Thời Sự Hàng Tuần ngày 24 tháng 2, 2018 _ Những vụ bắn súng giết người hàng loạt tại Mỹ


Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Cập nhật tin Thế Vận Hội

Còn một ngày hôm nay và ngày mai là bế mạc Thế Vận Mùa Đông ở Pyeongchang, Nam Hàn. Dù tham dự với số thể tháo gia đông nhất, đoàn Hoa Kỳ chỉ đứng hàng thứ 4 về số lượng huy chương. Tổng cộng có 21 huy chương gồm 8 vàng, 7 bạc, và 6 đồng. Norway là nước có nhiều huy chương nhất (37), kế đó là Canada (27) và Đức (26).

Thế thao gia nổi danh Lyndsey Vonn, người có tổng cộng 9 huy chương (3 vàng, 3 bạc, 3 đồng) trong đó có huy chương vàng Thế Vận Vancouver năm 2010 môn trượt tuyết đổ dốc và 2 huy chương vàng giải vô địch thế giới năm 2009 về hai bộ môn đổ dốc và Super-G. Năm nay tại Pyeongchang, cô về thứ ba môn trượt dốc tốc độ. Trong môn phối hợp, dù đã về đầu trong đợt trượt tốc độ, ở đợt hai, cô đã trượt ra khỏi lằn xanh ranh giới và bị loại. Cô Mikaela Shiffrin về thứ hai đem tthêm huy chương bạc cho đội Hoa Kỳ. Hai cô người Switzerland đoạt huy chương vàng và đồng.

Cô Vonn này là người được báo chí nói đến rất nhiều do việc cô tuyên bố ngày 8 tháng 12, năm 2017 rằng cô ta tham dự Thế Vận không đại diện cho Tổng Thống Trump, và nếu đoạt được huy chương vàng, cô sẽ từ chối không nhận lời mời đến Toà Bạch Cung gặp mặt Tổng Thống. Điều cô Vonn nói thì chẳng có gì sai. Vì không chỉ các thể thao gia, mà ngay tất cả mọi thành phận như trí thức, văn nghệ sĩ… khi tham gia tranh tài hay diễn đàn thế giới, đều đại diện cho quốc gia. Chưa có trường hợp nào mà họ đại diện cho một vị nguyên thủ. Nếu có chăng thì chỉ xảy ra tại các nước Cộng Sản khi họ mang theo hình ảnh Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh kèm theo các lá cở đỏ. Việc cô Vonn không ưa Tổng Thống Trump là chuyện thường, là quyền của cô. Nhưng có cần phải tuyên bố một điều hiển nhiên để biểu lộ ra mặt như thế không? Ông Trump đâu có mong đợi cô và các thể thao gia đại diện cho ông đâu? Nếu cô hay các thể thao gia khác đoạt được các giải thì đó là niềm vinh dự chung của dân Mỹ trong đó tất nhiên có cả Tổng Thống Trump.

Trong số 13 người Mỹ gốc Á Châu, cô Chloe Kim đã đoạt huy chương vàng môn halfpipe snowboard và hai anh em Alex và Maia Shibutani đoạt huy chương đồng môn song vũ trên băng.

Một thể thao gia đầy hy vọng của Mỹ là cô Maddie Bowman, huy chương vàng đầu tiên khi môn haflpipe skiing nữ bắt đầu được đưa vào thi đấu tại Thế Vận Sochi 2014. Năm nay, trong vòng chung kết, cô bị té cả ba lần khi đáp xuống sau cú nhào lộn cuối cùng và đứng chót trong số 11 cô. Đồng đội của cô là Brita Sigourney về hạng 3, lãnh huy chương đồng.

Đội Hockey nữ của Hoa Kỳ đoạt huy chương vàng sau khi thắng đội Canada 3-2. Một việc không ngờ đã xảy ra: cô Joycelyn Laroque của đội Canada đã hậm hực tháo chiếc huy chương khỏi cổ ngay lập tức sau khi được choàng lên để tỏ sự thất vọng. Hành vi này bị khán giả trầm trồ chê bai vì không xứng đáng với tinh thần thượng võ.

Thành tích của Bắc Hàn

Trong khi đoàn Nam Hàn 123 thể tháo gia đến nay đã đoạt được 9 huy chương (4 vàng, 3 bạc, 2 đồng), thì đoàn Bắc Hàn tuy đông, nhưng chỉ có đúng 10 thể tháo gia tranh tài các môn trượt tuyết cùng với 10 người tham gia vào đội Hockey của Nam Hàn. Họ không có huy chương nào đem về. Còn về toán hockey nữ hỗn hợp thì do 10 người Bắc Hàn không đủ tiêu chuẩn thi đấu quốc tế, và lại không có sự tập dượt chung, họ thua cả 5 trận, chỉ ghi được 2 bàn nhưng bị lọt lưới đến 28 lần.

Trong cuộc thi trượt tuyết tầm ngắn 500 mét với ba đối thủ Nhật, Nam Hàn, và Mỹ; Jong Kwang Bom, 16 tuổi, của Bắc Hàn té hai lần. Nhưng điều làm cho khán giả chê cười là trong mấy giây đầu, anh đã bị té nhưng đã chơi xấu bằng cách lấy tay chụp cái ski của đối thủ người Nhật Keita Watanabe. Keita đã hất được bàn tay của Jong để tiếp tục cuộc đua.

Cuộc đua được hoãn và cho bắt đầu lại. Lần này Jong cũng lại đâm sầm vào Watanabe nhiều lần rồi bị té lần nữa. Ban giám khảo đã loại Jong ra khỏi cuộc đua. Watanabe về nhì và Daeheon Hwang của Nam Hàn về nhất để cùng được vào vòng tứ kết.

Đôi nam nữ Bắc Hàn trong môn trượt băng nghệ thuật về hạng 13 trong 16 đôi dự thi.

Nhưng trong đội nữ trượt bang tốc độ của Nam Hàn cũng có một tì vết. Đó là việc cô Noh Seon-yeong về chậm 4 giây sau hai đồng đội Kim Bo-Reum và Park Ji Woo làm cho đội Nam Hàn bị loại trong vòng tứ kết. Hai cô Kim và Park đã vì thế mà bày tỏ sự bực mình. Khán giả Nam Hàn đã gửi thư lên Tổng Thống yêu cầu loại hai cô Kim và Park ra khỏi đội tuyển Nam Hàn vì thiếu tinh thần đồng đội. Thư đã có đến 570 ngàn chữ ký.

Cơ quan điều tra bị điều tra.

Ủy Ban Điều Tra của ông Robert Mueller vừa cáo buộc 13 người quốc tịch Nga và 3 công ty Nga đã có những âm mưu can dự vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ qua các phương cách sử dụng truyền thông xã hội. Theo ông Thứ Trưởng Bộ Tư Pháp Rod Roseinstein, thì qua bản báo cáo dày 37 trang này, không cho thấy có người Mỹ nào dính líu vào vụ Nga phá hoại bầu cử ở Mỹ. Kết quả điều tra đến nay chứng minh được sự vô can của Tổng Thống Trump và những người trong Ủy Ban Tranh Cử của ông. Không những thế, nó lộ ra những tia sáng về sự câu kết với Nga từ phía đảng Dân Chủ, Hillary Clinton. Những việc bà Clinton bán Uranium cho Nga vào thời điểm bà ta làm Bộ Trưởng Ngoại Giao là sự kiện rất nghiêm trọng mà chắc chắn sẽ được điều tra và thụ lý vì nó liên quan đến an ninh quốc gia.

Trong khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Maria Bartimoro của đài Truyền hình Fox News, ông Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions cho hay sẽ mở cuộc điều tra cơ quan FBI về những diễn trình mà họ đã làm sai cách để xin án lệnh của toà FISC trong vụ chúng ta biết dưới tên “sự lạm dụng Luật Theo Dõi Tình Báo Ngoại Quốc (FISA)”

Tổng Thống Trump trong một đoạn tweet đã nói rằng trong khi FBI cứ đeo đuổi cuộc điều tra về vụ Ủy Ban Tranh Cử của ông câu kết với Nga, họ đã lơ là chuyện an ninh nội bộ. Đó là việc FBI và cả sở Cảnh Sát Broward County đã từng được cảnh báo về tên Nicolas Cruz và đã không có biện pháp nào ngăn ngừa. Tên này đã dùng súng trường liên thanh AR-15 để bắn chết 17 người tại trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida vào tuần trước.

Những vụ bắn súng giết người hàng loạt tại Mỹ

Thế nào là giết người hàng loạt (mass shooting): Trước năm 2013, những vụ bắn súng nào làm chết trên 4 nạn nhân (không tính cái chết của hung thủ do tự sát hay do cảnh sát bắn chết) thì được coi là mass shooting. Sau 2013, thì con số 4 người này được tính luôn cái chết của hung thủ.

Nước Mỹ có dân số bằng 1 phần 20 dân số thế giới; nhưng lại có mức độ các vụ bắn súng giết người hàng loại chiếm đến 35% số vụ trên thế giới!

Theo số liệu của Văn Khố về những vụ bạo hành do súng đạn (Gun Violence Archive), từ năm 1982 đến năm 2011, thì có một vụ trong vòng mỗi 200 ngày. Từ 2011 đến 2014, nhịp độ nhanh hơn, trung bình cứ 64 ngày có một vụ. Còn theo thống kê của báo USA Today, từ 2006 đến 2017, có 271 vụ với 1358 nguời chết (Đây là những vụ có số nạn nhân mỗi vụ là trên 4 người chết). Như thế coi như cứ 16 ngày xảy ra một vụ! Năm 2016 có 384 vụ. Qua năm 2017, có 346 vụ. Và chỉ từ dầu năm 2018 đến nay (14 tháng 2), đã có 30 vụ xảy ra! Báo The Washington Post cho thấy 5 năm gần đây nhất 1870 ngày có 1624 vụ. Như thế  coi như xảy ra trung bình mỗi ngày một vụ!

Bắn súng tại trường học:

Từ ngày lập quốc (thập niên 1760) cho đến trước thập niên 1950, trong 190 năm có 100 vụ gây tử thương 71 người. Rồi từ thập niên 1950 cho đến nay mới 87 năm, con số vụ bắn ở trường học nhảy vọt lên 365 vụ, làm chết 498 người. Nếu chỉ tính từ tháng 2, 2010 đến nay đã có 133 vụ, 160 người chết. Chỉ chưa tới 1 tháng từ ngày 20 tháng 1, đến ngày 14 tháng 2 đã có 7 vụ, gây tử vong 20 người và làm bị thương 40 người khác.

Nhìn vào biểu dồ những vụ giết người bằng súng đạn ở các trường học, chúng ta thấy con số vụ nhảy vọt lên từ thập niên 1970 rồi lại nhân lên gấp đôi từ thập niên 1990. Có phải thời gian từ thập niên 1970 và 1990 là thời gian mà các trò chơi điện tử phát triển rất mạnh. Vào bất cứ nhà nào, cũng thấy bọn trẻ con từ 4, 5 tuổi trở lên ôm lấy cái Play Station hay iPad say sưa với những cảnh bắn giết rợn người. Nhớ lại những năm xa xưa, đồ chơi trẻ em là những con thú, những chiếc xe vận hành bằng dây cót, những thứ để huấn luyện kỹ năng sáng tạo, quan sát khai trí tuệ cho trẻ em. Thời đại ngày nay, vào các cửa hàng đồ chơi, chỉ thấy đa phần là súng đạn bằng nhựa xanh đỏ tím vàng rồi tiến đến nhựa đen trông không khác gì súng thật.

Thêm vào đó là các phương tiện truyền thông như phim ảnh, trò chơi điện tử… mang đầy tính chất bạo lực. Video nặng về bạo lực phổ biến rộng khắp, cấy vào đầu óc những đứa trẻ hành vi bắn giết không chỉ bằng súng liên thanh, mà còn cả lựu đạn, xe thiết giáp. 99% những trò chơi điện tử có hình ảnh những tên hung bạo, những Rambo, vai u thịt bắp, hai tay hai khẩu súng liên thânh bắn giết chặt chém suốt cả trò chơi.

Đó, chính người lớn, những nhà sản xuất, những nhà kinh doanh, vì lợi nhuận đã cấy vào đầu óc non nớt của trẻ em hình ảnh và tư tưởng bạo lực rồi. Và gia đình, vì lo nhiều về sinh kế, đã lơ là không quan tâm đến việc học hành vui chơi của trẻ. Đa số những trẻ con của những người dộc thân, hoặc đã ly dị thường rơi vào tình cảnh thiếu sự chăm sóc, mang nhiều mặc cảm; dễ đưa đến tâm lý bất thường và có khuynh hướng trả thù xã hội.

Cội nguồn của bạo lực.

Nguyên nhân của những vụ giết người là do ý đồ của kẻ sát nhân. Vũ khi chỉ là phương tiện. Hòn đá là vũ khí giết người đầu tiên khi Cain dùng đá để giết chết em mình là Abel do lòng ghen tị khi Abel dâng của lễ và được Chúa Trời chiếu cố hơn. Đó là chuyện sát nhân xảy ra vào thời sáng thế khi trên trái đất chỉ có gia đình Adam và Eve. Cain về sau được xem là biểu trưng của tà tâm, sự ganh tị, và bạo lực

Nói về vũ khí thì vô tận. Từ những hòn đá, gậy gộc, người ta chế tạo ra dao, kiếm; rồi tiến đến súng đạn, bom nguyên tử, bom hoá học, bom vi trùng… Trong thời kỳ trước đây, luật pháp chỉ coi gươm giáo, súng đạn là vũ khí. Vì thế, khi có một vụ giết người mà thủ phạm sử dụng sợi dây cước; trước toà đã có nhiều tranh cãi vì luật không định rõ sợi dây vào danh mục các vũ khí giết người.

Việc giết người rõ ràng không phải là do vũ khí. Vũ khí chỉ là phương tiện để thực hành những ý dồ có sẵn trong tâm trí con người. Ngày xưa Phật Thích Ca bị một tên đồ tể cầm dao rượt đuổi, khi tên này quẳng con dao để tự chứng minh không còn nguy hiểm nữa. Thích Ca đã nói tên này còn con dao trong tim.

Vì vậy, những khuynh hướng cho rằng phải cấm súng đạn vì nó là vũ khí gây chết người, thì rồi sẽ có người yêu cầu phải cấm luôn cả dao, búa, dây thừng, bao nylon, cả những cục đá, cả những chiếc xe hơi… Vì chúng ta đã nghe rất nhiều chuyện bọn khủng bố dùng xe để tông chết hàng loạt người.

Và cái ý đồ giết người nó do rất nhiều nguyên nhân. Nào là sự thù oán, thù ghét vì khác chính kiến, chủng tộc, tôn giáo. Vì các bệnh tâm thần, vì trí óc tưởng tượng quá xa, vì bị ám ảnh… 

Phân tích vài động lực chính

Trước hết, dư luận cho rằng việc bắn súng giết hàng loạt là do:

Chính phủ đã thất bại trong việc kiểm soát, theo dõi những người xin mua súng vì thiếu hồ sơ hay thiếu nhân lực. Quá dễ dàng để sở hữu hay tìm ra súng đạn. Hiện tượng gọi là copycat (bắt chước nhau). Ham muốn được nổi tiếng của vài thành phần nào đó. Khoảng cách quá xa giữa ước mong và khả năng thành đạt của con người, và cũng thêm nguyên nhân là ảnh hưởng văn hoá mang nặng tính cá nhân.

Người ta thường dẫn ra các động lực chính dẫn đến việc giết người hàng loạt. Trước hết là tâm lý thù nghịch với đồng loại, … và nguyên nhân khác là tâm lý bệnh hoạn.

Nhà phân tâm học hình sự Stephen Ross cho hay nguyên nhân thường tình là do không kềm chế cơn giận dữ tột độ hoặc kẻ giết người vì một tác động nào đó từ nhiều nguyên nhân kỳ thị, khác biệt tôn giáo, chính trị, sự thù nghịch với đồng bạn, đồng bào, đồng loại. Còn nguyên nhân tâm lý bệnh hoạn chỉ chiếm rất ít. Một bản báo cáo của trường Đại học Vanderbilt cho thấy trong 120 ngàn vụ dùng súng giết người từ 2001 đến 2010, chỉ có chưa tới 5% là do kẻ sát nhân bị các chứng bệnh tâm thần..

Còn ông John Roman thuộc Viện Urban Institute lập luận rằng cho dù có hạn chế các loại vũ khí sát thương, có thiết lập những cơ sở hữu hiệu chống nạn khủng bố, có lưu tâm đến con bệnh tâm thần; thì những biện pháp trên cũng không giải quyết tận gốc vấn nạn lớn hôn. Đó là trong nước, trên thế giới, có nhiều thanh niên đang bày tỏ sự phẫn nộ.

Chính sự phẫn nộ này làm cho con người thẳng tay ria từng tràng đạn vào những người vô tội, kể cả các em học sinh ngây thơ, non nớt.

Vài tác giả xã hội học hình sự như Dave Cullen khi nghiên cứu vụ thảm sát ở trường học Columbine năm 1999 cho rằng Eric Harris và Dylan Klebold, hai tên học sinh giết người vì tự coi mình là kẻ “thế thiên hành đạo” (injustice collector), đem lại thứ công lý mà chúng không tìm thấy trong xã hội chúng đang sống. Đây cũng là trường hợp của những tên giết ngưới khác như Christopher Dorner, Elliot Rodger, Vester Flanagan, và Andrew Kehoe. Nhà nghiên cứu tội phạm học James Alan Fox cho rằng bọn giết người hàng loạt là do tâm lý bị cô lập về mặt xã hội, kinh niên trong tình trạng thất vọng và thất bại nhiều mặt. Vì sự vô vọng mà những tên này muốn tìm thấy sự nổi danh dù trong cái chết. Ông Justin Nutt trong một bài nghiên cứu có viết: “những kẻ tự thấy mình là vô danh mà không có ai quan tâm biết đến; sẽ làm bất cứ việc gì như thảm sát hàng loạt để tên tuổi của chúng sẽ được biết đến và ghi nhận trong các cuốn sách sử ký.”

Về vụ tên Nicholas Cruz, thủ phạm của vụ bắn súng chết 17 người ở trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida mới đây; đã có ít nhất 20 báo hiệu đến cho cơ quan FBI về những hành vị đáng nghi ngờ của y. Nhưng FBI đã bỏ qua. Đôi vợ chồng đem tên này về cho ở trong nhà vì thương tình nó cô đơn, không nơi nương tựa vì mới mất mẹ. Họ cũng không ngở ờ rằng mình đã chứa chấp một tên hung bạo dưới mái nhà của họ.

Giải quyết từ phía chính quyền?

 Chiều thứ Tư, Tổng Thống Trump và Phó Tổng Thống Mike Pence cùng bà Devos, Bộ Trưởng Giáo Dục đã đón tiếp một phái đoàn gồm nhiều học sinh, thầy giáo và phụ huynh từ Parkland tại Toà Bạch Cung. Các vị đã lắng nghe những ý kiến ngay từ các nhân chứng sống.

Người dân, sau quá nhiều vụ thảm sát, đã tỏ sự phẫn nộ đến cực điểm và đòi hỏi chính quyền phải có biện pháp kiểm soát gắt gao việc mua bán, sử dụng vũ khí. Vấn đề hạn chế súng đạn cứ dai dẳng từ nhiều năm từ hành pháp, đổ qua lập pháp. Từ Dân Chủ đổ qua Cộng Hoà và cứ thể, đổ qua đổ lại mà không có cơ quan nào chịu làm dứt điểm. Sau vụ Florida vừa qua, học sinh nhiều trường đã đổ về nằm dài phản đối tại các Quốc Hội Tiểu Bang, Liên Bang.

Nhiều phản ứng trên các diễn đàn. Một phía thì bảo vệ quyền mang súng; một phiá khác thì lên án. Các dân cử hai đảng lại có dịp chơi trò đổ thừa nhau để lấy lòng cử tri. Nhưng quyền mang súng của công dân được coi là quyền tự nhiên, rất khó hủy bỏ nó. Chỉ còn cách là sửa đổi lại các luật lệ về mua bán, cất giữ súng đạn sao cho thứ đồ chơi chết người không lọt vào tay kẻ xấu. Có nhiều ý kiến đề nghị: Đó là trang bị súng cho các thầy giáo. Đó là tăng cường nhân viên cảnh sát cho các trường. Đó cũng là gắn các thiết bị điện tử ở cửa để đề phòng học sinh hay kẻ lạ mang vũ khí vào trường.

Cũng có nhiều đề nghị cấm hẳn loại súng tiều liên vì người dân tự vệ không cần đến thứ này mà chỉ cần súng lục (hand guns) là quá đủ. Những người đi săn thì đã có các loại súng săn bắn từng viên một. Đề nghị được nhiều người đống ý nhất là phải điều tra thật kỹ về lý lịch, bệnh tình của người mua súng. Và các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ hơn với nhau. Trường hợp tên sát nhân Devin Kelley ở Sutherland, Texas hồi tháng 11 năm ngoái và nay là tên Nicholas Crus là bằng chứng cụ thể về việc tắc trách của các cơ quan liên hệ. Nếu Không Quân gửi hồ sơ những bạo hành của Devin cho cơ quan cảnh sát dân sự khi tên này bị cho giải ngũ, nếu FBI chịu khó để ý đến những báo cáo về tên Nicholas; và những cơ quan này có biện pháp theo dõi ngăn chặn hai tên này mua vũ khí thì đã không có hai vụ thảm sát chết mất tổng cộng 43 người vô tội ở hai thành phố của hai tiểu bang.

Nhà nghiên cứu Peter Squires thì cho rằng chính cái văn hoá mang nặng tinh thần chủ nghĩa cá nhân đã đưa đến các vụ thảm sát. Tại các nước mà người dân cũng sở hữu vũ khí nhiều như Norway, Finland, Switzerland hay Israel, xã hội của họ có tổ chức chặt chẽ hơn, sự yểm trợ nhau về mặt đời sống mỗi khi có những khủng hoảng cũng cao hơn. Dó đó, ít xảy ra những thảm sát như tại Mỹ. 

Quyền mang súng của công dân

Tu Chính Án số 2 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ nhằm bảo đảm quyền của công dân thủ đắc súng đạn, được ban hành ngày 15 tháng 12, năm 1791.  Trong Hiến Pháp Anh cũng có Bill of Right năm 1689 về quyền có súng của công dân, coi đây là một trong những quyền tữ nhiên để cho người dân tự vệ và chống lại sự đàn áp; cũng như khi cần thi hành nghĩa vụ dân sự bảo vệ đất nước. Tổng Thống George Washington, từng nói rằng một người tự do không những phải được võ trang và giáo dục về tinh thần kỷ luật, mà còn phải có đủ súng và đạn để bảo vệ tình trạng độc lập chống lại những ai muốn lạm dụng họ, kể cả sự lạm dụng của chính phủ. (A free people ought not only be armed and disciplined, but they should have sufficient armes and ammunition to maintain a status of independence from any who might attempt to abuse tthêm, which would include their own government)

Đài truyền hình CNN bị lật tẩy

Trên các trang mạng đưa tin CNN đã mướn tên thiếu niên David Hogg đóng vai học sinh nạn nhân trong vụ nổ súng ở trường Marjory Stoneman Douglas để kích động yểm trợ cho mục đích chính trị lên án nhà cầm quyền vô cảm về thảm nạn. Người ta còn phát giác ra rằng cha của cậu này từng là nhân viên cơ quan FBI làm việc tại chính cơ sở mà đã làm lơ trước những lời cảnh báo về tên Nicholas Cruz. Đài CNN còn bịa chuyện tên David Hogg này đã cố gắng phỏng vấn các học sinh của trường ngay trong lúc xảy ra vụ thảm sát. Trong khi đó thì có người đưa ra tấm ảnh tên David Hogg này đang trả lời trên đài CBS cũng về một vụ thảm sát, nhưng lại xảy ra ở California hồi tháng 8 năm ngoái!

Cũng đài CNN này hồi tranh cử TT Hoa Kỳ, đã chuồi câu hỏi in sẵn cho ứng cử viên Hillary Clinton. Trong tuần qua ở Florida, cũng đã soạn sẵn những câu hỏi cho một học sinh để nêu ra trong buổi town hall meeting do đài truyền hình địa phương WPLG tổ chức hôm thứ Tư về vấn đề mass shooting. Em Colton Haab đã tố đích danh CNN đã từ chối không cho em nêu ra đề nghị mướn các cựu chiến binh để làm công tác bảo vệ tại trường học. Thay vào đó CNN soạn sẵn cho em các câu hỏi thay vì để em có ý kiến riêng phản ảnh đúng tâm tư của học sinh, gia đình và thầy cô.

Rồi lại cũng CNN và thêm NBC xuyên tạc lời Tổng Thống Trump khi nói rằng Tổng thống chủ trương cấp phát súng cho thầy giáo. Thật sự, trong khi trò chuyện cùng các đại diện học sinh, phụ huynh…, ông nói có thể trang bị súng (concealed) cho các thầy giáo nào là cựu quân nhân hay từng được huấn luyện về súng đạn.

Sơ qua về các vụ thảm sát lớn:

Vụ Mandalay Bay, ở Las Vegas (2017): tên Stephen Paddock từ căn phòng trên cao của khách sạn và song bạc Mandalay Bay xả nhiều băng đạn liên thanh làm chết 58 người đang theo dõi chương trình ca nhạc ở trên con đường chính của Las Vegas. Trong vụ này có đến 500 người bị thương nặng nhẹ.

Vụ bắn vào hộp đêm của người đồng tính ở Orlando năm 2016, làm chết 49 người. Thủ phạm là Omar Mateen, một tên Hồi Giáo cuồng tín trung thành với ISIS.

Vụ xảy ra tại trường Virginia Tech (2007): tên Seung-Hui Cho, quốc tịch Nam Hàn bắn chết 27 sinh viên và 5 giáo sư của trường.

Vụ ở một nhà thờ tại Sutherland Springs, Texas. Có 26 người chết, do một cựu binh sĩ Không Quân bị giải ngũ vì kỷ luật.

Vụ Sandy Hook (2012): tên Adam Lanza, 20 tuổi, sau khi bắn chết mẹ nó, đã xách súng vào trường Tiểu học Sandy Hook Elementary School ở Newtown giết thêm 20 em học sinh và 6 người lớn khác.

Vụ xảy ra tại một tiệm ăn ở Killeen, Texas (tháng 10, 1991), tên George Hennard bắn chết 22 người.

Vụ mới đây tại Florida, tên Nicholas Cruz giết 17 người tại trường Trung Học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland.

Vụ khủng bố ở San Bernardino (2015): hai vợ chồng tên Pakistan Hồi Giáo Rizwan Farook và Tashfeen Malik, bắn vào các đồng nghiệp đang dự tiệc làm chết 14 người và 22 người bị thương.

Cũng vụ khủng bố Hồi Giáo do tên Nidal Hasan bắn vào binh sĩ ở Fort Hood (Texas) tháng 11, 2009, làm chết 13 người, 42 bị thương.

Vụ xảy ra tại Trung Tâm Di Dân New York năm 2009, một di dân Á châu Jiverly Antares Wong bắn chết 13 người.

Vụ xảy ra tại Bộ Tư Lệnh Navy Yard năm 2013 có 12 người chết. Vụ này do một cựu nhân viên Aaron Alexis, bắn bất chợt vào nơi làm việc của Hành Dinh Hải Quân ở Washington .

Vụ xảy ra tại rạp chiếu bóng ở Aurora, Colorado năm 2012: khi khán giả đang xem trình chiếu phim Batman thì bị tên James Holmes vừa bắn xối xả vừa thả lựu đạn hơi cay. Trong vụ này có 12 người chết và 70 người bị thương.

Vụ bắn tại trường trung học Columbineở Littleton thuộc Tiểu Bang Colorado vào tháng 4, 1999 do hai tên học sinh vị thành niên Eric Harris và Dylan Klebold bắn chết 12 học sinh và 1 thầy giáo.

Chiến sự vùng Trung Đông

Tình hình tại Trung Đông lại trở nên phức tạp. Quân kháng chiến Syria trung thành với Tổng Thống Bashar Assad tiến vào thành phố Afrin để giúp cho quân kháng chiến người Kurd (YPG) đang chiến đấu chống quân Thổ Nhĩ Kỳ. Liền đó, quân Thổ liền pháo kích dữ dội vào hàng ngũ quân Syria.

Thành phố Afrin ở phía Tây Bắc trong lãnh thổ Syria, giáp ranh nước Thổ, là nơi còn những ổ kháng cự của dân quân Kurd mà Thổ coi là khủng bố phiến loạn.

Tổng Thống Turkey từng ký thoả ước với Tổng Thống Nga Putin và Tổng Thống Iran Hassan Rouhani để ngăn quân chính phủ Syria không cho họ giúp đỡ quân kháng chiến người Kurd. Trong cuộc chiến ở Syria, Nga yểm trợ chính phủ Syria, còn Turkey thì yểm trợ quân kháng chiến chống chính phủ. Tuy nhiên trong mấy gần đây, Turkey trở mặt ủng hộ Nga trong nỗ lực chấm dứt chiến tranh dù rằng quân chính phủ Syria chiếm đóng hầu hết các thành phố đông dân cư. Theo chính phủ Turkey, thì việc họ tấn công vào quân Syria lần này là có sự đồng ý từ phía Nga. Còn Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov Sergei Lavrov tuyên bố rằng khủng hoảng ở Afrin phải do hai bên Syria và Turkey thương thảo với nhau. Họ đứng ra bên ngoài tranh chấp.

Quân Thổ hiện đã tiến công sâu vào lãnh thổ Syria vài cây số, chiếm được nhiều làng mạc ở phần đất Syria.

Trong khi đó, tại thành phố Ghouta gần thủ đô Damascus của Syria, quân kháng chiến chnốg chính phủ vẫn cầm cự dù bị oanh tạc liên tục. Có gần 200 thường dân bị giết chết trong các cuộc ném bom kéo dài ba ngày của quân chính phủ. Thành phố Ghouta với hơn 400 ngàn dân này là nơi tham gia vào cuộc kháng chiến chống Tổng Thống Assad ngay khi cuộc chiến bùng nổ năm 2011 và đã cầm cự ròng rã hơn 6 năm nay từ khi chính phủ Assad phong toả coi như một sự trừng phạt. Hiện nơi đây có hai nhóm kháng chiến là Jaish al-Islam và Faylaq al-Rahman. Họ là các nhóm Hồi Giáo thành lập năm 2013; mỗi nhóm hùng cứ một góc của thành phố chỉ rộng hơn 100 cây số vuông này. Do bị phong toả, các nhóm kháng chiến phải đào đường hầm để chuyển lương thực, thuốc men và vũ khí từ ngoài vào.

Phía chính phủ Assad thì nhất quyết phải nhổ sạch cái gai bên hông thủ đô Damascus. Hai cuộc oanh kích lần trước và hôm Chủ Nhật mới dây đã gây tử thương cho 450 thường dân. Assad đề ra hai lựa chọn: (1) hoàn toàn chiến thắng, (2) thương thảo nhưng dựa trên áp lực quân sự.

Quân kháng chiến có vẻ chấp nhận giải pháp thứ hai vì không chịu đựng nổi các cuộc ném bom của chính phủ. Cũng như trường hợp ISIS tại Aleppo, quân kháng chiến sẽ được rút ra khỏi thành phố và đi đến đâu thì chưa biết.