Thời Sự Hàng Tuần ngày 18 tháng 08, 2018 Những khó khăn nội bộ đảng Dân Chủ

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

 Những khó khăn nội bộ đảng Dân Chủ

Bà Nancy Pelosi, một trong những nhân vật nổi tiếng của đảng Dân Chủ, người đả kích Tổng Thống Trump dai dẳng và quyết liệt nhất, hiện không còn bao nhiêu uy tín trong đảng Dân Chủ. Hầu hết những ứng cử viên Dân Chủ trong mùa bầu cử năm nay đã tuyên bố nếu họ đắc cử và nếu đảng Dân Chủ chiếm lại đa số ở Hạ Viện, thì họ sẽ không bầu bà Pelosi làm thủ lĩnh của đảng. Và như thế, bà sẽ không mong gì nằm lại chức vụ Chủ Tịch Hạ Viện (House Speaker) mà bà từng làm từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 1 năm 2011.

Bà Pelosi năm nay 78 tuổi, là Dân Biểu Hạ Viện Hoa Kỳ từ năm 1987 cho đến nay, đại diện cho lần lượt các đơn vị 5, 8, và 12 của Tiểu Bang California. Từ năm 2003 đến 2007, bà là lãnh tụ phe thiểu số của Hạ Viện khi đó do Cộng Hoà chiếm đa số. Rồi sau mùa bầu cử 2007, Dân Chủ lấy lại vai trò đa số,  bà đuợc bầu là Chủ Tịch Hạ Viện cho đến 2011 thì trao qua tay ông John Boehner của Cộng Hoà để chỉ còn là lãnh tụ khối thiều số.  Ông Boehner làm Chủ Tịch đến tháng 10, năm 2015 thì bàn giao cho ông Paul Ryan.

Pelosi triệt để ủng hộ giới đồng tính, luật Obamacare 2010, chống đối Đạo Luật về hàng rào an ninh (Secure Fence Act, 2006), chống lại chính sách di dân của Tổng Thống Trump. Với quá trình làm dân biểu từ 1987, năm 2009, bà đứng thứ 13 trong số 25 vị dân cử giàu nhất với tài sản gần 58.5 triệu! Năm năm sau, tài sản của bà tăng lên đến 101,273,023 đô la, leo lên hàng thứ 8!

Ngoài ra, trong kỳ bầu sơ bộ của đảng Dân Chủ mới đây, chỉ có một phần tư các ứng cử viên của nhóm Dân Chủ Xã Hội đoạt thắng lợi. Cô Alexandia Ocasio Cortez tuy thắng ông Joe Crowley, một dân biểu Dân Chủ lâu năm trong kỳ bầu cử sơ bộ; nhưng cô đã bị nhiều người trong đảng Dân Chủ phê bình là có nhiều điều mâu thuẫn. Cô đã không dám chấp nhận tranh luận với Ben Shapiro khi ông này thách thức cô và hứa nếu cô đồng ý, ông sẽ tặng 10 ngàn đô la cho một tổ chức từ thiện do cô Cortez chọn lựa. Lý do là vì cô Cortez từng lên tiếng chê những người Cộng Hoà không dám tranh luận với cô! Ben Shapiro là một nhà văn, nhà báo, có một talk show trên radio và TV. Ben Shapiro từng bị nhóm liberal phá đám khi ông đến nói chuyện tại vài nơi như Đại Học California ở Berkeley.

Omarosa mất việc vì là da đen?

Omarosa Manigault Newman là một phụ nữ da đen được Tổng Thống Trump đưa vào làm Giám Đốc Truyền Thông thuộc Văn Phòng Giao Tế của Toà Bạch Cung. Bà này trước 2015 thuộc đảng Dân Chủ, từng làm việc tại văn phòng Phó Tổng Thống Al Gore thời Tổng Thống Bill Clinton. Không rõ làm việc ra sao mà bà Mary Margaret Overbey, Quản trị Văn Phòng của Phó Tổng Thống Al Gore, nhận định rằng: “Bà Omarosa là người tệ nhất mà họ từng thu nhận vào làm việc” (was the worst hire we ever made). Rồi đến khi chuyển qua làm việc tại Bộ Thương Mại thì bị bà Thứ Trưởng phụ trách về Kỹ thuật là Cheryl Shavers cho thôi việc với lý do “không khả năng và thường hay quậy phá” (unqualified and disruptive, I had her removed)

Sau một thời gian làm việc trong ban tham mưu của Tổng Thống Trump, có lẽ chứng nào tật nấy, Omarosa lại bị ông John Kelly, Tham Mưu Trưởng Toà Bạch Cung, đưổi việc với cũng những lý do như bà Cheryl Shavers nêu ra trước đây. Tổng Thống Trump cũng biết trước việc này nhưng đã đề nghị với ông Kelly cho bà ta ít thời gian xem có sửa đổi hay không. Theo lời ông John Kelly, Omarosa còn nhiều lần lạm dụng các phương tiện công cho việc riêng tư.

Sau khi bị đuổi việc, Omarosa bèn tung ra hai ba đoạn băng thu thanh lời ông Kelly và cả lời Tổng Thống Trump. Những việc thu lén này xảy ra ngay trong phòng Situation Room là phòng họp rất quan trọng của Tổng Thống và ban Tham Mưu để bàn về những biến cố quan trọng có tính cách tối mật. Nội dung những đoạn ghi âm không có gì đáng bàn, nhưng việc thu lén trong phòng họp là một sự vi phạm rất nghiêm trọng.

Nhưng sau khi bà Omarosa bị đuổi, truyền thông phe tả nhao nhao lên án Tổng Thống Trump là kỳ thị người da đen! Họ đưa ra những câu phê bình chê bai của Tổng Thống Trump về bà Maxin Watters, LeBron, Don Lemon, và Obama để chứng minh rằng ông Trump khinh miệt người da đen.  Nhưng họ quên một điều là cách nói chê bai của Tổng Thống Trump cũng nhắm vào những người da trắng khác như John McCain, các ứng cử viên Cộng Hoà trong các kỳ tranh luận mùa bầu cử 2016. Và họ cũng quên rằng chính Tổng Thống Trump đã đưa bà Omarosa vào, cho một chức vụ khá quan trọng, luôn thấy ngồi bên cạnh ông trong các cuộc họp! Trong một cái tweet, ông Trump nhắc lại lúc bà Omarosa năn nỉ xin việc, ông thấy mủi lòng vì bà này rưng rưng nước mắt! Dè dâu nuôi ong tay áo?

Peter Strzok bị đuổi việc

Là một nhân viên Cơ quan Điều tra Liên Bang (FBI) được giao làm việc trong ủy ban điều tra vụ email của Hillary Clinton, nhưng anh chàng Peter Strzok này là là người thù ghét Tổng Thống Trump thậm tệ. Anh này và cô tình nhân Lisa Page thường gửi messages qua lại bàn tán nhiều điều xấu về ông Trump, khi đó còn là ứng cử viên. Họ bàn nhau rằng sẽ làm cho Trump không thể thắng cử, và coi như Hillary cầm chắc chức vụ Tổng Thống tới nơi. Một ủy ban điều tra mà người cầm đầu, James Comey, và các nhân viên đều trung thành với Clinton thì làm sao mà đem lại kết quả công bằng, chính xác!

Khi ra điều trần trước Quốc Hội vào tháng trước, anh chàng Peter này tỏ ra rất ngoan cố và ngạo mạn. Sau Giám Đốc James Comey, Phụ Tá Giám Đốc Andrew McCabe, nay thì Peter đã chính thức bị ông Phó Giám Đốc David Bowdich đuổi khỏi FBI và có thể bị truy tố ra toà. Những người ủng hộ Tổng Thống Trump và ngay cả những người không ưa ông cũng đồng ý với việc sa thải này! Họ coi là ba nhân vật trên đã gây ra nhiều thiệt hại cho cơ quan công lực hàng đầu của Hoa Kỳ từ 110 năm nay. Một cựu Phụ Tá Giám Đốc cho rằng việc đuổi ông Peter Strzok không phải đơn thuần là vì những messages chống Tổng Thống Trump, mà là việc sử dụng email cá nhân để chuyển và nhận những tin tức tối mật của quốc gia; là điều mà Hillary Clinton từng vi phạm trước đây mà đã dẫn đến việc điều tra. Bộ ba Comey, McCabe, Strzok đã vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc căn bản của FBI khi cho xì ra cho báo chí những tin tức mật chỉ vì những lý do cá nhân mà thôi. Eric Swalwell của Đảng dân Chủ còn nói ông cũng đồng ý việc sa thải Peter Strzok

Sau ông Rudy Giuliani, nhiều người trong Quốc Hội dã lên tiếng yêu cầu chấm dứt việc điều tra của ông Robert Mueller, vì càng ngày càng đi xa mục tiêu truy tìm sự câu kết giữa Tổng Thống Trump và Nga. Ủy ban Điều Tra của Mueller chỉ tìm ra các tội về tài chánh, thuế má của ông Paul Manafort và đã đưa ông này ra toà.  Một thăm dò của chính đài CNN (chống Trump) giữa tuần này cho thấy dân chúng cũng muốn chấm dứt cuộc điều tra của Mueller trước mùa bầu cử sắp tới!

Căng thẳng giữa Turkey và Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và Turkey là đồng minh từ 66 năm nay. Turkey cũng là thành viên khối quân sự NATO do Hoa Kỳ tích cực yểm trợ.

Hai nước đang bị khoá vào một chiến tranh quan thuế khi Hoa Kỳ đòi đánh thuế 50% trên thép và 20% trên nhôm nhập cảng từ Turkey. Việc này làm cho đồng tiền Lira của Turkey đột nhiêm sụt giá hơn 40% so với đồng đô la Mỹ.

Nguyên nhân xa: Trong chiến tranh tại Syria, Hoa Kỳ thì yểm trợ nhóm kháng chiến YPG của người Kurd chống lại bọn ISIS; trong khi đó Turkey thì coi nhóm YPG này là phiến loạn có quan hệ với tổ chức PKK do người Kurd ly khai đang hoạt động ở biên giới Syria và Turkey. Hoa Kỳ cũng liệt tổ chức PKK vào thành phần khủng bố, nhưng không đồng ý với Turkey về nhóm YPG.

Nguyên nhân gần: Andrew Brunson, một mục sư giáo hội Evangelical Presbyterian ở North Carolina đã sinh sống tại Tureky hơn hai thập niên bị nhà cầm quyền Turkey giam giữ vì họ cho rằng ông tham gia nhóm đảo chính vào năm 2016 chống tại Tổng Thống Erdogan. Ông Mục sư này bị bắt từ tháng 10 năm 2017 và bị kết tội gián điệp cũng như hỗ trợ các nhóm khủng bố. Phó Tổng Thống Mike Pence nhiều lần kêu gọi Turkey hãy thả ông mục sư. Rồi theo đó, Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ xem bắt giữ ông Brunson là  hành vi bất công và ngược đãi. Bộ Ngân Khố đã có sự cấm vận đối với hai viên chức cao cấp của Turkey. Trước đây chính phủ Turkey đã nhiều lần thất bại trong việc yêu cầu Hoa Kỳ dẫn độ một tu sĩ Hồi Giáo có tên Fethullah Gulen là người đối thủ của đương kim Tổng Thống Erdogan và có dính líu đến những âm mưu hạ bệ Erdogan. Do đó, khi giam giữ mục sư Brunson, chính phủ Turkey đã xem trường hợp này là tương tự trường hợp của Gulen, nên từ chối yêu cầu của Hoa Kỳ.

Cuối cùng, Hoa Kỳ đi đến biện pháp cấm vận và đánh thuế nhập cảng sản phẩm của Turkey. Đối lại, Turkey tuyên bố cấm nhập và bán các sản phẩm điện tử của Hoa Kỳ. Nhìn chung, nền kinh tế của Turkey như đang trên đà tuốt dốc và có cơ tan vỡ. Trong thời gian công nghiệp xây dựng phát triển, Turkey đã vay mượn rất nhiều tiền từ các ngân hàng Âu Châu mà nay các chủ nợ đang lo phiền không dễ đòi lại! Đứng trước sự mất giá đồng lira rất trầm trọng, Tổng Thống Erdogan lại không dám tăng mức tiền lãi suất như một biện pháp thường dùng tại các nước khác. So với đồng dô la, đồng lira mất đi gần một nửa giá chỉ trong 1 năm nay.

Tệ hại hơn, vì những va chạm mới dây, Turkey đã dọa sẽ rời bỏ Liên Minh Phòng Thủ Bắc Đại Tây Dương (NATO) để tìm đồng minh khác mà không ai không thấy rõ. Đó là Nga, một kẻ xấu từ nhiều năm nay đang lăm le nhảy vào khu vực Nam Á.

Turkey tìm đồng minh khác

Khối NATO được thành lập ngày 4 tháng 4, 1949 nhằm đối đầu với khối Cộng Sản Warsaw do Liên Bang Sô Viết đứng đầu. NATO có 29 nước thành viên trong đó Hoa Kỳ là nước có quân lực hùng hậu nhất. Turkey gia nhập khối NATO năm 1952, và tính về quân số thì đứng hàng thứ hai, có 920,473 quân hiện dịch và 429 quân trừ bị; chỉ sau Hoa Kỳ (5,745,000 quân hiện dịch và 23,210,000 trừ bị). Dân số Turkey 80 triệu, bằng ¼ dân số Hoa Kỳ; nhưng tổng sản lượng quốc gia của Turkey chỉ bằng 1/30 GDP của Mỹ. Turkey và Germany là hai nước đông dân nhất Âu Châu với trên 80 người; nhưng GDP của Turkey chỉ bằng 1/5 của Đức.

Nhưng từ lâu, Turkey đã là một đồng minh không mấy tín cẩn và ổn định của Hoa Kỳ nói riêng hay khối NATO nói chung. Do hoàn cảnh văn hoá xã hội (Turkey là một nước Hồi Giáo), do khoảng cách chế độ chính trị (Turkey không có chế độ dân chủ tự do như các nước Âu Châu) và đặc biệt trong cuộc xung đột giữa các nhóm Hồi Giáo cực đoan, Turkey có phần bênh vực các tổ chức khủng bố, chống lại những nhóm do Hoa Kỳ yểm trợ.

Trong một báo cáo của tổ hợp Academy Security do hai chuyên viên quân sự là Tướng James ‘Spider’ Mark và ông Rachel Washburn soạn, đã nêu ra các lý do mà Turkey sẽ từ bỏ khối NATO chỉ trong vòng vài tháng tới đây:

1/ Sự gia tăng can thiệp quấy rối của Nga nhằn đánh phá các chế độ dân chủ Tây Phương. Nga hiện đang lợi dụng sự thay đổi trật tự thế giới để lôi kéo các nước ngày càng xa với nền dân chủ. Turkey từ lâu nay vẫn tiếp tục tăng cường mức quan hệ thân mật với Nga

2/ Turkey ngày càng gia tăng quan hệ với tên ma quỷ Iran là nước mà Hoa Kỳ luôn coi là kẻ thù. Việc này thấy rõ qua chiến cuộc ở Syria.

3/ Lý do như nói ở phần trên: Hoa Kỳ thì ủng hộ nhóm kháng chiến người Kurd YPG để đánh bọn nhà nước Hồi Giáo (ISIS), trong khi Turkey thì coi nhóm YPG và PKK là tổ chức khủng bố, kẻ thù của họ. Thế mới thấy các nước NATO tuy đồng sàng, nhưng dị mộng. Dân số người Kurd khoảng 35 triệu chia ra 6 triệu ở Iran, 6 triệu ở Iraq, 2 triệu ở Syria và đông nhất là 14.5 triệu tại Turkey. Số còn lại sống rải rác ở các nước Âu Châu, Trung Đông và Nam Á.

Dân Kurd 14.5 triệu so với 80 triệu dân số chung của Turkey, phải xem đây là một sắc dân thiểu số rất lớn. Vì thế, từ hàng chục năm nay, người Kurd đòi tách ra khỏi Turkey để lập thành một quốc gia độc lập. Cuộc nội chiến kéo dài từ 1978 đến nay đã làm cho khoảng 57 ngàn binh sĩ hai bên tử trận và con số tương đương những người bị thương; kéo theo hàng chục ngàn dân thường bị thảm sát bởi cả hai phe.

4/ Cả ba nước Turkey, Iran và Nga đều muốn tạo ảnh hưởng lên nước Syria. Đối với Nga, Syria sẽ là một căn cứ hải quân thuận tiện. Đối với Iran, Syria lại sát nách nước Israel, đồng minh của Hoa Kỳ. Nếu có căn cứ quân sự ở Syria, tầm bắn các loại súng sẽ nhắm trực tiếp vào Israel. Còn Turkey, sẽ dễ đối phó hơn với các tổ chức người Kurd mà gốc gác là từ vùng đất phía bắc nước Iraq.

5/ Turkey ngày nay không còn giữ chế độ thế quyền dân chủ mà càng ngày càng thiên về chế độ độc tài, mang tính thần quyền, ngả về phương đông. Và có lẽ đây là mối lo ngại lớn nhất của giới tư bản Tây phương. Những nhà tư bản khi đầu tư, thường thích nhảy vào các nước tự do, dân chủ. Vì khi có vấn đề bất công, bất bình, họ có quyền kiện chính phủ sở tại ra toà và thường dành được phần thắng. Chuyện kiện tụng xảy ra thường xuyên ở Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp… Nhưng ở các xứ độc tài như Iran, Trung Cộng, Syria… thì rõ ràng, họ sẽ luôn gánh phần thiệt thòi vì chẳng biết kêu vào đâu!

Tầm quan trọng của Turkey đối với Hoa Kỳ

Turkey có một vị trí chiến lược quan trọng. Là chiếc cầu nối giao thương giữa Á và Âu, giữa văn minh Hồi Giáo, Ả rập và văn minh dân chủ Thiên Chúa Giáo Tây Phương. Trước Thế Chiến thứ Nhất, Turkey là trung tâm của đế quốc Hồi Ottoman hùng mạnh kéo dài 625 năm từ 1299 đến 1923; lãnh thổ vào thế kỷ 17 bao trùm một vùng rộng lớn 5.2 triệu cây số vuông từ Bắc Phi đến Nam Á, lên đến các nước Đông Âu; đến trước Thế chiến thứ Nhất vẫn còn 1.8 triệu cây số vuông.  Sau Thế Chiến 1, người hùng Mustafa Kemal Atatürk làm Tổng Thống đầu tiên từ năm 1923 đến 1938 của nước Cộng Hoà Turkey. Với chính sách rất cứng rắn, ông đã thay đổi Turkey thành một quốc gia hùng cường, phát triển. Nước Turkey của ông là nước Hồi Giáo đầu tiên tách thần quyền ra khỏi thế quyền. Vì thế, Turkey thân cận với Tây phương hơn Đông phương.

Không chỉ là thành viên của khối NATO đồng minh của Hoa Kỳ, và là nước có tiềm lực quân sự lớn nhất Âu Châu, Turkey còn là một đồng minh hữu ích co các cuộc hành quân của Mỹ và là thiết yếu cho các quyền lợi của Mỹ trong vùng. Trong các cuộc chiến tranh vùng Vịnh và gần đây là chiến tranh Iraq, Syria, chống ISIS; Hoa Kỳ đã sử dụng các căn cứ  quân sự trên đất Turkey để tiến hành các cuộc không yểm cũng như dùng như các căn cứ cho hàng ngàn quân bộ chiến. Nhờ các căn cứ ở Turkey, Hoa Kỳ có thể dễ dàng áp lực nước thù địch Iran hay yểm trợ nước bạn Israel. Turkey là một trong vài nước Hồi Giáo có quan hệ ngoại giao với Israel; lại là nước chứa nhận hơn 3.5 triệu dân tị nạn Syria để tránh cho Hoa Kỳ và các nước đồng minh Âu Châu phải đưa lưng ra gánh vác.

Vì Turkey nằm trên vùng Biển Đen, nơi có các lực lượng hải quân Nga hoạt động, nên lại càng quan trọng hơn cho chiến lược của Hoa Kỳ để chống Nga. Thời chiến tranh lạnh, Mỹ đã bố trí các hoả tiễn nguyên tử tại Turkey để hoá giải áp lực của Liên Sô.

Hiện nay, không quân Turkey đã đặt mua 100 chiếc F-35 của hãng Lockheed Martin. Phi công của họ đang được huấn luyện tại Luke Air Force Base, Arizona.  Nhưng Quốc Hội Mỹ đang cản trở việc mua bán này nại lý do Turkey bắt giữ Mục Sư Brunson. Thêm một lý do khác là vì Turkey cũng mua các hệ thống phòng không của Nga, nên việc chuyển giao F-35 cho họ khác nào giúp cho Nga có cơ hội khai thác, nghiên cứu để tìm ra các điểm nhược trên loại phi cơ chiến đấu tàng hình tối tân nhất của Mỹ! Do đó, hiện Turkey chỉ sở hữu có 2 chiếc F-35 mà thôi.

Chiến tranh không gian

Thời còn Chiến Tranh Lạnh, Cố Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã đe doạ Liên Sô bằng điều mà ông gọi là Chiến tranh các vì sao (Stars War). Liên sô với nền kinh tế èo uột đã chạy đua vũ trang với Mỹ và kết cuộc là phá sản. Cuộc chiến tranh các vì sao mà chúng ta thường xem qua những bộ phim giả tưởng nay đang có cơ trở thành hiện thực.

Thứ Năm tuần trước, Phó Tổng Thống Mike Pence tuyên bố sẽ xin phép Quốc Hội để thành lập một quân chủng mới trước năm 2020. Đó là Lực Lượng Không Gian (Space Force). Nếu được chấp thuận, Quân Lực Hoa Kỳ sẽ có 5 quân chủng: Lục Quân, Hải Quân, Không Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Duyên Phòng và Không Gian.

Lý do ông Pence đưa ra là các quốc gia đối thủ của Mỹ đang có khuynh hướng phát triển lực lượng để chiếm ưu thế về không gian.

Ông nói: “Như chúng ta từng làm trong quá khứ, Hoa Kỳ sẽ phải đối diện với những nguy cơ mới đang dần hiện rõ trên chiến trường mới.”

Nhưng yêu cầu này đang gặp sự chống đối cả trong lẫn ngoài những nhân vật của Ngũ Giác Đài và ngay cả Không Quân vì họ sợ mất đi phần nào trách nhiệm của mình. Ngoài ra còn phải tính đến việc tái cấu trúc một lực lượng đồ sô của Quân Đội và còn vấn đế ngân sách chắc phải rất lớn. Năm trước, Bộ Trưởng Quốc Phòng James Mattis cũng chống lại việc thành lập quân chủng mới nhưng tuàn này thì ông tỏ ra ủng hộ vì xem không gian như là một chiến trường mới mang tính quyết định.

Toà Bạch Cung đang ráo riết làm việc với các vị lãnh đạo các ngành an ninh quốc gia trước khi đệ trình một kế hoạch lên Quốc Hội. Trong kế hoạch này, việc đầu tiên là thành lập ngay một Bộ Tư Lệnh Không Gian Hoa Kỳ đứng đầu là một vị tướng 4 sao. Ngoài ra còn đề nghị lập một cơ cấu dân sự là Phụ Tá Bộ Quốc Phòng Đặc Trách về Không Gian chứ không để quân chủng mới này trực thuộc Bộ Không Quân như trường hợp Thủy Quân Lục Chiến thuộc Bộ Hải Quân. Toà Bạch Cung dự trù cho kế hoạch này 8 tỷ đô la..

Bộ Tư Lệnh Không Gian sẽ triệu tập tất cả những chuyên viên hàng đầu từ các ngành, các binh chủng để phát triển kỹ thuật mới nhằm đoạt chiến thắng nều chiến tranh xảy ra.

Đồng lòng với đề nghị này, nhiều vị dân cử và tướng lãnh đã cảnh cáo rằng không gian không còn là thánh địa hoà bình mà sẽ là nơi tranh chấp mà chúng ta phải dành cho nó sự quan tâm triệt để và các năng lực, nhân lực, tài lực. Không gian sẽ là quan trọng cho sự sống còn. Hiện nay, trên không gian bao la, các vệ tinh của Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ báo động phòng ngừa hoả tiễn đối phương, hướng dẫn các đầu đạn đi vào mục tiêu một cách chính xác và còn làm nhiệm vụ truyền tin, dọ thám.

Lực lượng không gian hiện nay trên thế giới

Cả Nga và Trung Cộng đều đang có những bước tiến về không gian, thách thức cả Hoa Kỳ.

Năm 2007, Trung Cộng đã phóng lên một hoả tiễn để bắn phá một vệ tinh nhân tạo đã chết, tạo ra một đám mây bụi lớn trong không gian. Việc này ông Pence coi là một khả năng quân sự hoá không gian của Trung Cộng. Ngoài ra, Trung Cộng còn biểu diễn bắn hạ những vệ tinh ở tầm xa hơn quỹ đạo, nơi mà các lực lượng quân sự gửi lên những máy móc tinh vi nhậy cảm.

Nga có Lực Lượng Không Gian từ năm 1992 đến 1997, rồi bị gián đoạn hai lần. Sau cùng tái lập năm 2015 là một ngành trực thuộc Russian Aerospace Forces, tương tự Bộ Tư Lệnh Không Gian (Air Force Space Command) là một thành phần của Không Quân Mỹ (U.S. Air Force)

Hiện nay, có các lực lượng không gian của quân đội các nước như sau:

Lực Lượng Yểm Trợ Chiến Lược của Quân Giải Phóng Trung Hoa (China People’s Liberation Army/ Strategic Support Force)

Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp về Không Gian của Pháp (French Joint Space Command)

Lực Lượng Không Gian Nga (Russian Aerospace Forces/Russian Space Forces)

Bộ Tư Lệnh Không Lực thuộc Không Quân Hoàng Gia Anh (United Kingdom Royal Air Force/RAF Air Command)

Bộ Tư Lệnh Không Gian thuộc Không Quân Hoa Kỳ (United States United States Air Force/ U.S. Air Force Space Command)

Trung Cộng chuẩn bị chiến tranh với Hoa Kỳ 

Sau khi hoàn tất việc thao diễn quân sự tại biển Đông và Hoàng Hải, cuối tuần qua, hải quân Trung Cộng đã thực tập chống hoả tiễn trong vùng biển Đông của Trung Hoa. Hoả tiễn địch mà họ dự trù sẽ được bắn lên từ phía Hoa Kỳ và Nhật Bản, và có thể từ vài nước địch thủ khác.

Trung Cộng đã huy động 10 chiến hạm từ 3 quân khu khác nhau trong cuộc thao dượt vừa qua, và họ đã sử dụng đạn thật. Chiếc chiến hạm nhỏ Meizhou loại corvette thuộc Hạm Đội Nam Hải được trang bị với hoả tiễn SAM và hoả tiễn chống chiến hạm đã bắn hạ một hoả tiễn được phóng lên; trong khi một chiếc corvette khác thì cố tình bắn hụt để thử khả năng theo dõi của chiếc thứ nhất.

Một chuyên viên quân sự Trung Cộng, Song Zhongping, đã cho ký giả báo Global Times hay rằng “sự đe dọa chiến tranh đang trên đà gia tăng, vì thế nhiệm vụ cấp bách hiện nay là ngăn chặn các hoả tiễn chống chiến hạm. Quân đội Giải Phóng Nhân Dân chúng tôi phải sẵn sàng cho chiến cuộc ngay từ bây giờ.”

Những cuộc thao dượt này là tiếp theo sau việc Hoa Kỳ, Nhật và Australia thực tập dùng các hoả tiễn bắn từ đất liền, từ chiến hạm hay từ không gian để đánh chìm mục tiêu là chiếc tàu cũ phế thải USS Racine. Dịp này cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản mà Hải Quân của họ đã bắn hoả tiễn đánh chìm tàu trên biển.

Đô Đốc Phil Davidson, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương – Ấn Độ Dương cho biết “các lực lượng phối hợp đã chứng minh một tầm vóc thích ứng và hiệu quả rất cao.  Khi Hải quân lùa quân địch lên đất liền, lực lượng bô chiến sẽ đánh tan chúng; và ngược lại khi bộ binh đẩy chúng ra biển thì hoả lực của Hải Quân sẽ tiêu diệt gọn.”

Để chuẩn bị đối phó với Trung Cộng, Nhật Bản sẽ bố phòng một lực lượng thủy bộ ưu tú mang tên The Amphibious Rapid Deployment Brigade mà từ sau Thế Chiến đến nay chưa được dùng đến.

Iran cũng thử nghiệm hoả tiễn

Bên đông thì có Trung Cộng, bên Trung Đông thì có Iran. Có lẽ tương lai sẽ là trục ma quỷ chống lại thế giới Tây Phương.

Tại eo biển Hormuz, Iran cũng vừa cho thử nghiệm hoả tiễn chống chiến hạm! Hoả tiễn này được bắn đi từ hải phận trực thuộc Iran mà theo Vệ Binh Cách Mạng Iran là để ngăn chặn những nguy cơ do bọn thù địch (có ý nói Hoa Kỳ).

Tướng Joseph Votel, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Trung Ương, cho biết cuộc thực tập này cũng na ná các lần trước; nhưng vấn đề là thời điểm có vẻ bất thường. Ông cho rằng Iran muốn qua việc này, nhắn gửi cho Hoa Kỳ lời đe dọa vào lúc mà Hoa Kỳ áp đặt sự cấm vận triệt để đối với Iran.

Iran rất giận dữ việc Tổng Thống Trump rút ra khỏi cái “deal” về nguyên tử giữa các nước Tây Phương và Iran cũng như tái áp dụng những biện pháp trừng phạt lên nước này mà hậu quả là kinh tế Iran như bị suy sụp.

Tháng trước Lãnh tụ tối cao Iran là Ayatollah Ali Khamenei cùng Tổng Thống Iran Hassan Rouhani lên tiếng đe dọa họ sẽ phong toả vùng vịnh để không cho dầu hoà được xuất cảng nếu như dầu của Iran bị Mỹ cấm mua bán. 

Chỉ cần 20 ngàn đô la, bọn khủng bố Hồi được tại ngoại

Năm tên Hồi Bắc Phi hai nam, ba nữ là Siraj Wahhaj, Hujrah Wahhaj, Lucas Morton, Jany Leveille và Subhannah Wahhaj bị lực lượng cảnh sát quận Taos, thuộc Tiểu Bang New Mexico bắt giữa tuần trước khi họ khám phá ra một khu tồi tàn nằm sâu trong sa mạc với 11 trẻ em tứ 1 đến 15 tuổi, rách ruới đang sống một cách bẩn thỉu và có vẻ bệnh hoạn. Tình hình trong các căn lều rất tồi tệ: nó được bao quanh bởi những vỏ xe cũ, bên trong không có lương thực, không có nuớc sạch, không có điện, các bình ga thì bị xì hơi, nhiều mảnh kính vỡ và các khúc gỗ mục đinh nhọn lởm chởm, không có thuốc men, dụng cụ y tế và điều kiện vệ sinh.

Tại toà án, Công tố trình ra lá thư gửi cho Siraj Wahhaj từ một người anh của nó mời hắn ta đến New Mexico và hy sinh như một thánh tử đạo (martyr). Một nhân chứng khai với cảnh sát cho hay trong một lễ nghi giải tà quái đản tại khu lều này, nạn nhân là em bé Abdul-Ghani Wahhaj 3 tuổi bị bóp cổ và sùi bọt mép rồi hôn mê và chết. Abdul-Ghani Wahhaj là đứa con trai bị cha nó là Siraj Wahhaj bắt cóc từ Georgia đem về New Mexico để tế thần. Chính tên Siraj Wahhaj là con trai của một imam Hồi Giáo cùng tên và từng dính vào vụ đánh bom khủng bố ở Trung Tâm Thương Mại Thế Giới (World Trade Center) năm 1993. Tên Siraj Wahhaj 39 tuổi là người dạy bắn súng cho bọn trẻ. Theo lời khai của vài đứa trẻ, thì chúng được dạy cách bắn súng đề sau này sẽ bắn vào các học sinh ở trường mà chúng sẽ được gửi vào học. Bọn Hồi này buộc những trẻ em trong lều tin rằng nạn nhân Abdul-Ghani Wahhaj bị bóp cổ để thoát khỏi quỷ ám và khi sống lại trở thành một Jesus, hướng dẫn người khác phải giết những ai, nơi đâu.

Trong lúc lục soát khu vực, cảnh sát tìm thấy nhiều loại súng như AR-15, súng ngắn cùng rất nhiều đạn dược. Vài đừa trẻ bị bắt lúc đang cầm súng hay các hộp đạn. Ba phụ nữ dường như là mẹ đẻ của 11 đứa trẻ con. Nhưng khi khai với cảnh sát thì họ chỉ nói tên của họ và tên bọn trẻ, ngoài ra không cho thêm tin tức gì khác về em bé bị giết. Họ đều nói rằng “Nó không phải là con tôi và tôi không được phép nói gì về nó.”

Với các tội danh vừa bắt cóc, vừa khủng bố, vừa lạm dụng trẻ em, Công tố đã đề nghi giam giữ những tên khủng bố Hồi cho đến ngày ra toà xử. Nhưng bà Sarah Backus, Thẩm phán thuộc Đảng Dân Chủ đã bác bỏ đề nghị của công tố mà cho bọn này được tại ngoại hầu tra sau khi chỉ đóng tiền thế chân 20 ngàn đô la cho mỗi đứa. Việc này gây bất bình trong dư luận. Bà Thống Đốc New Mexico cũng đã lên tiếng phản đối, coi như bà Thẩm Phán đã xem thường an ninh của người dân khi thả bọn tội phạm nguy hiểm.

Vào ngày thứ Hai đầu tuần, một vụ khủng bố bằng xe hơi đã xảy ra tại gần Trụ sở Quốc Hội Anh ở London. Một thanh niên gần 30 tuổi đã lái xe húc bừa vào người đi bộ và xe đạp rồi cày vào hàng rào cản bên ngoài toà nhà Hạ Viện Anh. Việc dùng xe để húc vào người đi bộ xảy ra tại Âu Châu và Hoa Kỳ nhiều lần làm chết hàng trăm người vô tội. Hầu hết đều do bọn Hồi cực đoan gây ra. Bảy vụ tại Âu Châu trong năm 2017, 2 vụ năm 2016 và năm nay đã có 2 vụ.

Chiến sự tại Afghanistan có mòi gia tăng khi phiến quân khủng bố Taliban đánh chiếm một phần thành phố và căn cứ quân sự của chính phủ Afghanistan ở tỉnh Baglan, miền Bắc nước này. Có 39 quân nhân và cảnh sát Afghanistan bị chết trong trận chiến theo sau đó là một vụ nổ bom tự sát gây chết cho thêm 48 người khác. Một trận chiến xảy ra trước đó, hôm thứ Hai, bọn Taliban đã giết và bắt sống hoàn toàn một đại đội quân chính phủ gồm 106 người ở quận Ghormach, tỉnh Faryab cũng miền Bắc Afghanistan.