Thời Sự Hàng Tuần – Ngày 27 tháng 10, 2018 Cuộc xâm lăng không tiếng súng

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

 Cuộc xâm lăng không tiếng súng

Tuần trước, chúng tôi có nói sơ về một đoàn lữ hành hơn 3000 người từ nước Honduras đang tiến về biên giới Guatemala và Mexico. Từ đây, đoàn người nhắm đến Hoa Kỳ xin tị nạn vì lý do những bất ổn xã hội và nghèo đói ở Hondura. Họ đã bạo động xô những hàng rào chắn tại biên giới giáp với Mexico để tràn qua trước sự bất lực của khoảng 500 cảnh sát Mexico. Nhưng qua tuần này, con số 3000 đã phồng to lên đến hơn 7000 và còn có thể lên đến cả gần hai chục ngàn. Con đường bộ dài cả ngàn cây số của họ là từ San Pedro Sula đến Nueva Ocotepeque thuộc Honduras, rồi vượt biên giới đến Equipula, Guatemala City và Tecun Uman trên lãnh thổ Guatemala trước khi đến biên giới Mexico.

Tuần trước, chỉ có ‘lục quân’, là đoàn người đi trên đường bộ. Tuần này họ tăng cường thêm ‘binh chủng hải quân’, là hàng ngàn người vượt trên những chiếc bè qua các con sông giữa hai nước Guatemala và Mexico. Đó là vì họ muốn tránh các trạm kiểm soát của cảnh sát biên giới tại Ciudad Hidalgo, mà phải vượt qua sông Suchiate bằng bè hay nhảy từ trên cầu xuống những chiếc bè chờ sẵn. Tại các biên giới, những người thanh niên bặm trợn đã ném đá tấn công luôn cả cảnh sát.

Tổng Thống Hondura là Juan Orlando Hernandez đã xin phép Guatemala để đưa các đoàn bảo vệ dân sự vào nước này nhằm giúp những người tị nạn là công dân của họ. Ông cũng thuê nhiều xe vận tải để chở những ai muốn trở về nước, cũng như lập cầu không phận dành ưu tiên cho người già, người bệnh, phụ nữ và trẻ em.

Xuyên tạc của truyền thông phe tả

Theo một chính trị gia đối lập ở Guatemala, những người lữ hành này không phải đi tìm “giấc mơ Mỹ”, mà chỉ đơn thuần là chạy trốn cơn ác mộng tại xứ họ. Tổng Thống Trump trong những buổi nói chuyện với cử tri trong lúc vận động cho các ứng cử viên Cộng Hoà, đã cho rằng sở dĩ có việc hàng ngàn người muốn tràn vào Mỹ là do đảng Dân Chủ đã chống lại sự cải tổ chính sách di dân và việc kiểm soát biên giới của ông. Mấy tháng trước, những người Dân Chủ đã thúc bách phải cho hàng ngàn người Trung Mỹ qua đường Mexico được nhận vào Hoa Kỳ. Đó cũng một phần do biện pháp “bắt rồi thả” (Catch and Release) làm cho luật pháp Hoa Kỳ không còn sức cưỡng chế để ngăn ngừa làn song di dân bất hợp pháp.

Phóng viên Jorge Ramos của đài Univision nói tiếng Spanish có mặt tại chỗ đã cho rằng họ là những người ti nạn kinh tế mà Hoa Kỳ có nghĩa vụ phải mở cửa đón vào! Những người phe tả cứ lý luận rằng Hoa Kỳ là quốc gia của di dân, nên không thể ngăn chặn những người tị nạn. Họ quên rằng thời kỳ di dân lập quốc đã qua từ lâu. Nếu nay vì nhu cầu, Hoa Kỳ chỉ cho phép một con số di dân hạn chế, hợp pháp và dựa trên sự lựa chọn của chính Hoa Kỳ chứ không phải là cái bãi hoang mở toang ra cho bất cứ ai cũng có thể vào trú ngụ.

Các phóng viên truyền thông phe tả lợi dụng câu nói của Tổng Thống Trump rằng trong đám có bọn khủng bố ISIS và bọn tội phạm MS-13 để cho rằng ông nói láo và gây sự sợ hãi trong dân chúng. Ông đã khoác tay trả lời: Hãy xách máy quay phim đi vào đám đông đó và sẽ thấy sự thật. Sự thật thì chắc chắn trong hàng ngàn người di dân bất hợp pháp đó, không thể không có bọn xấu trà trộn. Những năm vừa qua, Bộ Nội An và các lực lượng Cảnh Sát biên giới đã bắt giữ hoặc ngăn chặn nhiều tên khủng bố và bọn tội phạm. Cần gì phải trưng ra bằng chứng, mà hãy dùng cái suy luận thông thường để thấy rõ vấn đề. Tổng Thống Guatemala trong một lần nói chuyện bất ngờ với tờ báo lớn nhất nước này, đã tiết lộ cơ quan an ninh Guatemala đã bắt giữ hơn 100 tên khủng bố thuộc cái gọi là “Nhà Nước Islam ở Syria” (ISIS) ẩn nấp tại những vùng nghèo khó ở Trung Mỹ.

Hôm thứ Ba, Phó Tổng Thống Mike Pence cho hay chính Tổng Thống Hondura Juan Orlando Hernández nói với ông rằng thủ phạm đứng sau yểm trợ tài chánh cho đoàn người hàng ngàn di dân này là nước Venezuela, một nước theo chủ nghĩa Công Sản đang phá sản và tỏ ra thù địch với Hoa Kỳ.

Ông cũng bào chữa cho câu Tổng Thống Trump nói có những người Trung Đông trà trộn trong đám lữ hành. Phó Tổng Thống Pence cho phóng viên Robert Costa của báo Washington Post hay rằng không có gì khó hiểu về chuyện này. Theo ông, trong năm ngoái, mỗi ngày, cảnh sát biên giới đã bắt giữ 10 tên khủng bố tại biên giới giáp Mexico. Bọn này cũng phát xuất từ các nước Trung Đông, nhưng đến các nước Trung Mỹ để trà trộn vào đám dân bất hợp pháp. Ông còn cho hay những tổ chúc tả khuynh từ nước Trung Mỹ Venezuela, đã bỏ tiền ra thúc đẩy đám di dân này. Mục đích là thách thức chủ quyền và đe dọa biên giới của Hoa Kỳ.

Một ký giả từng đoạt giải đã len lỏi vào đám di dân Hondura để tìm hiểu. Bà Sara Carter cho hay rằng cơ quan tình báo Guatemala nhận diện được nhiều người từ ba nước không thuộc Trung Mỹ đã trà trộn trong ding người vô tận này. Đó là dân các nước Bangladesh, Ấn Độ và một nước Phi Châu. Bà còn cho hay ngoài thành phần khủng bố, còn có những thành viên các băng đảng tội phạm như MS-13.

Phó Tổng Thống đã gặp và bàn bạc về việc này với Tổng Thống Jimmy Morales của Guatemala và các giới chức thẩm quyền của Mexico. Ông thề rằng sẽ làm bất cứ điều gì trong thẩm quyền và khả năng để chăn những đoàn di dân bất hợp pháp xâm phạm biên giới Hoa Kỳ.

Trong bài diễn văn, Tổng Thống Trump tự xác nhận mình là một người “nationalist” mà theo chúng ta hiểu là người quốc gia, đặt quốc gia lên hàng đầu, đối nghịch với người theo chủ nghĩa quốc tế như bọn Cộng Sản. Nhưng các đài tả khuynh như CNN, NBC nhao nhao lên cho rằng “nationalist” là kỳ thị chủng tộc (racism), là thù hận (hatred). Thật đáng ngờ trình độ hiểu biết của những người này. Vì học sinh trung học cũng có thể hiểu rõ những chữ nation, national, nationalist, nationalism. Tổng Thống Trump đã loan báo đe dọa sẽ cắt hết tất cả mọi viện trợ cho Hondura và Mexico nếu hai nước này không có biện pháp ngăn chận. 

Lập trường phe Dân Chủ

Có rất nhiều lần các đài truyền hình đã chiếu lại những đoạn video cũ của cựu Tổng Thống Obama, cựu Thượng Nghị Sĩ Hillary Clinton, Thượng Nghị Sĩ Chuch Schumer để cho thấy những thủ lãnh phe Dân Chủ cũng từng lên diễn đàn nói về di dân bất hợp pháp mà theo họ là vi phạm luật pháp Hoa Kỳ, là không đáng được dung túng, là cần phải xúc tiến việc xây tường biên giới để ngăn chận…

Như trong bài diễn văn năm 2006, khi còn là Thượng Nghị Sĩ, Obama kêu gọi bảo vệ biên giới, chống di dân bất hợp pháp, triệt để áp dụng nguyên tắc trọng pháp “Rule of Law”. Xin xem video  https://youtu.be/DOe9a4WNSuo

Trong dịp vận động bầu cử ngày 9 tháng 11 năm 2015, bà Hillary Clinton nói: “Khi còn là Thượng Nghị Sĩ, tôi đã nhiều lần bỏ phiếu cho việc dùng ngân khoản xây bức tường biên giới để không cho bọn di dân bất hợp pháp tràn vào… Và tôi nghĩ rằng các vị phải kiểm soát biên giới của quý vị” (I voted numerous times when I was a senator to spend money to build a barrier to try to prevent illegal immigrants from coming in… And I do think you have to control your borders.)

Bà Clinton cũng đã bỏ phiếu thuận cho Đạo Luật Hàng Rào An Ninh năm 2006 (the Secure Fence Act) mà sau đó đã được Tổng Thống George W. Bush ký. Đạo luật này cho phép xây bức tường 700 dặm dọc theo biên giới Mexico và Hoa Kỳ cũng như lập thêm các hàng rào ngăn chặn xe cộ, các trạm kiểm soát, bắt thêm hệ thống đèn pha, các phương tiện tân tiến như vệ tinh, phi cơ không người lái để dễ phát hiện bọn nhập cư lậu.

Ngoài bà Clinton, các Thượng Nghị Sĩ Obama và Chuck Schumer cũng bỏ phiếu thuận để thông qua tại Thượng Viện với tỷ lệ 80 – 19. Xin nhắc, năm 2006, ông Obama vừa mới đắc cử lần đầu vào Thượng Viện.

Những diều trên, bà Clinton nhắc lại năm 2014 khi ra mắt giới thiệu cuốn sách “Hard Choices” do bà viết.

Và cũng chính bà, đã nói với phóng viên Christiane Amanpour của đài CNN về chủ trương phải trả về nước những đứa trẻ không cha mẹ từ Trung Mỹ vượt qua biên giới để vào Mỹ. Nguyên văn: “Phải trả chúng về nước càng sớm càng tốt sau khi xác định được ai là người trong gia đình chúng có tránh nhiệm. Tôi nghĩ rằng bọn nhỏ phải được đoàn tụ với gia đình”. Điều này có nghĩ là bọn này phải được trả về nước nơi che mẹ chúng ở.

Và để ủng hộ việc thắt chặt an ninh biên giới, bà Clinton nói rằng: “Chúng ta phải gửi cho họ một thông điệp rõ ràng rằng không phải bọn trẻ lọt vào nước Mỹ là có thể ở lại Mỹ đâu. Vì thế, chúng ta không muốn gửi thông điệp nào mâu thuẫn với luật pháp của chúng ta và có thể khuyến khích thêm những đứa trẻ làm những chuyện nguy hiểm để vượt biên.” (…we have to send a clear message, just because your child gets across the border, that doesn’t mean the child gets to stay. So, we don’t want to send a message that is contrary to our laws or will encourage more children to make that dangerous journey.) https://www.aol.com/48491461-a1e7-43de-8909-fd8a6310eba8

Còn ông bạn già thường công kích bất cứ việc gì của Tổng Thống Trump thì sao? Trong một bài diễn văn năm 2009, Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer cũng từng ủng hộ quan điểm chống di dân bất hợp pháp mà sau này Tổng Thống Trump chủ trương. Trong một cuộc hội thảo về chính sách di dân tại Đại học Luật Georgetown, ông nói: “Di dân bất hợp pháp là sai trái, và mục tiêu chính trong sự cải cách toàn diện về di dân là phải nhắm vào ngăn chặn nạn di dân bất hợp pháp trong tương lai.” (Illegal immigration is wrong, and a primary goal of comprehensive immigration reform must be to dramatically curtail future illegal immigration.) https://youtu.be/MdAyn89hFIo

Chống hay bênh, chỉ là chiêu bài mị dân.

Cái lưỡi không xương, nhiều đường lắt léo!

Những người phe Dân Chủ không rõ thực lòng bênh, hay chống; thương hay ghét những di dân bất hợp pháp! Lúc họ nói thế này, mai họ lại nói thế kia! Tùy vào hoàn cảnh khi họ cần tranh phiếu của quần chúng mà thôi. Nhất là trong tình trạng hiện nay, họ sẽ nói chống bất cứ điều gì hành pháp Trump chủ trương, bất cần biết đúng hay sai.

Khi còn là Thượng Nghị Sĩ mới tập tễnh vào Thượng Viện, ông Obama tỏ ra chống di dân. Đến khi ra tranh cử Tổng Thống nhiệm kỳ 2008-2016, ông quay phắt 180 độ và lên tiếng hứa hẹn sẽ nâng lên hàng ưu tiên số 1 việc mở lối cho bọn trẻ bất hợp pháp được vào Quốc tịch Mỹ. Từ đó ông đẻ ra cái gọi là DACA. Việc này có bằng chứng trên đài tiếng Spanish Univision khi ông trả lời phóng viên Jorge Ramos: “Tôi không dám bảo đảm sẽ thực hiện [cải cách di trú] trong vòng 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ. Nhưng tôi có thể bảo đảm rằng trong năm đầu tiên sẽ có một đạo luật về di dân mà tôi tích cực ủng hộ và vận động. Và tôi muốn tiến hành càng nhanh càng tốt.” (I cannot guarantee that it is going to be in the first 100 days. But what I can guarantee is that we will have in the first year an immigration bill that I strongly support and that I’m promoting. And I want to move that forward as quickly as possible.)

Hứa cho sướng miệng rồi xong. Lúc đó Thượng Viện Hoa Kỳ do đảng Dân Chủ chiếm đa số, dư sức vượt qua số phiếu thuận 60 để thông qua luật Dream Act hay một luật cải cách di trú. Nhưng ông ta ngồi yên vị trong Toà Bạch Cung rồi, chẳng thèm làm gì để giữ lời hứa. Thời đó, Thượng Nghị Sĩ Chuck Schumer đang ngồi ghế Chủ Tịch một phân ban về di trú của Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện. Và ông Schumer cũng ngậm miệng nốt. Cả bà Nancy Pelosi lúc đó đang làm Chủ Tịch Hạ Viện, cũng im re!

Thế mà bây giờ họ hùa nhau lên tiếng chống phá Tổng Thống Trump hàng ngày. Hoá ra cái tội của Tổng Thống Trump là đã làm cho người ta ghét mà bài bác tất cả chủ trương nào dù trước đó do phe Dân Chủ đề ra!

Một cuộc tập họp lớn chưa từng có.

Không so với những cuộc biểu tình kiểu “Million March” của người da đen hay phong trào phụ nữ. Nhưng so với những cuộc tập hợp vận động bầu cử thì phải nói lần nói chuyện tối thứ Hai vừa qua của Tổng Thống Trump tại Houston là vĩ đại chưa từng có. Ít nhật theo sự hiểu biết của chúng tôi trong mấy chục năm nay.

Tổng Thống đã đến Houston để vận động cho các ứng cử viên Cộng Hoà tranh các ghế từ Hạ viện, Thượng viện đến Thống Đốc… Trước đó, người ta chỉ dự trù cho vài ngàn người tham dự; nhưng con số ghi tên lên đến tám chục ngàn. Ban Tổ Chức phải bỏ địa điểm đã chọn là NGR Arena có 8000 chỗ, mà dời qua Trung Tâm Toyota, cơ sở của đội basketball Houston Rocket. Đây là cơ sở lớn nhất của Houston để có thể chứa dược 19 ngàn khán giả. Rất nhiều người đã rời nhà kéo đến địa điểm từ sáng Chủ Nhật, hơn một ngày trước để sắp hàng. Ngoài dân Houston, có nhiều người từ nhiều thành phố, khu vực khác. Có người mang theo ghế xếp, lều bạt ngồi nên đường gần nơi tổ chức. Họ mặc những chiếc T shirts hay đội nón màu đỏ có in hàng chữ “Make America Great Again”. Nhiều quầy hàng lưu niệm được vội vả dựng lên bán các thứ có in hình Tổng Thống Trump hay các khẩu hiệu của ông. Cũng có nơi bán cuốn sách “Just the Tweets” dày 387 trang gồm những câu mà Tổng Thống tweeted ra với giá 35 đô la một cuốn. Từ tháng 4 đến nay, 4000 cuốn đã được bán ra.

Bên trong là 19 ngàn người may mắn vào được, bên ngoài là hàng chục ngàn khác đứng, ngồi để nghe. Ngoài ra cả triệu người theo dõi trên màn ản truyền hình.

Khi tranh cử vòng sơ bộ năm 2016, hai ứng cử viên Trump và Ted Cruz đả kích nhau dữ dội. Nhưng hôm nay, Tổng Thống Trump đã thân hành đến Texas để cổ động cho ông Cruz. Đối thù của Cruz là Beto O’Rourke, một người Dân Chủ theo tả khuynh, thiên về chủ nghĩa xã hội. Vào đầu tuần, ông Cruz theo thăm dò đã hơn ông O’Rourke 7 điểm; dù ông O’Rourke quyên góp nhiều tiền gấp 3 ông Cruz.

Bưu kiện chứa bom gửi các lãnh tụ 

Chỉ trong hai ngày 24 và 25 tháng 10, nhiều gói quà được gửi tới tư thất các cựu Tổng Thống Obama, Hillary Clinton, cưụ Phó Tổng Thống Joe Biden, Toà Bạch Cung, và ngay cả toà nhà của tổ hợp truyền thông Time Warner nơi có văn phòng của đài truyền hình CNN, ở trung tân thành phố New York. Nhà của Obama và Clinton cũng ở khu giàu sang ngoại ô New York. Khi các gói quà này được chuyển vào phòng thu nhận của Bạch Cung và Time Warner, nhân viên các nơi này đã phát hiện trong đó có loại bom tự chế, tuy thô sơ, nhưng có mức sát thương nếu bị kích nổ. Các gói quà gửi cho Clinton và Obama cũng thế. Đầu tuần, một gói quà mang bom cũng được gửi đến toà dinh thư nguy nga của tỷ phú George Soros, là người thiên tả và hào phóng đóng góp cho đảng Dân Chủ cùng các phong trào phe tả.

Ngoài ra còn nhiều gói bom gửi cho Dân biểu Maxine Waters, cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Eric Holder, cựu Giám Đốc CIA John Brennan, cựu Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia James Clapper và vài nhân vật khác.

Cách đây chừng 2 tuần, nhiều phong bì có chứa chất bột độc hại cũng được gửi đến Bạch Cung, Ngũ Giác Đài, Bộ Hải Quân… Thủ phạm các vụ này đã bị bắt giữ.

Cảnh sát đang điều tra để xem các gói quà này có chung nhau những đặc điểm để có thể kết luận do cùng một người, một nhóm người nào đó gửi ra. Các nhà bình luận cho hay chưa nên vội phán xét rằng do những người cực đoan phe Cộng Hoà hay Dân Chủ, có thể còn có những kẻ bên ngoài nhúng tay vào gây chia rẽ, hỗn loạn trong sinh hoạt xã hội Hoa Kỳ. Biết đâu có bàn tay của Putin hay Tập Cận Bình? Và… tại sao không phải là từ những người phe Dân Chủ bày ra trò này để “gắp lửa bỏ tay người”?

Tin sáng thứ Sáu cho hay tên tình nghi gửi các gói bom đã bị bắt giữ ở Florida. Chưa có chi tiết về tên này.

Sự gian dối của Saudi Arabia

Vụ giết chết ký giả Jamal Khashoggi của báo Washington Post tại Toà Lãnh Sự Saudi Arabia ở thủ đô Istanbul của Turkey gây sôi nổi trong suốt tuần qua. Lúc ban đầu, Saudi Arabia chối bai bải. Họ cho hay tin này là bịa đặt, vì ông Khashoggi đã rời toà lãnh sự sau đó. Những hình ảnh và tin tức của Turkey cho thấy Saudi trước đó có gửi đến Istanbul một toán 18 nhân viên tình báo mà theo họ là người của Thái Tử Salman. Sau khi tra tấn và giết chết ông Jamal, bọn này đã chặt xác ông ra nhiều khúc để thủ tiêu. Chúng cũng cho một người có thân hình cao lớn đóng giả ông Jamal với chòm râu bạc và mặc bộ áo quần của ông để đi ra. Việc này là để lừa bịp công luận. Nhưng qua hình ảnh ghi trên camera, đôi giày của người đóng giả này khác màu với đôi giày ông Jamal mang trên chân khi vào toà Lãnh Sự.

Saudi sau đó, lại thú nhận rằng họ chỉ có ý định giữ ông Jamal lại và đưa về Saudi thôi. Nhưng ông đã kháng cự và sinh ra việc đánh nhau với nhân viên trong toà lãnh sự và kết quả là ông bị chết.

Cuối cùng, khi không còn đuờng chối cãi, Saudi lạ đưa ra lời giải thích thứ ba. Họ thú nhận rằng những nhân viên của họ đã giết ông Jamal. Quốc Vương Saudi đã gửi lời chia buồn đến gia đình ông Jamal và ra lệnh bắt giữ 18 nhân viên có dính líu để điều tra. Hoa Kỳ đã tỏ phản ứng hoàn toàn thất vọng vì sự dối trá của Saudi Arabia. Tổng Thống Trump ra lệnh phong toả các visa của những nhân viên Saudi trong vụ này. Các nước Âu Châu cũng có hành động tương tự.

Tướng chỉ huy của Mỹ bị thương tại Afghanistan

Vào ngày thứ Năm, Thiếu Tướng Austin “Scott” Miller, Tư Lệnh Lực Lượng hỗn hợp Mỹ-Afghanistan kiêm Tư Lệnh Ủy Hội Yểm Trợ của khối NATO tại đây vừa thoát trong gang tấc một cuộc phục kích ám sát khi một tên khủng bố xâm nhập và bắn nhiều loạt đạn trong một cuộc meeting cao cấp tại khu vực hành chánh của Thống Đốc tỉnh Kandahar. Ba nhân viên cao cấp của Afghanistan bị trúng đạn chết trong đó có Abdul Raziq, Tư Lệnh Cảnh Sát của tỉnh và Abdul Momin, Giám Đốc Tình Báo; viên Thống Đốc Kandahar Zalmai Wessa cũng bị thương và đã chết sau khi được chở đến bệnh viện. Nhiều lính và cảnh sát Afghan cũng bị thương. Phía Mỹ, có 1 quân nhân và hai nhân viên Mỹ bị thương. Tướng Miller cũng bị thương nhưng sau vài ngày điều trị tại bệnh viện, đã hồi phục và trở lại làm việc.

Nhóm khủng bố Taliban đã lên tiếng nhận rằng họ đã tổ chức việc khủng bố này. Tên khủng bố là một nhân viên trong toán an ninh của Thống Đốc. Y đã bị bắn chết ngay lúc giao tranh.

Hãng Samsung rút khỏi Việt Nam

Làm ăn với các nước Cộng Sản độc tài không phải dễ!

Ngoài những thứ luật kệ chồng chéo nhau, ngoài chuyện phép vua thua lệ làng, nạn tham những, rồi còn nạn nhân viên quen thói ỷ lại, lười biếng, hay ăn cắp đồ đạc… Các hãng lớn ngoại quốc sau một thời gian rồi cũng ngao ngán rút chân ra khỏi Việt Nam.

Hãng Samsung của Nam Cao Ly là một hãng lớn tầm cỡ toàn cầu, chuyên sản xuất các mặt hàng điện toán, điện tử. Ngày nay, những máy giặt, máy sấy, tủ lạnh, TV…  có phẩm chất rất cao, cạnh tranh ngang hàng với các hãng lớn của Mỹ như Whirlpool, Dell, HP… Tại thủ phủ Austin của Texas, Samsung có một cơ sở rất lớn gồm nhiều khu sản xuất chiếm hàng chục ngàn hecta ở phía Đông Bắc thành phố.

Cũng có thể do tình hình Cao Ly dần dần cải thiện. Hai miền Nam Bắc có thể đi đến việc hợp tác trong tương lai rất gần, Samsung đã có ý muốn sẽ rút các cơ sở sản xuất tại Việt Nam đem về đầu tư vào miền Bắc Cao Ly.

Sau gần 70 năm chia hai, miền Nam Cao Ly dưới chế độ tự do dân chủ đã tiến rất nhanh. Từ một nước nghèo, rách nát vì chiến tranh, họ đã vươn lên hàng ngũ những con rồng Á Châu trong cuối thế kỷ 20. Hiện nay, Nam Cao Ly dân số 51.5 triệu, có thể so sánh gần bằng Nhật Bản với tổng sản lượng hàng năm là 2.138 ngàn tỷ đô la, chia ra lợi tức trung bình đầu người là 42,775 đo la; đứng hàng thứ 29 trên toàn thế giới. Trong khi đó, Bắc Cao Ly theo chế độ Cộng Sản thì vẫn nghèo khó, đói kém thường xuyên. Với dân số 25 triệu, tổng sản lượng hàng năm là 25 tỳ, chia ra lợi tức bình quân mỗi người chỉ vỏn vẹn 1000 đô la, đứng hàng chót của thế giới.

Cũng tương tợ hai nước Đức, khi thống nhất năm 1990, Tây Đức giàu có phải gánh vác việc tái thiết Đông Đức đã kiệt quệ sau 35 năm sống dưới chế độ Cộng Sản. Nam Cao Ly chắc chắn phải dành mọi ưu tiên cho những người cùng máu mủ bên kia vỹ tuyến 38 để nâng họ lên ngang hàng với miền Nam.

Vì thế, việc Samsung rút khỏi Việt Nam cũng là điều dễ hiểu. Thật ra, thì họ đã rút dần vốn và cơ sở về nước từ lâu nhưng chưa đóng cửa hẳn. Samsung dự trù sẽ hoàn toàn ngưng sản xuất ở Việt Nam trong 2 năm tới. Nếu việc này xảy ra, Việt Nam sẽ chịu một đòn chí tử vì sẽ có đến thêm nhiều triệu người thất nghiệp.

Dù bên ngoài những người du lịch Việt Nam nhận xét hòi hợt cho rằng Việt Nam đang khá lên. Thật ra chỉ là sự phát triển mang tính chất ảo, không đồng bộ, không nền móng.  Cứ nhìn vào những thống kê mới thấy Việt Nam chưa thoát ra khỏi tình trạng chậm tiến, lạc hậu và nghèo khó. Theo tài liệu năm 2017 của Ngân Hàng Thế Giới, lợi tức bình quân đầu người của Việt Nam chỉ có 2343 đô la (đứng hàng thứ 132 trên thế giới) so với các nước không Cộng sản khác thì thua xa lắc. Malaysia có lợi tức đầu người là 9945 đô la, Thailand là 6594 đô la, Indonesia là 3847 đô la. Các nước theo Công Sản ở Đông Dương cũng rất tệ: Lào: 2457 đô la, Cambodia 1384 đô la.

Hoa Kỳ rút ra khỏi Hiệp Hội Bưu Chính Thế Giới 

Thêm một đòn đau mà Hoa Kỳ đã đánh vào Trung Cộng, khi hành pháp của Tổng Thống Trump tuyên bố Hoa Kỳ rút ra khỏi tổ chức Liên Hiệp Bưu Chính Thế Giới.

Liên Hiệp Bưu Chính Thế Giới (Universal Postal Union (UPU)) có trụ sở tại Bern, Switerland, là tổ chức ra đời do Hiệp Định Bern năm 1874, sau này trực thuộc LHQ. Tổ chức này điều hợp các chính sách về bưu điện giữa các quốc gia hội viên, trong đó có việc định giá bưu phí và ưu tiên gia giảm cho những nước xét theo tình trạng phát triển, giàu nghèo.

Trong sinh hoạt hàng ngày, ít có cơ quan truyền thông nào quan tâm đến giá cước bưu chính. Nhưng Toà Bạch Cung đã để ý đến việc này từ lâu do sự thúc đẩy của nhiều nhóm doanh nghiệp muốn sửa lại giá cước mà theo họ đã làm cho họ thất lợi trước các đối thủ cạnh tranh của Trung Cộng.

Giải thích cho việc này, Tổng Thống Trump cho rằng thật là bất công khi Liên Hiệp Bưu Chính đã ưu tiên cho Trung Cộng và nhiều nước được gửi hàng hoá, bưu kiện đến Hoa Kỳ với cước phí rẻ mạt so với bưu phí mà các công ty Hoa Kỳ phải trả nếu gửi đi trong nước. Điều này làm thiệt hại rất lớn cho những nhà sản xuất của Mỹ trong khi để cho hàng hoá của Trung Cộng ồ ạt tràn vào Mỹ và bán với giá rẻ mạt. Được biết, mỗi năm Hoa Kỳ thất thu đến 300 triệu đô la do sự chênh lệch bưu phí.

Các thành viên trong tổ chúc Bưu Chính Thế Giới đồng loạt lên tiếng phản đối Hoa Kỳ.

Việc Hoa Kỳ tuyên bố rút ra khỏi tổ chức này sẽ chờ gần 1 năm sau mới có hiệu lực. Nhưng một viên chức hành chánh cao cấp cho biết Hoa Kỳ không chủ trương rút ra, mà chỉ muốn sẽ tái thương lượng về giá cả bưu phí sao cho hợp lý và không đem lại thiệt hại cho nước Mỹ. Từ gần 150 năm nay, tổ chức Liên Hiệp Bưu Chính Thế Giới đã dành cho các nước đang phát triển mức phí rất thấp so với các nước giàu có. Trung Cộng hưởng quy chế này dù rằng ngày nay, họ đã là một cường quốc kinh tế hàng nhì trên thế giới!

Phía Hoa Kỳ muốn việc ấn định cước phí phải do từng quốc gia tự lo lấy. Ông Jay Timmons, CEO của Hiệp Hội các nhà sản xuất toàn quốc lên tiếng hoan nghênh quyết định của Tổng Thống Trump. 

Trung Cộng nguy to vì đậu nành

Hoa Kỳ những năm qua là nước hàng đầu bán đậu nành cho Trung Cộng. Mà giá cả thì thật rẻ, chỉ bằng 60% giá đậu nành do nông dân Trung Hoa sản xuất ra.

Trong cuộc chiến tranh kinh tế dai dẳng suốt năm qua, Trung Cộng dọa sẽ đánh thuế cao lên đậu nành của Mỹ. Thậm chí còn dọa sẽ ngưng nhập cảng.

Họ tưởng làm thế sẽ gây bất lợi cho Tổng Thống Trump khi các nông gia Hoa Kỳ bất mãn vì mất nguồn lợi nhuận.

Nhưng Trung Cộng đã lầm to!

Trước mắt, nhiều công ty sản xuất những phụ gia của đậu nành tại Trung Hoa đã thất thu và đang trên đà phá sản. Ngành ép đậu nành lấy dầu và đóng bã đậu thành bánh để làm thức ăn gia súc là một ngành rất quan trọng tại Trung Hoa. Nay giá đậu cao do bị đánh thuế cao, cộng với việc giá thịt heo bị giảm sút. Hai việc này làm các nhà chăn nuôi và dân tiêu thụ Trung Hoa khốn đốn vô cùng. Lúc bình thường, các xưởng ép đậu nành của Trung Hoa có công suất 80 ngàn tấn một ngày. Hiện có hơn 20 nhà máy ép đậu phải ngừng hoặc giảm sản xuất. Năm 2012, công ty Thần Hy ở Sơn Đông nhập cảng hơn 5.5 triệu tấn đậu, chiếm 1/10 tổng số đậu Trung Cộng nhập vào. Nay thì ông chủ là nhà tỷ phú Thiệu Trọng Nghị đã khai phá sản công ty ép đậu rất quy mô của ông ta. Nhiều công ty khác cũng đã nộp đơn khai phá sản vì không có tiền trả các khoản nợ. Còn vế phía Hoa Kỳ, Tổng Thống Trump lại dọa sẽ tiếp tục đánh thuế trên 500 tỷ hàng của Trung Hoa nếu Trung Cộng không chịu bỏ cung cách gian trá.

Một mặt, ông đã có biện pháp tài trợ 12 tỷ đô la cho nông dân trong lúc tạm thời bị ảnh hưởng. Nhưng sau việc các công ty Trung Cộng phá sản, ngành công nghiệp ép đậu Mỹ bỗng phất lên một cách không ngờ. thu lợi nhuận cao chưa từng có trong lịch sử. Theo hãng tin Reuters vào ngày 12/7,  Sở giao dịch Chicago cho hay tiền lời mỗi thùng đậu là (bushel chứa hơn 35 lít) là 2,2 đô la. Một chủ công ty ép đậu niêm yết trên thị trường chứng khoán nói: “Chúng tôi đang nắm một cơ hội ngàn năm có một, chúng tôi giàu to rồi! ”.

Các nước hiện nay đổ xô mua bã đậu của Hoa Kỳ vì nước Argentina – một trong các nước hàng đầu sản xuất đậu nành – qua mấy cơn hạn hán đã thất thu. Ngay cả Trung Cộng không còn cách nào khác bằng cách mua đậu của Hoa Kỳ với giá cao!

Quốc Khánh Việt Nam Cộng Hoà

Hôm qua, 26 tháng 10, 2018, là ngày kỷ niệm lần thứ 63 ngày cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước Việt Nam Cộng Hoà. (26 tháng 10, 1955). Một năm sau, đúng ngày 26 tháng 10, 1956, bản Hiến Pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời.

Ông Ngô Đình Diệm về nước nhận chính quyền ngày 7 tháng 7 năm 1954 theo lời mời của vua Bảo Đại. Các tổ chức chính trị đã thúc đẩy ông mở cuộc trưng cầu dân ý ngày 23 tháng 10, 1955 và toàn dân đã đồng lòng truất phế vua Bảo Đại, tín nhiêm ông Diệm là người sẽ mở lối dân chủ tự do cho miền Nam Việt Nam.

Dù ai khen hay chê, ủng hộ hay chống đối cố Tổng Thống Diệm, chắc không ai có thể phủ nhận ý nghĩa của ngày 26 tháng 10. Ngày 1 tháng 11 năm 1963 chỉ là cuộc đảo chánh lật đổ một nguyên thủ để những người khác lên cầm quyền. Trên căn bản, nước VNCH không có gì thay đổi sâu sắc về chế độ chính trị.