Thời Sự Hàng Tuần 01/07/2017-Vấn đề Obamacare

Thời Sự Hàng Tuần 01/07/2017. Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Chào mừng năm mới 2017, một hy vọng rằng Hoa Kỳ sẽ lấy lại vị thế siêu cường được nể trọng cũng như thúc đẩy kinh tế để đem lại công ăn việc làm cho người dân.

Đêm giao thừa và ngày đầu năm đẫm máu 

Khoảng 600 người đang tụ tập vui chơi chờ đón giao thừa tại một hộp đêm lớn ở Ankara, thủ đô Turkey. Bỗng môt tên khủng bố cải trang thành ông già Noel đã xông vào dùng súng bắn chết 39 người và gây thương vong cho khoảng 69 người khác. Tên này trước khi vào bên trong, đã bắn chết một nhân viên cảnh sát và một thường dân khác ngay tại cửa. Đây là vụ thứ tư xảy ra trong tháng 12 này tại Turkey. Hiện nhà cầm quyền Turkey đã bắt giữ gần 10 người tình nghi. Dựa trên hình ảnh thu được từ camera và dấu tay nơi xảy ra biến cố, Cảnh sát Thổ đã tìm ra tung tích nghi can nhưng chưa bắt đươc. Thủ Tướng Turkey là Erdogan cho rằng vụ khủng bố là do các nhóm cực đoan liên kết để thực hiện trong đó có ISIS, nhóm người Kurd ở Syria và Turkey cũng như cơ quan tình báo Syria. Tuy nhiên chưa có nhóm nào đứng ra nhận trách nhiệm đứng sau lưng vụ khủng bố này. Chống lại Turkey không chỉ có bọn Hồi Cực đoan ISIS mà còn cả phía người Kurd là một sắc tộc lớn đứng hàng thứ tư tại Tây Á, sau dân Ả Rập, Ba Tư và Thổ (Turkey). Dân số Kurd có 30 triệu người, sinh sống ở vùng đất trải dài từ phía Đông Nam của Turkey (20%), phía bắc của Iraq (20%), Syria (9%), và phía tây của Iran (10%). Dân Kurd chiếm 48% dân số của Turkey, 24% dân số Iran, 18% dân số của Iraq, và 4% dân số của Syria.

Lịch sử dân Kurd có từ 3 thiên niên kỷ trước Thiên Chúa, tức đã có hơn 5000 năm.Sau bao nhiêu tan hợp, đến năm 1924 vẫn còn tồn tại một Vương Quốc Kurdistan trong lãnh thổ Iraq. Hiện nay, tuy dân đông như vậy, nhưng họ không thành lập được một quốc gia vì các nước chung quanh cản trở. Chỉ có ở Bắc Iraq, họ thành lập được khu bán tự trị mà thủ đô là Erbit. Trong cuộc chiến đánh vào Iraq năm 2003 do Hoa Kỳ phát động, quân đội Peshmerga của người Kurd đóng vai trò quan trọng trong việc lật đổ Saddam Hussein. Đảng Lao Động Kurdistan (PKK) có nhiều hoạt động gây rối tại Turkey.

Người Kurd mà đa số là Hồi Giáo Sunni cũng tham gia cuộc chiến chống lại ISIS và từng được Hoa Kỳ yểm trợ.

Ngày đầu năm, tại Iraq đã xảy ra ba vụ đánh bom khủng bố làm chết 60 người và bị thương cũng xấp xỉ gần 100 người khác. Trong đó, có một vụ được nhóm khủng bố cho hay nhằm vào mục tiêu là người Hồi Shia. Sáu ngày trước đó, cũng tại Iraq,ngày 25/12/2016, một xe bomb tự sát cũng đã nổ ở đoàn xe của dân Iran theo đại Hồi Shia đang hành hương tại thành phố Hilla cách thủ đô Bagdad 62 dặm. Vụ này giết hơn 100 người và cũng do ISIS thực hiện.

Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu 

Trong dịp Giáng Sinh 2016 vừa qua, hai dự luật về Nhân Quyền đã được thông qua tại lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ.

Với tỷ lệ áp đảo 2/3, Ha Viện đã thông qua một dự luật do hai Dân biểu Chris Smith và Jim McGovern vào đầu tháng 12. Gần một tuần sau, ngày 8 tháng 12, Thượng Viện lại thông qua Dự luật có tên là Luật Nhân Quyền Magnitsky Toàn Cầu do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin đệ trình. Sau đó, đúng vào lễ Giáng Sinh cả hai Luật này đã được Tổng Thống Obama ký và ban hành.

Theo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những viên chức bị cáo buộc từng vi phạm nhân quyền tại các nước trên thế giới sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, Hoa Kỳ sẽ không cho phép nhập cảnh vào nước Mỹ dù họ đi vì công vụ. Chỉ có Tổng Thống, với sự đồng ý của Quốc Hội mới có quyền miễn trừ cho người bị cấm nhập cảnh. Thứ hai, tài sản của những viên chức này ký gửi trong các ngân hàng của Mỹ sẽ bị phong toả dù họ ngụy trang dưới bất cứ hình thức nào, hay ký gửi nhân danh người khác.

Thông thường, các đạo luật về nhân quyền đều được các nước Tây Phương thừa nhận.

Tại rất nhiều các nước độc tài, Cộng Sản, các viên chức nhà nước là những kẻ vừa tham nhũng, vừa đàn áp, vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng. Bọn này thường chuyển tài sản ra ngoại quốc cất giấu nhất là tại các ngân hàng Mỹ hay Thụy Sĩ. Cộng Sản Việt Nam từ gần thế kỷ nay đã cướp đoạt tài sản của đồng bào, ăn chặn tiền viện trợ, cứu trợ và cũng là thủ phạm đàn áp dã man đối với dân chúng.

Trong một thời gian rất dài, chính phủ Mỹ vì những quyền lợi kinh tế, mà đã có những sự thoái thác trước đòi hỏi của Quốc Hội về những biện pháp cứng rắn đối với những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. Về phía Cộng Sản Việt Nam, chúng luôn luôn dùng các tù nhân lương tâm như một những con tin để mỗi khi cần mặc cả thì thả ra vài người. Sau đó, khi đã đạt được mục tiêu, chúng lại bắt giam giữ thêm nhiều người khác để chờ cơ hội trao đổi. Vì thế, nên dù Hoa Kỳ có áp đặt bao nhiêu biện pháp, cũng không thể cải thiện được tình hình đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. Chúng ta còn nhớ Việt Nam từng bị ghi vào danh sách các nước cần quan tâm về Tự do Tôn giáo. Năm 2006, Hoa Kỳ xoá tên Việt Nam trong danh sách này; nhưng đến năm 2015, Thượng Nghị Sĩ Ed Royce cùng nhiều đồng viện đã yêu cầu đưa VN trở lại danh sách này.

Với Đạo Luật Nhân Quyền mới ban hành, Hoa Kỳ sẽ có cơ sở để gây thêm áp lực. Các nhà đấu tranh tại Việt Nam sẽ coi đây là một tin vui mới; nhất là khi tân Tổng Thống Donald Trump làm chủ toà Bạch Cung, chắc chắn sẽ có những hành động cứng rắn đối với các nước độc tài.

Theo Đạo Luật mới này, Văn phòng về Dân Chủ, Nhân Quyền thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ sẽ đúc kết thành lập một danh sách những viên chức vi phạm nhân quyền của các nước. Người Việt Nam đấu tranh cho nhân quyền, nhất là nhữ ng tổ chức xã hội dân sự,  nên truy tầm tài liệu, cung cấp cho Bộ Ngoại Giao danh sách bọn cán bộ Cộng Sản đã vi phạm nhân quyền và đang có tài sản ký gửi tại các ngân hàng ngoại quốc.

Tại Quốc Hội Hoa Kỳ, có một nhóm gọi là Vietnam Caucus gồm những Nghị sị, Dân biểu tên tuổi và quen thuộc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ. Nhóm này quan tâm đặc biệt đến các vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm. Giới lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam lo ngại nhất những dự luật liên quan đến nhân quyền mà nhóm Vietnam Caucus đã soạn thảo và vẫn tiếp tục thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua. Chính nhóm này đã thúc đẩy đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

Vắng bóng các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trên các đại dương

Lịch sử hàng không mẫu hạm khời đầu từ những năm đầu tiên của thế kỷ 20. Ngày 14/11/1910, phi công Eugene Burton Ely lần đầu thử nghiệm việc cất cánh một chiếc phi cơ từ Tuần Dương Hạm Birmingham đang hạ neo tại Căn cứ Hải Quân Norfolk ở Virginia. Hai tháng sau, cũng chính ông hạ cánh an toàn xuống Tuần Dương Hạm Pennsylvania neo tại vịnh San Francisco. Sau đó, nhiều chiến hạm đã được cải tiến để sử dụng cho phi cơ cất cánh và hạ cánh và đã được dùng trong Thế Chiến thứ Nhất.

Năm 1918, chiến hạm Argus của Hải Quân Hoàng Gia Anh được coi là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên trên thế giới.

Từ khi Hoa Kỳ trở thành cường quốc quân sự, Hải Quân Hoa Kỳ dần thay thế vai trò bá chủ của Hải Quân Anh trên khắp các đại dương. Hoa Kỳ đã xây dựng các hạm đội hùng mạnh với các hàng không mẫu hạm vĩ đại, tiên tiến, có mặt khắp nơi, sẵn sàng can thiệp nhanh vào các cuộc chiến tranh.

Tính đến cuối năm 2016, trong số 37 hàng không mẫu hạm của Hải quân 12 nước trên thế giới, Hoa Kỳ có cả thảy 10 chiếc chạy bằng nguyên tử năng, thuộc loại lớn nhất thế giới, mà mỗi chiếc có thể chở đến 90 phi cơ. Khả năng của các hàng không mẫu hạm Mỹ mạnh gấp hai tất cả các hàng không mẫu hạm các nước gộp lại.

Nhưng điều đáng lo ngại hiện nay là Hành pháp Obama đã rút tất cả hàng không mẫu hạm ra khỏi các đại dương. Đây là lần đầu tiên trong một thế kỷ mà vắng bóng các hàng không mẫu hạm Mỹ trên đại dương!

Hôm thứ Sáu cuối năm 2016, chiếc hàng không mẫu hạm USS Dwight D. Eisenhower được neo lại trong khi chiếc hàng không mẫu hạm USS George H.W. Bush thì chưa thể rời căn cứ Norfolk để thay thế vì còn chờ sau ngày nhậm chức của tân Tổng Thống Trump (20/1/2017). Coi như có một khoảng thời gian một tháng giữa sự bàn giao nhiệm sở tác chiến giữa hai hàng không mẫu hạm này.

Chiếc hàng không mẫu hạm Eisenhower trở về sau một kỳ hạn tác chiến ở Trung Đông, nơi mà từ Vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải, nó phóng ra những cuộc tấn công đánh phá các cứ điểm của ISIS tại Iraq và Syria.

Tổng Thống Obama với chủ trương giảm binh bị một cách tối đa như chưa từng có qua các vị Tổng thống tiền nhiệm, đã làm cho sự có mặt về quân lực Mỹ yếu đi từ biên giới phòng thủ giữa khối Nato và nước Nga, cho đến vùng biển Đông nơi Trung Cộng đang hung hãn lấn chiếm và điễu võ dương oai. Sự vắng mặt các hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ trên các đại dương là một dấu hiệu nguy hiểm nghiêm trọng, nhất là trong thời điểm đang có sự tranh chấp với Nga và Trung Cộng.

Dù Hoa Kỳ còn nhiều khả năng đánh trả trong trường hợp bị tấn công bất ngờ, các hàng không mẫu hạm vẫn là những biện pháp an toàn nhất, chắc chắn nhất, ít hao tốn nhất.

Toà Bạch Cung tẩy sạch những biểu tượng Hồi Giáo

Toán Chuyển Giao Quyền Hành của Trump đã ra lệnh tháo gỡ hết các biểu tượng Hồi Giáo và các tấm thảm để cầu kinh ra khỏi các phòng trong Toà Bạch Cung trước con mắt giận dữ của Obama.

Từ 8 năm qua, Obama đã cho phép cử hành các lễ nghi Hồi Giáo ngay trong Bạch Cung. Ông cho trải những tấm thảm có hình tượng Hồi Giáo và cho phép những người Hồi giáo làm việc trong Bạch Cung hay khách của Bạch Cung được cầu nguyện mỗi ngày 5 lần, mỗi lần kéo dài 15 phút. Trong thời gian làm Tổng Thống, Obama từng nhiều lần bày tỏ, tuyên bố những câu ve vuốt dân Hồi Giáo; Đã có một lần ông mời hàng chục những nhân vật Hồi Giáo vào Bạch Cung để trò chuyện nhưng cấm cửa báo chí. Không ai được biết nội dung của buổi trò chuyện.

Tân Tổng Thống Trump cho hay Hoa Kỳ lập quốc trên các giá trị và đạo đức Thiên Chúa Giáo nên không thể chấp nhận các biểu tượng khác. Ngay cả trong nhà nguyện cũng chỉ có một thập tự giá đơn giản từ bao đời qua mà thôi. Cái thời kỳ mà Tổng thống Hoa Kỳ bay khắp các nước để khom lưng xin lỗi về quá khứ đã chấm dứt sau khi ông Obama rời khỏi Bạch Cung vào ngày 20 tháng 1 này.

Nhân tiện, tôi cũng tò mò tìm xem những người Hồi Giáo cầu nguyện như thế nào. Cầu nguyện, theo tiếng Ả Rập là “salaat” là một trong 5 điều căn bản của Hồi Giáo. Tất cả mọi người kể cả trẻ em trên 10 tuổi, phải thực hành cầu nguyện 5 lần mỗi ngày và phải theo đúng cách để buổi cầu nguyện có giá trị. Họ tin rằng đó là cách để hiệp thông với đấng Allah và Allah sẽ cho họ cuộc sống tươi đẹp cũng như sự can đảm. Họ tin rằng Allah giao tiếp với họ qua cuốn kinh Coran, và sự cầu nguyện là phương cách để họ đáp lại.

Lần cầu nguyện đầu tiên trong ngày là lúc mặt trời mọc, lần thứ hai là ngay sau buổi trưa, lần ba là giữa buổi trưa và buổi chiều, lần thứ tư là lúc mặt trời lặn và lần chót là buổi tối.

Trước khi cầu nguyện họ phải giữ cho trong sạch từ tư tưởng đến hình hài, áo quần, nơi cầu nguyện. Nếu giữa hai lần cầu nguyện mà họ đi cầu, đi tiểu, đánh rắm, ói mửa, xuất tinh, chảy máu, hay nằm ngủ… họ phải đi tắm gội cho sạch sẽ. Khi cầu nguyện, phải ăn mặc kín đáo. Đàn ông chỉ được để hở mặt, bàn tay, và bàn chân. Còn đàn bà thì chỉ được hở mặt và hai bàn tay.

Khi cầu nguyện, phải hướng mặt về Thánh địa Mecca mà nơi trung tâm là khối đá cẩm thạch đen được gọi là Kabah. Mỗi lần cầu nguyện dài chừng 5 đến 10 phút, được mở đầu bằng cách đưa hai bàn tay ngang đầu và nói câu “Allah Akbar” có nghĩa Thượng đế  là vĩ đại nhất. Sau đó thì khoanh tay và đọc các lời cầu nguyện trong kinh Coran. Rồi họ phải cúi lưng xuống làm một góc 90 độ so với hai chân để đọc ba lần một câu có nghĩa “Thượng đế vinh quang, là người vĩ đại nhất”. Kế đó, họ đứng thẳng dậy đưa hai tay lên ngang mặt và gập mình trong tư thế lạy và cũng đọc những câu ca tụng Allah. Họ quỳ hai chân rồi ngồi xệp xuống, hai bàn tay đặt trên đầu gối. Lại đọc kinh và gập xuống lạy nữa và ngồi lại theo tư thế cũ. Các động tác này được lập đi lập 4 lần lại như kiểu người Việt Nam ta lạy 4 lạy. Để kết thúc buổi cầu nguyện, họ lại ngồi rồi quay đầu về phải, xong quay sang trái như để cho các thiên thần chứng nhận việc cầu nguyện. Hình ảnh người Hồi đứng gập mình làm chúng tôi nhớ lại lần Tổng Thống Obama đi Saudi Arabia, khi vào diện kiến vua Saudi, đã gập người đúng 90 độ trước ông vua Hồi này.

Thêm 1 tin vui: Hãng Ford chế tạo xe hơi lớn nhất Hoa Kỳ đã quyết định hủy bỏ kế hoạch xây dựng cơ xưởng ở Mexico có giá trị 1.6 tỷ đô là để đầu tư 700 triệu vào cơ sở tại Michigan. Như thế sẽ tạo thêm khoảng 700 việc làm cho dân Mỹ. Trong khi đó, ông gửi twitter ra trách hãng General Motor (GMC) đang chuyển các xe Chevrolet Cruze làm tại Mexico về Mỹ để bán. Ông dọa rằng: Hãy sản xuất tại Mỹ nếu không sẽ bị đánh thuế nhập rất nặng. Theo giới chức GM, thì chỉ có một số nhỏ làm tại Mexico để bán các nước khác, còn tuyệt đại đa số Chevrolet Cruze được sản xuất tại cơ sở ở Lordstown, Ohio.

Còn 1 tin, chẳng biết nên vui hay nên lo: vừa qua, Thống Đốc New York là ông Andrew Cuomo đưa ra đề nghị sẽ miễn phí đại học cho những con em các gia đình có lợi tức dưới 125 ngàn mỗi năm. Tính theo tiêu chuẩn 125 ngàn, người ta ước lượng sẽ có đến hơn 900 ngàn gia đình được hưởng điều này. Như thế, có thể có từ 1 đến 2 triệu sinh viên được học miễn phí 4 năm đại học. Tiền đâu để chi trả đến hàng chục tỷ đô la đây? Hay lại đánh thuế thật cao?

Vấn đề Obamacare

Tên đúng của ObamaCare là The Patient Protection and Affordable Care Act (PPACA), hay gọi ngắn là the Affordable Care Act (ACA) do Tổng Thống Barack Obama ban hành ngày  March 23, 2010. Mục đích được ghi ra là để gia tăng phẩm chất bảo hiểm và với giá cả mà người dân có thể chịu được. Nó nhằm để giảm bớt số người không có bảo hiểm bằng cách nới rộng phạm vi bảo hiểm và hạ giá cả việc săn sóc sức khoẻ.

Do sự chống đối của giới bảo thù, nên việc thông qua tại Quốc Hội gặp nhiều sóng gió. Nhưng nhờ vào thời điểm mà đảng Dân Chủ chiếm đa số trong cả 2 viện, Luật Obama Care được thông qua với tỷ số 60-39 tại Thượng Viện và sít sao 219-212 tại Hạ Viện.

Luật Obamacare có tính cưỡng chế. Tất cả mọi công dân phải mua bảo hiểm. Nếu không có bảo hiểm Medicare (dành cho người về hưu) hay Medicaid (dành cho người nghèo, tàn tật) hay bảo hiểm do các hãng chủ nhân cung cấp, thì phải mua bảo hiểm Obamacare. Nếu không sẽ bị phạt tiền. Số tiền phạt này sẽ được tính khi khai thuế cuối năm. Bảo hiểm Obamacare còn có ngoại lệ cho những người vì quá nghèo hay vì lý do tôn giáo mà Sở Thuế Vụ Liên Bang sẽ quy định.

Đối với các doanh nghiệp, Obamacare ấn định rằng các doanh nghiệp nào có trên 50 nhân viên làm việc chính thức toàn thời gian thì phải mua bảo hiểm cho nhân viên của họ nếu không, sẽ bị phạt. Ước tính có 44% số người được trực tiếp hay gián tiếp hưởng quy chế bảo vệ sức khoẻ do chủ nhân cung cấp.

Các quyền lợi nhu yếu về sức khoẻ gồm có: xe cứu thương, các dịch vụ cấp cứu, bệnh viện, hộ sản và chăm sóc trẻ sơ sinh, các bệnh tâm thần, các triệu chứng phản ứng do dùng thuốc, được mua thuốc theo toa bác sĩ, các dịch vụ rehabilitation, các dịch vụ thử nghiệm, ngừa bệnh, chăm sóc thể chất (wellness), các bệnh mãn tính, nhãn khoa và bệnh răng miệng, tay chân… Những săn sóc kể trên phải được ghi vào trong chương trình bảo vệ y tế của các hãng xưởng, doanh nghiệp.

Tại sao Obamacare bị chê là một thảm hoạ cho người dân?

Tuy trên lý thuyết có vẻ tốt đẹp như thế, trong thực tế những người mua Obamacare than phiền rằng họ không có sự lựa chọn về bác sĩ hay các cơ sở như bệnh viện. Việc hẹn khám bệnh thường kéo dài trong nhiều tuần dù đang bị bệnh cấp tính cần điều trị kịp thời.

Trong khi đó, lệ phí phải trả hàng tháng (premium) và tiền phụ trả (co-pay) lại rất cao. Ngay các công ty bảo hiểm cũng bị bất lợi do Obamacare. Nhiều hãng bảo hiểm rút ra khỏi chương trình, từ 232 xuống còn 167. Có 5 công ty lớn đã báo cáo họ bị giảm lợi nhuận trong năm 2016. Hãng UnitedHealth sẽ rút ra khỏi chương trình trong năm 2017 vì lỗ nặng. Hãng Humana rút ra khỏi ở nhiều thị trường chỉ còn 156 counties trong 11 Tiểu Bang mà thôi.  Hãng Aetna hủy bỏ nhiều chương trình phát triển mà họ từng dự trù cũng như rút ra khỏi 11 tiểu bang mà họ đang bán bảo hiểm y tế vì năm 2016, họ bị lỗ đến 300 triệu đô la. Có 225 couties trong cả nước chỉ có đơn độc một hãng bảo hiểm chịu chấp nhận Obamacare. Con số này có thể lên đến 664 counties trong năm 2017.

Như thế, tại các counties đó, người dân không có sự lựa chọn nào khác. Các Tiểu bang North Carolina, Oklahoma, Alaska, Alabama, South Carolina và Wyoming sẽ chỉ có 1 hãng bảo hiểm y tế. Và chính tình trạng độc quyền này sẽ tạo cơ hội cho các công ty bảo hiểm tùy tiện lên giá. Người ta ước tính năm 2017, tiền premium sẽ tăng trung bình 25% tại 39 tiểu bang mà dân chúng ghi danh qua thị trường do nhà nước quản lý. Arizona sẽ chịu sự gia tăng đến 117%.

Lý do nào mà các hãng bảo hiểm y tế khai lỗ?

Xin thưa, đó là do con số người lợi tức thấp, già cả, tật nguyền ghi danh thì cao. Có 81% những người ở mức lợi tức thấp (100% đến 150% mức nghèo khó) ghi danh, trong khi đó, số người có lợi tức khá hơn (150% đến 200% mức nghèo) chỉ ghi danh có 45%, và số người lợi tức cao (trên 400%) chỉ ghi danh ở mức 2%.

Ngoài ra, còn việc các chủ doanh nghiệp, dịch vụ, công ty tìm cách giảm bớt nhân công toàn thời gian (40 giờ/tuần) để chỉ mướn công nhân bán thời gian để khỏi mua bảo hiểm cho họ. Việc này gây ra tình trạng tuy thất nghiệp giảm theo thống kê của chính phủ, nhưng người công nhân mất nhiều luơng và quyền lợi.

Từ khi có Obamacare, các thành viên đảng Cộng Hoà trong bốn khoá từ 111 đến 114 của Hạ Viện đã nỗ lực để hủy bỏ chương trình này. Sau khi Tối Cao Pháp Viện biểu quyết rằng Obamacare là hợp hiến, Hạ viện lại bỏ phiếu với 244 Cộng Hoà và 5 Dân Chủ để hủy bỏ luật này. Đây là lần thứ 33 mà Quốc Hội bỏ phiếu hủy bỏ toàn phần hay bán phần Obamacare. Qua ngày 3 tháng 2, 2015, là lần thứ 67, nhưng đều thất bại vì số dân biểu đảng Dân Chủ chiếm da số.

Sau cuộc bầu cử mà Cộng Hoà lấy lại quyền kiểm soát cả hai viện, cộng với lời hứa của ông Trump. Trong khoá 115 mới bắt đầu hôm thứ ba ngày 3 tháng 1, 2017, Hạ Viện thì coi Obamacare và việc tái xét về Thuế má lên hàng đầu. Còn Thượng Viện đã đưa việc hủy bỏ Obamacare ngay trong ngày họp đầu tiên.

Trong cuộc phỏng vấn dài  60 phút vào tháng 12 vừa qua, Dân Biểu Paul Ryan (vừa được tái cử Chủ Tịch Hạ Viện) nói rằng ưu tiên số 1 của Quốc Hội mới dưới hành pháp Trump là sẽ hủy bỏ Obamacae. Nhưng ông hứa sẽ tạo cơ hội cho mọi người có được một chế độ bảo hiểm tốt giá cả vừa túi tiền. Ông cũng hứa sẽ để cho các con cái hưởng chung bảo hiểm với cha mẹ cho đến tuổi 26, duy trì các điều kiện tiên khởi, người già, bệnh tật và người có lợi tức thấp sẽ được nhiều sự chăm sóc hơn.

Chính người góp công soạn thảo Obamacare cũng xem luật này là sự lừa bịp?

Phê bình Obamacare, chính cựu Tổng Thống Bill Clinton cũng tuyên bố rằng đây là một sư điên rồ.

Văn bản luật Obamacare nguyên thủy dài hơn 2500 trang, cộng thêm các văn bản điều hành, lên tới 20 ngàn trang! Theo Văn Phòng Government Accountibility, luật này sẽ làm tăng thêm 6.2 ngàn tỷ đô la trong thâm thủng ngân sách quốc gia (trong khi Obama đoan chắc rằng nó sẽ không tăng một xu “This legislation is fully paid for, and will not add one single dime to our deficit.” https://youtu.be/vowHQwFUHAY

Obamacare không chỉ là sự thất bại, mà còn là sự lừa bịp trắng trợng đối với công dân. Tất cả những điều ghi ra trong mục tiêu đều không thực hiện trong thực tế. Đến nỗi ông Jonathan Gruber, một giáo sư tại Đại học nổi tiếng MIT và là người soạn thảo ra Obamacare cũng đã lên tiếng rằng những tác giả của đạo luật bảo hiểm y tế này đã lợi dụng sự ngu dốt của dân Mỹ. Ông đã phát biểu những lời này tại một cuộc hội thảo do trường Đại Học Washington ở Saint Louis vào tháng 10, 2013 và được nhiều đài truyền hình phát lên cho cả nước Mỹ nghe. Nguyên văn như sau: “Họ đã đề nghị (Luật Obamacare) và đã được thông qua, bởi vì dân Mỹ đã quá ngu si để hiểu được sự khác biệt.” (They proposed it and that passed, because the American people are too stupid to understand the difference.)

Đạo luật Obamacare còn vi phạm quyền lựa chọn của người dân khi bắt buộc người dân phải mua bảo hiểm, nếu không sẽ bị phạt. Không thể so sánh với bảo hiểm xe cộ hay nhà cửa. Vì người lái xe phải mua bảo hiểm để khi xảy ra tai nạn, hãng bảo hiểm sẽ trả cho người bị nạn do tài xế gây ra. Người mua nhà qua ngân hàng tài trợ phải mua bảo hiểm để phòng khi có tai hoạ, bảo hiểm sẽ đền cho. Nếu không có, người chủ nhà mất nhà, mà người chủ nợ cũng mất tiền. Trong khi đó, việc mua bảo hiểm nhân thọ, hay sức khoẻ phải do sự lựa chọn vì quyền lợi của chính mình, không liên lụy đến người khác. Nếu không muốn thì không ai có thể bắt buộc cả.

Những nhà phê bình đã nêu ra các điểm lừa bịp của Obamacare: (1) Hành pháp Obama đã lấy câu “Mục tiêu biện minh cho phương tiện” khi lừa gạt quần chúng Hoa Kỳ trong một thời gian quá dài đến hơn 6 năm. Chính ông Gruber cũng nói rằng “thà có luật này còn hơn không” khi đưa ra một luật về sức khoẻ mà không quan tâm đến những hậu quả tiêu cực vào đời sống của người dân. (2) Bộ luật đã thiếu sự minh bạch thì chỉ tạo cái lợi về chính trị trong đoản kỳ, nhưng về lâu, sẽ có những hậu quả đối với các cử tri. Đó là việc đảng Dân Chủ đã thất bại trong cuộc bầu cử vừa qua tại các cấp liên bang cho đến thành phố . (3) Một khi đã nhục mạ người dân là “ngu si” và đã lừa gạt họ, thì hậu quả là 28 Thượng Nghị Sĩ đã bỏ phiếu cho Obamacare bị thất cử trong cuộc bầu cử bổ sung năm 2014. (4) Obamacare được thông qua hoàn toàn dựa trên sự lừa dối. Từ hứa hẹn rằng người dân có quyền chọn hay giữ lại bác sĩ, đến lời hứa giá bảo hiểm không tăng. Thật ra, phải coi Obamacare là một thứ thuế mà họ đã che giấu điều này cho đến khi đưa để bào chữa trước Tối Cao Pháp Viện. Khi đó, hệ thống thư lại Obama đã hứa rằng sẽ không phát triển thêm các sự săn sóc. Ngay cả cái tên Affordable Care cũng là sự lừa gạt, vì nó ngoài khả năng chịu đựng tài chánh của dân thường. (5) và cuối cùng, diễn trình thông qua luật này cũng do sự đạo diễn của Thượng Nghị Sĩ Harry Reid khi ông này bày ra những thể lệ mà không được các thành viên Cộng Hoà chấp thuận. Nói chung là họ dùng số đông để áp đảo và ngọt ngào kêu gọi sự hàn gắn.

Tuần nay, bà Nancy Pelosi, lãnh tụ khối thiểu số Dân Chủ tại Hạ viện và các đồng viện Dân Chủ đã thề sẽ có những hoạt động nhằm cứu vãn Obamacare. Chính Obama cũng đã gặp các dân biểu Dân Chủ sang thứ Tư 4/1/2017 để bàn tính cách thức nhằm bảo vệ luật Bảo Hiểm Y Tế mà ông ta coi là một thành công vĩ đại, một di sản quý báu để lại cho đời trong 8 năm làm Tổng thống của ông ta.

Di dân bất hợp pháp tại Chicago

Ông Rob Paral và các nhân viên điều tra đã sử dụng tài liệu của Bộ Nội An để ước lượng con số những di dân bất hợp pháp sinh sống tại các vùng khác nhau của thành phố Chicago. Kết quả cho thấy tổng số di dân bất hợp pháp trong Tiểu Bang Illinois hiện là 511 ngàn trên tổng số dân 12,860,000 (tức gần 4%), trong đó Quận Cook có 307 ngàn. Thành phố Chicago có 183 ngàn trên tổng số dân 2.7 triệu (tức gần 7%). Các quận thuộc downstate (phía Đông Nam) có khoảng 53 ngàn, các quận xung quanh gồm Quận Kane đông nhất (43,000), kế đó là Quận Lake (39,000) và Quận DuPage (36,000), Quận Will: 22,000, Quận McHenry: 8,000, Quận Kendall: 2,000, Quận Grundy: 1,000. Ở vùng phía nam thì có Quận Cicero (18,000) là đông nhất. Sau đó là vùng Đông Bắc như Hanover (11,000) và Elk Grove (10,000).

Có nhiều khác biệt về đặc tính của số dân bất hợp pháp này so với cư dân tại Illinois. Đa số di dân bất hợp pháp là nam giới trong khi đa số dân sở tại là nữ giới. Trong khi dân sở tại có 24% dưới 18 tuổi, thì dân bất hợp pháp chỉ có 11%; có 73% dân bất hợp pháp có tuổi từ 18 đến 44 trong khi dân sở tại chỉ có 38%.

Về trình độ học vấn, 30% dân bất hợp pháp không học đến trung học (tỷ lệ này của dân sở tại là 5.6%); 9% dân bất hợp pháp có bằng Đại học so với dân sở tại 19%.

Chỉ có 9.8% dân bất hợp pháp có việc làm trong các lãnh vực doanh nghiệp, quản trị, nghệ thuật so với 36% dân sở tại. Trong khi đó, về lãnh vực lao động đơn giản, 18.2% dân bất hợp pháp so với 6.9% dân sở tại.

Nói thêm về tình trạng dân số Chicago có 45% là da trắng, 33% là da đen, 29% dân Hispanic và 5.5% dân gốc Á Châu. Tuy không bị liệt kê trong danh sách những thành phố nguy hiểm, năm qua Chicago có đến 3500 vụ bắn nhau, 762 vụ giết người; nhiều hơn số các vụ giết người của 2 thành phố Los Angeles và New York cộng lại! Các tội phạm khác ở mức cao là ăn cắp, trộm, cướp, tấn công, hiếp dâm, … Sở dĩ có tình trạng này là do phong trào Black Lives Matter nổ ra, chính quyền thành phố đề ra những ràng buộc gây trở ngại cho cảnh sát khi thi hành cưỡng chế. Vì thế, Cảnh sát Chicago từ đó tỏ ra thụ động để bọn bang đảng hoành hành. Thành phố San Francisco năm qua cũng tương tự. Nạn giết người tang gấp rưỡi và Cảnh sát cũng bị ràng buộc nên bỏ lơ.

Sau đây là danh sách 15 thành phố có mức tội phạm cao nhất Hoa Kỳ, được coi là nguy hiểm cho dân cư trong năm 2017: East St. Louis (Illinois), Monroe (Louisiana), Alexandria (Louisiana), Camden (New Jersey), Wilmington (Delaware), St. Louis (Missouri), Bessemer (Alabama), Detroit (Michigan), Birmingham (Alabama), Memphis (Tennessee), West Memphis (Arizona), Chester (Pennsylvania), Milwaukee (Wisconsin), Rockford (Illinois), Cleveland (Ohio). Sự đánh giá này dựa trên tỷ lệ các tội phạm so với dân số.

Di sản của Obama

Sau 8 năm cầm quyền, ngoài Obamacare bị coi là ác mộng mà Quốc Hội đang họp để hủy bỏ, di sản đồ sộ của Obama để lại cho nước Mỹ được cụ thể hoá bằng các con số như sau:

  • Gần 20 ngản tỷ nợ quốc gia, trong đó Obama đã làm tăng 9.2 ngàn tỷ kể từ khi cầm quyền
  • 1 ngàn tỷ đô la tiền thuế tăng do luật bảo hiểm sức khoẻ Obamacare.
  • 870,3 tỷ là tổn phí là hậu quả của các quy định hành chánh mới do Obama ban hành (new Regulations)
  • 750 tỷ là tiền thâm hụt trong giao thương với các nước trong năm 2016.
  • 88 tỷ là tiền thâm hụt giao thương với Trung Cộng trong năm 2016
  • 690 tỷ là tiền nợ gia tăng của sinh viên đại học (tăng 87%)
  • 377 tỷ là tiền thuế gia tăng do Obamacare đổ lên vai giới trung lưu
  • 344 tỷ là chi phí do các quy định điều hành của EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh)
  • 292 tỷ là chi phí do các quy định về năng lượng sạch
  • 29 tỷ do sự lỗ lã trong sản xuất than đá vì các quy định của Bộ Nội Vụ
  • 6 tỷ lỗ lã hàng năm do Quy định Mercury của EPA ban hành năm 2012.
  • 4 tỷ lỗ lã hàng năm cũng do Quy định về Ozone của EPA ban hành năm 2015

Ngoài ra còn hàng tá những chi phí khác với con số hàng trăm triệu mất mát.

  • Năm mới, sẽ có thêm 2.3 triệu người nữa không có sự lựa chọn công ty bảo hiểm sức khoẻ trong năm 2017 do ảnh hưởng Obamacare
  • Thêm 2 triệu người sẽ thất nghiệp nếu Hiệp Ước TPP được ký và có hiệu lực.
  • Mất 301 ngàn công việc trong lãnh vực sản xuất từ khi Obama lên làm Tổng thống
  • 280 ngàn người sẽ mất việc nếu áp dụng quy định New Stream Protection do Bộ Nội Vụ ban hành
  • 82288 di dân bất hợp pháp phạm pháp được hành pháp Obama thả ra từ 2013 đến 2015
  • Học phí đại học gia tăng 8390 đô la từ khi Obama nắm quyền (tăng 28%)
  • Năm 2016, con số di dân bất hợp pháp bị trục xuất giảm bớt 5000 người so với năm trước.
  • Trong hai nhiệm kỳ, Obama đã ban hành đến 2998 các quy định hành chánh.
  • Do Obamacare, không có sự cạnh tranh giữa các hãng bảo hiểm sức khoẻ tại 970 quận hạt trên nước Mỹ
  • Trong 8 năm qua, đảng Dân Chủ mất đi 717 ghế dân biểu và 231 ghế Nghị Sĩ tại các Tiểu Bang; 63 ghế dân biểu và 12 ghế Thượng Nghị Sĩ Liên Bang và 12 Thống Đốc Tiểu Bang.
  • Giá tiền điện tăng từ 11 đến 14%
  • Số người làm chủ căn nhà giảm 4%
  • Sau 8 năm, Tổng sản luợng trung bình của quốc gia chỉ tăng lên có 2%
  • Tiền trả hàng tháng cho bảo hiểm y tế Obamacare tăng trung bình 22%; Tiền deductible tại 41 Tiểu Bang sẽ tăng lên trong năm mới.

http://www.hannity.com/articles/hanpr-election-493995/by-the-numbers-obamas-legacy-of-15435863/

https://www.facebook.com/UncleSamsMisguidedChildren.Net/videos/487537558108915/