Giới thiệu sách của Đỗ Văn Phúc có bán trên Amazon


Từ gần 30 năm qua, quý vị từng thích thú theo dõi các bài viết của tôi trên truyền thông hải ngoại. Có nhiều vị đã mua các tác phẩm của tôi để giữ kỷ niệm. Tôi xin cảm tạ sự chiếu cố, khích lệ của tất cả. Hiện tôi có 16 cuốn sách phát hành trên Amazon. Sách in rất đẹp, khổ 6 x 9 inches, bìa láng. Nội dung có nhiều thay đổi so với các ấn bản trước, có kèm nhiều hình ảnh. Tôi sắp xếp lại các bài theo sát chủ đề trên tựa sách. Trong kệ sách ở hình trên,  có sẵn 16 cuốn đã uploaded. Gồm có: Remembering the ARVN, Cuối Tầng Điạ Ngục, The Depths of Hell, Một Thời Áo Trận, Quê Mẹ Mùa Xuân Chưa Về, Vườn Địa Đàng, Chuyện Mình Chuyện Người (Tập1 và 2), Nanh Hùm Nọc Rắn, Vụ Kiện nhiều Năm và 6 cuốn Thời Sự Hàng Tuần. Muốn đọc cuốn nào, xin bấm vào hình cuốn sách đó để mở sách. Nếu muốn xem hình lớn hơn, xin bấm vào ô vuông ở góc phải bên dưới để làm lớn ra. Quý vị cũng có thể in ra trên giấy bằng cách bấm vào hình cái máy in cũng ở góc phải đó.  Xin trân trọng giới thiệu với quý vị.

Để mua trên Amazon.com, xin vào các link sau đây: Continue reading Giới thiệu sách của Đỗ Văn Phúc có bán trên Amazon

Vị Hôn Phu, Vị Hôn Thê

Đỗ Văn Phúc

Người vợ hoặc chồng chưa cưới thì gọi là vị hôn thê và vị hôn phu. Chữ “vị” ở đây có nghĩa là chưa.

Hai chữ “hôn thê, và hôn phu” là sự ghép chữ hoàn toàn sai. Đã là phu (chồng) hay thê (vợ) tất là đã cưới nhau rồi, còn thêm hôn làm gì?

Như thế, chữ “vị hôn phu, vị hôn thê” là ghép các chữ “vị hôn” + “ thê”, hay “vị hôn” + “phu”. Chứ không phải “vị”+ “hôn thê”, hay “vị” + “hôn phu.”

Hồi trước tôi cũng có học và nói được tiếng Quan Thoại và Quảng Đông. Tôi còn nhớ “Phánh txấy, phánh phúa” là vợ, chồng. Txấy và Phúa là Thê và Phu, còn chữ Phánh này tôi không nhớ ký tự Hán văn nên không biết đọc theo chữ Nho là gì. Nhưng khi nói về vợ, người ta thường nói “Wò t’ai t’ai, n’i t’ai t’ai”  (Ngã Thái Thái, Nhĩ Thái Thái). Chúng ta nên dùng các chữ “Chồng, Vợ” khi đàm thoại bình thường, và “Phu Quân, Hiền Thê” khi viết trong các văn bản cần trang trọng.

Có vài người lại diễn dịch rằng chữ “VỊ” là nói cách kính trong như khi chúng ta nói “vị chỉ huy, vị bộ trưởng...” Thực tế,, không ai nói thế và ghép hai chữ Hôn Phu, Hôn Thê mà như chúng tôi giải thích bên trên, là không đúnh.

Continue reading Vị Hôn Phu, Vị Hôn Thê

Hết Giải Mã, Nay Lại Giải Ảo

Đỗ Văn Phúc

Năm ngoái, sau vài bài góp ý, hai chữ “giải mã” đã biến mất trên những chương trình thời sự thực hiện qua hệ thống You tube và trang truyền thông xã hội. Xin cám ơn và hoan nghênh tinh thần phục thiện của các vị.

Nhưng hiện nay vẫn còn hai chữ “Giảo Ảo” xuất hiện thường xuyên trên một channel thời sự thế giới trên Facebook hay YouTube.

Trước hết, ẢO là gì?

Ảo là thứ không có thật (false), là thứ do tưởng tượng ra (imaginary), hay do xảo thuật, kỹ thuật âm thanh, ánh sáng tạo ra để làm cho người khác tưởng là thật (magic).

Continue reading Hết Giải Mã, Nay Lại Giải Ảo

Những Cách Nói Nên Tránh

Đỗ Văn Phúc

Đọc trên vài báo bên Việt Nam:

– Công an chận bắt bọn buôn lậu ở biên giới, tịch thu 15 cá thể rùa.

– Sáng nay, công an dẫn hai cá thể phạm nhân ra toà.

– Chi Ba xử lý rau xong, cho vào chảo xào với tôm.

– Cầu thủ Hoàng xử lý đường banh thật đẹp vào khung thành đối phương.

Xin hỏi quí vị có nghe lọt tai không?

Continue reading Những Cách Nói Nên Tránh

Liên Hệ Có Phải là Động Từ hay Không?

Đỗ Văn Phúc

Từ hàng chục năm qua, người trong nước Việt Nam thay vì dùng chữ liên lạc, tiếp xúc… đã dùng chữ Liên Hệ như là một động từ khi nói về việc tiếp xúc với ai hoặc tập thể nào đó để cùng làm việc hay giải quyết chuyện gì (Ví dụ: liên hệ công tác; liên hệ với công ty X bằng điện thư để đặt mua hàng) .

Chúng tôi tìm hết các tự điển khả tín trước 1975, chỉ thấy động từ Liên Lạc như nghĩa trên mà không thấy động từ Liên hệ.

Trong Tự Điển Thiều Chửu, có chữ Hệ là liên lạc, Quan Hệ là “Sự gì có can thiệp cả hai bên; để cho vật này lệ thuộc vào vật kia.”

Continue reading Liên Hệ Có Phải là Động Từ hay Không?

Hùa Theo Kẻ Dữ!

Đỗ Văn Phúc

Tin trong tuần: Hàng ngàn sinh viên biểu tình chống Do Thái, ủng hộ Hamas!

Thời hành pháp Omaba đã mở cửa rộng đón hàng trăm ngàn dân tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi, mà chắc quí vị dư biết đại đa số là dân Hồi Giáo cực đoan, ủng hộ thánh chiến, theo phe ISIS.

Những người này được cho định cư tập trung tại nhiều vùng như Twin Cities ở Minnesota, mà hậu quả nguy hiểm là họ đã bầu vào Quốc Hội những dân biểu Ilhan Omar, Rashida Tlaib… như những con ngựa thành Troy trong lập pháp.

Ở Âu Châu, cũng thế, các chính phủ liberal đã cho nhập cư ồ ạt hàng triệu dân Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi. Bọn này đã trở thành gánh nặng về kinh tế, và mối nguy về chính trị xã hội cho các nước mà nặng nề nhất là Đức, Anh, Pháp, Thụy Điển…

Rồi từ ba năm nay, Joe Biden mở toang biên giới, cho vào hàng triệu dân bất hợp pháp,  mà chắc chắn bọn Hồi cực đoan, bọn Trung Cộng không dại gì không lợi dụng để xâm nhập!

Continue reading Hùa Theo Kẻ Dữ!

Không Ai Thù Mãi Mãi, Không Ai Bạn Muôn Đời!

Đỗ Văn Phúc

Bình luận về việc Hoa Kỳ nâng cao quan hệ với VNCS lên mức Đối Tác Chiến Lược và việc Thủ Tướng VC mới đây tiếp xúc với “Cộng Đồng Việt Nam” (theo lời của báo chí VC) tại San Francisco.

Buổi phỏng vấn ông Đỗ Văn Phúc do ông Phan Quang Trọng thực hiện trên đài SBTN, trong chương trình Diễn Đàn Chính Luận, phát hình trưa ngày thứ Sáu (09/29/2023) vừa qua

Lịch sử bang giao quốc tế từng chứng minh rằng không có những đồng minh muôn đời và cũng không có kẻ thù mãi mãi. Cục diện chính trị thế giới luôn thay đổi mà sự bang giao giữa các nước phải đặt trên cơ sở quyền lợi thiết thân của các nước liên hệ trong từng giai đoạn chiến lược. Năm 1972, Tổng Thống Hoa Kỳ Richard Nixon đi thăm Bắc kinh, thiết lập bang giao với Trung Cộng sau hàng chục năm coi nhau là kẻ thù không đội trời chung trong cuộc chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ đã nhẫn tâm gạt bỏ bạn đồng minh Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi Liên Hiệp Quốc để dành ghế cho Trung Cộng. Đó là một biến cố nghiêm trọng bất ngờ mà chúng ta phải coi là một bài học lớn. Không có sự phân biệt chủ nghĩa gì cả, các nước coi quyền lợi của mình là chính, coi thế cân bằng chính trị là nền tảng đối ngoại. Đó cũng là cách khi Hoa Kỳ bỏ rơi Việt Nam vào tay Việt Cộng vào tháng 4 năm 1975.

Continue reading Không Ai Thù Mãi Mãi, Không Ai Bạn Muôn Đời!

Muồi Mẫn hay Mùi Mẫn

Đỗ Văn Phúc

Nhờ các trang Facebook mà những người cùng sở thích, sở nguyện có thể chia sẻ và học hỏi thêm rất nhiều. Một năm trước, cũng nhờ một thành viên FB mà chúng tôi học được chữ đúng là “DỪNG” thay vì chữ sai “Rừng” trong thành ngữ “Tai Vách, Mạch DỪNG” và “Rút Dây Động DỪNG.” Rồi cũng nhờ một thành viên trang FB Bảo Tồn Tiếng Việt Trong Sáng đưa lên bài viết ngắn của tác giả Mích Long mà chúng tôi khám phá chữ “Muồi mẫn” thay cho chữ “Mùi mẫn” mà tôi tin rằng gần 100% chúng ta cứ tưởng là đúng.

Continue reading Muồi Mẫn hay Mùi Mẫn

Tự Điển Chính Tả Viết Sai Chính Tả!

Hồng Phúc phỏng vấn nhà văn Đỗ Văn Phúc về cuốn Tự Điển Chính Tả – Đài Phát Thanh Đáp Lời Sông Núi ngày 11 tháng 7, 2023.

1.   Hồng Phúc:   Thưa ông, mới đây, ở trong nước có một “biến cố văn hóa” làm “bàng hoàng” cả nước. Đó là sự phát hiện nhiều lỗi chính tả sơ đẳng trong cuốn “Từ Điển Chính Tả tiếng Việt”, do Phó giáo sư Tiến sĩ Hà Quang Năng chủ biên, Thạc sĩ Hà Thị Quế Hương, Nhà xuất bản Đại Học quốc gia Hà Nội ấn hành năm 2017.

Mang tiếng là “Từ Điển Chính Tả tiếng Việt”, nhưng nhà biên soạn đã viết sai đến “bàng hoàng” nhiều từ ngữ rất thông dụng! Xin đơn cử một vài thí dụ:

Thưa Ông, theo Ông thì nguyên do nào đã khiến cho những người đã có những học vị cao ngất như thế mà lại làm một công việc hết sức quan trọng là soạn từ điển để dậy người ta viết cho đúng chính tả thì lại dậy sai, với những từ ngữ tầm thường như vậy?

Continue reading Tự Điển Chính Tả Viết Sai Chính Tả!

Góp Ý với Hoài Nam, Tác Giả “70 Năm Tình Ca trong Tân Nhạc Việt Nam”

Đỗ Văn Phúc

Tình cờ, một buổi tối tại nhà một người quen ở Seattle, sau bữa ăn, chúng tôi ngồi quây quần ở phòng khách và được chủ nhà mở cho nghe một loại các video mang chủ đề “70 Năm Tình Ca trong Tân Nhạc Việt Nam” do Hoài Nam thực hiện được đài SBS (Australia) phát hành.

Thật là một bất ngờ vì từ hàng chục năm qua, chúng tôi chỉ có thể nghe qua từng cuộn băng rời rạc về các chủ đề, hay về từng ca sĩ mà chưa hề nghe đến công trình biên soạn vô cùng công phu, giá trị này. Đây thực sự là một kho tàng âm nhạc Việt Nam mà sẽ tồn tại qua năm tháng về sau cho dù qua thêm bao nhiêu thăng trầm lịch sử.

Chúng tôi không biết có phải chính ông Hoài Nam hay ai khác là người thực hiện công trình này, mà chỉ biết ông Hoài Nam là người giới thiệu xuyên suốt gần 100 cuốn video

Continue reading Góp Ý với Hoài Nam, Tác Giả “70 Năm Tình Ca trong Tân Nhạc Việt Nam”

Tâm Thư Gửi Về Việt Nam

Về việc: Bảo tồn ngôn ngữ trong sáng của dân tộc Việt Nam.

Kính gửi: quí vị trí thức, học giả, quí nhà giáo dục, ngôn ngữ học… và tất cả những người Việt Nam yêu nước.

Texas, Hoa Kỳ ngày 1 tháng 6, 2023.

Kính thưa quí vị,

Từ nửa vòng trái đất, ở nước Hoa Kỳ, chúng tôi chúng tôi là Đỗ Văn Phúc, cư trú tại Austin, Texas, xin kính gửi lời chào trân trọng đến quí vị kèm những lời chúc chân thành nhất cho sức khoẻ, sự an bình của quí vị và gia quyến.

Lá thư này đến với quí vị đường đột, vừa từ một người cách biệt về địa lý, và cũng có thể cách biệt về lý tưởng chính trị xã hội; nhưng tôi hy vọng chúng ta có một mẫu số chung. Đó là lòng yêu nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam và lòng mong muốn bảo tồn nếp văn hoá Việt, trong đó, tiếng Việt là một phần quan trọng nhất.

Continue reading Tâm Thư Gửi Về Việt Nam

Max Grant: Những Lừa Bịp về Trợ Cấp của Chính Phủ

Đỗ Văn Phúc

Mới hôm qua, một người bạn gọi điện thoại hỏi về cái gọi là Max Grant mà theo một nguồn tin từ San Diego miêu tả cặn kẽ như sau: “Đây là khoản tiền mà thế giới trao quyền cho chính phủ liên bang để trợ cấp cho những người già dùng trả các chi phí trong đời sống…”

Nghe qua, chúng tôi thấy lạ quá. Thế giới nào, thế giới là ai mà có quyền để trao cho Liên Bang Hoa Kỳ? Nước Mỹ có hàng chục triệu người già, đang lãnh hoặc trợ cấp an sinh (SS benefits) hoặc SSI hoặc những phụ cấp có từ lâu của liên  bang hay tiểu bang.

Chúng tôi vào Google, gõ hai chữ Max Grant và thấy hiện lên một loạt những trang web trung gian, quảng cáo của các dịch vụ tư nhân mà khi bấm vào các link, nó lại chuyển đến thêm các trang quảng cáo khác, giống như chúng ta đi vào con hẻm lớn rồi rẽ thêm qua các hẻm nhỏ khác, gần như bất tận và lạc vào rừng không lối ra. Có khi vào một cái link nào đó, liền bị yêu cầu phải ghi danh (register) và cung cấp nào là zip code, nào là địa chỉ điện thư, nào là số điện thoại. Rồi lại phải trả lời nhiều câu hỏi về chi tiết cá nhân khác. Chúng tôi dừng lại đúng lúc trước khi sa vào mê hồn trận và mắc bẫy.

Continue reading Max Grant: Những Lừa Bịp về Trợ Cấp của Chính Phủ

Chuyến Âu Du Kỳ Thú (2)

Đỗ Văn Phúc

Lúc ban đầu, chúng tôi dự tính đi từ Paris đến Amsterdam, thủ đô nước Netherland, rồi qua Vienna (Austria), ghé về Munich (Germany) rồi về Paris lại. Sau đó, lại đổi vòng đi từ Paris, đến Venice (Italy), Vienna, Munich, Paris.

Nhưng sau khi nghe bạn bè nói về mùa khô hạn kéo dài tại Nam Âu mà các con sông ở Venice chỉ còn trơ đáy; các anh chèo gondolier gác mái ngồi ngáp vặt. Thêm vào, những chuyến đi xa phải chuyển tàu ở nhiều trạm; có vẻ nhiêu khê, nhất là với chúng tôi, lần đầu tiên đi trên các chuyến đường dài, e ngại không kịp tìm ra chuyến tàu khác để leo lên. Vì thế, chỉ dám chọn các tuyến gần không phải đổi tàu.

Lên xe lửa từ London lúc trưa. Tàu chạy một hồi qua các đường hầm là vào nội địa Belgium ở phía đông bắc nước Pháp.

Continue reading Chuyến Âu Du Kỳ Thú (2)

Chuyến Âu Du Kỳ Thú

Đỗ Văn Phúc

Lần lữa mãi vì cơn dịch Covid-19 mà đến cuối năm 2022, chúng tôi mới quyết định thực hiện một chuyến du lịch qua Âu Châu mà mục đích chính là để thăm viếng cựu Thiếu Tá Nguyễn Chí Hiền, người chỉ huy khả kính mà anh em sĩ quan trong Tiểu Đoàn 4/8, Sư Đoàn 5 Bộ Binh thân mật gọi là “Anh Tư”, có khi là “Anh Tư Mắt Kiếng.”

Anh Hiền từng nổi tiếng khi coi Đại Đội 5 Trinh Sát của Sư Đoàn. Anh về coi Tiểu Đoàn 4/8 lúc tôi đã bị thương ở Đồng Xoài, còn nằm Tổng Y Viện Cộng Hoà chờ tái khám. Khi tôi về lại đơn vị, Đại Đội của tôi đã do Dương Quang Bồi – bạn cùng khóa- chỉ huy. Anh Hiền, do sự giới thiệu của cựu Tiểu Đoàn Trưởng là Đại Úy Vũ Quang Thiều, đã cho tôi theo Trung Úy Nguyễn Hữu Đát học nghề một thời gian ngắn rồi lên làm đại đội trường thay thế anh Đát khi anh bị thương ở trận Long Nguyên.

Anh Hiền là một cấp chỉ huy có đủ các yếu tố can đảm, thao lược, có óc tổ chức, cư xử với thuộc cấp công bằng và thân ái. Do đó, tiểu đoàn chúng tôi hành quân rất thành công, gặt hái nhiều chiến công đáng kể. Dương Quang Bồi thăng cấp đặc cách cuối năm 1970 và đoạt danh hiệu Chiến Sĩ Xuất Sắc của Quân Đoàn 3, được thưởng đi Đài Loan du ngoạn; tôi nhận gần nửa tá Anh Dũng Bội Tinh kể cả Dương Liễu và Vàng chỉ trong vòng chưa tới một năm. Anh Hiền thường tự hào rằng anh là cấp chỉ huy đầu tiên trong quân đội dám sử dụng một lúc ba sĩ quan khóa 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị làm đại đội trưởng tác chiến!

Continue reading Chuyến Âu Du Kỳ Thú

Sản Phẩm Trí Tuệ và Tài Sản Trí Tuệ?

Đỗ Văn

Hai chữ Intellectual Property, viết tắt là IP, chỉ có thể được dịch qua tiếng Việt với nhóm chữ Tài Sản Trí Tuệ. Bất cứ cuốn tự điển nào cũng dịch chữ Property là “tài sản.”

Thế nhưng, trong một cuộc bút đàm, có một vị đã đòi phải dịch Intellectual Property là “Sản Phẩm Trí Tuệ:” vì ông ta lý luận rằng tài sản là những thứ vật chất như nhà cửa, heo gà, xe cộ, ruộng vườn… Nhưng ông quên mất rằng “Sản Phẩm” cũng chẳng khác gì tài sản, cũng bao gồm những vật chất như xe cộ, máy móc, rau trái, đồ dùng… Vị này còn dẫn chứng nhóm chữ “Sản Phẩm Trí Tuệ” có trong Hoa ngữ và được dùng từ rất xa xưa.

Chúng tôi không phản bác rằng không có chữ “Sản Phẩm Trí Tuệ”, nhưng chúng tôi tin rằng nó được dịch ra từ chữ Intellectual Product chứ không phải Intellectual Property.

Cả hai chữ đều có sẵn và có nghĩa giống nhau; chỉ khác cách dùng tùy trường hợp.

Continue reading Sản Phẩm Trí Tuệ và Tài Sản Trí Tuệ?

Về Bản Quyền của Người Dịch

Đỗ Văn

Bài viết “Nói Chuyện về Tác Phẩm và Tác Quyền” của chúng tôi phổ biến từ mấy năm qua và có in trong cuốn Chuyện Dài Chữ Nghĩa vừa gây ra một cuộc bút đàm khá thú vị giữa tác giả và một người quen – Vị này cũng là người sinh hoạt nhiều năm trong làng văn học. Sự bàn luận xoay quanh vấn đề bản quyền (copyright) của người dịch.

Trước hết, xin minh định rằng trọng tâm của bài trên là về hai chữ “Tác Quyền”. Hôm nay, xin mạn bàn về chữ “Bản Quyền”.

Chữ “Tác Quyền” (Author’s Right) – có chữ “Tác” là sáng tác, là tạo ra, là làm nên – thì quả đã rõ nghĩa, đó là quyền tối thượng, không thể tranh cãi, không thể di nhượng của tác giả tức là người đầu tiên làm ra một thứ gì đó mang tính cách sáng tạo. Ví dụ viết một cuốn sách, một bản nhạc, làm một đoạn hay một cuốn phim, hay vẽ một bức tranh… Người sáng tác này – tác giả – có đủ tác quyền rộng rãi về tác phẩm của họ; sử dụng thế nào, phân phối và được tái tạo ra sao. (“author’s right,” which refers to the legal ownership that an author has over their original creative work, such as a book, song, or movie. It grants the author the exclusive right to control how their work is used, distributed, and reproduced…)

Continue reading Về Bản Quyền của Người Dịch

Ho Chi Minh! What is his true identity?

by Michael Do

Many Americans still think the Vietnam War was unjust. They see Ho Chi Minh as a Vietnamese patriot whose only objective was the independence of his country. Thus, they believe that the US government sent combat troops to fight against Vietnam (or Vietnamese people) rather than the real enemies of the Free World.

Ho Chi Minh and his master Mao Tse Tung

This is to prove that the real enemies of the United States in the Vietnam War were the communists who embraced the Marxist ideology.  This also proves that Ho Chi Minh was not a good guy as he maliciously disguised himself, but only a devil who heartlessly murdered hundreds of thousands of his fellow people in the name of Socialism and who launched the bloody war that resulted in 3 million deaths to serve the goal of Communist International.

Ho Chi Minh! What is his true identity?

Who were our true enemies?

Continue reading Ho Chi Minh! What is his true identity?

The National Vietnam War Museum

The National Vietnam War Museum at Mineral Wells, Texas.

Bản Việt Ngữ bên dưới

Michael Do

Nine months ago, on June 25, 2022, a group of dozens of Vietnamese Americans from Fort Worth arrived at Mineral Wells to attend the Opening Ceremony of The National Vietnam War Museum. Mineral Wells is a small city that is located about 40 miles west of Fort Worth. Viewing several photos taken at the venue, I was somewhat disappointed when seeing some exhibits on our enemies but a very rare thing about the ARVN’s soldiers who played the major role and suffered the ultimate sacrifice in the Vietnam War. I wrote an article to express my sadness and published it on the web and in many Vietnamese papers and magazines.

Continue reading The National Vietnam War Museum

Trở Mặt

Nhân đọc bài “Tiến Sĩ Nguyễn Hàm” của tác giả Văn Quang đăng trên một tập san xuất bản trong nước năm 2008.

Đỗ Văn Phúc

Bài viết dài 11 trang khổ nhỏ vinh danh về thân thế, tài đức, sự nghiệp của cụ Nguyễn Hữu Hàm như là một danh nhân địa phương; để cuối cùng kêu gọi đóng góp xây dựng đền miếu để theo như trong thư: “tôn vinh một bậc hiền tài của làng – việc này nhiều nơi đã làm, mà còn để con cháu noi theo, cố công học tập, rèn đức luyện tài để mai sau đóng góp sức mình xây dựng quê hương, và người các nơi đến sẽ biết thêm về thanh danh của làng. Làm thế cũng là một cách ủng hộ chủ trương khuyến học, khuyến tài của nhà nước vậy.

Tác giả Văn Quang là người trong nước, có thể là một cán bộ của Đảng hay nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Những điều ông nói và phán đoán về cụ Nguyễn Hàm hoàn toàn dựa trên quan điểm của Đảng, vì nhu cầu của Đảng. Nó lộ rõ cái bản chất ti tiện, cái thái độ tráo trở mà đảng CSVN từng áp dụng gần thế kỷ nay. Khi không cần đến thì rủa sả Việt Gian, tay sai Mỹ Ngụy, kết án quan lại, địa chủ, phản động; nhưng khi cần thì gắn vào những mỹ từ để tâng bốc hòng kiếm lợi.

Continue reading Trở Mặt

Lừa Gạt Trên Truyền Thông Xã Hội

Đỗ Văn Phúc

Văn minh khoa học hiện nay đem lại cho chúng ta rất nhiều tiện nghi trong cuộc sống. Đặc biệt là do sự phát triển vượt bực khó thể tưởng tượng của kỹ thuật điện tử giúp thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian để con người truyền thông cho nhau với tốc độ ánh sáng. Ngày xưa, để gọi một cú điện thoại viễn liên với khoảng cách vài trăm dặm đã phải chờ khá lâu và âm thanh không mấy rõ; ngày nay gọi từ Hoa Kỳ đi nửa vòng trái đất đến Australia, chỉ một giây sau là đã nối liên lạc trò chuyện,  cứ như là đang nói với  người ngồi sát bên. Ngày xưa, gửi lá thư trong nước mất vài ngày đến tuần lễ; ngày nay gửi email chỉ vài giây sau khi bấm nút ‘send’ là đến máy người nhận, tha hồ viết dài ngắn tùy nghi.

Nhưng bên cạnh tiện nghi đó, cũng mang lại nhiều bực mình và nguy hiểm. Bực mình là vị bị quấy rầy mỗi ngày bởi hàng chục cú điện thoại gọi đến để quảng cáo. Nguy hiểm là nhiều kẻ gian dùng các phương tiện truyền thông này để gài bẫy, truy tìm các chi tiết về nhân thân nhằm làm những điều phi pháp mang lại hậu quả xấu cho chúng ta, nhất là về phương diện tài chánh.

Continue reading Lừa Gạt Trên Truyền Thông Xã Hội

“I” ngắn hay “Y” dài: Đúng và Sai?

Đỗ Văn Phúc

Tiếng Việt có sáu nguyên âm chính: A, E, I, Y, O, U; và đặc biệt, có thêm sáu nguyên âm phụ: Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư. Tiếng Việt cũng có mười bảy phụ âm chính: B, C, D, Đ, G (GH), H, K, L, M, N, P, QU, R, S, T, V, X; và tám phụ âm ghép: CH, GI, KH, NG (NGH), NH, PH, TH, TR. Lưu ý: mẫu tự Y là phụ âm theo Tây phương, nhưng là nguyên âm trong Việt ngữ.

Việc viết ‘I’ hay ‘Y’ đã được nhiều học giả đề cập đến và là đề tài bàn cãi gay go từ nhiều năm trời – và có lẽ sẽ khó đi đến đồng thuận. Chúng tôi có đọc nhiều bài của vài học giả; nhưng nặng về lý thuyết, phức tạp, rối ren và dĩ nhiên rất khó nhớ hết các qui tắc và bất qui tắc. Bài này không có tính cách khảo cứu, thuyết luận mà chỉ là một ý kiến nhỏ nhoi nhằm giản lược vấn đề; để cho bất cứ ai muốn học tiếng Việt – từ các học sinh tiểu học đến người mới biết chữ – dễ dàng thấu hiểu và áp dụng thay vì phải mày mò nhiều quy tắc và ngoại lệ phức tạp.

Continue reading “I” ngắn hay “Y” dài: Đúng và Sai?

Toàn Quốc Nói Ngọng

Đỗ Văn Phúc

Vấn đề dân chúng một số vùng ở Việt Nam nói ngọng đã được chúng tôi đề cập trong bài viết “Tiếng Việt Qua Ba Miền” in trong cuốn Chuyện Dài Chữ Nghĩa từ trang 194 đến trang 202. Sau đó, có vài vị quan tâm đến vấn đề này, đã đề nghị tác giả viết thêm để giải thích tại sao hiện tượng này phát triển quá nhanh và quá rộng để đến nay, gần như người trong  nước Việt Nam đa số nói ngọng và viết ngọng!

Trước đây, chúng tôi biết rằng chỉ có dân một vài vùng nói ngọng; và khi họ viết ra chữ thì cũng ít sai. Nhưng hiện nay, theo dõi trên các trang truyền thông liên mạng; tình hình đã đến độ tồi tệ. Có thể, sự sai này đã trở thành tiêu chuẩn mất rồi. Không chỉ quần chúng nói ngọng, viết sai; mà cả các cơ quan công quyền, báo chí nhà nước cũng sai nhan nhản mà chúng ta có thể thấy hàng ngày. Xin đưa ra vài thí dụ với hình ảnh chứng minh như sau:

Continue reading Toàn Quốc Nói Ngọng

Cái ‘Tôi’ Đáng Ghét!

Đỗ Văn Phúc

Nhà bác học vĩ đại người Pháp Blaise Pascal (1623 – 1662) từng nói “Cái ‘tôi’ là cái đáng ghét (Le moi est haïssable)

Thói phô trương cái ‘tôi’ lố bịch hình như rất phổ biến trong người Việt chúng ta! Một anh bạn của tôi ở Minnesota xúi dại tôi viết về đề tài này. Dù rất sợ lãnh dao, ăn búa; tôi cũng ráng gồng mình góp vài kinh nghiệm và ý kiến như sau.

Gần đây, thấy xuất hiện trong những loại email có tựa đề “Tiến Sĩ Luật Cù… làm cái này, Tiến Sĩ Luật Cù nói điều kia…”. Mở đầu email là câu viết “Tôi trả lời phỏng vấn…” hay “Tôi lên tiếng trên đài XYZ….”  Cuối email thế nào cũng lặp lại nguyên học vị kèm tên “Tiến Sĩ Luật Cù….”

Chao ôi, sao cái tôi của anh này lớn thế?

Continue reading Cái ‘Tôi’ Đáng Ghét!

Truy Tầm Thủ Phạm Không Khó!

Đỗ Văn Phúc

Tuần trước, chúng tôi phổ biến bài về cách lừa đảo tại Hoa Kỳ và được nhiều bạn đọc hoan nghênh. Có vị còn yêu cầu viết thêm về đề tài này để giúp quý đồng hương tránh được nạn lừa đảo hay bị đánh cắp các account trên internet.

Nhận vụ một phụ nữ dân oan ở Việt Nam bị một người có tên LTU ở Đức lừa gạt lấy tiền qua phương tiện Facebook và một cái link với malware, chúng tôi thất vọng vì ông LTU – nếu cho rằng mình bị đánh cắp account – đã không hề lên tiếng để thanh minh và cũng không có hành vi nào để nhờ cơ quan cảnh sát hay dịch vụ Facebook điều tra minh oan. Đây là một nghi vấn rất nghiêm trọng quan hệ tới danh dự bản thân và tập thể mà ông LTU là thành viên. Bất cứ ai trong trường hợp này cũng phải cật lực tự lên tiếng, nhờ bạn bè góp lời và nhất là phải có hành động cụ thể như báo cáo cơ quan cảnh sát, công ty dịch vụ Facebook để điều tra minh oan thay vì coi thường dư luận và quay sang nhục mạ nạn nhân và những người lên tiếng!

Continue reading Truy Tầm Thủ Phạm Không Khó!

Cách Trả Lời “Yes/No” Không Đơn Giản!

Đỗ Văn Phúc

Chuyện Dài Chữ Nghĩa cứ phải thêm trang và nộp bản nhiều lần, làm cho nhà phát hành than phiền mất thì giờ quá. Vì vậy, chúng tôi xin tạm ngưng bàn luận về các chữ Việt mà xoay qua một vấn đề khá quan trọng trong đời sống của những người Việt ở Hoa Kỳ. Ông bạn già Nguyễn Gia Quốc ở Minnesota của tôi cứ thôi thúc phải viết một bài để hướng dẫn cách trả lời “yes” hay “no” trong một số câu hỏi tiếng Anh mà sự trả lời sai có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng hay đảo ngược kết quả của hành vi mình. Đó là thói quen trả lời các câu hỏi phủ định bằng chữ xác định.

A. Câu hỏi tiếng Anh có thể trực tiếp hay gián tiếp.

Continue reading Cách Trả Lời “Yes/No” Không Đơn Giản!

Vài Cách Lừa Đảo tại Hoa Kỳ

Đỗ Văn Phúc

Xin thưa, có cả 1001 cách mà bọn gian dùng để lừa đảo người lương thiện nhằm moi tiền hay thu thập những chi tiết lý lịch cá nhân. Nhất là từ khi có internet với các lập trình tinh vi, ngay cả những người có tri thức, trình độ còn bị gạt, nói chi đến những bình thường khác.

Thời gian chúng tôi mới định cư ở Mỹ (đầu thập niên 1990), mỗi tuần chúng tôi nhận được một phong bì dày cộm với những trang brochure in màu sắc lộng lẫy. Ngoài phong bì có in đậm hàng chữ “Bạn đã trúng thưởng 5 triệu đô la.” Mở phong bì ra thấy có một ô bị che bởi lớp bạc. Sau khi cạo lớp bạc sẽ hiện ra một dãy số hay vài chữ cái mà nếu nó trùng với hàng số hay chữ cái trong lá thư chính thì xem như mình đã trúng thưởng. Dường như bất cứ ai nhận những phong bì này cũng đều trúng thưởng cả. Nhưng chưa hết, họ sẽ yêu cầu mình tiếp tục trò chơi cho đến ngày chung cuộc (mà chẳng bao giờ có ngày này cả!). Trong lúc đó, họ mời chúng ta đặt mua sách báo. Thấy giá cũng rẻ, nên chúng tôi cũng mua vài tạp chí, chừng vài chục đô la cho một năm. Cuộc chơi cứ thế, kéo dài hết tháng này qua tháng nọ mà chẳng biết bao giờ mình mới nhận được cái giải trúng 5 triệu đô la kia. Nó như kiểu người xà ích treo bó cỏ trước đầu con ngựa, và con ngựa cứ thế tiến tới mãi và chẳng thể nào với miệng tới bó cỏ.

Continue reading Vài Cách Lừa Đảo tại Hoa Kỳ

Mình ơi! Nói Sao Cho Vừa Lòng Mình?

Đỗ Văn Phúc

Hàng ngày, trên các trang Facebook, thấy nhảy vào trong các cái post của chúng ta những câu quảng cáo đủ loại từ bên Việt Nam mà đa số là của các cô, đại loại như: “Mình xin giới thiệu sản phẩm xyz… đầy ‘chất lượng’, giá ‘bèo’. Xin “giao lưu’ với mình qua điện thoại. 81-000-9999.”  Hoặc thỉnh thoảng nhận cú điện thoại lạ hoắc với cái giọng ỏn ẻn như: “Alô, mình xin nói chuyện với anh ABC. Mình có loại hàng này….”

Các cô gái này chắc khoảng trên dưới hai mươi, không cần biết đối tượng họ đang tiếp xúc già trẻ lớn bé ra sao – có khi người ở tuổi cha ông của họ – cứ suồng sã gọi anh, xưng mình như các cô gái bán bar hay các em út ở nhà thổ vồ vập với khách làng chơi.

Continue reading Mình ơi! Nói Sao Cho Vừa Lòng Mình?

Dịch Thuật hay Dịch Vật?

Đỗ Văn Phúc

Nhân nói đến việc dịch thuật

Trong những năm gần đây, trên các báo chí, truyền thông xã hội có đưa ra hình ảnh những bảng hiệu, biểu ngữ, văn bản bên Việt Nam với những chữ dịch từ Việt Ngữ sang Anh Ngữ một cách ngớ ngẩn như: ô mai (salted apricot) dịch là “umbrella tomorrow,” khô mực (squid) dịch là “dried ink,” [con] công Ấn Độ (peacock) dịch là “Indian public”… Không ai bắt bẻ chê bai những người dân bình thường trình độ thấp kém. Nhưng khổ nỗi việc dịch bậy bạ này xảy ra ở các lãnh vực công quyền, báo chí.

Trên báo VNExpress ngày 15 tháng 10, 2021 có đăng bản tin về việc cô Jennifer Gates kết hôn với một anh đua ngựa. Tác giả đã dùng tựa đề “Con gái ‘ngậm thìa vàng’ của tỷ phú Bill Gates.” Không biết có bao nhiêu người Việt Nam hiểu ý nghĩa của tựa đề này!

Continue reading Dịch Thuật hay Dịch Vật?

Giọng Hát Đẹp!

Đỗ Văn Phúc

Tôi không nhớ có bao nhiêu lần trong cuốn sách Chuyện Dài Chữ Nghĩa mà tôi cố thuyết phục việc sử dụng các tĩnh từ (hay mạo từ, động từ …) cho thích ứng với từng chủ từ mà nó bổ nghĩa hay tùy từng trường hợp tinh tế khác nhau.

Vừa rồi, chúng tôi nhận được một điện thư của một anh bạn ở tận Washington DC bào chữa cho việc dùng tĩnh từ “đẹp” khi khen một giọng hát hay. Đây là một phần  nội dung điện thư đó:

Trích:

       Tôi vừa tham gia lên tiếng bênh vực một người em khi cô ấy khen ngợi ba ca sĩ “có gịong hát ̣đẹp” sau khi họ trình diễn một bài hợp ca. Cô đã bị vài vị tiền bối chỉ trích , thiếu điều đòi cắt đi lời phê bình này chỉ vì lí do trong nước đã dùng rồi,  đó là ngôn ngữ “Việt Cộng” !

Continue reading Giọng Hát Đẹp!

Ngữ Cảnh là gì?

Đỗ Văn Phúc

những năm gần đây, chữ “ngữ cảnh” thấy xuất hiện nhiều trên các báo bên Việt Nam và cả báo chí của người Việt tại hải ngoại. Chữ này rất mới mà chúng tôi chưa bao giờ nghe hay đọc trong sách báo Việt Nam trước 1975. Lần mở hết các cuốn tự điển ngày trước ra cũng không tìm thấy. Các cuốn Việt Hán Tự Điển của Huỳnh Minh Xuân (trang 577-578), Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (trang 1406), Tự Điển Khai Trí Tiến Đức (trang 399), Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị của Lê Ngọc Trụ (trang 338), và Hán Việt Tự Điển của Đào Duy Anh (cuốn hạ, trang 51) đều có nhiều chữ ghép với Ngữ, nhưng không thấy Ngữ Cảnh. Tìm trong Tự Điển Hán Nôm, thì thấy câu trả lời “không có kết quả phù hợp.”

Continue reading Ngữ Cảnh là gì?