Thời Sự Hàng Tuần 02-03-2018 Thông Điệp đầu năm của Tổng Thống Hoa Kỳ

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận 

Thông Điệp đầu năm của Tổng Thống Hoa Kỳ

Lúc 8 giờ (CT) tối thứ Ba 30 tháng 1, Tổng Thống Trump đã đọc bản thông điệp đầu năm trước Quốc Hội Lưỡng Viện. Đây là bức thông điệp mà giới quan sát tiên đoán là kêu gọi sự đoàn kết giữa hai đảng để cùng thực hiện những mục tiêu chung cho dất nước.

Quả đúng thế, trong hơn 80 phút, Tổng Thống Trump xen kẽ trong phần trình bày những thành tựu của chính phủ trong năm qua, đã có nhiều lần kêu gọi hai đảng cùng nhau làm việc vì theo ông, quyền lợi của Hoa Kỳ, của công dân Hoa Kỳ là mục tiêu hàng đầu của những người được dân chúng tín nhiệm bầu vào các cơ cấu quốc gia. Ngay trong phút đầu tiên, ông nói: “Tối nay, tôi kêu gọi tất cả chúng ta phải gạt qua một bên những dị biệt để tìm một căn bản chung, và tập thung vào sự đoàn kết mà chúng ta cần có để phục vụ cho những người đã bầu chúng ta.

Những thành tựu của hành pháp Trump, chúng tôi cũng nhiều lần trình bày trong các chương trình Thời Sự Hàng Tuần, nên chỉ xin kể vắn tắt:

1.- Kinh tế: Đã có những biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh sản xuất, đưa công ăn việc làm về lại Mỹ. Trong gần 1 năm, đã tạo ra 2.4 triệu công việc. Mức thất nghiệp thấp nhất trong 45 năm qua. Mức thất nghiệp của hai thành phần gốc Latino và da đen cũng xuống thấp nhất. Lương căn bản gia tăng. Đem về cho thị trường chứng khoán 8 ngàn tỷ đô la.

Vài ví dụ: Hãng Exxon đầu tư 50 tỷ, hãng Apple đầu tư 350 tỷ, mở ra thêm 20 ngàn công ăn việc làm…

2.- Thuế: Với Luật cải tổ thuế mới ban hành, đã giảm bớt những phiền toái trong việc khai thuế. Tiền giảm trừ tăng gấp đôi, tiền ‘child credit’ tăng gấp đôi. Hai vợ chồng có lương dưới 24 ngàn sẽ không đóng xu thuế nào cả. Một gia đình 4 người có lợi tức 75 ngàn sẽ trả thuế bằng một nửa so với luật thuế cũ.

3.- Bảo hiểm y tế: loại bỏ việc bắt buộc phải mua bảo hiểm sức khoẻ. Cựu chiến binh được quyền chọn cho mình sự săn sóc y tế. Ra lệnh sa thải ngay 1500 nhân viên thiếu tận tâm. Ra lệnh tìm cách hạ giá các loại thuốc mua bằng toa bác sĩ.

4.- Quốc Phòng: Trong năm qua, đã tiêu diệt hầu như 100% bọn ISIS. Nhìn nhận sự đe đoạ của Trung Cộng và Nga. Tổng Thống kêu gọi yểm trợ hết sức để có một quân đội mạnh. Xây dựng hệ thống vũ khí nguyên tử. Duy trì trại tù Guantanamo Bay vì bọn khủng bố không phải là thứ tội phạm mà là bọn kẻ thù.

5.- An ninh xã hội: Tận lực tiêu diệt bọn băng đảng MS-13. Mở lối cho thanh niên di dân lậu gần 1.8 triệu được nhập tịch, nhưng phải xây hàng rào biên giới và hủy bỏ việc di dân theo dây chuyền, hủy bỏ nhận di dân theo kiểu lotto, mà phải có sự lựa chọn.

6.- Hạ tầng cơ sở: giảm những phiền hà, tập trung giải quyết nhanh việc xây dựng hạ tầng cơ sở thay thế những gì đã quá cũ, hư hỏng.

Đây là một bản thông diệp đầy đủ, dấu dịu. Tổng Thống cũng mời và vinh danh những quân nhân, nhân viên cảnh sát, cứu hoả có thành tích. Ông cũng có mời những gia đình nạn nhân của băng đảng, của chế độ độc tài Bắc Hàn, để vinh danh họ.

Trong 80 phút, Tổng Thống Trump đã được vỗ tay và nhận được standing ovation 115 lần.

Phản ứng của phía Dân Chủ

Có khoảng 10 dân Biểu Dân Chủ đã tẩy chay không tham dự. Một số thì mặc y phục màu đen để tỏ sự liên đới với những phụ nữ bị sách nhiễu tình dục (?). Đa số thì ngồi bất động thờ ơ khi cả hội trường vỗ tay tán thưởng Tổng Thống Trump. Ngay cả khi ông tha thiết nói về truyền thống dũng cảm, tinh thần hy sinh của người Mỹ. Bà Dân Biểu Nancy Pelosi ngồi với nét mặt đầy tức tối. Khi phía sau lưng bà có tiếng vỗ tay tán đồng Tổng Thống Trump, phóng viên truyền hình quay được cảnh bà quay người lại để xem những ai trong phía Dân Chủ dám làm điều này. Ống kính truyền hình quay tận mặt một dân Biểu da đen khi ông này để lộ nét mặt như tỏ sự căm hờn cùng cực.

Ngay sau khi bản thông điệp của Tổng Thống Trump tại Washington chấm dứt, thì tại Massachussetts, Dân Biểu Joseph Patrick Kennedy (cháu nội của Thượng Nghị Sĩ Robert Kennedy bị ám sát chết năm 1968) phản ứng ngay trước một cử toạ vài trăm người. Ông ta kể lể rằng trong năm qua, người Mỹ đã ưu phiền, sợ hãi, giận dữ vì tình hình nước Mỹ như ở bờ vực thẳm. Ông cho rằng ngưòi Mỹ đã bị bỏ quên, chỉ có sự căm thù và kỳ thị chủng tộc ngự trị. Rồi như một bổn cũ soạn lại, ông nói nền dân chủ Mỹ đang bị Nga nhảy xổm vào can thiệp.

Kennedy chống việc xây tường biên giới. Nhưng căn biệt thự của anh ta ở Palm Beach lại được bao quanh bởi 4 bức tường cao hơn đầu người!

Nói chung, thì toàn bài diễn văn của Joe Kennedy gồm toàn những lời kết án hành pháp Trump một cách vô căn cứ và đầy cảm tính, đào thêm sự chia rẽ.

Điều người ta thắc mắc là bài diễn văn này được soạn sẵn ngay cả trước khi Tổng Thống đọc bản Thông Điệp. Ông Kennedy đã biết trước Tổng Thống sẽ nói điều gì mà viết sẵn lời phản bác? Vì vậy nó mang tính thành kiến có sẵn hơn là phản ứng xây dựng sau khi nghe Tổng Thống Trump. Tóm lại, thì sự phân hoá giữa hai đảng đã quá trầm trọng. Người ta không còn suy xét về nội dung công việc, về mục tiêu để tiến tới, mà chỉ nhắm vào sự thù ghét cá nhân! 

Lại chuyện di dân

Trong lần gặp gỡ các Nghị Sĩ, Dân Biểu hai đảng tại Toà Bạch Cung hôm thứ Sáu tuần trước, có vẻ như phe Dân Chủ đã thuận thảo với Tổng Thống Trump về vấn đề di dân. Thượng Nghị Sĩ Schumer cũng đồng ý ngân sách để xây bức tường.

Nhưng sau khi Tổng Thống Trump đã mở lối cho khoảng 1.8 triệu thanh niên thuộc chương trình DACA có thể trở thành công dân Hoa Kỳ, thành viên Dân Chủ trong Quốc Hội lại làm reo. Họ lại đòi ân xá hoàn toàn không điều kiện, chống việc xây tường biên giới, chống hạn chế di dân với lý do các quyết định của Tổng Thống Trump nhắm vào những người không phải da trắng, do đó họ coi là kỳ thị da màu, thượng tôn da trắng!

Từ căn bản, chương trình DACA đã không hợp pháp vì sắc lệnh của cựu Tổng Thống Obama ký vào tháng 6, 2012 đã không thông qua Quốc Hội Hoa Kỳ. Sở dĩ ông Obama tỏ sự rộng lượng này là vì sát ngày bầu cử nhiệm kỳ 2, ông ta cần thu hút số phiếu của cử tri gốc latino.

Xin nhắc lại là từ hàng chục năm nay, rộ nhất là khoảng ba năm trước đây, có hàng trăm ngàn đứa trẻ do cha mẹ, thân nhân chúng đem vứt qua biên giới Mỹ – Mexico, để cho chính phủ Mỹ phải cưu mang. Mục đích của việc này là dùng bọn trẻ như một cái neo, thả sâu xuống lòng đất Mỹ, để rồi chục năm sau, khi bọn trẻ lớn lên, có quốc tịch, sẽ bảo lãnh đem gia đình vào Mỹ an toàn.

Tổng Thống Obama đã ban hành sắc lệnh DACA (Deferred Action for Childhood Arrivals) là để trì hoãn việc trục xuất nếu chúng làm đơn xin ở lại và được chấp nhận cho ở lại hợp pháp trong thời hạn hai năm, có quyền đi làm, hưởng trợ cấp,… Chương trình này áp dụng cho tất cả trẻ em đến Mỹ khi còn dưới 16 tuổi, đã ở Mỹ liên tục từ giữa năm 2007, đang đi học, hay có việc làm, hay gia nhập quân đội Mỹ. Kết quả là có cho khoảng 800.000 trẻ lậu đã thoát khỏi việc bị trục xuất về nguyên quán. Thời hạn hai năm cứ được tiếp tục được gia hạn gần vô hạn định. Do đó, DACA trên thực tế chỉ là một hình thức ân xá trá hình.

Ngoài số 800 ngàn trẻ lậu không có gia đình như nói trên, còn có khoảng 2.5 triệu đứa trẻ khác cũng đã qua Mỹ lậu cùng với bố mẹ. Chỉ có một phần của nhóm này được hưởng quy chế như nhóm DACA.

Trước đây, vào tháng 9, 2017, Tổng Thống Trump đã ký sắc lệnh sẽ chấm dứt chương trình DACA vào tháng 3/2018 nếu quốc hội không giải quyết vấn đề toàn bộ vấn đề di dân bằng một đạo luật mới.

Nhưng để giảm bớt căng thẳng, nhất là trong vụ Thượng Viện bỏ phiếu tài khoản cho chính phủ hoạt động tháng trước đây, Tổng Thống Trump đã tỏ ý sẽ tạo điều kiện cho bọn trẻ DACA được ở lại và nhập quốc tịch với những điều kiện nào đó. Việc này có thể ảnh hưởng tốt cho con số khoảng 1.8 triệu trẻ (gọi là trẻ, nhưng nay cũng đã thành niên).

Nhưng để ngăn ngừa sự việc này rồi sẽ kéo theo việc di dân ồ ạt khi bọn trẻ bảo lãnh gia đình, Tổng ThốngTrump đã tỏ ra cứng rắn bác bỏ chương trnìh di dân kiểu dây chuyền, và cương quyết xây tường biên giới để ngăn chặn làn sóng di dân lậu cứ tiếp diễn năm này qua năm nọ.

Tại sao đảng Dân Chủ cương quyết bảo vệ di dân bất hợp pháp?

Nhằm vào số lượng cử tri gốc Hispanic, Latino rất đông và sốt sắng đi bầu hơn dân da trắng, những người đảng Dân Chủ nêu ra lý do nhân đạo khi đòi phải ân xá vô điều kiện cho đám DACA và bao che cho bọn di dân lậu.

Họ lý luận rằng đám trẻ này đã lớn lên trên đất Mỹ, khó có thể trở về xứ, vì sẽ không kiếm được việc làm, không thích hợp lối sống ở quê gốc. Nhất là họ cho rằng bọn trẻ không có tôi gì khi bị cha mẹ đẩy qua biên giới, vì thế, không thể trừng phạt chúng bằng cách tống về xứ cũ.

Đảng Dân Chủ có thực sự vì tình thương, vì lòng nhân đạo không?

Hoàn toàn không.

Chúng tôi truy tìm lại những đoạn video các lời phát biểu, để chứng minh rằng tất cả những dân cử đảng Dân Chủ đã bày tỏ lập trường cứng rắn không khác gỉ các vị Cộng Hoà trong vấn đề di dân. Chúng tôi có đủ bằng chứng qua lời tuyên bố của các Tổng Thống như Clinton, Obama; các Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ tiêu biểu như chính bà Diane Feinstein, ông Chuck Schummer cũng từng có những lời phát biểu ủng hộ việc xây tường và chống lại di dân bất hợp pháp. Và cũng có bằng chứng của ứng cử viên Hillary Clinton trong lúc tranh cử.

Đây là lời bà Clinton khi bà ta trả lời vì sao bà đã bỏ phiếu thuận việc xây bức tường biên giới để ngaăn chặn bọn di dân bất hợp pháp: “Khi còn là Thượng Nghị Sĩ, tôi đã bỏ phiếu nhiều lần cho việc bỏ tiền ra xây một bức tường để ngăn chặn bọn di dân bất hợp pháp tràn vào. Và tôi nghĩ rằng các vị phải kiểm soát biên giới của quý vị.”  (Well look,…I voted numerous times when I was a senator to spend money to build a barrier to try to prevent illegal immigrants from coming in. And I do think you have to control your borders.). https://youtu.be/AlFi0QUboxs

Cũng trong một đoạn video khác, bà ta đã nói sẽ tiếp tục công việc của Obama trong việc giải quyết chính sách di dân qua những hành động của hành pháp. https://youtu.be/DckY2dRFtxc

Vậy, chính sách của Obama có phải là giúp đỡ di dân lậu không? Xin thưa, cũng không!Ông ta cũng chống lại di dân lậu. Tổng Thống Barack Obama thường bị những người trong các nhóm di dân đặt cho biệt hiệu là “Deporter in Chief.” Trong một buổi meeting ngày 26 tháng 3, 2014 bên ngoài một toà nhà Liên Bang ở Los Angeles, bà Janet Murguía, Chủ tịch tổ chức The National Council on La Raza (NCLR) gọi Obama là Tổng tư lệnh trục xuất.

Trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2015, hành pháp Obama đã trục xuất hơn 2.5 triệu người thông qua những lệnh về di dân. Theo tài liệu của chính phủ, số dân bất hợp pháp bị trục xuất thời Tổng Thống Obama còn nhiều hơn tổng số bị trục xuất bởi các vị Tổng Thống khác cộng lại! Đó là chưa kể đến số người tự động bỏ về nước hoặc bị các cơ quan cưỡng chế bảo vệ biên giới U.S. Customs and Border Protection đuổi về ngay lúc họ vượt biên vào Mỹ. Obama chỉ ký sắc lệnh DACA vào mùa tranh cử để thu hút phiếu của dân Latino, chứ ông ta có thương gì các em Latino?

Tổng Thống Bill Clinton?

Trong bản Thông Điệp hàng năm đọc trước Quốc Hội lưỡng viện ngày 23 tháng 1, năm 1996, Tổng Thống Clinton đã nói nguyên văn: “Có nhiều lãnh vực mà chính phủ liên bang không thể bỏ qua mà phải trình bày một cách mạnh mẽ. Một trong những lãnh vực đó là vấn đề di dân bất hợp pháp. Sau nhiều năm bị bỏ quên, hành pháp hiện nay đã rất cứng rắn trong việc bảo vệ biên giới. Chúng ta đã tăng cường tuần phòng 50%. Chúng ta cũng gia tăng thanh tra việc thuê mướn di dân lậu. Và tối nay, tôi tuyên bố sẽ ký một sắc lệnh hành pháp từ chối các hợp đồng với những doanh nghiệp nào thuê mướn di dân bất hợp pháp. Hãy để tôi minh xác thật rõ ràng rằng Chúng ta là một quốc gia của những người di dân. Chúng ta hãnh diện điều này. Chúng ta vinh danh những di dân hợp pháp đến đây, làm việc cần mẫn để trở thành công dân. Nhưng chúng ta còn là một quốc gia thượng tôn pháp luật” (But there are some areas that the federal government should not leave and should address and address strongly. One of these areas is the problem of illegal immigration. After years of neglect, this administration has taken a strong stand to stiffen the protection of our borders. We are increasing border controls by 50 percent. We are increasing inspections to prevent the hiring of illegal immigrants. And tonight, I announce I will sign an executive order to deny federal contracts to businesses that hire illegal immigrants. Let me be very clear about this: We are still a nation of immigrants; we should be proud of it. We should honor every legal immigrant here, working hard to become a new citizen. But we are also a nation of laws.)

Còn các vị dân cử?

Báo chí mới phanh phui ra một cuộn video năm 1994 do đài CBS News thâu trong một chương trình “Face the Nation”. Bà Thượng Nghị Sĩ Diane Feinstein (D-CA), kẻ to mồm nhất trong việc chống Tổng Thống Trump về vụ di dân, từng chủ trương không khác gì Tổng Thống Trump. Bà nói: “Vấn đề di dân bất hợp pháp là một trong những vấn đề phải giải quyết. Phải kiểm soát biên giới. Chúng ta chưa làm đủ để cưỡng chế.” Bà còn than phiền việc mỗi ngày có 2000 người dân từ Mexico nhập lậu vào California, tăng cường cho con số 2 triệu người  bất hợp pháp đang có mặt ở đây. Bà cũng than phiền bọn người này dành giựt cạnh tranh về gia cư, về học đường với dân Mỹ. Bà cũng than phiền hàng ngàn dân bất hợp pháp hưởng thụ Medicaid…

Đây là nguyên văn của bà Feinstein: “Để bảo vệ cánh cửa trước cho di dân hợp pháp, thì phải đóng cánh cửa sau của di dân bất hợp pháp; là cánh cửa mà quý vị không thể kiểm soát được mà cũng chẳng thể giúp gì được.” (The way you protect the front door of legal immigration is to close the back door of illegal immigrants, which you can’t control and you can’t well provide for.)

Tiểu bang California đã chi hết hơn 3 tỷ đô la trả cho các dịch vụ y tế, học đường, trợ giúp pháp luật cho bọn di dân bất hợp pháp. Tiền của chương trình Medicaid đã bị dùng để trả cho  40% số trẻ em sinh ở California từ các bà mẹ di dân bất hợp pháp; cũng là một gánh nặng cho tiểu bang. Dĩ nhiên đè lên vai công dân Mỹ đóng thuế.

Theo Dan Stein của đài CBS, vấn đề di dân bất hợp pháp là vấn đề nóng hổi của phe Dân Chủ vào thời đó và họ luôn đứng về phía phải bảo vệ biên giới.

Cựu Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Harry Reid (trưởng khối đa số Thượng Viện trước đây), đương kim Thượng Nghị Sĩ Dân Chủ Kirsten Gillibrand (D-NY) cũng từng chống lại việc ân xá cho di dân bất hợp pháp.

Bây giờ thì nhnữg người này quay đến 180 độ khi lớn miệng tuyên bố bảo vệ cho di dân bất hợp pháp!

Tại sao?

Chỉ vì họ chống Tổng Thống Trump quyết liệt đến độ bất cứ việc gì của Tổng Thống Trump làm hay đề xướng. Họ bất cần biết đúng sai, hợp tình, hợp lý hay không; họ phải đứng ở vị trí đối lập, không thoả hiệp, không khoan nhượng. Dù rằng những việc ông Trump làm hiện nay cũng từng là chủ trương của họ!

Bây giờ thì bà Feinstein nói với CNN rằng kế hoạch của Tổng Thống Trump thúc đẩy thi hành luật di dân là tác hại cho nền nông nghiệp của California vì chỉ có dân Mễ lậu mới chịu làm các việc nhà nông mà người Mỹ thì không làm. Bà ta còn bỏ phiếu chống lại dự luật Kate’s Law trong đó trừng trị nặng những dân bất hợp pháp trở lại Mỹ sau khi bị trục xuất.

Và một điều quan trọng khác là từ hơn một năm nay, Đảng Dân Chủ không tìm ra một đề cương chính trị nào (agenda) để hoạt động; nên họ phải sử dụng lá bài chủng tộc và di dân.

Bây giờ thì các dân cử Dân Chủ cho rằng các biện pháp của Tổng Thống Trump là nhắm vào dân da màu, và bảo vệ sự Thượng tôn người da trắng; Cho rằng đó là sự kỳ thị chủng tộc!

Vụ FBI, Bộ Tư Pháp càng rối rắm. Andrew McCabe bị bãi chức Phụ Tá Giám Đốc FBI

Sau rất nhiều lời than phiền về tình trạng gọi là ‘conflict of interest’, ông Andrew McCabe đã bị bãi chức Phụ tá Giám đốc Cơ quan Điều tra Liên bang (FBI). Ông này đã nhận giấy nghỉ phép thôi việc thay vì chờ thêm vài tháng để về hưu. McCabe có liên hệ mất thiết với đảng Dân Chủ. Vợ ông ta đã nhận tài trợ 700 ngàn đô la của một nhóm thân hữu của gia đình Clinton khi ra tranh cử Nghị Sĩ Tiểu Bang Virgina năm 2015. Các vị dân cử đảng Cộng HoaHoà coi việc trên vi phạm nguyên tắc “mâu thuẫn về quyền lợi” khi ông McCabe đứng trong Ủy ban Điều tra vụ Clinton do ông cựu Giám Đốc FBI cầm đầu.

Cũng thời gian này, Giám Đốc FBI Christopher Wray loan báo tin ông James Rybicki cũng rời chức vụ Tham Mưu Trưởng của FBI.

Ông McCabe có tên trong danh sách liên quan đến vụ lạm dụng Đạo Luật FISA (Theo dõi tình báo và an ninh ngoại quốc) để nghe lén ban tham mưu tranh cử của Tổng Thống Trump, cũng như theo dõi ngay chính ông Trump. Trong vụ này còn có James Comey và Rod Rosenstein (Phụ tá Bộ Trưởng Tư Pháp)

Việc bãi chức ông McCabe xảy ra sau khi ông Wray đọc được các văn thư liên quan việc FBI điều tra và xử lý vụ bê bối email của bà Clinton. Ông McCabe từng biết rõ về những messages do hai nhân viên FBI gửi qua lại có nội dung nói xấu Tổng Thống Trump, trong đó có 1 message khẳng định việc phải làm cho ông Trump thất cử trong mùa tranh cử 2016. Đó là message của ông Peter Strzok và cô bồ Lisa Page ngày 15 tháng 8, 2016.

Tưởng California chơi sộp, ai ngờ cũng nghèo!

Nếu có ai hỏi tiểu bang nào nghèo nhất nước Mỹ, chắc mọi người sẽ không ngần ngại trả lời Louisiana, Alabama, Kansas… Có ai dám nghĩ rằng tiểu bang lớn, với những thành phố hào nhoáng, xa xỉ, với những tài danh điện ảnh mỗi phim kiếm hàng chục triệu đô la, với những đại công ty điện tử giàu hàng trăm tỷ… như Tiểu bang California lại bị xếp vào loại nghèo?

Ấy thế! Đó là sự thật. Hiện California là tiểu bang có mức nghèo khó cao nhất nước! Dù tiểu bang tả khuynh, liberal này dám bỏ ra hàng chục triệu thuê luật sư cho bọn di dân bất hợp pháp, dành hàng trăm triệu cho các thứ phúc lợi như y tế, giáo dục… cho cả triệu người bất hợp pháp.

Theo thống kê Supplemental Poverty Measure của Cơ Quan Kiểm Tra Dân Số (Census Bureau) thuộc chính phủ, thì có đến 20% dân cư tại California thuộc thành phần nghèo. Các tiêu chuẩn định mức nghèo là chi phí gia cư, thực phẩm, áo quần, điện nước, và việc lãnh sự trợ cấp (không bằng tiền) của chính phủ coi như một hình thức thu nhập.

Nếu nhìn về khía cạnh gia tăng công ăn việc làm và sự giàu có do các đại công ty; GDP của California trong 5 năm qua gia tăng nhiều hơn GDP của toàn nước Mỹ (12.5% so với 6.27%); thì phải đánh một dấu hỏi thật lớn. Vì sao?

Từ năm 1992 đến 2015, Tiểu bang California với dân số bằng 12% dân số Hoa Kỳ, đã chi ra 958 tỷ đô la cho các chương trình phúc lợi công cộng. Tại California, có những chương trình phúc lợi của tiểu bang, thành phố chồng chéo nhau, nên đã bị lạm dụng. Có những người có lợi tức gấp hai mức nghèo khó vẫn cứ phây phây ngửa tay nhận trợ cấp.

Việc này làm cho California trở thành thiên đàng của những người nhận phúc lợi xã hội. Cứ ba người nhận phúc lợi trong toàn quốc, thì có 1 là ở California. Đó cũng là lý do mà California thất bại trong việc xoá bỏ tình trạng nghèo, và tình trạng nghèo càng ngày càng trầm trọng hơn.

Vào khoảng cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, nhiều tiểu bang như Wisconsin, Michigan, và Virginia đã có những cải cách về an sinh xã hội đáng khích lệ trong đó có việc bắt buộc những người thụ hưởng phải nỗ lực tìm việc làm. Do đó, các tiểu bang này đã chuyển nhiều người nhận phúc lợi qua thành phần lao động.

California cũng có nhiều cố gắng chống sự nghèo khó.  Nhưng luật lệ không đòi hỏi những người thụ lãnh phải kiếm việc làm. Nhất là đám di dân. Có đến 55% gia đình di dân (hợp pháp) lãnh trợ cấp, so với 30% số gia đình dân sở tại.

Ngoài ra hệ thống thư lại ở California cũng cồng kềnh. Tiền thuế của dân phải trả cho 883 ngàn công chức chính thức làm việc toàn thời gian. Có rất nhiều công chức làm việc trong ngành an sinh xã hội, và họ lo sợ sẽ mất việc nếu con số người nhận phúc lợi bị giảm đi. Vì thế, hệ thống thư lại này là cản trở chính để giải quyết nạn lạm dụng phúc lợi.

Vấn đề nhà cửa đắt đỏ cũng là một yếu tố khác. Năm 2015, dân California phải chi ra 30% tiền lương cho vấn đề gia cư. Sự thiếu hụt nhà cửa càng làm cho chi phí này tăng thêm.

Giá cả về năng lượng (điện, nước, gas) cao gần gấp đôi giá trung bình của cả nước. Gần 1 triệu cư dân California phải trả cho năng lượng hơn 10% tiền thu nhập. Có nơi lên tới 17%.

Dù Quốc Hội California đã thông qua biện pháp tăng mức lương tối thiểu từ $10 lên $15; thì sự tăng lương này không giúp gì cho khoảng 60% số người nghèo khó và không có việc làm. Mà có khi còn làm cho những người đang có việc phải mất việc, vì chủ nhân sẽ tìm phương cách khác thay thế nhân công.

Hiện nay, tại nhiều thành phố ở California, đã thất xuất hiện những khu trú ẩn kiểu ổ chuột.

Tại nhiều khu vực của thành phố Los Angeles, ước lượng có 58 ngàn người vô gia cư sống chen chúc dọc theo các con đường, dưới các tàng cây cọ, dưới các overpass bắc qua các xa lộ, dọc theo bờ sông hay các sườn đồi. Họ là những người nghèo, nghiện ngập ma túy, những người bệnh tâm thần. Tài sản của họ là cái ba lô và một ít đồ cũ kỷ chứa trong những chiếc xe đẩy mua hàng lấy cắp từ các siêu thị.

Đi qua các khu đó, mùi xú uế của chất thải từ con người xông ra nồng nặc.

Khởi đi từ Central Avenue về hướng tây, có khoảng 15 cái lều của người vô gia cư trên đuờng số 5. Tại một khu khác, có 31 lều chỉ trong một bloc phố. Trên đường số 6, giữa hai đường San Julian và Wall Street có hàng dãy lều kéo ra tận lề đường cản trở hoàn toàn lối dành cho người đi bộ. Nơi đây gần một đồn cảnh sát. Nhưng bọn bán lẻ ma tuý vẫn hoạt động và lác đác vẫn thấy những cô gái điếm lượn lờ đón khách!

Hàng triệu đô la tiền thuế của dân và hàng chục bài diễn văn hùng hồn, hứa hẹn của các chính khách đã không cải thiện được tình hình.

Không chỉ ở Los Angles mà nay bị coi là thủ dô của người vô gia cư ở Mỹ, mà còn ở San Francisco, Sacramento, Westwood, Santa Barbara… tình hình cũng tồi tệ không kém.

Tin khoa học đáng mừng

Các khoa học gia loan tin rằng lỗ hổng của tầng Ozone phía trên bầu trời ở Nam Cực đang từ từ được hàn gắn và có hy vọng sẽ biến mất vào năm 2060. Tầng ozone trên khí quyển rất hữu ích cho loài người. Nó che chở sinh vật khỏi bị tác hại của tia cực tím trong ánh sang mặt trời. Tia cực tím gây bệnh ung thư da.

Từ năm 1985, các khoa học gia cho biết lớp ozone bị hủy hoại dần.

Khí thải Carbon Dioxide từ các nhà máy là thủ phạm chính trong việc phá hủy tần ozone. Ngoài ra còn có những hoá chất Chlorofluorocarbon (CFC). Chất CFC được dùng chế tạo những vật liệu để đóng gói, bảo vệ các thứ hàng bên trong. Đó là các foams, refrigerants (còn gọi là Freon, dùng cho tủ lạnh, máy lạnh), propellants (hoá chất để chế tạo năng lượng hay khí ép…), blowing agents (dùng chế tạo foams, bao bì nhựa polymers, plastic…)

Khi bay lên khí quyển, các nguyên tử Chlorine từ hoá chất CFC nhả ra sẽ làm hủy hoại những phân tử ozone. Hiện tượng này được quan sát qua các trạm vệ tinh nhân tạo.

Nhưng sau khi người ta biết điều này, nhiều biện pháp đã được thi hành để ngăn chặn sự phá hoại lớp ozone. Năm 1987, hầu hết các quốc gia trên thế giới đã ký Thoả Ước Montreal (Protocol) để dần dần hạn chế và đi đến việc ngưng hẳn việc sử dụng chất CFC. Người tiêu dùng cũng tự nguyện giảm bớt mua dùng các chai xịt hay vật liệu đóng gói.

Kể từ năm 2005, hiện tượng phân hủy tầng ozone đã giảm sút và có thể lớp ozone sẽ tái tạo và bít kín lỗ hổng trên khí quyển..

Ma tuý nhập từ Trung Cộng

Ngày 24 tháng 1 vừa qua, Quốc Hội Hoa Kỳ công bố một bản phúc trình để cảnh báo việc Trung Cộng tuồn những gói hàng chứa các chất ma túy cực độc vào Mỹ qua đường bưu điện.

Đây là kết quả sau hơn một năm làm việc của Ủy ban Điều tra Nội an của Thượng Viện Hoa Kỳ. Cuộc điều tra được giám sát bởi Thượng nghị sĩ Rob Portman (CH) của tiểu bang Ohio, Chủ tịch Tiểu ban, và Thượng nghị sĩ Tom Carper (Dân Chủ) của tiểu bang Delaware.

Bản phúc trình cho biết loại ma túy này là fentanyl opioid sản xuất từ Trung Cộng được rao bán rộng rãi qua internet và được gửi vào nội địa Mỹ bằng bưu điện, ngụy trang tên người nhận bằng tên phòng thí nghiệm nào đó.

Sở dĩ Trung Cộng dùng đường bưu điện vì hiện nay bưu điện thiếu hẳn các phương tiện điện tử tối tân để dò xét các thùng hàng mà số lượng thì luôn tràn ngập. Bưu diện Mỹ chỉ có khả năng khám xét 36% lượng hàng hoá nhập nội. Theo báo cáo, năm ngoái, có khoảng 320 triệu gói hàng không qua sự kiểm soát.

Dĩ nhiên, ngoài đuờng bưu điện, Trung Cộng còn gửi qua đường biển, đuờng hàng không hàng tạ, nếu không nói là hàng tấn, chất ma túy để đầu độc thanh niên Mỹ.

Trung Cộng thì luôn luôn chối việc này. Bà Hoa Xuân Ánh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng luôn khoe rằng họ hợp tác để ngăn ngừa việc sản xuất và bán ma túy ra nước ngoài.

Nhưng nhân viên Hoa Kỳ sau khi điều tra, cho hay có ít lắm là 500 cơ sở bên Trung Cộng có bán các ma túy trên web với doanh thu lên tới 766 triệu đô la.

Thống kê cho thấy năm 2016 có đến 64 ngàn người Mỹ bị tử vong vì dùng các chất ma túy, trong đó 75% là do chất Opioid. 

Biểu tình phản đối văn hoá vận của Việt Cộng

Xứ sở của rừng phong Canada mấy năm sau này đã đón nhận nhiều di dân từ Việt Nam qua định cư. Trong đó, con số người có liên hệ với ngụy quyền Cộng Sản không ít. Tết năm nay, nhà cầm quyền Việt Nam Cộng Sản đã đưa qua thành phố Toronto một đoàn văn công hùng hậu, gồm có nhiều cái gọi là “nghệ sĩ ưu tú” để trình diễn tại hí viện Toronto Center for the Arts ở đuờng Yongi Street vào ngày thứ bảy, 27 tháng 1 vừa qua.

Theo lời của Nguyễn Đức Hòa, Đại sứ Việt Cộng tại Canada, thì “Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn vì không chỉ góp phần tăng cường giao lưu văn hoá, văn nghệ trong cộng đồng bà con kiều bào ở Canada, mà còn nâng cao quan hệ hợp tác, giao lưu nhân dân, giao lưu văn hoá giữa hai nước” (sic!)

Trước đó vài ngày, đoàn văn công này đã trình diễn tại Ottawa và quảng cáo cho vào cửa miễn phí.

Đồng bào Việt tị nạn khắp nơi đã phát ra các bản Tuyên Cáo trong đó có nhiều hội đoàn cùng ký tên và đến tận địa điểm tổ chức ca hát để biểu tình phản đối. Họ đã vạch trần cho đồng hương cũng như người bản xứ Canada thấy tội ác Cộng sản và kế hoạch tuyên truyền văn hóa vận.

Dù thời tiết khá lạnh, trưa thứ bảy 27 tháng 1, gần 300 đồng bào đã đến tận Toronto Centre for the Arts để biểu tình. Các đài Truyển hình Việt Nam, và Canada – City TV cũng đã tới để quay phim, phỏng vấn BS Lê Thuần Kiên, chủ tịch Liên Hội Người Việt Canada – đại diện ban tổ chức.

Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đấu tranh về giáo dục.

Tin từ California cho hay Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn đã đệ trình lên Quốc Hội Tiểu Bang California một dự luật mang số SB 895 yêu cầu phải đưa vào học trình về vấn đề chiến tranh Việt Nam thật trung thực và cả vấn đề người Việt tị nạn.

Bà Nguyễn cho hay “Những câu chuyện về sự sống còn và tìm được tự do của người tỵ nạn Mỹ gốc Việt phải được giảng dạy tại Tiểu Bang California. Người Mỹ gốc Việt hiểu rõ hơn ai hết những diễn tiến về  Cuộc chiến Việt Nam, những kinh nghiệm của họ trong thời chiến, và thời kỳ hỗn loạn sau khi Sài Gòn sụp đổ, những chi tiết lịch sử này có thể giúp tất cả học sinh California có một cái nhìn rõ hơn về các sự kiện lịch sử đã làm thay đổi thế giới một phần nào. Qua Dự Luật SB 895, Tôi hy vọng các học sinh có thể có đầy đủ tài liệu để không chỉ hiểu thấu các kinh nghiệm của người tị nạn Mỹ gốc Việt mà còn khuyến khích họ nghiên cứu sâu hơn đề tài này.”

Chương trình về người Việt tị nạn từ mẫu giáo đến hết trung học cũng sẽ có thêm các môn văn học Việt Nam. Dự luật này đòi hỏi phát triển một chương trình giảng dạy được hoàn tất vào cuối năm 2020, và Bộ Giáo Dục Tiểu Bang sẽ xét chấp thuận vào cuối tháng 3, 2021.

Trong những bước kế tiếp sau khi trình Dự Luật, Thượng Nghị Sĩ kêu gọi đồng hương khắp nơi lên tiếng để ủng hộ, chứng minh sức mạnh đoàn kết của người Việt tị nạn. Bà cũng mong mỏi đồng hương sống gần thủ phủ Sacramento tham dự cuộc điều trần của bà trước Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện California.

Hiện có khoảng hơn 500 ngàn cư dân Mỹ gốc Việt tại California. Chúng ta cũng cần lưu ý đề phòng sự phá hoại của một số cư dân Việt gốc Cộng Sản Việt Nam mới nhập cư trong những năm gần đây.