Thời Sự Hàng Tuần March-31-2018. Chuyện nước Úc, Di Dân, Thành phố Sanctuary…

Đỗ Văn Phúc thực hiện

Sinh hoạt Úc Châu.

Khi có ý định viết về đề tài “Úc du”, nhiều bạn đã can ngay. Vì chúng tôi chỉ đi có 2 trong 6 Tiểu Bang ở Úc, nên không thể có đủ tìm hiểu để nói về toàn thể nước Úc. Vì thế, chỉ dám xem đây là vài nhận xét nhỏ – còn rất phiếm diện – về nước Úc.

Nước Úc là một đại lục nằm ở cực Nam trái đất giáp Thái Bình Dương ở phía Bắc và Nam Băng Dương ở phía Nam. Úc có hòn đảo lớn và vài đảo nhỏ, diện tích gần 3 triệu dặm vuông, lớn hàng thứ 6 trên thế giới. Nhưng dân số chỉ có chưa tới 25 triệu người, đứng hàng 51 trên thế giới.

Tên chính thức của Úc là Thịnh Vượng Chung Úc, (Commonwealth of Australia). Khoảng 60 ngàn năm trước khi người Anh đặt chân đến Úc vào cuối thế kỷ 18, hòn đảo này là nơi sinh sống của khoảng 250 nhóm thổ dân. Đế Quốc Anh đã dùng lục địa này để trước tiên là để giam giữ tù nhân lưu đày vào 26 tháng 1, 1788. Sau đó, di dân lần lần kéo đến và vào ngày 1 tháng 1 năm 1901, nước Thịnh Vượng Úc thành hình với 6 vùng dân cư.   Tuy là một quốc gia độc lập, Úc vẫn xem nước Anh là mẫu quốc, coi Vua và Nữ Hoàng Anh là Quốc Trưởng. Ở góc trái bên trên quốc kỳ Úc là quốc kỷ nước Anh. Quốc huy đặc biệt có hình con kangaroo và con chim emu đứng hai bên tấm khiên có các huy hiệu 6 tiểu bang.

Cơ cấu chính quyền gồm một Tổng Toàn Quyền, hiện nay là Sir Peter Cosgrove, Thủ tướng là Malcolm Turbull. Quốc hội có hai viện Thuợng và Hạ Viện. Thủ đô Úc là Canberra nằm trong Tiểu Bang New South Wales. Mỗi Ttiểu bang có một Toàn Quyền và Thủ Hiến riêng. Ông Lê Văn Hiếu, một di dân đến Úc cuối thập niên 1970, là người Á Châu đầu tiên được bổ nhiệm làm Toàn Quyền Tiểu Bang Nam Úc có 1.26 triệu dân, thủ đô là Adelaide.

Kinh tế Úc phát triển, tính về GDP, đứng hàng 13 trên thế giới (1.39 ngàn tỷ năm 2017), bình quân đầu người là 56 ngàn đô la mỗi năm, đứng hàng thứ 10.

Vì là một hòn đảo mà phần bên trong là sa mạc khô cằn, dân Úc chỉ sinh sống trên các vùng đất ven biển như các thành phố lớn Darwin ở Tiểu Bang Bắc Úc, Adelaide (Nam Úc), Perth (Tây Úc), Brisbane (Queenland), Sydney, Caberra (New South Wales) và Melbourne (Victoria). Dân số Úc 25 triệu, trong đó có hơn ¼ là di dân. Úc đứng hàng thứ 9 về di dân.

Sydney

Sydney là thành phố lớn nhất của Úc, nơi có toà hí viện Opera House và chiếc cầu Harbour Bridge nổi tiếng. Chúng tôi đã đi dạo phố Sydney và thấy đa số là người Á Châu lượn lờ tấp nập trên các con đuờng phố chính. Khu vực quanh toà nhà Opera House ngày trước thông thoáng, nay bị bao quanh bởi nhiều cao ốc do người Trung Hoa mua đất dựng lên để làm nhà hàng ăn uống.  Những kiến trúc này làm hỏng hết cảnh quang của khu vực. Người Hoa hầu như chiếm các dịch vụ du lịch, từ văn phòng du lịch, tiệm ăn đến các xe bus đưa khách đi chơi. Những người Hoa giàu có từ Hoa Lục bỏ nhiều tiền để tranh giành mua bất động sản ở các thành phố lớn bên Úc, đẩy giá nhà lên cao đến chóng mặt. Một căn nhà nhỏ chừng 1200 square feet, cũ kỹ, chỉ có ít đất trước và sau, có thể lên tới hơn 1 triệu đô la Úc. Ở Úc, nghe nhà bạc triệu là chuyện thường. Trong hơn 5 triệu dân ở Sydney, số lượng người sinh đẻ ở Hoa Lục là 225 ngàn, cao nhất trong tất cả những người sinh đẻ ở nước ngoài đang sống tại Úc (cao hơn cả người Anh).

Mấy ngày ở Sydney, chúng tôi theo dõi báo chí biết rằng nhiều nhân vật lãnh đạo Úc, trong đó có cả cựu Thủ Tướng đang bị điều tra về tội tham nhũng, nhận hối lộ của người Hoa để cho họ thao túng từ kinh tế, đến chính trị. Dân chúng Úc cho hay hiện tưọng tham nhũng gia tăng gấp đôi trong vòng 3 năm vừa qua. Luật sư Mark Robinson nói rằng nạn tham nhũng xảy ra ở mọi cấp của chính quyền. Trong năm 2017, những vụ tham nhũng hối lộ bị phát hiện ngay trong Quốc Hội Úc, dính líu đến cả chục vị.

Chính cựu Ngoại Trưởng Mỹ Tillerson tháng trước đây cũng cảnh giác các quốc gia Trung và Nam Mỹ về hiểm họa Trung Cộng. Ông kêu gọi các nước Tây Bán Cầu hãy rất cẩn thận với việc đầu tư của Trung Cộng mà ông xem là chính sách thực dân mới. Ông nói rằng Trung Cộng luôn lợi dụng sơ hở để xâm nhập vào châu Mỹ. Bề ngoài chính sách của họ có vẻ tốt trong đoản kỳ, nhưng chắc chắn sẽ mang lại những hệ lụy xấu trong trường kỳ. Trung Cộng khi đầu tư, thường đòi phải được đưa nhân công từ Hoa Lục qua làm việc. Việc này gây ra nạn thất nghiệp cho nhân công bản xứ. Trung Cộng hiện đang có những giao thương quan trọng với các nước Argentina, Brazil, Chile, và Peru.

Có lẽ đây là hiện tượng chung đang xảy ra khắp các nước, không chỉ nước Mỹ mà Tổng Thống Trump đã cảnh báo về sự xâm nhập này. Việc người Hoa mua nhà cửa ở Úc đã đẩy dân Úc ra khỏi các thành phố, dời về các trang trại xa. Trong 451 ngàn cơ sở kinh doanh ở Sydney trong đó có 500 công ty lớn, có đến 2/3 là của công ty đa quốc gia.

Ngoài số người Hoa, Úc cũng gặp phải nạn bọn Hồi nhập cư quậy phá. Mới đây nhiều phụ nữ Úc khoả thân xuống đuờng để trêu gan bọn Hồi này.

Vật gíá ở Úc cỏ vẻ đắt đỏ hơn ở Mỹ. Nhưng bù lại, lương cao hơn. Lương tối thiểu là 20 AUD. Các nhân viên phục vụ tại nhà hàng lãnh lương, vì thế không nhận tiền tip.

Thuốc lá rất đắt. Gói thuốc trung bình từ 20 đền 40 AUD. Khi nhận cảnh vào Úc, chỉ được mang theo 40 điếu. Trên số đó là bị đánh thuế nặng.

Người Việt ở Úc

Tại Sydney có hơn 81 ngàn người Việt định cư. Họ sống rải rác tại nhiều thành phố phụ cận như Riverwood, Bankstown, Liverpool. Ở Bankstown có những khu riêng của di dân các nước, trong đó có khu của người Việt, khá rộng. Khu Đại Hàn ở Strathfield sạch sẽ, ngăn nắp như các khu sang trọng của Mỹ. Khu chợ VN luộm thuộm, nhiều rác và những lời rao hàng ồn ào.

Chợ và phố san sát nhau như các sinh hoạt của Sài Gòn xưa. Đi trên các con phố chính, toàn là người Việt cũ của miền Nam. Thỉnh thoảng nghe tiếng chát chuá giọng Bắc Kỳ Cộng Sản. Thức ăn ở đây dường như ngon hơn ở California, vì bánh phở và sợi bún đều từ lò mới đem ra chứ không dùng bún, phở khô luộc lại. Thịt bò mềm và thơm. Tuy nằm sát biển, nhưng tôm hùm giá đắt gấp ba lần giá ở Mỹ.

Trụ sở của Cộng Đồng Người Việt tại Sydney đồ sộ vô cùng. Những ngôi chùa cũng mọc lên nhản nhãn bề thế không kém. Chúng tôi đến vào thời điểm Nguyễn Xuân Phúc và Hun Sen sắp qua dự cuộc họp các nước Á Châu Thái Bình Dương. Các Cộng Đồng người Việt, Kampuchea đã tổ chức biểu tình phản đối rầm rộ. Cũng tại cuộc họp này, Thủ tướng Việt Cộng Nguyễn Xuân Phúc bị chụp hình đang ngủ gật. Ông Phúc này gây ra nhiều chuyện buồn cười từ mấy năm qua. Từ chuyện Ma-de in Việt Nam, đền Cờ Lờ Mờ, đến chuyện chỉ có mình ông ta đưa hai tay lên trời trong khi các vị nguyên thủ các nước khác đưa tay nắm tay nhau. Chúng ta còn nhớ vụ Nguyễn Minh Triết tuyên bố vớ vẩn ở Cuba, rồi Nguyễn Tấn Dũng đọc tên Thủ Tướng Pháp Giăng Mắc e-rô, và hai lần đậyp tay vào ông này để phàn nàn “không nghe đuợc” và sau đó than phiền ánh nắng chiếu từ cửa sổ phía sau lưng. Cả hai lần đều nói tiếng Việt với ông Thủ Tướng Pháp. Cả một nước 90 triệu dân mà bị cai trị bởi những kẻ thất học, vô tư cách như thế này thì đáng buồn! 

Melbourne

Melbourne nằm ở Tiểu Bang Victoria, phía đông nam nước Úc, các Sydney chừng hơn 10 giờ xe. Thắng cảnh gồm có: Khu mỏ vàng cũ ở Sovereign Hill, Lâu đài Kryal Castle, Museum, chợ Hoa, Crown Casino, Royal Arcade Shopping Center, Springvale Plaza, Mount Dandenong, Healesville Santuary.   Người Việt ở Melbourne sống nhiều nhất là khu Springvale nơi có khu chợ tấp nập như chợ Bến Thành, với nét văn hoá rất Việt. Các cửa hàng riêng biệt chứ không tổ chức như các siêu thị ở Mỹ. Cửa hàng rau, trái cây, thịt, cá… riêng biệt nhau. Những người địa phương cho hay sòng bạc Crown tráng lệ ở trung tâm thành phố đã là nguyên nhân của nhiều người Việt Nam phá sản, tan nát gia đình. Họ kể có người thậm chí chuyển tiền lương vào trương mục của Casino để đánh bạc sau giờ làm việc cho đến hết tiền mơi về.

Tuy biết có chi nhánh của Đài Phát Thanh Việt Nam ở Brisbane, chúng tôi cũng không có thì giờ đi thăm ở thành phố của Tiểu Bang Queenland này được. Tiếc vô cùng!

Những chuyện lạ ở Úc

Thời tiết ở Úc hoàn toàn đối nghịch với thời tiết ở Mỹ. Lúc này chúng ta đang vào xuân, thì ở Úc đã vào mùa thu. Mùa xuân ở Úc bắt đầu từ tháng 9, là lúc chúng ta ở cuối hạ. Dân Úc khoe rằng mỗi ngày ở đó có đủ 4 mùa: mưa nằng, nóng, lạnh…

Lái xe phía bên trái đường. Tốc độ trên highway thường 80, 100, 110 km/hr.

Đường hẹp, ít lanes, nhà sát đuờng lộ chính; xe đậu chật hai bên đường. Thứ gì cũng nhỏ hơn ở Mỹ (xe, nhà, đồ gia dụng…). Đến cái muỗng cà phê cũng nhỏ bằng nửa muỗng chúng ta dùng ở Mỹ! Xe thì đa số là mini SUV, truck loại nhỏ; ít thấy loại pick up đồ sộ cở Ford 150 hay Chevy Silverado, Suburban. Xe Holden của Úc sản xuất bị coi là kém về phẩm chất so với xe Mỹ, Nhật. Nhưng đặc biệt chỉ có loại xe tải là lớn. Xe ở Mỹ thường có 18 bánh; xe tải ở Úc có rất nhiều chiếc tới 32 bánh, 40 bánh.

Trên đường, trong thành phố rất ít thấy cảnh sát.

Đơn vị đo luờng bằng Metric.

Giọng Úc nói hơi trại. Chữ Day nói là “đai”, Information thành “in-for-mai-shân”, Một du khách Úc đến Mỹ say ruợu lái xe ẩu suýt gây tai nạn, bị cảnh sát hú còi chặn lại. Sau khi biết là du khác từ Úc, viên cảnh sát cười hỏi “Do you come here to die?”. Anh chàng Úc lắc đầu lia lịa: “Not today, I came here yesterday!”

Bảng hiệu giao thong cũng có khác: Give way (yield), Over taking (passing)…

Ổ cắm điện cũng khác. Úc xài điện 220 volt và ổ cắm có hai chấu trên hướng vào nhau thay vì song song như ổ cắm ở Mỹ. Vì thế, phải mua thêm cái adapter để dùng cắm dây điện đem từ Mỹ qua. Ở Úc, người ta không thấy dùng máy sấy mà đem phơi áo quần giặt xong trên những sợi dây giăng trên những giàn ở sân sau nhà.

Thuốc lá rất đắt. Giá từ 25 đến 40 mỗi gói thuốc tuỳ hiệu. Du khách vào Úc chỉ được mang theo 40 điếu thuốc. Ngoài ra Úc cấm mang vào nước rất nhiều thứ, nhất là thực phẩm, hoa trái vì sợ mang mầm bệnh vào làm hư nông phẩm của Úc..

Người Úc hiền lành, nhưng ít tỏ ra thân thiện bên ngoài. Không thấy chào hỏi ân cần khi chạm mặt nhau như ở Mỹ. Người thì rất Nhật lễ độ và nhỏ nhẹ.

Du học sinh Việt Nam trồng hoặc quản lý khu trồng cần sa. Vì thế, Úc cũng đang có đề nghị xét lại việc giới hạn du học sinh. Chính phủ Úc đang có biện pháp giảm bớt việc cho phép du học sinh.

Cựu quân nhân VNCH ở Úc được chính phủ ưu ái cho hưởng mọi quyền lợi như cựu quân nhân Úc.  Tiền trợ cấp tuy không hơn tiền phúc lợi bao nhiêu, nhưng có nhiều ưu tiên khác.

Chuyện trong tuần

Cầu thủ Cricket của Úc gian lận tại Nam Phi. Cameron Bancroft dùng giấy nhám chà lên trái banh bị thu hình quả tang. Ba đấu thủ bị đuổi về Úc trong đó có đội trưởng Steve Smith và đội phó David Warner. Những người này chắc chắn sẽ bị trừng phạt năng vì làm mất quốc thể của Úc tại hải ngoại. Vụ này tương tự vụ Tom Brady đội football nổi tiếng Patriot xì bớt hơi quả banh bầu dục trước khi cuộc đấu bắt đầu.

Ở Úc, chúng tôi có theo dõi các vụ bom nổ ở thành phố nhà Austin. Một vụ ở gần San Antonio. Trong năm vụ nổ ở Austin, có 3 vụ ở gia cư làm chết 2, bị thương 4 người (trắng, đen, hispanic)  Một ở Fedex, một ở trên con đường chạy bộ. Tên đặt bom Mark Conditt, chết khi bom trong xe nổ sau cuộc ruợt đuổi của cảnh sát.

Chuyện gián điệp Nga

Do việc Nga cho gián điệp qua Anh dùng chất độc giết chết một cựu gián điệp Nga đào thoát và trốn ở Anh, 27 nuớc trong đó có Anh, Úc, Mỹ,trục xuất ít nhất 152  nhân viên ngoại giao Nga và tuyên bố sẽ còn nhiều biện pháp khác. Mỹ trục xuất 60 và đóng cửa toà lãnh sự Nga tại Seattle. Canada trục xuất 7, Ukraine 13, Pháp 4, Đức 4, NATO 7, Ba Lan 4… Nga dọa sẽ trả đũa. Mở đầu Nga đuổi 60 nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ.

Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cảnh giác rằng sẽ có cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Nga.

Bộ Quốc Phòng Mỹ đang yêu cầu một ngân sách 700 tỷ đô cho năm 2019 là để sắm thêm trang bị hòng đối đầu với cả Nga lẫn Trung Cộng. Ông David Norquist, Phụ Tá Bộ Trưởng Quốc phòng cho hay Hoa Kỳ phải đầu với các cường quốc hiếu chiến chứ không phải chỉ có khủng bố. Đó là thách thức lớn nhất của nền an ninh, thịnh vượng của Hoa Kỳ.

Hôm thứ Năm, Tổng Thống Trump tỏ dấu hiệu sẽ sớm rút quân khỏi Syria. Xin nhắc là Nga cũng từng tuyên bố cuộc chiến ở Syria đã gần kết thúc. Nga cũng rút quân ra khỏi Syria, nhưng còn để lại nhiều chuyên viên giúp cho chính phủ của Tổng Thống Assad. Nga cũng là thủ phạm bắn phá bừa bãi vào khu dân cư nơi kháng chiến quân chống chính phủ chiếm cứ. Mới đây, có tin cho hay hàng trăm xe bus đã ngày đêm chuyển dân cư và kháng chiến quân ra khỏi thánh phố Ghouta để đến Idlib. Số này gồm 7500 kháng chiến quân và 30 ngàn thường dân là gia đình họ Liên Hiệp Quốc hiện đang lo nơi tạm cư cho khoảng 75 ngàn thường dân tị nạn. Hoa Kỳ chỉ tham chiến sau khi nội chiến tại Syria đã kéo dài 7 năm. Đó là lúc đội quân khủng bố ISIS nổi dậy ồ ạt chiếm một phần lớn lãnh thổ Syria và Iraq.

Chuyện di dân

Hoa Kỳ hoãn vô thời hạn việc cấp visa thành phần di dân ER5 (bỏ tiền đầu tư ở Mỹ). Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng thông báo rằng di dân hay bất cứ ai muốn xin visa vào Mỹ sẽ phải cho biết đủ tin tức về hoạt động trên các trang truyền thông xã hội (social media) trong 5 năm tính đến ngày nộp đơn xin cấp visa. Ngoài ra còn phải cung cấp tất cả các số điện thoại, địa chỉ email cũng trong 5 năm đó. Theo điều kiện này, sẽ có 15 triệu người xin visa bị ảnh hưởng.

Vụ tên Kenny Nguyen ở Huntington, Pennsylvania post trên facebook cờ VC, vũ khí và lời đe doạ đang được FBI điều tra. Cũng tương tự, có học sinh từ Taiwan là An Tso Sun vừa bị FBI bắt giữ vì tăng trữ trong phòng những vũ khí, áo chống đạn, cung tên có ống nhắm. Tên này lên tiếng đe doạ sẽ bắn vào học sinh trung học ở Pennsylvania. An Tso Sun nhắn với bạn cùng trường Bonner Prendergast Catholic High School không nên đến trường vào ngày 1 tháng 5, vì An dự định sẽ bắn các học sinh vào ngày này. An đã bị bắt vào hôm thứ Ba. Tên này đến Mỹ với visa du học hiệu lực từ tháng 7, 2017 đến tháng 7, 2022. Tại Los Angeles, cảnh sát cũng phát giác một âm mưu bắn súng ở trường Trung học El Camino. Tại Maryland, một học sinh tên Alwin Chen (Tàu) 18 tuổi đã bị cảnh sát tống giam vì mang súng lục vào trường Trung Học Clarksburg. Súng có nạp đạn sẵn. Cảnh sát khám phá thêm nhiều súng tại nhà tên này

45 năm ngày Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam.

Đúng 45 năm trước đây, ngày 28 tháng 3, 1973, người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam sau hơn một thập niên tham chiến của khoảng nửa triệu binh sĩ Mỹ. Việc rút hết quân đội Hoa Kỳ là một phần trong Hiệp Định Paris về Việt Nam, điều quy định quân đội ngoại nhập phải rút khỏi miền Nam. Nhưng quân Cộng Sản Bắc Việt ngoan cố vi phạm hiệp định để sau đó tiếp tục tấn công ồ át vào các tỉnh miền nam. Không những thế, chúng còn đưa thêm hàng sư đoàn cùng xe tăng, pháo binh vượt sông Bến Hải để mở đầu chiến dịch tổng tấn công xâm chiếm trọn miền Nam vào ngày 30 tháng 4, 1975.

Nhiều Quận Hạt ở California chống đối tình trạng bao che di dân bất hợp pháp của Tiểu Bang

Sau khi có nhiều thành phố tuyên bố tình trạng bao che cho di dân bất hợp pháp, California đã trở thành tiểu bang bao che đầu tiên ở Mỹ. Tháng trước, bà Thị Trưởng San Diego là Libby Schaaf còn báo động cho bọn di dân bất hợp pháp trốn tránh khi Cảnh Sát Liên Bang ICE mở chiến dịch lùng bắt.

Nhưng có lẽ các đơn vị cấp quận hạt đã nhìn ra sự sai trái khi một cơ cấu cầm quyền lại bảo bọc cho bọn di dân lậu, vì nhập cư lậu tự nó đã vi phạm pháp luật. Đàng này, một số người dân lậu này còn có hành vi phạm pháp khác như trộm cắp, giết người, hiếp dâm. Một nhà nuớc thượng tôn pháp luật thì không thể bao dùng cho bọn xấu được, vì đó là vì an ninh trật tự xã hội của mọi công dân.

Cũng trong tuần qua, nhiều người phe Dân Chủ phản đối việc chính phủ khi làm kiểm tra dân số đã yêu cầu dân chúng phải kê khai tình trạng quốc tịch. Việc khai quốc tịch không phải mới có, và không chỉ ở Hoa Kỳ, mà đã đuợc tất cả các nước áp dụng khi điều tra dân số, và ngay cả trên những hồ sơ cá nhân. Tên họ, ngày sanh tháng đẻ, quốc tịch, giới tính, tôn giáo, sắc dân… là những chi tiết chúng ta thưnờg thấy khi phải điền những loại đơn từ nộp cho chính phủ hay ngay cả cho cơ sở tư nhân khi xin làm việc.

Hình như những người dân chủ cứ rình rập để phản đối bất cứ những việc làm nào của hành pháp Trump mà không cần suy luận việc đó có hợp lý hay không, và ngay cả việc mà các hành pháp Dân Chủ trước đây cũng từng thi hành.