Thời Sự Hàng Tuần ngày 17 tháng 8, 2019 – Ai chủ trương bạo lực? Kỳ thị?

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Chuyện Tỷ Phú Jeffrey Epstein.

This image has an empty alt attribute; its file name is epstein-protest-1200x801-1024x684.jpg

Jeffrey Epstein, người bị cáo buộc tội lạm dụng hàng chục (hay trăm) thiếu nữ vị thành niên (có nhiều em 14 tuổi) để làm nô lệ tình dục cho y, đã tự tử chết trong nhà giam của thành phố New York hôm Thứ bảy vừa qua.

Jeffrey Epstein sinh năm 1953, năm nay 66 tuổi, là một nhà kinh tài thành đạt làm giàu bạc tỷ.

Bị tố cáo lần đầu vào năm 2008 với tội điều hành một đường dây gái điếm cung cấp các thiếu nữ cho những tay to mặt lớn trong chính trường hay các nhà doanh nghiệp cở bự.

Cuộc điều tra bắt đầu từ 2005 do cảnh sát Palm Beach (Florida) sau khi hai phụ huynh  tố cáo Jeffrey xâm hại con gái họ là một em gái 14 tuổi. Tại toà năm 2008, bên công tố nêu ra sự kiện ông Epstein lạm dụng đến 36 em dưới 18 tuổi. Nhưng do sự điều đình với công tố, ông ta chỉ bị giam tù 13 tháng thay vì án tù hàng chục năm. Vụ ra toà này vào năm 2008 vừa được khơi lại, mà kết quả đã làm cho ông Alexandre Acosta phải từ chức Bộ Trưởng Lao Động vì ông này là công tố trong vụ xử Epstein đã chấp nhận điều đình và cho Epstein một mức án quá nhẹ .

Đến tháng 6 năm nay, ông ta lần nữa bị truy tố về những tội danh như trên (buôn bán nô lệ tình dục các em vị thành niên trong 2 tiểu bang New York và Florida). Toà không cho đóng tiền tại ngoại vì e rằng ông quá giàu có thể tìm cách trốn ra ngoại quốc, hay mua chuộc, đe dọa, hay thủ tiêu những người chứng. Ông bị giam ở nhà tù Manhattan, New York. Nếu phải ra toà, Epstein có thể bị phạt tù đến 45 năm. Người ta phát giác ông ta tự (hay bị?) treo cổ chết lúc 8 giờ sáng 10 tháng 8, 2019.

Cái chết của ông này tạo ra nhiều nghi vấn. Vì quanh vụ đường dây gái điếm có liên quan đến nhiều vị tai to mặt lớn trong chính quyền và doanh nghiệp, Trong đó có vị đảng Dân Chủ nổi tiếng là (1) tay chơi Vi Tiểu Bảo Bill Clinton, (2) cựu Thống Đốc New Mexico Bill Richardson (từng là Chủ tịch đảng Dân Chủ, Dân Biểu, Đại sứ Hoa Kỳ tại LHQ, Bộ Trưởng Năng Lượng (cả hai chức vụ đều ở vào thời Bill Clinton), Thống Đốc New Mexico, 2003-2011) và (3) cựu lãnh tụ đa số Thượng Viện George Mitchell (Dân Chủ, 1989-1995). Người ta có nhiều tài liệu, hình ảnh cho thấy Bill Clinton từng tham dự những cuộc vui với Epstein tại Florida, trên những chuyến bay ra một hòn đảo ăn chơi của tên tỷ phú này. Cựu Tổng Thống Clinton và Tổng Thống Trump cũng có dính trong vài tấm ảnh chụp chung với Epstein. Chính ông Trump cũng xác nhận rằng Epstein thích gái đẹp mà đa số là các em vị thành niên.  Ông cũng nói với báo New York Time rằng ông dứt liên lạc với Epstein 15 năm nay. Còn Clinton thì thú nhận có đi theo Epstein trên những chuyến bay du hí, nhưng lại nói là không biết gì về hoạt động tội phạm của anh này! Theo báo chí tiết lộ, anh Bill nhà ta từng theo Epstein trong 11 chuyến bay Boeing 727 vào năm 2001 và 2003. Trên chiếc phi cơ có những phòng trang bị xa hoa cho việc làm tình tập thể với các em gái nhỏ! Ngoài ra, Epstein cũng sở hữu một hòn đảo trong quần đảo Virgin Islands trong vùng Caribbean thuộc Mỹ. Đây là nơi Epstein và bạn bè đem các cô gái nhỏ ra du hí trụy lạc. FBI đã ngay lập tức cho nhân viên lục soát các cơ ngơi của Epstein trên đảo.

Và trong cái chết của Epstein có nhiều dấu hiệu khả nghi! Ông ta chết 24 giờ sau khi tập tài liệu được mở ra (unsealed) trong đó  phanh phui hàng hàng ngàn trang tài liệu, danh sách những chính khách có máu mặt thuộc đảng Dân Chủ và cả Hoàng tử Andrew (Duke of York, con trai thứ hai của Nữ Hoàng Elozabeth II và Hoàng Tế Phillips), và Đông Cung Thái Tử nước Saudi Arabia  Mohammed bin Salman…. Đa số những ngưòi này chối bỏ các điều trên!

Trong đống 2000 hồ sơ với hàng triệu trang giấy đó, có những cáo buộc của cô Virginia Roberts, một nô lệ tình dục cho Epstein từ lúc cô mới 17 tuổi Cô cho hay đã bị ép buộc phải phục vụ tình dục cho nhiều nhân vật quyền thế trong đó cô nêu đích danh Hoàng Tử Andrew. Cô Ghislaine Noelle Marion Maxwell, người nô lệ tình dục lâu đời và cũng là môi giới đã khai các mánh khoé lừa gạt lừa gạt các cô gái nhỏ tuổi .

Sáng thứ năm 15 tháng 8, bác sĩ giảo nghiệm tử thi của Epstein cho hay ông này bị gãy cổ! Như thế là có bàn tay nào nhúng vào giết Epstein rồi dàn cảnh tự treo cổ. Nhất là có một khoảng thời gian 2 giờ không có nhân viên trực nào theo dõi ông ta, trong khi thong lệ là phải kiểm soát mỗi 30 phút một lần!

Những người liên quan đến vợ chồng Clinton bị chết mờ ám

Qua vụ Jeffrey Epstein chết mờ ám trong tù và có liên quan đến tư cách hoang đàng, dâm loạn của Billl Clinton, tưởng cũng nên nói sơ qua về những cái chết mờ ám của những người có liên quan đến công việc, các vụ ăn chơi, các màn điều tra về Clinton. Từ giữa thập niên 1990, có những tài liệu đua ra cho thấy có hàng chục người bị chết một cách mờ ám. Họ là những người từng có liên quan đến vợ chồng Bill và Hillary Clinton như những bạn bè hợp tác làm ăn chung trong các vụ White Water, các phụ nữ từng bị Bill lạm dụng tình dục, các nhân viên cảnh sát hộ tồng tuừng biết đến những vụ quan hệ bất chính của Bill, các nhà điều tra…. Những vụ này đều được nói đến trong các chương trình Thời Sự Hàng Tuần vào những tháng cuối năm 2016. Xin tìm đọc thêm trong các bài cuối của cuốn sách Chuyện Mình Chuyện Người tập 2 của tác giả Đỗ Văn Phúc.

Bản danh sách kể ra 46 người mà đầu tiên là James McDougal, từng hợp tác với Clintons trong vụ White Water và là nhân chứng quan trọng trong cuộc  điều tra của ông Ken Starr. Ông McDougal chết trong lúc bị giam cô lập.

Kế đó là cô Mary Mahoney, nhân viên thực tập nội trú trong Toà Bạch Cung thời Clinton làm Tổng Thống. Cô bị giết tại 1 tiệm cà phê starbucks ở Georgetown trước ngày cô dự định loan tin về vụ sách nhiễu tình dục của Clinton ở Bạch Cung.

Ông Vince Foster, cựu cố vấn Bạch Cung, từng hợp tác với Hillary Clinton tại Rose Law Firm ở Little Rock thời Clinton mới khởi nghiệp. Ông này bị cho là tự sát.

Các vị từng nằm trong Đảng Dân Chủ, từng gây quỹ cho Bill như Ron Brown, Victor Raiser, Paul Tulley, Es Willey, Jerry Parks… cũng chết đột ngột vì nhiều lý do khác nhau.

Các ký giả, nhân viên thân cận từng có các tài liệu về những chuyện xấu xa của Clinton như James Bunch, James Wilson, Kathy Furguson, Bill Shelton, Gandy Baugh, Florence Martin, Suzanne Coleman, Paula Grober, Danny Casolaro, Paul Wilcher…

Các cận vệ đi theo Clinton và biết đến những chuyện tình dục của Bill như Thiếu Tá William S. Barkley, Jr., Đại Úy Scott J . Reynolds, Trung Sĩ Brian Hanley, Trung Sĩ Tim Sabel, Thiếu Tá General William Robertson, Đại Tá William Densberger, Đại Tá Robert Kelly,Spec. Gary Rhodes, Steve Willis, Robert Williams, Conway LeBleu, Todd McKeehanl và mới đây, ông Seth Rich, nhân viên văn phòng đảng Dân Chủ cũng bị giết. Chuyện này xảy ra sau khi Wikileaks loan tin ông Assange nói rằng ông ta có đủ các tài liệu về Đảng Dân Chủ (trong đó có chuyện về Clinton)

Bộ Trưởng Tư Pháp William Barr cho rằng cái chết của Epstein có triệu chứng bất thường. Ông tuyên bố sẽ cho điều tra tận ngọn nguồn để tìm ra sự thật.

Ai Bạo Lực Hơn Ai? Về cuốn phim The Hunt

Từ ba bốn năm nay, chúng ta đã thấy giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến, bên nào chuộng bạo lực!

Các cuộc biểu tình của cấp tiến (liberals) gồm Black Lives Matter, Antifa…luôn đi kèm những cuộc dốt phá, hành hung. Thậm chí còn đánh dập dã man những ông già, bà lạo, các phụ nữ nào có biểu hiện ủng hộ Tổng Thống Trump. Vụ đốt phá tại Đại Học UC Berkeley, các vụ người da đen đốt xe, dập phá, cướp bóc tại Baltimore, Furgeson, Chrlottes… Vụ 1 sinh viên thân Trump bị quấy nhiễu khi biểu tình ở Dân Chủ, những người đội nón có in hang chữ MAGA cũng bị gây gỗ, lăng nhục nơi công cộng…

Đi xa hơn, hàng phim Universal của đài truyền hình NBC vừa hoàn tất cuốn phim mang tựa đề The Hunt (cuộc Săn đuổi) mà nội dung là cảnh những người Liberals săn lùng những người mà họ cho là Deplorables (cách gọi của Hillary dành cho những người ủng hộ Trump, có nghoĩa là bọn hạ đảng, xấu xa, rẻ tiền, bẩn thỉu, rác rến…) Cuốn phim lúc đầu có tên là “Red State Vs. Blue State.” Phim dự tính sẽ ra mắt khan giả vào 27 tháng 9 này.

Theo báo The Daily Mail “cuốn phim bạo lực với cảnh những thành viên liberal săn đuổi, bắt cóc hay bắn súng vào những nhóm người rác rến mà bối cảnh là tại những tiểu bang mà phe Cộng Hoà đa số. Bọn liberal coi như đó là một cách giải trí, một kiểu thể thao!”

Nhà làm phim Jason Blum cho hay sẽ có cảnh những người MAGA (Yểm trợ Trump) sẽ chợt thức dậy và ý thức rằng họ đang bị những người liberals theo dõi trong trò chơi săn bắt..

Những người phe Trump sẽ được thể hiện qua hình ảnh mặc áo quần cao bồi, đội nón của các tài xế xe tải; trong khi nhân vật liberal thì nói rằng họ nhắm vào bọn deplorable vì bọn này chống lại quan điểm phóng túng (pro-choice) hay vì họ ưa dùng từ ngữ Nigger trên các trang xã hội! Có cảnh một nhân vật nữ trong phim dùng gót nhọn của  chiếc giày cao gót của cô ta chọc thủng vào mắt của môt người Cộng Hoà trong lúc tuyên bố : “Chiến tranh là chiến tranh!”.

Một thành viên cao cấp trong hàng phim Universal nói với phóng viên đài Fox News rằng Cuốn phim là để cho thấy chúng ta đang sống trong 1 thế giới ngu xuẩn, điên cuồng. Ông ta mạ lị Tổng Thống Trump bằng câu “Did anyone see what our ratf***er-in-chief just did?” Theo ông ta, “ít nhất cuốn phim the Hunt ra đời, không gì tốt hơn là giết vài chục tên deplorable.” Ông ta dùng chữ slaughter. Chúng ta có thể hình dung cảnh người ta giết heo bò trong các lò mổ. Maxine Water từng nhiều lần hô hào cử tri có những hành vi quấy nhiễu nhục mạ đối với những ai làm việc cho Tổng Thống Trump và ủng hộ ông. Phe ủng hộ Tổng Thống Trump không phải không có những người cực đoan, bạo lực. Nhưng xem ra chỉ là cá nhân, lẻ tẻ chứ không có tổ chức như bên phe Dân Chủ!

Có lẽ do phản ứng bất lợi, nhà làm phim tuyên bố tạm ngưng ra mắt cuốn phim vì cho rằng thời điểm không thuận lợi!

Ai chủ trương bạo lực? Kỳ thị?

Hoa Kỳ đứng hàng thứ 3 trên thế giới về nạn giết người. Nếu bỏ các thành phố Chicago, Detroit, Washington D. C., St Louis và New Orleon, thứ hạng sẽ tụt xuống 189/193 quốc gia.

Cả 5 thành phó này đều có luật khắt khe về súng đạn, nhưng lại có tỷ lệ dân da đen cao nhất nước.

Ngày nay, đa số các ứng cử viên Dân Chủ ve vuốt những thành phần này qua những hứa hẹn, những chiếc bánh vẽ to tướng; vì họ biết sẽ hấp dẫn những thành phần nghèo khổ do sự lười biếng mà lại chuộng bạo lực! Chính thành phần này đã bày tỏ sự kỳ thị đối với những người khác màu da, khác chính kiến và thường dùng bạo lực để giải quyết.

Trong khi phe Dân Chủ không ngừng ra rả kết án Tổng Thống Trmp là kỳ thị màu da, là chủ xướng, khuyến khích bạo động, thì chính họ đã rất nhiều lần co hành vi bạo động, nay lại làm phim xúi dục bạo động chống lại những người khác vì không cùng chính kiến. Có phải đây là một vết nhơ trong một nước được coi là có nền văn minh dân chủ hàng đầu, mẫu mực của thế giới tự do?

Cuốn phim tốn hàng chục triệu đô la “The Hunt” như để cổ vũ cho việc giết chóc người khác vì lý do chính trị. Vậy nó khác chi chủ trương của Hitler và Đức Quốc Xã, của Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Ceaucescu. Tito, cha con nhà Kim Nhật Thành…

Phe tả ở Mỹ, kể cá giới điện ảnh Hollywood từng cho rằng Tổng Thống Trump chủ trương sự chia rẽ mà họ cần động viên cho sự đoàn kết! Đoàn kết bằng cách giết người khác chính kiến ư?

Chúng ta có thể coi cuốn phim là một nhân tố chủ động trong tội ác vì thù hận (hate crime) mà chính phe tả Dân Chủ hiện đang cổ vũ.

Hate crime là gì?

Phật Thích Ca cho rằng trong mỗi con người có 6 thứ tình cảm. Thất tình: đó là Hỷ (vui mừng), nộ (giận dữ), ái (yêu thương), ố (ghét bỏ), dục (ham muốn), lạc (vui sướng), và ai (buồn bả). Con người, khi đối diện với một kẻ khác, một hiện tượng, một hoàn cảnh thường biểu lộ một hay nhiều trạng thái vừa nêu trên. Vì thế, giận, ghét cũng là một trạng thái tâm lý bẩm sinh, rất bình thường của con người. Thấy cái đẹp, cái tốt thì thích; thấy điều xấu, cái sai thì ghét. Chẳng ai, chẳng luật pháp nào có thể bắt con người phải thương hay phải từ bỏ cái ghét đối với người mình không ưa.

Nhưng chữ ghét (ố) của chúng ta không thể coi là thù ghét (hate). Lẽ ra ghét phải dịch là dislike (không ưa). Còn hate mang tính chất thù ghét do những nguyên nhân sâu xa hơn. Thấy người ta khác với mình về màu da, về tôn giáo, về cách cư xử, chúng ta có thể không ưa (dislike) chứ không nên thù ghét (hate), vì họ có làm điều gì hại cho bản thân hay gia đình chúng ta đâu!

Chúng ta chẳng bày tỏ sự không ưa hàng ngày trong cuộc sống là gì? Khi còn đi học, chúng ta thích kết bạn với người này mà tránh xa người kia! Tại sao chúng ta vun trồng nâng niu hoa hồng, hoa cúc; mà mua thuốc về diệt các hoa dại? Tại sao chúng ta chọn những chiếc áo màu sắc thanh tú mà ơ đi những màu nâu, xám xịt? Tại sao chúng ta thích ve vuốt con mèo, con chó mà chê không ve vuốt những con heo, con chuột? Một thí dụ thường thấy là các bạn đi tìm mua nhà, có phải các bạn nhiều lần quan sát xem khu nhà có Mễ, Đen, Ấn… Tại sao? Kỳ thị ư? Ngay cả ngày nay, nhiều người Việt Nam cũng muốn mua nhà xa khu có người đồng hương. Kỳ thị ư? Không phải kỳ thị vì họ khác mình đâu, mà chỉ vì không ưa sống gần gủi với những người có lối sống khác mà mình có thể cho là ồn ào, quấy nhiễu… Không ưa vì cách sống, nên không gần gủi. Nhưng mình không thù ghét họ và càng không ai có quyền hành hung, tước đi mạng sống người khác chỉ vì không ưa!

Còn thù ghét?

Tại sao thù ghét? Do Thái, thế kỷ 12 ở Anh, thế kỷ 20 ở Đức, Balan, Hoà Lan, Hungary… cũng bị khinh ghét. Xét ra phần nào cũng do chính cách sống ích kỷ, lý tài của họ làm phương hại đến quyền lợi của người bản địa. Nhưng khi Quốc Xã Đức giết 6 triệu người Do Thái vì ghét bỏ họ thì hành vi này quá tàn nhẫn, không thể tha thứ được. Chúng tôi cũng thù ghét Cộng Sản vì họ là những kẻ tham tàn, độc ác, bất lương đã tàn hại bản thân, gia đình, xã hội, đất nước mà chúng ta yêu quý. Khi đối mặt chúng ngoài chiến trường, chúng tôi sẽ bắn không nương tay. Nhưng trong hoàn cảnh khác, thì sự giết choc không cần thiết mà chỉ cần nỗ lực đánh gục tư tưởng Cộng Sản trong họ.

Vậy thì Hate Crime là gì:

Theo định nghĩa thì “Tội phạm do thù hận” là sự vi phạm về hình sự chống lại một người, một cơ sở xuất phát một phần hay toàn phần từ ý thức thiên lệch chống lại một sắc dân, một tôn giáo, chống người tàn tật, hay do sự khác biệt về giới  tính, đời sống tình dục và chủng tộc

Tội ác này có thể là sự giết người, đốt phá hay gây hư hỏng đến tài sản người khác để bày tỏ sự thiên lệch (bias).

Theo thống kê năm 2017, có đến 16,149 cơ quan cưỡng chế pháp luật tham gia vào chương trình chống tội ác do sự thù hận (Hate Crime Statistics Program). Theo các cơ quan này, có cả thảy 7,175 vụ, liên quan đến 8,437 tội danh. Số nạn nhân là 8828 người, xác nhận được 6370 tên phạm tội gây ra.

Hơn một nửa số vụ (59 %) là do kỳ thị chủng tộc, màu da, gốc gác; 21% do kỳ thị tôn giáo; Trong các tội ác vì kỳ thị chủng tộc, gần 50% chống người da đen, 11% chống người gốc Hispanic, 6% chống người da đỏ hay dân bản xứ Alaska, 3.1% chống người gốc Á, 2.6% chống người gốc Arab, 6.5% chống lại những người chủng tộc khác không nêu trên.

Về tôn giáo, có 58% chống Do Thái, 18.7% chống Hồi, 4.5% chống Catholic (Thiên Chúa Giáo), 3.2% chống đa giáo, 2.4% chống Tin Lành, 1.8% chống các giáo phái Thiên Chúa Giáo khác, 1.4% chống đại Sikh của Ấn Độ, 1.4% chống Chính Thống Giáo… Có duới 1% chống các tôn giáo khác như Hindu, Phật Giáo, Mormon, Jehovah Chứng Nhân…

Về giới tình, có 58.2% chống gay (nam), 24.6% chống gay, lesbian, bisexual, chuyển giới; 12.2% chống lesbian (nữ); 2.8% chống heterosexual, 2.1 % chống bisexual.

118 vụ chống lại những người chuyển giới

93 vụ chống người tàn tật về tâm lý; 35 vụ chống người tàn tật về thể chất.

60.3% nhắm vào con người, 37% nhắm vào tài sản.

Tội Hate Crime này cũng như tội khủng bố thuộc loại tội hình cấp liên bang.

Tội hình Liên Bang là gì?

Trong các vụ truy tố hay xử phạt, chúng ta thường nghe đến các thuật ngữ “Federal Offenses, Federal Charges” tức là những tội danh cấp liên bang thuờng do các cơ quan quản chế pháp luật liên bang điều tra (như FBI, ATF, DEA, ICE, IRS , Secret Service…) và thụ lý, xét xử ở các toà cấp liên bang.

Theo Title 18 của bộ Luật Hoa Kỳ ghi về các tội cấp liên bang, có 119 tội danh có thể kể ra các lãnh vực như sau: Phản quốc, cướp biển, làm bạc giả, vi phạm các luật về an ninh, vi phạm luật về thương mại giữa các tiểu bang. Các tội về thuế vụ, thụ đắc các vũ khí cấm bởi Luật về Vũ Khí, thì lại được ghi trong điều 26. Cũng còn các tội như tội phạm do thù hận (hate crime), vi phạm luật về gián điệp, gian lận thuế vụ, phá phách các thùng thư, gian lận thư tín, gian lận bầu cử, vi phạm về di trú, gian lận thẻ tín dụng, đánh cắp lý lịch, cướp phi cơ, cướp xe hơi, bắt cóc, cướp ngân hang, làm phim, thủ đắc hình ảnh sex của trẻ con. Sau khi xảy ra vụ ám sát Tổng Thống Kennedy, lại có them tội danh ám sát hay mưu sát Tổng Thống hay Phó Tổng Thống.  https://www.federalcharges.com/federal-charges-list/

Ngoài ra các vi phạm về ma túy, vi phạm tình dục, điện toán, vũ khí, bạo lực, rửa tiền, các tội của nhân viên văn phòng (white collar) cũng có thể rơi vào phạm vi liên bang. Những vụ này trầm trọng và mức án phạt cũng năng nề hơn các vụ cấp tiểu bang.

Những tên côn đồ hung thủ, coi chứng dân Texas!

Texas là tiểu bang có luật lệ về súng đạn dễ dãi nhất ở Mỹ. Trong kỳ họp thứ 86 của Quốc Hội Tiểu bang Texas, các nhà lập pháp đã thông qua 9 luật mới điều chỉnh việc quản lý vũ khí. Các luật này được thông qua trước khi xảy ra vụ nổ súng ở El Paso làm chết 22 người và làm bị thương hàng chục người khác. Nó sẽ có hiệu lực từ ngày 1/9/2019.

Theo Luật SB 535, người dân có quyền mang súng một cách hợp pháp vào bất kỳ nhà thờ, giáo đường hoặc bất kỳ cơ sở tôn giáo nào. Luật HB 302 cấm chủ nhà đặt ra những điều kiện hạn chế đối với khách thuê nhà hoặc khách đến chơi về sở hữu vũ khí. Tương tự như vậy, Luật SB 741 cấm các hiệp hội Homeowner Association đặt ra hạn chế về quyền sở hữu, vận chuyển hoặc tàng trữ vũ khí hoặc đạn dược trong khu vực mình.

Luật HB 1143 cho phép chủ sở hữu súng có giấy phép được tàng trữ súng lục, súng trường và đạn dược trong các nơi cất giữ cá nhân trong khuôn viên trường học miễn là phải đó nơi kín đáo. Luật HB 1177 cho mọi người quyền mang theo súng lục mà không cần giấy phép trong thời gian có các thảm họa do tiểu bang và địa phương công bố.

Việc mua các loại súng tiểu liên tấn công tại Texas cũng rất dễ dãi. Chỉ có vài ngoại lệ cho vài loại vũ khí nào đó thôi.

Giấy phép mang súng cũng dễ xin, có hiệu lực trong 5 năm và có thể xin tái cấp.

Theo thống kê năm 2010. Hoa Kỳ đứng thứ 4 trong 34 nước phát triển về các vụ giết người bằng súng. Năm 2011, 67% các vụ giết người tại Hoa Kỳ là do súng đạn. Năm 2016 có 38658 người chết vì súng trong đó 22938 người do tự sát và 14415 người bị giết.

Các tiểu bang có số vụ giết người bằng súng cao nhất (tính số người chết trên 100 ngàn dân) là: D.C. (18), Louisiana (8/1), Missouri (6.9), South Carolina (6.4), Delaware (5.5), Alaska (5.3), Maryland (4.7), Geogia (4.5),Tennessee (4.5),  Mississippi (4.2); trong khi Texas dù số người chết khá cao (906), nhưng so với dân số thì rất thấp về tỷ lệ (3.3) ngang với California với 1275 người chết vì súng.

Mười thành phố có tỷ lệ cao nhất về số người chết vì súng trên 100 ngàn dân là:  Louisville (Kentucky), Birmingham Hoover (Alabama), Kansas City (Missouri), St. Louis (Missouri), Orlen Metaire (Louisiana), Memphis (Tennessee), Detroit (Michigna), Milwaukee Wauseka West (Wisconsin), Baltimore (Maryland), Chicago (Illinois). Không có thành phố nào của Texas.

Các ứng cử viên Dân Chủ

Có 27 người nhảy ra tranh đua chiếc ghế ứng viên đại diện của phe Dân Chủ cho cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2020. Có 2 vị đã tuyên bố rút lui. Với con số 25, đây là sớ lượng ứng cử viên kỷ lục trong lịch sử Hoa Kỳ, so với 17 vị Cộng Hoà trong mùa bầu cử 2016. Người ta chờ xem có 2 người dự tính sẽ ra tranh cử vào giai đoạn chót là Stacey Abrams, Dân biểu Tiểu Bang Georgia 2007–2017; từng thất cử Thống Đốc trước ông Brian Kemp và Michael Avenatti, California, luật sư của cô Stormy Daniels (tài tử phim con heo).

Tại Đại Hội Đảng Dân Chủ, người ta sẽ lựa chọn ra 3768 đại biểu đổ những người này sẽ chọn ra một vị thay mặt đảng tranh cử với ứng cử viên Cộng Hoà mà không ai khác hơn là Tổng Thống Trump. Những cuộc bầu bán trong nội bộ đảng Dân Chủ sẽ diễn ra từ tháng 2 cho đến tháng 6 năm 2020 trong phạm vi 50 tiểu bang, vùng D.C., 5 lãnh địa của Hoa Lỳ và những người đảng Dân Chủ đang làm việc ở các nước ngoài.

Sau khi bà Hillary Clinton thất cử trước ông Donald Trump, đảng Dân Chủ đã rơi vào khủng hoảng về lãnh tụ. Ngoài ra, trong thời điểm bầu bán nội bộ giữa Clinton và Bernie Sanders, đảng Dân Chủ cũng đã bộc lộ sự chia rẽ khá nghiêm trọng. Từ đó cho đến kỳ bầu giữa mùa 2018, thành viên Dân Chủ trong Thượng Viện cũng đã chạy theo khuynh hướng của Dân Chủ Hạ Viện mà thiên hẳn về phía tả vớ những chiêu bài tự do bảo hiểm y tế, tiền học cấp đại học và cả vấn đề di dân.

Những ai sẽ đủ điều kiện ra tranh luận kỳ tới

Dựa trên các tiêu chuẩn củ Đảng Dân Chủ, hiện chỉ mới có 7 người hội đủ điều kiện để tham dự tranh luận kỳ ba sẽ tổ chức vào ngày 12, 13 tháng 9 tại Texas Southern University. Đây là 1 trường đại học của người da đen tại Texas. Nếu chỉ có dưới 10 vị đủ điều kiện, chương trình tranh luận sẽ rút lại còn 1 đêm mà thôi.

Hai điều kiện là phải (1) có ít nhất 130 ngàn unique donors và (2) phải ghi danh ít nhất là có 2% số ủng hộ tại 4 điạ điểm bấu cửa do đảng Dân Chủ chỉ định. Số 2% ủng hộ này phải từ ít nhất 400 donors tại 20 tiểu bang trở lên.

Các ứng cử viên có đến ngày 28 tháng 8 này để vận động sao cho có đủ điều kiện.

Hiện nay mới có 7 vị theo thứ tự thăm dò của sự ủng hộ: Đó là Phó Tổng Thống Joe Biden (21%), TNS Massachusetts Elizabeth Warren (20%), TNS Vermont Bernie Sanders (16%), TNS California Kamala Harris (8%), Thị Trưỏng Indiana Pete Buttigieg (5%), cựu Dân biểu Texas Beto O’Rourke (5%) và TNS New Jersey Cory Booker (2%). Hai vị vừa đạt điều kiện về người ủng hộ tài chánh là cựu Bộ Trưởng Gia Cư và Phát Triển Đô Thị Julian Castro và doanh nhân Andrew Yang.

Một vị thì mới đủ điều kiện thứ hai là Minnesota Senator Amy Klobuchar.

15 vị chưa đủ điều kiện là (theo thứ tự alphabet)  TNS Colorado Michael Bennet, Thống đốc Montana Steve Bullock, Thị Trưỏng New York City Bill de Blasio, cựu Dân biểu Maryland John Delaney, Dân biểu Hawaii Tulsi Gabbard, TNS New York Kirsten Gillibrand, cựu TNS Alaska Mike Gravel, cựu Thống đốc Colorado John Hickenlooper, Thống đốc Montana Washington Jay Inslee, Thị Trưỏng Florida Wayne Messam, Dân biểu Massachusetts Seth Moulton, Dân biểu Ohio Tim Ryan, cựu Dân biểu Pennsylvania Joe Sestak, tỷ phú Tom Steyer và nữ văn sĩ Marianne Williamson. Ông Hickenlooper vừa tuyên bố rút ra khỏi cuộc đua hôm thứ Năm.