Thời Sự Hàng Tuần 05-27-2017. Chuyến công du của Tổng Thống Trump

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận 

Vài tin ngắn quan trọng:

  • Sau khi Tổng Thống Trump bãi chức Giám Đốc FBI của ông James Comey, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chọn ông cựu Giám Đốc FBI là Robert Muller cầm đầu cuộc điều tra liên bang trong vụ cáo buộc những người trong nhóm vận động tranh cử của Tổng Thống Trump có liên kết với Nga.
  • Trong khi Phó Tổng Thống Michael Pence đọc bài diễn văn tại lễ tốt nghiệp của sinh viên trường Đại Học Notre Dame hôm Chủ Nhật, có hơn 100 sinh viên đã bỏ ra ngoài để tỏ sự đồng tình liên đới với thành phần LGBT, với những di dân bất hợp pháp, với những người lợi tức thấp và giới phụ nữ.Họ cũng tỏ thái độ phản đối với chính sách mà ông Pence từng áp dụng trước đây khi còn là Thống Đốc Indiana. Trước bài diễn văn của ông Pence là bài diễn văn của cô C J Pine, kêu gọi tự do tôn giáo và bình đẳng cho người Muslim! Theo thông lệ, trường mời các vị Tổng Thống mới nhậm chức đến đọc diễn văn lễ tốt nghiệp, nhưng năm nay, sinh viên đã phản đối việc mời Tổng Thống Trump, nên ông Pence thay thế. Tuy vậy cũng có nhiều sinh viên phản đối ông Pence. Cùng thời điểm này, bà Bộ Trưởng Giáo Dục cũng bị một số sinh viên tẩy chay bằng cách quay lưng và la ó khi bà đọc diễn văn khai mạc tại trường Bethune Cookman University là một trường Đại Học của người da đen tại Daytona Beach, Florida. Trong bài diễn văn bà đã đưa ra ba tiêu chuẩn: Hãy lắng nghe những người bất đồng, phục vụ đất nước, và trả ơn xã hội.
  • Có 58.7 ngàn người tị nạn Haiti được Hoa Kỳ tạm cho phép tị nạn sẽ bị đuổi về Haiti trong thời hạn 6 tháng tới. Những người này được chính phủ Hoa Kỳ cho tạm trú sau nạn động đất khủng khiếp năm 2010 mà đã gây chết cho 316 ngàn người và đưa đến tình trạng không nhà cho hơn 1.5 triệu người khác. Cựu Tổng Thống Bill Clinton khi đó là Phái Viên Liên Hiệp Quốc, Chủ Tịch Ủy Ban Cứu Trợ và Tái Thiết Haiti đã đồng lõa với các nhà thầu đánh cắp chia nhau 10 tỷ trong số 11 tỷ tiền viện trợ của thế giới cho dân Haiti. Cho đến nay, vẫn còn khoảng 55 ngàn người đang sống tạm bợ trong các căn lều và có đến 60% dân Haiti sống dưới mức nghèo khó. Số hàng chục ngàn dân Haiti đang sống ở Mỹ theo chương trình TPS (Temporary Protect Status). Bộ Trưởng Nội An John Kelly đã gia hạn cho họ thêm sáu tháng và có thể gia hạn thêm, tùy tình hình cải thiện ở Haiti, nhưng nhiều viên chức đã đề nghị không nên gia hạn nữa. Đám dân Haiti này hiện đang là một gánh nặng cho Hoa Kỳ vừa về việc chu cấp ăn ở, vừa là sự đe doạ an ninh trật tự xã hội vì họ là thành phần dân da đen, thất học, túng quẫn và có bản năng lười biếng, ăn bám, và bạo lực. Nếu không có gì thay đổi, số người này phải rời Mỹ vào đầu năm 2018. Ngoài Haiti, còn dân các nước Syria, Somalia, Sudan và Yemen cũng được Hoa Kỳ cho hưởng quy chế bảo hộ tạm thời TPS này.
  • Một nữ sinh viên du học từ Trung Hoa Cộng Sản khi đọc diễn văn tốt nghiệp tại Đại Học Maryland đã so sánh khí hậu và nền chính trị của Trung Cộng với Hoa Kỳ. Cô Yang Shuping đã nói rằng khi đặt chân lên đất Mỹ, cô đã hưởng được không khí trong lành sau nhiều năm lớn lên tại Hoa Lục. Nguyên văn: “Không khí ở đây thật ngọt ngào và trong sạch và rất sang cả. Khi tôi được hít thở không khí ở phi trường, tôi cảm nhận được sự tự do.” Video về lời tuyên bố của cô posted trên Facebook có đến 56 triệu lượt người xem. Cô đã bị những người Tàu nơi quê của cô mạt sát. Họ cho rằng không khí ở các thành phố lớn bên Trung Hoa cũng trong sạch không kém ở Hoa Thịnh Đốn!!!??? Trong video, cô Yang nói rằng khi còn ở bên Trung Hoa, cô phải mang miếng khẩu trang để ngăn khí độc. Một tên Tàu bình phẩm nói vì cô ta xấu xí nên phải che mặt! Theo các chuyên gia về môi sinh, mức ô nhiễm không khí ở Trung Hoa thuộc loại cao nhất thế giới. Video này sau đó bị cấm lưu hành ở Trung Hoa. Vì lo sợ cho tương lai, cô Yang đã phải lên tiếng xin lỗi về câu nói đó. Các bình luận gia tại Hoa Kỳ đã phải mỉa mai thốt lên rằng: “Một cô gái Trung Hoa Cộng Sản, dù đã qua đến Mỹ, vẫn không có được quyền tự do ngôn luận!”

Khủng bố tại Anh Quốc mới đây 

  • Nước Anh lại bị quân khủng bố tấn công: lúc khoảng 10:30 giờ tối thứ Hai 22/5/2017 hai trái bom nổ tại quầy vé bên ngoài một nhà hát tại thành phố Manchester, miền Trung của Vương Quốc Anh. Lúc đó đang cuối chương trình ca nhạc của ca sĩ Mỹ Ariana Grande. Có hàng ngàn khán giả mà đa số các em bé gái và thiếu nữ tuổi vị thành niên. Vụ nổ làm chết tức khắc 22 người và khoàng 59 người bị thương. Salman Abedi là tên khủng bố mang bom trong người cũng bị tan xác. Nhà chức trách đã bắt được vài tên có liên quan. Sau đó chính ISIS đã tuyên bố việc khủng bố này do chúng chủ mưu. Anh Quốc là một nước từng có chính sách di dân cởi mở, đã tiếp nhận hàng trăm ngàn người tị nạn từ các quốc gia Hồi Giáo và đã để cho bọn cực đoan lộng hành một thời gian rất lâu trước khi bắt đầu nhận thấy nguy cơ mà đã có những biện pháp ngăn chặng. Người Hồi Giáo tại Anh chiếm đến 7% của dân số; trong đó tại thành phố Birmingham có từ 15% đến 27%, Leicester có 19%, và thủ đô London có từ 9% đến 12.5%. Manchester, nơi vừa xảy ra vụ khủng bố có 16% là dân Hồi Giáo. Đã có nhiều vụ khủng bố các loại (từ bom tự sát đến dùng mã tấu chém người, lái xe tông vào người đi bộ…) xảy ra liên tục trong thời gan qua tại Anh. Vụ nghiêm trọng nhất là vào tháng 7 năm 2005 tại London, gây tử vong cho 56 thường dân. Vụ nổ bom vừa qua như để đánh dấu tròn 4 năm khi một quân nhân Anh, Lee Rigby, bị một tên khủng Hồi Michael Adebolajo đâm chết trên đường phố London ngày 22 tháng 5, 2013. Cơ quan an ninh Vương Quốc Anh cho hay có hơn 3500 tên khủng bố đang bị cơ quan theo dõi. Trong số hơn 800 tên đã rời nước Anh đến vùng Syria, có hơn 400 tên đã ở lại đó; những tên khác trở về Anh có thể là để thực hiện các vụ khủng bố. Tai họa đổ lên đầu dân lành do chính sách phi lý của những chính trị gia hời hợt, mị dân.
  • Một giáo sĩ Hồi Giáo (imam) tại Connecticut đã bị cơ quan an ninh Hoa Kỳ bắt tại nhà hôm thứ Sáu và sẽ bị trục xuất về Pakistan. Ông ta bị cáo buộc các tội man khai hồ sơ di trú. Ông này là lãnh tụ trong nhà thờ Hồi Giáo có tên là Masjid Al-Islam ở New Haven từ năm 2013 và cũng là lãnh tụ nhóm Islamic Society of Greater Lowell ở thành phố Chelmsford, Tiểu bang Massachusetts. Trước đây tên này từng bị bắt cùng 33 người khác năm 2006 vì tội làm giả giấy tờ để nhận visa làm việc. Lúc đó, những người lãnh tụ Hồi Giáo ở Massachusetts cho rằng đó là do lỗi của các viên chức hành chánh mà ra. Người Hồi từ Pakistan là những người rất đáng nghi ngờ về khủng bố.

Virus đòi tiền chuộc

  • Tuần qua, thế giới hoang mang vì một loại virus mang tên WannaCry xâm nhập phá hỏng hơn 250 ngàn máy tính điện tử tại 150 quốc gia, mà nặng nhất là máy của các công ty, các cơ sở lớn. Virus này khi xâm nhập vào máy, sẽ hiện lên màn ảnh lời cảnh cáo rằng các dữ liệu trong máy đã bị xáo trộn, mã hoá (encrypted) và trong vòng một thời gian nào đó, nếu chủ nhân của máy không trả một khoản tiền lớn để giải khoá, thì các dữ liệu sẽ bị xoá sạch. Loại virus này được đặt tên là Ransom Virus, tức là virus đòi tiền chuộc. Cũng may, nó chỉ nhắm vào các đại công ty mà không đụng chạm đến các máy cá nhân, vì biết sẽ không đòi được nhiều tiền. Thứ sáu tuần trước, nó xâm nhập vào máy cơ quan Y tế Quốc Gia Anh, hãng sản xuất xe Renault của Pháp. Một chuyên viên an ninh trên mạng khám phá ra cách làm trì hoãn sự xâm nhập phá hoại nhờ tìm ra được mật mã của Ransomware này. Quý vị dùng máy điện toán có thể bị các loại virus xâm nhập. Cách ngừa thông thường là mua một software chống Virus gắn vào máy. Mcafee hay Norton đều tốt. Phải update thường xuyên software này. Chỉ nên mở máy khi cần dùng, và tắt ngay khi hết làm việc. Chỉ nối với internet khi cần đọc email, đọc tin tức… và tắt internet khi xong việc. Khi mở email, không nên mở thư của người lạ, thư không có tựa đề hay có tựa đề khác lạ. Dù là thư lạ hay quen, nếu thấy có đính kèm một cái link mời xem hay đọc thêm thứ gì đó, nên đưa mũi tên vào link (không bấm con chuột dể mở nó ra) và xem bên dưới màn ảnh đó là link nối với trang web nào. Ví dự, quý vị thấy một thư của ngân hàng yêu cầu mở cái link để update hay đọc thêm. Tuyệt đối không mở ra mà xóa ngay email đó. Vì các dịch vụ họ không dùng email để hỏi về chi tiết bản thân quý vị bao giờ. Ngoài các việc trên, quý vị nên có một hộp lưu trữ bên ngoài (external hard drive) để lưu giữ các tài liệu quan trọng; thêm vào đó nên có một USB drive để back up tất cả các chương trình, hồ sơ hiện có trong máy phòng khi chúng bị xoá trong máy thì sẽ dùng USB drive này để làm mới cái máy. 

Tin liên quan Việt Nam 

  • Đã qua tuần lễ thứ 13 sau ngày Linh Mục Nguyễn Văn Lý đưa ra lời kêu gọi đầu tiên việc thực hiện các cuộc biểu tình đồng loạt trên toàn quốc vào mỗi ngày Chủ Nhật hay ngày lễ. Ngày 22 tháng 5, Linh Mục Lý lại gửi ra lời kêu gọi mới và những lần gần đây, ông phải dùng chữ “khóc gọi” một cách thảm thiết trước sự thờ ơ, lãnh đạm của đồng bào Việt Nam, đáng kể là giới nhân sĩ, trí thức, sinh viên, lãnh đạo tôn giáo, các tổ chức Xã hội Dân Sự. Điều này được ghi rõ trong khoản 2-4-1 của thư “Khóc Gọi” mới đây, kêu gọi họ thức tỉnh trước hiểm hoạ mất nước cận kề mà chấm dứt thái độ vô tư, sự thản nhiên ăn chơi, du hí. Trong phần mở đầu của thư, LM Lý có đưa ra con số 213 nơi thuộc 43 tỉnh thành đã tổ chức biểu tình lớn nhỏ trong 12 tuần qua cũng như nhiều nơi tổ chức thắp nến cầu nguyện. Thư cũng đề cập đến vài trường hợp Việt Cộng đàn áp như đã bắt giam anh Hoàng Đức Bình tại Hà Tĩnh ngày 15 tháng 5, truy nã anh Bạch Hồng Quyền là giáo dân Hà Tĩnh, lấy loa phóng thanh LRAD do Hoa Kỳ viện trợ để phòng thủ ngoài biển đem ra đàn áp đồng bào. Loại loa này có công suất rất mạnh làm thủng màng nhỉ gây điếc và làm mất thăng bằng trong cơ thể. Đó là chưa kể đến tuần trước, họ đã sách động dân chúng Nghệ An lập kiểu toà án nhân dân để đấu tố hai linh mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục.
  • Hôm thứ ba, tàu tuần duyên Việt Nam Cộng Sản đụng độ với Indonesia trên biển Đông khi các thuyền đánh cá Việt Nam xâm nhập hải phận của Indonesia để đánh trộm cá. Theo bộ Ngư Nghiệp và Hàng Hải Indonesia, có 5 chiếc thuyền đánh cá mang cờ Việt Cộng xâm nhập vào vùng biển phía Bắc đảo Natuna để đánh cá lậu. Khi nhân viên của họ leo lên ngư thuyền Việt Nam thì có những thuyền tuần duyên của Việt Cộng đâm vào làm đắm thuyền trên đó có 1 nhân viên Indonesia rồi bắt giữ nhân viên này. Phía Indonesia thì bắt giữ 11 thuyền nhân (không nói rõ có lính tuần duyên Việt Cộng hay không). Thuyền của Indonesia rút lui khi đài radar trên một chiến thuyền của họ cách đó 30 dặm báo tin có nhiều thuyền tuần duyên Cộng Sản Việt Nam đang tiến lại gần. Phía Việt Cộng chưa có thông báo chính thức về việc này. Trong vòng 2 năm qua, Indonesia đã cho phá hủy hàng trăm ngư thuyền đánh cá bất hợp pháp trong vùng biển đặc quyền của họ, mà đa số là ngư thuyền mang màu cờ Việt Cộng.
  • Nhờ những nỗ lực của người Mỹ gốc Việt tại California, trong đó có sự vận động của Thượng Nghị Sĩ Janet Nguyễn và vài vị dân cử gốc Á khác, Dân biểu Bonta, người đưa ra dự luật AB-22, đã hứa sẽ rút lại Dự Luật mà nội dung cho phép đảng viên Cộng Sản được làm việc trong các cơ quan nhà nước. (Dự luật này đã thông qua tại Hạ Viện Tiểu bang California vào đầu tháng này, và có thể được đưa ra lại theo đề nghị của tờ báo LA Times).
  • Sau khi Tổng Thống Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp Ước Đối Tác Thái Bình Dương TPP, và gần đây, ông Bộ Trưởng Thương mại Mỹ xác nhận rằng Hoa Kỳ không còn ý định nào về Hiệp Ước này, người ta nhắc tới một Hiệp Ước có từ 2012 mang tên Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện trong Khu Vực (The Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)) do Trung Cộng chủ xướng. Hiệp ước này tạo ra một khu vực giao thương tự do rộng lớn với 3.5 tỷ dân bao trùm các nước Trung Cộng, Nhật Bản, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc, Tân Tây Lan và cả các nước Đông Nam Á. Nhưng mới đây, tin cho hay đã có những bất đồng nghiêm trọng giữa các nước Á Châu trong cuộc họp ngày thứ Hai vừa qua của các bộ trưởng Thương Mại các nước trong khối Hợp Tác Kinh Tế Á Châu Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) tại Hà Nội. Những bất đồng này liên quan đến các vấn đề về mục tiêu chung để có thể đi đến kết thúc những cuộc thương lượng sẽ diễn ra vào cuối năm nay. Cụ thể là việc Ấn Độ từ chối không nhượng bộ hủy bỏ hàng rào quan thuế vì e ngại việc hủy bỏ quan thuế sẽ làm mất nhiều thu nhập và bất lợi khi phải cạnh tranh với Trung Cộng. Vấn đề không kém quan trọng khác là bảo đảm cho các lãnh vực dịch vụ và công nghệ digital bị coi nhẹ so với các lãnh vực khác và từ đó dẫn đến không có sự bảo vệ quyền lao động hay bảo vệ môi trường. Khối APEC này đã thất bại trong việc đưa ra một Thông Cáo Chung sau khi Hoa Kỳ đã phản bác cách diễn đạt trong cái gọi là chủ nghĩa bảo vệ mà các nước Á Châu muốn có. Hiện nay, các thành viên trong Hiệp Ước Đối Tác Thái Bình Dương đang muốn tiếp tục dù Hoa Kỳ đã bỏ rơi. Xin nhắc là Hiệp Ước TPP này không có mặt Trung Cộng. Theo chủ trương của Tổng Thống Trump, Hoa Kỳ chỉ muốn những thoả thuận song phương với các nước Á Châu mà thôi. Các nước thành viên có thể gia nhập cả hai Hiệp Ước TPP và RCEP này vì nó không giới hạn điều này.

Chuyến công du đầu tiên của Tổng Thống Hoa Kỳ Trump

Ngày thứ Bảy 20/5 vừa qua, mở đầu cho chuyến công du dài 9 ngày, Tổng Thống Trump đã đến thủ đô Riyah, Saudi Arabia, là trạm đầu tiên ông dừng chân, Tổng Thống Trump đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu và trọng thể của Quốc Vương Saudi là Salman bin Abdulaziz Al Saud.  Ông vua già 81 tuổi được một chiếc xe loại golf car chở ra tận chân cầu thang máy bay để đón tiếp vợ chồng Tổng Thống Trump. Cả hai vị quốc trưởng không ngừng trao đổi những câu bày tỏ sự hân hoan. Trên không, các phản lực cơ bay biểu diễn nhả ra các luồng khói ba màu đỏ trắng xanh là màu biểu tượng của Hoa Kỳ. Cả một đoàn kỵ mã mang theo cờ hai nước dẫn đầu các vị chủ và khách tiến vào khán đài giữa tiếng nhạc hùng tráng. Cũng tại Saudi, 8 năm trước, cựu Tổng Thống Obama đã đến và đã cúi rạp mình trước Quốc Vương Saudi như một thần dân phủ phục trước vị thiên tử. Ông Obama còn cúi mình 90 độ trước cả lãnh tụ Iran và Nhật Hoàng trong khi bà Michelle thì chịu mang khăn quàng Hijab. Trong chuyến công du các nước lần đó, Obama đã nhân danh nước Mỹ cúi đầu xin lỗi các nước vì theo ông ta, có các sai lầm trong chính sách của Hoa Kỳ.

Dọc theo hai bên đường từ phi trường về khách sạn, các bảng lớn với hình Tổng Thống Trump và Quốc Vương Saudi và câu motto: “Together we prevail.” Bà Melanie mặc bộ suite với chiếc váy dài màu đen và không mang khăn Hijab, bà được Quốc Vương bắt tay (theo tục lệ Hồi Giáo, đàn ông không bắt tay phụ nữ). Trong cuộc thăm viếng này, mục đích của Tổng Thống Trump là bày tỏ sự tương kính với các quốc gia Ả Rập Hồi Giáo sau rất nhiều lần ông đã dùng lý luận gay gắt chống bọn Hồi cực đoan mà đã bị dư luận coi là kỳ thị Hồi Giáo. Ngày Chủ Nhật, Tổng Thống Trump đã gặp đủ 50 lãnh tụ các quốc gia Hồi Giáo và Ả Rập khi họ quy tụ về đây trong cuộc họp thượng đỉnh bàn biện pháp đối phó với các tổ chức khủng bố Hồi Giáo và các tổ chức cực đoan khác. Trong một bài diễn văn hùng hồn và cương quyết đọc trước đại diện của nhiều nước Hồi Giáo Trung Đông, Tổng Thống Trump đã phân định sự khác biệt giữa Hồi Giáo và bọn cuồng tín cực đoan. Ông coi cuộc chiến chống ISIS là giữa cái thiện và cái ác chứ không mang tính chất tôn giáo. Ông kêu gọi các nước Ả Rập, Hồi Giáo đoàn kết để đánh bật bọn khủng bố ra khỏi đất nước của đạo Hồi. Ông kìm hãm không nhắc đến các vấn đề nhạy cảm đối với các nước Hồi Giáo như dân chủ và nhân quyền mà chỉ chú trọng đến vấn đề hoà bình và ổn định. Đúng như điều mà ông từng tuyên bố là Hoa Kỳ không nên làm công việc Nation builder mà để các nước tự lo lấy. Qua bài diễn văn này, người ta coi như một sự đối kháng với bài diễn văn của Obama 8 năm trước trong đó ông ta đã hạ mình xin lỗi các nước Hồi Giáo.

Hoa Kỳ đã ký với Saudi nhiều thỏa ước thương mại lên đến 110 tỷ đô la, trong đó có việc bán các vũ khí quân dụng tối tân của Mỹ cho Saudi. Việc này coi như một sự thắt chặt liên minh để chống khủng bố, và sẽ mang lại hàng chục ngàn công ăn việc làm cho dân Mỹ.

Saudi và  nước United Arab Emirates cũng hứa đóng góp 100 triệu đô la vào Quỹ Vận Động Phụ Nữ mà cô Ivanka Trump rất ủng hộ. .

Qua ngày thứ hai, Tổng Thống Trump bay đến Tel Aviv để thăm chính thức nước Israel. Chính phủ Do Thái dựng tại phi trường Tel Aviv một khán đài lớn với thảm đỏ trải dài từ đó ra đến chân cầu thang chiếc Air Force One. Ra đón có Tổng thống Reuven Rivlin, Thủ Tướng Benjamin Netanyahu và Chủ Tịch Quốc Hội Knesset cùng các phu nhân của họ. Hai cặp vợ chồng Tổng Thống Trump và Thủ Tướng Netanyahu đã tỏ ra rất thắm thiết. Cùng ngày, Tổng Thống Trump và phái đoàn Hoa Kỳ đã đi thăm bức tường phía Tây (the Western Wall) là nơi linh thiêng nhất của Do Thái Giáo và Thánh đường Holy Sepulchre, nơi được coi là nơi chôn cất Chúa Jesus. Họ đã cầu nguyện nơi đây. Ông Trump đã thông báo cho Israel biết đã có một sự thuận ý giữa các nước Hồi Giáo rằng họ chia sẻ với nước Israel mục tiêu chung chống khủng bố Hồi cực đoan và Iran.

Qua ngày thứ Ba, Tổng Thống Trump đã gặp lãnh tụ của nhà chức trách Palestine Mahmoud Abbas tại Bethlehem để thảo luận về những biện pháp tương lai nhằm giải quyết tranh chấp giữa hai nước Israel và Palestine.

Sau khi thăm viếng Israel và Palestine, Tổng Thống Trump đã bay đi gặp Giáo Hoàng Francis tại Roma, hai vị đã chuyện trò rất lâu về sự đe dọa của khủng bố cực đoan, và vấn đề thay đổi thời tiết. Giáo Hoàng và TT Trump vẫn còn nhiều bất đồng trong vài lãnh vực chính trị quốc tế như việc xây bức tường biên giới. Ngoại trưởng Rex Tillerson cho hay TT Trump vẫn chưa có quyết định dứt khoát sẽ rút ra khỏi những thỏa thuận 2015 về vấn đề này.

TT Trump lại đến Brussels thủ đô Belgium để gặp các lãnh tụ đồng minh trong khối NATO. Rồi đi Sicily (Italy) để họp với nhóm 7 Quốc Gia Giàu Nhất Thế Giới. 

Hoa Kỳ chuẩn bị tấn công Bắc Hàn?

Hôm thứ Ba, nói chuyện trước một số cử toạ tại Hội Nghị Đầu Tư Chiến Lược 2017 ở Orlando, Florida, ông George Friedman đã nói rằng trước khi Tổng Thống Trump kết thúc chuyến công du và trở về Mỹ, khó có chuyện Hoa Kỳ có biện pháp trừng phạt Bắc Hàn ; nhưng ông cũng cho hay rằng những hành động thách thức của Bắc Hàn đã làm cho Hoa Kỳ không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc tấn công trả đũa. Theo ông thì qua sự phân tích, các bằng chứng của hai bên đã và đang dồn dập để đưa đến một cực điểm mà chiến tranh là khó tránh được.

Nếu cuộc chiến tranh xảy ra thì nó sẽ mang lại nhiều hậu quả tàn khốc khó lường.

Ông Friedman là người sáng lập ra tổ chức Chính trị Địa lý Tương lai (Geopolitical Futures)

Ngày 20 tháng 5 vừa qua, 2 chiếc siêu hàng không mẫu hạm Carl Vinson và Ronald Reagan đã tiến đến những vị trí chiến đấu trong tầm tấn công vào Bắc Hàn. Ngoài ra có hơn 100 chiếc phản lực cơ chiến đấu F-16 đang vần vũ trên bầu trời giống như hoàn cảnh năm 1991 trước khi chiến dịch Desert Storm khai diễn đánh vào Iraq. Các phi cơ tối tân F-35 cũng được triển khai trong vùng. Chính phủ đang có dự định sẽ thuyết trình tại đảo Guam về các dự án phòng thủ dân sự, chống khủng bố và về chiến tranh Triều Tiên (không rõ chỉ cho viên chức hay cả dân chúng)

Phải chăng đó là những chuẩn bị cho chiến tranh?

Quyết định của ông Friedman khi đưa ra những luận cứ này là do việc Bắc Hàn tiếp tục thử nghiệm hoả tiễn mang đầu dạn hôm Chủ nhật mới đây; là một hành vi mà Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lên án như một thái độ ngoan cố gây bất ổn và khiêu khích.

Hiện nay, thủ đô Seoul của Nam Hàn với 25 triệu dân đang nằm trong tầm tác xạ của Bắc Hàn. Bất cứ một hành động nào chống Bắc Hàn cũng sẽ đưa đến tai hoạ thảm khốc cho cư dân Seoul nếu Bắc Hàn trả đũa ngay lập tức. Vì thế, để tránh tai hoạ này, Hoa Kỳ sẽ phải làm việc trước tiên là vô hiệu hoá pháo binh Bắc Hàn bằng các cuộc không tập ồ ạt. Một điều quan trọng khác là Hoa Kỳ phải thật tài giỏi về tình báo vì chỉ sơ suất nhỏ đánh sai mục tiêu cũng dẫn đến tai ương vô cùng lớn về nhân mạng.

Về phía Bắc Hàn, họ chỉ có một dịp may trì hoãn cuộc chiến nếu họ tấn công vào căn cứ Không Quân Andersen tại đảo Guam. Nhưng trong cách nhìn của ông Friedman, những lãnh tụ Bắc Hàn không điên rồ và chẳng ngu dại đâu. Tuy họ mang tính cách những kẻ giết người, họ không có tính cách của những kẻ tự sát. Ý ông là nếu Bắc Hàn khởi động chiến tranh, thì đó sẽ là một cuộc tự sát tập thể.

Ngoài ra còn đối diện với hai cường quốc Trung Cộng và Nga mà chắc họ sẽ đứng ngoài cuộc để hưởng lợi.

Nếu cuộc chiến xảy ra, thì chắc sẽ là cuộc chiến tranh không tuyên chiến cũng như những cuộc chiến mà Hoa Kỳ đã tham gia từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Nó sẽ là sự vi phạm hiến pháp và cả đạo lý, nhưng thực tế là như thế. Các Tổng Tư Lệnh khó mà đạt được sự chấp thuận của Quốc Hội, vì một khi đã tuyên chiến thì nó sẽ kéo theo trách nhiệm và ràng buộc cả hai đảng vào đó.

Tuy thế, vấn đề Bắc Hàn là một vấn đề mà Hoa Kỳ phải giải quyết. Hiện nay, Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới mà không có nước nào có thể sánh được. Cũng không có nước nào, kể cả Trung Cộng, có khả năng ngăn chặn Bắc Hàn trong việc tiến hành vũ trang nguyên tử. Hoặc Hoa Kỳ phải hành động cấp thời nếu không muốn cho Bắc Hàn có vũ khí nguyên tử để đe doạ thế giới.

Hôm thứ Ba, quân đội Nam Hàn đã bắn nhiều phát đạn cảnh cáo lên chiếc phi cơ không người lái (Drone) do Bắc Hàn phóng lên và bay vào khu vực phía Nam Vỹ tuyến 38. Nam Hàn không cho biết là có bắn rơi chiếc drone này hay không, nhưng cho hay nó đã biến mất trên màn ảnh của Radar. Đây không phải là lần đầu Bắc Hàn cho Drone bay vào không phận Nam Hàn. Năm ngoái Nam Hàn đã bắn hạ nhiều chiếc có gắn máy quay phim để do thám trên phần dất Nam Hàn.

Bắc Hàn không che đậy ý đồ thực hiện vũ khí nguyên tử. Trong một năm vừa qua, Bắc Hàn đã phóng lên không trung hàng tá những hoả tiễn trong đó có 2 lần thử nghiệm bom nguyên tử; coi thường sự ngăn cản và các quyết định của Liên Hiệp Quốc. Chính ngoại trưởng Trung Cộng l2 Vương Nghị cũng từng lên tiếng cảnh cáo Bắc Hàn không nên làm những điều vi phạm các quyết định của LHQ. Theo Thông tấn xã chính thức của nhà nước Bắc Hàn thì họ có đủ khả năng gắn đầu đạn nguyên tử vào hoả tiễn để bắn tới Hawaii và Alaska cũng như còn có thể bắn vào lục địa Hoa Kỳ.

Ngân sách dự chi trong năm 2018, sự cắt giảm trong ngân sách dành cho Phúc Lợi Xã Hội

Ngân sách quốc gia đã được hành pháp Trump đưa ra là 4 ngàn tỷ đô la. Bản dự trù ngân sách này nhằm làm cân bằng cán cân chi thu trong vòng 10 năm tới; vì nạn thâm thủng đã lên đến mức hàng ngàn tỷ mỗi năm (hiện nay nợ trần quốc gia là gần 19 ngàn 919 triệu). Đây là di sản mà Obama để lại sau 8 năm làm Tổng Thống, (nợ quốc gia tăng vọt từ 10 ngàn tỷ cuối năm 2007 lên gần 20 ngàn tỷ lúc bàn giao cho Tổng Thống Trump). Bản Ngân Sách dự trù sẽ cắt đi trong rất nhiều lãnh vực mà đáng kể là cắt 1 ngàn tỷ về các chương trình Phúc lợi Xã Hội trong 10 năm tới gồm sự cắt giảm ngân sách dành cho Welfare (800 tỷ) và Medicaid (192 tỷ) nhưng không đụng chạm đến chương trình An sinh Xã Hội và Medicare.

Việc cắt giảm Phúc Lợi Xã Hội đã làm cho nhiều người la làng lên và sẽ là đề tài cho nhóm tả khuynh tấn công vào Tổng Thống Trump. Nhưng xét cho kỹ, thì nó rất hợp lý.

Dù hai chương trình An Sinh Xã Hội (Social Security) và Phúc Lợi Xã Hội (Welfare) đều do Cơ Quan Quản Trị An Sinh Xã Hội điều hành; chúng là hai chương trình khác biệt nhau. An Sinh Xã Hội đi đôi với Medicare là để giúp đỡ về tài chánh cho những người từng làm việc, lãnh lương và bị khấu trừ một phần lương bỏ vào quỹ An Sinh Xã Hội để khi về hưu hay mất sức lao động, họ sẽ được chính phủ chi trả lại. Đây là một loại tiền hưu liễm. Trong khi đó, Phúc Lợi Xã Hội đi đôi với Medicaid là tiền mà xã hội dành ra để cưu mang với tính cách nhân đạo giúp đỡ tài chánh cho những người già cả hay tàn tật mà không đòi hỏi họ từng đóng góp tiền thuế

Chương trình SSI (Social Security’s Supplemental Security Income) đặc biệt dành giúp đỡ những người làm việc và gia đình khi họ có nhu cầu. Các gia đình có lợi tức thấp, hay đang thất nghiệp có thể xin tài trợ để giải quyết vấn đề nhà ở, thực phẩm qua chương trình SSI này. Có người được nhận SSI nhưng không được nhận Welfare, hay trái lại. Nhưng cũng có người được nhận cả hai trong vài trường hợp cá biệt.

Do chính sách nhân đạo, rộng lượng của chính phủ, chương trình Phúc Lợi Xã Hội đã bị lạm dụng làm thiệt hại ngân sách mỗi năm hàng chục tỷ đô la. Chúng tôi đã biết có nhiều trường hợp mà người thụ hưởng đã nói rằng “tiền chùa, dại gì không hưởng?” Vì thế, họ man khai và tự tạo nhiều hoàn cảnh để gặm vào số tiền này năm này qua năm nọ, với sự khuyến khích của những nhân viên trong các công ty bảo hiểm sức khoẻ vì những nhân viên này cũng có phần xơ múi trong đó.

Số người về hưu hiện nay là 50,972,696, số người thụ hưởng Medicare hiện nay là 56,067,205; trong khi có 74,046,342 người thụ hưởng Medicaid và 41,778,766 người nhận foodstamps.

Do đó, việc dự trù cắt giảm trong chương trình Phúc lợi và Medicaid là để chấm dứt sự chảy máu ngân sách. Các cơ quan điều hành phải tìm biện pháp ngăn chận sự lạm dụng để đồng tiền đi vào tay những người thật sự cần giúp đỡ.

Các ngân sách khác

Đáng kể là sự gia tăng ngân sách quốc phòng 43 tỷ đô. Đó phải coi là một điều cần thiết để tăng cường, hiện đại hoá lực lượng quân đội, duy trì sức mạnh hòng bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ trước những kẻ thù hung bạo mà gần nhất là bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS, Iran, Bắc Hàn xa hơn là Trung Cộng và Nga. Tổng Thống Trump đã hứa sẽ gia tăng các loại máy bay chiến đấu, chiến thuyền và quân dụng tối tân. Ông cũng dự trù tăng quân số thêm 56 ngàn (trước đây Obama đã cắt giảm ngân sách, giảm quân số, đóng cửa nhiều căn cứ ngay trên đất Mỹ). Tổng Thống Trump cũng muốn thêm một ngân khoản 64.5 tỷ đô la chi dùng cho các hoạt động quân sự trên khắp toàn cầu trong đó có Iraq và Afghanistan.

Trong vòng 10 năm tới, sẽ có sự gia tăng tổng cộng 469 tỷ đô la cho quân sự, nhưng lại dự trù sẽ tiết kiệm được 593 tỷ trong quỹ dành cho các cuộc hành quân bên ngoài lãnh thổ.

Tổng Thống Trump dự trù sẽ xây bức tường biên giới Mỹ- Mexico với chi phí 1.6 tỷ (ít hơn dự trù lúc ban đầu). Bức tường này dài 2000 dặm mà các chuyên viên ước tính sẽ tốn kém đến 26 tỷ đô la.

Ngân sách dành cho Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) cũng giảm 31% (từ 8.1 tỷ còn 5.7 tỷ) mà Văn Phòng Khoa Học Kỹ Thuật bị ảnh hưởng nặng nhất.

Ngân sách dành cho Bộ Ngoại Giao và Viện trợ Quốc tế giảm 29% trong đó giảm 30 tỷ mỗi năm cho viện trợ quốc tế gồm Liên Hiệp Quốc, Ngân Hàng Thế Giới và các cơ quan quốc tế khác. Thay vào đó, sẽ có những chương trình cho vay đối với các quốc gia nào cần đến sự giúp đỡ trong đó có Pakistan, Tuninia, Lebanon, Ukraine. Chỉ có các chương trình viện trợ cho Israel (3.1 tỷ), Egypt (1.3 tỷ) và Jordan (350 triệu) là không bị ảnh hưởng. Điều này cũng hợp lý, vì Hoa Kỳ không thể tiếp tục đứng ra làm Mạnh Thường Quân cho thế giới, trong khi các nước thì dùng tiền của Mỹ để phát triển mà ngay tại Mỹ thì đang bị thâm hụt.

Về Y tế và các dịch vụ nhân đạo: Viện Y Tế Quốc Gia (The National Institutes of Health) giảm từ 31.8 tỷ xuống còn 26 tỷ trong năm tới. Viện Nghiên Cứu các Bệnh Truyền Nhiễm và Dị Ứng (The National Institute of Allergy and Infectious Diseases) bị cắt mất $838 triệu, Viện Ung Thư (the National Cancer Institute) bị cắt $1 tỷ, Viện Nghiên cứ về Máu, Tim và Phổi mất $575 triệu.

Cải tổ về Thuế vụ: Các dân cử Cộng Hoà đang ráo riết tìm biện pháp cải cách thuế vụ mà theo họ thì có thể đưa đến việc giảm mức thuế thu được trong 10 năm là 1 ngàn tỷ; trong khi Tổng Thống Trump thì hy vọng gia tăng lên 1 ngàn tỷ? Ông Trump cũng hy vọng sẽ giảm nhiều mức thâm hụt ngân sách trong 10 năm để xoá được nạn thâm thủng này (năm 2016, mức thâm hụt này là 587 tỷ đô la)

Tòa Bạch Cung dự tính rằng nền kinh tế sẽ gia tăng với mức độ 3% mỗi năm cho đến năm 2021 do sự giảm thuế và giảm các luật lệ điều hành (regulations) sẽ thúc đẩy sự đầu tư và sản xuất.

Cũng nhắc lại thời Obama, ông ta đã cắt giảm 2.6 tỷ trong ngân sách dành cho Cựu Chiến Binh nhưng lại chấp thuận 4.5 tỷ để rước di dân từ nước Hồi Giáo Syria.