Category Archives: Chuyện Tù

A Christmas Thought toward my Fellow Political Prisoner

By Michael Do

Winter is coming! Greeting season is here!

Winter is coming! Greeting season is here! Tonight, the wind blew strongly through the remnants of the pear and oak trees in my front yard. The clear sounds of the wind chime hanging on the porch woke me up very early in the morning. I could not sleep! Deep in my subconscious, images of friends of the old times were coming back and urged me to write something about one of my fellow prisoners I had not seen since 1985 when I was released from the Communist concentration camp.

I sprang up, looking at the desk clock. It was 4:30 a.m. It’s too early for a new cold winter day!

But going back to sleep was not a wise thing to do when the ideas were fully in my head. I needed to write; otherwise, they would disappear if I did not.

It was 5:00 a.m.

Continue reading A Christmas Thought toward my Fellow Political Prisoner

Nhớ Về Sư Huynh Phạm Quang Hồng

Đỗ Văn Phúc

Trời đã vào đông!

Đêm nay, những đợt gió khá mạnh rít lên qua những tàn cây lê, sồi trước sân nhà. Chiếc wind chime không ngừng đánh lên những tiếng lanh canh trong trẻo, ngân nga. Khó mà dỗ cho được một giấc ngủ ngon. Tôi phải thức dậy vài lần và sau cùng thì cứ nằm trăn trở để cho ký ức từ xa xưa trở về… và chợt nhớ đến một người đã không gặp từ sau khi tôi ra khỏi trại cải tạo năm 1985.

Ngồi bật dậy. Đồng hồ để bàn chỉ 4:30. Còn quá sớm để thức dậy trong một sáng mùa đông.

Nhưng không tài nào ngủ lại. Tôi miên man suy nghĩ về một người bạn tù đặc biệt đáng mến và quyết định sẽ viết cho anh, viết cho các bạn đồng tù biết về anh.

Continue reading Nhớ Về Sư Huynh Phạm Quang Hồng

Giới Thiệu Tác Phẩm Cuối Tầng Địa Ngục


Lời Giới Thiệu của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng
Cách đây khoảng một tháng, tác giả, cựu tù nhân “Cải Tạo” Đỗ Văn Phúc, ngỏ ý muốn tôi viết lời tựa cho quyển hồi ký đời tù nhan đề Cuối Tầng Địa Ngục. Tôi đón nhận với một chút ngỡ ngàng trộn lẫn cảm giác đồng cảm thật mênh mang. Continue reading Giới Thiệu Tác Phẩm Cuối Tầng Địa Ngục

Phần mở đầu: Lịch Sử Sang Trang

Đỗ Văn Phúc
Oái Oăm của Lịch Sử: Khi Man Dã, Hung Tàn Lại Thắng Văn Minh, Nhân Nghĩa.

Khi trời rạng sáng, tiếng súng lớn nhỏ từ các ngoại ô, nhất là hướng phi trường Tân Sơn Nhất, đã rời rạc dần và chấm dứt hẳn vào khoảng xế trưa; sau khi Đài Phát Thanh Sài Gòn loan truyền lệnh buông súng của Tổng Thống ba ngày Dương Văn Minh. Continue reading Phần mở đầu: Lịch Sử Sang Trang

Chương 1 Trại Tù Long Khánh

Đỗ Văn Phúc

Phần 1: Lệnh Tập Trung: mười lăm Ngày Học Tập0vephiaQG

Vài ngày sau, trong lúc thành phố Sài Gòn vẫn còn hoang mang và hỗn loạn, tôi thu xếp đưa vợ và bốn cháu về lại Vũng Tàu. Cầu Cỏ May bị đánh sập trước đó khoảng một tuần, hành khách phải xuống xe dùng đò qua sông. Hai vợ chồng tôi và bốn cháu bé – có một cháu sơ sanh – vất vả vô cùng, loay hoay với mớ tài sản thu gọn trong hai chiếc vali lớn. Continue reading Chương 1 Trại Tù Long Khánh

Phần 2: Ba Bebop, Một Slow

Đỗ Văn Phúctu11

Tờ mờ sáng hôm sau, giấc ngủ ngon lành bị đánh thức bởi một hồi kẻng. Chúng tôi được lệnh ra sân để tập thể dục. Nhớ lại thời ở quân trường Đà Lạt, trời lạnh, những anh lười tập có thể trốn bằng cách ôm mền gối leo lên trần nhà nằm nướng thêm vài mươi phút. Ở đây thì không trốn được. Ngày thứ hai của mười lăm ngày “học tập” đó, chúng tôi được gọi lên nộp tiền ăn mười lăm ngày và đã có toán được phân công nấu bếp. Các toán khác thì làm tạp dịch thu dẹp trong trại. Continue reading Phần 2: Ba Bebop, Một Slow

Ghẻ từ miền Bắc vô Nam…

Đỗ Văn Phúcxalim3

Chữ ghẻ, mà miền Nam đã hoàn toàn quên từ lâu ngoài tĩnh từ để ghép thành các chữ “chó ghẻ, chiên ghẻ” ám chỉ loại người phản phúc, nay trở nên phổ biến trong trại.
Giữa mùa hè nắng gắt. Các giếng ngoài xóm cạn dần. Nước trở nên khan hiếm đến nỗi gạo chỉ vo một lần rồi cho vào chảo nấu. Mỗi người được chia một lon guigoz nước cho một ngày, vừa uống, vừa làm vệ sinh cá nhân. Những người mới ngày nào vào trại, còn tươm tất, gọn gàng, phần nào tươi tắn. Chỉ sau mấy tuần đã trở nên những người mới: xộc xệch, nhăn nhó, cáu bẩn. Và dĩ nhiên, tâm tính cũng dần dần đổi thay. Continue reading Ghẻ từ miền Bắc vô Nam…

Phần 3: Ai Cũng Đáng Tội Chết

Đỗ Văn Phúc

28 Apr 1972, Outside Quang Tri City, South Vietnam --- Outside Quang Tri City, So. Vietnam: An ARVN tries to extricate wounded civilians from debris after truck loaded with refugees struck a mine four miles south of Quang Tri. At least 40 persons were killed and 60 injured in the incident involving three different vehicles. --- Image by © Bettmann/CORBISSau khoảng hai tháng, từ Trại Lê Lợi, vốn là khu Tiếp vận của Tiểu khu Long Khánh, chúng tôi được di chuyển qua một khu gia binh cũ của Trung đoàn 48, Sư đoàn 18 BB. Nơi đây có danh số là Trại 2, Liên trại 2, đoàn 775.
Trại mới này chỉ có một hai hàng rào đơn sơ bên ngoài. Có nhiều dãy nhà xây táp lô chia từng căn cho các gia đình binh sĩ trước đây. Chúng tôi được phiên chế thành bốn Đội (C), Mỗi đội có bốn B, mỗi B có bốn A. Mỗi A mười người ở một căn. Căn nhà có một phòng phiá trước bề ngang chừng ba mét, sâu khoảng mười mét. Continue reading Phần 3: Ai Cũng Đáng Tội Chết

Phần 4 Chính sách 12 điểm của “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam”

Đỗ Văn Phúc

Chỉ tiêu lao động mỗi ngluockepười trong ngày là một khúc củi dài một mét rưỡi, đường kính ít nhất là ba tấc. Chúng tôi dùng các dụng cụ tự chế để cưa và tỉa nhánh. Sáng sớm, ăn một chén cháo lỏng với muối để lội bộ chừng mười lăm cây số trên con đường đất đỏ từ trại đến chân núi Chứa Chan. Mỗi đội có chừng một tiểu đội vệ binh mặc quân phục màu vàng sậm mang AK đi kèm hai bên. Continue reading Phần 4 Chính sách 12 điểm của “Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam”

Phần 5: Một Phát Giác Động Trời: Từ ba năm đến cải tạo lâu dài.

Đỗ Văn Phúc

Trong khuôn viên trại 2 có nhiều dãy nhà kho tiền chế khung sắt, mái và vxalim1ách bằng hợp kim nhôm. Những tấm nhôm bề ngang 1.2 mét, cao 2.4 mét, uốn sóng vuông rất chắc chắn. Chúng được gắn vào khung bằng hàng ngàn con ốc thép không gỉ. Khung các cửa sổ toàn bằng nhôm cứng. Những dãy nhà này truớc đây có hệ thống máy lạnh nhưng máy đã bị tháo gỡ, chỉ còn lại các ống chuyền hơi. Giá mỗi nhà nghe đâu lên đến hàng chục ngàn đô la. Sau vụ nổ, một số bị hư hại. Continue reading Phần 5: Một Phát Giác Động Trời: Từ ba năm đến cải tạo lâu dài.

Phần 6: Hết Mơ Ngày Về

Đỗ Văn PhúcTrangtrenhangraokem gai

Những thao thức không giải quyết được cứ lởn vởn trong tâm trí chúng tôi ngày đêm. Lo cho mình một; mà nghĩ về gia đình trăm lần nhiều hơn. Đất nước đã hoà bình, chúng tôi giờ chỉ còn hai bàn tay không, còn làm được gì mà người ta phải e sợ đến phải giam giữ lâu dài? Đồng minh đã bỏ cuộc từ lâu, chúng tôi chẳng hề mảy may hy vọng họ tiếp sức cho những nhóm tàn quân còn cố vẫy vùng. Continue reading Phần 6: Hết Mơ Ngày Về

Chương 2 Trại Tù Suối Máu

Đỗ Văn Phúc

Phần 1: Một Nơi Không Có Màu Xanhxalim2

Trại Suối Máu là nơi trước đây chính phủ VNCH giam giữ tù binh Cộng Sản. Đó là một khu rộng lớn gần thị xã Biên Hoà, gồm những căn nhà mái và vách đều bằng tôn kẽm. Trong trại có đủ nhà thờ, chùa, khu câu lạc bộ; nhưng nay đã bị quân đội Bắc Việt đập phá tan nát, hoặc dùng làm kho chứa hàng. Từ trại nhìn ra, có thể thấy xa xa, bên kia đường xe lửa xuyên Việt, những tháp chuông nhà thờ bao quanh bởi xóm nhà ngói đỏ. Continue reading Chương 2 Trại Tù Suối Máu

Phần 2: Ai Dám Giỡn Mặt Bác Hồ

Đỗ Văn PhúcHCM

Độ này tin tức bên ngoài dồn dập đưa vào. Thêm các tờ báo Nhân Dân mà chúng tôi phải đọc hàng đêm trong khi sinh hoạt tổ, chúng tôi biết tình hình biên giới đã rất nghiêm trọng. Bên Kampuchea, bọn Khmer Đỏ đang thành lập các công xã kiểu Cộng Sản nguyên thủy. Chúng cũng xua quân qua biên giới, giết người, hiếp dâm đồng bào ta một cách tàn bạo. Mỗi khi đọc tin tức Kampuchea, tôi thường nhấn mạnh đến các hành vi dã man của Khmer Đỏ, như để ngầm so sánh với những hành vi man dã của Cộng Sản Việt Nam. Continue reading Phần 2: Ai Dám Giỡn Mặt Bác Hồ

Phần 3: Lò Nướng Người

Đỗ Văn PhúcHUE

Ngày qua ngày, có những toán đi cuốc đất trồng rau; có những toán đi gỡ mìn bên ngoài phạm vi trại. May mà không ai tử thương. Nhưng tình hình bệnh tật thì rất thê thảm. Bệnh kiết lị hoành hoành đã cướp đi vài sinh mạng. Bác sĩ Đại tá Nguyễn Minh Châu –nguyên Cục phó Cục Quân Y – phụ trách y tế cho trại cũng đành bó tay vì không có thuốc men chữa trị. Continue reading Phần 3: Lò Nướng Người

Chương 3 Trại Tù Hàm Tân

Đỗ Văn Phúc

Phần 1: Bò Vàng vs. Bò Xanhkaki1

Chỉ cách quốc lộ 1 về hướng đông chừng vài cây số trong địa bàn quận Hàm Tân là một loạt những trại tù mang bí số Z30. Nơi đây trước là căn cứ 6 của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, được nhà cầm quyền Cộng Sản biến cải, xây dựng thêm thành những trại tù kiên cố.
Chúng tôi được chuyển vào trại Z30C là trại gần quốc lộ nhất. Continue reading Chương 3 Trại Tù Hàm Tân

Phần 2: Âm Mưu Trốn Trại

vongphusĐỗ Văn Phúc

Cán bộ đội 45 là anh Nguyễn Bảy, còn rất trẻ; chắc chỉ độ 20, 21 tuối. Anh Bảy người Nghệ An, nhỏ con; hay nhăn nhó lầu bầu nhưng không có vẻ hung ác gian xảo như tên trực trại Tống Đăng Cứ và cán bộ an ninh Tý.
Tống Đăng Cứ cao lớn, nhanh nhẹn, thái độ tự đắc của một kẻ có quyền sinh sát với tù nhân. Anh thường mang đôi kính dâm và phóng xe Honda 67 như bay trong sân trại. Continue reading Phần 2: Âm Mưu Trốn Trại

Phần 3: Ngoại Xâm và Nội Thù, Anh Bênh Ai?

Đỗ Văn Phúc

Cùng với tin đồn Mỹ sẽ rước anh em tù cải tạo, tin phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến thăm trại loan đi rất nhanh. Anh Trần Công Linh là người sốt svcfemaleắng nhất trong vụ loan các tin tức. Tôi bìết anh Linh từ ngày mới vào lớp đệ thất trung học. Anh học trên tôi hai ba lớp, là mẫu người lý tưởng của chúng tôi thời đó. Anh cao, giọng nói sang sảng, có tài đóng kịch, chơi bóng chuyền giỏi. Trước 75, anh phục vụ ở Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân, phụ trách Hướng Đạo Quân Đội. Continue reading Phần 3: Ngoại Xâm và Nội Thù, Anh Bênh Ai?

Phần 4: Lời thề trong ngục tối

Đỗ Văn PhúcBia

Trong trại có một thư viện lưu động. Nói cho kêu, nhưng thật ra là một chiếc xe cải tiến chở đầy sách báo do một anh tù ở ban Thi đua (nhà 1) chiều chiều kéo qua các nhà cho tù mượn sách đọc.
Sách, dĩ nhiên, toàn những cuốn nặng về kinh điển, tuyên truyền của Cộng Sản. Cũng có những cuốn sách truyện mà nội dung là cổ động tình đồng chí, sản xuất, thi đua, hay những truyện vẽ vời hoang tưởng về những anh hùng kiểu Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trổi… Continue reading Phần 4: Lời thề trong ngục tối

Chương 4 Trại Tù A-20, Xuân Phước

Đỗ Văn Phúcluockep

Trại A-20 được thế giới biết đến nhiều như một trại giam man rợ nhất. Ngay cả trong danh sách những tù nhân mà các chính phủ, hội đoàn đã và đang tranh đấu với Cộng Sản Việt Nam để được trả tự do, trại A-20 vẫn chiếm hàng ưu tiên một. Trại A-20 từng giam giữ những chiến sĩ Ðoàn Viết Hoạt, Phạm Trần Anh , các vị thượng tọa, đại đức, linh mục tranh đấu cho nhân quyền như Thích Thiện Minh, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Quang Minh. Continue reading Chương 4 Trại Tù A-20, Xuân Phước

Phần 2: Người Tù, Chiếc Lon Gô, và Nhà Kỷ Luật

Đỗ Văn Phúckaki1

Sống trong chế độ Cộng Sản hàng chục năm ngoài miền Bắc trước năm 1975, người dân đã quên đi chiếc bàn ủi để ủi áo quần. Có lẽ sau khi giặt xong, vài người chỉ biết xếp áo quần lại rồi lót dưới gối cho thẳng. Vì thế chúng ta thường thấy những cán binh Cộng Sản khi vào Saigon, ăn mặc luộm thuộm, lùng thùng như những con rối. Continue reading Phần 2: Người Tù, Chiếc Lon Gô, và Nhà Kỷ Luật

Phần 3: Những Ngày Cùm Biệt Giam

Đỗ Văn PhúcCumXuanPhuoc

Khi nghe tiếng khoá lách cách bên ngoài, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Dù sắp phải đối phó với những màn ép cung mà một lời nói sơ suất có thể mang lại những hậu quả phiền toái; hoặc có thể xảy ra màn tra tấn đánh đập như từng xảy ra khi chúng tôi bị gán tội sách động đòi yêu sách hồi còn ở trại K5 Suối Máu. Continue reading Phần 3: Những Ngày Cùm Biệt Giam

Phần 4: Hung Thần Trong Trại Giam

Về tên trưởng trại Lê Đồng Vũ (Xú danh Lê Văn Nhừ)

Chuyện là như thế này. Tên phân trại trưởng là Lê Ðồng Vũ, người miền Suongmonúi Thanh Hoá có lẽ thuộc sắc dân Mường. Khuôn mặt y bèn bẹt vô tri vô giác, trên đó có đôi mắt lèm nhèm và cái miệng mỏng dính, thâm sì trông vô cùng nham hiểm. Chúng tôi đặt tên nó là Lê Văn Nhừ. Nó đúng thuộc con cháu ba đời của Chí Phèo, tượng trưng cho loại người hạ đẳng của xã hội, mang đầy mặc cảm thân phận đớn hèn, nên khi có chút quyền thế là ra tay sinh sát thậm tệ với đồng bào đồng loại. Continue reading Phần 4: Hung Thần Trong Trại Giam

Phần 5: Gương Bất Khuất Trong Tù

Đỗ Văn Phúc

In this photo taken from television shows a security man covers the mouth of the dissident Catholic priest Nguyen Van Ly, 60, after he twice yelled "Down with the Communist Party" during his trial for spreading propaganda against the state at a local court in the central city of Hue, 30 March 2007. A Vietnamese court on 30 March sentenced dissident Catholic priest Nguyen Van Ly to eight years in jail for spreading propaganda against the state.    AFP PHOTO/HOANG DINH Nam      VIETNAM OUT NO INTERNETThời còn đi học, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi những truyện lịch sử truyền thống Việt Nam, chỉ quan niệm các vị anh hùng phải là thuộc giai tầng ưu tú xã hội như những vị vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Quang Trung, hay các vị tướng lãnh thống soái như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… Nhờ chế độ Cộng Hoà và nền văn minh dân chủ khai sáng, người Việt Nam đã nhìn đến những người anh hùng ở các tầng lớp thấp hơn như các thiếu úy, trung úy, các hạ sĩ, binh nhì, thậm chí đến những chị Ba Hàng Xanh, em học sinh Quách Thị Trang. Continue reading Phần 5: Gương Bất Khuất Trong Tù

Phần 7: Hạt Vàng Trong Bãi Bùn Đen

Đỗ Văn Phúc

Có lẽ vì thù ghét Cộng Sản quá, nên chúng ta chỉ nhìn thấy nhữthucdayding xấu xa của họ, coi tất cả cán bộ Cộng Sản đều hung ác, thâm hiểm và dốt nát, ngờ nghệch. Nhưng thực tế, đôi khi trong chặng đường khổ nạn, chúng tôi cũng tìm thấy đó đây những tấm lòng nhân hậu, chưa biến chất bởi sự giáo dục đồi trụy của chủ nghĩa Cộng Sản vô luân, vô nhân. Continue reading Phần 7: Hạt Vàng Trong Bãi Bùn Đen

Phần 9: Tết Trong Tù

Đỗ Văn Phúcxalim3

Người ta bảo rằng: Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại. Tôi ở tù gần mười năm, từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 2 năm 1985, tổng cộng ba nghìn bốn trăm sáu mươi lăm ngày, nhân lên một nghìn, vị chi là ba triệu bốn trăm năm. Nếu bỏ đi con số lẻ chẳng thèm tính, thì tôi đã sống lâu hơn cụ Bành Tổ bên Tàu. Ðó là nhờ “lượng khoan hồng nhân đạo của Ðảng và nhà nước Việt Nam Cộng Sản anh hùng, đỉnh cao nhất của trí tuệ loài người, lương tâm nhân loại, vân vân và vân vân.” Continue reading Phần 9: Tết Trong Tù

Phần 10: Tù Trong Tù

Đỗ Văn Phúcxalim1

Trong căn phòng tối mịt mù này, tôi không còn ý thức rõ rệt về thời gian. Tôi chẳng nhớ đã bị đưa vào cùm nơi đây bao nhiêu ngày rồi. Dễ cũng đến hơn hai tháng chứ không ít đâu. Những người tù thay phiên nhau vào ra ở phòng hai bên đã nhiều bận mà tôi thì vẫn cứ trụ trì trên chiếc bệ xi măng lạnh cóng này; với hai cổ chân xích cứng vào thanh sắt 12 li bằng hai chiếc cùm xoắn oan nghiệt. Continue reading Phần 10: Tù Trong Tù

Phần 11: Mưu Sinh Trong Trại Tù

Đỗ Văn PhúcLoThan

Khó mà nói cho thật hết hay thật rõ ràng để cho mọi người thấy được những đày ải, khổ nhục mà những người tù nhân phải chịu đựng nhiều năm trong các trại tù cải tạo sau khi miền Nam bị Bắc Việt chiếm đoạt. Những người bị giam giữ này lại không phải là thành phần hình sự, can án cướp của giết người; mà là hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức từng phục vụ trong chính quyền Cộng hoà Việt Nam đối kháng với Cộng Sản miền Bắc. Continue reading Phần 11: Mưu Sinh Trong Trại Tù

Phần 12: Không Nơi Ẩn Nấp

Đỗ Văn Phúcxalim2

Ở các trại khác còn nghe chuyện tù trốn thoát chứ tại Xuân Phước thì con kiến cũng không ra lọt. Ðể phòng ngừa tù trốn trại, bọn cán bộ cấm ngặt gia đình tiếp tế các thực phẩm khô. Những đội tù gồm quân nhân chế độ cũ chỉ được lao động quanh quẩn gần trại; bao quanh là các đội hình sự. Continue reading Phần 12: Không Nơi Ẩn Nấp

Phần 13: Án Cải Tạo!

Ðúng là ở Xuân Phước không thấy ngày về :Bia

Ðến đây thì ở lại đây,
Ðến khi bén rễ xanh cây, chửa về.

Vài vị linh mục trong nhóm Vinh Sơn, ra toà nhận án 5 năm. Thời gian trôi qua, hết hạn 5 năm, chờ hoài không thấy kêu lên làm thủ tục trả tự do, các vị mới hỏi và được trả lời:
– Tội các anh lớn lắm, đáng ra phải ra toà nhận thêm án, nhưng cách mạng khoan hồng chuyển qua tập trung cải tạo, khi nào xét thấy tiến bộ sẽ cho về. Continue reading Phần 13: Án Cải Tạo!