Thời Sự Hàng Tuần – 14 tháng 9, 2019 – 18 Năm sau vụ khủng bố 9/11

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Đánh dấu 18 năm vụ khủng bố ngày 9/11

This image has an empty alt attribute; its file name is National_Park_Service_9-11_Statue_of_Liberty_and_WTC_fire.jpg
Hai tháp đôi của WTC bi cháy , nhìn từ tượng Nữ Thần Tự Do

Vụ tấn công khủng bố sáng thứ Ba ngày 11 tháng 9 năm 2001 mà người ta gọi tắt là vụ 9/11 xảy ra đến nay đã 18 năm!

Đó là một sự phối hợp của 4 vụ dùng phi cơ chở khách đâm vào 3 mục tiêu: Ngũ Giác Đài ở Arlington County, Virginia, World Trade Center ở trung tâm thành phố New York và một nhắm vào D.C. nhưng phi cơ bị rớt ở Pennsylvania.

Kết quả có 2996 người dân vô tội bị thảm tử (có 415 nhân viên cứu hoả và cảnh sát), hơn 6000 người khác bị thương nặng nhẹ. Tổn thất vật chất lên tới hơn 10 tỷ đô la. Những người thoát chết còn bị di chứng về hô hấp có thể đưa đến bệnh ung thư. Nhiều người đã chết sau này cũng vì di chứng đó.

Vụ tấn công khủng bố này do nhóm Hồi Giáo cực đoan al-Qaeda chủ mưu. Bọn khủng bố có 19 tên từ các nước Hồi Giáo Ả Rập như Saudi Arabia (15), United Arab Emirates (2), Egypt (1) và Lebanon (1). Chúng cướp 4 chiếc phi cơ hàng không dân sự của hãng American Airline và United Airline từ các phi trường ở miền đông bắc và có lộ trình bay về San Francisco và Los Angeles.

Hai chiếc, một là American Airlines Flight 11, chiếc kia là United Airlines Flight 175, đâm thẳng vào hai toà nhà gọi là tháp đôi (Twin towers) của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center) tại khu vự Lower Manhattan, New York. Chỉ trong vòng chưa tới 102 phút sau khi bị phi cơ đâm vào, cả hai toà nhà 110 tầng cháy rụi và đổ ập xuống. Hơn 10 toà nhà sát cạnh cũng bị sập theo hay hư hại nặng. Một phi cơ thứ ba, chiếc American Airlines Flight 77, đâm vào toà nhà Ngũ Giác Đài là trụ sở của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ nhưng chỉ làm hư hại một góc nhỏ ở sườn phía tây. Chiếc thứ 4, United Airlines Flight 93, bọn khủng bố dự định bay vào một mục tiêu nào đó ở D.C. nhưng bị hành khách phản ứng xô xát, nên đã đâm thẳng xuống một khu đất trống ở Stonycreek Township, gần Shanksville, Pennsylvania.

Vụ khủng bố 9/11 có tầm vóc lớn được coi là vụ làm chết nhiều nạn nhân nhất trong lịch sử thế giới. Ấy thế mà Dân biểu Ilhan Omar (dân xứ Somalia Hồ Giáo đươc Obama cho nhập cư) dám phủ nhận tính cách khủng bố của vụ 9/11 khi cô ta nói rằng “”Some people did something” có ý như là một chuyện bên đường, chẳng đáng quan tâm.

Dù 5 năm, 10 năm, phải bắt chúng đền tội

Ngay tại Ground Zero, Tổng Thống George W. Bush đã thề quyết sẽ tìm cho ra những tên chủ mưu Osama bin Laden để bắt đền tội. Ông đã ra lệnh cho quân đội đánh vào Afghanistan để diệt bọn Taliban sau khi bọn này từ chối yêu cầu của Mỹ là giao nộp tên Osama bin Laden cũng như đuổi bọn khủng bố al Qaeda ra khỏi nước này. Mãi đến năm 2004, bin Laden vẫn nằng nặc chối cãi rằng y không can dự gì vào vụ khủng bố. Sau này, y đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã yểm trợ Israel, chống lại Iran và can thiiệp vào Saudi Arabia là quê hương của bin Laden. Vào tháng 5 năm 2011, toán Seal Team 6 dùng trực thăng nhảy xuống một khu nhà của bin Laden ở một thị trấn nhỏ bắc Pakistan và giết chết tên Osama.

Nhưng cuộc chiến chống khủng bố đã mở ra giai đoạn mới khi bọn nhà nước Hồi Giáo Syria và Iraq (ISIS) ra đời, đánh chiếm gieo kinh hoàng trên một vùng rộng lớn của lãnh thổ Syria và Iraq cũng như có mặt nhiều nơi tại vùng Trung Đông, Nam Á, và Bắc Phi.

Sau biến cố 9/11, Hoa Kỳ từ đó đã ở trong tình trạng báo động khẩn cấp.

Tổng Thống Trump hủy hòa đàm với Taliban

Từ lâu, vẫn có những cuộc nói chuyện bí mật tay đôi giữa Hoa Kỳ và nhóm phiến loạn khủng bố Talban nhằm giúp Hoa Kỳ rút ra khỏi vũng lầy ở Afghanistan. Tổng thống Donald Trump còn đi xa hơn, muốn tổ chức cuộc đàm phán với Taliban tại Trại Davis thuộc Tiểu Bang Maryland ngày Chủ Nhật 8 tháng 9. Nhưng mới đây, sau khi nhóm khủng bố tấn công vào thủ đô Kabul của Afghanistan làm 12 người chết, trong đó có một quân nhân Mỹ, Tổng Thống Trump tuyên bố hủy bỏ hẳn cuộc đàm phán. Ngày 7 tháng 9, Tổng Thống Trump tuyên bố: “Peace Talks with Taliban Are ‘Dead‘.

Ông Trump nói rằng ông cũng dự tính sẽ gặp tổng thống Afghanistan. Việc Tổng Thống mời đại diện Taliban đến Mỹ đàm phán đã gây phản ứng chống đối từ nhiều vị dân cử, kể cà phía đảng Cộng Hoà. Tin từ vài tờ báo cho hay Phó Tổng Thống Mike Pence và ông Cố Vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton cũng bày tỏ sự bất đồng không muốn cho phép bọn khủng bố đặt chân lên đất Mỹ. Nhưng hôm 8 tháng 9, ông Pence gửi ra một message cho Tổng Thống Trump nói rằng ông ủng hộ các ý kiến của Tổng Thống. Tổng Thống Trump đã nói rằng việc mời Taliban đàm phán là do ý riêng của ông. Và nay hủy bỏ đàm phán cũng là ý của ông. Ông không cần tham khảo với ai cả. “I took my own advice. We had a meeting scheduled. It was my idea, and it was my idea to terminate it. I didn’t discuss it with anybody else.

Hôm thứ Ba, Tổng Thống Trump đã yêu cầu ông Cố Vấn Bolton từ chức mà theo Phụ Tá Tham vụ Báo chí Bạch Cung Hogan Gidley, những ý kiến của ông Bolton không phù hợp với Tổng Thống. Các nhà bình luận chính trị nói rằng giữa Trump và Bolton có những bất đồng về chính sách đối với Iran, Bắc Hàn và Venezuela. Họ coi ông Bolton là người chủ xướng các cuộc lật đổ để giải quyết tình hình các nước thay vì những giải pháp hoà bình.

Cuộc chiến ở Afghanistan là cuộc chiến mà Hoa Kỳ tham gia lâu dài nhất trong lịch sử Mỹ. Nó bắt đầu khi Hoa Kỳ đưa quân vào Afghanistan để tìm đánh những khu huấn luyện của bọn khủng bố al-Qaeda do chính phủ Taliban bảo trợ. Các căn cứ huấn luyện này là nơi mà bọn al-Qaeda đã chuẩn bị kế hoạch tấn công khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đến nay vửa đánh dấu 18 năm sau ngày toà tháp đôi tại New York bị hai phi cơ đâm vào tiêu hủy, làm chết ba ngàn người vô tội.

Cuộc hoà đàm bí mật

Tổng Thống Trump cho hay rằng phía Hoa Kỳ đã chiến đấu, làm nhiệm vụ cảnh sát ở đó quá lâu; và đến lúc chính phủ Afghanistan phải nhận lãnh trách nhiệm về anh ninh quốc gia của họ. Chúng ta phải rút ra thôi, và sẽ rút ra vào một thời điểm thuận lợi.

Chính vì vậy mà đã có cuộc đàm phán bí mật giữa Hoa Kỳ và Taliban (có cả chính phủ Afghanistan) diễn ra gần 1 năm nay. Người đại diện phía Hoa Kỳ là ông Zalmay Khalilzad. Theo ông Khalizad, phái đoàn thương thuyết của ông đã soạn thảo ra một bản thoả ước trong đó cho phép Hoa Kỳ có thể rút năm ngàn quân sĩ ra khỏi năm căn cứ quân sự ở Afghanistan trong vòng 135 ngày. Tại cuộc họp báo bỏ túi ở vườn Nam của toà Bạch Cung, Tổng Thống Trump cũng xác nhận rằng phía Hoa Kỳ đã có những con số cụ thể, nhưng ông chưa chấp thuận các điều khoản đó vì còn trong vòng thương lượng.

Sau khi Tổng Thống Trump tuyên bố hủy bỏ cuộc đàm phán, Tổng Thống Afghanistan là Ashraf Ghani tuyên bố rằng phía chính phủ của ông sẽ sẵn sàng tái tục cuộc hoà đàm với điều kiện một cuộc ngưng bắn trước khi nói chuyện hoà bình tiếp. Chính phủ Afghanistan đổ lỗi cho phe Taliban đã gây ra sự bế tắc cho diễn tiến hoà bình và làm mất đi cơ hội vãn hồi hoà bình.

Quả thế, tuy đang cùng Hoa Kỳ thương lượng hoà bình, nhóm Taliban vẫn tiến hành những cuộc khủng bố bằng bom tự sát nhắm vào thường dân, viên chức Afghanistan và ngay cả quân nhân Mỹ. Vụ xẩy ra trong tháng trước làm chết gần trăm người đang dự một đám cưới.

Việc hủy bỏ đàm phán đúng là một đòn chí tử giáng vào các nỗ lực hoà bình. Nhưng cuối cùng thì Tổng Thống Trump cũng sẽ tìm cách rút ra khỏi Afghanistan. Tổng Thống sẽ có đòn phép chính trị để sẽ có một sự thương thảo hơn là rút chân ra một cách không kèn không trống.

Ông vừa cho hay, Hoa Kỳ sẽ tăng gia thêm áp lực lên nhóm Taliban bằng cách mở các cuộc tấn công quân sự ở Afghanistan. Tại Washington, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói rằng các nỗ lực quân sự nhằm giúp cho quân đội Afghanistan sẽ không giảm bớt cho đến khi phe Taliban thực hiện các cam kết quan trọng.

Đại diện nhóm Taliban, Zabihullah Mujahid, lên tiếng chỉ trích Tổng thống Trump vì đã hủy cuộc hòa đàm, và còn đe dọa gia tăng chiến sự.

Ông Mujahid nói: “Điều này sẽ dẫn đến tổn thất nhiều hơn cho phía Hoa Kỳ, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của họ, và làm lộ rõ lập trường chống hòa bình của họ. Kết quả là tổn thất về tính mạng và tài sản của Mỹ cũng sẽ tăng lên.”

Hoa Kỳ có 2217 binh sĩ tử trận, khoảng 20 ngàn bị thương ở Afghanistan từ 2001 đến nay, và hiện có khoảng 14.000 binh sĩ ở hành quân ở đây.

Cập nhật tin Hong Kong

Cuộc biểu tình đòi dân chủ tại Hong Kong đã bước vào tuần lễ thứ 14 và có mòi khó đi đến thoả thuận giữa người biểu tình và nhà cầm quyền sở tại. Tuần trước, bà Carrie Lam, cầm đầu hành pháp Đặc Khu Hong Kong, tuyên bố hủy bỏ dự luật nhằm dẫn độ những người phạm pháp vào Hoa Lục để xử lý. Bà cũng nói rằng bà rất muốn từ chức theo yêu cầu của người biểu tình, nhưng bà không thể làm thế. Có lẽ là do áp lực từ chính quyền Trung Cộng cương quyết không cho lùi thêm bước nữa.

Ngày 6 tháng 9, lãnh tụ trẻ Joshua Wong sau khi đi vận động ở Taiwan trở về, đã bị bắt giữ khi anh xuống phi cơ ở phi trường Hong Kong. Nhà cầm quyền giải thích việc bắt giữ là do anh Joshua vi phạm các điều khoản về tại ngoại; trong khi anh Joshua thì cho hay việc bay ra ngoại quốc đã được toà án cho phép. Anh còn có dự định bay sang Mỹ và Đức. Tin mới nhất cho hay anh lại được thả ra.

Ngày Chủ Nhật 8 tháng 9, đoàn biểu tình mặc đồ đen và đeo khẩu trang đã giương ra cả trăm lá cờ sao sọc và kéo đến trước Toà Lãnh Sự Hoa Kỳ với nhiều khẩu hiện yêu cầu Trump hãy giải phóng Hong Kong. Một trong những biểu ngữ có câu: “Chúng tôi, những người dân, muốn dân chủ cho Hong Kong.” Họ dùng những chữ “We, the People” là chữ mở đầu cho bản Hiến Pháp Hoa Kỳ, từ lâu đã trở thành một biểu tượng dân chủ tại Hoa Kỳ.

Tại một công viên ở trung tâm thành phố, người biểu tình đã hô khẩu hiệu “Chống Bắc Kinh, giải phóng Hong Kong”, “Đứng về phía Hong Kong, đấu tranh cho tự do”, “Hong Kong ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống lại nhà nước chuyên chế Trung Cộng”. Có nơi đã ném cờ Trung Cộng xuống đuờng và châm lửa đốt.

Họ cũng lên tiếng yêu cầu Hoa Kỳ thông qua một dự luật về Hong Kong, trong đó có điều khoản sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với các viên chức Hong Kong và Trung Cộng nào đàn áp dân chủ và nhân quyền ở Hong Kong.

Theo phóng viên hãng thông tấn AP, cuộc đàn áp của cảnh sát đã nổ ra ngay trước khi cuộc biểu tình kết thúc tại một ga tàu điện ngầm. Người biểu tình đã nổi lửa đốt các hộp giấy và các vật dụng khác trên các lối ra của ga tàu điện. Đối lại, cảnh sát đã bắn hơi cay và bắt giữ một số người biểu tình tại một khu siêu thị.

Hôm đầu tuần, hàng ngàn sinh viên Hong Kong bãi khoá, họ nắm tay nhau tạo ra một chuỗi tường thành  bên ngoài các trường học để bày tỏ tình liên đới, đoàn kết trong việc đấu tranh cải cách dân chủ sau các cuộc đàn áp của cảnh sát vào cuối tuần.

Phản ứng của Hoa Kỳ

Chính quyền Hong Kong tỏ sự bất bình về dự luật Nhân Quyền và Dân Chủ cho Hong Kong mà người dân Hong Kong đang thúc đẩy Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua. Họ yêu cầu Hoa Kỳ không nên can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Theo họ, cuộc biểu tình của người dân Hong Kong là hành vi phi pháp của những người cực đoan. Bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, vào tuần trước tuyên bố rằng người dân Hong Kong xứng đáng được hưởng quyền tự chủ thực sự và không phải sợ hãi điều gì. Bà cũng kêu gọi phía chính quyền Hong Kong chấm dứt các sự đàn áp bằng bạo lực chống lại người biểu tình và cho biết Quốc hội Hoa Kỳ cũng sẽ mong muốn thông qua dự luật về Hong Kong nói trên.

Nhiều nhà lập pháp Hoa Kỳ bày tỏ quan điểm rằng Tổng Thống Trump cần có áp lực mạnh hơn trong vấn đề Hong Kong. Nhưng Tổng Thống Trump tuyên bố rằng đây là vấn đề nội bộ, nên để cho Trung Cộng tự xử lý lấy. Người ta nghi rằng ông Trump không muốn vấn đề Hong Kong làm trở ngại cho cuộc thương lượng về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng dự trù diễn ra tại Mỹ vào tháng tới. Nghĩ cho cùng, Hoa Kỳ không thể can dự vì đúng thế; đây là chuyện nội bộ của họ.

Một mặt khác, Hoa Kỳ, qua ông Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper, trong cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Florence Parly hôm thứ Bảy tại Paris, kêu gọi chính phủ Trung Cộng phải tự chế trong việc đối phó với các cuộc biểu tình ở Hong Kong. Hàng chục ngàn lính bán quân sự của Trung Cộng vẫn còn hiện diện tại thành phố Thiên Tân, sát nách Hong Kong, nhưng chưa thấy có dấu hiệu nào sẽ can thiệp dù họ đã nhiều lần thực tập chống biểu tình tại nơi tạm đóng quân

Lại dọa impeach Tổng Thống Trump.

Ngày thứ hai đầu tuần (9 tháng 9, 2019) khi các vị dân cử tại Quốc Hội trở lại nhiệm sở để làm việc; việc đầu tiên mà các vị phe Dân Chủ khai mào việc đàn hặc (impeach) Tổng Thống Trump. Dân Biểu Jerry Nadler, Chủ Tịch Ủy Ban Pháp Chế Hạ Viện đã gây ngạc nhiên cho mọi người qua lời tuyên bố rằng Hạ Viện đã bắt đầu tiến trình chính thức để đàn hặc Tổng Thống Trump. Thời gian vừa qua, ông này đã gửi đơn lên toà án để tìm kiếm những bằng chứng và nhân chứng qua vụ điều tra của ông Robert Mueller.

Nhưng Dân Biểu John Yarmuth, cũng thuộc Dân Chủ, Kentucky, đã tỏ ra bi quan nghi ngờ việc đàn hặc sẽ không thành, khi được hỏi liệu 235 dân biểu đảng Dân Chủ có bỏ đủ đa số phiếu 218 để đàn hặc ông Trump. Còn các Dân biểu Dân Chủ khác thì tỏ ra e ngại việc này chỉ mang lại kết quả ngược lại, là củng cố thêm cho ông Trump trong mùa bầu cử 2020. Chính bà Nancy Pelosi, người trước đây luôn miệng kêu đàn hặc Trump, nay cũng phải thú nhận rằng “quần chúng không ủng hộ việc đàn hặc” (public isn’t there on impeachment.)

Theo Hiến Pháp Hoa Kỳ, Hạ Viện phải bỏ phiếu thông qua một hay nhiều văn bản đàn hặc và phải đạt được đa số phiếu (218). Sau đó đến phiên Thượng Viện phải có 2 phần 3 số phiếu thuận mới hạ bệ được Tổng Thống. Trong lịch sử có hai vị Tổng Thống bị đàn hặc. Đó là Bill Clinton và Andrew Johnson. Nhưng cả hai không bị mất chức vì được Thượng Viện che chở. Còn Tổng Thống Richard Nixon thì tự ý từ chức để khỏi bị impeach.

Hiện, theo thăm dò của Politico, có 137 dân biểu Dân Chủ xác nhận rằng họ sẽ bỏ phiếu impeach. Chín mươi tám vị kia thì trả lời họ không ủng hộ việc đàn hặc vào thời điểm này.

Bần tiện đến mức này ư?

Dân biểu Dân Chủ Yarmuth cho rằng dựa trên các dữ kiện biết được thì lúc này không có cơ sở để impeach Tổng Thống Trump. Qua những thăm dò công luận, đa số dân chúng không đồng ý cách nhìn của phe Dân Chủ. Nhưng phe Dân Chủ thì cứ khăng khăng muốn loại trừ Tổng Thống (he’s got to go) vì họ cứ cho rằng họ cần bảo vệ Hiến Pháp trước các vi phạm của Tổng Thống Trump.

Tháng 9 mới đây, nhân việc Phó Tổng Thống công du tại nước Ireland; ông cùng phái đoàn đã ngụ tại một Câu Lạc Bộ Golf Quốc Tế thuộc hệ thống khách sạn của Trump ở bờ biển phía tây Ireland thay vì cư ngụ tại khách sạn gần thủ đô Dublin.

Chỉ có vậy, mà phe Dân chủ trong Hạ viện Hoa Kỳ đã lên án Tổng Thống Trump lạm dụng quyền lực để làm giàu cho mình. Họ cho mở một cuộc điều tra ngay tức khắc để có cớ đưa ra đàn hạch Tổng Thống.

Ông Dân Biểu hung dữ Elijah Cummings, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện, đã đòi Toà Bạch Cung, Tổ hợp Trump, Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ và Văn phòng Phó Tổng Thống cung cấp các tài liệu về chuyến đi của Phó Tổng Thống Pence.

Cummings cáo buộc rằng Tổng Thống Trump đã dùng tiền đóng thuế của dân Mỹ để làm giàu cho cá nhân, gia đình và các công ty của mình. Ông ta còn cho việc này là vi phạm Hiến Pháp Hoa Kỳ!

Những dân biểu Dân Chủ như Jerry Nadler, Steve Cohen khác cũng hùa theo khi họ đòi điều tra việc Tổng Thống Trump muốn tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh G-7 năm 2020 tại khu nghỉ mát riêng Mar-a-Lago của ông ở Miami.

Rõ ràng phe Dân Chủ đã tỏ ra quá bần tiện khi phanh phui, bới móc những chuyện không xứng đáng. Ông Pence có ở khách sạn của Tổng Thống Trump hay khách sạn nào khác, thì cũng phải trả tiền chi phí như nhau. Các lãnh tụ khối G-7 có cư trú tại Mar-a-Lago hay khu vực nào thì cũng thế. Dĩ nhiên chính phủ Hoa Kỳ phải tiếp đãi họ xứng đáng. Thay vì các cơ sở khách sạn khác được thu lợi, để cho cơ sở kinh doanh của Tổng Thống Trump có thêm thu nhập thì có gì sai?  Nhất là tại cơ sở của Tổng Thống Trump, vấn dề an ninh được bảo đảm hơn.

Tặng vé một chiều cho họ đi luôn!

Bốn dân biểu nhiệm kỳ đầu nhưng rất nổi tiếng vì to mồm và những tuyên bố chống lại nước Mỹ cưu mang họ. Đó là Alexandria Ocasio-Cortez của New York, Rashida Tlaib của Michigan, Ilhan Omar của Minnesota, và Ayanna Pressley của Massachusetts. Cả 4 đều thiên về chủ nghĩa xã hội, hai trong đó là Tlaib và Omar là Hồi cực đoan.  Trong một lần phát biểu trước hàng vạn người ủng hộ, Tổng Thống Trump đã nêu vấn đề các cô này và đám đông đã hô vang lên “Send them back”

Tổng Thống sau đó cũng gửi ra “Nước Mỹ chúng ta đẹp đẻ, tự do, và rất thành công. Nếu các cô thù hận nước Mỹ, không cảm thấy hạnh phúc ở đây thì các cô có thể rời nước Mỹ.’

Dân Biểu Ralph Abraham (Louisiana) mới đây cũng lên tiếng phụ hoạ với Tổng Thống Trump và hứa sẵn sàng mua vé máy bay biếu cho các mợ này ra khỏi Mỹ và đi đến nước nào họ thích. (I’ll pay for their tickets out of this country if they just tell me where they’d rather be.) Xin đừng gán cho ông Abraham là da trắng kỳ thị! Ông ta là con của một di dân từ Lebanon, một quốc gia Hồi ở Trung Đông. Ông là dân biểu qua ba nhiệm kỳ và được sự ủng hộ của Hội Đồng Lãnh Đạo Người Mỹ gốc Ả Rập.

Tiếp theo ông Abraham, TNS Steve Daines (Montana) cũng lên tiếng cho hay người dân Montana rất bất bình trước những phát biểu chống Mỹ, chống Do Thái của những người Dân Chủ cực đoan đang muốn hủy hoại đất nước và các giá trị của đất nước vĩ đại của chúng ta. (Montanans are sick and tired of listening to anti-American, anti-Semite, radical Democrats trash our country and our ideals. This is America. We’re the greatest country in the world. I stand with @realdonaldtrump.)

Những tuyên bố lếu láo của băng đảng “tứ nữ quái” này dĩ nhiên gây bất bình trong quần chúng Mỹ. Theo một thăm dò trong nội bộ đảng Dân Chủ, trong những người biết đến AOC, chỉ có 22% là ủng hộ cô ta. Omar thì bết hơn, chỉ được có 9% trong số những người biết cô là ủng hộ thôi. Mà con số những người biết đến cô cũng thấp chỉ có 53%.

Đường vào Bạch Cung

Tính đến nay, có hàng trăm người ghi danh với Ủy Hội Bầu Cử Liên Bang (Federal Election Commission) để tranh cử chức vụ Tổng Thống Hoa Kỳ. Trong đó có 279 người thuộc đảng Dân Chủ, 119 người đảng Cộng Hoà, 38 người đảng Libetarian, và 17 người thuộc đảng Xanh. Đây là những người hội đủ điều kiện đầu tiên (tiền đâu) là quyên được trên 5000 đô la từ những người ủng hộ.

Tuy thế, danh sách chính thức chỉ có 28 người trong đó có 24 vị Dân Chủ và 4 vị Cộng Hoà. Bốn vị Dân Chủ đã bỏ cuộc là Thương Nghị Sĩ New York Kirsten Gillibrand, Dân Biểu Massachussetts Seth Mouton, Thống Đốc Washington Jay Inslee, và cựu Thống Đốc Colorado John Kickenlooper.

Hai mươi vị Dân Chủ, chúng tôi đã nêu tên lần trước. Nhưng hiện chỉ còn 10 vị hội đủ hai điều kiện về phiêu ủng hộ (polling criteria) và tài chánh (grassroot fundraising trên 130 ngàn đô la) dể được tham gia cuộc tranh luận lần thứ 3 ngày 12 tháng 9, 2019 tại trường Southern Texas University ở thành phố Houston, Texas.

Tính theo thứ tự abc thì 10 vị tranh luận kỳ ba là Biden, Booker, Buttigieg, Castro, Harris, Klobuchar, O’Rourke, Sanders, Warren, và Yang.

Tính đến đầu tuần này, kết quả thăm dó phía cử tri Dân Chủ cho thấy ông Joe Biden được 29.7% ủng hộ, kế là Elizabeth Warren (18%), Bernie Sanders (17.5), Kamala Harris (7.2%), Peter Buttigieg (4.3%), Andrew Yang (2.7%), Cory Booker (2.5%), Beto O’Rourke (2.3%, Tulsi Gabbard (1.7%), số người còn lại chỉ được dưới 1%.

Phía Cộng Hoà, ngoài đương kim Tổng Thống Trump, còn có ba vị khác là Mark Sanford, cựu Thống Đốc South Carolina; Joe Walsh, cựu DB từ Illinois; Bill Weld, cựu Thống Đốc Massachussetts.

Trong tuần, Beto O’rourke thuộc đảng Dân Chủ Xã Hội Chủ Nghĩa lếu láo tuyên bố rằng Hoa Kỳ là quốc gia kỳ thị chủng tộc, là một nơi khủng khiếp. Anh ta hứa nếu đắc cử, sẽ hợp pháp hoá cho tất cả dân bất hợp pháp để trở thành công dân Hoa Kỳ. Anh ta còn doạ sẽ thu lại và cấm hẳn các loại súng tiểu liên hiện được sử dụng trong dân chúng.

Andrew Yang còn muốn nắm luôn vấn đề ẩm thực, giao thông của dân?

Ứng cử viên Dân Chủ Andrew Yang, người hứa sẽ cho không mỗi người Mỹ 12000 đô la mỗi năm nếu anh ta đắc cử Tổng Thống, cũng nêu ra với phóng viên đài truyền hình CNN những chương trình táo bạo. Khi gặp gỡ trong buổi thảo luận về thay đổi thời tiết vào tối thứ Tư, ông Yang đã nói rất nhiều điều, từ vấn đề tiết thực của người dân cho đến vấn đề giao thông..

Ông ta ca ngợi sáng kiến “Green New Deal” của dân biểu phe Xã hội Chủ nghĩa Alexandria Ocasio-Cortez mà chi phí ước tính sẽ là 93 ngàn tỷ đô la. Ông ta cũng nói sẽ đề nghi tu chính Hiến Pháp để cho chính phủ phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường cho nhiều thế hệ tương lai trong đó có cả việc cấm hẳn phương tiện hàng không!

Phóng viên Wolf Blitzer nhiều lần thúc đẩy Yang trả lời câu hỏi rằng liệu anh ta có bắt buộc dân chúng phải mua xe hơi chạy bằng điện hay không. Yang né tránh trả lời, nhưng nhấn mạnh rằng anh sẽ có chương trình mua lại tất cả xe hơi chạy bằng xăng dầu.

Đi xa hơn, anh Yang còn chủ trương rằng chính phủ phải chỉnh đốn lại hệ thống (shape our system) để buộc dân chúng phải ngưng ăn các chất thịt và tiến nhanh đến việc ăn chay! 

Hồi tháng bảy, anh Yang còn khuyến khích dân chúng nên đời nhà lên những khu vực cao để tránh nạn ngập lụt do ảnh hưởng của sự “thay đổi thời tiết”.

Tranh luận lần thứ 3 của đảng Dân Chủ

Cuộc tranh luận dài 3 giờ đồng hồ từ lúc 7 giờ đến 10 giời tối ngày 12 tháng 9, 2019 tại trường Southern Texas University ở thành phố Houston, Texas. do đài ABC News và Univision đồng tổ chức với sự điều hợp của 4 ký giả là Linsey Davis, David Muir, Jorge Ramos, và George Stephanopoulos. Lần tranh luận thứ 4 sẽ diễn ra tại Ohio ngày 15 tháng 10, 2019.

Tham gia tranh luận có 10 vị tính theo thứ tự abc là Biden, Booker, Buttigieg, Castro, Harris, Klobuchar, O’Rourke, Sanders, Warren, và Yang. Thời lượng dành cho mỗi người trung bình chỉ có khoảng 12, 13 phút với gần chục đề tài chính. Đã thế, các ứng cử viên dành nhiều thì giờ đã kích nhau và đã kích luôn Tổng Thống Trump. Các đề tài chính là bảo hiểm y tế cho tất cả mọi người, vấn đề ký thị chủng tộc và liên quan với nó là vấn đề công lý xã hội, công lý hình sự, vấn đề bắn súng hàng loạt và vấn đề liên quan là kiểm soát vũ khí, vấn đề di dân, quốc phòng, thương mại…

Một vấn đề không thể thiếu là việc truy đuổi tận cùng để hạ bệ cho được Tổng Thống Trump. Các ứng cử viên đổ lỗi hết tất cả những gì xấu xa, sai trái diễn ra đều do sự kỳ thị, thiếu chính sách của Trump. Buttigieg cho rằng ai ủng hộ Trump đều là người kỳ thị! Hầu hết các ứng cử viên khi nói về kỳ thị đều cho rằng người da đen dễ bị đánh đập, bức hiếp, giam tù và bắn chết. Joe Biden là người bị tấn công nhiều nhất. Ông ta tỏ ra ú ớ khi phải đối phó những câu hỏi. Có rất nhiều lần những điều hợp viên lôi những việc xảy ra từ thời Obama ra để truy vấn Joe Biden. Một ứng cử viên mỉa mai rằng hể có điểm nào hay thì Biden nhận vào của mình, nhưng nếu điểm sai thì Biden chạy tội cho rằng mình chỉ là phó Tổng Thống. Jorge Ramos của đài Univision hỏi móc ông Biden rằng liệu dân Latino có còn tin ông Biden không khi hành pháp thời của ông tống xuất hơn 3 triệu người bất hợp pháp Latino về nước. Andrew Yang hứa sẽ tăng số di dân từ 1 triệu lên 2 triệu mỗi năm. Warren thì hứa mở cửa cho tất cả di dân bất hợp pháp vào quốc tịch. Castro hứa sẽ ban hành cải cách luật di dân trong vòng 100 ngày sau khi nhậm chức. Cả Harris và Biden đều chủ trương không giam tù tất cả những tội phạm không thuộc loại bạo lực! Các ứng cử viên đều đổ cho hệ thống chính trị hư đốn khi nói về vấn đề kiểm soát súng đạn. Biden bị chê vì đã không làm gì thúc đẩy để có đạo luật kiểm soát súng đạn sau khi xảy ra vụ bắn súng chết các em học sinh nhỏ ở Sandy Hook, Beto lại xổ ra mấy tràng tiếng Spanish. Sanders thì có vài lần nhắc đến chữ Global Community như kiểu thế giới đại đồng của Cộng Sản Quốc Tế; ông nhận mình là người độc nhất nhiều lần chống lại cuộc chiến Iraq và cũng chống luôn ngân sách quốc phòng vì cho rằng Hoa Kỳ không biết ai là kẻ thù mà cứ đem quân đi chiến đấu khắp nơi.

Nhìn chung, cuộc tranh luận nhàm chán, vì cũng chẳng thêm điều gì mới lạ. Vẫn là những hứa hẹn hảo huyền, vẫn là đã kích nhau, đổ lỗi cho Trump mà mạnh miệng và hỗn láo nhất là bà Kamala Harris..

Cử tri chỉ muốn nghe các ứng cử viên giải trình về chương trình hành động để họ có cơ sở lựa chọn khi bỏ phiếu. Họ khó lòng có ấn tượng tốt khi thấy những sự đấu đá có vẻ hung hăng, giận dữ.