Thời Sự Hàng Tuần – 26/10/2019 – Trung Cộng có thật mạnh không?

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay

Dân biểu Elijah Cummings, người thường gây bao sóng gió tại Hạ Viện qua những lần ông ngồi chủ toạ các phiên điều trần, hạch hỏi nhân viên hành pháp với khuôn mặt luôn luôn cau có, hùng hăng, vừa qua đời vào sáng sớm ngày thứ Năm tuần trước (Oct. 17) mà chúng tôi có đưa tin một cách ngắn gọn.

Người sắp chết thường hỉ xả, rộng lòng quên hết chuyện ân oán để lòng thanh thản đi về bên kia thế giới. Nhưng ông Cummings thì lại khác. Phút lâm chung của ông bị vẫn đục vì đám mây oán thù đối với Tổng Thống Trump như bất kỳ dân biểu nghị sĩ đảng Dân Chủ nào, dù rằng ông Trump chưa hề làm điều gì xấu cho ông Cummings.

Cummings năm nay mới 68 tuổi. Nhưng bị các cơn bệnh dằng dai từ nhiều năm mà vẫn không chịu về hưu để dưỡng và trị bệnh. Theo ký giả  Sheryl Gay Stolberg của tờ báo The New York Times, ông Dân biểu da đen này đã không để cho cơn bệnh ngăn cản ông tiếp tục những cuộc hội đàm với các dân biểu đảng Dân Chủ để gửi lệnh triệu tập các nhân viên trong Toà Bạch Cung nhằm truy hỏi xem Tổng Thống Trump có gây áp lực với Tổng Thống Ukraine trong vụ điều tra hai cha con ông Joe Biden. Ngay trên giuờng hấp hối vài giờ trước khi trút hơi thở cuối cùng, Cummings, Chủ Tịch Ủy Ban Theo Dõi và Cải Cách Hạ Viện (House Oversight and Reform Committee) còn run rẩy đưa tay ký vào hai bản lệnh gom thu những văn kiện có liên quan đến Luật Di Trú trong đó có sự thay đổi về chính sách cho phép những di dân bất hợp pháp đang mang bệnh trầm trọng được tiếp tục ở lại Hoa Kỳ.

Tuần trước đó, Cummings viết trong một văn thư cho các thành viên trong Ủy Ban hay rằng ông có ý định gửi lệnh triệu tập (supoena) ông Ken Cuccinelli, Giám Đốc Dịch Vụ Di Trú và Quốc Tịch (U.S. Citizenship and Immigration Services (USCIS)) và ông Matthew Albence, Quyền Giám Đốc Cơ Quan Cưỡng Chế Quan Thuế (Customs Enforcement) để ra điều trần trước Ủy Ban. Cuộc điều trần trước đây đã dự trù vào ngày 17 tháng 10, nhưng hai vị nói trên đã bất hợp tác nên Cummings cho dời lại ngày 24 tháng 10. Lệnh triệu tập do Cummings ký đã gửi ra chiều thứ Tư, chưa đầy 1 ngày trước khi ông chết.

Elijah Eugene Cummings sinh ngày 18 tháng 1, 1951 từng là Dân Biểu Tiểu Bang Maryland từ năm 1983 đến 1996, sau đó là Dân Biểu Liên Bang từ 1996 cho đến nay. Đơn vị của ông bao trùm hơn một nửa thành phố Baltimore, một phần quận Baltimore và một phần của quân Howard. Đó là những khu mà đại đa số dân là người da đen và cũng là những khu vực nhiều tội phạm, giết chóc hàng đầu so với các vùng khác trên toàn nước Mỹ.

Gần 40 năm đại diện, nhưng ông đã không có khả năng cải thiện đời sống xã hội và trật tự công cộng của cử tri mình, nhưng lại luôn lớn tiếng chê bai, kết án Tổng Thống Trump là kỳ thị người da đen.

Tin mới về vụ Impeachment

Sau khi bà Nancy Pelosi bỏ ý định dưa ra sàn Hạ Viện bỏ phiếu để tiến hành điều tra để đàn hặc TT Trump, nhóm dân biểu Dân Chủ đã tổ chức họp kín để triệu tập các nhân chứng ra điều trần. Ngày thứ Tư, vài chục dân biểu Cộng Hòa đã xông thẳng vào phòng họp của dân biểu Dân Chủ để bày tỏ sự phản đối trong lúc bà Laura Cooper, một nhân viên Bộ Quốc Phòng đang bị các dân biểu này cật vấn. Theo ông Steve Scalise, “ông Adam Schiff tạm thay thế Cummings mới chết) đã đóng kín cửa không cho báo chí vào tham dự và ngay cả các dân biểu có quyền bỏ phiếu trong trong Ủy Ban Ủy Ban Theo Dõi và Cải Cách Hạ Viện (House Oversight and Reform Committee) cũng bị chặn không cho vào. Như thế, có phải họ đang tiến hành đàn hặc một vị Tổng Thống với luật lệ riêng của họ.” Nói về vụ impeachment, Tổng Thống Trump ví nó với việc treo cổ người da đen (lynching) trước đây trong thời nô lệ.

Ai cũng là tay sai của Nga, trừ tui!

Sau khi thua cuộc bầu cử mà bà ta cầm chắc mình sẽ đại thắng, Hillary Clinton không ngừng lên tiếng tự bào chữa, đổ thừa cho cả trăm thứ về sự thất bại cay đắng của bà ta. May mà ông Trump vì muốn tỏ ra mã thượng, không nở đánh bồi thêm một kẻ bại trận nên đã không tích cực tiến hành những điều tra về các hành vi phạm pháp của bà ta. Dư luận cũng chán ngấy người đàn bà nham hiểm này nên rất nhiều lần đã khuyên bà ta hãy rút lui vào bóng tối, chớ có chường mặt ra múa môi múa mép, quậy phá nữa. Nhưng chỉ mới đây thôi bà Hillary lần lượt tố cáo vô cớ các đối thủ của bà là tay sai của Nga. Người đầu tiên, dĩ nhiên là ông Donald Trump. Bà ta đã nói rằng chắc chắn Trump là “người trong mộng của Putin” (Trump is Russian President “Vladimir Putin’s dream) hàm ý rằng Nga có những điều mong muốn mà Tổng Thống Trump sẽ thực hiện cho họ. Dù bà nói rằng bà ta không biết Putin ảnh hưởng lên Tổng Thống Trump ra sao vừa về cá nhân, vừa về tài chánh; nhưng bà ta khẳng quyết rằng điều này là có!. (“I don’t know what Putin has on him — whether it’s both personal and financial. I assume it is.“)

Người thứ hai là bà Jill Stein, Thủ Lãnh Đảng Xanh (Green Party), là người ra tranh cử Tổng Thống hai lần năm 2012 và 2016, và là đối thủ của Hillary. Bà Stein cũng có thể lại đại diện cho Đảng Xanh ra tranh cử trong năm 2020. Hillary không ngần ngại nói thẳng rằng nước Nga đang có những nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử của Hoa Kỳ qua việc ủng hộ cho ứng cử viên của đảng thứ 3 (bà Stein thuộc Đảng Xanh). Chữ của Hillary diễn tả là “Russian asset — I mean, totally.“. “Russian asset” có thể tạm dịch là một nhân lực vô cùng hữu ích cho nước Nga. Nhưng bà Stein mấy hôm trước đây có lên tiếng là sẽ không ra tranh cử lần này, và coi lời của Hillary là hàm hồ, vu khống.

Người thứ ba là Dân Biểu Tulsi Gabbard, một trong 12 ứng cử viên Dân Chủ mới tham gia cuộc tranh luận lần thứ 4 vừa qua tại Ohio. Trong tuần, trên trang Podcast “Campaign HQ” của David Plouffe, Hillary nói rằng bà Gabbard là người ứng cử viên được Nga ưu ái “Rep. Tulsi Gabbard (D-Hawaii) is Russia’s “favorite” 2020 candidate…” và cử tri nên sửa soạn trau chuốt (grooming) cho bà này ra ứng cử với tư cách đại diện cho một đảng thứ ba (ngoài Dân Chủ và Cộng Hoà). Nguyên văn toàn câu nói của Hillary: “I’m not making any predictions, but I think they’ve got their eye on somebody who is currently in the Democratic primary and are grooming her to be the third-party candidate. She’s the favorite of the Russians.”

Bà Gabbard phản ứng ngay bằng cách nói bà Hillary là “người ưa gây chuyện, đầu sỏ tham nhũng, tiêu biểu của sự thối nát mà đã làm hư đốn đảng Dân Chủ từ lâu nay: cuối cùng, bà ta cũng chui ra khỏi bức màn.  Ngay từ những ngày tôi có ý định ra tranh cử Tổng Thống, đã có một chiến dịch nhằm triệt hạ uy tín của tôi. Tôi dư biết ai đứng đàng sau chiến dịch đó và lý do nào. Chính là bà, luôn luôn là bà kết hợp với tay chân bộ hạ, những đồng minh đầy quyền lực, nhưng cơ quan ngôn luận, những cỗ máy gây chiến. Tất cả bà và phe đảng của bà sợ những điều tôi sẽ làm. Nay thì rõ ràng việc sơ bộ này là giữa bà và tôi. Đừng hèn nhát ẩn núp sau kẻ khác. Hãy nhảy ra trực diện đương đầu với tôi!

Điều mà bà Gabbard nói phe Dân Chủ e sợ, đó là chính sách đối ngoại của bà hoàn toàn khác hẳn với 11 ứng cử viên gạo cội của phe Dân Chủ, đặc biệt trong vấn đề Syria. Bà Gabbard có vẻ đồng thuận với Tổng Thống Trump khi bày tỏ quan điểm Hoa Kỳ không nên đi làm cảnh sát quốc tế, giúp thay đổi các chế độ chính trị tại các nước khác.

Lên án người khác, nhưng Hillary không hề sờ lại gáy mình, soi gương xem lại những vết nhọ trên mặt bà ta. Chính hai vợ chồng Clinton mới là người mà nước Nga ưu ái. Khi làm Bộ Trưởng Ngoại Giao, Hillary đã bán cho Nga 20% trữ lượng Uranium của Hoa Kỳ. Đó là một tài nguyên chiến lược, liên quan đến quốc phòng vô cùng trầm trọng. Chồng bà được trả ơn bằng 500 ngàn đô la cho mỗi bài diễn văn nói tại Nga, và tổ chức Clinton Foundation nhận của Nga hơn 150 triệu đô la đóng góp. Quý vị chắc còn nhờ vụ Trump Dossier, là tập hồ sơ gồm những điều ngụy tạo để nói xấu ứng cử viên Trump trong mùa bầu cử năm 2016? Tập hồ sơ đó do bà Hillary Clinton bỏ tiền thuê những tên điệp viên Nga trong tổ chức Fusion GPS làm ra. Vậy ai là người câu kết với Nga nhằm phản bội đất nước, gian lận bầu cử? Hỏi tức là trả lời.

Trump và O’Rourke tại Dallas. Ai có nhiều người ái mộ hơn?

Cùng trong một buổi tối thứ Sáu, 18 tháng 10, tại thành phố Dallas của Tiểu Bang Texas, tại hai địa điểm cách nhau chừng 15 dặm, đã diễn ra hai buổi nói chuyện của Tổng Thống Donald Trump và ứng cử viên Dân Chủ  Beto O’Rourke.

Tổng Thống Trump đã chọn địa điểm của hãng hàng không American Airline là nơi có sức chứa đến 20 ngàn người. Trong ngày thứ Năm trước đó, hàng trăm người dựng lều bên ngoài để chờ giờ mở cửa. Trong buổi chiều thứ Sáu, bên trong khu vực thì chật ních, không còn chỗ trống. Nhưng bên ngoài cũng có khoảng 5000 người không vào được mà phải tụ tập trên các đại lộ để chỉ theo dõi qua các màn hình lớn. Chưa kể số luợng hàng triệu người xem qua các phương tiện truyền hình. Những con số người tham dự là do tờ báo Texas Tribune và Sở Cứu Hoả Dallas đưa ra.

Trong khi đó, trong một rạp hát tại Grand Prairie là nơi O’Rourke nói chuyện với chủ đề “Tập Họp để chống lại sự Sơ Hãi” (Rally Against Fear), chỉ có chừng 5500 người tham dự. Beto O’Rourke chọn chủ đề như thể đối kháng với những chủ trương của Tổng Thống Trump mà anh chàng theo Chủ Nghĩa Xã Hội này diễn dịch theo kiểu xuyên tạc là gây chia rẽ, gây sợ hãi trong những sắc dân thiểu số da màu, phụ nữ, dân lao động…

Trong thư mời tham dự, O’Rourk viết rằng: “Chúng ta sẽ không bị định hình bởi sự sợ hãi, lòng thù hận của Tổng Thống Trump, hay là những sự khác biệt giữa chúng ta mà Trump đang cố khai thác. Thay vào đó, sẽ là sự tái sinh của niềm hy vọng và một viễn ảnh đoàn kết cho tương lai đất nước. Trong cái giây phút hoang mang và chia rẽ này, Tiểu Bang Texas sẽ đi tiên phong với hết cả sức mạnh, lòng can đảm, sự đa dạng cùng với những tham vọng vĩ đại, vững chắc mà chúng ta sẽ cùng nhau thành đạt.”

Trong khi đó thì buổi nói chuyện của Tổng Thống Trump là để tiếp nối chiến dịch tranh cử 2020 với khẩu hiệu “Keep America Great Again”

Tổng Thống Trump bỏ ý định mời lãnh tụ G-7 tại khu du lịch riêng

Cuộc họp Thượng Đỉnh lần thứ 46 của nhóm 7 quốc gia giàu mạnh (G-7) sẽ được tổ chức vào tháng 6 sang năm 2020 tại Hoa Kỳ (có thể là G-8 vì thêm nước Nga do yêu cầu của Tổng Thống Trump). Khi tham dự Hội Nghị thứ 45 tại Biarritz, Pháp, Tổng Thống Trump tuyên bố sẽ mời các phái đoàn tham dự 2020 đến trú trong khu nghỉ mát Mar-a-Lago của ông tại Miami, Florida. Theo ông, các phái đoàn sẽ ở trong những căn nhà biệt lập (bungaloo) đầy đủ tiện nghi và thoải mái hơn là ở trong các khách sạn, dù là loại sang trọng bậc nhất. Trong khu nghỉ mát này còn có sân golf. Mar-a-Lago nằm trong quận Palm Beach, do bà Marjorie Merriweather Post xây xong năm 1927. Trong đó có một mansion 126 phòng, rộng 62,500 sqft, có 128 phòng là một khu nghỉ mát riêng với câu lạc bộ, nhà khách, các phòng tiện nghi như khách sạn chỉ dành cho các thành viên của Câu Lạc Bộ. Sau khi bà Post qua đời, chính phủ muốn mua lại nhưng chi phí bảo trì quá cao nên trả lại cho Post Foundation. Năm 1985, tỷ phú Donald Trump mua lại khu này để kinh doanh du lịch cho giới giàu có, thượng lưu. Dĩ nhiên Trump cũng dành riêng cho mình và gia đình một phần riêng biệt trong khu này.  Khi Trump làm Tổng Thống, Mar-a-Lago được xem như Toà Bạch Cung Mùa Hè. Đây cũng là nơi Tổng Thống từng tiếp đón các vị lãnh đạo các nước lớn đến thăm, như Thủ Tướng Shinzo Abe của Nhật và Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình.

Do những phản đối từ phía Dân Chủ và một số Cộng Hoà cho rằng Tổng Thống lợi dụng để làm tiền bỏ túi riêng– dù Tổng Thống có loan báo sẽ không lấy tiền ngân sách ra chi trả, mà do chính ông tự hiến – ngày 21 vừa qua, Tổng Thống Trump tuyên bố hủy bỏ ý định dùng Mar-a-Lago làm nơi tiếp các phái đoàn G-7.

Tổng Thống Trump, từ ngày lên làm Tổng Thống đã gần 3 năm, không nhận một xu tiền lương, mà hiến tặng lại cho các cơ sở từ thiện hay hội đoàn. Theo ông, từ khi làm Tổng Thống đến nay, ông đã thất thu từ 2 đến 5 tỷ đô la vì bỏ bê công việc quản trị kinh doanh để lo việc nước. Ông nói việc ông có mất đi 2 tỷ, 5 tỷ trong túi riêng của mình, ông cũng không quan tâm, mà chỉ muốn làm điều gì có lợi cho nước Mỹ mà thôi. Nhưng người chống ông thuộc phe đảng Dân Chủ luôn kết án ông là hy sinh quyền lợi quốc gia vì lợi lộc riêng tư. Điều này cũng do từ việc ông còn giữ quyền quản trị các đại công ty bất động sản trong khi nắm vai trò Tổng Thống. Đó là điều người ta cho rằng “mâu thuẫn về quyền lợi”

Hiện ông ra lệnh tìm một địa điểm khác mà có thể là Trại David, cũng là khu nghỉ mát chính thức của các Tổng Thống Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ thách thức Trung Cộng

Một mặt thì dùng bàn tay bọc nhùng, lịch sự ngoại giao khi gửi điện thư chúc mừng Quốc Khánh 1 tháng 10 lần thứ 70 của Trung Cộng, một mặt thì đưa cánh tay sắt ra răn đe khi Hoa Kỳ gửi chiếc hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan tới biển Đông.

Thư chúc mừng gửi đi từ Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo, thay mặt nhân dân Hoa Kỳ,  chúc nhân dân Trung Hoa sức khỏe, hoà bình và thịnh vượng. Trong khi đó thì Bộ Trưởng Quốc Phòng Mark Esper điều động chiếc hàng không mẫu hạm tân tiến nhất của Hải Quân Hoa Kỳ vào tuần tiểu trong vùng biển để thách thức chủ quyền mà Trung Cộng đã dùng sức mạnh chiếm đoạt và nhận vơ từ nhiều năm qua.

Dĩ nhiên, phía Trung Cộng phải lên tiếng. Họ huyên hoang tuyên bố rằng không có sức mạnh nào cản trở họ vươn mình ra ngoài thế giới, không có hành vi quân sự nào của Mỹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của quân đội nước họ. Một phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Trung Cộng lớn lối tuyên bố rằng quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa sẽ hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển quốc gia một cách có phương pháp, cũng như bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới. Ông này còn yêu cầu Hoa Kỳ phải tôn trọng những mối lo ngại về an ninh của các quốc gia trong vùng.

Từ hai thập niên qua, Trung Cộng đã cưỡng chiếm gần như toàn bộ vùng biển đông, nới có sự tranh chấp chủ quyền của nhiều nước như Việt Nam, Philippines, Đài Loan. Họ không ngừng xây dựng các căn cứ quân sự tầm vóc lớn và trang bị hiện đại để có thể khống chế cả vùng biển rộng lớn.

Hoa Kỳ, các nước Tây Phương cũng đã nhiều lần cho chiến hạm di chuyển qua vùng để thực thi quyền hải hành và có mục đích thách đố Trung Cộng.

Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan có nhiều chiến hạm hộ tống, xuất phát từ căn cứ Hải Quân Hoa Kỳ ở thành phố Yokosuka, thuộc tỉnh Kanagawa, Nhật. Trước đó cũng có tàu tuần duyên Stratton cùng với bốn tàu khác của Hải quân của Hoa Kỳ khởi hành từ quân cảng Puerto Princesa thuộc đảo Palawan tham gia vào cuộc tập trận chung với Philippines và Nhật ở Biển Đông. Các cuộc thao dượt này được tổ chức hàng năm.

Việt Cộng né không nêu tên Trung Cộng

Tuy muốn nhờ cậy vào Hoa Kỳ, dường như phía Việt Cộng vẫn còn sợ hãi con ngáo ộp Trung Cộng, mà không hề dám nhắc tên nó trong bài phát biểu ngày 28 tháng 9 trước Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc mỗi khi nói đến tình hình biển Đông. Trong bối cảnh tàu thuyền Trung Cộng nghênh ngang qua lại các vùng thuộc hải phận của Việt Nam như vụ tài khai thác dầu xâm nhập bãi Tư Chính ở Trường Sa, người ta mong chờ phía Việt Nam sẽ mạnh dạn lên tiếng trước công luận thế giới sự xâm phạm và thách thức nghiêm trọng của Trung Cộng trong vùng biển Đông. Tại quốc nội, các nhà cầm quyền Việt Cộng cũng chỉ yếu ớt lên tiếng chiếu lệ để xoa dịu lòng căm phẫn của dân chúng.

Bài diễn văn ngắn chừng 16 phút của Phạm Bình Minh chỉ đơn giản kêu gọi “các phía có liên quan” nên tuân thủ công pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Ông ta không dám nêu đích danh Trung Cộng là thủ phạm trong những vụ vi phạm. Ông cũng không có một câu về vụ Tư Chính mới xảy ra.

 Diễn đàn của Liên Hiệp Quốc là cơ hội rất tốt để phía Việt Nam có thể đánh động lương tâm thế giới mà cầu viện sự ủng hộ khi phải đương đầu với một nước Trung Cộng hùng mạnh và hiếu chiến.  

Điều này, theo các nhà nghiên cứu chính trị tầm cỡ quốc tế về các vấn đề Việt Nam, là thể hiện sự thiếu đoàn kết, đồng lòng trong giới lãnh đạo của Cộng sản Việt Nam. Hiện nay, có thể nói cả Bộ Chính Trị, Trung Ương đảng, cả phía quân đội, công an, đều bất đồng trong phương cách đối phó với Trung Cộng và giải pháp cho vấn đề. Có thể, họ vẫn chưa có sự tự tin hay tin tưởng vào một quốc gia nào để có thể ra mặt chống đối hay làm mất lòng Trung Cộng. Lỡ khi chiến sự nổ ra, họ sẽ không có ai chống lưng.

Ngay cả khi Trung Cộng nhiều lần ép buộc họ phải ngưng việc khai thác dầu do hợp đồng với công ty Repsol của Tây Ban Nha. Việt Cộng đã phải cúi mình làm theo trong khi tàu Hải Dương 8 của Trung Cộng tiến vào vùng khai thác, thuộcđặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Hiện Việt Nam đang hợp tác với tập đoàn Rosneft của Nga ở Bãi Tư Chính nơi tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc đến thăm dò. Vào tháng 7/2017 và tháng 3/2018, Việt Nam được cho là đã ngừng hai dự án khai thác dầu khí với tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha. Phía Trung Cộng thì vẫn như con sói đội lốt bà ngoại già hiền lành, dụ dỗ Việt Cộng tiếp tục đối thoại hoà binh để giải quyết tranh chấp mà chính họ gây ra và không hề ngừng lại.

Còn Hoa Kỳ thì luôn ra mặt cảnh cáo Trung Cộng là bắt nạt các nước nhỏ trong vùng. Nhưng người ta không tin Hoa Kỳ sẽ đứng ra bảo vệ Việt Cộng một khi giữa hai nước còn có quá nhiều điểm khác biệt trong chính trị, và chưa hề ký kết văn bản đồng minh nào.

Hoa Kỳ và Việt Cộng

Cuối tháng 9 vừa qua, trong khi đến Hoa Kỳ tham dự phiên họp của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, ngày 26 tháng 9, Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh đã có dịp tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ David Hale tại New York. Nhân dịp này, ông Hale khẳng định sự cam kết của Hoa Kỳ trong việc giữ gìn ổn định, giữa hoà bình, an ninh và nền thịnh vượng chung trong khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Ông còn nói rằng Hoa Kỳ cũng có những lợi ích khi tình hình an ninh tại biển Đông được bảo đảm, trong đó có vấn đề an ninh về hang hải và hàng không.

Ông David Hale cũng bày tỏ sự mong muốn hai nước Mỹ và Việt Cộng duy trì sự tiếp xúc với nhau ở các cấp, thường xuyên tham khảo ý kiến và phối hợp trong quan hệ song phương cũng như đa phương gồm thêm các quốc gia liên đới.

Đáp lại, Phạm Bình Minh cũng khẳng định nhà nước Việt Nam Cộng Sản coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ với Mỹ. Sang năm 2020, hai nước sắp đánh dấu kỷ niệm bình thường hoá quan hệ do cựu Tổng Thống Clinton xoá bỏ cấm vận và thiết lập ngoại giao 25 năm trước đây. Phạm còn muốn mở rộng thêm trong lãnh vực thương mại-đầu tư, an ninh-quốc phòng…, tăng cường hợp tác trong các vấn đề quốc tế và khu vực.

Trung Cộng có thật mạnh không?

Người ta ví học thuyết Cộng Sản như một loại ký sinh trùng phát sinh và sống được là nhờ vào sự ngu dốt và sợ hãi của dân chúng. Khi những yếu tố này mất đi, Cộng Sản sẽ không thể tự nó kéo dài sự sống. Liên Bang Sô Viết hùng mạnh không thua Hoa Kỳ bao nhiêu mà cũng sụp đổ sau 69 năm thực thi chế độ tàn bạo và hiếu chiến. Nước Trung Hoa Cộng Sản ra đời ngày 1 tháng 10, 1949, đến nay vừa kỷ niệm 70 năm. Nhờ sự tàn bạo khủng khiếp mà Mao Trạch Đông cùng đám lãnh tụ kế tục đã giúp cho nó trở thành một nước Cộng Sản lâu bền nhất thế giới. Qua hình ảnh phô trương bên ngoài, xem ra Trung Cộng dưới trào của Tập Cận Bình vững mạnh hơn bao giờ hết và có thể còn vươn lên một tầm cao mới, thống trị một phần địa cầu trong tương lai gần thôi!.

Trong khi Liên Sô không đủ sức chạy đua võ trang với Hoa Kỳ vì không có khả năng đầu tư và phát minh mà phải bỏ cuộc trên bàn cờ thế giới; thì Trung Cộng ngày nay chỉ sau vài thập niên đã thu ngắn khoảng cách về tiềm lực quân sự. Ngày nay, Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa đang trở thành một lực lượng hùng hậu trong vùng Thái Bình Dương. Chúng có khả năng tung hoành trên một địa bàn rộng lớn từ Bắc cực xuống đến vùng biển giáp với Australia, và còn vươn vòi bạch tuộc đến tận châu Phi.

 Trung Cộng đã nhờ sức bật của kinh tế mà năm 2011 đã thay thế được vị trí của Nhật là cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới. Tổng sản lượng quốc gia từ đó đã tăng lên gấp ba lần. Nhiều nhà nghiên cứu còn tiên đoán rằng chỉ còn là vấn đề thời gian, không biết vào lúc nào, Trung Cộng sẽ vượt qua Hoa Kỳ! Nên nhắc lại thời còn Liên Bang Sô Viết, nước này có cố gắng lắm nền kinh tế của họ cũng chỉ bằng một nửa của Mỹ mà thôi.

Về mặt chính trị, trong khi Liên Sô có những cải cách đáng kể như “chính sách cởi mở (perestroika) và đổi mới (glasnost)”, giảm bớt sự kềm kẹp của chính quyền đối với dân chúng; thì tại Hoa Lục, đảng Cộng sản lại gia tăng sự đàn áp như việc giam giữ hàng triệu người Hồi Giáo Tân Cương,trấn áp, bắt bớ tín đồ Thiên Chúa Giáo, thiết lập hệ thống kiểm soát để theo dõi sinh hoạt hàng ngày của công dân mình. Hiện nay, với tình hình nóng bỏng ở Hong Kong, người ta lo ngại nhà cầm quyền Bắc Kinh sẽ không ngần ngại đưa quân đội sang để đàn áp, tái diễn một vụ thảm sát Thiên An Môn mới.

Trung Cộng còn một tham vọng rất lớn. Đó là nhìn vào Hoa Kỳ như một vùng đất màu mỡ mới mới cho xâm lăng của họ. Dĩ nhiên không phải về quân sự mà là về kinh tế.

Từ hàng chục năm qua, Trung Cộng đã chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ với hàng ngàn tỷ đô la hàng hoá rẻ mạt mỗi năm. Họ lợi dụng được thị trường tài chánh ngân hàng của Mỹ một cách dễ dàng do những luật lệ lỏng lẻo tại Mỹ. Họ mua lại nhiều công ty kỹ thuật cũng như đánh cắp các bí mật khoa học kỹ thuật của Mỹ, ngay cả những bí mật quốc phòng. Họ mở ra những chiến dịch tung tin thất thiệt để lèo lái dư luận và gây ảnh hưởng lên chính sách của Hoa Kỳ nhằm làm lợi cho họ.

Nhưng đó lại là con dao hai lưỡi

Nhìn vào GDP năm ngoái của Trung Cộng 27.3 ngàn tỷ đô la, thấy con số thật là vĩ đại vì nó đứng đầu thế giới, hơn xa cả Hoa Kỳ (20.6 ngàn tỷ). Nhưng chúng ta cũng không quên một dân số Trung Hoa (1.4 tỷ người) cũng vĩ đại không kém. Đem cái GDP đó chia cho dân số, thì mới thấy lợi tức tính theo đầu người chẳng có bao nhiêu: $19,500 mỗi đầu người, đứng hàng thứ 73 trên thế giới; trong khi Hoa Kỳ gần 63 ngàn, hơn gấp ba lần và đứng thứ 11 toàn cầu.

Nền công nghiệp tân tiến của Trung Cộng chỉ có bề mặt ngoài và ở các thành phố phía đông ven biển. Còn hơn 3 phần tư đất đai bên trong vẫn là nông thôn lạc hậu. Bên trong nền công nghiệp đó, nó lệ thuộc nặng nề vào khoa học kỹ thuật Hoa Kỳ như các trang bị tinh vi, nhu liệu điện toán, các linh kiện điện tử. Kỹ sư Trung Cộng dù có thong minh đến đâu cũng chỉ đủ khả năng bắt chước những gì thấy được bên ngoài mà khó theo kịp những kiến thức tích lũy từ nhiều thế hệ kỹ sư của Hoa Kỳ được đào tạo trong một môi trường đại học nặng tính thi đua (competitive), đặt nặng hai lãnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D).

Vì sự lệ thuộc của Trung Cộng vào nguồn năng lực Hoa Kỳ lại chính là điểm nhược của họ!

Không khác mấy so với Liên Sô trước đây, đuờng lối mang tính cộng sản tại Trung Cộng trong một thời gian quá dài, đã làm tê liệt khả năng sáng tạo, thi đua của công dân họ. Điều này chúng ta từng thấy ở Việt Nam và Liên Sô. Hệ thống kinh tế sản xuất do nhà nước độc quyền quản lý. Sau khi thất bại không thể thực hiện được chế độ cộng sản mà lại tụt hậu so với các nước tư bản trong vùng; họ đã phải mở ra một cánh cửa rất hẹp cho lãnh vực tư nhân. Và trong hoàn cảnh như thế, tài năng cá nhân không có cơ hội phát triển. Con người chỉ biết đua nhau chạy theo sự học lóm, làm hàng giả, cố đạt được tiêu chuẩn về lượng mà đánh mất tiêu chuẩn phẩm chất.

Nền học vấn cũng tồi tệ không thể giúp đào tạo nhân tài cho sự phát triển. Đó là lý do mà hàng năm, hàng vạn gia đình Trung Hoa tìm mọi cách gửi con cái đi du học tại Hoa Kỳ hay chuyển tiền vào các ngân hàng ở Mỹ. Họ chắc chắn đã tìm thấy ưu điểm của chế độ tư bản Hoa Kỳ qua hệ thống kinh tế tự do và nền dân chủ pháp trị ưu việt.

May thay, chúng ta bầu lên một ông Tổng Thống Trump là người nhìn thấy mối đe dọa của sự trổi dậy và tính chất bá quyền xâm lấn của Trung Cộng. Từ ngày mới lên nhậm chức, Tổng Thống đã có ngay những biện pháp nhằm gỡ rối mối quan hệ thương mại bất công giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ mà tổn thất về phía Hoa Kỳ lên tới hàng trăm tỷ đô la mỗi năm. Hậu quả sau môt năm ruỡi thương chiến là hiện nay, thị trường chứng khoán Trung Cộng đã và đang nguy ngập, và mức phát triển kinh tế ở mức độ chậm nhất so với ba thập niên vừa qua.

Biết thế, nhà cầm quyền Trung Cộng đang tìm cách ve vãn để xoa dịu sự căng thẳng về giao thương với Hoa Kỳ vì cứ theo đà này, nếu không có sự thay đổi nào lớn, khuôn mẫu kinh tế Trung Cộng sẽ sụp đổ và Trung Cộng sẽ phải cầu viện đến sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Nhưng trong lãnh vực dân quyền, nhân quyền, Trung Cộng dứt khoát không lùi bước. Sau 70 năm sống dưới chế độ toàn trị, lừa bịp tinh vị; người dân không còn biết giải pháp nào khác ngoài sự chấp nhận hơn là mong chờ một thay đổi cho tốt đẹp hơn, dân chủ hơn. Ngay cả trong thành phần ưu tú của Hoa Lục như các cấp lãnh đạo, các học giả, các nhà doanh nghiệp; họ cũng cho rằng sự thay đổi chính trị sẽ mang lại nhiều hệ lụy, tai ương cho nước Trung Hoa rộng lớn và đông dân. Họ thà tiếp tục chịu đựng thứ ma quỷ mà họ quen thuộc còn hơn mong chờ một con qủy khác mà họ chưa biết sẽ ra sao! Trong những lần phỏng vấn chớp nhoáng các du học sinh Trung Cộng tại Australia nhân vụ Hong Kong, các phóng viên đã vô cùng ngạc nhiên khi nghe các sinh viên nói rằng họ không hề quan tâm đến các vấn đề quyền tự  do tín ngưỡng hay các nhân quyền khác.

Dù sao, sự sụp đổ của chế độ Cộng sản cũng sẽ là một thắng lợi của người dân Trung Hoa. Thế giới cũng được hưởng lây. Đó là chấm dứt một hiểm hoạ mà nửa thế kỷ nay từng tung hoành trên một phần rộng lớn của địa cầu.

Trung Cộng, dù đang được xem là một người khổng lồ, càng ngày càng vươn cao lên, nhưng than ôi, người khổng lồ này đứng trên đôi chân bằng đất sét. Nếu Hoa Kỳ và các đồng minh tiếp tục đánh mạnh về kinh tế, thì sự suy sụp của Trung Cộng có lẽ sẽ cận kề. Trung Cộng không mong chờ ngày kỷ niệm 75 năm lập quốc đâu!.

Tình hình Hong Kong lại căng thẳng

Cuộc biểu tình vì dân chủ của dân chúng Hong Kong đã kéo dài qua tuần thứ 17 với hàng chục vạn người tập trung phản đối lễ Quốc Khánh kỷ niệm 70 năm ngày thành lập nước Công Hoà Nhân Dân Trung Hoa.

Trong tuần trước, cảnh sát đã bắn vào mặt một người biểu tình. Biến cố này đuợc ghi qua ống kính một cách rõ ràng và đã tạo thêm mức căng thẳng và đụng độ giữa dân biểu tình và cảnh sát của chính quyền sở tại.

Nguyên nhân nổ ra sự phản kháng là dự luật dẫn độ các nghi phạm từ Hong Kong qua Hoa Lục để xử lý pháp luật. Hiện nay, nhà cầm quyền Đặc Khu Hong Kong đã hoàn toàn chính thức hủy bỏ dự luật đó. Nhưng người dân lại tiến thêm một bước đòi dân chủ, quyền bỏ phiếu lựa chọn người đại diện; và có khi đi xa hơn, chống hẳn lại chính quyền Cộng Sản Trung Hoa.

Những rối loạn đã làm cho tình hình kinh tế Hong Kong suy yếu hẳn đi. Nhưng nhà đầu tư đang băn khoăn liệu có xảy ra một Thiên An Môn mới hay không! Và lúc đó, Hong Kong có còn là một trung tâm tài chánh ngân hàng của thế giới hay không?

Ngoài Hong Kong, thì tại Quảng Châu cũng xảy ra một biến động chính trị mà từ 70 năm qua, chưa một lần xảy ra.

Đó là trong trận đấu bóng chuyền giữa đội bóng 76ers lừng danh của Hoa Kỳ và đội bóng Guangzhou Loong Lions của thành phố Quảng Châu.

Ngay khi quốc thiều Trung Cộng vừa chấm dứt để chuẩn bị mở màn trận đấu, nhiều tiếng hô lớn từ phía khán giả: “Tự do phát biểu! Tự do ngôn luận! Giải phóng Hong Kong!” Một người bị công an đến bắt đi thì nhiều người khác nổi lên hô lớn các khẩu hiệu trên. Có nhiều khán giả giương cao tấm biển “Giải Phóng Tibet” cùng lá cờ nước này. Bên trong sân chơi và bên ngoài cò những người phản kháng mặc áo thun có in khẩu hiệu.

Tổng cộng có gần 10 cuộc phản kháng đã xảy ra trong sân chơi.

Tin thêm về Turkey

Tuần trước, chúng tôi có loan tin Tổng Thống Hoa Kỳ ra lệnh rút quân khỏi Syria và phái đoàn Phó Tổng Thống Pence đã thương lượng với Tổng Thống Turkey một thoả ước tạm ngưng bắn. Việc ngưng bắn tạm này chỉ xảy ra trên một vùng dọc biên giới Turkey và Syria, nhằm để cho các nhóm kháng chiến người Kurd có một hành lang để rút hết ra khỏi vùng. Turkey khẳng định không chấp nhận sự có mặt của nhóm người Kurd trên hành lang dọc biên giới. Ngoài hành lang này, quân đội Turkey vẫn tiếp tục các cuộc hành quân ở khu vực phía bắc Syria.

Hoa Kỳ đã hứa tăng cường nhiều hoả tiễn, hàng chục phi cơ chiến đấu và vận tải cho Saudi Arabia và có thể thêm 3000 quân để giúp Saudi có khả năng phòng thủ trước sự tấn công của Iran. Hoa Kỳ cũng yêu cầu các nước Âu Châu góp phần vào việc phòng thủ ở vùng Vịnh và vùng Arab.