vài đoạn video cho thấy bom xăng, lựu đạn đã được dùng tới. Một thiếu nữ đứng trên bục ngoài đường phố tháo bó chiếc khăn trùm đầu (headscalf) truyền thống bắt buộc đối với phụ nữ Iran để tỏ sự phản đối. Tối thứ Hai, những người biểu tình đã tấn công vào các đồn cảnh sát. Đã có những vụ đụng độ căng thẳng tại trung tâm thành phố Qahderijan giữa lực lượng an ninh và người biểu tình khi những người này đang cố gắng chiếm cứ đồn cảnh sát mà một phần đã bốc cháy. Không nghe báo cáo vể tổn thất nhân mạng tại đây. Dân chúng còn đốt 4 nhà thờ Hồi Giáo tại nhiều làng ở quận Savadkuh County phía Bắc Iran hôm thứ Hai.

Tại thành phố Kermanshah ở phía Tây Iran, người biểu tình nổi lửa đốt một đồn cảnh sát công lộ. Tại trung tâm thành phố Najafabad, người biểu tình đã dùng súng săn bắn chết một cảnh sát và làm bị thương ba cảnh sát khác. Chúng tôi thấy có nhiều khẩu hiệu tôn vinh cựu hoàng Pahlavi. Ông vua mất ngôi hiện nay 57 tuổi, đang sống lưu vong tại thành phố Bethesda, Tiểu Bang Maryland.

Phản ứng của chính quyền

Phiá chính quyền tuyên bố sẽ không nhượng bộ, không khoan thứ đối với những người biểu tình. Họ đã ban hành lệnh hạn chế những việc chuyển, nhận các messages qua cell phone và ngay cả internet di động cũng bị cấm.

Những ngày biểu tình vừa qua dẫn đến sự đàn áp của cảnh sát và quân đội làm cho 22 người chết và hàng trăm người khác bị bắt giữ trong đó hình như có người cầm đầu cuộc nổi dậy. Musa Ghazanfarabadi, người đứng đầu hệ thống toà án Iran cho hay những người biểu tình bị bắt sẽ được đưa ra xử sớm, và những người cầm đầu sẽ bị buộc tội danh “moharebeh” — một từ ngữ Islamic chỉ những người gây chiến chống lại Thượng Đế — Tội danh này có án phat tử hình..

Thứ Trưởng Nội Vụ Hossein Zolfaghari cho biết có 90% người bị bắt là thanh niên dưới 25 tuổi. Điều này cho thấy thế hệ thanh niên đang phải chịu đựng khó khăn về kinh tế và sự thiếu hẳn các thứ tự do về phương diện xã hội. Dù là một cường quốc sản xuất dầu hoả, nhưng do việc tham gia vào chiến sự tại Iraq và Syria, cũng như đối đầu với Saudi Arabia, Iran lâm vào tình trạng thất nghiệp với tỷ lệ 29% trong năm 2017.

Tổng Thống Hassan Rouhani hôm Chủ Nhật đã lên truyền hình kêu gọi bình tĩnh, ông nói rằng dân Iran có quyền phê bình nhưng không thể gây bạo loạn.

Bộ Trưởng Ngoại Giao Iran Javad Zarif cũng nói như luận diệu Cộng Sản rằng dân Iran đuợc hưởng quyền biểu tình ôn hoà, nhưng Iran sẽ không để cho bọn xấu xâm nhập lợi dụng quyền này  để gây bạo loạn và phá hoại. Ali Khamenei, lãnh tụ tối cao Iran thì cáo giác có bàn tay của kẻ thù (ám chỉ Mỹ, Israel và Saudi Arabia) đàng sau những vụ nổi dậy.

Bà Haley bác bỏ điều này mà cho rằng dân chúng Iran đang khao khát tự do, Bà kêu gọi những người yêu tự do trên thế giới hãy ủng hộ chính nghĩa của dân Iran. Bà Nikki Haley cho hay Hoa Kỳ có ý định sẽ đề nghị triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc về vụ này. Nhưng phải có đủ túc số tối thiều những hội viên của hội đồng đề nghị thì mới mở cuộc họp được.

Hôm thứ ba, Tổng Thống Trump cũng gửi ra mấy hàng nói rằng dân Iran đang phản ứng chống lại sự tàn bạo và tham nhũng của chính quyền. Họ cần thực phẩm và nhân quyền. Hoa Kỳ đang hướng về họ.

Nga, là đồng minh thân cận của Iran trong cuộc chiến ở Syria, thì lên tiếng phản đối sự can thiệp của ngoại quốc vào nội tình Iran. Ngược lại, Turkey thì tỏ ra ủng hộ sự nổi dậy.

Tổng Thống Pháp Macron trong khi nói chuyện với Tổng Thống Iran Hassan Rouhani, đã kêu gọi ông này nên tự chế ngự. Có thể cuộc viếng thăm của Bộ Trưởng Ngoại Giao Pháp đến Iran sắp tới sẽ bị đình hoãn.

Đây là cuộc nổi dậy lớn nhất từ sau năm 2009. Vào năm đó, có cuộc biểu tình rất lớn, thu hút hàng triệu người chống lại sự tái đác cử của Tổng Thống Mahmoud Ahmadinejad. Hậu quả là có 30 người bị chết và hàng ngàn người bị bắt giam. Trước đó nữa là cuộc nổi dậy năm 1979 gọi là Cách mạng Islamic.

Các viên chức Mỹ lo ngại những người dân biểu tình ít có hy vọng lật đổ được chính quyền. Mong sao cuộc nổi dậy thành công để lần nữa tác động vào phong trào đấu tranh ở Việt Nam mà đã hai lần lỡ dịp sau sự sụp đổ của Liên Sô năm 1990 và cuộc cách mạng hoa lài ở Trung Đông và Bắc Phi năm 2010.

Hết Tàu, đến Nga bán dầu cho Bắc Hàn

Tuần trước vệ tinh chụp được ảnh các chiếc tàu của Trung Cộng đang bán dầu cho các tàu của Bắc Hàn; thì tuần này, lại có bằng chứng Nga cũng vi phạm quyết nghị của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc qua những việc làm tương tự.

Theo báo cáo, trong tháng 10 và 11, có ít nhất ba lần tàu của Nga đã chuyển dầu cho Bắc Hàn. Thông Tấn Xã Reuter cho biết trong tháng 9, tàu Bắc Hàn nhận dầu trực tiếp từ Nga sau đó chở dầu này về Bắc Hàn.

Bộ Ngoại Giao Nga bác bỏ tin tức rằng họ đã bán dầu cho tàu bè Bắc Hàn. Họ quả quyết rằng Nga thi hành đúng đắn và đầy đủ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Hàn. Nghị Quyết mới của Liên Hiệp Quốc áp đặt một sự trừng phạt gắt gao hơn qua việc ngăn cấm đến 90% nguồn cung cấp dầu xăng cho Bắc Hàn.

Tuần này, Kim Jong Un lại lên tiếng đe doạ khi nới rằng, chiếc nút bấm phóng bom nguyên tử đang nằm sẵn trên bàn làm việc của anh ta. Tổng Thống Trump đáp trả ngay bằng cách nói rằng ông cũng có cái nút, nhưng bự hơn, mạnh hơn và có hiệu quả hơn. Có lẽ ông cũng nên cho anh Ủn biết rằng cái nút của Mỹ thì nằm ngay trong túi quần ông Trump rồi!

Tuy nhiên có dấu hiệu mềm mỏng giữa Nam Hàn và Bắc Hàn vào thời điểm sắp diễn ra Thế Vận Hội mùa đông ở Seoul vào ngày 9 tháng 2 sắp tới. Tin cho hay Kim Jong Un tỏ ý muốn gửi đoàn lực sĩ tham dự thế vận.

Riêng ông cựu ChủTịch Ủy Ban Tham Mưu Liên Quân Mỹ thì cho là thời điểm rất cận kề với cuộc chiến nguyên tử. 

Sáng thứ năm, có tin từ những nguồn tin đáng tin cậy cho hay một hoả tiễn của Bắc Hàn đã rơi xuống một khu vực có các toà nhà, cơ sở nông trại ở thị trấn Tokchun gần thủ đô Pyongyang chỉ một phút sau khi phóng lên vào tháng 4 năm ngoái. Theo tin, thì đã có ít nhất 4 lần các hoả tiễn phóng lên không thành công.

Hoa Kỳ có thể bớt tốn cả tỷ đô la giúp các nước Liên Hiệp Quốc

Ngửa tay nhận tiền người ta mà đi ngược quyền lợi người ta. Đó là vô ơn! Rộng tay ban phát cho người để rồi bị người chống lại, đó là khờ dại!

Cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc nhằm chống lại hành động của Tổng Thống Trump khi thừa nhận thủ đô Jerusalem của Do Thái đã cho thấy có 128 nước đã không đi với Mỹ trong vụ này. Bà Nikki Haley đã điểm mặt họ và Tổng Thống Trump dã có quyết định bước đầu là cắt bớt tài trợ cho các nước đó. “They take hundreds of millions of dollars and even billions of dollars, and then they vote against us. Well, we’re watching those votes. Let them vote against us. We’ll save a lot. We don’t care.”

Xin nhắc lại năm ngoái Hoa Kỳ góp cho Liên Hiệp Quốc 8 tỷ đô la trong đó có phần đóng góp với tư cách hội viên (Hoa Kỳ đóng góp đến 22% ngân sách của Liên Hiệp Quốc), số tiền còn lại là cho hàng chục tổ chức, chương trình của Liên Hiệp Quốc trên khắp thế giới.

Thử lảm một bài toán sau để thấy nếu Tổng Thống cắt bớt tài trợ cho 128 nước, thì Hoa Kỳ sẽ lợi bao nhiêu, và các nước nào sẽ bị thiệt thòi:

Trang web USAid.gov ghi rành mạch trách nhiệm mà Hoa Kỳ phải gánh vác về tài chánh cho từng nước trong năm 2016, thì với sự cắt tài trợ này sẽ dành lại cho Hoa Kỳ hơn 24 tỷ đô la. (trong 1 năm đó). Liệt kê một lúc 128 nước thì dài quá, chúng tôi chỉ nêu ra các nước nhận nhiều nhất và con số tổng cộng mà thôi.

Trong năm 2016, Hoa Kỳ có trách nhiệm chi cho 128 nước chống lại mình tổng cộng số tiền là  $24,485,383,599 (24.5 tỷ), chia trung bình, mỗi nước nhận $205,795,526 (gần 206 triệu).

Năm nước nhận nhiều nhất (trên 1 tỷ) là: Iraq     $5,280,379,380; Afghanistan             $5,060,306,050; Egypt             $1,239,291,240; Jordan $1,214,093,785; Ethiopia     $1,111,152,703. Kế đó là: Syria $916,426,147; Pakistan $777,504,870; Ghana $724,133,065; Nigeria $718,236,917, Tanzania $628,785,614; South Africa $597,218,298; Mozambique   $514,007,619;

Những nước còn lại nhận dưới 500 triệu. Trung Cộng cũng hưởng $42,263,025, Nga nhận $17,195,004, Việt Nam nhận $157,611,276

Đa số các nước nhận nhiều là các nước Hồi Giáo. Có 9 trong số 128 nước là không nhận xu nào của Mỹ.

Lại căng thẳng với Pakistan

Trong cuộc chiến chống khủng bố, Hoa Kỳ coi Pakistan là đồng minh, dù là thứ đồng minh bất trắc. Vừa rồi Tổng Thống Trump đã tweet ra một câu tố cáo Pakistan. Ông viết: “Mỹ đã ngu khờ mà viện trợ cho Pakistan 33 tỷ đô la trong 15 năm qua. Họ trả lại những gì ngoài sự nói láo và lừa dối; coi chúng ta như những kẻ ngu. Họ mở cửa an toàn cho bọn khủng bố mà chúng ta truy đuổi ở Afghanistan. Họ chẳng giúp gì chúng ta. Phải chấm dứt thôi.” (The United States has foolishly given Pakistan more than 33 billion dollars in aid over the last 15 years, and they have given us nothing but lies & deceit, thinking of our leaders as fools. They give safe haven to the terrorists we hunt in Afghanistan, with little help. No more!)

Lời tố cáo này làm cho nước này nổi cơn thịnh nộ. Bộ Trưởng Ngoại Giao Pakistan Tehmina Janjua, đã triệu tập Đại sứ Mỹ David Hale để phản đối. Ông nói rằng Pakistan không làm gì thêm được nữa (do no more), và Tổng Thống Trump cũng không còn (no more) quan trọng gì với họ. Ông cho rằng vì thất bại ở Afghanistan mà Tổng Thống Trump quay ra đổ lỗi cho Pakistan. Phiá Pakistan cho rằng họ đã trả một giá khá đắt với sự hy sinh xương máu của 70 ngàn người vừa dân vừa quân trong thời gian 16 năm qua. Họ chua chát nói rằng Hoa Kỳ khi cần thì đem ra xài, khi hết cần thì vứt bỏ.

Hoa Kỳ đã viện trợ cho Pakistan từ năm 2002 với hy vọng họ sẽ là một đồng minh chống lại Taliban. Nhưng thời gian 15 năm qua, Hoa Kỳ nhiều lần thất vọng sâu xa vì Pakistan không thật lòng tích cực. Họ để cho bọn khủng bố an toàn ở những vùng giáp biên giới với Afghanistan. Ngay tên Usama Bin Laden cũng nương náu an toàn ở thành phố nhỏ Abbottabad phía bắc của Pakistan cho đến khi bị toán SEAL 6 của Mỹ đột kích giết chết.

Không phải chỉ có Tổng Thống Trump, mà các hành pháp trước đây cũng đều có một cách nhìn như vậy về Pakistan. Hoa Kỳ nhiều lần cáo buộc Pakistan đi hàng hai, vừa đồng minh với Mỹ vừa bao che cho mạng lưới khủng bố Taliban. Nhưng lần này thì Tổng Thống Trump đã nói ra thẳng thừng, không che đậy bằng các mỹ từ ngoại giao.

Vài bằng chứng về việc Pakistan không thật lòng: (1) Tuần trước, họ để tự do cho tên Hafiz Saeed, một tên mà Hoa Kỳ liệt vào danh sách khủng bố, được tổ chức một cuộc tụ họp ở Rawalpindi, nơi có tổng hành dinh quân đội Pakistan. (2) Ngày Dec. 29, báo New York Times loan tin rằng Pakistan từ chối không trao cho Mỹ một tên khủng bố có chân trong mạng lưới Haqqani, là một thành phần của Taliban. Hoa Kỳ biết tên này có thể cung cấp tin tức về những công dân Mỹ và Úc bị bắt làm con tin ở Kabul năm 2016.

Tổng Thống Trump đang dự tính sẽ giữ lại số tiền 255 triệu đô la dành cho quân đội Pakistan. Còn ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Session thì đang tính chuyện tước bỏ tư cách đồng minh của Pakistan trong khối NATO. Hoa Kỳ cũng có thể sẽ gia tăng hoạt động do thám bằng máy bay không người lái trên vùng của bọn chiến binh khủng bố nằm trong lãnh thổ Pakistan.

Tuy nhiên, hiện nay thì Pakistan vẫn còn là cần thiết với Hoa Kỳ, vì đó được xem là hành lang không vận mà Hoa Kỳ dùng để chuyển quân và tiếp liệu vào Afghanistan. Pakistan cũng chia sẻ với Hoa Kỳ nhiều tin tức tình báo. Gây sự với Pakistan sẽ đưa đến một sự trả thù bất lợi cho quyền lợi của Mỹ. Ngược lại, Pakistan cũng phải cần đến sự ủng hộ của Hoa Kỳ để vay tiền từ Ngân Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund) để ổn định kinh tế. Ngoài ra Hải Quân và Không Quân Pakistan cũng lệ thuộc vào sự giúp đỡ kỹ thuật của Hoa Kỳ. 

Baltimore lập kỷ lục mới các vụ giết người

Trong số 50 thành phố trên thế giới có mức độ cao nhất năm 2016 về những vụ giết người, Hoa Kỳ có 4 thành phố. Đó là: Saint Louis, thứ 14, 188 vụ, tỷ lệ 60.37 trên 100 ngàn dân; Baltimore, thứ 26, 318 vụ, tỷ lệ 51.14 trên 100 ngàn dân; New Orlean thứ 34, 176 vụ, 45.17 trên 100 ngàn dân; và Detroit, thứ 36, 302 vụ, 44.6 trên 100 ngàn dân. Danh sách 50 thành phố này, chỉ có 1 ở Nam Phi, Hoa Kỳ ở Bắc Mỹ, còn lại 48 thành phố kia là ở Trung và Nam Mỹ. Cao nhất là Caracas, Venezuela 4308 vũ giết người, tỷ lệ 130.35 trên 100 ngàn dân.

Tại sao danh sách 50 thành phố trên không có Chicago mà chúng tôi đã loan báo tin trong hai tuần trước về mức độ tội phạm cao? Đó là vì bảng liệt kê này tính theo tỷ lệ tội phạm so với dân số mà Chicago thì đông dân (khoảng 2.8 triệu) nên với con số vụ giết người 658 trong năm qua, tỷ lệ chỉ ở mức 31%. Detroit và Baltimore dân số chỉ trên 600 ngàn nên tỷ lệ cao.

Năm qua, 2017, Baltimore với dân số 615 ngàn, lại “vẻ vang” tiến lên một kỷ lục mới về 343 vụ giết người liên quan đến buôn bán ma túy, tức 56 vụ trên 100 ngàn dân.

Ba Thị Trưởng Catherine Pugh trong ngày cuối năm, phải thú nhận đây là một vấn đề nhức nhối nhất. Bà Pugh vừa đuợc bầu được đúng một năm ,thay thế bà Stephanie Rawlings-Blake, là người đã đương đầu với đám da đen làm loạn sau vụ Freddie Gray năm 2015 mà đã nảy sinh ra phong trào Black Lives Matter. Cả hai tân cựu thị trưởng đều là da đen và thuộc đảng Dân Chủ.

Nguyên nhân?

Người ta viện dẫn ra 1001 nguyên nhân dẫn đến việc phạm pháp. Một trong những nguyên nhân là việc thủ đắc vũ khí bất hợp pháp. Kế đó là việc sử dụng các chất ma túy. Người ta cũng đổ lỗi cho hệ thống xã hội như công lý tội phạm (criminal justice) và sự thiếu những cơ hội cho công dân. Rồi có người lại cho rằng tại Baltimore, có sự phân biệt rõ rệt giữa khu vực có dịch vụ du lịch ở Inner Harbor và những khu giàu có như Canton và Mount Vernon đối chiếu với những khu vực nghèo đói kinh niên của thành phố.

Donald Norris, Giáo sư tại Đại Học University of Maryland Baltimore County thì đổ lỗi cho cảnh sát vì từ sau vụ Freddie Gray, đã tỏ ra không còn mẫn cán tích cực trong nhiệm vụ bảo vệ trị an. Họ né tránh đến các khu vực da đen để khỏi bị rắc rối và cả nguy hiểm đến tính mạng. Xin nhắc lại trong vụ Gray, có 6 cảnh sát đã bị đưa ra toà với những buộc tội gay gắt của bà công tố Marilyn Mosby cùng lúc với những bạo động trên đường phố kéo dài hàng tháng.

Nhưng điều không thể chối cãi là các vụ phạm pháp, giết người ở Baltimore hay các thành phố khác đều có liên quan đến các băng đảng và ma túy.

Để quý thính giả có một khái niệm rõ hơn về mức độ tội phạm, chúng tôi liệ kê sau đây 10 thành phố ở Mỹ có tỷ lệ dân da đen cao nhất:

City                                                         Total population                    Rank                  Percentage
Detroit, MI                                                 713,777                                       1                                  82.7
Jackson, MS                                             173,514                                       2                                  79.4
Miami Gardens, FL                                 107,167                                       3                                  76.3
Birmingham, AL                                       212,237                                       4                                 73.4
Baltimore, MD                                           620,961                                      5                                  63.7
Memphis, TN                                             646,889                                       6                                 63.3
New Orleans, LA                                       343,831                                       7                                 60.2
Flint, MI                                                        102,434                                        9                                56.6
Montgomery, AL                                        205,764                                       8                                56.6
Savannah, GA                                             136,286                                      10                               55.4

Saint Louis (Missouri) có 49.2%, nên không nằm trong danh sách 10 thành phố này.

Mức độ cao của các vụ phạm pháp ở Baltimore không phải là chuyện mới. Nó đã là chuyện thường tình từ hàng chục năm qua. Năm 1993 có 353 vụ giết người, tức 49 vụ trên 100 ngàn dân. Năm nay tỷ lệ này là 56 trên 100 ngàn dân.

Patrick Sharkey, nhà Xã hội học ở Đại Học New York đã miêu tà thành phố Baltimore như là một nơi có một nhu cầu cấp bách nhất để giữ cho các khu vực dân cư không bị rã đám và giữ cho cư dân không bỏ cuộc vì nản lòng và lo sợ.

Bà Thị Trưởng Pugh, hứa rằng trong năm nay sẽ đặc biệt chú trọng việc giảm tội phạm, tuyển mộ thêm nhân viên cảnh sát, cải thiện những khu vực dân cư mà từ lâu bị quên lãng. Bà đoan chắc trước một cuộc tập họp để tưởng niệm những nạn nhân của các vụ phạm pháp rằng bà sẽ làm cho Baltimore trở thành một thành phố an toàn nhất tại Mỹ! 

Cuối năm cháy, đầu năm lại cháy

Ngày cuối năm, một đám cháy đã xảy ra tại một khu chung cư ở Bronx, thành phố New York làm 12 người bị chết cháy, trong đó có 9 trẻ em còn nhỏ tuổi. Đây là vụ cháy lớn nhất tại New York City từ hàng chục năm nay. Vụ cháy lớn nhất ở New York xảy ra năm 1990 (lại cũng ở Bronx) từ một hộp đêm, làm chết 87 người.

Nguyên nhân là do một đứa trẻ lên ba nghịch lửa tại bếp ga trong nhà trong khi mẹ nó đi ra khỏi chung cư với hai đứa con khác.

Do bà mẹ lúc đi ra không đóng cửa laị, lửa lan nhanh ra hành lang và ào qua các cầu thang. Chỉ trong phút chốc, ngọn lửa từ tầng trệt đã toả ra bao trùm hết toà nhà chung cư, chặn hết các lối thoát chính. Nhiều người phải trèo xuống thoát thân qua các đường phụ trơn trợt và lạnh cóng vì lúc đó New York đang có tuyết. Có 16 người bị thương trong vụ này.

Rồi cũng ở khu vực Bronx này, sang ngày thứ Ba, 2 tháng 1, 2018, một vụ cháy lớn lại xảy ra lúc 5:30 sáng. Lửa bắt cháy từ một tiệm bán đồ furniture tầng dưới cùng của một building 4 tầng mà ba tầng trên là apartment cho thuê. Trong vụ này có khoảng 20 người bị thương nhưng may mắn không ai thiệt mạng.

Vụ cháy lớn nhất ở New York xảy ra năm 1990 (lại cũng ở Bronx) t ừ một hộp đêm, làm chết 87 người.

Đa số cư dân ở hai chúng cư nơi xảy ra vụ cháy là người gốc Phi Châu, một số khác là dân gố Latino.

Denver, khỏi lo chạy tìm rest room. 

Từ nay, những người ở Denver khỏi lo bị kẹt lúc mắc tiểu hay chột bụng mà tìm không ra nơi giải quyết. Vì khi thấy cần thiết, quý vị có thể thoải mái tụt quần ngồi xuống xổ bầu tâm sự bất cứ nơi đâu mà không bị cảnh sát bắt đưa ra toà vì phóng uế nơi công cộng.

Thứ Hai tuần qua, Hội Đồng Thành Phố Denver đã bỏ phiếu thông qua một quyết định không truy tố hình sự (decriminalize) một số tội danh trong đó có tội nằm trên lối đi tư nhân hay công cộng, lang thang và ỉa bậy, đái bậy nơi công cộng.

Các thành viên Hội Đồng Thành Phố và những người tranh đấu cho quyền di dân cho rằng họ phải bảo vệ cộng đồng các di dân ở Denver không gặp những hậu quả bất ngờ vì những chuyện nhỏ này. Mark Silverstein, Giám đốc Pháp Lý của tổ chức American Civil Liberties Union ở Colorado  cho hay rằng nhiều khi chỉ vì một vi phạm nhỏ mà những người dân này có thể bị phạt tù cả năm, và với đám di dân bất hợp pháp, thì việc phạt tù này cũng đưa đến việc trục xuất họ.

Sau khi việc phóng uế nơi công cộng không còn là phạm pháp, Phòng Thương Mại Denver sẽ đặt tên lại cho thành phố là “Mile High Pile City.”

Tại các thành phố khác ở Hoa Kỳ, luật bắt buộc chủ chó phải dọn dẹp ngay các thứ do thú cưng phóng uế. Nhưng Pháp thì không. Quý vị từng nghe những du khách đi Paris than phiền đạp cứt chó trên vỉa hè! Bây giờ thì khi du lịch Denver, hãy cẩn thận vì phải đạp lên nước tiểu và phân người còn kinh tởm hơn phân chó đấy.

Và cũng từ quyết định này, người ta có thể xách lều cắm trại ngay bất cứ đâu mà không lo cảnh sát đến quấy rầy! Một buổi sáng nào bạn mở cửa ra sân sẽ thấy một anh vô gia cư nào đó cắm lều nằm trên drive way nhà bạn, gác chân đọc tờ báo buổi sáng của bạn!

Nhưng cũng cần nói rõ hơn, trước đây các vi phạm luật lệ của thành phố sẽ bị ra toà phạt tù đến 1 năm và phạt tiền đến $999. Nhưng theo luật mới của thành phố thì một số vi phạm sau đây được xếp và loại nhẹ, chỉ bị tối đa 60 ngày giam và không bị phạt tiền: Ngồi hoặc nằm nơi có chủ quyền người khác (the public right-of-way), cắm trại không được phép nơi công cộng hay đất tư nhân, lang thang, vi phạm luật giời nghiêm, phóng uế nơi công cộng, ăn mày trên đường phố hay highway.

Denver là một thành phố bao che di dân bất hợp pháp, chống lại lệnh của Tổng Thống Trump về di dân.

Tiểu Bang Colorado là Tiểu Bang đầu tiên tại Mỹ hợp pháp hoá việc sử dụng marijuana để giải trí (vài Tiểu Bang khác chỉ chấp nhận sử dụng để điều trị).

California chính thức trở thành Tiểu bang che chở cho di dân bất hợp pháp.

 Ngày đầu năm 1/1/2018, Thống đốc Jerry Brown của Tiểu bang California đã tuyên bố California chính thức trở thành “tiểu bang che chở” (Sanctuary State) đầu tiên của Hoa Kỳ, sau khi dự luật về việc này được ký thành luật hồi tháng 10 và bắt đầu có hiệu lực.

Với luật này, cảnh sát sẽ không được phép truy hỏi người ta về tình trạng di trú có hợp pháp hay không. Cảnh sát cũng bị cấm phối hợp với các cơ quan cưỡng chế liên bang để bắt người bất hợp pháp. Tiểu bang có khoảng 2.3 triệu người nhập cư bất hợp pháp, đa số từ Mexico.

Ông Jerry Brown là một Thống Đốc thưộc đảng Dân Chủ. California là tiểu bang thành trì của Dân Chủ, nơi đây bà Hillary Clinton đã hơn phiếu ông Trump rất nhiều. California cũng là nơi các phong trào tả khuynh, liberal rất mạnh.

Mới đây, vào tháng11, 2017, tên di dân bất hợp pháp Jose Garcia Zarate bắn chết cô Kate Steinle tại San Francisco đã đuợc toà án xét vô tội. Việc này gây phẫn nộ trong quần chúng Hoa Kỳ.

Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Session coi luật mới của California là một mối nguy cho sự an toàn xã hội và cũng gây khó khăm cho nhân viên cưỡng chế. Ông Thoma Homan, Giám Đốc cơ quan Di Trú và Quan Thuế thì cho rằng các chính trị gia ở California chỉ nghĩ về quyền lợi chính trị của họ hơn là an toàn xã hội khi tạo cho bọn tội phạm nơi ẩn náu.

Newsweek lại loan tin sai

Tuần san Newsweek là một trong số những tờ báo về thời sự nổi tiếng lâu đời ở Mỹ. Nhưng nó cũng không tránh khỏi phong cách tả khuynh của ngành truyền thông dòng chính. Tuần trước Newsweek đưa lên hàng đầu tin Đệ Nhất Phu Nhân Melanie Trump ra lệnh hạ cây hoa ngọc lan Jackson lịch sử trồng tại sân của toà Bạch Cung gần 200 năm nay. Với tựa đề “Melania Trump orders removal of the near-200-year-old tree from the White House,” tờ báo gây một ấn tượng xấu rằng bà Melanie Trump đã ra lệnh làm một việc xoá bỏ di tích lịch sử. Trong bài báo, họ đã không nói đền việc nhiều cố vấn đã đề nghị chặt bỏ cây này vì nó có thể bật gốc hay ngã xuống bất cứ lúc nào và gây thương vong cho những người đi qua đó. Cây lan già nua này từ lâu phải được trì lại bằng các cột và dây chằng để khỏi đổ xuống.

Giám đốc truyền thông của bà Trump là Stephanie Grisham than phiền rằng báo Newsweek có thành kiến và chống phá hành pháp Trump và đệ nhất phu nhân khi loan một bản tin thiếu trung thực, che đậy sự thật. Bà giải thích rằng các ký giả thường đứng dưới gốc cây này mỗi khi trực thăng Marine One cất cánh hay hạ cánh. Việc loan tin của Newsweek này làm cho lòng tin của người dân Mỹ vào giới truyền thông càng ngày càng mai một đi.

Dan Gainor, Phó Chủ Tịch Trung Tâm Nghiên Cứu Truyền Thông cho rằng giới truyền thông dường như thấy thích thú trong một cuộc đối đầu không cần thiết chống lại Tổng Thống Trump, nên họ cứ phải tìm ra một chuyện gì đó, hoặc nếu không thì cũng bịa ra một tin nào để tấn công Tổng Thống Trump.

Báo Newsweek sau đó đã có sự thay đổi nội dung bài báo nhưng vẫn giữ nguyên nhan đề cũ. Ngay phóng viên NBC Tom Winter cũng phê bình rằng việc làm của báo Newsweek là misleading (lọc lừa), không đóng góp chút gì để bảo vệ uy tín giới truyền thông. Phóng viên Yashar Ali của HuffPost dùng chữ BS để nói về báo Newsweek và cho rằng với một bài báo ngắn chỉ có 250 chữ, thì không có lý do gì biện minh cho sự sai trái của mình được.

Trong năm 2017, báo Newsweek đã phải sửa sai đến 20 lần so với hơn 50 lần sai trong năm 2016. Vì số lượng độc giả sa sút, tờ báo phải bán với giá rẻ mạt $1 vào năm 2010 cho một tài phiệt để ông này gánh giùm nợ nần.

Việt Cộng thành lập đạo quân Cyber War

Tự do báo chí, tự do ngôn luận là thứ cấm kỵ trong chế độ Cộng Sản. Trước đây, họ có thể tịch thu hay kiểm soát các máy phát thanh, truyền thanh, báo chí… Nhưng trong thời đại internet thì mọi người dễ dàng truyền thông cho nhau bất cứ tin tức gì từ khắp nơi trên thế giới, với một tốc độ nhanh như ánh sáng.

Vì thế, Việt Cộng phải tìm đủ mọi cách để ngăn chặn luồng thông tin này du nhập hay luân lưu trong quốc nội. Biện pháp ngăn chặn nào rồi cũng bị phá vỡ bởi những chương trình càng ngày càng tinh vi.

Hiện nay, nhà cầm quyền VC đang khai triển một đạo quân 10 ngàn nhân viên cho một đơn vị có danh hiệu 47, tham gia vào cuộc chiến Cyber nhằm chống lại những diều mà họ coi là quan điểm phản động trên các phương tiện internet. Đó là theo lời của Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ Nhiệm Cục Chính Trị Quân Đội Cộng Sản do báo Tuổi Trẻ đưa ra.

Việc tiết lộ về đơn vị 47 này đi theo sau khi chính phủ Việt Cộng gây áp lực với YouTube và Facebook để họ hủy bỏ những đoạn video hay những account mà nhà cầm quyền Cộng Sản cho là gây phương hại đến uy tính của các cấp lãnh tụ cũng như truyền đạt những quan điểm chống lại đảng Cộng Sản Việt Nam.

Năm qua, theo yêu cầu trên, Facebook đã xóa bỏ 159 accounts trong khi YouTube thì bỏ đi 4500 đoạn video. Quốc Hội bù nhìn của Việt Cộng đang thảo luận một đạo luật về an ninh trên mạng trong đó sẽ bắt buộc các công ty kỹ thuật phải lưu trữ hồ sơ tại những servers ngay trong nước.

Vì chưa đủ trình độ kỹ thuật, Việt Cộng phải mở cửa mời gọi các công ty ở Silicon Valley; Trong khi đó Trung Cộng thì ngăn chặn hết cả Facebook, Google, Twitter để mở đuờng cho các công ty của họ như WeChat, QQ, Baidu Inc. và Weibo Corp.

Giới trẻ tại Việt Nam ở tuổi dưới 35 tuổi, chiếm đến 60% dân số là một lực lượng đông đảo cho những hoạt động internet. Có đến 60% giới trẻ có những hoạt động trên mạng.