Thời Sự Hàng Tuần – 11/19/2016 – Hậu Bầu Cử

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Donald Trump speaks at the 2015 Conservative Political Action Conference (CPAC) at the Gaylord National Resort & Convention Center at National Harbor MD on February 27, 2015. (Photo by Jeff Malet)

Môt vài tin mới: Mục sư da đen Jesse Jackson đã đề nghị TT Obama ân xá cho bà Hillary Clinton! Như thế rõ rang ông ta đã thừa nhận rằng Clinton có phạm pháp! Nhưng tội ác của Clinton thì quá nhiều, toàn chuyện động trời. Dù được ân xá bởi Obama, thì cũng khó được tha thứ bởi những người khác, đặc biệt là các gia đình nạn nhân của bà ta.

Trong một vài Video mới tiết lộ tỷ phú Do Thái George Soros đã tung tiền ra để chi trả cho bọn biểu tình, mà chính Hillary đã sách động qua những lần trò chuyện sau khi thất cử! Và chính Obama khích động: March on! “I suspect that there’s not a president in our history that hasn’t been subject to these protests… So, I would not advise people who feel strongly or who are concerned about some of the issues that have been raised during the course of the campaign, I wouldn’t advise them to be silent.”

http://www.foxnews.com/politics/2016/11/17/obama-to-anti-trump-protesters-march-on.html

Tổng Thống Obama nói gì về tân Tổng Thống Trump? 

Trong buổi tiếp xúc với báo chí chiều thứ hai về việc ông Trump đắc cử, Tổng Thống Obama nói: “Người dân đã nói lên tiếng nói của mình – Ông Trump sẽ là Tổng Thống kế tiếp, Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ.” Ông nhận định về sự thất bại của bà Clinton, Tổng Thống Obama coi đó là sự thất bại của Đảng Dân Chủ đã không vói tay tới tầng lớp quần chúng lao động.

Nói về những người biểu tình phản đối kết quả bầu cử, ông nói: “Đối với những người không bầu ông ta (Trump), thì hãy nên thừa nhận kết quả đó. Vì đó là trò chơi dân chủ” (Those who didn’t vote for him will have to recognize that that’s how democracy works. That’s how this system operates.” Theo ông, người dân có quyền nói, nhưng cũng phải biết nghe nữa. Người dân cả hai khuynh hướng cần có thời gian để hàn gắn những bất đồng. Đảng Dân Chủ cần học bài học. Ông cũng nhắc lại rằng tám năm trước, khi ông được bầu, cũng có những người không thích ông hay chương trình của ông. Khi hai nữ ký giả trong đó có bà Martha Raddatz (đài ABC) hỏi 2 câu rằng trước đây (1) ông cho rằng ông Trump không xứng đáng là một Tổng Tư Lệnh (2) ông cũng cho rằng ông Trump có phong cách không thích hợp để làm Tổng Thống. Obama đã khéo né tránh trả lời nhưng chỉ giải thích rằng sau khi gặp nhau tại Toà Bạch Cung, ông thấy ông Trump có vài ưu điểm để có thể thích ứng với chức vụ mới, rằng ông Trump đã chứng tỏ có khả năng vận động được cử tri bỏ phiếu cho mình. Được hỏi về sự chọn người của ông Trump, Obama cũng đã né tránh trả lời trực tiếp mà chỉ nói rằng đó là việc của tân Tổng Thống.

Việc làm đầu tiên của ông Trump: 

  • Thành lập các ban tham mưu trong Toà Bạch Cung. Phó Tổng Thống đắc cử Michael Pence làm Trưởng ban chuyển tiếp. Chọn ông Rience Priesbus (Chủ Tịch Đảng Cộng Hoà) làm Chánh Văn Phòng, ông Steve Bannon cầm đầu về Chiến Lược, Richard Grenell làm Đại Sứ Hoa Kỳ ở Liên Hiệp Quốc (Ông này từng là phát ngôn viên của Hoa Kỳ tại LHQ thời Tổng Thống Bush), có thể ông Ted Cruz sẽ làm Bộ Trưởng Tư Pháp, Tướng Michael Flynn có thể là Bộ Trưởng Quốc Phòng, nữ ký giả Laura Inghaham sẽ là Tùy viên Báo Chí, các ông Ben Carson, Mike Huckabee, Rudy Giulliani, cô Kellyanne Conway (Giám đốc ban Vận Động tranh cử) cũng có tên trong danh sách được chọn vào nội các mới. Việc chọn ông Bannon đang bị phản đối, vì người ta đánh giá ông này là một người cực hữu, có khuynh hướng phát xít!
  • Ông Trump tuyên bố từ chối nhận lương Tổng Thống (400 ngàn mỗi năm), nhưng chỉ nhận tưọng trưng 1 đô la.

Chính Sách Đối Ngoại

Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ có chính sách ngoại giao như thế nào?

  • Sau cuộc điện đàm thân mật với Thủ Tướng Anh là bà Teresa May, ngày thứ hai 14 tháng 11, ông Trump cũng đã gọi điện thoại cho Tổng Thống Nga là Putin để cùng đồng ý cải thiện mối bang giao giữa hai nước dựa trên các nguyên tắc bình đẳng, tương trọng, không can thiệp vào nội bộ của nhau. Hai bên đã bàn luận về phát triển thương mại và hợp tác kinh tế. Cũng như những nỗ lực nhằm diệt kẻ thù chung là chủ nghĩa cực đoan và khủng bố quốc tế. Họ cũng hứa hẹn sẽ duy trì các cuộc điện đàm và chuẩn bị những chuyến thăm viếng giữa hai Tổng Thống.
  • Việc dân chúng Anh bỏ phiếu rút ra khỏi khối Liên Hiệp Âu Châu cùng những cú điện đàm giữa ông Trump và bà May cũng như ông Putin chắc phải làm cho các nước Âu Châu giật mình. Trước Thế Chiến thứ Hai, Hoa Kỳ đã chủ trương không can thiệp vào Âu Châu để xây dựng nước mình và khu vực Châu Mỹ. Nhưng sau đó, đã phải can thiệp để cứu cả thế giới thoát khỏi phe trục Đức Ý Nhật. Hơn 400 ngàn binh sĩ Hoa Kỳ đã hy sinh trong thế chiến 2. Sau đó, là những kế hoạch Marshall để tái thiết Âu Châu rồi đến sự thành lập khối NATO để giúp Âu Châu phòng thủ trước sự đe doạ của Liên Bang Sô Viết. Từ hơn 70 năm, Hoa Kỳ đã đổ sức người và của cải để giúp Âu Châu. Hoa Kỳ dóng góp đến 75% ngân sách của NATO, 25% còn lại là sự đóng góp của các nước được che chở. Nhờ vậy, các nước Âu Châu rảnh tay để tái thiết, phát triển mạnh không thua gì Mỹ. Lực lượng quân sự Mỹ, cùng các khí tài tân tiến Mỹ trải dọc theo ranh giới Liên Âu đối diện với nước Nga. Khi vụ Ukraine bùng nổ, các nước Âu Châu đã không làm gì mà cố tình đùn đẩy cho Mỹ, dù rằng đó là vấn đề an ninh của chính họ. Chúng ta còn nhớ trong lần phát biểu trên đài CNN vào tháng 4 vừa qua, ứng cử viên Trump đã thẳng thừng nói rằng Hoa Kỳ đã phải chịu gánh nặng cho Liên Âu, hay nói rõ hơn cho khối NATO, quá nhiều và quá lâu. Nay là lúc họ phải chia sẻ gánh nặng.
  • Vì biết rằng tân Tổng Thống Mỹ sẽ không còn quan tâm đến phòng thủ Âu Châu, ngày 10 tháng 11, ông Jean-Claude Juncker, Chủ Tịch Ủy Hội Liên Âu (tức cơ quan hành pháp của Liên Âu) đã tuyên bố với báo giới về việc phải thành lập một quân đội Liên Âu để chuẩn bị đối phó với Nga. Ông đã nói ở Đức khi đến thăm theo lời mời của bà Thủ Tướng Merkel: “Chúng ta nợ người Mỹ rất nhiều, đặc biệt là đất nước này và thành phố này, họ đã giúp đỡ Liên minh châu Âu rất nhiều về bảo đảm an ninh, nhưng trong triển vọng dài hạn họ sẽ không còn chăm sóc cho nền an ninh châu Âu. Đây là điều mà chúng ta phải tự làm
  • Tuy nhiên, Tổng Thống Obama trong cuộc họp báo có nói rằng ông Trump qua chuyện trò tại Bạch Cung đã nói rằng ông sẽ tái xác định những cam kết đối với khối NATO. Điều này chưa biết thực hư ở mức độ nào. Có thể, ông Trump chỉ đòi hỏi các nước Liên Âu sẽ phải đóng góp tích cực về tài chánh để nhẹ gánh nặng cho Mỹ. Điều này có vẻ hợp lý hơn, vì an ninh Âu Châu cũng có phần ảnh hưởng đến an ninh và phát triển của Hoa Kỳ.
  • Nhìn trở lại châu Mỹ, châu Á, chắc chắn ông Trump sẽ đòi xét lại các Hiệp Ước Thương Mại Tự Do Bắc Mỹ NAFTA và Hiệp Ước Đối Tác Thái Bình Dương (TPP) vì theo ông chỉ có sự bất lợi cho Hoa Kỳ mà thôi. Ông dọa đánh thuế đến 35% trên hàng hoá nhập vào Mỹ của các công ty Mỹ đã đưa sản xuất ra nước ngoài. Vì quyền lợi, Hoa Kỳ chắc chắn phải duy trì sự hiện diện ở Thái Bình Dương, nhưng có lẽ sẽ tránh xung đột trực tiếp với Trung Cộng, mà sẽ khuyến khích sự gia tăng tham dự của các đồng minh Nhật Bản, Ấn Độ, và có thể cả Indonesia. Một lý do quan trọng là khi Hoa Kỳ và Nga đã bắt tay trở lại, thì chính Trung Cộng mới là kẻ phải lo ngại hơn hết. Nga và Trung Cộng là hai kẻ thù lâu đời, từng có chiến tranh biên giới.
  • Do chính sách lôi kéo các công ty trở về Mỹ, nền kinh tế của Trung Cộng sẽ phải gặp nhiều khó khăn và cuộc chiến tranh thương mại và tiền tệ giữa Mỹ và Tàu sẽ khó tránh được.
  • Trung Đông: ông Trump từng tuyên bố sẽ tiêu diệt ISIS và sẽ cứng rắn vô cùng đối với Iran. Ông cũng từng khẳng định sự liên kết chặt chẽ với Do Thái. Ông Trump cũng tỏ ra bất bình việc các nước giàu tại Trung Đông đã không chia sẻ với Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống ISIS và việc cứu trợ nạn nhân chiến tranh tại vùng này. Tuy nhiên, chúng ta còn chờ một thời gian nữa mới biết rõ nội các Trump sẽ có chiến lược hữu hiệu nào.
  • Việc thắng cử của ông Trump cũng có nhiều ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng Thống Pháp. Đề tài sôi động nhất mà các ứng cử viên phe hữu sẽ cân nhắc là vấn đề đối phó với Hồi Giáo cực đoan mà trước mắt là vấn đề dân nhập cư từ các nước Hồi Giáo. Hai ứng cử viên nhiều triển vọng nhất là Alain Juppé (cựu Thủ Tướng thời Tổng Thống Chirac) đang dẫn đầu hiện nay và cựu Tổng Thống Sarkozy. Ông Sarkozy đề nghị xét lại biên giới vì dân nhập cư từ các nước Thổ, Hungary hay từ Địa Trung Hải có thể vào Pháp dễ dàng do chính sách mở cửa không biên giới giữa các nước Liên Âu. Ông cũng theo bài bản của ông Trump là chủ trương thanh lọc gắt gao để tránh bọn cuồng tín mà sẽ đem đến những nguy hại khó lường. Đối với những người có thành tích tham gia hoạt động quá khích Hồi, ông chủ trương cấm vĩnh viễn những người ngoại quốc không cho vào Pháp; nếu họ có song tịch, thì sẽ tước đoạt quốc tịch Pháp và trục xuất ngay. Cũng như Trump, ông cho rằng dân Pháp không thể è cổ đóng thuế để lo cho bọn này từ ăn ở, chăm sóc y tế, bệnh viện… Riêng ông Juppé thì tuy cũng chống Hồi Giáo cực đoan, nhưng lại có đường lối uyển chuyển hơn như không quá mạnh tay với những người quá khích mà nên đưa họ vào các trung tâm giáo dục, vẫn cấp phát tối thiểu cho họ và chỉ đòi hỏi họ phải chịu sự quản chế.

Về Vấn Đề Di Dân stop-illegal-immigration

Ông Trump hứa sẽ trục xuất từ 2 đến 3 triệu di dân bất hợp pháp nào từng có hành vi phạm pháp. Tính đến cuối năm 2015, trên toàn nước Mỹ, có đến khoảng 300 thành phố là nơi chấp chứa và bảo hộ cho di dân bất hợp pháp (xem bản đồ bên dưới). Con số di dân này đã tăng thêm trong năm 2016. Nhìn trên bản đồ, thấy nhiều nhất là ở các tiểu bang Washignton, Colorado, Illinois, New Mexico, California và các tiểu bang nhỏ ở Đông Bắc. Cơ quan cảnh sát về Di Trú – ICE (Immigration and Customs Enforcement) – cho hay những thành phố này không chịu hợp tác hoặc đã ngăn trở họ thì hành lệnh cưỡng chế đối với những di dân phạm tội bị trục xuất. Chính vị Tổng Thanh Tra của Bộ Tư Pháp cũng than phiền rằng các thành phố này đã vi phạm luật lệ của liên bang và có thể sẽ bị cắt đứt các tài trợ. Trong gần 2 năm 2014-2015, các thành phồ này đã từ chối trên 17 ngàn lệnh cưỡng chế của cơ quan ICE. Các đài truyền hình thỉnh thoảng đưa tin những di dân bất hợp pháp này cưỡng hiếp hay giết những lương dân vô tội. Đã có một dự luật Kate’s Law được 45 Dân Biểu ủng hộ, đề nghị từ tháng 7 năm 2015, nhưng chưa được thông qua và ban hành do sự cản trở của phe Dân Chủ. Lý do là Quốc Hội lo ngại nếu lật này ra đời, con số tù nhân sẽ tăng thêm khoảng 75 ngàn người. Hiện có khoảng 925 ngàn di dân bất hợp pháp tuy đã có lệnh trục xuất, nhưng chưa thi hành; trong đó 20% là những người phạm pháp.

http://cis.org/vaughan/non-departed-925000-aliens-ordered-removed-are-still-here

Ông Trump khi tranh cử cũng đã húa sẽ chấm dứt tình trạng bao che di dân bất hợp pháp này của các thành phố trên. Hiện nay, sau khi ông Trump đắc cử, đã có hơn 1santuarycities0 thành phố của các tiểu bang lên tiếng sẽ tiếp tục duy trì các thành phồ bảo hộ này. Đó là: California, Oregon, Washignthon, Illinois, Minnesota, New York, DC. Họ lý luận rằng Hoa Kỳ là đất bao dung cho những di dân. Thị Trưởng Chicago Rahm Emanuel (Dân Chủ) đã nói trên đài truyền hình địa phương rằng “Phải nói cho rõ là Chicago luôn luôn là thành phố che chở… Sau cuộc bầu cử hôm thứ Ba, những ai cảm thấy lo âu, hãy biết ở Chicago, các bạn sẽ được an toàn.” (To be clear what Chicago is – it always will be a sanctuary city. … To all those who are, after Tuesday’s election, very nervous … you are safe in Chicago…). Các Thị Trưởng của các thành phố này đều thuộc Đảng Dân Chủ (De Blasio của New York, Javier Gonzalez của Santa Fe, Edward Murray của Seattle..) Tuy ông Trump có đe dọa rằng các thành phố không chịu xóa bỏ tình trạng này sẽ bị cắt ngân khoản, trong thực tế, ông khó thực hiện việc này do Tu Chính Án số 10 đã hạn chế quyền hành của chính phủ Liên Bang không cho can thiệp vào các chính quyền cấp nhỏ. Cơ quan cưỡng chế Liên Bang như ICE không thể vượt qua được sự cản trở của cảnh sát địa phương. Tổng Thống chỉ có thể kêu gọi các Thi Trưởng hợp tác chứ không bắt buộc họ được. Tu Chính Án số 10 là một phần của Bill of Rights (Luật về quyền hạn) được phê chuẩn ngày 15 tháng 12 năm 1791 quy định các nguyên tắc của Liên Bang, trong đó xác định rằng chính phủ Liên Bang chỉ được những quyền hạn được ghi trong Hiến Pháp. Còn các quyền khác được giao cho các chính quyền Tiểu Bang hay giao cho công dân. (It expresses the principle of federalism, which strictly supports the entire plan of the original Constitution for the United States of America, by stating that the federal government possesses only those powers delegated to it by the United States Constitution. All remaining powers are reserved for the states or the people.)

Mới đây lại có tin ông Charlie Beck, Cảnh Sát Trưởng thành phố Los Angeles công khai tuyên bố sẽ chống lại lệnh trục xuất di dân bất hợp pháp nếu ông Trump ban hành. Chúng tôi thấy quá sức vô lý khi những thị trưởng và cảnh sát trưởng cương quyết bảo vệ bọn di dân bất hợp pháp mà trong đó có nhiều tên từng phạm pháp hay đang chờ trục xuất. Họ có đặt vấn đề an toàn xã hội xã hội và tinh thần trọng pháp lên trên những nhu cầu lấy lòng để câu phiếu của những dân thiểu số hay không?

Nhưng cũng có tin là Cảnh Sát Biên Phòng (Customs and Border Protection) đã bắt đầu chống lại các sắc lệnh dung dưỡng của Obama và sẽ làm theo phương hướng cứng rắn của tân Tổng Thống Trump.unnamed

Khi xem những đoạn phim về các cuộc biểu tình chống kết quả bầu cử, chúng tôi nhận rõ nhiều khuôn mặt ngoại quốc, nhiều nhất là dân Mễ. Họ cầm nhiều cờ Mexico, mang biểu ngữ bằng chữ Tây Ban Nha. Chúng ta thông cảm cho họ vì họ đang sợ sẽ bị trục xuất. Nhưng Hoa Kỳ là quốc gia trọng pháp. Hoa Kỳ cũng là nước độ lượng trong việc di dân. Mỗi năm Hoa Kỳ đều nhận thêm di dân từ khắp nơi trên thế giới với những quota sao cho cân bằng. Hoa Kỳ cũng độ lượng và trọng dụng những nhân tài muốn ở lại Hoa Kỳ để làm việc. Nhưng cho dù có độ lượng bao dung, có hiếu khách đến đâu, chúng ta cũng không thể chấp nhận những di dân đến Mỹ để ăn bám, để gây tội ác hay để khủng bố. Và điều tiên quyết là họ phải vào Mỹ bằng con đường hợp pháp. Nhưng di dân bất hợp pháp nào đi trong đám biểu tình cần biết rằng họ không phải là công dân Mỹ, thì chẳng có chút quyền nào để phản kháng.

Nét đa dạng của xã hội Mỹ – Assimilation vs. Diversity. 

Hoa Kỳ là một quốc gia của dân di cư. Trước đây, Hoa Kỳ áp dụng chính sách Assimilation. Chúng ta nghe hai chữ Melting Pot. Đó là sự hoà nhập hoàn toàn các sắc dân, các văn hoá để trở thành một văn hoá đặc trưng của Hoa Kỳ. Lấy tỉ dụ cụ thể là như khi chúng ta làm một chiếc bánh ngọt, chúng ta đổ đường, sữa, bột, nước, vanilla, hột gà vào trong một cái tô rồi đánh cho nhuyễn. Cái bánh khi xong chỉ có một hương vị, khẩu vị chung tuy nhiên vẫn cảm được các vị riêng: ngọt của đường, béo của bơ, thơm của sữa, vanilla…

Nhưng về sau, Hoa Kỳ chủ trương sự đa dạng, chúng ta nghe chữ Multi-cultural  hay Diversity . Nó ví như đĩa xà lách trong đó có rau, có cà chua, trái olive, phô mát, muối, nho khô… Các thứ trên trộn vào nhau nhưng không bị mất hương vị riêng khi chúng ta ăn từng thứ riêng biệt. Đó là quan niệm đa dạng của xã hội Hoa Kỳ mà trong đó các sắc dân giữ lại những nét văn hoá của mình mà các dân khác sẽ phải kính trọng ngang nhau.

Sự hình thành của dân cư tại Mỹ

Mười ngàn năm trước, những thổ dân từ vùng đất Mongolia hiện nay bang qua eo Bearing thời đó chưa bi nước biển ngăn cách vùng Siberia của Á Châu và Alaska của Mỹ Châu. Sau này họ pha giống với thổ dân có sẵn để trở thành người da đỏ.

Người Âu đầu tiên khám phá châu Mỹ 1492 tại vùng Florida.

Đến 1634, phái bộ truyền giáo Society of Jesus thành lập ở vùng Maryland hiện nay. Năm 1640, thành lập cộng đồng dân cư Âu Châu đầu tiên. Từ đó bắt đầu làn sóng di dân từ Âu Châu với nhiều lý do, mà chính yếu là để tránh sự đàn áp tôn giáo. Những người Âu đầu tiên đến lập nghiệp tại Bắc Mỹ là Anh, Đức, Áo. Ái Nhĩ Lan, kế đó là Pháp, Tây Ban Nha. Người Tây Ban Nha có khuynh hướng di dân đến vùng Trung Mỹ. Cũng phải kể đến hàng trăm ngàn dân nô lệ da đen từ Phi Châu.

U.S. historical populations
Country Immigrants before 1790 Population 1790[20]
Africa[21] 360,000 757,000
England* 230,000 2,100,000
Ulster Scotch-Irish* 135,000 300,000
Germany[22] 103,000 270,000
Scotland* 48,500 150,000
Ireland* 8,000 (Incl. in Scot-Irish)
Netherlands 6,000 100,000
Wales* 4,000 10,000
France 3,000 15,000
Jewish[23] 1,000 2,000
Sweden 500 2,000
Other[24] 50,000 200,000
British total 425,500 2,560,000

Từ đó về sau, con số di dân ngày càng tăng. Sau cuộc nội chiến, các tiểu bang đều ban hành luật di dân riêng. Năm 1875, chính phủ Liên Bang ban hành Đạo Luật Page Act cấm nhập cư dân lao động giao kèo từ Á Châu, cấm các phụ nữ Á Châu đến để làm gái điếm cũng như cấm những người phạm pháp từ các nước. Đạo Luật Chinese Exclusion Act do Quốc Hội thông qua năm 1882 ngăn cản dân Trung Hoa nhập cư. Những người Tàu đã phải nhập lậu qua biên giới Canada. Còn di dân từ Ý, Na Uy, Thụy Điển  và Trung Âu thì nhập cư ồ ạt, lên đến con số hàng triệu mỗi năm.

Dân Trung đông thì đa số đến từ Syria, Lebanon. Từ những năm 1880 về sau, dân Do Thái lại nhập cư càng lúc càng đông.

Năm 1921 Quốc Hội thông qua Đạo Luật Emergency Quota Act rồi tiếp theo, năm 1924, Đạo Luật Immigration Act ấn định tỷ lệ nhập cư của dân Âu Châu. Sau Thế Chiến thứ 2, và suốt cuộc chiến tranh lạnh với khối Cộng Sản, có nhiều đạo luật ra đời để giúp những người dân trong các vùng chiến tranh được nhập cư. Rất nhiều người từ Hungary, Cuba, Đức, Ý, Hoà Lan… và Việt Nam chúng ta cũng hưởng được đặc ân này. 

Chính Sách Di Dân:

Ngày nay, chính sách di dân của Hoa Kỳ thường gắn liền với các chính sách và vấn đề khác:

  • Các luật lệ về thuế, thuế quan, ấn định các thứ hàng nào di dân có thể mang theo, các công việc nào họ có thể làm khi tạm trú tại Mỹ, và những ai sẽ được phép ở lại. Cũng như Liên Hiệp Châu Âu cũng có những giới hạn về di trú trong vùng. Hầu hết các công dân hay thường trú trong các nước thuộc Liên Âu có quyền đi lại và tìm việc trong các nước thành viên. Các nước thành viên không thể cấm họ những điều này.
  • Chính sách đầu tư cho phép những di dân giàu có đầu tư vào kinh tế Hoa Kỳ để đổi lấy những sự ưu đãi cấp quyền thường trú hay quyền công dân.
  • Chính sách nông nghiệp, tạo ra ngoại lệ để cho phép những nông dân nhập cư trong mùa và phải trở về khi hết mùa. Nhưng chỉ áp dụng cho dân các nước đang phát triển như Mexico.
  • Do mức sinh đẻ thấp ở các nước phát triển, nên cần cho nhập cư để cân bằng.

Một vấn đề quan trọng trong chính sách di dân là sự đối xử đối với di dân, là những người ít nhiều bất lực, bị mất quê hương mà trông cậy vào lòng nhân từ của xứ sở nơi họ đến. Hoặc để tỵ nạn do bị ngược đãi nơi quốc gia gốc của họ. Với sự tăng gia nạn khủng bố trên toàn cầu, các nước lại phải lo ngại khi có những di dân vượt qua biên giới để vào nước mình. Họ biết rằng bọn khủng bố có thể xâm nhập từ các nước ngoài. Vì thế, phải gia tăng sự kiểm soát nghiêm ngặt, hạn chế cấp phát visa bằng những điều kiện khó khăn hơn để làm nản lòng các di dân hay những du khách. Nhưng trái lại, cũng luôn luôn có những áp lực phải nới lỏng chính sách di dân hoặc sự kiểm soát để khuyến khích du lịch và tái định cư các doanh nghiệp từ những nước bất ổn.

Số di dân được Hoa Kỳ cấp thẻ Thường trú mỗi năm: 

Trong thập niên 1960–69: 321,400 mỗi năm; Trong thập niên 1970–79: 424,800 mỗi năm: Trong thập niên 1980–89: 624,400 mỗi năm; Trong thập niên 1990–99: 977,500 mỗi năm; Trong thập niên 2000–09: 1,029,900 mỗi năm; Trong thập niên 2010–14: 1,028,700 mỗi năm. 

Số lượng di dân từ các vùng được Hoa Kỳ cấp thẻ thường trú trong năm 2013 và 2014

Region 2013 2014
Asia 400,548 430,508
Americas 396,605 398,069
Africa 98,304 98,413
Europe 86,556 83,266
Australia and Oceania 5,277 5,122
Unknown 3,263 1,150
Total 990,553 1,016,518

 Mười nước đứng đầu có dân nhập cư vào Mỹ hợp pháp

Country 2013 2014
Mexico 135,028 134,052
India 68,458 77,908
China 71,798 76,089
Philippines 54,446 49,996
Cuba 32,219 46,679
Dominican Republic 41,311 44,577
Vietnam 27,101 30,283
South Korea 23,166 20,423
El Salvador 18,260 19,273
Iraq 9,552 19,153
Total 990,553 1,016,518

Source: US Department of Homeland Security, Office of Immigration Statistics

Người Mỹ gốc Hispanic 

Năm 1986 đánh dấu sự ra đời của Đạo Luật Immigration Reform and Control Act, trong đó ấn định hình phạt cho các doanh nghiệp nào thuê mướn di dân lậu và ân xá cho khoảng 3 triệu di dân lậu đã ở trong đất Mỹ (khi ban hành, dự trù chỉ có 1 triệu người), mà đa số là từ Mexico. Số dân Mexico sống hợp pháp tại Mỹ năm 2000 là 7,841,000 người chưa kể khoảng 12 triệu dân lậu!

Theo thống kê dân số tính đến tháng 7 năm 2014, trong tổng số 318,881,992 dân Mỹ, có 77.4% da trắng, 13.2 gốc Phi Châu, 1.2% dân da đỏ và Alaska, 5.4% dân gốc Á. Tính chung tất cả người Mỹ có gốc Hispanic hay Latino thì lên đến 55,592,793 người (35,797,080 người Mexican theo Thống kê 2015, chiếm 11.14% dân số Mỹ. Đa số sinh sống ở California và Texas). Chú ý: Các thống kê không được chính xác và ăn khớp dù tham khảo các tài liệu chính phủ. Dùng chữ người Mỹ gốc Hispanic này là để chỉ tất cả những người Mỹ có gốc xa hay gần dính tới dân Hispanic

Năm 2012, Hoa Kỳ cho nhập cư 145,326 dân từ Mexico. Đến tháng 12, 2015 có đến 1 triệu 340 ngàn người Mexico đang chờ nhập cư hợp pháp. 

Người Mỹ gốc Á 

Đối với người gốc Á, thì có lẽ dân Philippines đến sớm nhất. Họ đã thành lập một nhóm định cư tại Saint Malo, Louisiana khi đi theo những thuyền của Tây Ban Nha. Họ chỉ có đàn ông, nên đã lấy vợ thổ dân Cajun và đàn bà da đỏ. Đến 1778, những người Tàu theo dân Âu Châu đến Hawaii. Giữa thế kỷ 19, người Tàu và người Nhật đến lục địa Mỹ để làm phu đường rầy xe lửa. Qua giữa thế kỷ 20, dân gốc Đông Nam Á (trong đó Việt Nam là đa số) đến Mỹ sau chiến tranh Việt Nam để tị nạn Cộng Sản. Theo thống kê chính thức, số dân Mỹ gốc Á (kể cả dân pha giống với Latino/Hispanic qua hôn nhân) là trên 19 triệu 437 ngàn (thống kê 2013). Các nhóm đông nhất là Trung Hoa (gần 4 triệu), Philippinos (3.5 triệu), Ấn Độ (3.2), Việt Nam (1.9), Korea  (1.8 triệu), Nhật bản (1.3 triệu). Đa số dân gốc Á chọn các thành phố Los Angeles, New York, San Francisco, San Jose, Chicago, vùng DC, Honolulu, Seattle, Houston, Dallas, San Diego, Philadelphia, Boston, Atlanta…

Người gốc Á, theo trung bình, có trình độ học vấn cao nhất trong các sắc dân, kể cả so với người da trắng.  49.8% dân gốc Á có trình độ đại học 4 năm trở lên. Tuy tỷ lệ dân số là 5.4%, tỷ lệ sinh viên gốc Á trong các đại học nổi tiếng lên đến từ 10 đến 20%. Về lợi tức ở mức trên 100 ngàn đô la/năm, tính chung có 20.1% dân số Mỹ, trong khi có 32.4% dân gốc Á, 21.4% của người da trằng có 21.4%, 11.7 của người gốc Latino, và kém nhất là da đen, chỉ có 9.3%. Hình bên là biểu đồ lợi tức trung bình của cá nhân và gia đình của các sắc dân. Chúng ta thấy người Mỹ gốc Á chiếm cao nhất (35 ngàn/cá nhân/năm; 60 ngàn/gia đình/năm).

Qua chính sách di dân, con số của các sắc dân cũng thay đổi nhanh. Trong 10 năm từ 2000 đến 2010, dân gốc Bhutan tăng cao nhất từ 192 đến 18814 người, kế đó là dân gốc Nepal tăng 597%, Myanma tăng 553%. Dân gốc Việt chỉ tăng 46.3%, ít hơn nhiều sắc dân khác vì con số dân Mỹ gốc Việt đã quá đông, đứng hạng thứ tư chỉ thua Trung Hoa, Philippino, Ấn Độ.

Di Dân bất hợp pháp từ Mexico 

illegal-immigrantsMỗi năm trung bình có hơn nửa triệu di dân bất hợp pháp đến Hoa Kỳ. Đa số là từ các nước nghèo đến Mỹ để tìm cuộc sống đầy đủ hơn. Họ coi Hoa Kỳ là nơi lý tưởng để sống vừa về kinh tế, dễ kiếm việc, lương cao, hưởng chăm sóc về y tế, có cơ hội học hành;  vừa về chính trị, tránh sự đàn áp, hưởng nhiều tự do; và cũng kể đến là việc đoàn tụ với người thân. Viện Gallup thăm dó cho hay có 165 triệu người lớn ở 148 quốc gia cho hay họ ao ước di cư đến Mỹ. Vì việc nhập cư chính thức có sự giới hạn bởi quota hàng năm, người ta đã tìm mọi cách để đến Hoa Kỳ một cách bất hợp pháp bằng đường xuyên biên giới Mỹ Mexico, Mỹ Canada, đường biển trốn trong các thùng containers, hay ở lại sau khi hết hạn của Visa du lịch, du học hay công tác…

Tháng 1 năm 2012, Bộ Nội An (Department of Homeland Security) ước tính tại Mỹ có 11.4 triệu dân bất hợp pháp trong đó đại đa số là dân từ Mexico (52%), các nước Trung Mỹ chiếm 15%, từ các nước Á Châu chiếm 12%. Trong năm 2015, có khoảng hơn 527 ngàn dân ngoại quốc ở quá hạn trên đất Mỹ. Con số dân vượt biên giới khó mà chính xác, vì còn nhiều người không bị phát giác, nên số dân lậu có thể cao hơn con số thống kê trên rất nhiều. Tuy nhiên những năm về sau này, số dân Mexico vượt biên giảm đi rõ rệt. Nhưng đó chỉ là hiện tượng nhất thời.

Những người nhập cư bất hợp pháp đa số là ít học (49%) và không có nghề nghiệp chuyên môn thích ứng để làm việc tại Mỹ. Đa số họ làm những việc nặng nhọc như xây dựng hay nông trang.  Nhưng cũng có rất nhiều tên chuyển vận ma túy, buôn người và từng phạm pháp. Chính bọn này là mối đe dọa cho trật tự an ninh xã hội.

Những trẻ em nhập cư bất hợp pháp

Năm 2013 đến 2016, có 225,725 trẻ em từ các nước Trung Mỹ và Mexico được bọn chuyển người bất hợp pháp đưa vào Mỹ mà không có cha mẹ hay thân nhân đi kèm. Cơ quan ICE đã trả về 5834 trong hai năm 2013-2015. Nhưng con số còn lại đã được giao cho các gia đình di dân bất hợp pháp đang sống trên đất Mỹ trông coi. Do đó, các trẻ em này thiếu sự săn sóc, giáo dục khi  lớn lên dễ trở thành bọn tội phạm.  Trường hợp này đã được ghi nhận.

Những nhà phân tích cho rằng chính sách di dân của Liên Bang và địa phương như thể là trải thảm đỏ để rước bọn di dân bất hợp pháp mà trong đó có nhiều tên phạm các trọng tội. Nhiều tên đã tuồn vào các thành phố mà tình trạng phạm pháp vốn đã cao, đã góp thêm vào lực lượng băng đảng nơi đây.

Những gia đình bất hợp pháp lại được thưởng những khoản tiền béo bở khi nhận nuôi bọn trẻ bất hợp pháp này. Bà Jessica Vaughan, Giám Đốc Nghiên Cứu Chính Sách của Trung Tâm Nghiên Cứu về Di Trú đã nói rằng: “Chẳng có gì ngạc nhiên khi những đứa trẻ nhập cư bất hợp pháp lại được trông coi bởi những người bất hợp pháp, những người này chẳng có thiện chí để tuân thủ các quy trình [của chính phủ]” (It should not be surprising that when these kids are allowed to enter illegally and then are placed in the custody of someone who is here illegally, they do not have much of an interest in complying with the process)

Tại Suffolk County, Long Island, là một thành phố bao che di dân bất hợp pháp, nơi đây có bọn bang đảng MS-13, cũng là nơi có đến 3500 trẻ em này được giao cho các gia đình bất hợp pháp trông coi, mức độ tội phạm đã tăng lên 26% trong năm 2015. Ông Curtis Sliwa, người lập ra tổ chức Guardian Angels, cho hay việc duy trì loại thành phố bao che này càng giúp thêm cho bọn băng đảng tuyển mộ thành viên để gây án đối với những cư dân tại đây. “Sanctuary will have a great impact on safety in Suffolk County as long as gang bangers are allowed to prey on their own people”

http://www.foxnews.com/us/2016/10/03/us-immigration-policies-allow-gangs-to-thrive-in-violence-plagued-ny-community-say-critics.html

Tại sao dân nhập cư lậu là một phiền toái?

Vì đã đề cập trong các tiểu mục trên, chúng tôi chỉ xin tóm tắt như sau:

  • Những người bất hợp pháp đang giành giật công ăn việc làm của dân bản xứ, vốn đang vật lộn với tình trạng thất nghiệp và vật giá càng ngày càng tăng. Bọn này vì làm lậu, nên cũng chẳng hề đóng một xu thuế nào.
  • Một số không nhỏ trong đám di dân bất hợp pháp là thành phần bất lương. Chúng gây ra xáo trộn trong xã hội qua những hành vi trộm cướp, giết người, hiếp dâm và buôn bán ma túy.
  • Không bỏ qua việc bọn khủng bố nước ngoài trà trộn để phá hoại, nằm vùng làm nội tuyến cho các tổ chức khủng bố.
  • Có rất nhiều người bất hợp pháp đang thụ hưởng và lạm dụng quá mức các trợ cấp an sinh xã hội, trợ cấp y tế, giáo dục. Họ trở thành gánh nặng cho những công dân nai lưng làm việc và đóng thuế.
  • Về chính trị, số dân Mexico nhập lậu quá đông, sẽ tạo ra tình trạng bất ổn chính trị khi họ càng ngày càng trở nên những đối tượng có sức ép trong các cuộc bầu cử. Điều này thật sự đã xảy ra, nhất là mùa bầu cử vừa qua.

Vì thế, những công dân Hoa Kỳ phải nghĩ sâu sắc đến hậu quả về kinh tế, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng thay vì cứ dùng luận điệu khoan thứ, độ lượng. Căn nhà của chúng ta cần được bảo vệ, không thể mở toang cửa đón nhận bất cứ người nào mà phải có sự chọn lọc để không bị đe dọa, gây rối, cướp đoạt phần ăn của thành viên gia đình và có cơ may mất luôn nhà trong tương lai.

Người Mỹ có thể rất nhân đạo, độ lượng. Vậy thì hãy giúp giải quyết hang tram ngàn người không nhà, trong đó có các cựu chiến binh từng hy sinh cho đất nước. Hãy giúp xoá bỏ tình btrạng nghèo đói vì thống kê cho thấy có 1 trong 6 người Mỹ đối diện với cái đói. Gần 18 triệu gia đình sống trong sự bất an về thực phẩm hàng ngày; có 47 triệu người (22.5 triệu gia đình) ở Mỹ phải sắp hàng lãnh trợ cấp food stamps (thống kê tháng 6, 2012).

Muốn tìm hiểu thêm, xin đọc ở https://michaelpdo.com/2015/11/van-de-di-dan-bat-hop-phap/

https://michaelpdo.com/2015/06/khoang-cach-giau-ngheo-tai-my-ngay-cang-tang/