Thời Sự Hàng Tuần 09_16_2017 Lỗi tại tất cả, trừ tôi

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Vài tin quan trọng

Bắc Hàn tiếp tục ngoan cố. Kim Jong Un không ngừng đả kích và đe dọa sẽ cho Mỹ biết tay. Anh ta hăm dọa sẽ cho cả nước Mỹ tan tành ra tro bụi. Nhưng rồi, tên Ủn lại chơi trò làm tiền. Anh ta đòi Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải viện trợ cho Bắc Hàn mỗi năm 600 tỷ mỹ kim để Ủn ngưng chương trình nguyên tử.

Trước đây, Bắc Hàn thời cha Ủn cũng từng làm tiền kiểu này. Thế giới đã đổ vào hàng tỷ Mỹ Kim để đổi lấy lời hứa cuộc của các lãnh tụ Bắc Hàn. Sáu trăm tỷ mỗi năm trong một thời gian vô hạn! Không rõ các nước có còn nhân đạo kiểu u mê này để Ủn lợi dụng mãi hay không!

Nhìn về quá khứ, tiền viện trợ cho Bắc Hàn không hề đến tay đám dân chúng đói khổ, mà càng giúp thêm cho bọn lãnh tụ có phương tiện ăn chơi xa hoa, phung phí để rồi đầu tư vào các chương trình vũ khí nhằm tăng cường sức mạnh để tiếp tục đe dọa thế giới.

Những quốc gia Cộng Sản chỉ biết quyền lợi và uy quyền của đảng, là giới lãnh đạo. Còn đời sống dân chúng, họ đâu quan tâm. Vì thế đã có nhà chính trị Mỹ tuyên bố, dù cấm vận đến đâu, dân chúng thêm đói khát, Kim Jong Ủn vẫn không màng.

Liên Hiệp Quốc đã lại ra tuyên bố hoàn toàn cấm vận Bắc Hàn và được các nước đồng thuận.

Hoa Kỳ dường như e ngại phản ứng của Nga và Trung Cộng, nên cũng bỏ vài mục trong kế hoạch cấm vận, trong đó có việc nhẹ tay trừng phạt những nước buôn bán với Bắc Hàn.

Lỗi tại tất cả, trừ tôi

Hillary Clinton vừa làm một vòng đi bán sách, quơ cào một cú chót. Dù sách hay hoặc dở, phát hành ở Mỹ cũng có thể kiếm bạc triệu – Trong khi sách Việt ngữ, mạnh tay lắm thì in chừng 1, 2 ngàn cuốn. Vừa bán trực tiếp qua các lần ra mắt sách thì may ra huề vốn, vì dù có được ủng hộ trên giá bán, cũng phải chi phí cho nhiều thứ: vé máy bay, ăn ở, tiền mước phòng, tiền thù lao ca sĩ (nếu có), vân vân; rồi còn mang ơn những người bảo trợ. Nếu gửi qua các tiệm sách, phải trừ huê hồng thường là 40% đến 50%, tiền thì lấy từ từ. Viết sách tiếng Anh thì khá hơn. In nhiều cả chục ngàn trăm ngàn bản thì vốn không tới 1 đô la, bán ra 15, 20.  Người viết khá tiếng tăm có thể kiếm bạc triệu.

Vì vậy Hillary kỳ này cũng bộn bạc. Người ủng hộ bà ta cũng rất đông.

Cuốn sách của bà ta có tựa đề là “What Happened?” bán trên Amazone chỉ có 18 Mỹ kim.

Xin đừng hỏi chúng tôi về nội dung sách.

Qua các bình luận trên đài từ trước đến nay, nhất là sau khi sách phát hành, chúng tôi xin ghi lại một ý kiến:

“Như một cầu thủ đổ thừa cho sân, cho trọng tài, cho trái banh, cho đốo thủ…Bà Clinton cũng đổ thừa cho tất cả về sự thất bại của bà, ngoại trừ lỗi lầm của bà ta.”

Quý vị còn nhớ, bà đổ cho bọn deplorable là những người ủng hộ Trump, cho Nga, cho Comey (là người đã nhẹ tay với bà), bà đổ cho đảng Dân Chủ, cho Bernie Sanders, cho hệ thống bầu cử Đại Cử Tri….

Và mới nhất bà đổ luôn cho những người da trắng…

Một người đảng Dân Chủ từng gây quỹ và ủng hộ Clinton phải chua chát thốt lên sau khi Hillary  xuất bản sách “What Happened”

“Điều tốt nhất mà ta có thể làm là nên biến đi. Bà ta đã gây tổn thương cho tất cả chúng tôi do tính ích kỷ của bà ta. Thành thật mà nói, tôi mong bà ta câm cái mồm lại và cút đi”

Ông Chad Clausen trong một câu phê bình, nói: “Clinton không nhận lấy trách nhiệm. Vì nếu bà ta biết trách nhiệm, thì sẽ không đổ thừa cho ai khác.”

Còn Mark Strong thì mỉa mai: “Hình như cứ mỗi tháng, bà ta lại tìm ra một đối tượng để đổ thừa cho sự thất bại của mình.”

Chương trình của Trump cải cách thuế vụ

TT Trump đã hứa mạnh rằng ông sẽ cải cách thuế má. Vừa làm đơn giản những thứ hồ sơ, vừa giảm việc phân loại để đánh thuế.

Nhưng chin tháng đã qua đi. Ông vất vả vì những cú đấm từ đủ mọi phía, Cả từ phía Cộng Hoà cũng quậy phá ông. Rồi tình hình thế giới có những biến chuyển nghiêm trọng, rồi bao lần bão lụt tàn phá các tiểu bang…

Cho đến nay, việc cải cách thuế chỉ mới ở bước soạn thảo.

Ông Bộ Trưởng Ngân Khố Steven Mnuchin, trong một cuộc hội thảo hôm 12 tháng 9, có nói rằng nếu Quốc Hội thông qua việc giảm thuế, thì người trả thuế sẽ được truy lãnh cho cả năm nay. Các nhà phân tích thì e rằng việc này sẽ làm cho ngân sách quốc gia mất đi hàng tỷ tiền, và mức nợ quốc gia có thể vọt trên con số 20 ngàn tỷ.

Trước đây, ông Mnuchin dự đoán rằng Quốc Hội sẽ thông qua luật thuế vào tháng 8. Nay tháng 8 đã qua đi mà bản văn dự thảo vẫn chưa được hoàn thành. Ông Mnuchin lại nói có thể cuối năm; nhưng thời gian còn lại chỉ ba tháng, e không kịp làm gì cả.

Việc truy hoàn thuế cho người dân cũng sẽ vô cùng phức tạp. Thuế đã bị khấu trừ trên tiền lương, rồi phải tình lại theo thời giá. Nhưng ông Mnuchin thì lạc quan vì dân được bồi hoàn tiền thuế sẽ đem ra tiêu dùng. Từ đó sẽ kích thích sản xuất.

Trong quá khứ, đã có lần TT Bush cho honà trả thuế vào năm 2001. Mỗi gia đình nhận lại tử 300 đến 500. Nhưng họ chỉ dùng có 25% để mua sắm. Vì thế, người ta không đồng ý với ông Mnuchin.

Hậu quả cơn bão Irma

Anh chàng Harvey chưa đi hết, thì cô nàng Irma lại trờ tới. Và cậu Jose cũng sớn sác ngoài khơi Đại Tây Dương.

Trong tuần qua, những toàn tìm kiếm và cứu trợ đã nỗ lực hết mình để cứu vớt người bị nạn cho đến tận đầu mũi của vùng có tên chung Keys. Sở Giao Thông thì ráo riết sửa chữa những xa lộ và những chiếc cầu nối dất liền tới các đảo. Nhà chức trách thì lo chuyển phẩm vật cấp cứu. Tại Keys, có đến hơn 1 phần tư nhà cửa bị phá hủy hoàn toàn, 65% bị hư hại.

Xin nhắc là  cơn bão Irma quét một vùng có bề ngang đến 400 dặm, với sức gió khi tràn qua các đảo là 130 dặm/giờ.

Cơn bão đã tàn phá hầu như toàn bộ gia cư và cơ sở trên các đảo vùng Carribean. Nơi đây có các đảo thuộc Mỹ, có đảo thuộc Hoà Lan, và vài nước Âu Châu. Hai ngày sau khi tránh bão, cư dân trở về chỉ thấy điêu tàn.

Cơn bão tàn phá dữ nhất là miền Nam Florida, vùng thành phố Tampa; nhưng nó cũng ảnh hưởng nặng nề lên 4 tiều bang khác là Alabama, North và South Carolina, Georgia. Trong 5 tiểu bang này, số người bị mất điện lên tới hàng chục triêu. Hôm thứ hai, ợ Florida còn khoảng 10 triệu chưa có điện tức là nửa dân số Floria. Chính phủ ước tính phải mất cả tuần hơn mới vãn hồi điện lực. Những vùng bị bão tàn phá, ngoài ra còn mất cả dịch vụ điện thoại, nước uống, và có nơi còn không đủ thực phẩm. Còn khoảng hơn 100 ngàn người tại các trại tạm trú.

Về nhân mạng, có 35 người bị chết ở các đảo vùng Carribean, 7 ở Florida, 4 ở South Carolina, và 2 ở Georgia. Trong số có 6 người già chết trong khu dưỡng già mà hiện nay nhà chức trách đang điều tra xem có phải là một tội hình sự không.

Tại các tiểu bang bão không đi qua, thì lại lo sợ bị ngập lụt. Alabama, Mississippi và Goergia.

Đại phong Doksuri ghé Việt Nam

Tai ương thường đổ xuống mảnh đất nghèo Việt Nam, nhất là các tỉnh miền Trung là nơi gánh chịu nặng nề nhất. Năm nào cũng ít ra phải có một vài cơn bão kéo theo lụt lội ngập cả vùng rộng lớn mà mỗi lần có hàng trăm người chết.

Tháng 9 này, cơn đại phong Doksuri sẽ quét một vùng từ Philippines ngày thứ Ba, và đổ bộ vào vùng biển Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh cho đến Quảnh Bình của Việt Nam vào ngày thứ Sáu. Tại Philippines, có 4 người chết và 6 mất tích.

Cơn bão sẽ tăng lên với sức gió 115 dặm một giờ. Sau bão là lụt và lở dất có thể xảy ra. Có thể coi đây là cơn bão lớn nhất ở Đông Nam Á từ cả thập niên nay. Dân trong vùng đã được khuyến cáo phải di tản. Nhưng đi đâu bây giờ. Đa số là ở lại chịu trận, buộc mình vào nóc nhà, gốc cây.

Tại sao có sự phân biệt giữa Hurrican và Typhoon?

Trong vùng biển, những cơn xoáy tạo ra do khối lượng không khí khổng lồ ở quanh một trung tâm nơi có áp suất thấp.  Rồi phát sinh ra hàng loạt những cơn giông (thunderstorm). Thực tế, đại phong cũng là cơn bão, nhưng do người Tàu đặt ra (Typhoon). Điểm khác nhau là bão ở vùng Tây Thái Bình Dương thì gọi là typhoon, bão ở đông Thái Bình Dương và Đại Tây Dương thì gọi là hurricane.

Việc đặt tên các cơn bão

Mùa bão vùng Đại tây Dương bắt đầu từ 1 tháng 6 cho đến 30 tháng 11 mỗi năm.

Các cơn bão được đặt tên để người ta dễ nhớ.

Trước mỗi mùa bão, Trung tâm Bão Quốc Gia (The U.S. National Hurricane Center) ra đời từ 1950, lập ra sẵn một danh sách, và các nhà tiên đoán khí tượng cứ tham khảo vào đó để loan tin.

Sau này Tổ chức Khí Tượng Thế Giới đảm nhận việc đặt tên.

Hàng trăm năm trước kia, cũng đã có việc đặt tên bão, nhưng nó khó nhớ vì người xưa dùng các vĩ độ và hoành độ chứ không dùng tên bằng chữ. Đó là để giúp c1c nhà khí tương có thể truy tìm các cơn bão; nhưng lại bất tiện với ngưòi thường.

Từ năm 1950, Trung tâm Bão Quốc Gia bắt đầu dùng mẫu tự ABC để tuần tự đặt tên các cơn bão. Các tên đó là Able, Baker, Charlie… Và năm nào cũng tuần tự các tên đó.

Qua năm 1953, người ta thay đổi bằng cách dùng tên phụ nữ cũng như các thương thuyền luôn dùng tên phụ nữ, nhưng cũng vẫn theo thứ tự alphabet.

Qua 1979, thì dùng cả tên nam lẫn nữ. Người ta lập ra danh sách các cơn bão cho một lúc 6 năm. Sau sáu năm, tên bão trở lại từ danh sách số 1. Chỉ có một ngoại lệ, là cơn bão nào gây tàn phá mạnh, thì tên của nó sẽ không được dùng trở lại. Đây là vì lý do pháp lý và lịch sử. Ví dụ tên Katrina coi như hết dùng trong tương lai.

Một cơn giông nhiệt đới được có tên khi tạo ra vùng xoáy rộng với sức gió 39 dặm giờ. Và khi tốc độ gió lên đến 74 dặm/giờ, thì đó được coi là cơn bão.

Trong năm nay, tên các cơn bão sẽ tuần tự như sau: Arlene, Bret, Cindy, Don, Emily, Franklin, Gert, Harvey, Irma, Jose, Katia, Lee, Maria, Nate, Ophelia, Philippe, Rina, Sean, Tammy, Vince, and Whitney.

Trong khi đó thì bão vùng Dông Bắc Thái Bình Dương sẽ có Adrian, Beatriz, Calvin, Dora, Eugene, Fernanda, Greg, Hilary, Irwin, Jova, Kenneth, Lidia, Max, Norma, Otis, Pilar, Ramon, Selma, Todd, Veronica, Wiley, Xina, York, and Zelda. Mùa bão vùng này là từ 15 tháng 5 cho đến 30 tháng 11.

Bất hợp tác với ông Đinh Hùng Cường, Chủ Tịch CĐ Hoa Thịnh Đốn

Hiện nay đã có hàng chục hội đoàn, tổ chức Cộng Đồng tại Hoa Kỳ lên tiếng tẩy chay ông Đinh Hùng Cường do những việc làm trí trá và lập trường không chống Cộng của ông ta.

Trong một bài có tựa đề “Tiếng Chuông Cảnh Báo” của Sơn Tùng, ký dưới tên Ký Thiệt, đang trên báo Đời Nay, đã có những lời nhằm bào chữa cho Đinh Hùng Cường và phê phán những người đang lên tiếng về vụ Hiến Chương Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn là gây chia rẽ.

Chúng tôi không cần phải trả lời ông Sơn Tùng, vì trong quá khứ ông ta đã nhiều lần bênh vực mù quáng những hành vi phản bội của một số nhân vật lậ lờ như bà Tuyết Mai “áo đỏ sao vàng” hay vụ càc giám đốc đài Việt Nam Hải Ngoại giao du than mật với tham tán toà Đãại sứ VC ở Hoa Thịnh Đốn.

Nhưng qua vụ mới này, dần dần đã lộ diện them nhiều người mà lập trường và thái độ chính trị đi ngược lại những người Quốc Gia chân chính.

Trong danh sách mới đây, có 24 tổ chức và hơn 30 nhà hoạt động trong các lãnh vực chính trị, truyền thông đã ký tên vào Bản Tuyên Cáo Chung do Liên Hội CCS vùng Hoa Thịnh Đốn khởi xướng.

Bất hợp tác với CT Cộng Đồng  Đinh Hùng Cường vì ô Cường vu cáo rằng có  tổ chức cộng sản đằng sau những người nêu thắc mắc về vụ sửa Mục đích và Điều Lệ của Hiến Chương.

CÁC  CỘNG ĐỒNG:

-Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Georgia, Bà Trà My Nguyễn Chủ Tịch.

-Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Minnesota, ông Nguyễn Quốc Đống, Chủ Tịch

-Cộng đồng Người Việt Quốc Gia San Antonio, ông Trần Tu Do, Chủ  Tịch

-Cộng đồng Central Virginia, ông Châu Chương Thành, Chủ  Tịch

-Cộng đồng Việt Nam Bắc California, ông Nguyễn Ngọc Tiên, Chủ Tịch.

-Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, ông Đổ Văn Phúc, Chủ Tịch Chấp Hành

CÁC TỔ CHỨC và HỘI ĐOÀN:

– Báo Khai Thác Thị Trường & Đối Lực, Canada

– Báo Thế Giới Mới, Texas

– Hội Cao Niên Người Việt Quốc Gia San Antonio

– Hội HO vùng San Francisco

– Hội Cao Niên vùng San Francisco

– Hội Ái Hữu Đồng Hương Sàigòn Gia Định/ HTĐ

– Tổ chức Liên Kết Văn Nghệ Sĩ Thanh Niên, Sinh Viên Việt Nam Tự Do

– Hội Các Bà Mẹ Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn

– Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại Đông Bắc Hoa Kỳ

– Khoá 25 SQHQ Đệ Tam Dương Cưu/Đông Bắc Hoa Kỳ

– Hội Phụ Nữ Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn

Trong danh sách quý vị hoạt động Cộng Đồng, có cả các Chủ Tịch nhiều tổ chức, cựu Chủ Tịch của chính Cộng Đồng Hoa Thịnh Đốn như các ông bà:

Trịnh Đức Minh, Cựu Chủ Tịch Cộng Đồng Việt Nam tại Maryland

Nguyễn Quốc Đống Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Minnesota

Lương Sâu Hùng, PCT Nội Vụ Hội Phụ Nữ VN Vùng HTĐ và là Đại Diện Cá Nhân của Hội Đồng Đại Diện CĐVN HTĐ

Ông Vũ Hồng, Hội Đồng Quản Trị CD/NVQG/HK

Nhà thơ Vĩnh Liêm, Phoenix (AZ), nguyên thành viên Văn Phòng Thường Trực CĐ/HTĐ&MD&VA nhiệm kỳ 2003-2005.

Ông Nguyễn Sơn, HT Hội Cao Niên CDNVQG San Antonio

TS Phan Quang Trọng, Cựu CT San Antonio

Ông Trần Tự Do, Chủ  Tịch Cộng đồng Người Việt Quốc Gia San Antonio

Ông Đặng Thanh Long – L.T.D. Engineering California

Ông Nguyễn Kinh Luân – Cựu CT Cộng Đồng NVQG Hạt Tarrant Texas

Ông Đoàn Trọng Hiếu – Trưởng Khối Truyền Thông, CĐNVQGHK ở New Mexico

Bà Nguyễn Trish Thùy Dương – Cưu Chủ Tịch Cộng Đồng NVQG Georgia

Ông Đăng Nguyên, CT Văn Bút VNHN/ĐBHK

Ông Nguyễn Vĩnh Hưng – CT Hội Ái Hữu Đồng Hương Sài Gòn – Gia Định HTD

Ông Nguyễn Phú – CT Hội Cao Niên Vùng San Francisco, CT Hội HO Vùng San Francisco

Bà Lili Trần- Hội Ái Hữu Đồng Hương Sài Gòn – Gia Định HTĐ

Ông Đoàn Hữu Định – Cựu Chủ Tịch Tổ Chức Cộng Đồng VN/ HTĐ, MD&VA

Ông Đỗ Văn Phúc – CT/HĐCH Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

Ông Nguyễn Ngọc Tiên – CT Cộng Đồng Bắc Califorinia

Ông Châu Chương Thành- CT Cộng Đồng Central Virginia

Ông Nguyễn Đình Trinh – CĐ Nashville, Tennessee

Bác Sĩ Tôn Thất Sơn, Na Uy

Nha Sĩ Lê Ngọc Túy Hương, Đức Quốc

Nhạc sĩ Huỳnh Công Ánh

Cô Lữ Anh Thư

Mục Sư Huỳnh Quốc Bình, Oregon

Bà Trần Thị Tụ, Nhóm Tu Thư Dịch Thuật, Hội Đồng Đại Diên CĐ

Bà Nguyễn Thị Bé, Hội Các Bà Mẹ Việt Nam/Hoa Thịnh Đốn

Ông Châu Huyết Hùng, Khoá 25 Sĩ Quan Hải Quân VNCH

Bà Huỳnh Trúc Nương- Virginia

Bà Nguyễn Thị  Bé Bảy, Nữ Quân Nhân VNCH

Ký giả Hoàng Lan Chi – Úc Châu