Thời Sự Hàng Tuần ngày 1 tháng 12, 2018 Chuyện dài di dân

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Di dân thực sự tấn công ở biên giới

Tuần trước, có đến hơn 4000 người từ nhiều nước Trung Mỹ như Honduras, Guatemala, El Salvador; mà đông nhất là dân Honduras đến thành phố Tijuana của Mexico giáp ranh với Hoa Kỳ. Họ đã vượt hơn 2500 dặm, đổ về đây với những lá quốc kỳ các nước của họ trên tay và những băng vải tự nhận họ là những người lao động quốc tế (We are not criminals! We are international workers!) Một số được xe bus chở đến, sau đó là đoàn người trên những xe vận tải hay đi bộ. Nhà cầm quyền thành phố Tijuana ước tính sẽ có thêm vài ngàn người sẽ tới nữa. Dân và chính quyền thành phố đã tỏ sự bất mãn trước đàn di dân bất hợp pháp. Họ kêu gọi Liên Hiệp Quốc giúp đỡ khẩn cấp để giải quyết việc ăn ở của đám đông này. Tuy nhiên họ cũng kiên quyết sẽ đuổi những người này về nước vì không có khả năng cưu mang và còn phải lo cho vấn đề an ninh trật tự của địa phương.

Tổng Thống Trump đã lên tiếng đe dọa nếu Mexico không giải quyết nhanh những nhóm di dân này mà cứ để họ tràn vào biên giới, ông sẽ ra lệnh đóng hẳn các cửa biên giới dành cho xe hơi. Tuần trước, cảnh sát đã đóng hết hơn 50% số cửa ra vào, làm trở ngại cho du khách và những công nhân Mexico qua Mỹ làm việc theo hợp đồng.

Bà Carla Provost, chỉ huy Tuần phòng Biên giới cho đài truyền hình Fox News hay rằng những nhân viên Hoa Kỳ đã bị tấn công. Một nhóm đông người của đoàn di dân đã tiến sát khu vực rào cản và dùng gạch đá, chai lọ ném vào nhân viên công lực. Việc này không những gây tác hại cho nhân viên cảnh sát mà cả với những người di dân; vì Hoa Kỳ cương quyết không nhượng bộ trước những hành vi bạo lực. Bà Kirstjen Nielsen, Bộ Trưởng Nội An đã khẳng định nhân viên công lực sẽ không ngần ngại đóng hết các cửa ải ra vào nước vì lý do an ninh và trật tự công cộng.

Tổng Thống Trump cũng viết ra trên trang tweeter yêu cầu phía Mexico hãy đuổi những di dân này về nước mà họ đang giương lên lá quốc kỳ. Ông nói: “Hoa Kỳ sẽ không cho họ vào nước. Chúng tôi sẽ đóng cửa biên giới luôn nếu thấy cần thiết.”

Hình ảnh chiếu ra hôm thứ hai cho thấy hàng trăm người trong đoàn di dân từ các nước Trung Mỹ đã thực sự tấn công vào những người cảnh sát biên giới. Việc này xảy ra ngay tại biên giới Mỹ Mexico ở bên này là thành phố San Ysidro của Mỹ, bên kia là Tijuana của Mexico. Những thanh niên đã đẩy một số đàn bà trẻ con lên hàng đầu, nhào vào những con đường dành cho xe hơi qua lại hoặc tấn công thẳng vào cảnh sát ở ngay bức tường. Họ dùng gạch đá và các thứ chai lọ ném vào hàng quân. Phía cảnh sát phải dùng hơi cay và đạn cao su để chống trả. Cảnh sát cũng bắt giữ 69 người đã lọt qua phần đất Hoa Kỳ.

Tiên liệu được đám đông sẽ gây bạo động, Tổng Thống Trump đã chuyển hàng ngàn binh sĩ ra trợ lực với cảnh sát. Bộ Quốc phòng cũng ra lệnh quân nhân sẽ phản ứng trong trường hợp bất khả kháng. Tổng Thống Trump kịch liệt bác bỏ biện pháp “bắt rồi thả”, mà chủ trương “bắt và giam “ luôn rồi làm thủ tục tống xuất về nước nguyên quán của những người nhập cư bất hợp pháp.

Có tin từ phóng viên Michael Graham của đài CBS News cho hay Bộ Nội Vụ của Mexico quyết định trục xuất đợt đầu 500 người vì họ coi thường luật pháp Mexico và đã có hành vi bạo lực, xâm nhập bất hợp pháp qua biên giới. Đài BBC hôm thứ hai cũng xác nhận tin này.

Một nguồn tin cho hay có khoảng 500 tên tội phạm trà trộn trong đoàn người đến Tijuana đầu tiên. Đó những tên can án hình sự, buôn bán ma túy, trộm cướp, giết người. Cũng có bọn buôn người trong các nhóm này mà có lẽ những phụ nự và trẻ con là thân chủ của chúng.

Phản ứng của đảng Dân Chủ

Phe Dân Chủ liberal thì đang nhỏ ra những giọt nước mắt cá sấu kêu khóc cho những đàn bà trẻ em đang bị hơi cay ở biên giới. Chuyện này không khác gì hồi chiến tranh Việt Nam, bọn Việt Cộng luôn đẩy đàn bà trẻ con, người già cả ra trước làm bình phong cho chúng khi biểu tình hay khi chúng tấn công vào lực lượng Việt Nam Cộng Hoà. Nếu quân ta phản ứng, chắc chắn không tránh khỏi việc gây thiệt hại cho đàn bà trẻ con, thì đó là lúc chúng tuyên truyền về sự dã man của chúng ta để đánh động lòng thương của quốc tế!

Một vài báo chí tả khuynh còn đưa hình ảnh bà Melania Trump trang trí hoa đèn, cây Noel trong toà Bạch Cung mà mỉa mai rằng bà Đệ Nhất Phu Nhân chơi xa xỉ trong khi những trẻ em bị hơi cay ở biên giới!

Rõ là vô duyên! Nước Mỹ là nước giàu mạnh nhất thế giới. Việc trang trí mùa Giáng Sinh là thông lệ hàng năm của bất cứ gia đình nào, từ Tổng Thống xuống đến những gia đình bình dân. Toà Bạch Cung có trang trí tốn kém thì cũng phải làm để xứng đáng là toà nhà đệ nhất của cường quốc Hoa Kỳ. Còn những người lữ hành, họ đã được cảnh báo trước rằng Mỹ sẽ không nhận họ. Thế mà họ vẫn liều mạng đem con cái đi hàng ngàn dặm để chịu khổ nhọc, mưa nắng, ốm đau mà đâu phải vì lý do bị đàn áp chính trị ở quê nhà họ đâu! Nếu họ có đủ lý do chính đáng thì cứ đến các điểm có sẵn làm đơn xin tị nạn. Còn cứ nhào đại vào biên giới một cách bất hợp pháp thì phải nhận hậu quả thôi.

Tuần trước, phe Dân Chủ, đặc biệt có cựu Tổng Thống Obama đã cười nhạo báng khi Tổng Thống Trump lên tiếng báo động về đoàn lữ hành sắp xâm lăng nước Mỹ. Họ cho rằng những người này còn cách biên giới cả ngàn dặm. Ai dè chỉ vài hôm sau, đoàn này đã đến tấn công ngay biên giới Mỹ. Không gọi là xâm lăng thì gọi là gì hỡi các vị Dân Chủ, tả khuynh? Trên đài CNN còn nói rằng đoàn lữ hành này hiền lành, hoà bình (peaceful) trong khi chúng tôi xem những đoạn video thấy những đàn ông bặm trợn ném đá, gạch vào cảnh sát, lay giật các bức tường hay leo lên tháo gỡ các cuộn kẽm gai concertina.

Phe Dân Chủ to tiếng kết án Trump trong việc đối phó mạnh tay với đoàn di dân, họ quên mất rằng khi Barack Obama còn là Tổng Thống, ông ta cũng đã áp dụng biện pháp tương tợ. Lần giở trang báo San Diego Union-Tribune năm 2003 ra, có đoạn tin như sau: “Một nhóm khoảng 100 người đã xâm nhập bất hợp pháp qua biên giới hôm Chủ Nhật tại San Ysidro. Họ ném đá và chai lọ vào cảnh sát tuần phòng. Nhân viên cảnh sát đã đáp trả lại bằng hơi cay và các biện pháp mạnh bạo để đẩy những người này về bên kia biên giới.”

Nay thì những người Dân Chủ, nhất là Dân Chủ xã hội chủ nghĩa đòi giải tán cơ quan ICE, đòi xóa bỏ biên giới, mở toang ra cho di dân tha hồ vào nước Mỹ. Họ quên rằng Mỹ vẫn mở cửa đón di dân hợp pháp với những con số khá lớn. Mỹ cũng rộng lòng đón nhận những dân tị nạn vì bị đối xử bất công do bất đồng chính kiến, tôn giáo, sắc dân. Còn di dân kinh tế thì biết bao nhiêu cho vừa? Có hàng chục, hàng trăm triệu người đang mơ uớc vào Mỹ đấy. Liệu nước Mỹ có đủ tài nguyên cưu mang cho hết hay không? Có lòng nhân ái thì cũng phải có khả năng và phải lo cho dân mình là ưu tiên. America First!

Những điều nói láo của truyền thông và phe Dân Chủ (1) Đoàn lữ hành chỉ toàn đàn bà trẻ con. Thực tế đại đa số là thanh niên ở tuổi cầm súng, (2) Họ là người xin tị nạn (asylum seekers). Thực tế, họ chỉ muốn vào Mỹ. Họ đã từ chối ân huệ Mexico cho ở lại. (3) Họ là những người hiền lành. Thực tế, họ đã chứng tỏ rất bạo động. (4) Họ còn rất xa biên giới. Thực tế, họ đã có mặt hôm Chủ Nhật ở biên giới. (5) Không có tội phạm trong đoàn. Thực tế có khoảng 600 tên tức hơn 10%. (6) Không có tổ chức nào tài trợ cho họ. Thực tế xe bus, lều bạt, thức ăn đều có người lo cả. (7) Quân đội không được dùng ở biên giới. Thực tế, nhiệm vụ quân đội là bảo vệ biên cương.

Vấn đề xin di trú tị nạn

Sau khi nhóm lữ hành đầu tiên đến Tijuana, nhóm kế tiếp đang bị chính quyền tiểu bang Jalisco (Mexico) cắt mất nguồn xe bus. Họ đang mắc kẹt và phải lội bộ qua giữa vùng quê Mexico.

Có đến 26 cửa ngõ vào Mỹ với chừng 16,500 nhân viên cảnh sát biên giới canh phòng những đoạn giữa các cửa ra vào này. Mỗi cửa ra vào các cả hơn chục lanes dành cho xe đi vào và hàng chục lanes khác cho xe đi ra. Tại Texas, có gần 3000 binh sĩ, Arizona và California mỗi tiểu bang có 1500 binh sĩ đang phụ trợ với cảnh sát.  Ông Kevin McAleenan, Ủy viên Bảo vệ Biên giới và Quan thuế, cho hay ông cũng gửi thêm hàng trăm nhân viên ra tăng cường ở biên giới. Những người này chuyển từ các phi cảng, hải cảng và các cửa ái ở biên giới phía bắc giáp với Canada.

Tại các cửa ái, có các văn phòng nhận đơn xin tị nạn. Muốn hưởng quy chế tị nạn, chỉ đơn giản bước vào văn phòng làm đơn xin. Nhưng với con số hàng ngàn người như hiện nay, thời gian nạp đơn và chờ đợi sẽ kéo dài hàng tháng nếu không nói là hàng năm. Và muốn được chấp thuận, như đã nói, người xin tị nạn phải nêu được lý do bị ngược đãi ở quê nhà chứ không phải vì nghèo khó, bị quấy nhiễu bởi bọn tội phạm. Cửa ải San Ysidro ở gần thành phố San Diego là cửa ải lớn nhất Hoa Kỳ. Mỗi ngày có hơn 100 ngàn người qua lại. Ngay cửa ra vào có 22 lối dành cho người đi bộ và 26 lanes cho xe hơi. Theo lởi Giám Đốc cửa ái Sidney Aki, cơ quan của ông chỉ có thể nhận đơn chừng 100 người mỗi ngày.

Theo những thể lệ mới của liên bộ Tư Pháp và Nội An cùng với lệnh hành chánh của Tổng Thống Trump, chỉ có những người ngoại quốc nào nộp đơn tại văn phòng ở cửa ải mới được cứu xét. Còn những ai đã xâm nhập một các bất hợp pháp vào lãnh thổ Hoa Kỳ sẽ mất quyền này. Những người này sẽ bị bắt và giam giữ; sau đó bị trục xuất.

Theo tài liệu của Văn phòng Di trú và Quốc tịch (U.S. Citizenship and Immigration Services), vào tháng 4 trước đây, có 400 di dân nộp đơn tại cửa ải, 122 người khác nhảy rào vào nước Mỹ và bị bắt giữ.

Nhiều nước đồng ý với Tổng Thống Trump

Những hiệp ước quốc tế của Liên Hiệp Quốc về di dân đa số có lợi cho những người di dân, nhưng lạ bất lợi cho những nước mà di dân muốn tìm đến. Dĩ nhiên không ai muốn đến các nước nghèo khó, độc tài làm gì. Hoa Kỳ, Australia, Canada và các nước Âu Châu là điểm nhắm tới của di dân. Giữa những nước nghèo hoặc những nước giàu với nhau, không cần có bức tường biên giới. Nhưng giữa hai nước mà mức sống và chế độ chính trị chênh lệch một trời một vực thì bắt buộc phải có một thứ gì đó thật cụ thể đển ngăn chặn làn sóng di dân. Cuối năm 2017, khi Tổng Thống Trump rút ra khỏi Hiệp Ước Toàn Cầu về di dân, nhiều quốc gia đã lên án kịch liệt, coi đó là hành vi ích kỷ.

Nhưng đến nay, thì nhiều nước khác đã thấm đòn di dân và quay sang bắt chước Tổng Thống Hoa Kỳ. Họ cũng lục tục rút chân ra khỏi Hiệp Ước này vì thấy nó chỉ mang đến những bất ổn cho đất nước của họ. Hiệp Ước ra đời vào tháng 9 năm 2016 có tên là “The U.N.’s Declaration for Refugees and Migrants” (Tuyên ngôn của Liên Hiệp Quốc về Di cư và Tị nạn) quy định các quyền lợi của người tị nạn và di dân mà không căn cứ vào hoàn cảnh pháp lý của họ.

Tổng thống Trump khi phát biểu tại Liên Hiệp Quốc ở New York vào tháng 9 đã nói thẳng rằng: “Chính sách di dân của Liên Hiệp Quốc có nhiều điều không phù hợp với chính sách di dân của Hoa Kỳ… Vấn đề di cư không nên bị chi phối bởi một tổ chức quốc tế vốn không chịu trách nhiệm đối với công dân của chính chúng ta… Rốt cuộc, một giải pháp lâu dài duy nhất cho cuộc khủng hoảng di cư là giúp người trong nước đó xây dựng tương lai tươi sáng hơn ở các quốc gia của họ. Làm cho đất nước của họ tốt đẹp trở lại.”

Một trong những người đồng thuận với Tổng Thống Trump là Thủ Tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ông tuyên bố: “Chúng tôi cam kết bảo vệ biên giới của chúng tôi chống lại những người di cư bất hợp pháp. Đây là những gì chúng tôi đã làm, và đây là những gì chúng tôi sẽ tiếp tục làm”, Swisszerland cũng đang trì hoãn việc ký kết Hiệp định, và quốc hội của họ sẽ thảo luận về vấn đề này trong những tuần tới. Ngoài ra, các nước Poland và Austria cũng lên tiếng phản đối Hiệp Ước Di Dân này. Họ cho rằng nó không những không giải quyết được vấn đề di cư mà lại gây hại đến chủ quyền của các nước tiếp nhận vì mập mờ trong sự phân biệt giữa việc di dân hợp pháp và bất hợp pháp. Ngoài ra, hiệp ước không có điều khoản nhằm bảo đảm chủ quyền của các quốc gia tiếp nhận để quyết định ai được vào lãnh thổ của họ. Việc phản đối hiệp ước, theo các nước Âu Châu, là để bảo vệ an ninh và trật tự xã hội của dân nước họ.

Nghe tin các nước Australia, Hungary, Cộng hòa Séc, Bulgaria, và Croatia cũng đã loan báo sẽ việc rút khỏi Hiệp ước.

Tội phạm trong nhóm DACA

Chúng ta đã nhiều lần nói về khoảng gần 1 triệu thanh niên mà khi xâm nhập vào Mỹ bất hợp pháp chỉ là những trẻ em. Nay những trẻ này đã lớn lên. Sau nhiều năm được cựu Tổng Thống Obama hứa hên mở đường cho nhập tịch nhưng chẳng làm gì để tiến hành, Tổng Thống Trump thoạt đầu đã đòi trục xuất hết bọn này. Nhưng sau đó phải nhượng bộ phe Dân Chủ để hòng đổi lấy ngân khoản xây tường biên giới, Tổng Thống Trump cũng đành chấp nhận cho đám này ở lại và tìm cách mở lối cho chúng hợp pháp hoá.

Những đứa trẻ trong thành phần DACA này đa số là do cha mẹ chúng giao cho bọn buôn người thẩy bừa qua biên giới mà Hoa Kỳ vì nhân đạo, phải cưu mang chúng. Nhiều trẻ được giao cho các gia đình gốc Latino quản lý. Có khi rơi vào ngay gia đình cư trú bất hợp pháp. Vì thế, đa số trẻ lớn lên không học hành, làm việc mà theo băng đảng, trộm cướp giết người hay buôn bán ma túy. Thỉnh thoảng cũng có vài trẻ chịu khó học hành thành đạt. Nhưng con số này quá hiếm hoi, không thể dùng làm tiêu biểu chung cho cả thành phần DACA.

Mới đây, một tên thuộc thành phần DACA này đã gây phạm pháp bằng cách bắn súng chống lại cảnh sát khi người cánh sát này rượt bắt.

Đó là trường hợp Luis Cobos-Cenobio 29 tuổi, một DACA sống bất hợp pháp nhiều năm ở Mỹ. Tên này vi phạm luật lệ lưu thông bị một xe tuần tiểu của cảnh sát chớp đèn. Tên này đã không dừng lại mà còn phóng nhanh để chạy trốn. Khi cảnh sát đuổi kịp, y đã mở cửa xe, rút súng bằn nhiều viên đạn về xe cảnh sát. Đối với những trường hợp như thế này, nhóm liberal sẽ lên tiếng tuyên truyền cảnh sát kỳ thị sắc dân, đàn áp những nạn nhân vô tội chỉ mong muốn ở Mỹ tìm cuộc sống tốt đẹp.

Tên Luis này đã từng bị cảnh sát bắt giữ 2 lần trước đây, trong đó có một lần can tội tiểu hình vào năm 2015 nhưng chính quyền Obama coi là không thuợc thành phần nguy hiểm nên không trục xuất. Lần này, y bị công tố kết tội khủng bố và cố sát. Đây là một trong hàng chục trường hợp những tên thuộc loại DACA này phạm pháp mà chúng ta thỉnh thoảng nghe trên các đài truyền hình.

Lại cô Ocasio-Cortez

Cứ để cho cô gái Xã Hội Chủ Nghĩa này tha hồ phát biểu để tìm ra những lý luận buồn cười, chứng tỏ sự thiếu hiểu biết về chính trị của cô dân biểu trẻ nhất Hoa Kỳ vừa được bầu vào Hạ Viện nhờ những người mê muội về chủ nghĩa xã hội!

Cô Alexandria Ocasio-Cortez mới đây tuyên bố so sánh sự tương đồng giữa những người di dân Trung Mỹ và…. những người Do Thái chạy trốn chế độ Quốc Xã Đức cũng như những người tị nạn chạy trốn nạn diệt chủng ở Rwanda và Syria!

Đây là nguyên văn lời cô: “Không thể coi những người tị nạn đang xin nhập cư là tội phạm. Những gia đình Do Thái chạy trốn Nazi không là tội phạm; những người Rwandan, những người Syrian chạy trốn nạn diệt chủng cũng không là tội phạm. Vậy thì những người đang chạy trốn bạo lực ở Trung Mỹ cũng thế.”

Nào có ai gọi những người di dân Trung Mỹ là tội phạm đâu nếu họ đàng hoàng đến các văn phòng di trú ở biên giới làm đơn xin di dân? Nhưng nếu họ cố tình vượt hàng rào biên giới một cách bất hợp pháp, thì rõ ràng họ là kẻ phạm pháp! Và trong số hàng ngàn di dân đó có không ít những kẻ phạm pháp, côn đồ và có cả bọn khủng bố trà trộn.

Bà Kirstjen Nielsen đã dọa sẽ cưỡng chế pháp luật tối đa và truy tố những ai gây rối, phá hoại tài sản công cộng, gây nguy hiểm cho nhân viên công lực và vi phạm chủ quyền quốc gia.

Hành pháp Trump cũng tuyên bố những di dân Trung Mỹ phải tiến hành thủ tục xin di dân ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Những ai đã xâm nhập bất hợp pháp sẽ mất quyền xin di trú và sẽ bị tống xuất.

Ngoài số hơn 60 người bị bắt vào ngày thứ hai sau khi xâm nhập vào Hoa Kỳ sẽ bị trục xuất, phía nhà cầm quyền Mexico cũng bắt giữ gần 50 người bị buộc tội gây rối và những tội khác liên quan đến việc nhập cư bất hợp pháp. Mexico cũng sẽ trục xuất chừng 500 ngời trong đợt đầu tiên.

Nếu cô Cortez có học qua lịch sử thế giới, sẽ biết rằng Hitler ví người Do Thái là bọn chuột bọ, bọn gián không đáng sống. Y đã ra lệnh giết chết hơn 6 triệu người Do Thái ở Âu Châu bằng đủ cách: đẩy xuống hố đào sẵn, bắn chết hàng loạt, hay cho vào phòng hơi nhạt, lò hoả thiêu. Tại Syria, bọn ISIS cũng giết hàng trăm ngàn người không cùng tôn giáo hay tuy cùng tôn giáo nhưng không theo chúng. Dân Syria còn là nạn nhân cả chính phủ Asad và các nhóm phiến quân Hồi khác. Tại Rwanda, bọn diệt chủng cũng giết hàng trăm ngàn người khác sắc dân. Những người Do Thái. Syria, Rwanda, người Đông Dương… có đủ tiêu chuẩn của người tị nạn. Còn người Honduras thì sao?

Sự thật ở Honduras

Hàng ngàn người Honduras không bỏ nước ra đi và bị ngược đãi chính trị, tôn giáo…

Họ tự cho rằng họ chạy trốn bạo lực xã hội là tình trạng không có quốc gia nào tránh khỏi, tuy ít hay nhiều.

Trong một vài thư từ qua lại của những người Honduras với nhau, chúng ta biết tình hình ở Honduras không có gì là nghiêm trọng. Một bà viết như sau: “Tôi vừa gọi điện thoại cho bạn thân ở Honduras vì tôi lo âu cho tình hình ở nước này và cũng muốn dọ ý xem bà bạn có muốn đi tị nạn không…” Bà bạn trả lời: “Không, Kathy, mọi việc bình thường ở đây. Đã có cả ngàn người trước bỏ đi, nay đã quay trở lại.

Chính phủ Honduras đã cung cấp nơi tạm trú cho những người trở về. Họ cũng chăm sóc kỹ về y tế, thực phẩm và những nhu yếu phẩm để những người này nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Cuộc sống ở Honduras vẫn bình thường, Dân chúng vẫn đi làm, trẻ em vẫn đến trường! Theo lời bà Kathy nói trên, nếu bạn nghe đài CNN, chỉ nên tin một nửa thôi. Đài này xuyên tạc sự thật. Cả tên Jorge Ramos (đài Univision nói tiếng Spanish) và tên Del Rincon (đài Telemundo, cũng là đài nói tiếng Spanish).

Một số người trở về đã tiết lộ rằng họ được mai mối trả tiền cho chuyến đi; nhưng sau cùng họ nhận ra điều họ mơ ước là không có thật. Nhiều người đã bán hết tài sản để đi, và nay trở về tay trắng!

Trong đám “di dân” đang đến biên giới Mỹ-Mexico chỉ còn lại bọn gọi là “mareros” (Gangs of El Salvador) và những người từ các nước khác ngoài Honduras. Bọn này đẩy những người đàn bà và trẻ con đi hàng đầu làm cái khiên che cho chúng khi chúng tấn công vào các rào chắn biên giới. Theo nhiều nguồn tin, thì đoàn lữ hành di dân được khích động và tổ chức bởi Mel Zelaya là một ứng cử viên thất cử trong mùa bầu cử Tổng Thống Honduras vừa qua. Tên này được sự hỗ trợ của nước Venezuela.

Nạn nhân đầu tiên của Mueller

Sau hai năm dược giao phó điều tra về việc Tổng Thống Trump câu kết với Nga gian lận bầu cử, ông Điều Tra viên đặc biệt Robert Mueller đã không tìm thấy lỗi nào của Tổng Thống, mà chỉ truy tìm những tội hình sự của những nhân viên từng làm việc trong Ủy ban Tranh cử của ông Trump. Những tội danh đó thường liên quan đến thuế má, tiền bạc như không khai báo trương mục ngân hàng, cản trở pháp luật, khai gian với Ủy ban Điều tra vân vân.

Nạn nhân đầu tiên bị truy tố là ông George Papadopoulus. Ông này 31 tuổi, từng làm việc trong ban cố vấn về đối ngoại trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của Tổng Thống Trump. Ngày 27 tháng 1, 2017, cơ quan điều tra liên bang FBI thẩm vấn ông về quan hệ giữa Tổng Thống Trump và Nga. Ngày 27 tháng 7 cùng năm, ông bị bắt giữ và ông đã tỏ ra hợp tác khai báo với ông Mueller. Ngày 5 tháng 10, 2017, ông Papadopoulus chịu nhận tội đã khai láo với cơ quan FBI về những mối liên hệ của ông ta có liên quan đến quan hệ Mỹ Nga và chiến địch tranh cử của ông Trump. Ngày 7 tháng 9, 2018, ông bị toà xử phạt 14 ngày tù, một năm quản chế và phải đóng 9500 đô la tiền phạt. Ngày thứ hai vừa qua, ông xin hoãn thi hành án tù có lẽ để được hưởng ngày lễ Noel với gia đình. Nhưng toà bác bỏ yêu cầu này vì ông đã làm đơn xin quá trễ so với thời hạn ấn định để kháng cáo.

Người thứ hai là ông Paul Manafort. Manafort năm nay 69 tuổi, từng là Chủ tịch Ủy ban trong Ủy ban Tranh cử của Tổng Thống Trump. Ông này bị toà buộc 8 tội danh mà đa số cũng liên quan đến tiền bạc, ngân hàng. Manafort sẽ ra toà nhận bản án trong thời gian sắp tói.

Tin từ Bạch Cung cho hay Tổng Thống Trump đã giao nộp bản trả lời những câu hỏi của ông Robert Mueller. Tổng Thống luôn cho rằng cần giải tán Ủy ban Điều tra này vì mất quá nhiều thời gian, hao tốn công quỹ mà không tìm được bằng chứng sai trái nào về mối liên hệ của Tổng Thống và Nga. Phía các dân biểu Dân Chủ cứ khăng khăng đòi phải giữ lại ủy ban điều tra. Họ tìm đủ mọi cách đển ngăn không cho Tổng Thống giải chức ông Mueller. Trong một tin khác, Tổng Thống Trump có hỏi ý kiến muốn FBI mở cuộc điều tra để truy tố bà Hillary Clinton về những tội danh sử dụng hệ thống máy điện toán riêng để cất giữ, gửi và nhận hàng ngàn văn kiện mật của chính phủ, cũng như những tội hủy hoại các máy điện toán, cell phoes và hàng chục ngàn các email khi được yêu cầu giao nộp cho ủy ban điều tra FBI dưới quyền ông James Comey. Nhưng những viên chức thuộc bộ Tư Pháp khuyến cáo Tổng Thống không nên làm điều này vì theo họ có thể bị gán cho “có tính cách trả đũa đối thủ chính trị.”

Nhân chuyện email của Hillary Clinton, một ủy ban của dân biểu Cộng Hoà đã triệu tập cựu Bộ trưởng Tư Pháp Loretta Lynch và cựu Giám đốc FBI James Comey ra điều trần trước ủy ban. Ông Comey có vẻ không muốn ra nhưng sau đó đòi hỏi điều kiện cuộc điều trần phải mở ra công khai. Xin nhắc lại trong thời gian điều tra về bà Clinton, ông Bill Clinton đã bay đến Phoenix để gặp bà Loretta Lynch ngay tại chân cầu thang máy bay để nói gì không ai biết nội dung. Sau đó, ông Comey đã chuyển tội danh của bà Clinton từ “coi thường” (recklessness) sang tội danh “vô ý” (carelessness) khi sử dụng hệ thống máy chủ riêng cho các văn thư mật của quốc gia. Tội “vô tình” rất nhẹ so với tội “coi thường” pháp luật.

Khi công luận thắc mắc về cuộc trò chuyện giữa Bill Clinton và Loretta Lynch, họ giải thích hai người chỉ nói chuyện gia đình, về các cháu nội ngoại. Kể ra thì họ cũng chịu khó bay hàng ngàn dặm từ hai nơí khác nhau đến gặp nhau ở Phoenix để chỉ nói chuyện nhà! Họ xem công chúng như những đứa trẻ lên ba hay những kẻ tâm thần ngu khờ để có thể tin họ!

 Hậu quả cơn hoả hoạn California

Sau hơn hai tuần ngọn lửa hoành hành ở nhiều nơi khắp Tiểu bang California, đến hôm thứ hai, nhà chức trách báo tin rằng đã dập được 100% những đám cháy. Hậu quả  đến nay được tính như sau: 85 người bị chết, gần 249 người ghi nhận mất tích chưa tìm thấy xác hay lưu lạc ở nơi nào. Ngọn lửa lớn nhất gọi là Camp Fire ở khu vực thành phố Paradise (đông nam San Francisco), thiêu rụi hết 14 ngàn căn nhà và 154 acres (62 ngàn mẫu). Con số mất tích trước đây là khoảng 600 nay rút xuống do nhiều người đã được tìm thấy ở những khu tạm trú, các khách sạn, hay trong các nhà bạn bè, bà con. Cuộc tìm kiếm những nạn nhân khác đang được tiến hành. Nhưng những cơn mưa đổ ập xuống đã gây cản trở cho nhân viên cứu hoả vì đất ngập ngụa bùn lầy và tro than cũng chảy theo dòng nước. Tại vùng Sierra Nevada, lượng mưa đổ xuống từ 2 đến 5 inches gây ra những dòng nước lũ có thể cuốn trôi luôn những xác người bị thiêu cháy. Thành phố nhỏ mang tên Paradise (Thiên Đường) có dân số 27 ngàn, trong đó có một phần tư là những người về hưu trên 65 tuối. Nay thành phố Thiên Đường chỉ còn là một vùng đất bùn lấy pha lẫn tro bụi. Ngày lễ Tạ Ơn vừa qua, những nạn nhân của hoả hoạn được giúp đỡ tổ chức bữa ăn tối tại những nhà kho lớn nếu không có bạn bè hay thân nhân mời về nhà của họ.

Trận hoả hoạn vừa qua là trận lớn nhất, gây chết chóc nhiều nhất trong lịch sử của tiểu bang California . 

Căng thẳng ở eo biển Crimea

Sau cuộc chiến Nga và Turkey (1768-1774), Crimea đã là một phần của đế quốc Nga từ năm 1783. Khi cách mạng Cộng Sản Nga năm 1917 thành công, Crimea trở thành một nước Cộng hoà tự trị thuộc Liên bang Sô viết cho đến 1954 thì sáp nhập vào Cộng Hoà Sô viết Ukraine. Khi Liên bang Sô viết tan rã, nước Ukraine trở thành một quốc gia độc lập. Năm 2014, Nga đã chiếm bán đảo Crimea và sáp nhập trở lại vào lãnh thổ Nga.

Vị trí địa lý của Crimea rất quan trọng. Nước Ukraine nằm ở phía bắc của Crimea có phần phía đông giáp với biển Azov. Muốn đi ra Hắc Hải (Black Sea) phải đi qua một eo biển nhỏ có tên là Kerch mà bên đông là lãnh thổ của Nga và bên ty là Crimea nay cũng của Nga luôn.

Nga không những chiếm Crimea mà còn chiếm một phần đất ở đông Ukraine. Nơi đây là sào huyệt của nhóm phiến quân chống chính phủ Ukraine.

Đầu tuần, Hải quân Nga đã nổ súng vào các chiến hạm Ukraine khi những tàu này di chuyển qua trong vùng Hắc Hải gần với bán đảo Crimea. Họ bắt giữ ba chiếc tàu và nhân viên thủy thủ đoàn. Việc này làm gia tăng tình hình căng thẳng có từ lâu giữa hai nước Nga và Ukraine. Các nước Liên Âu tỏ ra lo ngại chiến cuộc có thể leo thang nguy hiểm. Cuộc chiến giữa quân chính phủ và phiến quân Ukraine đã làm cho hơn chục ngàn người chết. Thời gian qua, sau một thoả ước năm 2015 đã có phần lắng dịu dù hai bên vẫn pháo kích vào lãnh thổ đối phương hàng ngày bằng các loại pháo lớn.

Theo bản tin của Hải Quân Ukraine, các chiến hạm tuần tiểu Nga đã bắn vào 2 chiếc tàu bọc sắt nhỏ có trang bị súng đại bác và một tàu hộ tống của Ukraine. Lính Lực lượng Đặc biệt Nga đã nhảy lên các tàu này bắt giữ tàu cũng như thủy thủ đoàn. Có 6 thủy thủ Ukraine bị thương.

Nga xác nhận những tin này và cho hay phía tàu Ukraine có hành vi gây hấn và không tuân theo lệnh phải dừng lại khi các tàu này đi vào hải phận Nga. Chính phủ Ukraine đã họp khẩn cấp nội các chiến tranh và được Quốc Hội bỏ phiếu tối đa cho phép ban hành thiết quân luật trên nhiều tỉnh của Ukraine.

Từ nhiều tháng nay, giữa Nga và Ukraine vẫn có những xung đột ở vùng eo biển Kerch dù đã có một thoả ước năm 2003 quy định eo biển này được chia sẽ giữa hai nước để tàu bè qua lại. Nhưng từ khi sáp nhập Crimea, Nga thường gây khó khăn cho tàu của Ukraine, có khi cấm hẳn tàu Ukraine đi qua. Lại càng khó khăn hơn sau khi Nga làm xong chếc cầu dài băng qua eo biển!

Trong một video xem được trên web, tàu Nga đã đâm thằng vào đầu những chiếc tàu Ukraine. Sau biến cố này, Nga cho một chiếc tàu dầu lớn nằm chặn ngang eo biển làm cho hàng chục chiếc tàu chở hàng không thể đi qua.

Các nước Liên Âu và khối NATO đồng loạt yêu cầu Nga phải ngưng việc ngăn chặn eo biển Kerch và cũng kêu gọi hai bên Nga và Ukrain hãy tự chế để tránh bùng nổ chiến tranh. Bà Nikki Haley, Đại sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc kêu gọi Hội Đồng Bảo An mở cuộc họp khẩn cấp về vụ này. Tuy nhiên, chưa thấy Tổng Thống Trump lên tiếng. Tổng Thống cũng bị chỉ trích khi ông muốn bao che cho Đông cung Thái tử Salman của Saudi Arabia sau vụ ký giả Jamal Khashoggi bị giết và thủ tiêu ngay trong toà lãnh sự Saudi ở thủ đô Istanbul của Turkey.

Tuy nhiên, phải đặt mình trong vị trí của Tổng Thống Hoa Kỳ cân nhắc lợi hại trong bang giao quốc tế. Tại Trung Đông, Iran là kẻ thù không đội trời chung với Mỹ từ nửa thế kỷ nay. Họ đang câu kết với Nga và Syria nhằm thống trị cả vùng đất Trung Đông Ả Rập. Hoa Kỳ lại có nhu cầu về dầu mỏ và các căn cứ chiến lược để bảo vệ quyền lợi của mình. Vì thế, Saudi được coi là đồng minh giàu có và mạnh nhất. Hoa Kỳ nhất thiết không để vuột Saudi vào hàng ngũ kẻ thù. Vì thế, việc cân nhắc phải rất thận trọng.

Tin buồn chung

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ xin trân trọng thông báo đến quý đồng hương, chiến hữu: Tiến Sĩ James Reckner, người sáng lập và giữ chức Giám Đốc Trung Tâm Việt Nam tại trường Đại Học Texas Tech, Lubbock, vừa qua đời tại Dallas ngày 16 tháng 11 vừa qua.

Tiến Sĩ Reckner là một sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ từng phục vụ hai chuyến trong Chiến Tranh Việt Nam. Năm 1988, khi là Giáo Sư môn Sử Học tại Đại Học Texas Tech, ông mới nhận ra rằng sinh viên Mỹ gần như mù tịt về Chiến tranh Việt Nam, do đó có thể bị lừa bịp bởi những khuynh hướng tả, phản chiến từng bóp méo sự thật về Việt Nam. Giáo Sư liền tìm kêu gọi các cựu chiến binh Hoa Kỳ giúp ông thêm tài liệu để mở ra một môn học mới về Chiến Tranh Việt Nam. Ông cũng .

Sau đó ông thành lập Trung Tâm Việt Nam (Vietnam Center) rồi tiến dần tới Vietnam Archive, là nơi hiện nay chứa nhiều tài liệu về Việt Nam nhất trên thế giới. Ông cũng tổ chức những cuộc Hội nghị hàng năm (annual conferences) và Hội Thảo ba năm một lần (triennial symposia), mời những nhà nghiên cứu, những nhà làm chính sách, cựu chiến binh Hoa Kỳ và Việt Nam (kể cả Việt Cộng) đến trình bày những khuynh hướng khác nhau về chiến tranh nhằm giúp cho sinh viên ban Cao Học và Tiến Sĩ có thêm sự hiểu biết và nhận định.

Khi lần đầu tiên chúng tôi tham dự Hội thảo về Việt Nam năm 2001, Tiến Sĩ Reckner đã dành một vinh dự rất lớn cho chúng tôi là sắp xếp cho chúng tôi được làm diễn giả chính thức trong buổi tiệc lớn nhất vào ngày đầu tiên trước hơn 300 học giả, chính khách, tướng lãnh Hoa Kỳ.

Tiến Sĩ Reckner về hưu năm 2009, sau hơn 20 năm giảng dạy tại Texas Tech. Ông qua đời ngày 16 tháng 11 vừa qua, để lại nhiều luyến thương cho những người cộng sự, sinh viên và những bạn bè khắp nơi.

Chúng tôi xin quý đồng hương và chiến hữu để ra một phút trong đêm nay, tưởng niệm đến người bạn lớn đã dày công, nhiệt tình giúp cho ánh sáng sự thật về chiến tranh Việt Nam được soi rạng.