Thời Sự Hàng Tuần ngày 07 tháng 7, 2018 Tình hình quan hệ Mỹ – Đài Loan hiện nay

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận 

Toà Đại Sứ “de facto” của Mỹ tại Đài Loan 

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã chính thức yêu cầu Bộ Quốc Phòng gửi lính Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đến Đài Bắc để làm nhiệm vụ canh gác tại Toà Đại Sứ “de Facto” của Mỹ tại Đài Loan, tức là nước Trung Hoa Dân Quốc.

Sở dĩ gọi là Toà Đại Sứ “de facto” (trên thực tế) là để phân biệt với các Toà Đại Sứ “de jure” có đủ tính cách pháp lý; vì một lẽ đơn giản là Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc không còn mối quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia do việc Hoa Kỳ đã thừa nhận chính thức một nước Trung Hoa ở hoa lục dưới chế độ Cộng Sản kể từ năm 1979.

Cuộc Cách Mạng Tân Hợi tháng 10, 1911 xoá bỏ nền quân chủ do nhà Mãn Thanh trị vì để lập ra nước Trung Hoa Dân Quốc ngày 1 tháng 1 năm 1912. Chế độ chính trị và chính sách dựa trên chủ thuyết Tam Dân của Trung Hoa Quốc Dân Đảng do nhà cách mạng Tôn Dật Tiên đề xướng. Tôn Dật Tiên trở thành Tổng Thống Cộng Hoà đầu tiên của Trung Hoa. Sau đó, trải qua nhiều biến động bất ổn, thay ngôi đổi chủ mấy lần, Thống Chế Tưởng Giới Thạch, người kế vị lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng, khôi phục lại quyền bính năm 1928, đặt thủ đô tại Nam Kinh. Cùng thời này đã có Đảng Cộng Sản Trung Hoa do Mao Trạch Đông lãnh đạo. Nhưng đảng Cộng Sản còn rất yếu và bị Tưởng Giới Thạch tiêu diệt gần hết đảng viên, phải rút chạy vào mật khu, mở màn cuộc nội chiến. Ngoài Cộng Sản, còn có những lãnh chúa chiếm cứ các vùng nổi lên tranh quyền, gây nên một giai đoạn bất ổn nghiêm trọng.

Năm 1937, quân Nhật đổ bộ đánh chiếm Nam Kinh rồi sau đó chiếm luôn Trung Hoa cho đến khi kết thúc Thế Chiến thứ 2 năm 1945. Mao Trạch Đông tiếp tục chiến đấu, thực hiện cuộc “Vạn Lý Trường Chinh” cho đến 1 tháng 10 năm 1949 thì giành thắng lợi, thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa theo chế độ Cộng Sản. Phe thua trận là Quốc Dân Đảng phải chạy ra đảo Đài Loan tiếp tục chế độ Trung Hoa Dân Quốc.

Hoa Kỳ và đồng minh Trung Hoa Dân Quốc.

Trong thời Đệ Nhị Thế Chiến, quân đội Trung Hoa cũng kháng chiến chống Nhật và có nhiều sự hợp tác với quân đội Hoa Kỳ. Vì thế, sau khi đồng minh thắng trục Đức Ý Nhật, Trung Hoa được xem là 1 trong 5 nước đồng minh và tham dự vào việc thành lập Liên Hiệp Quốc. Năm nước đồng minh là Hoa Kỳ, Liên Sô, Anh, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc trở thàng 5 thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc khi đó có thêm 6 thành viên được bầu không thường trực và không có quyền phủ quyết (veto).

Trong suốt thời chiến, Hoa Kỳ có chính sách tận tình giúp đỡ Trung Hoa với ý muốn tạo nước này thành một đồng minh vững mạnh cho thời hậu chiến để duy trì sự ổn định tại Đông Á, chống lại cơn hiểm họa của chủ nghĩa Cộng Sản. Những tháng trước khi kết thúc thế chiến, Hoa Kỳ đã cho Thủy Quân Lục Chiến trấn giữ Bắc Kinh và Thiên Tân hòng chặn Hồng Quân Liên Sô tràn xuống (nhưng sự kiện này không xảy ra). Ngày 30 tháng 9, 1945, Sư Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến đổ bộ lên bán đảo Sơn Đông và phía đông tình Hồ Bắc. Nhưng chính phủ Quốc Dân Đảng quá thối nát, quân đội bất tài và tham nhũng để cho Mao Trạch Đông dần chiếm lãnh thổ một cách dễ dàng mà không cần phải mất công chiến đấu!

Từ khi ra đảo Đài Loan, học hỏi kinh nghiệm cay đắng trong cuộc tranh chấp với Cộng Sản, Tưởng Giới Thạch đã tổ chức lại hành chánh, xây dựng một nhà nước dân chủ tự do, phát triển kinh tế để nhanh chóng trở thành một quốc gia văn minh giàu mạnh trong vùng. Trong khi đó tại Hoa lục, dưới chế độ Cộng Sàn càng ngày càng tàn độc, nhân dân bị đàn áp nhân quyền, dân quyền. Nước Trung Hoa càng lún sâu vào tình trạng nghèo đói, lạc hậu; và như con thú dữ, hung hăng, hiếu chiến gây gỗ khắp bốn phương.

Hoa Kỳ vẫn giữ mối quan hệ đồng minh với nước Trung Hoa Dân Quốc; nhất là trong giai đoạn của chủ thuyết Domino, thiết lập một hàng rào các nước tự do để ngăn chận làn sóng đỏ Cộng Sản tại Đông Nám Á Châu, mà Trung Hoa Dân Quốc cũng là một con cờ trong thế trận.

Trung Hoa, cùng chia sẻ một hoàn cảnh dân tộc bị chia đôi và đối phó với hiểm họa Cộng Sản, đã có một tình chiến hữu thắm thiết với Việt Nam Cộng Hoà. Họ đã gửi các đoàn cố vấn giúp Quân Lực chúng ta nhất là trong lãnh vực Chiến Tranh Chính Trị để giúp đỡ, truyền thụ các kinh nghiệm trong đấu tranh chống Cộng.

Tại sao Hoa Kỳ lại bỏ rơi Trung Hoa Dân Quốc?

Bài học chính trị căn bản cho chúng ta thâm hiểu rằng mọi bang giao trên chính trường quốc tế đều nhắm vào quyền lợi và quyền lực. Không có ai là bạn lâu đời, và không có ai là kẻ thù vĩnh viễn!

Khi khối Cộng Sản bành trướng ở giai đoạn mạnh nhất, bao trùm một phần ba lãnh thổ địa cầu và gần nửa dân số thế giới thì Hoa Kỳ phải suy xét lại chiến lược của mình. Trung Cộng vào đầu thập niên 1970 tuy nghèo đói, lạc hậu; nhưng lại là một nước lớn, đông dân và hung hãn. Sẽ là một tai họa cho thế giới nếu cứ để con thú dữ ngoài vòng kiềm hãm của luật chơi. Vì thế, Hoa Kỳ và các đồng minh phải cắn răng chấp nhận giải pháp là đưa cho Trung Cộng vào Liên Hiệp Quốc, với ý định dùng luật pháp quốc tế mà ràng buộc họ. Ngoài ra, sự tranh chấp giữa hai cường quốc Cộng Sản Nga và Hoa cũng đang lên cao. Các cuộc xung đột biên giới Nga Hoa xảy ra như cơm bữa. Mỹ phải lợi dụng cơ hội này để làm suy yếu khối Cộng bằng sự chia rẽ Nga Hoa.

Năm 1971, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon, qua sự dàn xếp của Ngoại Trưởng Henry Kissinger, đã có những lần nói chuyện bí mật với Chủ Tịch Mao Trạch Đông của Trung Cộng.

Ngày 25 tháng 10, 1971, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua quyết nghị 2758 từ một đề nghị do Albanie đưa ra để thừa nhận Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa (Trung Cộng) như là một nước Trung Hoa độc nhất. Nghị quyết này được Liên Sô và các nước Cộng Sản ủng hộ, ngay cả hai đồng minh trong thế giới tự do là Anh và Pháp cũng bỏ phiếu thuận. Trung Cộng bước vào ngồi trong Liên Hiệp Quốc ngày 15 tháng 11, 1971 chiếm chiếc ghế của Trung Hoa Dân Quốc, và nghiễm nhiên thay Trung Hoa Dân Quốc trong vai trò hội viên thường trực của Hội Đồng Bảo An.

Qua năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon chính thức thăm viếng Hoa Lục để bàn việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa hai nước, mặc nhiên thừa nhận chính sách “Một Trung Hoa” của Trung Cộng; coi họ là chính thống và coi Đài Loan là một nhà nước phiến loạn, một phần lãnh thổ Trung Hoa mà họ thề sẽ tái chiếm bằng vũ lực.

Sau bản thông cáo chung giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng năm 1979, quan hệ ngoại giao Mỹ Hoa chuyển từ Đài Loan qua Bắc Kinh. Quan hệ ngoại giao chính thức giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc từ đó bị cắt đứt! Nhưng Mỹ vẫn duy trì quan hệ với nhân dân Đài Loan qua Đạo Luật “The Taiwan Relations Act”. Vì vấn đề ổn định chính trị vùng Đông Nam Á, Hoa Kỳ vẫn có những cam kết và viện trợ cho Đài Loan để bảo vệ nước này trước âm mưu xâm lược của Trung Cộng. Các hạm đội Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tiểu ở vùng biển Đài Loan, sẵn sàng can thiệp kịp thời nếu Trung Cộng khai chiến.

Tình hình quan hệ Mỹ – Đài Loan hiện nay

Các hành pháp Hoa Kỳ tuy thừa nhận chính sách “Một Trung Hoa”, nhưng vẫn muốn bảo vệ Đài Loan. Trong suốt thời gian sau khi Đài Loan bị đá ra khỏi Liên Hiệp Quốc, họ vẫn nỗ lực xin tái gia nhập; nhưng luôn bị bác bỏ bởi các nước phe Cộng. Hoa Kỳ không thể coi Đài Loan là một nhà nước trên pháp lý (de jure) nên chỉ có thể ủng hộ Đài Loan gia nhập các tổ chức quốc tế khác mà thôi.

Ngày 14 tháng 7, 1982, Hành pháp của Tổng Thống Ronald Reagan đưa ra tuyên bố đặc biệt cam kết trong đó Hoa Kỳ không chấp nhận tuyên bố của Trung Cộng về chủ quyền của họ đối với Đài Loan. Quan hệ của Hoa Kỳ với Đài Loan được phản ảnh trong một bản cam kết 6 điểm, ba bản thông cáo chung, và Đạo Luật Taiwan Relations Act như sau: (1) Hoa Kỳ không đồng ý ấn định lúc nào sẽ ngưng bán vũ khí cho Đài Loan; (2) Hoa Kỳ không đồng ý việc phải tham khảo với Trung Cộng về việc bán vũ khí cho Đài Loan; (3) Hoa Kỳ sẽ không đóng vai trò trung gian giữa Trung Cộng và Đài Loan; (4) Hoa Kỳ không đồng ý xét lại Đạo Luật Taiwan Relations Act; (5) Hoa Kỳ không thay đổi lập trường về chủ quyền lãnh thổ đối với Đài Loan; và (6) Hoa Kỳ không gây áp lực Đài Loan phải thương thảo với Trung Cộng.

Dù đã có quan hệ thân thiện với Trung Cộng, Tổng Thống George W. Bush khi trả lời câu hỏi liệu Hoa Kỳ có bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Cộng tấn công; ông đã trả lời: “Vâng, có. Chúng ta có nghĩa vụ bảo vệ Đài Loan; và Trung Cộng cần biết rõ điều này! Hoa Kỳ sẽ làm bất cứ điều gì để giúp Đài Loan phòng thủ. Chúng ta muốn Trung Cộng biết rằng dù giữa hai nước có những quyền lợi chung, nhưng vẫn còn nhiều lãnh vực bất đồng” (25 tháng 1, 2001)

Đến thời Tổng Thống Trump, ông có cảm tình trội hơn với Trung Hoa Dân Quốc. Bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-Wen), Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc là một trong những nguyên thủ quốc gia gọi điện thoại chúc mừng Tổng Thống Trump sớm nhất (2 tháng 12, 2016), và sau đó còn duy trì liên lạc qua điện thoại nhiều lần. Đây là lần đầu tiên từ năm 1979 mà một Tổng Thống đắc củ của Hoa Kỳ công khai nói chuyện với Tổng Thống Đài Loan. Việc này bị Ngoại Trưỏng Trung Cộng Vương Nghị (Wang Yi) phản đối ầm ỉ.

Ngày 15 tháng 3, 2018, Quốc Hội Mỹ thông qua đạo luật “The Taiwan Travel Act” và được Tổng Thống Trump ký ngày hôm sau, nhằm củng cố và nâng lên một mức mối quan hệ giữa hai nước. Đạo luật này khuyến khích nhân viên các cấp của chính phủ hai nước qua lại thăm viếng thường xuyên.  Dĩ nhiên, Trung Cộng lại la ó ỏm tỏi.

Cần nhắc lại là gần đây, Hoa Kỳ cho chiến hạm qua lại tuần tiểu ở eo biển Đài Loan cũng như mở những cuộc thao diễn quân sự lớn ở vùng biển đông của Trung Hoa, hay biển đông của Việt Nam. Và tuần qua, Hoa Kỳ lại chuẩn bị đưa Thủy Quân Lục Chiến qua canh gác tại cơ sở ngoại giao được coi là Toà Đại Sứ trên thực tế (de facto) của Hoa Kỳ ở Đài Bắc.

Ngoài cuộc chiến về mậu dịch, cũng tuần qua, hành pháp Trump đưa ra quyết định xét lại để cấm hẳn hay hạn chế sự đầu tư của Trung Cộng vào những lãnh vực công nghiệp nặng về khoa học kỹ thuật tiên tiến tại Mỹ như là một biện pháp bảo vệ an ninh.

Đó là những thông điệp rõ ràng, dứt khoát về lập trường của Hoa Kỳ về vấn đề Trung Cộng và Đài Loan và cũng có mục đích răn đe Trung Cộng.

Chuyện gì đến, đã đến

Như đáp lại lời kêu gọi của nữ Dân Biểu Maxine Waters, các nhóm tả khuynh lại nổi lên gây rối nhiều nơi. Sáng Chủ Nhật, nghe tin tại Oregon đã xảy ra đụng độ kịch liệt giữa những người liberals tự nhận là “Antifa” và những người phe bảo thủ. Từ hai năm nay, nhóm những người tả khuynh “Antifa” không ngừng quậy phá tại các thành phố. Họ tổ chức biểu tình chống bất cứ chính sách nào của chính phủ. Họ không đông, nhưng luôn thấy hiện diện những người Cộng Sản mang theo cờ đỏ búa liềm. Chống phát xít là điều đúng, vì chế dộ phát xít tàn ác, kỳ thị chủng tội, chủ trương độc tài. Nhưng nếu chống phát xít để theo Cộng Sản thì quả là chạy mồ, gặp mả vậy. Tình hình xấu do bọn “antifa” gây ra lây lan đến nhiều thành phố như Seattle, Austin, Los Angeles, San Francisco… Nhất là tại Seattle, giới lãnh đạo thành phố vì theo phe Dân Chủ mà dung dưỡng cho bọn này. Mới đây có hơn 40 nhân viên Cảnh Sát Seattle xin thôi việc để phản đối chính sách tả khuynh của chính quyền thành phố. Nếu không ngăn kịp, nước Mỹ có ngày sẽ mất vào tay bọn đỏ.

Ngoài ra, những cuộc biểu tình chống cách ly gia đình di dân bất hợp pháp vẫn tiếp tục nhiều nơi, nhất là các thành phố biên giới. Họ đòi giải tán cơ quan ICE (Immigration and Customs Enforcement) và nêu biểu ngữ “Families belong together”. Nhiều vị dân cử phía Dân Chủ cũng phụ hoạ vào. Nhiều người đã trả lời trên facbook rằng: “Đúng thế. Và vì thế không nên đem hy sinh sự an toàn của con cái và liều mạng vượt biên bất hợp pháp. Cứ ở nhà, chẳng ai cách ly gia đình mình.” Rất nhiều người biểu lộ sự phẫn nộ khi biết tỷ phú thân Cộng George Soros đứng sau các việc tổ chức biểu tình này. Và có tin đồng ông ta trả tiền cho người biểu tình, quảng cáo rộng rãi trên trang Craig List.

Cuối tuần qua, nhiều người đã tập trung trước tiệm ăn Red Hen để phản đối chủ tiệm này có thái độ cư xử kỳ thị với bà Sarah Huckabee Sanders, là người có chính kiến khác với bà chủ tiệm.

Sinh viên Mỹ không biết lịch sử nước mình

Trong lúc những người di dân tị nạn Việt Nam đi thi nhập quốc tịch phải học đại cương lịch sử, công quyền của Mỹ để trả lời trong cuộc phỏng vấn; thì có rất nhiều thanh niên Mỹ, đặc biệt là giới sinh viên lại tỏ ra rất mù mờ về lịch sử đất nước mình!

Tối thứ Bảy vừa qua, trong chương trình Watters’ World, có chiếu phần phỏng vấn bất chợt của phóng viên Jesse Watters khi xách micro ra đường chặn hỏi các sinh viên Mỹ về lịch sử. Những câu hỏi có tính cách đơn giản và rất căn bản như (1) kể tên một trong các vị khai quốc công thần; (2) Hoa Kỳ giành độc lập từ tay ai? (3) Hoa Kỳ tuyên bố độc lập vào năm nào? (4) Có bao nhiêu tiểu bang đầu tiên khi lập quốc? vân vân.

Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy 9 phần 10 sinh viên trai gái đã không những trả lời sai, mà cái sai thật ngớ ngểnh. Có người trả lời rằng Mỹ giành độc lập từ “nước Virginia”! Có người gán Tổng Thống Abrham Lincoln là người khai quốc (có lẽ họ thấy tượng ông Lincoln khắc chung với Washington trên núi đá Mount Rushmore, South Dakota)! Tệ nhất là có anh nói rằng Hoa Kỳ tuyên bố độc lập năm 1997! Rất nhiều người không hát nổi câu đầu của bản quốc ca. Buồn cười khi đến câu “On the ramparts we watch….”, có anh hát thành “on the lamp pole…”

Chúng tôi nhớ là trong chương trình trung học đều có dạy môn Sử. Khi lên đại học, dù 4 năm hay 2 năm, trong bất cứ ngành học nào, nhân văn hay kỹ thuật… cũng phải lấy 2 lớp về Lịch Sử, 2 lớp về Công Quyền. Không rõ thầy đã dạy, sinh viên đã học như thế nào mà không có những kiến thức rất căn bản về lịch sử nước mình. Lòng yêu nước chỉ sinh sôi nẩy nở khi người dân hiểu biết lịch sử đất nước. Hèn chi hiện nay có rất nhiều người không mặn mà bảo vệ an ninh tổ quốc Hoa Kỳ mà chỉ than khóc, la lối đòi hỏi quyền lợi cho ngoại nhân! Họ thua cả mấy cụ Việt Nam tị nạn nữa!

Vài tin mới quan trọng:

Báo Washington Post tiết lộ tin cơ quan tình báo Mỹ nghi ngờ Bắc Cao Ly còn giấu diếm cơ sở thử nghiệm hoả tiễn và vũ khí nguyên tử. Tuy nhiên nên nhớ rằng con dao bén của Hoa Kỳ vẫn còn treo lơ lửng trên đầu Kim Jong-un. Cố vấn An ninh John Bolton cho hay Hoa Kỳ có khả năng giúp Bắc Cao Ly tiêu hủy hết vũ khí sát thương tập thể trong vòng 1 năm.

Nước Mexico vừa bầu xong Tổng thống mới là ông Andres Manuel Lopez Obrador, 64 tuổi thắng với tỷ lệ 53% số phiếu. Tất cả các ứng cử viên Tổng Thống đều có lập trường không than thiện với Hoa Kỳ, mà ông Obrador là một người tả khuynh nhất.

Mexico có biên giới chung với Hoa Kỳ dài đến 2000 dặm, là nước có nền kinh tế hàng thứ hai trong các nước Mỹ Latin; đứng thứ ba trong các nước có khối lượng cao trong giao thương với Mỹ và cũng là nước sản xuất dầu hoả quan trọng. Các vấn nạn giữa Mexico và Hoa Kỳ là di dân bất hợp pháp và buôn bán vận chuyển ma túy từ Mexico vào Mỹ. Mexico cũng là nước có mức độ tội phạm bạo lực rất cao. Chỉ trong hơn nửa năm nay, có 25 ngàn vụ giết người xảy ra, trong số người chết có  133 chính trị gia và 48 ứng cử viên các cấp trong mùa bầu cử này.

TT Trump yêu cầu Saudi Arabia tăng sản lượng dầu lên 1 triệu thùng mỗi ngày. Ông cũng tỏ ý chưa muốn rút ra khỏi WTO (Tổ Chức Thương Mại Thế Giới) mà chỉ muốn tổ chức này có những thay đổi. Cuốc chiến giao thương cũng đem lại hậu quả xấu cho khối Liên Âu: mức sản xuất giảm tụt và sẽ còn tụt thêm!

Malaysia tỏ ý không hài long về TPP (Trans-Pacific Partnership) và có thể sẽ rút ra Hiệp Ước này.

 

Thời lượng còn lại dành cho phóng sự về cuộc Tổng Biểu Tình chống Việt Cộng tại Washington ngày 7 tháng 7, 2018