Thời Sự Hàng Tuần 13 tháng 1, 2018 Nữ Tổng Thống Oprah Winfrey?

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận 

Nữ Tổng Thống Oprah Winfrey?

Oprah Winfrey, 63 tuổi, là một phụ nữ da đen rất thành công và giàu có. Bà ta là chủ một talk show mang tên The Oprah Winfrey Show từ năm 1986 đến 2011, sau đó làm chủ một thương vụ Harpo Production và Oprah Winfrey Network. Sinh ra trong một gia đình rất nghèo ở vùng quê thuộc tiểu bang Mississippi, bà đã chửa hoang từ năm 14 tuổi, rồi ở với một người mà bà gọi bằng cha (?) cho đến khi kiếm được một việc đọc tin trên đài phát thanh địa phương. Sau này, nổi tiếng nhờ talk show được nhiều người ái mộ, bà trở thành người phụ nữ da đen giàu nhất không những tại Hoa Kỳ mà khắp thế giới với tài sản chừng 3 tỷ đô la. Bà ta giàu đến độ một lần trong khi du lịch, chú chó cưng bị bệnh, bà ta thuê bao nguyên một phi cơ với giá hàng trăm ngàn đô la chỉ để chở chú chó đi trị bệnh.

Winfrey là người đảng Dân Chủ, yểm trợ tích cực cho Barack Obama. Nhờ bà ta, Obama có được hàng triệu phiếu bầu trong hai kỳ tranh cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2008 và 2012.

Oprah cũng có đóng vài phim từ năm 1985 và từng được đề cử tranh giải thưởng diễn viên phụ xuất sắc.

Về đời tư, Oprah chưa hề kết hôn mà chỉ sống với bạn tình Stedman Graham mà dự định thành hôn vào năm 1992 đã không thành. Nhưng họ vẫn còn chung sống với nhau.

Đầu năm nay, Oprah Wnfrey trở thành phụ nữ da đen đầu tiên được trao giải Quả Cầu Vàng mang tên nhà làm phim nổi tiếng Cecil B. DeMile. Tài tử da đen đầu tiên được giải này là Sydney Poitier.

Trong khi nhận giải tối Chủ Nhật 7 tháng 1, Oprah đã đọc một bài diễn văn với những lời lẽ hùng hồn mang tính chất chính trị nhiều hơn về nghệ thuật. Bài diễn văn đề cập đến tình trạng quấy nhiễu tình dục và phong trào có tên là #MeToo.

Nhiều người đã tung hô bà Winfrey và gợi ý bà sẽ là Tổng Thống tương lai của Hoa Kỳ, là điều mà chính bà ta cũng chưa có ý định rõ ràng. Anh bồ của bà là Stedman Graham còn nói rằng dân chúng sẽ quyết định, và bà ta sẽ chắc chắn nghe theo. Những người liberal coi như đã liệt kê tên bà ta ở thứ hạng 11 trong danh sách những ứng cử viên Dân Chủ cho mùa bầu cừ 2020.

Đài NBC sau khi tweet ra một câu hoan hô Tổng Thống tương lai Oprah Winfrey, bị phản ứng chê trách của khan giả, phải xin lỗi và  bào chữa rằng cái tweet đó là do một nhân viên mà họ mướn đã đưa tin ra!

Liệu Oprah có hy vọng gì không?

Sau khi Hillary Clinton bị tiêu tan sự nghiệp chính trị do nhiều tai tiếng và có thể phải trả giá rất đắt cho những hành vi phạm luật của bà trong quá khứ, Đảng Dân Chủ còn bà Elizabeth Warren mà thấy cũng không sáng giá gì mấy. Nay họ nhìn vào Oprah Winfrey như một ngôi sao có thể đoạt chức của Tổng Thống Trump ba năm tới!

Việc những người nổi tiếng trong ngành giải trí được ưa chuộng để thành công khi tranh cử không phải hiếm tại Mỹ.

Tổng Thống Ronald Reagan trước khi là Thống Đốc California (1967-1975) và Tổng Thống Hoa Kỳ (1981-1989) cũng xuất thân từ một tài tử điện ảnh, chuyên đóng vai cow boy. Thống Đốc California Arnold Schwarzenegger trước đó chỉ nhờ là một anh lực sĩ có thân hình đẹp để được mời đóng loại phim action. Đặc biệt lạ lùng hơn nữa là anh lực sĩ này dân gốc nước Austria, mới đến Mỹ khoảng giữa thập niên 1980, nói tiếng Anh còn ngọng nghịu. Thế mà năm 2003 đã được bầu là thống đốc một tiểu bang lớn nhất Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ.

Còn nói về kinh nghiệm chính trường, thì Obama và Tổng Thống Trump có kinh nghiêm gì đâu? Nhưng một bên thì ăn nói hấp dẫn mà chẳng làm được trò trống gì; một bên thì cư xử vụng về, nhưng đã tỏ lòng vì quyền lợi đất nước.

Vì thế, việc Oprah Winfrey có định ra tranh cử trong năm 2020 thì cũng chẳng lạ gì. Nhưng theo thăm dò thì có 56% ái mộ bà này về cá nhân, nhưng trên 67% lại tỏ ý không chấp nhận bà này là Tổng Thống Hoa Kỳ trong tương lai!

Riêng nhận xét cá nhân, chúng tôi nhìn thấy bà này cũng như đa số những người trong lãnh vực giải trí, đa số là có khuynh hướng liberal, có cuộc sống riêng tư rất bê bối. Họ đều có những mâu thuẫn nên rất khó tin được về những lời tuyên bố ngoài miệng của họ. Trong ấm ảnh chụp với ông Harvey Weinstein, là người bị cả trăm cô đào tố cáo sác nhiễu tình dục, bà Winfrey đang có một hành vi nặng tình dục khi hai người ngồi tại một bàn ăn giũa bao nhiêu quan khách. Bà ta thè lưỡi liếm vào dái tai ông Weinstein (một hành vi khích dục)! Và bây giờ, thì trước cử toạ khi nhận giải Golden Globe, Oprah Winfrey hùng hồn lên án chuyện quấy nhiễu tình dục để bảo vệ phụ nữ!

Fire and Fury: Inside the Trump white House 

Đó là nhan đề một cuốn sách của Michael Wolff viết về những điều xảy ra trong Bạch Cung không ngoài mục đích nói xấu Tổng Thống Trump hầu chứng minh rằng ông không xứng đáng là Tổng Thống Hoa Kỳ.

Từ khi ông Trump nhậm chức đến nay gần tròn 1 năm. Bao nhiêu mũi dùi từ phía đảng Dân Chủ, nhóm liberal, tả khuynh và ngay cả những chính khách nhà nghề trong đảng Cộng Hoà không ngừng những nỗ lực nhằm dẩy ông ra khỏi Bạch Cung.

Trong cuốn Fire and Fury này, tác giả như muốn ví Tổng Thống Trump với “ông vua ở truồng” là ông vua trong truyện The Emperor’s New Clothes của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen. Trong truyện, đó là một ông vua bị hai tên bịp từ phương xa đến gạt ông mặc một chiếc áo may bằng loại vải mà chỉ có người công chính lương thiện mới nhìn thấy. Thực ra, ông chẳng mặc gì cả. Nhưng đám quần thần và dân chúng vì sợ bị chê là người không lương thiện, nên làm bộ như nhìn thấy chiếc áo và khen lấy khen để chiếc áo của vua là đẹp.

Trong khi đó, qua hôm sau cuốn sách phát hành, Tổng Thống Trump đã tweet ra rằng ông là người có tài và rất ổn định chứ không phải ngớ ngẩn, ngu ngốc như tác giả Wolff miêu tả.

Cũng vào thời điểm này thì hai vị Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà là Charles E. Grassley và Lindsey O. Graham đã đưa đề nghị Bộ Tư Pháp nên điều tra hình sự đối với Christopher Steele, một điệp viên Anh, là người tạo ra tập Trump Dossier trong đó moi móc đủ chuyện xấu về ông Trump nhằm giúp bà Clinton triệt hạ ông trong mùa bầu cử năm ngoái. Tập dossier cũng bịa chuyện ông Trump câu kết với Nga, mà mãi đến ngày hôm nay, phe chống Tổng Thống Trump vẫn chưa tìm ra được bằng chứng nào!

Cuốn sách đã bị nhiều nhà báo vạch rằng chưá đựng những điểm không đúng sự thật. Ví dụ PolitiFact nêu ra sau đây:

  • Wolff viết rằng theo cái dossier của Steele, thì ông Trump bị Nga mua chuộc, cài độ. Thật ra, thì người ta có âm mưu gài độ, mua chuộc ông Trump nhưng ông không bị sa bẩy và không trở thành nạn nhân của Nga.
  • Wolff viết rằng Chủ Tịch Hạ Viện John Boehner từ chức năm 2011, thật ra là năm 2015.
  • Wolff viết rằng năm 2016, Tổng Thống còn không biết đến ông Boehner; thật ra, ông Trump đã tweet về uy tín của ông này năm 2015.
  • Wolff viết rằng Tổng Thống Trump chọn ông Wilbur Ross làm Bộ Trưởng Lao Động, thật ra là Bộ Thương Mại.
  • Wolff viết sai rằng nhà báo Mark Berman của Washington Post có mặt tại buổi ăn sáng ở Four Seasons. Thật ra người này là Mike Berman.
  • Ngoài ra còn nhiều lỗi chính ta (spelling) như Hilary Rosen (viết là Hillary), Handling, Public, Differed thì viết thành Honding, Pubic, Deffered…

Cuốn sách của Wolff, theo tiêu chuẩn báo chí, thì hoàn toàn không đủ trong sáng và thiếu các nguồn dẫn chứng.

Wolff khoe rằng ông ta phỏng vấn đến 200 người làm việc trong Bạch Cung! Có những chuyện chỉ xảy ra giữa Tổng Thống Trump, ông Steve Bannon và cô Ivanka. Làm sao ông Wolff biết và kể lại rành mạch? Bộ ông Bannon kể lại? Hay cô Ivanka mách chuyện? Hay chính ông Trump nhắc tới cho ông Wolff hay?

Luật sư riêng của Tổng Thống Trump đã nộp đơn kiện Fusion GPS và Buzzfeed về tội vu khống, mạ lị. 

Manafort kiện ông Mueller trong việc điều tra sự can thiệp của Nga. 

Hôm Thứ Tư tuần qua, Paul Manafort đã đệ đơn kiện ông Robert Mueller và cả Bộ Tư Pháp. Ông Paul Manafort trước đây là Trưởng Ban Vận Động Bầu Cử của Tổng Thống Trump, còn ông Robert Mueller là người đứng đầu một ủy ban Bộ Tư Pháp điều tra về vụ Nga dính líu đến Tổng Thống Trump. Trong đơn kiên, Manafort cho rằng những công tố viên đã vượt quá quyền hạn khi kết tội ông ta về những điều mà ông nói không liên quan đến sự can thiệp của Nga trong cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016.

Đơn kiện được nộp tại Toà Án Liên Bang ở Washington. Nó sẽ là sự thách đố quyền lực hợp pháp của ông Mueller và tư cách cố vấn đặc biệt của ông. Việc này diễn ra sau khi có những dân cử Cộng Hoà cáo giác rằng Ủy ban của ông Mueller bao gồm nhiều thành viên có sự ác ý đối với Tổng Thống Trump khi họ điều tra để truy tìm sự câu kết giữa nhóm tranh cử của Tổng Thống Trump với phía Nga, cũng như những ảnh hưởng đến kết quả bầu cử.

Vào tháng 10 năm ngoái, có 4 người trong vòng thân cận của Tổng Thống Trump bị tố cáo nhiều tội. Trong đó có ông Paul Manafort bị tố cáo âm mưu rửa tiền do những công việc ông ta lobby thay mặt cho một đảng chính trị Ukrain thân Nga. Ông chối bỏ lời tố cáo này, cho rằng mình vô tội. Một vị khác bị tố cáo là Đại Tướng Michael Flynn, cựu Cố Vấn An Ninh Quốc Gia đầu tiên của Tổng Thống Trump.

Trong đơn, Manafort than phiền rằng việc ông Mueller điều tra vào những việc làm ăn đã xảy ra từ hàng chục năm trước là hoàn toàn phi lý. Vì nhiệm vụ của Mueller là nhắm vào Nga và ban tranh cử của Trump. Theo Manafort, Ủy ban của ông Mueller đã vi phạm nhiều điều trong chính sách và diễn trình của Bộ Tư Pháp, và đi quá xa thẩm quyền pháp định về nội dung cuộc điều tra.

Manafort cho hay đã từng tự nguyện làm việc với Bộ Tư Pháp và cơ quan FBI vào tháng 7, 2014, ba năm trước khi ông Mueller được giao phó việc điều tra. Trong những lần làm việc đó, Manafort đã báo cáo đầy đủ chi tiết về những hoạt động của ông ta với những nhà ngoại giao Ukraine ở Kiev và Cyprus. Manafort nói rằng những việc này không mảy may liên quan đến cuộc bầu cử Tổng Thống năm 2016 hay liên quan gì đến Tổng Thống Trump.

Theo đơn kiện, ông Manafort yêu cầu hủy bỏ vụ án của ông ta.

Thượng Viện đòi điều tra hình sự tác giả của Trump Dossier.

Như đã nhắc đến ở trên, các Nghị sĩ Cộng Hoà là ông Chuck Grassley, Chủ Tịch Ủy Ban Tư Pháp và ông Lindsey Graham đã ngỏ ý yêu cầu Bộ Tư Pháp mở cuộc điều tra có tính cách hình sự đối với ông Christopher Steele, người thảo ra tập hồ sơ Trump dossier liên quan đến những diều mà phe Dân Chủ cáo buộc Tổng Thống Trump câu kết với Nga trong mùa bầu cử 2016.

Steele là một cựu gián điệp Anh Quốc và là một thám tử tư đã nói nhiều điều dối trá với cơ quan điều tra liên bang về những mối liên hệ của ông ta với các phóng viên ký giả báo chí.

Luật liên bang nghiêm cấm và trừng phạt những người có lời khai gian dối hoặc sai sự thật khi trả lời các cấp thẩm quyền liên bang, trong đó có cả với những nhà điều tra của Quốc Hội.

Steele đã lập ra một tập hồ sơ dày cộm về ông Trump, nhưng cho đến nay những điều này vẫn chưa được minh chứng. Nó nêu ra âu mưu của những nhân viên trong Ban Tranh Cử của ông Trump liên hệ đến những người của Nga nhằm giúp cho ông Trump đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ. Tập dossier này cũng bao gồm nhiều bài nhắm vào việc tố cáo ông Trump một cách mơ hồ.

Tổ chức Fusion GPS nguyên thủy năm 2015 là do nhóm bảo thủ The Washington Free Beacon tài trợ bằng tiền của những vị trong đảng Cộng Hoà dấu tên khi diễn ra cuộc tranh cử sơ bộ. Sau đó thì ủy ban tranh cử của bà Clinton bỏ ra 9 triệu từ tiền quỹ tranh cử của đảng Dân Chủ trả cho họ để làm hồ sơ bôi nhọ ông Trump. Fusion GPS giao cho Steele đảm trách việc soạn tập dossier 35 trang này và đưa ra công luận vào tháng giêng.

Đã có sự phân hoá giữa những thành viên Cộng Hoà và Dân Chủ trong Ủy Ban Tư Pháp Thượng Viện trong việc điều tra vụ Nga câu kết. Những vị Cộng Hoà thì xem việc điều tra của ông Mueller thuộc Bộ Tư Pháp là do phe Dân Chủ giật dây chống lại Tổng Thống đương nhiệm. Ngược lại các vị Dân Chủ thì cho rằng phiá Cộng Hoà đang muốn làm lạc hướng để bảo vệ Tổng Thống.

Ủy Ban Tư Pháp là cơ quan có quyền tài phán trên Bộ Tư Pháp và cơ quan FBI nhưng gần đây đã tỏ ra ít quan tâm đến vụ điều tra về câu kết của Nga. Ngoài vụ này, còn có những cuộc điều tra do các Ủy Ban Tình Báo cả Hạ Viện lẫn Thượng Viện thực hiện.

Lại có tin một Thượng Nghị Sĩ Cộng Hoà nói hôm thứ Tư rằng ông James Comey, Giám Đốc FBI đã để lộ ra ngoài những tin tức mật quan trọng trong lúc ông ta cố gắng giải thích việc ông bị Tổng Thống Trump cho thôi việc. Thượng Nghị Sĩ Grassley nói rằng ông Comey viết bảy bản giác thư (memos) và đã đưa bốn bản cho một giáo sư là người thường biện hộ cho ông. Những bản văn này chứa đựng tin thuộc loại mật.

Hồi hương 200 ngàn người Salvador

Việc cải tổ di trú của Tổng Thống Trump sẽ có ảnh hưởng tức khắc đến 200 ngàn người Salvador mà Hoa Kỳ cho tạm cư trong tình trạng bảo vệ. Những người này sẽ phải tự nguyện rời Hoa Kỳ trước tháng 9, 2019. Nếu không sẽ bị tống xuất.

Sẽ có bốn quốc gia mà công dân của họ không còn nhận được tình trạng che chở tạm thời (Temporary Protected Status) của Hoa Kỳ. Trong đó người Salvador là đông nhất trong một chương trình rộng lượng cung cấp cho họ những sự cứu trợ nhân đạo bởi vì Hoa Kỳ xem họ là nạn nhân của các thiên tai hay sự ngược đãi chính trị, hay trốn tránh nạn khủng bố, bạo lực xảy ra trên nước họ. Phần lớn những người Salvador này sống ở các thành phố lớn như Washington, Los Angeles, New York, Houston vân vân. Họ đến Mỹ sau nạn động dất kinh hoàng ở Trung Mỹ năm 2001. Nhiều người đã tạo dựng cơ ngơi, lập gia đình, làm ăn buôn bán dự tính mọc rể ở Hoa Kỳ. Có rất nhiều người Salvador đến Mỹ bất hợp pháp qua đuờng biên giới Mỹ Mexico, hoặc là bọn trẻ vượt biên không có người thân, mà nay chúng đã lớn lên. Rất nhiều thanh niên El Salvador là thành viên băng đảng tội phạm hung ác MS-13 ở New York mà cảnh sát hiện tập trung nỗ lực để loại trừ. Băng đảng này hoạt động mạnh ở các nước Trung Mỹ, đặc biệt tại El Salvador.

Thời Tổng Thống Obama, vào tháng 9, 2016, có gia hạn cho những người này thêm 18 tháng vì cho rằng nước El Salvador tạm thời chưa có khả năng nhận trở lại số dân của họ. Nhưng bà Bộ Trưởng Nội An Kirstjen Nielsen hiện nay cho rằng El Salvador đã nhận sự viện trợ hậu hỉ của quốc tế để phục hồi. Nhà trường, bệnh viện, khu gia cư đã được tái dựng. Chính phủ nước này chỉ còn nhiệm vụ nhận và điều chỉnh tình trạng của những người trên mà thôi.

Theo Bộ Nội An, trong 2 năm qua đã có hơn 39 ngàn người Salvador về nước, và chính phủ họ đã chứng tỏ có khả năng thu xếp rồi. Tổng Thống El Salvador là Salvador Sanchez Ceren hôm thứ Sáu đã gọi điện thoại cho bà Nielsen để xin gia hạn thêm cho số gần 200 ngàn người còn lại. Ông mong là cần thêm thời gian để Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ có biện pháp lâu dài cho phép họ đinh cư ở Mỹ.

Trong thực tế, cũng như các nước có số kiều bào cư ngụ tại Mỹ đông đúc, El Salvador thủ lợi rất nhiều nhờ đồng tiền dân của họ ở Mỹ gửi về nước.

Với dân số chỉ có 6.2 triệu, El Salvador về mặt xã hội, là một nước có mức tội phạm cao nhất thế giới mà đa số liên quan đến các băng đảng. Nước này có tỷ lệ giết người trên dân số cũng cao nhất thế giới.

Phản ứng chung

Chủ Tịch đảng Dân Chủ Tom Perez phê bình quyết định trục xuất là tàn nhẫn, là do một Tổng Thống không có con tim. Ông cho rằng khi đuổi những người El Salvador đi tị nạn thiên tai và bạo lực, Tổng Thống Trump đã xé nát sự đoàn tụ của gia đình họ, đặt họ vào tình trạng nguy hiểm, Tổng Thống Trump đã quay lưng lại với những giá trị mà từ đó đã làm cho Hoa Kỳ vĩ đại!

Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez cũng lên tiếng lập lại những ta thán và thất vọng của số người sắp bị trục xuất.

Nhưng nhóm NumbersUSA, ủng hộ việc hạn chế di dân thì ca tụng hành vi của Bộ Nội An là một bước quan trọng giải quyết về chương trình nhân đạo mà đã bị lạm dụng từ nhiều năm nay. Ông Roy Beck, Chủ tịch tổ chức này nói rằng việc cho phép những công dân ngoại quốc ở lại Hoa Kỳ trong một thời gian lâu dài sau khi tình hình nước họ đã cải thiện là gây tác hại cho sự hội nhập của chương trình và làm cho tình trạng che chở tạm thời này trở thành một tình trạng cư trú vĩnh viễn.

Trên thế giới, ít có nước nào độ lượng và nhân đạo như Hoa Kỳ. Năm 1990, Hoa Kỳ lập ra chương trình gọi là “Tình trạng bảo bọc tạm thời” (Temporary Protected Status) để giúp cho dân các nước đang bị động đất, bão lụt, chiến tranh, hay các tai họa khác tạm thời cư trú tại Mỹ với sự trợ cấp nhân đạo khá dồi dào. Chương Trình này đã giúp  cho khoảng 320 ngàn người từ 10 nước khác nhau, trong đó có El Salvador, Haiti, Hondura, Nicaragua, Nepal, Somalia, Syria, Yemen và Sudan.

Nhưng những người tị nạn tạm thời này đã không chịu ra về sau khi được hưởng mọi thứ trong từng hạn kỳ tạm là 18 tháng.

Vào tháng 11 năm ngoái, người tiền nhiệm của bà Nielsen là Elaine Duke đã yêu cầu 50 ngàn người Haiti về nước trong hạn kỳ đến 22 tháng 7, 2019. Bà cũng ra hạn đến 5 tháng 1, 2019 cho khoảng 2500 người Nicaragua. Còn đối với hơn 50 ngàn người Hondura, thì chưa có sự quyết định.

Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng đang có tranh cãi về tình trạng các trẻ em di dân lậu, trong chương trình gọi là DACA do Obama bảo trợ. Số trẻ này, mà nay đã lớn, cũng lên tới cả triệu người. Người ta vẫn vô cùng thắc mắc khi các vị Dân Chủ ra sức bảo vệ cho đám thanh niên di dân bất hợp pháp mà họ gọi là “dreamers” này. Chẳng lẽ chỉ có những người xa lạ từ nước ngoài nhập cư bất hợp pháp này mới có giấc mơ sống và làm việc hạnh phúc ở Hoa Kỳ thôi sao? Còn con cháu công dân Hoa Kỳ chúng ta không phải là “dreamers” ư? Thanh thiếu niên Mỹ cũng phải vất vả làm việc trong các tiệm ăn hai ba đô la một giờ để có tiền đi học đấy! Và cha mẹ chúng phải oằn lưng trả tiển y tế, phụ tiền học phí cho chúng, trong khi bọn trẻ DACA thì hưởng trọn mọi thứ phúc lợi do tiền chúng ta đóng thuế? Dân Mỹ cũng cho rằng con em công dân Mỹ cũng là “Dreamers” và phải được ưu tiên hơn những “dreamers” đến từ nước ngoài.

Phe Dân Chủ còn nói rằng DACA is not illegal! Đảng Dân Chủ là của người Mỹ hay của người nước ngoài?

Những điểm quan trọng trong chính sách di dân mới đây

Trong cuộc gặp gỡ với các nhà lập pháp của cả hai đảng tại toà Bạch Ốc đầu tuần này, Tổng Thống Trump đã cùng tỏ sự mong muốn có một đạo luật đầy đủ về di dân (comprehensive) mà ông gọi là “ Law of Love”. Ông cũng chia sẻ kế hoạch với Quốc Hội trong tuần này, trong đó có những điểm chính sau:

1.- Ông sẽ mở lối cho nhập tịch những thanh niên trong cái gọi là chương trình DACA, nhưng phải có sự lựa chọn chứ không mở toang cho bất cứ ai. Việc này xem như một nhượng bộ đáng kể đối với những yêu sách của phe Dân Chủ.

2.- Tuy nhiên, ông chủ trương xoá bỏ cách thức di dân dây chuyền, tức là các gia đình tiếp nối bảo lãnh nhau, và nó sẽ không bao giờ chấm dứt mà càng ngày con số sẽ tăng theo cấp số nhân.

3.- Việc cho pháp dân nhập cư sẽ dựa trên tiêu chuẩn merit, tức là những người có khả năng, có thiện chí mà sẽ mang lại diều tốt lành và lợi ích cho Hoa Kỳ. Chấm dứt việc nhập cư kiểu bắt thăm “lotto”.

4.- Việc xây dựng bức tường biên giới tiếp giáp Mexico phải được tiến hành. Vì dó là an ninh quốc gia và an toàn xã hội. Ông yêu cầu Quốc Hội sẽ tài trợ cho kế hoạch này.

Tổng Thống Trump viết trong một lá thư rằng sự cải tổ về di dân là thiết yếu để bảo vệ quyền lợi của đất nước. Chúng ta phải nhìn nhận rằng có nhiều lỗ hổng, những luật lệ lỗi thời, dễ bị khai thác lạm dụng trong hệ thống di trú của chúng ta.

Tối thứ Ba, trên đài One America News Network loan tin rằng đảng Dân Chủ đang lo ngại giới trẻ (milleniards) là cử tri của Dân Chủ sẽ chuyển qua bỏ phiếu cho Cộng Hoà. Đó là do hậu quả có đến 80% thanh niên Mỹ sẽ thất túi tiền của họ có thêm sau khi luật thế mới của Tổng Thống Trump có hiệu lực. Và họ cũng nhìn thấy một nền kinh tế tự tin đang trở lại. Trong khi đó, truyền thong dòng chính ta khuynh cứ léo nhéo cho rằng chính sách thuế của Trump đang làm hại giới trung lưu và nghèo khó! Cũng trên đài này đã loan tin hệ thống bảo trợ y tế nhà nước của Anh vừa qua pphải phá sản. Chính phủ Anh không đủ tiền tài trợ cho 50 ca giải phẫu. Chế độ bao thầu y tế nhà nước là một trong những nội dung của chủ nghĩa xã hội, phóng túng. Ai nghe theo lời đường mật của nhóm này thì hãy nhìn vào gương hệ thống y tế tại các nước Cộng Sản. Tất cả những gì do nhà nước cấp miễn phí đều tồi tệ hết mức!

Tuần qua, cơ quan FBI mở một cuộc lung xét gần 100 cây xăng 7-Eleven để bắt các chủ tiệm muớn người di dân lậu.

Liệu hai nước Bắc và Nam Hàn có thuận thảo không?

Thế vận hội mùa đông sắp diễn ra tại thành phố Pyeongchang ở Nam Hàn từ ngày 9 đến ngày 25 tháng 2, 2018.

Tuần trước, trong một bài diễn văn vào ngày đầu năm, Kim Jong Un tuyên bố họ sẽ có thể cử phái đoàn lực sĩ tham dự thi đấu và hy vọng sẽ có những cuộc thảo luận giữa hai miền. Cuộc họp giữa đại diện hai bên đã diễn ra ngày thứ Ba vừa qua tại một làng trong vùng biên giới Panmunjom. Trong lần này, Bắc Hàn hứa sẽ gửi đoàn đấu thủ, một đoàn cheer leaders, và cà một đoàn biểu diễn nghệ thuật.

Tiếp theo đó, hai phía Nam Bắc Hàn cùng tuyên bố sẽ mở những cuộc thảo luận cao cấp để bàn về việc trao đổi trên nhiều lãnh vực, kể cả về quân sự để làm dịu tình hình căng thẳng giữa hai miền nhằm tiến đến hoà giải hoà hợp và liên đới.

Cuộc thảo luận hôm thứ Ba là lần đầu sau hơn hai năm hai bên chấm dứt đàm phán, nhưng cũng tạo ra chút ít hy vọng (hảo huyền?) sau những lần thử nghiệm hoả tiễn và nguyên tử mà người ta tưởng như sắp nổ ra cuộc thế chiến.

Phía Nam Hàn thì rất cởi mở. Đã có rất nhiều lần họ chìa bàn tay thân ái ra cho bắc Hàn. Năm 1964, Nam Hàn từng đề nghị hai miền nhập chung một phái đoàn lực sĩ tham dự Thế Vận nhưng không được Bắc Hàn đáp ứng. Năm 1991, hai miền tham dự chung một đoàn trong kỳ tranh giải bóng bàn và bóng tròn của giới trẻ. Năm 2000, lưc sĩ hai miền diễn hành chung trong lễ khai mạc Thế Vận ở Sydney. Qua 2004, họ lại đi chung dưới lá cờ xanh trắng tại Thế Vận Athens. Rồi năm 2007, họ lại đi chung tại Á Vận Hội mùa đông ở Changchun, Trung Hoa.

Bắc Hàn không có những lực sĩ có tiêu chuẩn quốc tế về các môn thi trong Thế Vận mùa đông. Ông Chang Ung, đại diện Ủy ban Thế Vận Quốc Tế vào cuối tuần đẽ bay đến Thụy Sĩ để bàn với các viên chức trong Ủy Ban tìm cách giải quyết giúp cho lực sĩ Bắc Hàn được tham dự.

Việc Bắc Hàn tham dự Thế Vận lần này đã hoá giải nỗi lo ngại rằng vé sẽ không bán hết do du khách và khách hâm mộ thể thao sẽ lo sợ một màn khủng bố do Bắc Hàn gây ra.

Tuy nhiên, vẫn còn sự khác biệt giữa hai miền trong hành động có vẻ thuận lợi và thiện chí này. Đó là Bắc Hàn thì muốn thế giới phải thừa nhận tình trạng cường quốc nguyên tử của họ; còn miền nam thì chủ trương hoà bình trong một vùng không có sự đe dọa của nguyên tử.

Tổng Thống Trump thì xem đây là một sự khởi đầu mới và to tát. Ông hy vọng sẽ có những tiến bộ trong thương thảo giữa hai miền. Ông đã ra lệnh đình chỉ những cuộc tập trận chung giữa Quân Đội Mỹ và Quân đội Nam Hàn để làm dịu tình hình.

Tổng Thống Moon của Nam Hàn hy vọng Bắc Hàn sẽ cho phép các gia đình bị chia cách trong thời chiến tranh xa xưa được tạm đoàn tụ như từng xảy ra một lần cách đây rất lâu. Ngoài ra, Nam Hàn cũng tái thoả thuận việc mở lại các khu công nghiệp phối hợp giữa hai miền và các dự án du lịch. Nhưng việc này bị xem là vi phạm lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc mới đây đối với Bắc Hàn.

Việc Bắc Hàn chịu ngồi lại cùng Nam Hàn không làm cho giới quan sát ngạc nhiên chút nào. Qua lịch sử, Bắc Hàn cũng từng có những màn hung hãn đe doạ chiến tranh, rồi lại tìm cách đối thoại với ý đồ đạt được những quyền lợi mà họ không thể có sau khi bị Nam Hàn và các đồng minh Hoa Kỳ gây khó khăn về kinh tế. Đây là chiến thuật đánh khi mạnh và quay sang dàm khi yếu thế chúng ta thường thấy ở Cộng Sản Việt Nam thời chiến tranh. Người ta cho rằng Kim Jong Un chọn việc thảo luận là do sự chế tài nghiệt ngã của Hoa Kỳ và đồng minh đã gây nhiều tổn thất cho Bắc Hàn; và nhất là lời đe dọa cứng rắn của Tổng Thống Trump, là điều mà từ trước đến nay chưa có Tổng Thống Hoa Kỳ nào nói ra mạnh mẻ như thế.

Cũng có người cho rằng, qua việc hai bên ngồi lại với nhau, Bắc Hàn muốn tạo ra sự ly gián giữa Nam Hàn với Hoa Kỳ. Trong khi phát biểu, Kim Jong Un luôn dùng chữ đồng bào, kêu gọi tinh thần quốc gia của dân tộc Triều Tiên.

Cộng Sản là thế, không thể nào tin được thiện chí của họ!

Tranh chấp quyền lợi tại Việt Nam

 

Cuộc đấu đá nội bộ tranh giành quyền lợi và quyền lực tại Việt Nam đã đưa đến vụ bắt giữ và đưa ra toà một lúc 22 con cá mập là thành viên cao cấp trong chính quyền Cộng Sản Việt Nam. Một phiên toà bắt đầu hôm thứ Hai đã xử những người này về các tội danh làm thất thoát hàng trăm triệu đô la của Công Ty dầu lửa PretroVietNam mà trong dó chắc chắn sẽ có nhiều án tử hình.

Trong số những người bị ra toà, có cả thành viên thuộc Bộ Chính Trị, là cơ quan cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đó là Đinh La Thăng. Và một Ủy viên Trung Ương Đảng, Trịnh Xuân Thanh, người mà công an Việt Nam đã bắt cóc từ Đức rồi chuyển bằng nhiều phương tiện đưa về Việt Nam để chịu tội.

Cùng lúc đó, tại Sài Gòn cũng có phiên toà xử vụ gian lận trong Ngân Hàng Xây Dựng Việt Nam với 46 bị can trong đó có Phan Công Danh, Giám Đốc Ngân Hàng bị cáo buộc làm thất thoát 269 triệu đô la. Tổng số thất thoát, theo nhà nước Cộng Sản Việt Nam là 683 triệu đô la.

Dây là một chiến dịch lớn của phe phái đang cầm quyền Nguyễn Phú Trọng nhằm triệt hạ vây cánh của đối thủ, Nguyễn Tấn Dũng nhưng che dậy dưới danh nghĩa chống tình trạng tham nhũng, gian dối và quản trị yếu kém trong lãnh vực năng lượng và ngân hàng.

Phiên toà tại Hà Nội xử kín, không cho công chúng tham dự trong khi lực lượng an ninh vây chặt trong ngoài để đề phòng bất trắc. Trong 22 người ra toà, có 12 người bị buộc tội vi phạm các thể lệ nhà nước về quản lý kinh tế để xảy ra hậu quả nghiêm trọng; 8 người bị cáo buộc tội ăn cắp tài sản; còn 2 người bị buộc cả hai tội trên.

Cùng lúc với Trịnh Xuân Thanh, có cả Đinh La Thăng, cựu ủy viên Bộ Chính Trị, từng giữa những chức vụ cao trong đảng như Bí Thứ Thành Phố Sài Gòn và trong chính phủ như Bộ Trưởng Giao Thông..

Ngoài ra còn có Phan Văn Anh Vũ (biệt danh là Vũ Nhôm). Tuy chức vụ trong ngành công an không cao, nhưng uy tín và quyền thế rất lớn từng thao túng hoành hành tại Đà Nẵng. Tên này trốn qua Singapore nhưng bị nước này giao cho công an Cộng Sản Việt Nam giải về Hà Nội.

Còn hơn 100 viên chức khác liên quan đến các vụ tham nhũng và bị bãi chức và đe dọa bị truy tố. Họ cũng đang phập phồng chờ số phận của mình sẽ ra sao trong những ngày sắp tới.

Đất lở, chết người ở California

Sau khi bị nạn cháy dữ dội kéo dài cả tháng chưa kịp hoàn hôàn, thì tuần này người dân vùng Santa Barbara lại chịu thêm nạn đất lở do lượng mưa nhiều thấm vào đất các khu đồi núi. Đất đồi sạt lở chôn vùi nhiều khu gia cư. Con số người chết đến nay là 17, cộng thêm cũng khoảng con số 7, 8 người mất tích chưa tìm ra.