Monthly Archives: June 2015

Phần 2: Âm Mưu Trốn Trại

vongphusĐỗ Văn Phúc

Cán bộ đội 45 là anh Nguyễn Bảy, còn rất trẻ; chắc chỉ độ 20, 21 tuối. Anh Bảy người Nghệ An, nhỏ con; hay nhăn nhó lầu bầu nhưng không có vẻ hung ác gian xảo như tên trực trại Tống Đăng Cứ và cán bộ an ninh Tý.
Tống Đăng Cứ cao lớn, nhanh nhẹn, thái độ tự đắc của một kẻ có quyền sinh sát với tù nhân. Anh thường mang đôi kính dâm và phóng xe Honda 67 như bay trong sân trại. Continue reading Phần 2: Âm Mưu Trốn Trại

Phần 3: Ngoại Xâm và Nội Thù, Anh Bênh Ai?

Đỗ Văn Phúc

Cùng với tin đồn Mỹ sẽ rước anh em tù cải tạo, tin phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến thăm trại loan đi rất nhanh. Anh Trần Công Linh là người sốt svcfemaleắng nhất trong vụ loan các tin tức. Tôi bìết anh Linh từ ngày mới vào lớp đệ thất trung học. Anh học trên tôi hai ba lớp, là mẫu người lý tưởng của chúng tôi thời đó. Anh cao, giọng nói sang sảng, có tài đóng kịch, chơi bóng chuyền giỏi. Trước 75, anh phục vụ ở Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân, phụ trách Hướng Đạo Quân Đội. Continue reading Phần 3: Ngoại Xâm và Nội Thù, Anh Bênh Ai?

Phần 4: Lời thề trong ngục tối

Đỗ Văn PhúcBia

Trong trại có một thư viện lưu động. Nói cho kêu, nhưng thật ra là một chiếc xe cải tiến chở đầy sách báo do một anh tù ở ban Thi đua (nhà 1) chiều chiều kéo qua các nhà cho tù mượn sách đọc.
Sách, dĩ nhiên, toàn những cuốn nặng về kinh điển, tuyên truyền của Cộng Sản. Cũng có những cuốn sách truyện mà nội dung là cổ động tình đồng chí, sản xuất, thi đua, hay những truyện vẽ vời hoang tưởng về những anh hùng kiểu Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trổi… Continue reading Phần 4: Lời thề trong ngục tối

Chương 4 Trại Tù A-20, Xuân Phước

Đỗ Văn Phúcluockep

Trại A-20 được thế giới biết đến nhiều như một trại giam man rợ nhất. Ngay cả trong danh sách những tù nhân mà các chính phủ, hội đoàn đã và đang tranh đấu với Cộng Sản Việt Nam để được trả tự do, trại A-20 vẫn chiếm hàng ưu tiên một. Trại A-20 từng giam giữ những chiến sĩ Ðoàn Viết Hoạt, Phạm Trần Anh , các vị thượng tọa, đại đức, linh mục tranh đấu cho nhân quyền như Thích Thiện Minh, Nguyễn Văn Vàng, Nguyễn Quang Minh. Continue reading Chương 4 Trại Tù A-20, Xuân Phước

Phần 2: Người Tù, Chiếc Lon Gô, và Nhà Kỷ Luật

Đỗ Văn Phúckaki1

Sống trong chế độ Cộng Sản hàng chục năm ngoài miền Bắc trước năm 1975, người dân đã quên đi chiếc bàn ủi để ủi áo quần. Có lẽ sau khi giặt xong, vài người chỉ biết xếp áo quần lại rồi lót dưới gối cho thẳng. Vì thế chúng ta thường thấy những cán binh Cộng Sản khi vào Saigon, ăn mặc luộm thuộm, lùng thùng như những con rối. Continue reading Phần 2: Người Tù, Chiếc Lon Gô, và Nhà Kỷ Luật

Phần 3: Những Ngày Cùm Biệt Giam

Đỗ Văn PhúcCumXuanPhuoc

Khi nghe tiếng khoá lách cách bên ngoài, tôi cảm thấy nhẹ nhàng. Dù sắp phải đối phó với những màn ép cung mà một lời nói sơ suất có thể mang lại những hậu quả phiền toái; hoặc có thể xảy ra màn tra tấn đánh đập như từng xảy ra khi chúng tôi bị gán tội sách động đòi yêu sách hồi còn ở trại K5 Suối Máu. Continue reading Phần 3: Những Ngày Cùm Biệt Giam

Phần 4: Hung Thần Trong Trại Giam

Về tên trưởng trại Lê Đồng Vũ (Xú danh Lê Văn Nhừ)

Chuyện là như thế này. Tên phân trại trưởng là Lê Ðồng Vũ, người miền Suongmonúi Thanh Hoá có lẽ thuộc sắc dân Mường. Khuôn mặt y bèn bẹt vô tri vô giác, trên đó có đôi mắt lèm nhèm và cái miệng mỏng dính, thâm sì trông vô cùng nham hiểm. Chúng tôi đặt tên nó là Lê Văn Nhừ. Nó đúng thuộc con cháu ba đời của Chí Phèo, tượng trưng cho loại người hạ đẳng của xã hội, mang đầy mặc cảm thân phận đớn hèn, nên khi có chút quyền thế là ra tay sinh sát thậm tệ với đồng bào đồng loại. Continue reading Phần 4: Hung Thần Trong Trại Giam

Phần 5: Gương Bất Khuất Trong Tù

Đỗ Văn Phúc

In this photo taken from television shows a security man covers the mouth of the dissident Catholic priest Nguyen Van Ly, 60, after he twice yelled "Down with the Communist Party" during his trial for spreading propaganda against the state at a local court in the central city of Hue, 30 March 2007. A Vietnamese court on 30 March sentenced dissident Catholic priest Nguyen Van Ly to eight years in jail for spreading propaganda against the state.    AFP PHOTO/HOANG DINH Nam      VIETNAM OUT NO INTERNETThời còn đi học, chúng tôi bị ảnh hưởng bởi những truyện lịch sử truyền thống Việt Nam, chỉ quan niệm các vị anh hùng phải là thuộc giai tầng ưu tú xã hội như những vị vua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Lê Lợi, Quang Trung, hay các vị tướng lãnh thống soái như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi… Nhờ chế độ Cộng Hoà và nền văn minh dân chủ khai sáng, người Việt Nam đã nhìn đến những người anh hùng ở các tầng lớp thấp hơn như các thiếu úy, trung úy, các hạ sĩ, binh nhì, thậm chí đến những chị Ba Hàng Xanh, em học sinh Quách Thị Trang. Continue reading Phần 5: Gương Bất Khuất Trong Tù

Phần 7: Hạt Vàng Trong Bãi Bùn Đen

Đỗ Văn Phúc

Có lẽ vì thù ghét Cộng Sản quá, nên chúng ta chỉ nhìn thấy nhữthucdayding xấu xa của họ, coi tất cả cán bộ Cộng Sản đều hung ác, thâm hiểm và dốt nát, ngờ nghệch. Nhưng thực tế, đôi khi trong chặng đường khổ nạn, chúng tôi cũng tìm thấy đó đây những tấm lòng nhân hậu, chưa biến chất bởi sự giáo dục đồi trụy của chủ nghĩa Cộng Sản vô luân, vô nhân. Continue reading Phần 7: Hạt Vàng Trong Bãi Bùn Đen

Phần 9: Tết Trong Tù

Đỗ Văn Phúcxalim3

Người ta bảo rằng: Nhất nhật tại tù, Thiên thu tại ngoại. Tôi ở tù gần mười năm, từ tháng 5 năm 1975 đến tháng 2 năm 1985, tổng cộng ba nghìn bốn trăm sáu mươi lăm ngày, nhân lên một nghìn, vị chi là ba triệu bốn trăm năm. Nếu bỏ đi con số lẻ chẳng thèm tính, thì tôi đã sống lâu hơn cụ Bành Tổ bên Tàu. Ðó là nhờ “lượng khoan hồng nhân đạo của Ðảng và nhà nước Việt Nam Cộng Sản anh hùng, đỉnh cao nhất của trí tuệ loài người, lương tâm nhân loại, vân vân và vân vân.” Continue reading Phần 9: Tết Trong Tù

Phần 10: Tù Trong Tù

Đỗ Văn Phúcxalim1

Trong căn phòng tối mịt mù này, tôi không còn ý thức rõ rệt về thời gian. Tôi chẳng nhớ đã bị đưa vào cùm nơi đây bao nhiêu ngày rồi. Dễ cũng đến hơn hai tháng chứ không ít đâu. Những người tù thay phiên nhau vào ra ở phòng hai bên đã nhiều bận mà tôi thì vẫn cứ trụ trì trên chiếc bệ xi măng lạnh cóng này; với hai cổ chân xích cứng vào thanh sắt 12 li bằng hai chiếc cùm xoắn oan nghiệt. Continue reading Phần 10: Tù Trong Tù

Phần 11: Mưu Sinh Trong Trại Tù

Đỗ Văn PhúcLoThan

Khó mà nói cho thật hết hay thật rõ ràng để cho mọi người thấy được những đày ải, khổ nhục mà những người tù nhân phải chịu đựng nhiều năm trong các trại tù cải tạo sau khi miền Nam bị Bắc Việt chiếm đoạt. Những người bị giam giữ này lại không phải là thành phần hình sự, can án cướp của giết người; mà là hàng trăm ngàn quân nhân, viên chức từng phục vụ trong chính quyền Cộng hoà Việt Nam đối kháng với Cộng Sản miền Bắc. Continue reading Phần 11: Mưu Sinh Trong Trại Tù

Phần 12: Không Nơi Ẩn Nấp

Đỗ Văn Phúcxalim2

Ở các trại khác còn nghe chuyện tù trốn thoát chứ tại Xuân Phước thì con kiến cũng không ra lọt. Ðể phòng ngừa tù trốn trại, bọn cán bộ cấm ngặt gia đình tiếp tế các thực phẩm khô. Những đội tù gồm quân nhân chế độ cũ chỉ được lao động quanh quẩn gần trại; bao quanh là các đội hình sự. Continue reading Phần 12: Không Nơi Ẩn Nấp

Phần 13: Án Cải Tạo!

Ðúng là ở Xuân Phước không thấy ngày về :Bia

Ðến đây thì ở lại đây,
Ðến khi bén rễ xanh cây, chửa về.

Vài vị linh mục trong nhóm Vinh Sơn, ra toà nhận án 5 năm. Thời gian trôi qua, hết hạn 5 năm, chờ hoài không thấy kêu lên làm thủ tục trả tự do, các vị mới hỏi và được trả lời:
– Tội các anh lớn lắm, đáng ra phải ra toà nhận thêm án, nhưng cách mạng khoan hồng chuyển qua tập trung cải tạo, khi nào xét thấy tiến bộ sẽ cho về. Continue reading Phần 13: Án Cải Tạo!

Một Chuyến Thăm Anh

Đỗ Văn PhúcThamChong

(Kính tặng các chị, vợ tù nhân chính trị Việt Nam)

Lắc lư trên chiếc xe đò nêm chật người đã hơn hai tiếng đồng hồ, Thoa cố nhướng mắt chống lại cơn buồn ngủ vì đã gần như thức trắng mấy đêm nay. Con đường từ Vũng Tàu, Sài Gòn ra Ngả Ba Chí Thạnh chỉ vài trăm cây số nhưng phải mất hai ngày mới tới. Một phần do đường sau chiến tranh đã bị tàn phá nặng nề mà không sửa chữa; phần do cái phương tiện thổ tả là chiếc xe đò già nua, chạy bằng than đá cứ khục khặc như những cụ già ho suyển đêm mùa đông. Continue reading Một Chuyến Thăm Anh

Ai Giết Cha Tôi?

Đỗ Văn PhúcQDT

Thương tiếc một anh hùng:
cố Đại Úy Quách Dược Thanh, Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Đại Học Chiến Tranh Chính Trị, Đà Lạt.

Chịu đựng được bao đày ải trong tù đã là hay. Nhưng ngẩng đầu đứng thẳng trước đe dọa của gông cùm, họng súng thì thật xứng là anh hùng. Đất nước chúng ta đã sản sinh và quân đội đã đào tạo không ít những anh hùng. Đó là hàng trăm ngàn thanh niên đã lên đường tình nguyện tòng quân chiến đấu ngăn quân thù Cộng Sản xâm lược miền Nam. Continue reading Ai Giết Cha Tôi?

Đôi Lời Tâm Sự

Đỗ Văn Phúc

Hồi ký là để ghi lại những câu chuyện xảy ra trong quá khứ đáng nhớ trong đời mình. Có thể là những mẩu chuyện vụn hoặc một loạt các biến cố mà tác giả đã trải qua, hay mục kích tận tường. Vì thế, đó là những chuyện thật với các dữ kiện, nhân vật, địa danh, và thời gian chính xác. Người ta không hư cấu trong các hồi ký; nhưng có thể điểm thêm vài nét đan thanh cho câu chuyện tăng phần hấp dẫn, đậm đà. Continue reading Đôi Lời Tâm Sự

Dưới Bóng Quân Kỳ

Đỗ Văn PhúcCoVang2

Si Vis Pacem, Para Bellum

Lịch sử Việt Nam là một lịch sử chiến đấu không ngừng nghỉ. Dân tộc Việt Nam hiền hòa nhưng ở vào một tình thế bất khả kháng, đã trở thành một dân tộc thiện chiến trong suốt quá trình lịch sử kể từ khi vua Hùng lập quốc cho đến nay. Có thế mới bảo lưu được nòi giống và nền văn hóa độc đáo của mình qua bốn ngàn năm thăng trầm. Continue reading Dưới Bóng Quân Kỳ

Nhớ về người Tư Lệnh cũ

Đỗ Văn PhúcPresidentThieu1

Cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu
(April 5, 1923 – September 29, 2001)

Trong các đơn vị thuộc vùng 3 Chiến thuật, Sư đoàn 5 Bộ binh là đại đơn vị trấn nhậm một trọng điểm có tầm sinh tử đối với thủ đô Sài Gòn nhất. Do đó, các cuộc binh biến không thể thiếu sự đóng góp của Sư đoàn 5 BB. Đại tá Nguyễn Văn Thiệu nhờ vào chức vụ Tư lệnh SĐ5BB mà đã được mời tham gia vào cuộc đảo chánh lật đổ cố Tổng thống Ngô Đình Diệm vào ngày 1 tháng 11 năm 1963. Continue reading Nhớ về người Tư Lệnh cũ

Quân Ðội và Chính Trị

Ðể trả lời câu hỏi: các hội Cựu Quân Nhân có nên tham gia hoạt động chính trị không?bangiao1

Không riêng cựu quân nhân, mà bất kỳ một đoàn thể nào sinh hoạt trong xã hội cũng đều có quyền và có nghĩa vụ tham gia vào các hoạt động chính trị địa phương hay cao hơn vào hoạt động chính trị của quốc gia. Danh từ Chính Trị từ lâu đã bị hiểu bó hẹp trong phạm vi tranh chấp quyền lực trong chính quyền và mang ý nghĩa không hay về những màn ma nớp do những nhà chính trị chuyên nghiệp tạo ra. Thực ra chính trị có tính cách tổng quát và ảnh hưởng sâu rộng đến mọi khía cạnh sinh hoạt chung. Continue reading Quân Ðội và Chính Trị

Vì em, anh làm lính Nhảy Dù

Đỗ Văn PhúcHoaBTX

Từ sân trường Ðại học CTCT nơi ngọn đồi thấp cuối dường Võ Tánh, nhìn qua bên kia đồi là trường nữ trung học Bùi thị Xuân. Mỗi sáng thứ hai, liên đoàn sinh viên sĩ quan chỉnh tề trong quân phục tiểu lễ, cờ kiếm lấp lánh trong ánh nắng mai, nối hàng tiến ra vũ đình trường làm lễ chào cờ. Thì phía bên kia đồi, cũng lũ lượt từng đoàn các cô nữ sinh tha thướt trong những chiếc áo dài màu tím đang líu lo trò chuyện trên đường vào lớp học. Continue reading Vì em, anh làm lính Nhảy Dù

Anh Đi Chiến Dịch Diên Hồng

Đỗ Văn Phúcgiailao

Khoảng ba chục tân sĩ quan vừa tốt nghiệp khoá 3/68 trường Bộ Binh Thủ Đức và sáu sinh viên sĩ quan khoá 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị đang tập họp đông đủ tại hội trường Tiểu Khu Quảng Trị chờ nhận Sự Vụ Lệnh để đến các chi khu công tác trong ba tháng với các quân nhân Địa Phương Quân và Nghĩa Quân vùng Hoả Tuyến. Continue reading Anh Đi Chiến Dịch Diên Hồng

Tìm Lại Chính Mình

Đỗ Văn PhúcInfantryLaikhe

Tôi là người lính bộ binh. Người lính với đầy đủ tư chất và tác phong của một người cầm súng chiến đấu nơi những tuyến lửa đầu gian khổ và hiểm nguy. Bởi yêu đời lính nên tôi đã rời ghế nhà trường tòng quân khi tuổi thanh xuân chưa hưởng được một ngày trọn vui cho đúng ý nghĩa của nó. Mà trong hàng triệu thanh niên thời bấy giờ có mấy ai vui trọn vẹn khi đất nước đang chịu cảnh khói lửa lầm than; khi đồng bào từ thành thị đến thôn quê miền Nam hàng ngày đêm đối diện với bom rơi đạn lạc, với khủng bố điên cuồng của bọn cộng quân. Continue reading Tìm Lại Chính Mình

Đêm Nay Mẹ Không Về

Đỗ Văn Phúcsnuol3

Tiểu đoàn vừa hấp xong ở Trung Tâm Huấn Luyện Huỳnh Văn Lương thì có lệnh hành quân ngay. Lần này thì tăng cường, phối hợp với một Thiết Đoàn của Kỵ Binh Cơ Giới thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ (Big Red One). Từ Trung Tâm Huấn Luyện ở Bình Dương, đơn vị được đoàn xe vận tải GMC đưa thẳng đến quận Trị Tâm (Dầu Tiếng) và đổ quân ở làng Bến Tranh ở gần khu đồn điền Michelin. Tại đây một đoàn xe cơ giới bọc thép hàng chục chiếc đã chờ sẵn. Continue reading Đêm Nay Mẹ Không Về

Giác Ngộ Chiến Trường

Đỗ Văn Phúcinfantry

Chuẩn Úy Tân chụp tay Phúc, kéo giằng xuống, la lớn:
– Nằm sát xuống đi ông nội! Nó pháo vào đấy.
Anh chàng Thiếu Úy mới ra trường còn lính quýnh chưa phân biệt được tiếng đạn đề pa từ xa. Vừa nằm xuống là Oành! Oành! Oàng!, một loạt cả chục trái đạn cối nổ vang lên quanh đó. Tiếng miểng đạn rít lên nghe rơn người. Những miểng bằng gang bể ra từ trái đạn nó lởm chởm sắc bén, dư sức cắt ngang thân người hay chém đứt cổ ngọt xớt. Việt Cộng bắn trúng vào đội hình quân ta. Tiếng đạn khi sắp đến nghe xình xịt là chắc chắn nổ ngay mình. Chẳng còn thì giờ mà cầu nguyện nữa đâu. Nhưng khi nào nghe tiếng rít thì biết đạn sẽ bay qua đầu mình, chỉ lo bị trúng miểng. Continue reading Giác Ngộ Chiến Trường

Đồng Xoài – Bù Na

Đỗ Văn PhúcPhucloc

Quốc lộ 13 từ Sài Gòn qua Bình Dương, An Lộc, đến Lộc Ninh. Đến căn cứ Alfa là tiền đồn cuối cùng của Sư Đoàn 5 BB thì vượt biên giới Việt Miên đến thị xã Snuol thuộc tỉnh Kratie. Qua khỏi thị xã Bình Dương chừng cây số, đường 13 tách một nhánh tại Ngả Tư Sở Sao để thành Liên Tỉnh Lộ 13 . Từ đây đi qua các quận Phú Giáo, Đồng Xoài đến ngả ba Bù Noi thì rẽ làm hai. Qua tây thì đến Phước Bình, tỉnh lị của Phước Long; sang đông thì chạy lên Ban Mê Thuột. Continue reading Đồng Xoài – Bù Na

Minh Thạnh

Đỗ Văn PhúcGela_Wartrophies

Trung đội 2 do Chuẩn Úy Chiêu chỉ huy đã nhảy xuống và bung ra ngay làm an ninh cho các đợt đổ quân sau của cả đại đội. Bãi đáp không phải là một khoảng trống hiếm hoi giữa rừng mà là ngay trên con đường do xe công binh Hoa Kỳ đã cày trước đây vài năm.
Vì rừng Long Nguyên bạt ngàn, quân Cộng Sản di chuyển ngày đêm nườm nượp như đi chợ. Công binh Hoa Kỳ đã dùng xe cày cực mạnh ủi thành những đường ngang dọc, chia khu rừng thành từng ô như bàn cờ. Continue reading Minh Thạnh

Một Ngày Trong Lòng Mật Khu Tam Giác Sắt

Đỗ Văn PhúcGela

Căn cứ Kiến nằm ngay trong lòng mật khu Tam Giác Sắt, giữa ngả ba sông Thị Tính và sông Sài Gòn, chỉ cách quận lỵ Bến Cát vài cây số đường chim bay. Những năm đầu cuộc chiến, đây là căn cứ địa bí mật của Cộng Sản, là trục giao thông của chúng từ các mật khu Long Nguyên, Hố Bò, Bời Lời đổ về Bến Cát để tiếp nhận, di chuyển tiếp tế và bổ sung quân. Khoảng năm 1967, một trận long trời lở đất giữa chính quy Việt Cộng và Sư Đoàn Không Kỵ Hoa Kỳ xảy ra nơi đây. Continue reading Một Ngày Trong Lòng Mật Khu Tam Giác Sắt