Đại Hội Đảng Dân Chủ

 

Đỗ Văn Phúc tường trình và bình luận

 Hai ngày đầu tiênCoQO6nNXgAA7pz3

Đại Hội Toàn Quốc Đảng Dân Chủ đã diễn ra từ ngày thứ Hai 25/7 cho đến thứ Năm 28/7/2016 tại hội trường của ngân hàng Wells Fargo ở thành phố Philadelphia, thuộc Tiểu bang Pennsylvania. Mục đích là để các Đại Biểu chọn người ra tranh cử Tổng Thống với ứng cử viên đảng Cộng Hoà mà chúng ta đã biết, là ông Donald Trump.

Như một trái bom nổ mạnh đã làm chấn động Đại Hội trước ngày khai mạc, hai chục ngàn điện thư qua lại giữa các vị lãnh đạo trong Ban Chấp Hành Đảng Dân Chủ đã bị trang web Wikileaks tiết lộ ra ngoài cho thấy những vị này đã bàn mưu tính kế loại bỏ Bernie Sanders để cho bà Clinton phải được đề cử.

Sự việc này đã gây ra làn sóng phẫn nộ trong các cử tri ủng hộ ông Sanders. Họ coi đây là một sự phản bội, xâm phạm nghiêm trọng tính chất dân chủ của một đảng mang tên Dân Chủ.

Trong buổi gặp gỡ sáng ngày tiền Đại Hội, bà Chủ Tịch Đảng Dân Chủ Debbie Wasserman Schultz đã bị la ó, phản đối mãnh liệt và liên tục mỗi khi bà ta mở lời. Họ đòi bà ta phải từ chức ngay. Những cử tri này mặc những chiếc áo có in tên Bernie Sanders.

Sau đó, trong những ngày Đại Hội, cả bên trong lẫn bên ngoài hàng ngàn người đã biểu tình phản đối. Bên ngoài thì họ áp sát hàng rào ngăn chặn các đoàn đại biểu không cho đi vào trong. Bên trong thì họ mang theo các tấm bảng với tên Bernie, hay bảng phản đối TPP (Hiệp Ước Đối Tác Thái Bình Dương mà bà Clinton bỏ công vận động). Mỗi lần trên loa phóng thanh nhắc đến tên bà Hillary Clinton, những người phản đối la to những tiếng “boo”. Trong ngày thứ hai của Đại Hội, đã có đến cả ngàn người đứng dậy bỏ ra về. Họ giương cao những tấm bảng có chữ “Walk Out”.

Hôm 24/07/2016, bà chủ tịch đảng Dân Chủ Debbie Wasserman Schultz đã đứng ra nhận lỗi và tuyên bố sẽ từ chức sau ngày Đại Hội. Tuy có dự trù cho bà Schult sẽ chủ toạ những ngày Đại hội (đọc diễn văn khai mạc và kết thúc cũng như cầm chiếc búa uy quyền để điều khiển). Nhưng sau đó thì bà Phó Chủ Tịch Donna Brazile thay thế. Bà Schultz tuyên bố vẫn đeo đuổi có mặt trong những ngày Đại Hội “Will see me everyday.”

2.- Những Xáo Trộn trong Ngày Đầu Tiên 

Chủ đề hôm nay chú trọng về Phụ Nữ, giới LGBT, Cao niên, và Thanh niên.

72819956baf64fd5aee34f816b663785Trong ngày khai mạc, thứ Hai 25 tháng 7, trong số 61 người đọc diễn văn, chỉ có vài diễn giả là những người công chúng biết đến. Đó là Thượng Nghị Sĩ Elizabeth Warren, Thượng Nghị Sĩ Bernie Sanders và bà Michelle Obama. Bà Warren là người gần đây sát cánh tích cực với bà Clinton trong các cuộc vận động. Người ta tưởng rằng Clinton sẽ chọn Warren đứng chung với mình. Nhưng sau cùng thì Clinton đã chọn Thượng Nghị Sĩ Tim Kaine của Tiểu bang Virginia, là một người trung hoà.

Không một ai trong số này nói về tình trạng an ninh quốc gia, về cuộc chiến chống ISIS.

Ông Bernie Sanders, người theo Chủ Nghĩa Xã Hội, có số phiếu thấp hơn Hillary Clinton qua một năm tranh cử. Trước đây ông từng tuyên bố rằng bà Clinton không đủ tư cách và khả năng làm Tổng Thống, nhưng hôm nay thì lên tiếng yểm trợ cho Clinton. Khi Dân biểu Marcia Fudge cố gắng để chủ toạ chương trình, mỗi khi nhắc đến tên Hillary Clinton, hàng ngàn cử tri đã bày tỏ sự phản đối bằng những tiếng Boo. Đến nỗi bà ta phải kêu gọi sự tương trọng. Bà nói “Chúng ta là những người Đảng Dân Chủ, chúng ta phải hành xử một cách dân chủ”

Rõ ràng là ngày khai mạc đã cho thấy Đảng Dân Chủ không còn sự đoàn kết, dù ban lãnh đạo đã lên tiếng xin lỗi ông Sanders và cử tri.

Đặc biệt, người ta không thấy có lá quốc kỳ nào được treo lên trong hội trường. Trái lại, lại thấy có lá cờ Palestine. Vì bị phản đối, qua ngày sau, ban tổ chức đã cho mang vào mấy lá cờ.  http://dailycaller.com/2016/07/25/no-visible-american-flags-present-at-the-democrat-convention/

Trong bài diễn văn của Michelle Obama, bà đã ca tụng Clinton như một người lãnh đạo tài ba; trong khi vào cuộc tranh cử năm 2008, bà đã nói với cử tri rằng Hillary Clinton “nếu không có khả năng quản lý gia đình, thì không đáng quản lý quốc gia” (If you cannot run your own house, you cannot run the White House) https://www.facebook.com/subjectpolitics/videos/1719539921596894/

Người ta cũng chê bà tuy là một luật sư, đệ nhất phu nhân, nhưng hiểu biết sai lệch về lịch sử Hoa Kỳ. Trong bài diễn văn, bà đã nói rằng Toà Bạch Cung là do nô lệ da đen xây lên. Thực sự, khi khởi sự vào năm 1792, Toà Bạch Cung được xây bởi những người Mỹ gốc Phi Châu, có một số là nô lệ, nhưng cũng có nhiều người đã được tự do. Những ngưòi nô lệ cũng được trả thù lao và đài thọ ăn ở đàng hoàng chứ không phải lao động bắt buộc kiểu nô lệ. https://www.whitehousehistory.org/questions/did-slaves-build-the-white-house

Trong một bài nói chuyện với cử toạ là di dân mới được nhập tịch tại National Archives ở Hoa Thịnh Đốn, bà Obama cũng đã sai khi cho rằng 56 vị thủ lãnh ký tên trong Bản Tuyên Bố Độc Lập của Hoa Kỳ không phải là người Mỹ chính gốc mà sinh ra ở các nước khác. “It’s amazing that just a  few feet from here where I’m standing are the signatures of the 56 Founders who put their names on a Declaration that changed the course  of history, and like the 50 of you, none of them were born American – they became American,”

Sự thật, chỉ có 8 trong 56 vị đó là sinh ra ở nước ngoài mà thôi. Thomas Jefferson, sinh ra ở Virginia, Benjamin Franklin sinh ở Pennsylvania, John Adam sin ở Massachusetts…

Trong ngày đầu tiên này, dân biểu Luis Gutierez (Illinois) đã lên án Trump về chính sách di dân mà ông ta cho rằng kỳ thị đối với người gốc Hispanic. Ông ta cho rằng di dân bất hợp pháp tứ các nước Mỹ Latin đã đóng góp tích cực cho kinh tế, xã hội Hoa Kỳ. Khi ông Bill O’Reilly hỏi ông ta làm thế nào để củng cố biên giới, ông ta trả lời quanh co rằng: “Tôi đã đi đến thành phố này, đến thành phố nọ…” hoặc chỉ vào đầu nói “hãy dùng trí óc…” Đến nỗi ông O’Reilly lập lại câu hỏi đến lần thứ tư, vẫn không nhận được câu trả lời trực tiếp của Gutierez.

Vấn Đề Người Da Đen Trong Ngày Thứ Hai

13731458_1563507713955572_8532468984280040991_nMột trong những việc làm bị chỉ trích nặng nề nhất, đó là việc mời các bà mẹ của những thanh niên da đen bị Cảnh Sát bắn chết trong những năm qua lên diễn đàn. Họ gọi nhóm này là “Mothers of Movement”. Thực ra, những thanh niên da đen này đa số là những kẻ phạm pháp và đã có những hành vi kháng cự, thách thức nên Cảnh Sát bắn chết. Điển hình là (1) bà Sybrina Fulton, mẹ của Trayvon Martin là thiếu niên đã lang thang trong khu chung cư (Sanford, Florida) vào ban đêm, có hành vi khả nghi và đã vật lộn định cướp súng của anh George Zimmerman là người tình nguyện trực đêm (volunteer neighborhood watch) tại chung cư. Zimmerman sau đó đã được toà tha bổng. (2) Một người khác là Leslie McSpadden, mẹ của Michael Brown. Chắc quý vị có xem đoạn video của một tiệm tạp hoá ở thành phố Fergusen, Missouri, khi tên Michael Brown này vào cướp giật một thùng bia. Bị chủ nhân chặn lại, thanh niên này đã xô ngã người chủ rồi thản nhiên đi ra đường. Sau đó, kháng cự với cảnh sát viên Darren Wilson và bị bắn chết. Người Cảnh Sát đã được Toà tuyên bố vô tội vì có nhiều nhân chứng (có cả người da đen) cho hay rằng tên Brown này đã xông vào người cảnh sát định cướp súng. (3) Gwen Carr, mẹ của Eric Garner, người da đen bán thuốc bất hợp pháp trên đường phố New York, chết khi kháng cự lệnh bắt và bị Cảnh Sát đè xuống để còng tay.

Những người phụ nữ khác trong nhóm gọi là Mothers of Movement cũng có những trường hợp tương tự. Rất nhiều người đã thắc mắc tại sao Clinton không mời các bà vợ những cảnh sát viên bị người da đen giết chết đến phát biểu? Ông John J. McNesby, Chủ Tịch của Hiệp Hội Thân Hữu Cảnh Sát tại Philadelphia cho rằng việc dành diễn đàn cho các bà mẹ đó là một sự sỉ nhục. Sheriff Clark – là một người da đen – cũng đã phê phán việc Đại Hội Đảng Dân Chủ đã xem những thanh niên da đen này như các “Thánh Tử Đạo”, và là biểu tượng của Phong Trào Dân Quyền mới. Ông cho rằng Đảng Dân Chủ đã cổ vũ cho tội phạm trong khi bên phía Cộng Hoà, ứng cử viên Trump coi trọng vấn đề Trật Tự và Luật Pháp.

Trong ngày hôm trước Dân biểu da đen Elijah Cumming đã hô to khẩu hiệu: Black Lives Matter “Our party does not just believe, but understands, that black lives matter.

Đáp lại lời ông ta, có nhiều người phản đối và hô to All Lives Matter.

Xin nhắc quý vị rằng, trong các cuộc biểu tình hung hãn của nhóm Black Lives Matter, họ đã hô to các khẩu hiệu kêu gọi giết chết nhân viên cảnh sát (burn them down, right now…)

Nhiều nhà bình luận đã cho rằng Đảng Dân Chủ đã khinh thường cử tri khi áp đặt ý chí riêng lên cử tri, coi họ như những con cừu khi phải chấp nhận những sự việc đó. (You treat voters like they don’t matter and then you force your will on them and expect them to keep on accepting it like sheep?)

Ngoài ra, trong số diễn giả cũng có nhiều người thuộc gia đình các di dân bất hợp pháp (Karla và Francisca Ortiz). Việc này như để củng cố lập trường mở toang biên giới, hợp pháp hoá di dân lậu của bà Clinton.

Bà Clinton và Tham Vọng Cá Nhân

Đọc qua Cương Lĩnh của Đảng Dân Chủ năm 2016 (2016 Democratic Party Platform), chúng ta thấy họ đề cập đến hầu hết các vấn đề kinh tế, chính trị, quốc phòng, xã hội, an sinh… Nhưng chiều hướng có vẻ thiên nhiều về phía tả hơn trước, nhất là các quan điểm của ứng cử viên Clinton. Bà ta đã thay đổi 180 độ về trong các vấn đề Đường Ống Keystone, về Chiến Tranh Iraq, về TPP…

Kết quả trong ngày thứ hai của Đại Hội ai cũng biết trước rằng bà Hillary Clinton đã được đề cử làm ứng cử viên chính thức đảng dân Chủ với 2842 phiếu đại biểu , 1865 cho Mr. Sanders và 56 “no votes”. Nhiều đoàn đại biểu đã diễn hành chống lại sự đề cử này. Có người cho rằng đây là lần đầu tiên tham dự Đại Hội Đảng, nhưng đã cả thấy bị phản bội và bị ép buộc phải đứng vào hàng ngũ ủng hộ Hillary, người mà họ đánh giá không đủ cấp tiến về các vấn đề soạn ra những điều lệ mới về ngân hàng, về ngăn cản khai thác dầu mỏ, về việc tăng mức lương tối thiểu lên $15/giờ, vân vân. Bà Ingrid Olson, một đại biểu từ Iowa đã nói: “Tôi không đến đây để yểm trợ Clinton bởi vì những lời bà ta nói ra là của riêng bà ta. Chúng tôi không tin rằng bà ta sẽ làm gì cho chúng taI’m just not there yet in terms of supporting Hillary, because her words are only her words, and I don’t fully trust that she’ll act on our agenda.”

Bà Clinton đã chọn Ứng cử viên Phó Tổng Thống là Thượng Nghị Sĩ Tim Kaine của Tiểu bang Virginia.

Cũng trong đêm này, Cựu Tổng Thống Bill Clinton đã giới thiệu vợ như một người xuất sắc nhất, là người biết tiến hành những thay đổi (She is still the best darn change maker I have ever known,’’

Rất nhiều người đã mỉa mai rằng đúng bà ta biết thay đổi rất giỏi từ lập trường cho đến thái độ. Bà ta sẵn sàng nói ra những gì trong từng thời điểm, từng không gian, đối với từng đối tượng khác nhau để làm vừa lòng họ với mục đích mua chuộc sự ủng hộ. Thống Đốc Michael Pence đã nói bà Clinton là người hoạt động chính trị chỉ vì lợi ích riêng.

Trong chương đầu của cuốn sách The Amateur, từ trang 1 đến trang 12, tác giả Edward Klein đã kể lại chuyện xảy ra trong phòng khách gia đình Clinton vào đầu mùa tranh cử tháng 8 năm 2011 khi Bill thúc dục vợ ra ứng cử cạnh tranh với Barrack Obama, đương kim Tổng Thống nhiệm kỳ 2008-2012. Trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ, không bao giờ có chuyện một chính khách ra tranh cử với một Tổng thống đương nhiệm cùng đảng (trừ một lần Edward Kennedy thất bại khi tranh giành với nguyên TT Jimmy Carter năm 1980. Nhưng sau cùng ông Carter cũng bị đánh bại bởi Ronald Reagan của đảng Cộng Hoà). Trong câu chuyện gia đình này, khi bà Hillary nói rằng mình còn trẻ, muốn chờ thêm 1 nhiệm kỳ nữa sẽ ra không muộn, Bill đã than phiền rằng lúc đó thì ông đã già. Ông ta từng biểu lộ ao ước được sống hưởng thụ uy quyền hết đời trong toà Bạch Cung. “I know you are young enough! That’s not I am worried about. I am worried that I am not young enough!” Ông ta đã rất nôn nóng vì không thể chờ đến năm 2016, lúc đó ông ta đã 70 tuổi! Nhất là ông đã cảm thấy cơ thể suy yếu vì nhiều thứ bệnh: 4 lần mổ thay động mạch tim, van tim có vấn đề, phổi bị hư. Ông ta sợ không sống được để chờ ngày trở lại Toà Bạch Cung. Cũng trong lúc trò chuyện, ông ta đã có nhiều câu chê bai, coi thường Obama. Và ngay cả bà Hillary, khi còn làm Ngoại Trưởng thì hết lòng bênh vực chính sách của Obama. Khi hết làm thì quay ra chỉ trích. Và đến khi thấy cần sự che chở qua vụ email, thì lại xoay một lần nữa để ca tụng Obama. Bà ta từng nói rằng mình sẽ theo đuổi đường lối của Obama. Nếu bà ta đắc cử, xem 2016-2020 như nhiệm kỳ thứ ba của Obama vậy.

Để nói về tham vọng của bà Hillary Clinton, không gì hay hơn là dùng ngay một đoạn trong lời giới thiệu của chồng bà: Ông ta đã 3 lần cầu hôn, nhưng Hillary lưỡng lự vì chỉ muốn dành thời gian để ứng cử vào các chức vụ công quyền hơn là lấy ông Bill Clinton.

 Poll mới thuận lợi cho Trump 13754673_10157368945620725_6137792027957023618_n

Khi muà tranh cử bắt đầu, mức ủng hộ đối với ông Trump thua xa đối với bà Clinton. Khoảng cách có khi lên đến 20 điểm.

Sau Đại Hội Đảng Cộng Hoà, ông Trump đã tăng 6% số điểm. Chính qua thăm dò đài CNN là đài ủng hộ Dân Chủ (bà chủ tịch lâm thời Đảng dân Chủ Donna Brazile là thành viên của đài CNN), ông Trump đạt được 48% trong khi Clinton được 45%. So với tuần trước đó là 42 (Trump) và 49, (Clinton). Một phần tư người ủng hộ ông Sanders sẽ không bỏ phiếu cho bà Clinton. Một nửa số này cho hay sẽ bầu cho Trump, một nửa còn lại nói họ sẽ không đi bầu ai cả. Ngoài ra, trong các cuộc thăm dò bên ngài, đã có nhiều người Dân Chủ tuyên bố sẽ rời đảng và ủng hộ Trump. Số người ủng hộ Trump tăng lên là ở thành phần cử tri da trắng mà trình độ dưới đại học. Con số này tăng 11 điểm so với tuần trước.

Cũng theo CNN, hơn 2/3 cử tri cho rằng Clinton gian trá, không đáng tin cậy trong khi con số cử tri nói rằng họ hãnh diện vì ông Trump lại tăng lên từ 39 đến 46%. Họ cho rằng ông Trump biết đến các vấn đề khó khan mà họ phải đối phó hàng ngày.