Thời Sự Hàng Tuần 23 tháng 11, 2019 – Hong Kong thất thủ

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Hong Kong thất thủ

This image has an empty alt attribute; its file name is image-8.png

Sau hơn hai ngày kiên quyết cố thủ, và nhiều lần đụng độ ác liệt với cảnh sát, những người biểu tình chống chính phủ còn kẹt lại bên trong trường đại học Kỹ Thuật Đa Khoa Hong Kong hôm 19/11 đã cấp bách tìm cách thoát ra khỏi khuôn viên của trưòng. Một hình ảnh cho thấy những người biểu tình đã treo lá cờ của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) lên một cao ốc trong trường.

Theo cơ quan quản lý một bệnh viện cho biết, có khoảng 280 người bị thương đã được đưa đến bệnh viện hôm 19/11.  Cảnh sát Hong Kong cho hay trong 24 giờ qua họ đã thực hiện 1.100 vụ bắt giữ, nhiều người bị cáo buộc về tội gây bạo loạn và sở hữu vũ khí tấn công. Tính từ tháng 6, đã có hơn 5.000 trường hợp bị bắt giữ.

Bà Chủ Tịch Hành Pháp Hong Kong Carrie Lam nói bà hy vọng vụ đối đầu này có thể được giải quyết, và bà đã yêu cầu cảnh sát hành xử một cách nhân đạo.

Sau nhiều ngày cố thủ với các chướng ngại khá kiên cố, khoảng 300 sinh viên trong khuôn viên trường Đại Học Kỹ Thuật Đa Khoa ở Hong Kong cuối cùng phải lùi bước!

Trước đó, chúng ta thấy sinh viên nậy gạch lát ở sân đem chất thành từng ụ nhỏ trên đường hay nơi công trường để ngăn cản các xe cơ giới của cảnh sát tiến vào. Khi những chiếc xe bọc thép của Cảnh sát chạy vào, bị vật cản nên khựng lại, đó là lúc bị sinh viên ném bom xăng vào dưới lườn xe nên không xoay sở được mà bốc cháy.

Nhưng qua ngày thứ Hai đầu tuần, cảnh sát đã nhờ hai vị có uy tín đứng ra để thuyết phục. Họ cho hay sẽ đàn áp mạnh tay và ra tối hậu thư cho sinh viên nếu không đầu hàng sẽ bị bắt giữ và đưa ra toà xét xử với các trọng tội. Những người biểu tình e sơ cuộc đàn áp đẫm máu sẽ diễn ra nên sau cùng đã phải dùng thang dây tuột xuống các cầu để được đồng đội chở đi trên những chiếc xe gắn máy.

Tin của hãng thông tấn Reuter cho biết nhiều người tuy thoát ra hôm thứ hai, nhưng đã bị cảnh sát tìm bắt giam giữ.

Phản ứng Quốc Tế

Hoa Kỳ và các nước Âu Châu đồng loạt lên tiếng tố cáo sự tàn bạo của nhà cầm quyền Hong Kong và cũng tỏ dấu e ngại một cuộc đàn áp đẫm máu kiểu Thiên An Môn.

Ngày 19 tháng 11 vừa qua, tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Rupert Colville, phát ngôn viên của Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc kêu gọi chính quyền Hồng Kông tỏ ra nhân đạo để giải quyết vụ trường đại học Bách khoa Hương Cảng mà đã căng thẳng kéo dài từ tuần nay.

Ông Bộ Trưỏng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo nói rằng chính quyền Hong Kong phải có trách nhiệm làm dịu tình hình bằng cách từng bước, giải quyết những điều đòi hỏi của dân chúng. Việc sử dụng công cụ trấn áp không thể giải quyết được rối loạn và bạo động.

Thượng viện Mỹ hôm thứ Ba 19/11 đã thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông với số phiếu gần như tuyệt đối. Thượng viện cũng thông qua dự luật thứ hai, đồng ý sẽ cấm xuất cảng một số loại đạn kiểm soát đám đông cho lực lượng cảnh sát Hồng Kông. Các thứ cấm gồm có hơi cay, bình xịt hơi cay, đạn cao su và súng gây shock.

Dự luật cũng nêu ra các biện pháp trừng phạt đối với các viên chức nào chịu trách nhiệm về vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông. Sự trừng phạt gồm có việc phong toả các tài khoản ngân hàng, không cho visa để vào Hoa Kỳ…

Nữ phát ngôn viên Ngoại Giao của Ủy Hội Liên Âu Maja Kocijancic cũng đồng tình với Hoa Kỳ. Bà bày tỏ sự lo ngại khi nghe tin cảnh sát Hong Kong bắt giữ những nhân viên y tế, cứu thương khẩn cấp không cho những người này trợ giúp những người biểu tình bị thương do đàn áp.

Bà nói với phóng viên: “Chúng ta không chấp nhận bạo lực và bất cứ hành vi nào của cơ quan công lực phải nằm trong khuôn khổ cân xứng; phải tôn trọng những quyền tự do, trong đó có quyền tụ họp và quyền phát biểu một cách ôn hoà.”

Thủ Tướng Anh Boris Johnson cũng lên tiếng kêu gọi cả hai bên phải tự chế và ủng hộ quyển phản đối trong ôn hoà. Ông yêu cầu nhà cầm quyền phải mở ra một hành lang để những người biểu tình có thể rời hiện trường và ra về an toàn theo ý muốn của họ.

Về phía ngưòi tranh đấu cho dân chủ, cô Emily Lau kêu gọi quốc tế phải có phản ứng mạnh hơn đối với cuộc khủng hoảng về nhân quyền đang xảy ra tại Hong Kong. Cô cũng tỏ ra lo sợ nhiều người sẽ bị giết khi một Thiên an Môn mới sẽ diễn ra vì lực lượng cảnh sát đã tỏ ra rất hung bạo.

Ngoài ra, cô Lau còn yêu cầu Anh cấp thông hành cho người Hong Kong khi những người này cần đến sự che chở.

Phản ứng của Trung Cộng

Sau khi có những phản ứng của Hoa Kỳ và Liên Âu, Liu Xiaoming, Đại sứ Trung Cộng tại Vương Quốc Anh lên tiếng cáo giác các nước này can thiệp vào chuyện nội bộ của Trung Hoa. Ông ta cho rằng các nước Tây Phương đang công khai cổ vũ, yểm trợ cho những kẻ gây loạn, bạo động cực đoan.

Ngay sau khi Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua Dự Luật Nhân Quyền Hong Kong, Trung Cộng đã triệu tập các nhà ngoại giao cao cấp của toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh để phản đối. Ông Ma Zhaoxu, Thứ Trưỏng Ngoại Giao Trung Cộng đã nói với ông William Klein, Cố vấn về các vấn đề chính trị của Đại sứ Hoa Kỳ, rằng tình hình tại Hong Kong là chuyện nội bộ của họ, và yêu cầu Mỹ phải ngưng các hành động can thiệp. Ông ta còn đe doạ nếu Hoa Kỳ không ngưng sự can thiệp, họ sẽ có những biện pháp mạnh mẽ hơn để đáp lại nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh và phát triển của Trung Cộng.

Đối với người Hong Kong, họ tỏ ra không còn tin vào công thức “một quốc gia, hai hệ thống” mà khi Anh trao trả Hong Kong lại cho Trung Cộng, phía Trung Cộng đã thoả thuận cho người dân Hong Kong được hưởng một quy chế tự trị rộng rải.

Thật ra, đây là một vấn đề vô cùng tế nhị.

Hong Kong là đất của Trung Hoa, dân Hong Kong cũng là dân Trung Hoa. Năm 1898, sau khi thua trong chiến tranh nha phiến, triều đình nhà Mãn Thanh đã ký một hiệp ước nhượng đất Hong Kong cho Anh Quốc trong 99 năm. Năm 1997, thời hạn đã mãn. Anh phải trao trả Hong Kong lại cho chủ cũ là Trung Hoa, mà xui xẻo thay, một Trung Hoa Cộng Sản!

Dân Hong Kong đã hưỏng được gần 100 năm mọi thứ tự do, dân chủ kiểu Tây Phương. Hong Kong đã trở thành một trung tâm tài chánh số một trên thế giới, giàu có và phát triển. Nay đùng một phát rơi vào chề độ độc tài tàn bạo của đảng Cộng Sản. Vì thế, Anh đã ký với Trung Cộng một thỏa ước có giá trị 50 năm để tạo thời gian cho người Hong Kong dần dần hội nhập vào tình thế và môi trường chính trị mới. Trong 50 năm chuyển tiếp từ 1998 đến 2048, Hong Kong được hưởng quy chế tự trị, cởi mở khác xa với chế độ hà khắc mà dân Hoa Lục phải chịu đựng.

Nếu từ nay đến 2048, Trung Hoa không có cuộc cách mạng xóa bỏ chế độ Cộng Sản thì điều chắc chắn là dân Hong Kong sẽ phải gồng mình chấp nhận sự áp bức như 1 tỷ rưỡi người khác trên đất Hoa Lục. Đảng Cộng Sản Trung Hoa sẽ không thể nào chấp nhận cho dân Hong Kong tiếp tục hưởng các quyền dân chủ vì làm thế, là đi ngược với chủ trương của đảng Cộng Sản, có khác chi khuyến khích những vùng khác như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, Mãn Châu nổi dậy đòi quyền sống? Cũng không thể so sánh với Đài Loan là một quốc gia độc lập. Đảo Đài Loan trước đó là của Nhật; và chính phủ nước Trung Hoa Dân Quốc là kế thừa hợp pháp của cuộc cách mạng Tân Hợi. Đài Loan ngày nay được Hoa Kỳ bảo vệ theo một hiệp ước qun sự song phương.

Vì thế, người Hong Kong có 2 điều để lựa chọn: (1) Làm quen từ từ với các chính sách của Trung Cộng và chấp nhận cúi dầu chịu đựng. Điều này chắc không ai muốn!, (2) Đứng dậy đòi tách ra khỏi Trung Hoa và lập một nước độc lập. Điều này thì chắc ai cũng thấy không thể làm được.

Bốn nước Mãn Châu, Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng bị Trung cộng xâm lăng chiếm đoạt từ hơn nửa thế kỷ nay. Đó là các nước rộng lớn, dân khá đông và cũng rất cương cường từng chiến đấu giỏi, từng chiếm và cai trị Trung Hoa. Nhưng nay, họ đành phải khuất phục mà không thể ngóc đầu dậy được. Còn Hong Kong có gì? Với chưa tới 7 triệu dân sống chật hẹp trong một thành phố rộng 430 dặm vuông. Họ lấy binh lực và tài lực nào mà chống chỏi được với quân Trung Cộng? Họ cũng không thể trông cậy vào các nước khác, vì đây quả đúng là chuyện nội bộ Trung Hoa. Nếu có sự đàn áp, vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đến đâu, thì quốc tế cũng chỉ có khả năng ra một vài lời tuyên bố, tuyên cáo, nghị quyết thật kêu chứ không đem lại hiệu quả thực sự.

Là người Việt Nam từng bị đô hộ bởi các triều đại Trung Hoa, chúng tôi rất mong muốn thấy trong tuơng lai một nước Trung Hoa biết tôn trọng luật pháp quốc tế, từ bỏ tham vọng bành trướng để cùng sống hoà hoãn với lân bang. Là một người quốc gia, chúng tôi cũng mong mỏi sẽ có cuộc cách mạng dân chủ tại Trung Hoa để tiêu hủy chế độ Cộng Sản. Khi đó người dân Hong Kong mới yên tâm hội nhập vào một tổ quốc chung mà họ gắn bó.

Tố cáo Trung Cộng ăn cắp bí mật kỹ thuật

Một giới chức cao cấp về an ninh đã trình bày trước Thượng Viện hôm thứ Ba rằng từ lâu, Trung Cộng đã tuyển mộ nhiều nhà khoa học tại Mỹ để đánh cắp cho họ các tài liệu mật về khoa học kỹ thuật từ các phòng thí nghiệm tại Mỹ, nói chung là các sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ.

Đó là ông John Brown, Phụ tá Giám Đốc Khối Phản Gián của cơ quan FBI. Báo cáo của ông có ghi rằng các cơ quan tình báo, an ninh của Hoa Kỳ đã có những phản ứng rất chậm trước những việc Trung Cộng tuyển mộ các khoa học gia để đánh cắp tài sản trí tuệ mà nhờ đó, Trung Cộng đã có những tiến bộ vượt bực trong mấy thập niên qua.

Ông nói: “Ngày hôm nay, nhận thức được hiểm hoạ mà Trung Cộng đang và sẽ mang đến, chúng tôi hối tiếc rằng đã không phản ứng nhậm lẹ trong quá khứ. Nay là lúc mà chúng ta phải cấp thời chấn chỉnh!

Năm 2008, Trung Cộng đã đề ra kế hoạch “the Thousand Talents Plan” mà theo đó, họ đặt ra mục tiêu hy vọng sẽ tuyển mộ được 2000 người trong 10 năm. Nhưng kết quả thật bất ngờ, chỉ trong 9 năm từ 2008 đến 2017, Trung Cộng đã có đến 7000 chịu hợp tác với họ.

Chính phủ Hoa Kỳ đã rất nhiều lần đối đầu với Hoa Lục trong vấn đề họ sử dụng mọi biện pháp ma mánh nhằm đánh cắp tài sản trí tuệ. Đó là những lần Tổng Thống Trump hay các đại diện Hoa Kỳ nêu ra trong các cuộc họp trong cuộc chiến tranh thương mại. Phía Trung Cộng thì cứ cho rằng Hoa Kỳ đã phóng đại sự việc vì những mục tiêu mang tính cách chính trị. Họ cho rằng các cáo buộc của Mỹ về gián điệp kỹ thuật của Trung Cộng là vô căn cứ.

Các Thượng Nghị Sĩ đã thôi thúc các cơ quan Khoa Học Quốc Gia, Viện Y Tế Quốc Gia, Bộ Năng Lượng, Bộ Ngoại Giao phải có các biện pháp thích nghi để ngăn chặn Trung Cộng trong việc đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Bà Thượng Nghị Sĩ Maggie Hassan nói “Tôi rất hy vọng rằng đây là một trong những bước đầu tiên chúng ta sẽ phát triển một sách lược tầm cỡ quốc gia, hữu hiệu để đối phó. Vì rõ ràng phía Trung Cộng họ đã có một sách lược từ lâu.” Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà Rob Portman, cùng vị đồng viện Dân Chủ Tom Carper trong Ủy Ban Tình Báo cũng tuyên bố họ sẽ dùng bản báo cáo này làm cơ sở để soạn ra một dự luật nhằm chấm dứt việc gian lận, lạm dụng của Trung Cộng nhắm vào các nghiên cứu, tài sản trí tuệ và tiền đóng thuế của dân chúng Hoa Kỳ.

Tranh luận của các ứng cử viên Đảng Dân Chủ

Tối thứ Tư 20 vừa qua, 10 vị ứng cử viên đảng Dân Chủ lại có cuộc tranh luận lần thứ 5 tại Atlanta, Georgia.

Chẳng có gì nhiều để bàn ngoại trừ việc bà Dân Biểu Tulsi Gabbard (DC-HI) và bà Thượng Nghị Sĩ Kamala Harris (DC-CA) lại đụng độ nẩy lửa trên sân khấu trong thời gian tranh luận.

Bà Gabbard mở đầu phần tranh luận của bà bằng lời phê bình đảng Dân Chủ không còn là đảng của dân, do dân và vì dân nữa.

Harris đối lại, coi là một điều bất hạnh khi bà Gabbard lên đàn tranh luận mà phê phán đảng Dân Chủ của mình cũng như chê bai cựu Tổng Thống Obama. Harris nhắc lại thời còn Tổng Thống Obama, bà Gabbard đã liên tực trong 4 năm lên đài truyền hình FOX NEWS để phê bình Obama. Bà ta còn nhắc những ngày đầu ngay cả trước khi Tổng Thống Trump nhậm chức, bà Gabbard đã liên lạc với Steve Bannon để mong gặp Tổng Thống Trump là tại Trump Tower.

Không chịu kém, bà Gabbard lên án Kamala Harris đã không đủ khả năng đương đầu với những thách thức, tranh cãi của bà nên chỉ biết tuôn những lời láo khoét, viễn vông (innuendos), bẩn thỉu (smear). Những lời bà Gabbard đưa ra trong tranh luận là sự lãnh đạo, chính sách đối ngoại mà theo bà, nếu bà Harris có đắc cử thì sẽ chẳng làm gì để cải thiện mà chi đi theo lối mòn xưa cũ.

Cũng cần nhắc lài tháng trước đây, Hillary Clinton tố cáo vu vơ rằng bà Gabbard là ‘người được  Nga ưa thích!’ Để đối lại, Gabbard nói bà Clinton là “bà Hoàng chuyên gây chuyện” (warmonger), chuyên viên tham nhũng, thối nát từng làm cho chính đảng Dân Chủ phải ghê tởm..

Sau cùng, Tulsi Gabbard đã thách thức Hillary Clinton có dám ra tranh cử thêm lần nữa hay không.

Vụ Đàn hặc

Sau hai ngày điều trần tại Hạ Viện nhằm điều tra để đưa tới việc đàn hặc Tổng Thống Trump, dường như chẳng có mấy sự thay dổi trong cách nhìn của mọi người.

Phía Dân Chủ chẳng thêm được một điều gì để củng cố lập luận của họ chống lại ông Trump. Bà cựu Đại Sứ Hoa Kỳ tại Ukraine Marie Yovanovitch trong lần điều trần thứ Sáu tuần trước cũng không thể nói được Tổng Thống Trump đã hối lộ cho ai, hay ông đã vi phạm tội nào.

Trong khi đó, ngay cả thị trường chứng khoán cũng không vì thế mà dao động! Chỉ số DOW Jones đã lên cao đến mức trên 27 ngàn, chưa từng thấy! Những nhà đầu tư đã thấy việc đàn hặc chẳng làm suy suyền vị trí của Tổng Thống Trump, nên chẳng thấy điều gì đe doạ đến thị trường trong năm tới đây!

Thì ra cuộc điều trần mà phe Dân Chủ dàn dựng chỉ là một màn kịch trên sấn khấu, một màn xiệc với các vai hề hoá trang trong những trang phục màu mè làm trò cho thiên hạ mà thôi.

So với vụ đàn hặc Tổng Thống Nixon, các dân biểu đưa ra được những dữ kiện bị phát giác, thì lần này trong vụ Tổng Thống Trump, tất cả chỉ là suy đoán, nghe lén, nghe từ người khác mà không hề có một bằng chứng cụ thề nào. Chẳng có nhân chứng nào khẳng quyết chính họ nghe, thấy; dù rằng phe Dân Chủ đã chuẩn bị nhân chứng sẵn khi làm việc với họ trong các phiên họp kín trước khi ra công khai!

Kết quả là, phe Dân Chủ đã chỉ có thể soạn sẵn những câu hỏi mang tính chất chính trị để phê phán mà không phải là câu hỏi để tìm ra các dữ kiện để buộc tội.

Đa số dân Mỹ đã không còn thấy thích thú theo dõi các buổi điều trần có tính cách làm cảnh nữa. Dù các buổi điều trần này được phát rộng rãi trên các đài truyền hình, con số người xem đã không có bao nhiêu so với các lần điều trần của các ông cựu Giám Đốc FBI James Comey năm 2017 và của ông Thẩm Phán TCPV Brett Kanavaugh năm ngoái.

No Quid Pro Quo!

Trong buổi điều trần hôm thứ Tư, ông Gordon Sondland, Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Âu đã tỏ ra tự mâu thuẫn trong lời khai của mình. Lúc mở đầu, ông khẳng định cuộc liên lạc giữa Tổng Thống Trump và Tổng Thống Ukraine Zelenski không có chuyện “quid pro quo:. Sau đó, khi trả lời các câu hỏi thì ông lại nói là có. Nhưng ông không đưa ra bằng chứng nào, mà chỉ nói đó là theo cách suy nghĩ của ông ta (to my presumpsion). Presumpsion là sự kết luận do cách lý luận của mình mà không căn cứ trên những tin tức cần thiết để xác minh sự việc (Making a presumption means assuming something is true or false without getting all the information necessary for verification). Cũng ông Sondland đã khai rất rõ việc Tổng Thống Trump từng nói với ông ta là Tổng Thống không hề muốn một trao đổi gì khi yêu cầu Ukraine điều tra hai cha con ông Biden. “Tôi đã gọi nói chuyện với Tổng Thống Trump. Ngày hôm đó, tôi nhớ là ngày 9 tháng 9. … Tôi hỏi Tổng Thống “Tổng Thống muốn gì từ phía Ukraine?” Sau một hồi im lặng, Tổng Thống trả lời ‘Tôi không muốn gì cả. Tôi không muốn gì cả. Tôi không muốn sự trao đổi nào. Hãy nói với Tổng Thống Zenlensky làm điều đúng. “ Ông Sondland khai thêm rằng ông đã đánh máy các lời của Tổng Thống Trump và gửi cho Đại Sứ Taylor (Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine). Sondland cũng khai rằng ông không biết hay nhớ đến việc Tổng Thống Trump có nói với ông về khoản tiền viện trợ an ninh cho Ukraine hay không.

Như vậy, coi như mấy ngày điều trần của khoảng 10 vị, chẳng có điều nào đưa ra để chứng minh tội trạng của Tổng Thống Trump như nhóm dân biểu Dân Chủ cáo buộc, mà chỉ toàn là những tin đồn, tin nghe lén, tin nghe từ một người khác, tin suy đoán…

Trong phần kết luận của một ngày điều trần vô bổ, ông Adam Schiff, Chủ Tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện, người điều khiển chương trình điều tra và điều trần cứ lặp đi lặp lại rằng việc Tổng Thống Trump yêu cầu điều tra về hành vi của Hunter Biden không phải là việc chống tham nhũng mà tự việc đó vốn là tham nhũng!!!???

Chẳng có gì sai khi yêu cầu Ukraine điều tra về nghi vấn Hunter Biden tự nhiên nhảy vào trong Hội Đồng Quản Trị công ty Burisma của Ukraine khi anh này là luật sư ở Mỹ không có kinh nghiệm hay kiến thức gì về dầu khí, mà chỉ vì là con trai của một Phó Tổng Thống đương thời đang có những điều kiện ban phát ân huệ cho Ukraine. Trong khi đó, phe Dân Chủ của Hillary Clinton bỏ hàng triệu đô la thuê điệp viên Nga tạo ra hồ sơ giả “Trump Dossier” để đánh phá ứng cử viên Trump thì là hợp pháp hợp lý chăng?

Vì thế, ngày thứ Tư, bên Dân Chủ lại tìm cách moi móc trong vụ điều tra của ông Robert Mueller mà hồ sơ đã khép lại, và kết quả cuộc điều tra đã không tìm thấy vi phạm nào của Tổng Thống Trump. Phe Dân Chủ hiện đang muốn điều tra tiếp để xem Tổng Thống Trump có khai láo với ông Mueller không!

Một vài phát giác mới về vụ Ukraine

Từ Ukraine, hôm thứ Tư có tin cho hay ông Nikolai Zlochevsky, chủ nhân của công ty Burisma, đã bị văn phòng Công Tố của Ukraine gửi thư truy tố về những mánh mung, gian lận. Trong các vụ này có liên quan đến Hunter Biden và vài cộng sự viên của ông ta đã nhận đến 16.5 triệu đô la để trả công cho những gian lận tài chánh. Theo lời ông Alexander Dubinsky, MP của nước Ukraine, thì lệnh truy tố được gửi ra ngày 14 tháng 11, 2019. Ông cũng cho hay Hunter Biden được trả công bằng số tiền có được là do những hoạt động phạm pháp, rửa tiền chứ không phải tiền do những lợi nhuận chính đáng từ hoạt động của công ty. Nói trắng ra, tiền Hunter nhận là tiền ăn cắp của dân chúng Ukraine.

Dubinsky nói ông sẽ tiết lộ hết cái hệ thống kinh tài theo hình kim tự tháp đã hình thành tại Ukraine bắt đầu do Yanukovich rồi đến Poroshenko. Viktor Yanukovich là Tổng Thống Ukarine từ tháng 2 năm 2010 và bị lật dổ do cách mạng Ukraine tháng 2, 2014. Ông này hiện đào tỵ tại Nga và bị chính phủ Ukraine kết án phản quốc. Petro Poroshenko là Tổng Thống Ukraine từ 2014 đến 2019.

Hệ thống kinh tài nói trên hiện vẫn còn hoạt động dưói sự chỉ đạo của một hội đồng quản trị của Ngân hàng Quốc Gia Ukraine để bảo đảm khoản tiền hàng triệu đô la lấy cắp từ công dân rồi chuyển ngân bất hợp pháp ra ngoại quốc và mua công trái để lại chuyển nó thành các món nợ quốc gia.

Trong một báo cáo của Zero Hedge có nêu đến tên Franklin Templeton là người cầm đầu công ty đầu tư Franklin Templeton Investments tại Hoa Kỳ mà gia đình cựu Tổng Thống Ukraine Yanukovych đã chuyển ngân 7.4 triệu đô la để rửa tiền tại Mỹ. Công ty này có quan hệ mật thiết với Đảng Dân Chủ Mỹ.

Tuần trước, vào ngày 14 tháng 11, văn phòng Biện Lý Ukraine loan báo những nghi vấn rằng gia đình Yanukovych chuyển khoản tiền nói trên để mua công khố phiếu.

Người con của ông Franklin Templeton là John Templeton Jr., từng là người chi tiền hậu hỉ cho cựu Tổng Thống Obama khi ông này ra tranh cử năm 2008. Một người khác trong vụ này là Thomas Donilon, Giám Đốc Điều Hành của BlackRock Investment Institute, cũng là nguời góp tiền cho Obama và sau này được làm cố vấn an ninh quốc gia cho Tổng Thống Obama.

Hàng xóm giết nhau trong buổi nhậu nhẹt!

Trong tuần vừa qua, nhiều vụ bắn giết người tại nơi công cộng đã xảy ra trên toàn nước Mỹ.

Đáng kể nhất là vụ một (hay nhiều?) hung thủ đã xách súng, lẻn vào vườn sau của một gia đình lân cận, bắn chết 4 người và làm bị thương 6 người khác.

Đó là khoảng 8 giờ tối ngày Chủ Nhật tại một khu dân cư ở thành phố Fresno, thuộc Tiểu Bang California trong lúc đang diễn ra các trận bóng football cua các đội chuyên nghiệp. Một nhóm khoảng hơn ba chục người gốc Á Châu gồm gia đình chủ nhà và bạn bè tụ tập ở vườn sau nhà để ăn nhậu và xem tranh tài.

Theo Phó Cảnh Sát Trưởng thành phố Fresno là Michael Reid, những người chết và bị thương đều là đàn ông tuổi từ 25 đến 35. Hung thủ lẻn vào bất ngờ, không ai hay biết cho đến khi tên này bắn vào đám đông thì không trở tay kịp.

Cảnh sát ban đầu có nghi vấn rằng đây là vụ bắn nhau trả thù của các băng đảng tội phạm. Lý do nơi dây là khu vực có những băng đảng buôn bán ma túy. Trước vụ này, từng có nhiều vụ bắn nhau liên tiếp xảy ra tại Californa như vụ bắn chết và tự sát của moột gia đình ở San Diego ngày thứ Bảy, vụ một hung thủ đem súng vào trường trung học bắn chết 2 học sinh ở Santa Clara ngày thứ Năm, và vụ bắn chết 4 người tại một cuộc vui gia đình trong đêm lễ Halloween ở Orinda.

Theo anh hàng xóm Choua Vang thì ngay tại khu dân cư này tuần trước cũng có một căn nhà bị người lạ bắn vào nhưng không rõ có ai chết hay thương tích không. Anh Vang (chắc là dân gốc Lào hay Hmong) cho biết anh đã có ý định dọn nhà đi nơi khác vì khu đang ở xảy ra nhiều vụ bắn nhau.

 Vào sáng sớm cùng ngày Chủ Nhật, một thanh niên bị bắn trọng thương tại một khu vực khác của thành phố, nhưng cảnh sát không biết giữa vụ này và vụ tối Chủ Nhật có liên quan hay không.

Việc những thanh niên gốc Á thường tụ tập nhậu nhẹt vào chiều tối có thể gây ra phiền nhiễu cho hàng xóm vì thường không thể tránh khỏi những tiếng ồn ào, la ó, chửi thề khi men bia đã thấm vào máu. Một lần, hai lần thì còn có thể tạm chịu đựng. Nhưng nếu cứ theo thói quen mà tiếp diễn thì chắc sẽ gây ra ác cảm và những cãi vã sẽ tăng dần cường độ để đi đến đánh lộn hay xấu hơn, bắn giết nhau. Đó cũng là lý do mà tại sao người mua nhà thường né tránh các khu vực có người da đen, da nâu và cả da vàng.

Lại giết người ở California, Oklahoma.

Một ngày trước vụ bắn chết 4 người ở Fresno, ngày thứ bảy đã xảy ra một hung thủ giết 4 người rồi tự sát. Vụ này xảy ra tại một căn nhà ở khu vực Paradise Hills, thuộc thành phố San Diego, miền Nam California.

Trong 5 người chết, có một đàn ông 31 tuổi, một phụ nữ 29 tuổi và ba trẻ em từ 3 đến 9 tuổi. Tất cả các em là con trai. Một bé trai 11 tuổi thoát chết nhưng bị thương phải chở đi cấp cứu.

Cảnh sát cho hay đã có báo cáo đến số khẩn cấp 911 từ một người hàng xóm, báo rằng ông ta nghe được sự cãi vã to tiếng trong căn nhà nạn nhân rồi tiếp theo là các tiếng súng nổ.

Người đàn ông 31 tuổi đã bắn vào vợ con sau khi cuộc cãi cọ lớn tiếng mà dần tăng cường độ. Cuộc hôn nhân của hai vợ chồng trẻ này không được yên ổn, bà vợ cũng có vài lần đã tìm đi nơi khác để tránh chung đụng với anh chồng vũ phu. Vào đầu tháng 11 này, hai vợ chồng cũng đã cãi nhau phải gọi cảnh sát đến can thiệp

Trước đó một vài ngày, người vợ có xin một lệnh toà để kiềm chế chồng mình. Đó có thể là lý do khiến anh chồng nổi cơn thịnh nộ dẫn đến thảm sát và tự kết liễu đời mình.

Qua ngày thứ Hai, lại có vụ giết người ở siêu thị Walmart ở thành phố Duncan, cách Oklahoma City chừng 75 dặm về phía nam.

Có ít nhất 3 người chết tại chỗ và số người bị thương thì không rõ.

Trong tháng 11 này, ngoài các vụ nói trên, có các vụ bắn súng chết người như ở Newark, New Jersey (ngày 18, 1 chết), San Diego, California (ngày 16, 5 chết), Memphis, Tennessee (ngày 10, 1 chết), Raleigh, North Carolina (ngày 8, 1 chết), Conyer, Georgia (ngày 7, 2 chết), Houston, Texas (ngày 4, 1 chết), Nacodoches, Texas (ngày 3, 1 chết), Detroit, Michigan (ngày 2, 1 chết).

Thích Trí Quang đã chết

Thích Trí Quang, người tu sĩ Phật Giáo từng một thời quấy động làm xáo trộn miền Nam, vừa qua đời tại Việt Nam. Những người tin theo ông thì viết những bài ca tụng công đức, tôn vinh ông như bậc thánh tăng. Những người quốc gia chống cộng thì coi ông là kẻ nội thù, là tay sai Việt Cộng muợn áo nhà tu để hoạt động khuynh đảo chính quyền Miền Nam mà kết quả là đưa đến cuộc đảo chánh lật đổ TT Ngô Đình Diệm, kéo theo một thời gian bất ổn để Việt Cộng thêm cơ hội tăng cường khủng bố và hoạt động quân sự chiếm đoạt miền Nam.

Sau đây là một đoạn về Thích Trí Quang, trích trong bài thuyết trình về phong trào hoà bình do Phật Giáo chủ xướng ở miền Nam,

Năm 1966, Thích Trí Quang đang ở cố đô Huế để dẫn đầu phong trào chống chính phủ. Cơ quan Cảnh sát và tình báo Việt Nam Cộng Hoà có những tài liệu về mối liên hệ của ông ta với cán bộ Cộng sản. Người ta tin rằng phong trào Phật Giáo là một thành phần trong các mặt trận của Cộng sản bao gồm cả phong trào sinh viên và các hoạt động quân sự.

Vào thời chiến tranh kháng Pháp, Trí Quang hoạt động chung với Cộng Sản. Người anh của ông ta là một viên chức trong chế độ Cộng sản tại miền Bắc. Trong thời gian có phong trào Phật Giáo, người anh này chỉ huy các hoạt động điệp báo ở miền Nam.

Tại các thành phố miền Trung như Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị, Trí Quang cho thành lập Ủy ban Đấu Tranh với sự hỗ trợ của Đoàn Thanh Niên Quyết Tử. Nhóm Thanh Niên Quyết Tử này được tranh bị với dao găm, gậy gộc và cả súng trường tịch thu của Nhân Dân Tự Vệ. Họ được phân công tuần tiểu các khu phố, do thám tin tức, bảo vệ các bàn thờ mà họ đã đem xuống lòng đường. Có thể nói, ba tỉnh cực Bắc miền Nam đã nằm trong sự kiểm soát của nhóm Phật Giáo đấu tranh.

Những người Phật Giáo tranh đấu di chuyển theo đội hình quân sự dưới sự điều khiển bằng còi và trống. Họ thiết lập công sự phòng thủ để chống lại quân đội. Rõ ràng là những người Phật Tử không thể tự mình phát triển các chiến thuật như thế!” (Moyar, trang 759)

Những người theo Trí Quang càng ngày càng tỏ ra cuồng tín. Họ không ngần ngại thi hành những sự khủng bố nhằm gieo rắc sự sợ hãi như bọn Cộng sản thường làm. Đã có nhiều cuộc chạm trán giữa lực lượng Quyết Tử Phật Giáo với thanh niên Công Giáo mà kết quả có hàng chục người chết. Họ còn đụng độ cả với lực lượng Cảnh Sát. Trong một cuộc biểu tình vào cuối tháng 11 năm 1964, đám Phật Giáo quá khích này càng trở nên hung hãn, bạo động. Họ dùng gạch đá, gậy gộc để đánh lại Cảnh Sat1.

Sau này, khi xảy ra vụ Tết Mậu Thân 1968, những thành viên quan trọng trong đám thanh niên Phật Giáo lộ nguyên hình là những tên lãnh tụ trong Lực Lượng Thanh Niên Sinh Viên Giải Phóng Huế. Theo tài liệu của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ, những lãnh tụ cao cấp của Phật Giáo thân cận với Trí Quang đã hoạt động trong hàng ngũ Việt Cộng. Có thể kể ra Thích Huyền Quang, Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo cùng với người phụ ta là Trần Đinh. Nhiều nhà tình báo nghi ngờ rằng Trí Quang là điệp viên nhị trùng vừa làm việc cho Việt Cộng vừa làm việc cho Cơ Quan Tình Báo Trung Ương CIA.

Những người Phật Giáo đấu tranh đã có những hoạt động chính trị không phù hợp với bản chất truyền thống của Phật Giáo. Có nhiều bằng chứng để suy đoán rằng các lãnh tụ Phật Giáo tranh đấu là cán bộ của Cộng Sản (Moyar, trang 749)

Vào năm 1963, thúc dục các tín đồ Phật Giáo tìm sự hỗ trợ của Việt Cộng để chống lại Tổng Thống Diệm. Các phương pháp vận động chính trị của Trí Quang rất giống với phương pháp của Cộng Sản. Các phương pháp này đi quá xa so với những phương thức từng áp dụng trong Phật Giáo. Sau khi Cộng sản chiếm được miền Nam năm 1975, họ đã đề nghị cho Trí Quang một chức vụ tại Huế. Trí Quang không hề lên tiếng chống đối chế độ mới trong khi những tu sĩ từng có thành tích hoạt động chính trị thì bị chế độ giam cầm.” (Moyar, trang 756)