Thời Sự Hàng Tuần 03/18/2017 – Quốc Nội lại biểu tình

Đỗ Văn Phúc biên tập & bình luận

Quốc Nội lại biểu tình

Đúng vào lúc quý thính giả đang nghe chương trình này, thì bên Việt Nam là sáng Chủ Nhật. Theo lời kêu gọi của Phong Trào Tập Hợp Quốc Dân Việt của Linh Mục Nguyễn Văn Lý, trong hai ngày chủ nhật 2 tuần vừa qua, đồng bào trong nước đã rầm rộ kéo nhau biểu tình chống sự đe doạ hán hoá, chiếm đóng của bọn Tàu Cộng và cũng chống lại ngụy quyền Cộng Sản cam tâm làm tay sai cho Tàu Cộng, đàn áp và tước đoạt tự do của người dân.

Trong đợt đầu tiên ngày Chủ Nhật 5 tháng 3, cuộc tổng biểu tình chưa đạt như ý, chỉ mới rầm rộ ở các tỉnh bắc Trung Việt mà đa số là từ các Giáo Xứ do các linh mục hướng dẫn. Qua đợt hai ngày 12 thì tình hình đã có nhiều khả quan. Thanh niên Sài Gòn đã rủ nhau tham gia rất đông.  Hôm nay là đợt thứ ba, chúng tôi chưa thể nhận được tin gì vì hãy còn quá sớm.

Việc Linh Mục Lý thay mặt phong trào Tập Hợp Quốc Dân Việt ra lời kêu gọi đã gây ra trong giới người Việt hải ngoại vài sự thắc mắc như vấn đề lãnh đạo, mục tiêu đấu tranh, biểu tượng lá cờ đuôi nheo, có tổ chức nào đứng phía sau?

Những người hiểu biết nhiều về phong trào đã cho chúng tôi hay rằng việc đấu tranh trong lòng một chế độ công an trị không đơn giản và dễ dàng, thoải mái như đấu tranh tại các nước tự do. Vì thế, vấn đề lãnh đạo cũng phải được giữ kín để bảo tồn nhân lực. Nếu sơ sẩy, mất người lãnh đạo thì phong trào sẽ như rắn không đầu, sẽ tan rã ngay. Về mục tiêu đấu tranh, đã ghi rất rõ trong Lời Kêu Gọi 14 điểm. Còn về các tổ chức đàng sau, thì chúng tôi biết rõ rằng đã có vài tổ chức xyz, có cả tổ chức ma, không thực lực cũng đã lên tiếng khoe khoang là đứng sau phong trào. Sự thật không phải thế. Như trong cuộc biểu tình thắp nến vừa qua ở Nam California đã cho thấy nhóm tự phong Đào Minh Quân cũng kéo đến, nhưng đã bị Ban Tổ Chức đuổi ra khỏi khu vực sau khi họ to tiếng phá đám. 

Sáu mươi ngày đầu của Tổng Thống Trump. – Ai từng gặp gỡ Đại Sứ Nga? 

Trong khi trương gân rán cổ tố cáo Trump và các nhân viên nội các của ông từng liên lạc với Nga, thì mới đây, hôm Chủ nhật 12 tháng 3, chính Điện Cẩm Linh đã tiết lộ rằng Đại sứ Nga cũng từng gặp gỡ với những thành viên trong Ủy ban Tranh cử của Hillary Clinton. Một phát ngôn viên của Tổng Thống Nga Puttin  cho hay nguyên văn: “Đại Sứ Nga đã gặp những người làm việc trong ban cố vấn hoặc những tổ chức ‘think tank’ giúp ý kiến cho Clinton.”

Trong một cuộc phỏng vấn của phóng viên Fareed Zakaria trên đài truyền hình CNN, ông Dmitry Peskov đã nói rằng: “Nếu ông nhìn vào những người có dính líu tới bà Clinton trong suốt mùa bầu cử, thì ông sẽ thấy có những cuộc tiếp xúc như thế. Có nhiều chuyên viên về politology (một ngành khoa học xã hội quan tâm đến lý thuyết, phân tích, dự đoán về các tác phong chính trị, các hệ thống chính trị…), những người trong các think tank cố vấn cho bà Clinton hay cố vấn cho những nhân viên của bà ta.

Theo ông Peskov, Đại sứ Nga có nhiệm vụ phải tiếp xúc với các nhân vật trong cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hoà để thảo luận về mối quan hệ song phương. Ông nói rằng Nga không có ý đồ can thiệp vào cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ.

Peskov cũng nói rằng Tổng Thống Nga Puttin không hề lên tiếng yểm trợ cho ông Trump, nhưng ông ta có tỏ ý thích ứng cử viên Trump của đảng Cộng Hoà hơn bà Clinton của đảng Dân Chủ. Tuy thế, Puttin cũng nói ông tôn trọng kết quả bầu cử do nhân dân Hoa Kỳ chọn lựa cho dù ai thắng đi nữa.

Về cá nhân, Puttin nhận xét bà Clinton có vẻ có ác cảm với Nga trong khi ông Trump thì có thể sẽ cởi mở để làm cho bang giao hai nước bớt căng thẳng đi.

Nhận xét đó nguyên văn như sau: “Ứng cử viên Hillary Clinton có cách nhìn tiêu cực về nước Nga trong cung cách và chương trình chính trị. Bà ta cho rằng Nga là một nước ma đầu trên thế giới và là mối đe doạ cho Hoa Kỳ. Ngược lại ông Trump thì cho rằng tuy có những bất đồng trong nhiều lãnh vực, ông Trump sẽ nói chuyện với Nga để tìm ra sự thông hiểu giữa đôi bên.”

Chúng ta không quên ông Trump bị phe Dân Chủ tố cáo rằng có bàn tay của Nga nhúng vào để giúp cho ông đắc cử. Từ sau ngày bầu cử, đã có vài vị trong ban vận động và ủy ban chuyển quyền tiếp xúc với Nga, mà điển hình là Tướng Michael Flynn, người được Tổng Thống Trump bổ nhiệm làm Cố vấn An ninh Quốc Gia mới có mấy ngày đã phải từ chức. Hôm thứ Năm, phe Dân Chủ lại tung ra tin Tướng Flynn đã nhận 30 ngàn đô la của một cơ quan truyền thông Nga để nói chuyện trên đài. Việc này còn chờ xem hư thực và tầm mức quan trọng ra sao.

Chính ông Jeff Sessions, Bộ trưởng Tư Pháp cũng bị rắc rối vì đã tiếp xúc với Đại sứ Nga Kislyak mà không báo cáo tin này trong suốt thời gian Quốc Hội thảo luận để công nhận ông.

Thật ra thì chẳng có gì là sai khi các ứng cử viên Tổng Thống và nhân viên của mình tiếp xúc với các đại sứ các nước. Nhưng điều mâu thuẫn ở đây là phe tả khuynh dân chủ và báo chí tả khuynh đã săn lung tin liên lạc với Nga để hạ uy tín Tổng Thống Trump trong khi ứng cử viên phe họ và nhân viên cũng làm chuyện giống như thế.

Đài Truyền hình MSNBC tiết lộ hồ sơ thuế của Tổng Thống Trump một cách bất hợp pháp

Cô Rachel Maddow, một ký giả của đải MSNBC vừa qua đã bị đuổi việc vì tiết lộ hồ sơ thuế của Tổng Thống Trump dù đã được toà Bạch Cung cảnh cáo rằng đó là một việc làm phi pháp. Hiến Pháp và luật pháp Hoa Kỳ bảo vệ sự riêng tư của cá nhân, Hồ sơ thuế cũng như các chi tiết lý lịch cá nhân là của riêng tư, không ai được truy tìm hay tiết lộ ra công cộng. Ông Jeff Derpinger, một phát ngôn nhân của Tổng Thống Trump như đã quăng ra cho cô Maddow cái mồi nhữ khi ông này xác nhận những con số trong mẫu thuế 1040 từ năm 2005 của ông Trump.

Tuy nhiên ông đã cảnh giác: “Cô ta có thể dễ dàng sử dụng văn kiện, các con số, nhưng chớ có dại nhảy vào lửa khi tiết lộ ra công cộng những mẫu thuế đó một cách phi pháp.”

Ngay sau khi Maddow tiết lộ trong chương trình của cô trên đài MSNBC, cô đã bị bắt, kết tội, nhưng đã được tại ngoại. Cô vẫn ương ngạch cho rằng cô không ân hận gì cả, vì cô thực hiện quyền “tự do báo chí”

Hồ sơ thuế năm 2005 của ông Trump do David Cay Johnston, một nhà báo chuyên về điều tra từng đoạt giải thưởng Pulitzer, tiết lộ vào trao cho cô Maddow.

Việc tiết lộ hồ sơ thuế của Tổng Thống Trump hoá ra đã cho công chúng thấy ông đã đóng thuế trong 1 năm còn nhiều hơn số tiền thuế của một nửa dân Mỹ (bottom half) cộng lại trong suốt cả đời họ. Ông đã đóng 38 triệu trên tổng lợi tức năm 2005 là 150 triệu. Ông đã chịu mức thuế cao nhất là 39.6% trong thang thuế lợi tức của Hoa Kỳ dù rằng thông thường các nhà tỷ phú, triệu phú Mỹ trả thuế ở mức độ thấp hơn. Vợ chồng Bill Clinton trả mức thuế 34% cho lợi tức 10.75 triệu vào năm 2015. Trong khi đó, ông Mitt Romney trả mức thuế 14.1% trong năm 2011. http://time.com/4701747/donald-trump-rachel-maddow-taxes/?xid=homepage

Tả phái trong Thượng Viện lại ngăn cản Tổng Thống Trump

Hôm thứ hai, phe tả phái phóng túng trong Thượng Viện Hoa Kỳ gồm 36 vị dẫn đầu là bà TNS Dianne Feinstein đã giới thiệu một dự luật để ngăn chặn sắc lệnh hành chánh của Tổng Thống Trump về việc tiến hành điều tra thật kỹ những người di dân trước khi chấp thuận đơn nhập cảnh vào Mỹ. Đó là nguồn tin từ báo Washhington Times. Xin nhắc lại sắc lệnh hành chánh mới nhất của Tổng Thống ngày 6 tháng 3, có giảm bớt nước Iraq trong danh sách 7 nước đang có rối loạn về Hồi Giáo cực đoan mà ông tạm ngưng trong 90 ngày không cho phép di dân từ các nước này vào Mỹ.

Bà Feinstein đã gửi qua truyền thông xã hội (tweet) cho rằng “Tổng Thống Trump không phải vì lý do an ninh cho Hoa Kỳ, mà là sự kỳ thị đối với người Muslim.”

Đây là lần thứ hai, các nhà lập pháp phe tả đã ngăn cản Tổng Thống Trump thi hành lời hứa của ông khi tranh cử năm ngoái rằng ông sẽ cho thi hành một sự sang lọc thật kỹ lưỡng đối với người nhập cư từ các nước khác; đặc biệt là các nước Hồi Giáo đang có phong trào khủng bố quậy phá.

Khăn trùm đầu hijab bị cấm tại Liên Âu

Hôm thứ Ba toà án tại các nước Liên Âu (The European Court of Justice (ECJ)) đã ra pháp lệnh cho phép các cơ sở, công ty… được phép cấm những nhân viên phụ nữ mang khăn trùm đầu kiểu Hồi Giáo. Pháp lệnh này được xem là sự thắng lợi đầu tiên của phe hữu sau hàng loạt những tranh tụng pháp lý chung quanh việc các phụ nữ mang hijab tại các nơi làm việc.

Báo Guardian cho hay theo pháp lệnh này, các công ty tùy nghi với các lý do hợp pháp để tự đặt ra các điều cấm hay cho phép các biểu hiện về tôn giáo, chính trị hay triết lý. Điều này không được xem là sự phân biệt hay ngược đãi.

Đã có những vụ kiện của hai bà Hồi giáo, một tại Pháp, một tại Belgium, bị cho nghỉ việc vì không chịu tháo khăn trùm đầu ra tại nơi làm việc. Samira Achbita là một nhân viên giao tế tại công ty về an ninh G4S tại Belgium. Bà này đã làm việc ở đây được ba năm không hề mang khăn. Đùng một cái bà ta đến sở với khăn trùm và bị đuổi việc. Công ty cho hay bà đã vi phạm một luật lệ bất thành văn trong dó nghiêm cấm các biểu hiện tôn giáo. Sau đó, điều khoản này được ghi thêm vào luật lệ của công ty.

Trường hợp thứ hai là kỹ sư thiết kế Asma Bougnaoui đã bị công ty Tin Học đuổi việc vì khách hàng phàn nàn họ cảm thấy khó chịu khi nhân viên của hàng mang khăn trùm này. Trước khi được nhận vào làm việc, bà ta đã được công ty cảnh báo rằng việc mang khăn có thể gây khó chịu cho khách hàng của họ.

Hai tuần trước, chúng tôi có loan tin bà Marine Le Pen, một chính khác phe hữu, ứng cử viên Tổng Thống Pháp đã từ chối không đeo khăn trùm đầu khi đến thăm một chức sắc cao cấp Hồi Giáo tại Lebanon.  Một ứng cử viên Tổng Thống Pháp khác là ông Francois Fillon lên tiếng hoan nghênh pháp lệnh này, vì ông chủ trương thế tục hoá.

 Ngoại trưởng Rex Tillerson công du Á Châu

Hôm thứ Năm 15 tháng 3, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đã bắt đầu chuyến công du tại vài nuớc Á Châu, bắt đầu tại Tokyo (Nhật) sau đó sẽ đến Seoul (Nam Hàn) trước khi đến Peking (Trung Cộng) vào hai ngày 18 và 19.

Tình hình tại Đông Á đang căng thẳng khi Bắc Hàn liên tiếp cho thử nghiệm hoả tiễn có mang đầu đạn bắn vào vùng biển của Nhật Bản. Mới nhất là vụ bắn lên 4 hoả tiễn như là muốn nhắm tới các căn cứ quân sự Hoa Lỳ ở Nhật và còn lên tiếng đe dọa sẽ có ngày bắn tới các thành phố Hoa Kỳ phía Thái Bình Dương! Các cuộc tập trận chung của Hoa Kỳ và Nam Hàn cũng là nguyên cớ làm cho Bắc Hàn nổi cáu để có những hành vi hiếu chiến đi xa hơn.

Trong khi đó, tại Nam Hàn bà Tổng Thống Park Geun-hye vừa bị Quốc Hội truất phế vì can các tội danh tham những, lạm quyền. Người đang giữ chức Tổng Thống tạm thời là ông Hwang Kyo-ahn. Ngoại trưởng Tillerson chắc chắn sẽ phải tỏ ra cứng rắn trước sự khiêu khích của Bắc Hàn. Ông đã có sẵn đồng minh Nhật và Nam Hàn, còn Trung Cộng thì có lẽ còn nhiều trở ngại. Mà nếu không có sự hậu thuẫn của Trung Cộng, thì việc đối phó với Bắc Hàn còn khó hơn.

Hoa Kỳ và Trung Cộng còn rất nhiều xung đột ngấm ngầm bên trong. Nhất là những câu tuyên bố mạnh bạo của Hoa Kỳ về biển Đông, và việc Hoa Kỳ bố trí các hoả tiễn THAAD trên đất Nam Hàn cũng làm cho Trung Cộng lo ngại. Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị có đề nghị Hoa Kỳ ngưng các cuộc tập trận chung với Nam Hàn để đổi lấy việc Bắc Hàn chấm dứt việc thí nghiệm phóng hoả tiễn mang đầu đạn. Dĩ nhiên Hoa Kỳ bác bỏ đề nghị này. Một số viên chức Mỹ lại có đề nghị Hoa Kỳ có biện pháp trừng phạt đối với những công ty Trung Cộng nào có quan hệ làm ăn với Bắc Hàn.

Nhưng hãy chờ xem ông Tillerson sau khi hội đàm với các viên chức Tàu Cộng, sẽ tìm ra được biện pháp gì.

Vấn đề biển Đông có lẽ cũng sẽ được ông Tillerson bàn thảo với Trung Cộng khi ông đến Bắc Kinh. Xin nhắc lại lập trường của Hoa Kỳ dưới thời Tổng Thống Trump sẽ rất cứng rắn với Trung Cộng. Mỹ đã bác bỏ luận cứ cho Trung Cộng có chủ quyền trên các đảo nhân tạo mà họ mới xây lên tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Chuyến đi Trung Hoa của ông Rex Tillerson cũng là để bàn thảo cho việc Tập Cận Bình sẽ sang Mỹ hội kiến với Tổng Thống Trump sắp tới. Có lẽ hai ông Trump và Tập sẽ gặp nhau ngày 6 và 7 tháng 4 tại khu du lịch Mar-a-Lago ở Florida. Theo bà Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Thornton, Tổng Thống Trump sẽ thúc đẩy Trung Cộng phải tuân thủ các luật lệ và tập tục quốc tế cũng như phải dùng mọi cách áp lực lên Bắc Hàn trong vấn đề vũ khí nguyên tử.

Trong suốt thờ kỳ tranh cử, ông Trump từng lên án Trung Cộng về những chính sách kinh tế tham lam, về sách lược lấn chiếm ở biển Đông và đã gần như không làm gì để chế ngự Bắc Hàn. .

Trong lúc đó, Phó Tổng Thống Mike Pence cũng viếng thăm Nhật Bản và Indonesia cùng nhiều quốc gia Á Châu. Nỗ lực của hai ông Phó Tổng Thống và Ngoại Trưởng Mỹ như là để lật ngược những điều mà cựu Tổng Thống Obmama đã thực hiện mà theo các nhà bình luận, Obama đã làm nhiều điều bất lợi cho Hoa Kỳ.

Tổng Thống Philippines Duterte không dám cứng rắn với Trung Cộng 

Tổng Thống Philippines Rodrigo Duterte hôm thứ Hai đã nói rằng ông ra lệnh cho quân đội Philippines phải hiểu rằng chủ quyền của Phi trên một vùng biển rộng lớn phía Đông Bắc của quốc gia này nơi mà họ bắt gặp các tàu thăm dò của Trung Cộng thỉnh thoảng xâm nhập vào.

Nhưng ông cũng thú nhận rằng sức mạnh quân sự của Tàu là thứ mà Phi không thể so sánh. Vì thế, ông chỉ còn một lựa chọn độc nhất là đeo đuổi đường lối ngoại giao.

Tôi đã ra lệnh cho quân đội hãy ra đến nơi, nói cho các tàu của Trung Cộng biết rằng đây là lãnh hải của chúng ta. Nhưng phải nói năng trong tinh thần hoà nhã, thân thiện.”

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm ngoái, Hải quân Phi đã nhiều lần phát hiện các tàu của Trung Cộng xâm nhập vào lãnh hải Behnam Rise của Phi. Bộ Trưởng Quốc Phòng Delfin Lorenzana nói rằng chính phủ đã tính đến chuyện tăng cường tuần tiểu và dựng lên những mốc cắm để đánh dấu lằn ranh hải phận.

Phía Bộ Ngoại Giao Phi cũng gửi công hàm đến Đại sứ Trung cộng yêu cầu giải thích việc các tàu thăm dò đang làm gì ở vùng biển Benham Rise?

Năm 2012, Ủy Hội của Liên Hiệp Quốc về hải giới đã tuyên bố rằng Benham Rise là một phần của lãnh hải Philippines, nơi quốc gia này có quyền đánh bắt và khai thác hải sản kể cả khai thác các nguồn dầu mỏ dưới đáy biển.

Phía Tàu Cộng thì cho rằng tàu bè của họ có quyền đi qua vùng biển chiếu theo luật lệ quốc tế.

Tổng Thống Duterte trước đây vì nhượng bộ Tàu Cộng, đã chấm dứt các cuộc tuần tiểu chung giữa Hải quân Phi và Hải Quân Mỹ trong vùng biển có tranh chấp với Trung Cộng. Hiện nay, một hàng không mẫu hạm của Mỹ vẫn tiếp tục có mặt để bảo đàm sự tự do lưu thông trên vùng biển này. Nhưng Duterte lại bất bình mà nói rằng: “Mỹ muốn đánh nhau phải không? Chúng ta chẳng có ý gì tạo rắc rối ở đây.”

Nhật Bạn đưa chiến thuyền lớn vào biển Đông 

Trong khi Philippines tỏ ra mềm yếu, thì Nhật Bản đã cương quyết hơn khi họ dự trù đưa một chiến hạm lớn nhất của Hải Quân ra biển Đông trong một chuyến hải hành dài 3 tháng. Chuyến đi này sẽ bắt đầu vào tháng 5 tới đây. Đây là một hành vi có tính cách quan trọng khi Nhật phô diễn sức mạnh hải quân kể từ sau Thế Chiến thứ 2.

Chúng ta còn nhớ rằng sau khi thua trận, Nhật bị bắt buộc không được thành lập quân đội (với khả năng tấn công, tham chiến bên ngoài) mà chỉ được thành lập lực lượng tự vệ với vũ khí phòng thủ mà thôi.

Nhưng do sự lớn mạnh bùng nổ của quân đội Trung Cộng, Hoa Kỳ đã thúc bách Nhật phải tái xây dựng quân đội để giúp trong việc bảo vệ cân bằng ở Á Châu. Cũng vì Trung Cộng đã nhiều lần có những thách thức và xâm nhập hải phận của Nhật nên người dân Nhật dã đồng ý với chính phủ để tái vũ trang. Dù vậy vẫn chưa được Hiến Pháp cho phép phát triễn vũ khí tấn công.

Tuy trong vùng biển Đông, Nhật không có tranh chấp nào về lãnh hải với các nước Taiwan, Malaysia, Vietnam, Philippines và Brunei ; nhưng Nhật lại có tranh chấp với Trung Cộng ở vùng biển Đông Trung Hoa.

Chiếc tàu chở trực thăng mang tên Izumo vừa mới hạ thủy hai năm trước đây, sẽ thực hiện chuyến đi và cập bến ở các nước Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi tham dự vào cuộc tập trận mang tên Malabar phối hợp với Hải quân Hoa Kỳ và Ấn Độ trong vùng biển Ấn Độ Dương vào tháng 7.

Mục tiêu của chuyến hải hành của chiến hạm Izumo là để trắc nghiệm khả năng thực hiện những sứ mạng dài ngày. Thủy thủ Nhật sẽ học hỏi thêm từ các thủy thủ Hoa Kỳ

Chiếc Izumo này với khả năng chống tiềm thủy đỉnh, dài 817 ft (249 mét) có khả năng mang theo 9 chiếc phi cơ trực thăng. Nó tương tự như chiếc hàng không mẫu hạm loại tấn công của Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ nhưng không có sàn để phóng phi cơ. Izumo có căn cứ tại Yokosuka, gần thủ đô Tokyo, cũng là nơi đồn trú của Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan thuộc Đệ Thất Hạm Đội Mỹ.

Pháp tăng gia tiềm lực quốc phòng.

Tổng Thống tân cử Trump cũng tiếp tục thúc đẩy NATO khi ông cho rằng Hoa Kỳ sẽ không thể cứ tiếp tục bỏ tiền ra để bảo vệ Âu Châu trong khi các nước này không chịu tự lo lấy. Trong khi đó thì Nga cứ tiếp tục gia tăng các hoạt động quân sự ở sường phía đông Liên Âu. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis trong chuyến đi Âu Châu ngay sau ngày nhậm chức cũng đã kêu gọi phải lập lại một trật tự mới tại đây.

Năm ngoái, sau khi Hoa Kỳ kêu gọi các đồng minh NATO chia sẻ gánh nặng chiến phí bằng cách tăng ngân sách quốc phòng bằng 2% tổ sản lượng kinh tế (GDP) mỗi nước, Pháp đã đưa ra kế hoạch tăng cường ngân sách quốc phòng thêm 667 triệu đô la

Đã có những dấu hiệu cho thấy các nước trong khối NATO có những nỗ lực nhằm đáp ứng mục tiêu gia tăng chi phí quân sự. Theo thông tấn xã Reuter, các nước Tây Âu đã gia tăng ngân sách quốc phòng lần đầu tiên trong vòng 7 năm qua. Pháp vẫn còn chậm tăng, mới đạt đến 1.79% so với tiêu chuẩn 2% mà Hoa Kỳ kêu gọi.

Tổng Thư Ký khối NATO, ông Jens Stoltenberg cho hay đã có những tiến bộ nhưng giữa các nước hội viên vẫn chưa có sự chia sẻ công bình.”

Trước mùa bầu cử, Bộ Quốc Phòng Pháp đề ra chương trình tân trang Hải Quân trị giá 4 tỷ đô la. Ông Jean-Yves Le Drian, Bộ Trưởng Quốc Phòng Pháp, còn chờ sự chấp thuận của một ủy ban hỗn hợp về đầu tư trong đó có hai bộ Kinh tế và Tài Chánh trước khi xúc tiến kế hoạch này.

Nhà thầu DCNS chuyên về tàu bè và nhà thầu Thales Group chuyên về hệ thống điện tử cho kỹ nghệ quốc phòng và không gian sẽ đảm nhận việc chế tạo 5 chiến hạm có trọng tải mỗi chiếc 4200 tấn mà chiếc đầu tiên sẽ hạ thủy vào năm 2023. 

Đức từ chối lời kêu gọi của Tổng Thống Trump trong việc gia tăng ngân sách quốc phòng

Đức quốc là nước đông dân nhất và hung mạnh nhất tại Âu Châu. Họ có dư khả năng để tăng ngân sách quốc phòng nhằm đối đầu với Nga từ sườn phía đông.  Trong khi cả khối NATO yêu cầu và với sự thúc đẩy của Tổng Thống Trump, Đức đã tỏ ra chống đối với lý do họ bị ám ảnh bởi sự kinh hoàng do Thế Chiến thứ Hai tạo ra, mà chính Đức là nước khởi động.

Dù trong hoàn cảnh hiện nay thế giới dang đối phó với tình trạng cực kỳ nguy hiểm, Đức vẫn muốn là một quốc gia hoà bình.

Một giáo sư về quân sử tại Đại Học Postdam đã nói rằng “Quân lực Đức (Bundeswehr) trên thực tế rõ ràng sẽ không đạt được các mục tiêu này. Nó đã quá lỗi thời. Chúng ta đã đi lùi đàng sau rất xa ngay cả khi đối phó với những cuộc chiến có tầm vóc nhỏ. Nói chi đến các cuộc đại chiến

Với nền kinh tế đứng hàng thứ 4 trên thế giới (sau Mỹ, Nga, Trung Cộng), Đức chỉ bỏ ra 37 tỷ đô la để đầu tư vào lãnh vực quốc phòng (tức 1.2% sản lượng kinh tế). Trong khi đó, NATO đưa ra chỉ tiêu là 2% cho các nước trong khối. Hoa Kỳ thì để ra đến 3.6% trong năm 2016, và dự trù gia tăng thêm trong năm nay đến 54 tỷ.

Trong bức Thông Điệp đọc tại Quốc hội Lưõng viện hôm 28 tháng 2, Tổng Thống Trump cũng lập lại lời yêu cầu 28 nước NATO phải tự gánh vác và chia sẻ phí tổn bảo vệ Âu Châu với Hoa Kỳ. .

Sau Thế Chiến thứ Hai, vì sự tàn phá nặng nề tại các nước Âu Châu, Hoa Kỳ có chương trình Marshall, rộng rãi chi ra 12 tỷ đô la (theo thời giá hiện nay là 120 tỷ) để giúp các nước Tây Âu tái thiết; trong đó Anh nhận 26%, Pháp 18% và Tây Đức 11%. Rồi sau khi thành lập Khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) để chống lại khối Liên Sô và Đông Âu, Hoa Kỳ cũng hậu hỉ đóng góp tài chánh và còn gửi quân đội qua trú phòng.

Để thực hiện như đề nghị của Tổng Thống Trump, Đức phải tăng gấp đôi chi phí quốc phòng tức 79 tỷ đô la từ nay cho đến trong vòng 7 năm tới. Hiện nay, họ chỉ mới tăng thêm 2.1 tỷ trong năm 2017. Tức là chỉ tăng thêm 5.4% so với Hoa Kỳ tăng đến 10%.  Hy vọng vào năm 2020, ngân sách Quốc Phòng Đức sẽ tăng đến 41 tỷ đô la.

Thủ Tướng Đức Angela Merkel, vừa gặp Tổng Thống Trump hôm thứ Hai, đã loan tin Quân Đội Đức sẽ tăng cường thêm 20 ngàn quân, nâng tổng số quân Đức lên đến 200 ngàn  vào năm 2024.

Bà cũng thừa nhận rằng vấn đề an ninh là rất quan trọng và sẽ phải hoàn tất được trọng trách vì thế giới đang trông chờ vào họ. Bà nói: “Tôi nghĩ rằng thế giới có quyền trông đợi nước Đức thực hiện sự cam kết.”

Các viên chức Bộ Quốc Phòng Đức cũng nói với báo USA Today rằng họ sẽ lãnh nhận trách nhiệm là vai trò chủ đạo trong vấn đề an ninh thế giới.

Tuy thế, công luận Đức có vẽ không ủng hộ việc gia tăng tiềm lực quốc phòng nên việc tuyển mộ thêm quân lính có thể sẽ khó khăn. Chính phủ Đức phải mở nhiều cuộc vận động, quảng cáo tốn kém hàng triệu đô la để hấp dẫn công dân ở lứa tuổi từ 14 đến 35.

Trái nghịch với những gì họ trình bày trên các video tuyên truyền về việc huấn luyện căn bản quân sự cho 12 người lính, giới phê bình có nhận xét rằng quân đội Đức thiếu hụt vũ khí, và các loại khí giới đã lỗi thời . Thậm chí có người phát giác việc lính dùng cán chổi thay cho súng trường khi huấn luyện và họ phải bỏ tiền túi rat rang trải việc huấn luyện!

Maximillian Schuberth, 28, một sinh viên tại Humboldt University ở Berlin thố lộ. “Thật khó mà tin rằng đây là thực chất của quân đội Đức Quốc.”

Lại chuyện các thành phố bao che (Sanctuary Cities)

Những người ủng hộ “Sanctuary Cities” lấy lý do nhân đạo để bào chữa cho việc làm của họ. Những thị trưởng, thống đốc tả phái ra lệnh cho cảnh sát địa phương không được hợp tác với cơ quan cưỡng chế liên bang trong việc bắt giữ các phạm nhân là di dân bất hợp pháp. Tại các thành phố bao che này, bọn di dân bất hợp pháp được che chở để lại tiếp tục gây ra tội phạm mà nạn nhân là những người công dân hiền lành vô tội.  Lý do nhân đạo mà họ đưa ra chẳng qua là cái bình phong để che đậy những mục tiêu chính trị của những người chính trị gia hoặc những thủ lợi khác.

Khi mà chính sách bao che này đã đi qua xa thì đây sẽ là một đại hoạ. Họ đã ra công bảo vệ một hiện tượng không nên bảo vệ và không đáng bảo vệ.

Việc Hành pháp Trump đã tỏ ra quyết liệt đối với bọn di dân bất hợp pháp đã làm cho những người chủ trương dung dưỡng di dân bất hợp pháp la ó lên. Nhưng phải nói là việc bảo hộ này bao trùm nhiều lãnh vực trong chính sách đường lối.  Nó phức tạp hơn chúng ta thường nghĩ.

Lúc khởi đầu, không có chính quyền địa phương hay cấp tiểu bang nào cung cấp sự bao che tuyệt đối cho những di dân bất hợp pháp bởi vì nhà cầm quyền liên bang theo luật lệ hiện hành, có thể trục xuất bất cứ di dân lậu nào chỉ vì lý do đơn giản họ đã vào nước Mỹ bất hợp pháp. Có đến hàng trăm “thành phố bao che” như thế đã từ chối bắt giữ di dân lậu để liên bang trục xuất. Nhưng ngay tại các vùng thẩm quyền của họ, đã có những sự khác biệt rất sâu rộng do những chính sách nhậy cảm hay những sự kiện phi lý mà có thể tổn hại đến an toàn công cộng. Đó là những vụ mà người di dân lậu với hồ sơ tội phạm dày cộm về các tội về ma tuý, bạo hành, nhiều người đã nhập cảnh lậu vài ba lần sau khi bị trục xuất nhưng lại được các thành phố này che chở. Điển hình là năm 2015, thành phố San Francisco đã thả ra tên Juan Francisco Lopez-Sanchez mặc dù liên bang đang có lệnh truy nã tên này. Ba tháng sau, tên Juan Francisco đã giết chết cô Kathryn Steinle tại một cầu cảng nơi khu du lịch. Việc này đã gây ra phong trào chống đối hiện tượng thành phố bao che. Và sau vụ này, cũng đã xảy ra hàng chực vụ tương tự.

Tên Lopez-Sanchez, nay đang chờ xử án. Trước đó, tên này đã được ông Cảnh Sát Trưởng che chở bằng cách không cho các cơ quan liên bang bắt anh ta. Thành phố San Fancisco cũng ban hành lệnh nghiêm cấm cảnh sát địa phương tiếp xúc cảnh sát liên bang khi họ thi hành lệnh truy bắt di dân lậu. Cũng may cho dân Mỹ, các thành phố bao che nhiệt tình kiểu San Francisco không có nhiều. Trong số 2500 counties ủng hộ việc bao che, chỉ có 6% là bất hợp tác với cơ quan cưỡng chế Liên Bang qua việc họ từ chối không thông báo cơ quan di trú khi có một tên di dân bất hợp pháp được thả tù.

Thành phố Somerville, thuộc Tiểu Bang Massachusetts vừa kỷ niệm 30 năm thành phố này theo chính sách bao che di dân bất hợp pháp. Họ không trao cho Liên bang bọn nhập cư lậu, nhưng sẵn sang giúp Liên bang bắt giữ những kẻ tội thuộc loại khác.

Tổng Thống Trump đã ra lệnh sẽ trừng phạt các thành phố bao che bằng cách cắt bỏ sự trợ giúp tài chánh. Tháng trước, quận Miami-Dade County, nơi có đa số dân cư là người sinh đẻ tại các nước ngoài, đã tuyên bố chấm dứt tình trạng “thành phố bao che”. Nhưng cũng có nhiều thành phố nộp đơn lên Toà Án để kiện và xin ngăn cản sự thi hành lệnh của Hành pháp, trong đó có San Francisco. Các nhà lập pháp Tiểu Bang Colorado lại đòi tiểu bang mình trở thành Tiên Bang bao che! Thống Đốc Dannel Malloy của Connecticut lại ra một giác thư xác nhận tiểu bang của ông ta không hợp tác với cơ quan di trú Liên Bang. Còn tại California thì Thượng Viện (với 2/3 là Dân Chủ) đang bàn cách ra luật hạn chế sự hợp tác của Cảnh sát với cơ quan cưỡng chế liên bang.

Theo thăm dò mới đây của Quinnipiac có hơn 1 nửa cử tri muốn trục xuất những di dân bất hợp pháp nào phạm các trọng tội. Có lẽ đó cũng là chính sách vừa nhân đạo, vừa nhậy bén nhằm mục đích bảo vệ an ninh xã hội.

 Gạo giả do Tàu Cộng sản xuất

Đây có lẽ là loại chuyện dài Nhân dân Tự Vệ hiện nay, khi mà tin tức về các thức ăn giả do Tàu Cộng sản xuất đã thấy nhan nhãn trên các trang Face Book. Lần này thì trên các trang web đứng đắn. Cách dây vài năm, ký giả Diane Sawyer của đài ABC cũng đã là một phóng sự khá đủ về hàng giả, hàng độc của Tàu, nhưng thời gian quá lâu, nên chắc cũng phai mờ trong trí nhớ của người tiêu dùng.

Tin mới kèm theo nhiều hình ảnh cho thấy quy trình làm gạo giả từ chất nhưa plastic có mầm mống ung thư để bán ra thị trường.

Các sản phẩm về gạo của công ty Wuchang thường đắt giá có khi gấp đôi gạo của hiệu khác, do có vị ngon và thơm. Do nhu cầu càng ngày càng tăng, công ty này đã nghĩ ra cách sản xuất gạo từ plastic có chưa chất gây bệnh ung thư. Đó là chất bisphenol A, thường được biết là BPA.

Gạo của Wuchang được các nhà buôn tại Mỹ nhập cảng để bán ra thị trường. Có lẽ người tiêu thụ nhiều nhất vẫn là người Việt hay dân Đông Á, vốn coi gạo là nguồn chất bột chính trong các nữa ăn.

Công ty Wuchang trộn một ít gạo thật với gạo plastic, bơm xịt thêm hương liệu để có mùi hương như gạo thật. Tính ra, cứ 800 tấn gạo thật, công ty này đã sản xuất ra đến 10 triệu tấn gạo giả.

Theo các chuyên viên về y tế, nếu một người ăn ba bát cơm nấu bằng gạo giả, coi như họ đã ngốn vào bụng nguyên một cái bao nylon. Chất độc trong plastic sẽ phá hủy các cơ quan tiêu hoá.

Vì tin tức gạo giả này lan truyền nhanh, cộng với tin các đồ chơi trẻ con nhiễm chì rất nặng, mà chính phủ chưa có biện pháp nào để kiểm soát hay điều hợp việc nhập cảng; hiện người Mỹ thấy phải tự mình sản xuất lấy thức ăn vừa tạo thêm công việc. Nhưng trước mắt là hãy tẩy chay bất cứ thứ gì làm tại Tàu Cộng.

Chưa hết! Không chỉ Tàu Cộng mà cả Tàu Đài Loan cũng làm thức ăn chay giả hiệu.

Người Phật Tử ăn chay có khi 2, 5, ngày trong tuần, có vị ăn chay trường kỳ; và phong trào ăn chay càng ngày càng tăng. Trước đây, ăn chay có nghĩa là ăn cơm với rau, chao, xì dầu, tương cộng với ngũ cốc như mè đậu… Sau này, người ta chế biến các món chay theo hình thù như món mặn. Cũng có gà luộc, gà quay, tịt heo kho, cá kho, thậm chí có cả phở, bún bò chay… Các món giả này thường được chế tạo bằng bắp chuối, đậu phụ, bột… Nhưng lại có mùi và vị y hệt các thức mặn!

Người ta ăn mà không hề thắc mắc các hương liệu này làm từ thứ gì?

Nhiều nhà hàng chay đã mọc lên ở các thành phố nơi có đông người Việt. Các chùa cũng làm món chay giả mặn để bán cho tín đồ mỗi ngày có lễ chùa để gây thêm ngân sách. Đố ai dám nói thẳng rằng hương liệu các món chay này làm bằng chính thịt động vật?

Tại Đài Loan, người ta đã phát giác ra việc gian đối này khi một bà cụ ăn chay trường bị lâm bệnh bò điên. Cả đời bà ta chưa hề ăn một miếng thịt nào. Cuối cùng, bác sĩ khám phá ra bà đã ăn thịt của con bò bị bệnh.

Báo chí Đài Loan vội vả thâm nhập vào hãng sản xuất đồ chay giả mặn để điều tra. Và họ đã khui ra vụ công ty này dùng thịt cá – có khi đã hư thối – để nấu thành hương liệu và ướp vào các chất bột để giả làm thịt, cá chay.

Món chao, trước đây theo thủ công nghệ, người ta dùng đậu hũ cho lên men sau khi đã rắc vào vài thừ như muối… Muốn làm một hũ chao, có khi mất cả tháng mới có. Nhưng nhà sản xuất hiện nay thì cho vào chút acid vào tảo phở (chứ không phải đậu hũ làm bằng bột đậu nành). Họ cho vào lọ những vỏ tôm đã hư thối để mau thành chao.

Món cá kho chay thịt kho chay làm thế nào? Có đến 70% đồ chay giả thịt được làm bằng chính chất thịt chứ không chỉ hương liệu. Một sự xét nghiệm cho thấy có 15 trong số 21 mẫu hàng chay là thịt, cá thật.

Đó là chưa kể các phụ chất hoá học để làm màu, hay để giữ cho lâu hư thối.

Tại Việt Nam ngày nay, tình trạng thức ăn giả, độc hại coi như đã quá phổ biến. Nhưng quý vị ở Hoa Kỳ chớ tưởng rằng những thứ này không có trên thị trường đâu.