Thời Sự Hàng Tuần 23/6/2018 Khủng hoảng di dân bất hợp pháp

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Khủng hoảng di dân bất hợp pháp 

Trong suốt hai tuần nay, có lẽ vấn đề tị nạn, di dân bất hợp pháp đã trở thành câu chuyện hàng ngày trên các đài truyền hình, trong sinh hoạt chính trường từ Quốc Hội cho đến toà Bạch Cung. Nó đã là một khủng hoảng nghiêm trọng không chỉ tại Hoa Kỳ mà còn ở các nước Âu Châu, Con số người xin quy chế asylum ở Mỹ đã vượt cao hơn con số này ở nước Đức, nơi chứa chấp 1.4 triệu người tị nạn từ các nước Ả Rập Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi từ năm 2015. Trong khi số di dân đến 35 quốc gia giàu nhất thế giới giảm sút nhiều, thì tại Mỹ, con số này tăng lên 26%.

Như đã nói qua trong các chương trình trước đây, hiện nay vấn đề đang là mối bàn cãi của các phe Cộng Hoà, Dân Chủ Mỹ, là trường hợp những đứa trẻ con bị tách ra khỏi cha/ mẹ chúng khi vượt qua biên giới Mỹ bất hợp pháp và người thành niên thì bị câu lưu để tiến hành những thủ tục theo luật pháp. Có đến hơn ba ngàn đứa trẻ đang được quản lý bởi Bộ Y Tế và Nhân Lực. Tổng Thống Trump đã ra lệnh dựng nhiều lều trại làm nơi tạm trú của nhóm trẻ này. Chúng tôi đã xem qua những hình ảnh qua phóng sự của truyền hình cho thấy bọn trẻ ngủ trên những chiếc giường có nệm dày, có khăn trải giường trắng tinh. Chúng được cấp áo quần, giày vớ mới. Trong phòng có cà những chiếc máy truyền hình loại lớn mà có lẽ nhiều gia đình bình dân Mỹ không thể mua nổi. Chúng có cà những máy chơi video game, bàn bi da, các loại thể thao như bóng rỗ, bóng chuyền. Phòng ăn thì như ở những tiệm bán “all you can it” với hàng dãy thức ăn ê hề. Dĩ nhiên thì về nhiều phương diện, không thể so với trẻ em trong các gia đình bình thường. Theo một nguồn tin cho hay, chi phí mà chính phủ chi ra cho mỗi đứa trẻ lên tới gần 3000 đô la mỗi tháng, cao hơn cả lương của những người lao động bình thường, cao vượt cả mức ấn định cho gia đình thuộc loại nghèo tại Mỹ. Cũng theo một tài liệu khác, chính phủ phải chi phí hàng năm 1 tỷ đô la cho nhóm trẻ con này. Trong khi đó không có ngân sách giúp đỡ những công dân Mỹ vô gia cư, hay giúp nhiều trẻ em Mỹ nghèo đói mà tỷ lệ là 1 trong 6 trẻ em Hoa Kỳ.

Dĩ nhiên số tiền 3000 đô la này phải tính luôn chi phí điều hành, nhân viên và cơ sở. Lợi dụng hoàn cảnh hiện nay, những con cá sấu cũng nhỏ ra những giọt nước mắt lên án hành pháp Trump là độc ác, vô nhân đạo, vô lương tâm. Bà Hillary Clinton cũng nhào ra tuyên bố vung vít mà quên rằng chính những luật lệ có nhiều khe hở, thiếu sót từ bao nhiêu trào Tổng Thống trước để lại hiện nay gây ra tình trạng này. Một video cho thấy bà Clinton năm 2004, khi là Thượng Nghị Sĩ, cũng đã lên diễn đàn hô hào trục xuất hết bọn trẻ con về nước. Và việc các trẻ em bị giữ trong những cái mà phe Dân Chủ gọi là chuồng sắt đã có từ trước. Hình ảnh họ đưa ra chụp và quay phim năm 2014, thời cựu Tổng Thống Obama.

Một điều cần lưu ý: Có 54% số dân tị nạn trên thế giới là trẻ em dưới 18 tuổi mà con số lên đến hơn 174 ngàn. Những trẻ em tị nạn không có cha mẹ hay bị tách khỏi cha mẹ do hoàn cảnh chiến tranh. Các em này đáng thương và đáng chăm sóc hơn các trẻ em mà cha mẹ từ các nước Trung, Nam Mỹ thảy qua biên giới với dụng ý làm cái neo cho mình.

Thế nào là di dân, tị nạn.

Trước hết, Hoa Kỳ là một quốc gia thành hình do di dân. Từ hơn hai trăm năm nay, Hoa Kỳ luôn mở rộng cửa đón tiếp di dân vì coi đó là tiềm năng giá trị để kiến tạo dất nước. Mỗi năm Hoa Kỳ có ấn định con số di dân (immigrants) qua ngả hợp pháp chia theo tỷ lệ cho từ mỗi vùng trên thế giới. Ngoài di dân, Hoa Kỳ cũng rộng lượng đón tiếp người tị nạn (refugees). Người tị nạn theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là những người phải rời bỏ xứ sở của mình, vượt qua biên giới quốc gia mà không thể trở lại quê hương vì những lý do an toàn như bị ngược đãi nghiêm trọng vì tôn giáo, sắc tộc, hay vì thuộc nhóm chính trị, xã hội khác chính kiến, … Người tị nạn có thể được coi là người đi tìm sự bảo bọc (assylum) và sẽ là người tị nạn khi đươc chấp nhận bởi Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hay một quốc gia nào thừa nhận bản giao ước của Liên Hiệp Quốc (who are outside their country of nationality or habitual residence and unable to return there owing to serious and indiscriminate threats to life, physical integrity or freedom resulting from generalized violence or events seriously disturbing public order.)

Những cuộc chiến, xung đột các vùng trên thế giới đã tạo ra con số hơn 68.5 triệu người phải từ bỏ quê hương, trong đó có 25.4 triệu người tị nạn, và 3.1 triệu người xin quy chế assylum ở các nước khác (thống kê 2017). Tuyệt đại đa số là những người từ các nước Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi, kể cả từ Myanma. Năm 2016, có hơn 5.5 triệu người từ Phi Châu, 8.6 triệu từ Á Châu, 2.3 từ Âu Châu, 700 ngàn từ các nước Mỹ Châu. Xin ghi nhận rằng các nước Hồi Giáo Syria, Afghanistan, Iraq, Trung Đông, là các nước Á Châu; các nước cựu Liên Sô, Ukraine, Bosnia, Serbia thuộc Âu Châu.

Những người vì miếng cơm manh áo, vì mưu tìm sự sống tốt đẹp hơn về vật chất không được coi là tị nạn, nhưng có thể xin theo quy chế di dân. Và dĩ nhiên, được nhận hay không là do chính sách, điều kiện của những nước họ nộp đơn xin đến.

Trước đây, quy chế di dân của Hoa Kỳ rất cởi mở. Mỗi năm có khoảng 1 triệu di dân hợp pháp. Hoa Kỳ mở ra cho những người có khả năng, kiến thức mà nền kinh tế Hoa Kỳ cần đến. Di dân để đoàn tụ là lý do nhân đạo để những công dân Mỹ bảo lãnh thân nhân. Nhưng vì có quá nhiều sự lạm dụng, Tổng Thống Trump nay cắt giảm điều mà ông gọi là di dân dây chuyền, chỉ cho phép giới hạn trong vòng vợ chồng con cái vị thành niên thôi. Và cũng đến một mức bảo hoà nào đó mà mức di dân bị giới hạn lại. Tính trên dân số Hoa Kỳ 325 triệu người, có cả thảy 43.7 triệu người là di dân.

Dân bất hợp pháp tại Hoa Kỳ 

Trên các trang truyền thông xã hội, đại đa số những người góp ý đều nêu ra căn nguyên của vấn đề là điều mà Quốc Hội và Chính Phủ phải giải quyết thật tận gốc, tích cực chứ không thể chấp nhận các giải pháp vá víu, tạm bợ. Tổng Thống Trump mấy hôm nay kêu gọi các nhà lập háp hai đảng hợp tác với nhau để sửa đổi luật di dân cho tạm hoàn chỉnh vì nếu không, tình trạng như hiện nay sẽ cứ tiếp diễn mãi. Tình trạng đó là những người vượt biên giới bất hợp pháp vào Hoa Kỳ sẽ bị cơ quan Cảnh Sát biên giới bắt giữ một thời gian rồi chờ lập thủ tục ra toà để trục xuất. Nhưng vì con số người bất hợp pháp quá đông không có đủ chỗ giam giữ, và thủ tục ra toà thì kéo dài hàng năm. Vì thế, đa phần những di dân này được thả ra và họ tan biến hoà lẫn vào dân chúng. Tính đến 23 tháng 10, 2017, thống kê cho hay có ước lượng 12.5 triệu người bất hợp pháp trên đất Mỹ. Có hơn 1.8 triệu là các trẻ em do cha mẹ thẩy qua Mỹ một cách mà nay đã thành niên. Trong đó có 800 ngàn là thành phần chúng ta nghe qua dưới tên DACA. Tổng Thống Trump hiện chấp thuận mở đuờng cho số người DACA này được trở thành công dân.

Đa số người bất hợp pháp đến Hoa Kỳ là từ các nước Mỹ Latin, Nam Mỹ. Dù có vài xáo trộn chính trị và bạo lực như ở Mexico, Venezuela, Nicaragua, Colombia…, những người này không thể được coi là tị nạn, vì họ không bị ngược đãi trên đất nước họ. Họ tìm đến Mỹ là vì cuộc sống sung sướng, nhiều phúc lợi và có tương lai. Nhưng trà trộn trong đám người này là nhiều tay bất hảo, băng đảng trộm cướp, giết người mà khi vào đất Mỹ, đã trở thành mối nguy hiểm cho an ninh trật tự của dân chúng. Có đến khoảng 4500 người Mỵ vô tội đã bị giết chết cách này cách nọ bởi bọn di dân bất hợp pháp.

Những người này được nghe đồn khi lọt được vào đất Mỹ, là cầm chắc 99% thoát nạn. Họ cũng nghe rằng các trẻ em khi thả vào Mỹ là sẽ được Mỹ lo lắng, cưu mang không sợ bị trục xuất. Rõ ràng điều họ nghe là gần đúng 100% vì con số người bất hợp pháp bị trục xuất rất nhỏ nhoi so với số người thoát vào đất Mỹ. Năm 2017, có 226 ngàn người bị trục xuất trong số 311 ngàn bị bắt giữ.

Thử tìm một biện pháp thích ứng. 

Để tránh tình trạng chia cách cha/mẹ và con cái: (1) Phải ngăn chặn từ trước khi họ vượt qua biên giới, (2) Nếu đã lọt vào thì trục xuất cả nhà trả về bên kia ngay, (3) Cho cả con cái cùng vào tù chung với cha mẹ. Dĩ nhiên biện pháp thứ ba này càng vô nhân đạo hơn là tách chúng ra và giao cho một cơ quan chính quyền quản lý. Luật pháp Hoa Kỳ không bắt con cái theo vào tù với cha mẹ nếu cha/mẹ phạm tội. Điều này áp dụng cho tất cả công dân Hoa Kỳ. Vì thế tại sao lại lên án việc tách rời con cái của người nhập cư bất hợp pháp là những người vi phạm pháp luật?

Nhưng vì áp lực từ mấy ngày qua, hôm thứ Tư, Tổng Thống Trump đã ký Sắc Lệnh Hành Chánh cho phép cơ quan cưỡng chế pháp luật bắt giữ kẻ vượt biên bất hợp pháp, nhưng tìm các cơ sở để giam giữ chung cha/mẹ và các con trong khi toà án xem xét các vi phạm mà không phải tách biệt ra như trước! Không biết rồi biện pháp này có còn bị những kẻ chống đối la ó không?

Dù sao, hiện nay có hai biện pháp chính:

  1. Xây xong bức tường biên giới, tăng cường nhân viên tuần tiểu, lắp đặt máy dò, máy thu hình dọc theo tường biên giới. Biết rằng người ta vẫn có thể liều mạng trèo qua tường hay vượt biên ở những đoạn không có tường nhưng vô cùng nguy hiểm.
  2. Chấn chỉnh lại bộ luật về di dân sao cho thủ tục trục xuất không rườm rà, kéo dài, vừa tốn kém vừa vô hiệu qua chứng minh thực tế. Nhiều khi ra toà, các yếu tố tâm lý, đạo dức, chính trị ảnh hưởng đền phán quyết của Toà giúp cho người bất hợp pháp dễ dàng ở lại. Chính điều này vô tình khuyến khích những người khác từ phía Nam tiếp tục thử thời vận.

Tổng Thống Trump sau khi nhượng bộ về nhóm DACA, đã đề ra 4 điểm làm căn bản:

(1) Mở lối cho những thiếu niên đã ghi tên vào chương trình DACA mà hiện đang có công ăn việc làm được vào quốc tịch Mỹ. Số này là khoảng 800 ngàn trong tổng số 1.8 triệu thanh thiếu niên bất hợp pháp cùng trường hợp. Việc Tổng Thống Trump nhượng bộ điều này là đổi lấy sự thoả thuận của các nhà lập pháp trong việc cải cách chính sách di trú. Điều kiện ông đưa ra là những người trẻ này phải có một trình độ giáo dục nào đó, có tư cách đạo đức có khả năng làm việc. Họ sẽ được nhập tịch Mỹ trong vòng từ 10 đến 12 năm.

(2) Đề nghị cấp 25 tỷ đô la củng cố biên giới cả hai phía Nam và Bắc Hoa Kỳ; đặc biệt là bức tường phía Nam giáp giới Mexico; gia tăng phần nhân sự của Cảnh Sát Di Trú (ICE), Cảnh sát Biên phòng và Thuế quan (CBP) và thẩm phán di trú; xây xong bức tường biên giới, tăng cường nhân viên tuần tiểu, phi cơ không người lái (drones), lắp đặt máy dò, máy thu hình dọc theo tường biên giới.

(3) Chấm dứt chương trình di dân xổ số (Diversity Visa Lottery) mà phải dựa vào khả năng và thiện chí của người di dân (merit based)

(4) Giới hạn các tiêu chuẩn di dân đoàn tụ. Chỉ cho phép bảo lãnh người phối ngẫu và con cái chưa trưởng thành. Chấm dứt việc bảo lãnh cha mẹ, anh chị em, vị hôn thê, vị hôn phu và các con đã trưởng thành trên 21 tuổi.

Tổng Thống Trump đã đề nghị như trên. Nay còn tùy thuộc vào Quốc Hội thoả thuận, đồng ý để thông qua một đạo luật di trú mới bảo vệ lợi ích và an ninh của nước Mỹ.

Tị nạn trên thế giới

Vào ngày “Người Tị Nạn Thế Giới” (World Refugee Day) 20 tháng 6, có hàng triệu người khắp nơi đổ về các văn phòng Tị Nạn để xin hưởng quy chế tị nạn. Những người này trốn thoát sự ngược đãi, bạo lực, chiến tranh và sự nghèo khổ. Báo cáo của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc cho biết trong năm 2017, có 69 triệu người phải lìa bỏ quê hương đi tị nạn.

Họ là 7 trăm ngàn người Hồi Rohingya bị chính quyền Myanma bức bách phải trốn qua Bangladesh; là hàng ngàn thanh niên từ Mexico hay các nước Trung Mỹ muốn vào Hoa Kỳ để có cuộc sống tốt đẹp và an toàn; họ là cả chục triệu những người Syria chạy trốn chiến tranh; những đàn ông South Sudan, Nigeria muốn vào Âu Châu để tìm mưu sinh nuôi gia đình…

Chiến tranh Syria tạo ra cả chục triệu người chạy trốn khỏi nơi cư trú trong đó có 6.3 triệu chạy ra nước ngoài đa số đang ở Turkey. Dân Iraq và Afghanistan cũng chạy tị nạn chiến tranh. Tại Châu Mỹ Latin, nước Venezuela, là nước trước đây giàu có nhờ dầu hỏa, về sau càng kiệt quệ vì theo chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa kiểu Cộng Sản. Năm qua, nhiều hình ảnh cho thấy ngay cả thị dân vì quá đói, phải bới các thùng rác để kiếm thức ăn. Có 3 triệu người Venezuelan bỏ nước ra đi trong hai chục năm qua. Chỉ mới mấy tháng đầu năm 2018, mỗi ngày có 5 ngàn người từ bỏ quê nhà. Con số theo báo cáo của Liên Hiệp Quốc là 1.5 triệu người trong đầu năm 2018. Những người Venezuelan trước hết trốn qua biên giới tiếp giáp với Columbia. Đến nỗi Tổng Thống Juan Manuel Santos của Columbia phải đóng cửa biên giới và chấm dứt việc cấp thẻ tị nạn. Người Venezuelan cũng chạy qua Brazil làm cho nước này phải loan báo tình trạng khẩn cấp vào tháng 2, 2018 trước sự tràn ngập của dân Venezuela.

Tại một văn phòng ở Rome, Italy, cũng có hàng trăm người thức suốt đêm để tụ tập từ trước bình minh, chen chúc, xô đẩy nhau bên ngoài một văn phòng tại Rome, Italy để sau đó chỉ có một số nhỏ lọt được vào bên trong mà nộp đơn xin tị nạn.

Ngày nay, nhiều quốc gia giàu có đã phải xét lại việc mở cửa đón nhận người tị nạn. Hoa Kỳ từ nay chỉ nhận khoảng 45 ngàn di dân hợp pháp so với 100 ngàn những năm trước đây.

Âu Châu mệt lắm rồi

Vấn đề hàng triệu người tị nạn từ Bắc Phi và Trung Đông đổ vào Âu Châu qua ngỏ Syria – Turkey, Lybia – Italy đã gây nhức nhối không ít cho các nước Liên Âu. Ban đầu, các nước – đặc biệt là Pháp, Đức – đã tỏ ra vô cùng rộng rãi trong việc tiếp nhận. Nhưng dần dần, họ mới thấm thía cái hậu quả tai hại là những rối loạn, bạo động do những người Hồi Giáo gây ra.

Nhiều vụ khủng bố dã man đã xẩy ra tại Pháp, Đan Mạch, Anh, Đức… Những người Hồi không hề có thiện chí hội nhập mà còn muốn áp đặt văn hoá phong tục luật pháp Hồi lên các xã hội đã rộng lòng cưu mang họ.

Vì thế, ngày nay, các nước Âu Châu bắt đầu thức tỉnh (dù đã muộn vì số dân Hồi quá nhiều rồi). Italy là nước mà người Hồi Bắc Phi tràn qua nhiều năm nay. Họ đã quá vất vả lo toan nơi ăn chốn ở và tự xem mình là trạm trung chuyển. Nhưng dần dần các nước khác không tiếp nhận dân Hồi. Italy rồi cũng phải đóng cửa, xua đuổi các thuyền tị nạn vượt Địa Trung Hải. Năm nay vẫn còn hàng ngàn người từ Bắc Phi tiếp tục vượt biển đầy sóng gió trên những con thuyền mỏng manh. Đây là những đợt vượt biển cao nhất từ 4 năm qua. Cuối tuần qua, Spain (Tây Ban Nha) đã nhận thêm 1500 người tị nạn từ Bắc Phi ngoài số 629 người đến bằng con thuyền Aquarius sau khi bị các nước Malta và Italy từ chối không cho lên bờ.

Tin từ Brussels cho hay các nhà lãnh đạo các nước Âu Châu sẽ tổ chức cuộc họp vào ngày Chủ Nhật để bàn những biện pháp giải quyết tình trạng dân tị nạn mà đã gây ra sự bất đồng trong Liên Âu. Đây là cuộc họp bỏ túi trước khi Hội Nghị Liên Âu khai mạc vào ngày 28 tháng 6 này.

Bà Angela Merkel Thủ Tướng Đức sẽ họp với lãnh tụ các nước Pháp. Austria, Belgium, Greece, Italy, Malta, the Netherlands và Spain tại trụ sở Ủy Hội Liên Âu ở Brussels với sự tham dự của ông Jean-Claude Juncker, Chủ Tịch Ủy Hội.

Theo cơ quan tị nạn Liên Hiệp Quốc, năm nay có khoảng 40 ngàn người đến Âu Châu bằng cách vượt biển Địa Trung Hải. So với cùng thời năm ngoái thì giảm 50%. Tuy số người có giảm đi nhiều, nhưng cũng đã làm cho khối Liên Âu bị chia rẽ bởi khủng hoảng do tị nạn gây ra. Các nước cửa ngõ như Italy và Hy Lạp thì trách Liên Âu bỏ rơi họ khi càng ngày càng muốn chấm dứt việc nhận người tị nạn. Các nước Hungary, Poland, Cộng Hoà Czech Republic, và Slovakia thì hoàn toàn từ chối nhận người mà Liên Âu đã phân phối theo tỷ lệ.

Thủ Tướng Austria, ông Sebastian Kurz, là người sẽ đóng vai trò chủ toạ Liên Âu vào 1 tháng 7, tuyên bố rằng cuộc họp này không phải là vấn đề chính trị nội bộ của Đức, mà là tìm giải pháp cho những vấn đề dân tị nạn mà đã gây phức tạp từ lâu.

Theo ông, đó là biện pháp làm thế để bảo vệ biên giới bên ngoài của các nước thành viên Liên Âu; làm thế nào để ngăn chặn làn sóng người tị nạn ồ ạt tràn vào.

Các luật lệ về tị nạn của các nước áp dụng mấy năm qua đã tỏ ra vô hiệu quả, cần phải xét lại. Đặc biệt là các điều về sự phân chia quốc gia nào chịu trách nhiệm nhận di dân và thời hạn là bao lâu. Theo ông, nếu những luật này được hoàn chỉnh trước đây thì các nước Liên Âu đã không bị đối phó với vấn nạn như hiện nay.

Hơn 1 triệu người tị nạn chiến tranh Iraq và Syria vào Âu Châu trong năm 2015 làm kiệt quệ hai nước cửa ngõ Italy và Greece. Nhưng nước Turkey đón nhận còn nhiều hơn các nước Liên Âu; và hai nước Lebanon, Jordan cho hay họ tiếp nhận đến khoảng 2 triệu.

Bà Sophie Magennis, Trưởng Đại diện Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Âu châu cho hay đây không phải là khủng hoảng về con số dân tị nạn, mà là khủng hoảng về vấn đề chính trị. 

Hungary siết chặt hơn vấn đề tị nạn.

Trong lúc Liên Hiệp Quốc đang tò thái độ ưu ái với người tị nạn, Quốc Hội Hungary đã bỏ phiếu thông qua biện pháp siết chặt hơn trong những điều kiện để có thể được nhận cho tị nạn hợp pháp tại nước này. Họ cũng lên tiếng răn đe sẽ tống giam vào tù những người nào giúp đỡ cho những người xin tị nạn.

Những thay đổi do Quốc Hội Hungary bỏ phiếu là việc tu chính Hiến Pháp (260 thuận so với 18 chống) ghi thêm nhiều điều kiện khó khăn để hạn chế sự chấp thuận những người xin quy chế tị nạn trong đó có chi tiết quan trọng là cách nào mà người xin tị nạn đến được Hungary. Ví dụ đơn xin tị nạn sẽ bị bác bỏ nếu ngưòi xin tị nạn đi qua một nước nào đó trước khi vào Hungary; và nước mà họ đi qua không có sự ngược đãi họ.

Như thế, những người Syria từng đi qua nước Serbia trước khi đến Hungary chắc chắn sẽ bị trả về. Hoa Kỳ có lẽ cũng nên thêm điều này vào luật di trú, để áp dụng cho những người từ Trung Mỹ, Nam Mỹ đã đi qua Mexico xin vào Hoa Kỳ. Họ khai bị ngược đãi ở Columbia, el Salvador…, nhưng họ đâu có bị ngược đãi ở Mexico! Tại sao không xin di trú tại Mexico nhỉ?

Quốc Hội Hungary cũng bỏ phiếu thông qua Đạo Luật “Stop Soros” trong đó coi là hình sự sẽ phạt tù những ai trợ giúp người xin tị nạn. Việc trợ giúp có thể là phổ biến những tờ truyền đơn mang nội dung hướng dẫn hay tổ chức việc dò đường, quan sát ở biên giới cho người tị nạn. Quý vị biết chữ Soros là do tên của nhà tỷ phú thiên tả Mỹ George Soros là người to miệng cổ vũ di dân ồ ạt vào Châu Âu. Chính tên thân Cộng này đang ra sức phá hoại chính quyền Hoa Kỳ cho những mưu đồ của anh ta.

Thủ Tướng Orban của Hungary tuyên bố rằng Luật Stop Soros và Tu Chính Án là thể hiện ý chí của dân Hungary nhằm bảo vệ vững chắc đất nước chống lại bọn di dân bất hợp pháp.

Orban là một nhân vật kịch liệt chống lại di dân bất hợp pháp, nhất là di dân Hồi Giáo mà ông cho là đang đe doạ văn minh Thiên Chúa ở Âu Châu. Ông vừa tái cử nhiệm kỳ thứ tư nhờ vào lập trường cứng rắn của ông. 

Austria đóng cửa nhà thờ Hồi Giáo

Trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn các hoạt động gây rối của những người Hồi quá khích, thứ Sáu 8 tháng 6 này, Thủ Tướng Austria Sebastian Kurz đã ra lệnh đóng cửa 7 nhà thờ Hồi Giáo và trục xuất 40 lãnh tụ Hồi Giáo ra khỏi nước. Đây là do kết quả cuộc điều tra tìm ra được những mối liên hệ của các nhà thờ Hồi Giáo với những người Thổ Nhĩ Kỳ trong đó có những hội Văn Hoá Hồi Giáo Thổ (Turkish-Islamic Cultural Associations, aka ATIB).

Có 60 trong tổng số 260 tu sĩ Hồi Giáo bị điều tra, mà đã tìm ra 40 người có liên quan tới ATIB. Những người này nhận tài trợ từ ngoại quốc, là điều vi phạm luật pháp của Austria.

Theo Thủ Tướng Kurz, ông không muốn thấy có sự phát triển song hành hai hình thái xã hội trong quốc gia của ông. Phía Turkey lên án chính phủ Austria và coi việc này là kỳ thị, tạo sự sợ hãi của dân chúng đối với Hồi Giáo. Những phe Hồi Giáo thì đe dọa sẽ nổ ra cuộc thánh chiến.

Cùng lúc đó, Austria lại sẽ ban hành thêm lệnh cấm các nữ sinh dưới 10 tuổi không được mang khăn trùm đầu khi đến trường. Lệnh này có hiệu lực từ đầu mùa hè, và được xem là một biện pháp nhằm giới hạn ảnh hưởng Hồi Giáo vào đời sống xã hội Austria. Trước đây, nhiều nước Âu Châu đã cấm mang khăn trùm đầu (head scalf) và khăn che mặt (hijab)

Tại Saudi Arabia, nước Hồi Giáo giàu có này đã có nhiều tiến bộ khi chính phủ bắt đầu cấp bằng lái xe cho phụ nữ. Trước đó, họ đã nói rộng nhiều quyền cho các bà, các cô thay vì phải chui rúc trong nhà hay che mặt khi ra đường.

Dân Anh bài Hồi Giáo

Quá mệt với những sự quậy phá của nhóm Hồi Giáo, tháng 3 vừa qua, nhiều người Anh phản ứng bằng cách tuyên bố mở ra một chiến dịch ‘Punish a Muslim Day’ (Ngày Trừng Phạt người Hồi Giáo).

Nhóm này gửi ra những lá thư khắp toàn quốc, kêu gọi khuyến khích những người dân Anh tham gia bằng những hành vi bạo lực nhắm vào người Hồi Giáo.  Những hành vi mà họ đề nghị là chế nhạo bằng lời nói, giật khăn hijab của các phụ nữ Hồi, tấn công vũ lực và có thể cả việc tạt acid. Họ kêu gọi hãy giết bọn Hồi và đốt các đền thờ Hồi Giáo!

Trong thư có đoạn khích động như sau: “Anh/chị có phải là con cừu non như bao người khác không? Những con cừu chỉ biết cúi đầu nghe theo lệnh và dễ dàng bị dẫn dắt. Những quốc gia da trắng ở Âu Châu hay Bắc Mỹ đã bị xâm chiếm bởi những kẻ chỉ muốn hại chúng ta và chuyển đổi nền dân chủ của chúng ta thành một nhà nước cảnh sát theo luật Sharia.”

Giới chức Cảnh Sát Anh đang điều tra vụ này. Bộ Trưởng Cộng Đồng Sajid Javid (lại Hồi!) khuyên những người Hồi không nên sợ hãi vì chính phủ sẽ làm hết sức để truy tố những người chủ trương sự thù ghét Hồi Giáo!

Những người Hồi Giáo thì không thể an tâm vì phong trào chống Hồi Giáo không những đang phát triển ở Anh mà còn ở nhiều nước Âu Châu.

Năm ngoái, cũng có một phong trào gọi là “Muslim Slayer” ở Anh đã gửi thư đe doạ đến những nhà thờ Hồi Giáo.

Hoa Kỳ rút khỏi Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc

Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) được thành lập năm 1950, là một trong những tổ chức quan trọng của Liên Hiệp Quốc nhằm bảo vệ những người tị nạn, những cộng đồng bị buộc phải ly hương, và những người dân không tổ quốc (stateless people). Cơ quan này cũng có trách nhiệm giúp đỡ những người tự nguyện hồi hương, hay giúp định cư, hội nhập tại một quốc gia khác. Cơ quan có trụ sở tại Geneva, Switzerland và là thành viên của Nhóm Phát Triển của Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Group).

Người đứng đầu cơ quan là Cao Ủy (High Commissioner) do Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bầu ra trong nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay là ông Filippo Grandi, người Italian.

Tổng Thống Trump tuần này đã tuyên bố rút ra khỏi tổ chức này mà ông cho rằng Cao Ủy Tị Nạn nhiều năm qua có những khuynh hướng kỳ thị, bất công, bào chữa cho những quốc gia có vấn đề như khủng bố, độc tài; cũng như diễn trình của cơ quan đã can thiệp vào chủ quyền của Hoa Kỳ, đi ngược lại các chính sách di dân của Mỹ.

Cuối tuần vừa rồi, bà Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley đã thông báo cho ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres hay Tổng Thống Trump không còn ý định tiếp tục những cam kết của Hoa Kỳ trong những vấn đề của Liên Hiệp Quốc về di dân và tị nạn. Tuyên bố rút lui của Hoa Kỳ đưa ra chỉ vài giờ trước khi một Hội Nghị toàn cầu của Liên Hiệp Quốc về di dân khai mạc ngày thứ Hai 18 tháng 6, 2018 tại Puerto Vallarta, Mexico.

Năm 2016, 193 thành viên của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một bản Tuyên Ngôn chính trị không ràng buộc mang tên “The New York declaration for refugees and migrants” trong đó đề cao các quyền của những người tị nạn, giúp họ tái định cư và bảo đảm cho họ nhận được sự học vấn và công việc làm. Bản tuyên ngôn này được Tổng Thống Obama nồng nhiệt ủng hộ và được ông Tổng Thư Ký Gutierres ấp ủ như một thành tựu lớn.

Lý do Mỹ rút ra khỏi UNHCR?

Phái bộ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc cho hay bản Tuyên Ngôn này có nội dung hàm chứa nhiều viễn ảnh dị biệt với chính sách di dân và tị nạn của Hoa Kỳ cũng như đi ngược lại các nguyên tắc căn bản về di dân của hành pháp Trump.

Trong một bản tuyên bố hôm thứ Bảy trước, bà Haley nói rằng: “Hoa Kỳ rất hãnh diện về truyền thống di dân của mình cũng như về vai trò lãnh đạo tinh thần lâu dài nhằm yểm rợ cho di dân và tị nạn khắp nơi trên thế giới. Nhưng những quyết định về chính sách di dân phải do dân Mỹ và chỉ dân Mỹ có quyền thôi… Chúng tôi sẽ quyết định sao cho có thể bảo vệ biên giới tốt nhất và quyết định cho ai vào nước Mỹ. Bản Tuyên Ngôn New York của Liên Hiệp Quốc đơn giản là không phù hợp với chủ quyền của Hoa Kỳ.”

Nói như thế để quý vị thấy rằng từ gần nửa thế kỷ nay, có một khuynh hướng chính trị toàn cầu do những chính khách, kinh tế gia, tỷ phú nhằm nắm lấy vai trò điều khiển thế giới qua những tổ chức, những chương trình có tính cách toàn cầu. Hoa Kỳ, qua Tổng Thống Trump, không muốn bị chi phối bởi khuynh hướng đó. Tổng Thống Trump đã rút ra khỏi Thoả Ước về Thay Đổi Khí Hậu và tổ chức UNESCO vì cho rằng UNESCO thiên vị bọn khủng bố Palestine, chống lại Israel.

Xin thêm vài điều: Tuy người Israel, hay là Jews, dân Do Thái, về cá tính rất khó thương. Khi họ còn lưu vong trên khắp Âu Châu, nơi đâu họ cũng bị dân địa phương ghét bỏ bởi các tính bủn xỉn, lý tài, ích kỷ, ham lợi… Vì thế Hilter đã cho tập trung hết dân Jews tại các nước họ chiếm đóng và đưa vào phòng hơi ngạt hay lò thiêu giết chết hơn 6 triệu người. Nga thời Liên Sô của Stalin cũng chủ trương tàn sát dân Jews dù rằng ông tổ Cộng Sản Karl Marx là dân Do Thái. Dân Do Thái cũng khốn đốn ở nhiều nước như Anh, Pháp, ngay cả ở Hoa Kỳ

Nhưng đó là vấn đề cá tính. Thích hay không, thương hay ghét, là chuyện nhỏ. Chuyện đáng nói ở đây Do Thái là một dân tộc có dân tộc tính cao, có tinh thần, quả cảm. Nhờ đó mà nước Israel nhỏ bé tí hon khi tái lập quốc đã oanh liệt đương đầu chiến thắng và đứng vững trước một khối Ả Rập hung hăng, thù ghét có dân số đông và tài nguyên gấp hàng chục lần bao quanh Israel. Trận chiến 6 ngày năm 1967, Israel đánh bại Egypt ở phía Tây, chiếm cả bán đảo Sinai, dãi Gaza; ở phía Đông và Bắc, đại thắng Syria chiếm Golan Height, thắng Jordan chiếm West Bank.

Trong cuộc tranh chấp với Palestine kéo dài từ hơn nửa thế kỷ nay, Israel luôn là nạn nhân của các cuộc khủng bố do bọn Hamas gây ra nhắm vào trẻ em, phụ nữ, dân thường. Nhưng Liên Hiệp Quốc lại luôn luôn lên án Israel khi nước này phản công tự vệ; mà không hế nhắc đến tội khủng bố của Palestine!

Israel từ nhiều năm nay bị đe dọa tiêu diệt bởi Iran, Syria và vài nước Ả Rập khác. Họ phải cứng rắn và mạnh bạo mới tồn tại. Chúng ta cần thông cảm cho một dân tộc từng chịu quá nhiều đau khổ. Israel có quyền sống sót và dĩ nhiên có quyền trả đũa đích đáng mọi hành vi khủng bố nhắm vào họ.

Đó là lý do mà Tổng Thống Trump và Đại Sứ Haley nêu ra để phàn nàn về tổ chức Liên Hiệp Quốc, mà từ rất lâu bị thao túng bởi các nước đang phát triển có khuynh hướng bất thân thiện với Hoa Kỳ.