Thời Sự Hàng Tuần ngày 26 tháng 5, 2018 Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng

Sau nhiều tháng thương lượng gay go, có khi người ta e ngại cuộc chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng đã nổ ra. Phía Mỹ, Tổng Thống Trump từ hai năm nay luôn lên án Trung Cộng gian manh và lạm dụng trong giao thương, làm cho cán cân thương mại nghiêng nặng về phía Trung Cộng, làm Hoa Kỳ thiệt thời mỗi năm trên 300 tỷ đô la do việc Mỹ mua thì nhiều mà bán cho Trung Cộng thì quá ít. Năm ngoài mức thâm thủng này là 375 tỷ. Hoa Kỳ đòi phải giảm mức thâm hụt mậu dịch đến năm 2020 xuống còn dưới 200 tỷ đô la. Ngoài ra, Tổng Thống còn cáo buộc Trung Cộng nhiều điều khác như cài gián điệp trong hệ thống sản xuất của Mỹ hay qua hacker để ăn cắp tài sản trí tuệ, kỹ thuật mà Hoa Kỳ phải mất nhiều năm nghiên cứu mới có được.

Chúng ta còn nhớ chỉ cách đây hơn một tuần, phía Trung Cộng đã làm dữ, dọa sẽ đánh thuế thật cao hay ngưng nhập cảng các loại thịt và nông phẩm của Mỹ.

Với sự cương quyết và đe dọa của Mỹ, Trung Cộng đồng ý giúp giảm sự mất cân bằng mậu dịch bằng cách mua thêm nhiều sản phẩm nông nghiệp và xe hơi của Mỹ. Họ sẽ giảm mức thuế đánh vào xe hơi và phụ tùng xuống còn 6%. Trước đây, mức thuế này là từ 8% đến 24%. Các hãng sản xuất xe hơi lớn của Mỹ sẽ liên hợp với Trung Cộng để cho ra đời những xe mang nhãn hiệu Mỹ nhưng làm tại Trung Hoa. Trung Cộng cũng hứa sẽ tạo thêm cơ hội cho các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào Hoa Lục. Tuy  nhiên còn hai vấn đề rất quan trong là bản quyền sở hữu về trí tuệ và việc đánh cắp kỹ thuật thì còn nhiều gay go.

Có hai cách để giảm thâm hụt mậu dịch: (1) Trung Cộng mua thêm hàng và dịch vụ của Mỹ, (2) Mỹ giảm các mặt hàng của Trung Cộng. Các mặt hàng Hoa Kỳ mua của Trung Cộng thì đa số là thứ hàng tiêu dùng rẻ mạt. Vì thế, nếu Hoa Kỳ giảm nhập cảng các hàng này, thì cũng chẳng đáng là bao tính theo giá tiền. Nhưng nhiều người tỏ ra lo ngại rằng nếu Trung Cộng chịu mua thêm hàng trăm tỷ hàng, thì Hoa Kỳ sẽ không có khả năng cung cấp kịp và đủ. Theo các nhà kinh tế, hiện Hoa Kỳ đang đạt đến mức sản xuất ở ranh giới cao nhất rồi và nhân công cũng ở mức khả dụng cao nhất. Phải cần nhiều năm sau mới có thể tăng mức sản xuất để đáp ứng nhu cầu của Trung Cộng được. Ngoài ra, người ta còn e ngại anh Tàu Cộng nay này mai kia, khó tin ở họ lắm.

Vấn đề công ty sản xuất điện thoại ZTE?

Còn một vấn đề mà mấy hôm nay cả phe Dân Chủ lẫn Cộng Hoà đều thắc mắc khi Tổng Thống Trump hứa sẽ giải quyết tốt đẹp, giúp cho đại công ty ZTE của Trung Cộng được hoạt động lại. Công ty này đã bị Hoa Kỳ lên án vi phạm nhiều luật lệ và phạt tiền hàng tỷ đô la. ZTE là công ty sản xuất cell phone và đứng hàng thứ tư trong việc bán phone này tại Mỹ. Phía Mỹ cũng cho rằng công ty ZTE này đã có những hoạt động gián điệp. Các biện pháp mạnh mẽ của Hoa Kỳ gần đây như cấm các công ty Mỹ không bán các cơ phận cho ZTE đã làm cho công ty này gần như ngưng hoạt động, làm cho khoảng 80 ngàn nhân công Tàu bị thất nghiệp. Khi được hỏi về sự thay đổi trong vấn đề công ty ZTE, Tổng Thống Trump cho hay ông cũng muốn cứu các công ty Mỹ cung cấp các phụ tùng cho ZTE nên sẽ xét lại việc cấn vận nhưng sẽ có những biện pháp gắt gao hơn để bắt ZTE (1) tuân thủ đúng các luật lệ Mỹ, (2) thay đổi thành phần lãnh đạo và điều hành của công ty, và cũng bắt buộc ZTE phải trả hết số tiền phạt lên đến 1.3 tỷ đô la.

Trong lần họp báo sau cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Nam Cao Ly Moon Jia-in, Tổng Thống Trump ví Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình như một tay đánh bạc ở đẳng cấp cao; nhưng ông cũng chẳng chịu kém đâu.

Có phải Tập Cận Bình đã ảnh hưởng đến Kim Jong-un?

Tuần này, Kim Jong-un mời phóng viên, ký giả quốc tế đến khu thử nghiệm nguyên tử Pungye-ri để chứng kiến việc Bắc Cao Ly phá hủy các cơ sở thí nghiệm hoả tiễn tại đây. Phóng viên Nam Cao Ly trước đây không được cấp visa vào Bắc Cao Ly, nhưng vào phút chót thì được chấp thuận.

Khu Pyngye-ri nằm trong núi Mantap đã bị sập đổ hư hỏng năng sau cuộc thử nghiệm sau cùng của Bắc Cao Ly. Vì thế, giới quan sát quốc tế coi việc Kim Jong-un mời quan sát chỉ là một màn trình diễn dối gạt mà thôi.

Tuần trước, do việc Nam Cao Ly và Hoa Kỳ tiến hành thao diễn quân sự mà Kim Jong-un đã lên tiếng dọa sẽ hủy bỏ cuộc gặp với Tổng Thống Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6 tới đây. Phía đồng minh đã ngưng cuộc thao dượt quân sự và không biết cuộc họp thượng đỉnh giữa hai lãnh tụ Hoa Kỳ và Bắc Cao Ly có bị hủy bỏ, hay chỉ có thể bị trì hoãn.

Khi tiếp xúc với Tổng Thống Nam Cao Ly Moon Jia-in tại Bạch Cung, Tổng Thống Trump tuyên bố rằng ông chưa biết rõ điều này, nhưng ông vẫn tiến hành cuộc gặp gỡ nếu phía Bắc Cao Ly không có quyết định nào mới. Trước mặt báo chí, Tổng Thống Trump cũng tuyên bố sẽ bảo đảm an ninh cho Kim Jong-un và sẽ tuôn tiền bạc vào giúp Bắc Cao Ly phát triển cho kịp với miền Nam. Ông nói rằng Kim Jong-un sẽ sung sướng về điều này. Khi được hỏi rằng việc Kim Jong-un mới bí mật gặp Tập Cận Bình lần thứ hai có ảnh hưởng gì đến việc Kim tuyên bố đe dọa bỏ cuộc họp với Tổng Thống Trump, cả hai Tổng Thống Hoa Kỳ và Nam Cao Ly đều không có câu trả lời. Nhưng chúng ta cũng có thể đoán được rằng Bắc Cao Ly chắc chắn vẫn còn bị ràng buộc nhiều bởi Trung Cộng ví Trung Cộng vừa là một láng giềng nguy hiểm vừa là đồng chí Cộng Sản và có nhiều quyền lợi và an ninh gắn bó với Bắc Cao Ly. Ngày thứ Năm, Tổng Thống  Trump đã viết thư cho Kim Jong-un loan báo rằng: “Trong hoàn cảnh “hostility” hiện nay, cuộc họp thượng đỉnh sẽ không thích nghi.” Tổng Thống  Trump đã phản ứng khi Kim Jong-un hung hăng đe doạ: “Hoa Kỳ có 2 lựa chọn (1) vào bàn hội nghị,  (2) sẽ đối đầu bằng nguyên tử.” (face to face in a nuclear show down)” Trump đáp lại ngay: “Ông có bom nguyên tử, chúng tôi cũng có bom kinh khủng hơn nhiều. Và tôi mong rằng sẽ không phải sử dụng nó.”  (Therefore, please let this letter serve to represent that the Singapore summit, for the good of both parties, but to the detriment of the world, will not take place. You talk about nuclear capabilities, but ours are so massive and powerful that I pray to God they will never have to be used.) Tuy nhiên, ông cũng mở hé cánh cửa khi viết rằng: “Nếu ông (Kim Jong-un) có thay đổi ý định và muốn  tiếp tục cuộc họp thì đừng ngần ngại viết thư hay điện thoại cho tôi.” (If you change your mind having to do with this most important summit, please do not hesitate to call me or write.) Sau thư của Tổng Thống Trump, Kim Jong-un đã hạ giọng rất nhiều. Vì thế, cuộc gặp ngày 12 tháng 6 này vẫn có thể diễn ra!

Gián điệp của Obama trong Uỷ Ban Tranh Cử của Trump.

Giới thân cận trong Toà Bạch Cung tuần qua cho hay họ đã nhận diện được người “chỉ điểm” (informant) mà chúng ta có thể tạm gọi là làm ăng ten do cơ quan FBI thời cựu Tổng Thống Obama cài vào trong Ủy Ban Tranh Cử của ông Trump từ đầu mùa bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2016. Tối thứ hai, một cựu cố vấn trong Ủy ban Tranh Cử là Michael Caputo cho hay có thể có đến hai người làm ăng ten chứ không phải chỉ có một. Cũng theo ông này, không chỉ có một cơ quan FBI, mà còn có thể có thêm các cơ quan khác. Ông Caputo chưa nói ra chi tiết, vì ông cho hay phải chờ sau khi luật sư bật đèn xanh thì ông sẽ công bố. Và cũng theo ông, vói việc công bố này, ông cựu Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia James Clapper chắc chắn sẽ ra toà và bị ngồi tù.

Đến nay, chỉ có vài chi tiết được biết như người “ăng ten” này là Stefan Halper, một giáo sư Đại Học Cambridge 73 tuổi, đã lân la tiếp xúc với ít nhất ba người là các ông Sam Clovis (Cố vấn Ủy Ban), Carter Page và George Papadopoulos (cố vấn chính sách đối ngoại). Lúc đầu, người ăng ten quan tâm đến những gì liên quan đến Trung Cộng chứ chưa có việc liên quan đến Nga.

Hôm thứ Ba, nhiều dân biểu Cộng Hoà trong đó có các ông Lee Zeldin, Ron DeSantis, Mark Meadows, Jim Jordan, Matt Gaetz hứa sẽ loan báo một quyết định chi tiết hoá những việc làm sai nguyên tắc của các giới chức thẩm quyền cao nhất trong Bộ Tư Pháp và cơ quan FBI khi họ tiến hành việc điều tra và đã lạm dụng Đạo Luật Theo Dõi Tình Báo Ngoại Quốc (FISA); ngoài ra còn liên quan vấn đề email của bà Hillary Clinton và vụ điều tra Tổng Thống Trump có câu kết với Nga để thắng cử hay không?

Bản quyết nghị 12 trang của nhóm Dân Biểu trên sẽ yêu cầu bổ nhiệm một Ủy viên Tư vấn đặc biệt khác. Hiện nay ông Robert Mueller giữ chức này và đang đảm nhiệm việc điều tra mà đã kéo dài hơn 1 năm nhưng không đi đến kết quả gì. Ông Rudy Juliani cho hay có thể việc điều tra của ông Mueller kết thúc vào đầu tháng 9 này.

Báo The New York Times thì cho rằng việc FBI cài người vào Ủy Ban Tranh Cử của ông Trump không phải là để nhòm ngó hay làm gián điệp mà để “bảo vệ cho ông Trump không bị Nga lôi kéo”(sic). (The spy embedded in Trump’s camp wasn’t spying; he was there to protect Trump from the Russians). Chính báo này tiết lộ tên của người ăng ten là Stefan Halper. Báo cũng cho biết ông Halper từng bỏ tiền chi trả cho chuyến đi London của ông George Papadopoulos. Trong hai năm 2016 và 2017, ông Halper được chính phủ Obama trả công đến $411,575  để xâm nhập vào nhóm ông Trump lấy tin tức. Theo nhiều nguồn báo cáo khác nhau, ông Halper được FBI sử dụng trong chiến dịch có tên là Operation Crossfire Hurricane, mà mục đích đầu tiên là xem ứng cử viên Trump có câu kết với Nga trong mùa bầu cử không.

Trong một chương trình thời sự mới đây, nữ ký giả Maria Bartiromo của đài Fox cho biết cả Bộ Tư Pháp, FBI, CIA, và IRA do Obama đứng sau lưng giật dây, đều dính vào những hoạt động nhằm triệt hạ Tổng Thống Trump. Những kết luận trên dựa vào tin của các báo The New York Times và The Washington Post. Việc FBI dùng tiền thuế của dân để cho người theo dõi một chiến dịch tranh cử là không chấp nhận được. Họ đã đi quá xa. Obama bị lên án đã chính trị hoá các cơ quan DOJ, CIA, FBI, và IRS.

Đầu tuần này, Tổng Thống Trump đã viết ra rằng ông yêu cầu Bộ Tư Pháp điều tra thật sớm có thật là cơ quan FBI đã gài người hay theo dõi ban Tranh Cử của ông chỉ vì mục đích chính trị hay không? Và có phải những người trong hành pháp Obama đã chủ động việc trên không? Đây là lần đầu tiên từ khi nhậm chức mà Tổng Thống Trump đã ra lệnh cho Bộ Tư Pháp.

Ông Phụ Ta Bộ Tư Pháp Rod Rosenstein đã đáp ứng lời yêu cầu này bằng cách ra lệnh cho Tổng Thanh Tra xem lại các hồ sơ.

Nạn bắn súng ở trường học

Vụ bắn súng chết 10 người ở trường Trung Học Santa Fe, Texas do tên Dimitrios Pagourtzis, 17 tuổi gây ra. Tên này dùng 1 cây súng shotgun cưa nòng và một súng lục 38. Cả hai là của cha anh ta. Cậu học sinh này đang bị giam tại nhà giam Galveston County và không được hưởng quy chế đóng tiền để được tại ngoại. Có hai cô giáo trong số người bị bắn chết. Một trong những nạn nhân của Dimitrios là môt nữ học sinh mà tên này theo đuổi nhưng bị từ chối tình yêu. Vì vậy, Dimitrios xách súng vào bắn chết cô gái và những người khác. Nhưng tên này đã không giết một bạn học sinh trong phòng vì muốn chú này sống để kể lại chuyện đời của hắn.

Antonios Pagourtzis, cha của chú bé sát nhân Dimitrios khăng khăng bào chữa rằng con ông ta là một đứa trẻ tốt nhưng nổi cơn giết người là do bị cư xử không tốt và bị ăn hiếp tại trường. Ông cả quyết rằng con ông không phải là tội phạm, mà cũng là một nạn nhân!

Sở Học Chánh Santa Fe Independent School District phủ nhận việc này. Sau một cuộc điều tra, sở Học Chánh cho rằng lời cáo buộc của ông Antonio là không đúng. Ngay bản thân người cha, ông Antonio cũng từng bị rắc rối với pháp luật 2 lần vào năm 1987 và 2012 về tội bạo hành. Năm 2008, ông bị truy tố về tội đổ các gỗ vụn một cách phi pháp.

Gia đình ông Antonio là dân từ một làng ở Hy Lạp di cư đến Mỹ khi chú Dimitrios mới 12 tuổi. Ông ta nói khi rời làng quê Hy Lạp, gia đình chỉ có bộ áo quần và đôi giày trên người. Nhưng nay thì khá giàu. Ông làm chủ công ty North American Marine Inc., có một xưởng sửa chữa tàu và một công ty thu dọn vệ sinh công nghiệp tại Houston. Ông ta còn sở hữu ba chiếc tàu.

Được biết Dimitrios nếu bị kết tội, sẽ không bị án tử hình vì một điều khoản trong hình luật Texas không kết án tử hình tội nhân dưới 18 tuổi. Nhưng anh ta sẽ bị chung thân và chỉ được xét giảm án sau 40 năm ở trong tù. Một bản tin hôm thứ Năm cho biết tên Dimitrios từng phô trương trên các trang xã hội hình ảnh nó mặc áo có gắn huy hiệu búa liềm của Cộng Sản. Nó đã mang huy hiêu này lúc xông vào bắn chết 10 người vô tội.

Phản ứng của Texas

Trong tuần này, Thống Đốc Greg Abbott của Texas đã tổ chức ba buổi thảo luận bàn tròn gồm những giới chức học đường, chính khách, cảnh sát, phụ huynh học sinh… để thảo luận về an ninh trường học, an toàn súng đạn.  Phóng viên báo chí chỉ được tham dự lúc mở đầu và sau khi buổi thảo luận kết thúc để nghe kết quả.

Ông mở đầu bằng lời tuyên bố: “Vấn đề là những người vô tội bị bắn chết. Chúng ta đều muốn rằng súng đạn không lọt vào tay những kẻ chỉ muốn giết con cái chúng ta.”

Kết quả cuộc họp đầu tiên ngày thứ Ba đề ra các biện pháp sau: Mở rộng chương trình gọi là School marshal program trong đó (1) cho phép thầy cô giáo được mang súng, (2) khuyến khích phụ huynh tham gia việc phòng vệ, (3) lập các nhóm xét duyệt về những sự đe dọa, (4) tuyển mộ thêm các chuyên viên tư vấn học đường, (5) cải thiện truyền thông giữa cảnh sát và nhân viên học đường (6) gắn các máy dò kim loại (vũ khí) và cuối cùng (7) theo dõi sát sao hoạt động trên truyền thông xã hội.

Cuộc họp ngày thứ Tư nhấn mạnh vào các luật lệ kiểm soát vũ khí, nghiên cứu về việc bệnh nhân tâm thần và nguyên nhân bạo lực. Cuộc họp cuối cùng ngày thứ Năm dành cho gia đình các nạn nhân.

Lý do chính: Văn hoá bạo lực

Cũng như sau các vụ nổ súng trước đây, nhiều bàn cãi xôn xao lại nổi lên về việc kiểm soát súng đạn. Một khuynh hướng cho rằng súng đạn là nguyên nhân của giết choc, nên họ muốn phải thu hồi súng trong dân chúng. Khuynh hướng khác thì cho rằng súng không phải là nguyên nhân đưa đến việc giết người mà là do ý đồ có sẵn trong đầu óc những kẻ bệnh hoạn, hiếu sát. Vì nếu đã có ý giết người mà không có súng, người ta sẽ dùng các phương tiện khác không thiếu gì xung quanh. Quan điểm trung dung là phải có cách thức kiểm soát việc mua bán súng sao cho những kẻ xấu, có tiền án, có tì vết bạo hành hay bệnh hoạn không thể mua hay giữ súng đạn.

Suy nghĩ của chúng tôi: Hình như nhiều năm nay, các giới chức hữu trách cả hai phe đều đổ thừa cho nhiều lý do: súng đạn và bệnh hoạn…, nhưng họ cứ làm ngơ trước một vấn nạn mà theo chúng tôi là căn nguyên của bạo lực trong giới trẻ. Đó là nền văn hoá bạo lực mà đã thống trị trong xã hội Hoa Kỳ từ hơn nửa thế kỷ qua!

Nửa thế kỷ trước, khi chúng tôi còn là những thanh niên sinh viên miền Nam Việt Nam, tiếp xúc văn hoá Mỹ hàng ngày qua phim ảnh, sách báo… 60 phần trăm là phim tình cảm nhẹ nhàng. Số còn lại là phim thám hiểm, chiến tranh nhưng không có hay rất ít cảnh bạo lực, chết chóc và cũng không diễn tả chi tiết các vụ bắn giết. Những phim cao bồi viễn tây có bắn súng thật, giết nhau thật, nhưng cái hậu của nó là kẻ ác phải đền tội, người lành được hưởng an vui. Đến thời bắt đầu có trò chơi điện tử thì chỉ là những trò giúp phát triển khả năng quan sát, ứng phó. Cho đến thập niên 1990 mới bắt đầu có những trò điện tử “killing game” mà nhân vật trên màn ảnh là những kẻ vạm vỡ, mặt mày hung bạo, trang bị đủ loại từ súng nhỏ, súng lớn, lựu đạn. Chúng bắn giết nhau chết hàng loạt, máu me tung toé. Phim ảnh cũng chuyển qua đề tài bạo lực. Những thứ này hấp dẫn trẻ em từ lúc chưa đến tuổi đi học. Chúng chơi sa đà, ngày đêm bỏ cả ăn uống. Cha mẹ thì bận làm việc đầu tắt mặt tối, có thì giờ đâu mà kiểm soát con cái. Thấy con cái ôm cái play station hay ipad là yên lòng!

Chúng tôi nhớ có xem nhiều phim những năm gần đây (Death Race) mà nội dung là thả một số mười, hai chục người hiền có, hung dữ có vào rừng hay một nơi nào đó để họ giết nhau cho đến khi còn một người sống sót để lãnh thưởng. Ví dụ loạt phim Hunger Game do cô tài tử nổi tiếng Jennifer Laurence đóng. Cuộc chém giết kéo dài từ khi bắt đầu cho đến khi hết phim! Hoặc những phim do Robert de Niro đóng, loạt phim Fargo, Banshee với những cách giết người ghê rợn vượt ngoài sức tưởng tượng của những người bình thường chúng tôi.

Nhìn quen mắt cảnh bắn giết máu me, quen với cách hành xử bạo lực; bọn trẻ lớn lên với ý niệm coi thường mạng sống người khác và học thói sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề thay vì tranh luận, hoà giải. Những thiếu niên bị thua sút trong cuộc sống, bị ăn hiếp nơi học đường, bị thất bại trong tình yêu thường tìm sự trả thù bằng cách bạo lực. Đó là chuyện dễ hiểu. Vì thế, đi đôi với việc theo dõi, giải quyết các căn bệnh tâm thần, không thể không giải quyết tận gốc từ phim ảnh, trò chơi bạo lực.

Mà khổ thay, kỹ nghệ điện ảnh, video game đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ đô la mỗi năm. Những ông chủ dùng tiền này để yểm trợ các ứng cử viên và lobby các dân cử. Thế lực của họ rất lớn nên không ai dễ đụng tới. Hoa Kỳ là nước tư bản, những doanh nghiệp, kỹ nghệ gì làm ra tiền đều được ưu tiên. Chính phủ liên bang hay các tiểu bang, vì cần thêm tiền cho  ngân sách, đã cho hợp pháp hoá kỹ nghệ cờ bạc, ma túy, cá độ thể thao để thu về những khoản thuế kếch sù.

Xin góp thêm một số dữ kiện về nạn bắn súng tại trường học ở Mỹ so với các nước khác: Từ năm 2009 đến nay (chưa tới 10 năm), đã có 288 vụ trên đất Mỹ, 8 vụ ở Mexico, 6 vụ ở Nam Phi, 5 vụ ở India, Canada và Pháp, mỗi nước có 2 vụ, Nga, Đức, Hy Lạp, Trung Cộng mỗi nước chỉ có 1 vụ.

Ngày 24, một vụ nổ súng ở tiệm ăn Louie’s on the Lake tại Oklahoma City làm bị thương 2 người. Hung thủ bị một người dân có sẵn súng bắn chết tại chỗ.

California và dân bất hợp pháp

California sẽ trở thành tiểu bang đầu tiên của Mỹ cung cấp dịch vụ bảo vệ sức khoẻ cho di dân bất hợp pháp, ngay cả những thành phần phạm pháp. Một nữ Giám Đốc của Orange County là bà Michelle Steel cho hay có thể, sẽ có làn sóng những di dân bất hợp pháp từ các tiểu bang khác ùa về California để hưởng sự chăm sóc sức khỏe miễn phí này.

Như thế, dân bất hợp pháp sẽ được hưởng đủ các thứ phúc lợi xã hội, bảo vệ sức khoẻ và ngay cả sự bảo vệ không bị cơ quan cưỡng chế liên bang bắt bớ trục xuất dù vi phạm các trọng tội.

Chương trình cung cấp dịch vụ sức khỏe miễn phí cho dân bất hợp pháp, ước lượng khoảng 1.2 triệu người, sẽ ngốn hết khoảng 3 tỷ đô la của ngân sách tiểu bang

Một bản nghiên cứu năm 2016 do Trung Tâm Khảo Cứu Chính Sách Y Tế của trường Đại Học California ở Los Angeles cho thấy tiểu bang chi ra 367 tỷ đô la cho dịch vụ y tế toàn tiểu bang, trong đó có 260 tỷ là từ tiền thuế của dân chúng.

Với quyết địng cung cấp miễn phí dịch vụ y tế co dân bất hợp pháp, tiền công nợ của Tiểu bang sẽ tăng thêm 1.5 tỷ đô la ảnh hưởng nghiêm trọng đến hai ngân quỹ dành trả tiền hưu liễm cho công chức của Tiểu Bang (California Public Employee Retirement System (CalPERS)) và Quỹ hưu bổng của Giáo Chức (California State Teachers’ Retirement System (CalSTRS)).

Quý vị dân cử cứ tha hồ bỏ tiền công quỹ và tiền dân đóng thuế để cưu mang đám dân bất hợp pháp nhằm mua phiếu trong các kỳ bầu cử!

Iraq xử tử hình vợ của bọn chiến binh ISIS

Sau ba năm bị bọn khủng bố ISIS chiếm đóng hết hơn một nửa nước và chịu đựng mọi nỗi kinh hoàng do lũ người cuồng tín này gây ra; ngày nay Iraq đã sạch bóng bọn ISIS và đang trên tiến trình trả mối thù bằng máu.

Các toà án Iraq dã đưa ra toà hàng chục phụ nữ vốn là vợ của bọn chiến binh ISIS. Những người đàn bà này được phép trong 10 phút để xin tha tội trước khi toà tuyên án tử hình. Họ tự cho rằng họ cũng là nạn nhân nhưng không ai trong dân chúng tỏ ra sự thông cảm thương tình đối với họ.

Một phụ nữ quốc tịch Pháp là Djamila Boutoutao, 29 tuổi, khai rằng bà tưởng mình thành hôn với một anh ca sĩ nhạc Rap cho đến khi hai vợ chồng đến Turkey hưởng trăng mật thì bà ta mới biết anh chồng là một tên khủng bố jihadist. Bà kể rằng bà bị tên chồng đánh đập và nhốt vào trong một cái hang cùng các đứa con của bà ta (?) khi bà từ chối không chịu theo hắn ta đến Iraq.

Bà Boutoutao này là một trong khoảng 1900 công dân Pháp và 40 ngàn công dân ngoại quốc đã đến Iraq và Syria để theo đám khủng bố ISIS.

Tại toà, bà xin một ân huệ là tha tội cho đứa con gái của mình.

Báo chí địa phương cho hay có khoảng 40 phụ nữ là vợ bọn ISIS đã bị hành hình; nhưng dư luận cho hay con số có thể lên tới 300 người.

Hiện có khoảng hơn 1000 người đang bị giam giữ tại các nhà tù ở Baghdad sau khi bị nhận diện là thành viên, hay là thân nhân của bọn chiến binh ISIS. Nhưng đài truyền hình al Jazeera cho biết có hơn 20 ngàn người đang bị giam vì tình nghi có liên hệ với ISIS.

Tháng trước, toà án Iraq xử tù chung thân 19 phụ nữ có quốc tịch Nga về tội tham gia và yểm trợ bọn khủng bố.

Thiên tai ở Thiên Đường Hawaii 

Hawaii từ lâu được xem là thiên đường hạ giới. Đó là một quần đảo ở Thái Bình Dương và cũng là tiểu bang thứ 50 của Hoa Kỳ từ năm 1959. Nơi đây khí hậu ôn hoà, cảnh sắc thiên nhiên hùng tráng và tuyệt mỹ. Hawaii nhờ có những bãi biển dài đầy cát trắng và những khu vườn hoa lá đủ sắc màu, là trung tâm du lịch mỗi năm có hàng chục triệu khách từ lục địa Mỹ và các nước khác đến du lịch dù là mùa hè hay mùa đông.

Nhưng Hawaii cũng là một quần đảo gồm hàng trăm đảo lớn nhỏ trải dài một chiều ngang 1500 dặm (2400 Km). Tính từ tây bắc xiên xuống đông nam là 8 đảo chính: Niʻihau, Kauaʻi, Oʻahu, Molokaʻi, Lānaʻi, Kahoʻolawe, Maui, và Island of Hawaiʻi. Đảo Hawai’i là đảo lớn nhất, được gọi là “đảo Lớn” để khỏi lẫn lộn với tên quần đảo Hawaii. Quần đảo Hawaii thực ra toàn là núi lửa đã hay chưa hoạt động. Đảo lớn Hawai’i hình thành bằng 5 núi lửa mà Kilauea là lớn nhất và đang hoạt động trong hai tuần nay. Núi lửa Kilauea có tuổi từ 300 ngàn đến 600 ngàn năm. Nó trồi lên khỏi mặt nước biển 100 ngàn năm trước đây.

Trước tháng 5, 2018, người ta ghi nhận hàng trăm cơn động đất ở khu vực phía đông của núi Kilauea. Dân chúng trong vùng đã được lệnh chuẩn bị di tản để lánh nạn.

Ngày 3 tháng 5, núi Kilauea phun lửa sau khi có một trận động đất 5 độ. Hai khu vực gần đó là Leilani Estates và Lanipuna Gardens phải di tản ngay. Qua hôm sau, lại có trận động đất 6.9 độ. Những ngày sau đó thì toàn bộ khu Leilani Estates bị tàn phá.

Phún thạch phun ra từ miệng nuí Puna và một hồ lửa ở đỉnh Kilauea phóng lên không trung những dòng lava và khói chứa chất acid độc hại. Qua ngày 17, một vụ nổ xảy ra ở Halemaʻumaʻu, tạo thành một cột khói cao đến 30 ngàn bộ trên không trung. Ngày 27, các dòng lava chảy ra tận Thái Bình Dương. Bầu trời đặc nghẹt những đám mây laze (chất độc lava) tạo thành bởi chất acíd hydrochloric và các phần tử kính (glass particle)

Trong hơn 10 ngày qua, các chất phún thạch chảy tràn xuống, nuốt chửng nhiều khu dân cư với hàng chục căn nhà xinh đẹp.

Vào lúc chúng ta đang trò chuyện trong chương trình tối thứ Bảy, núi Kilauea vẫn còn hoạt động chưa chịu ngưng nghỉ.

Ngày Lễ Memorial Day.

Ngày mốt, 28 tháng 5, là ngày lễ Memorial Day

Memorial Day hay còn gọi là Decoration Day là ngày lễ chính thức của toàn liên bang Hoa Kỳ để tưởng niệm những người lính đã hy sinh tại chiến trường hay khi thi hành quân vụ. Memorial Day rơi vào ngày thứ Hai tuần lễ cuối cùng trong tháng 5. Ngày Memorial không thể bị nhầm lẫn với ngày Veterans Day là ngày dành cho những cựu chiến binh còn sống cử hành vào ngày 11 tháng 11 mỗi năm.

Memorial Day đánh dấu mở đầu mùa hè, trong khi ngày Labor Day đánh dấu kết thúc.

Trong này lễ này, dân chúng đến thăm viếng các nghĩa trang để cắm cờ vào từng mộ phần tử sĩ và đặt vòng hoa ở các đài tưởng niệm.

Lễ Memorial này có từ trước cuộc nội chiến Hoa Kỳ. Ở miền quê các tiểu bang miền Nam, thường người ta lễ Decoration hàng năm vào ngày Chủ Nhật cuối mùa xuân. Người Mỹ, có khi từ ở các vùng xa xôi nữa, tụ họp ở các nghĩa trang gia đình, cắm hoa và nhắc nhau những giao ước thân tình giữa những người sống. Những dịp này thường kèm lễ nghi tôn giáo và sau đó là picnic suốt ngày kiểu “potluck”, gia đình nào cũng mang thức ăn góp chung vào.

Ngày 3 tháng 6, 1861, thành phố nhỏ Warrenton thuộc Tiểu Bang Virginia là nơi có nghĩa trang đầu tiên của tử sĩ chết trong Nội Chiến được trang hoàng cắm hoa. Qua năm 1962, các bà ở Savannah, Georgia cũng trang hoàng cho nghĩa trang của lính miền Nam (Confederate) chết trận. Năm 1963, người ta bắt đầu cuộc lễ tưởng niệm đầu tiên ở nghĩa trang Gettysburg, Pennsylvania. Đến ngày 4 tháng 7, 1864, Boalsburg, Pennsylvania sau lễ tưởng niệm, được coi là nơi khởi đầu cho ngày Memorial Day với đủ các ý nghĩa và lễ nghi.

Trong cuộc Nội Chiến, có hơn 600 ngàn binh sĩ của cả hai bên tử trận. Năm 1865, chính phủ liên bang thành lập nghĩa trang quân đội cho tử sĩ của miền Bắc (Union). Các lễ tưởng niệm tử sĩ hai miền được cử hành riêng rẻ trong những ngày khác nhau cho đến gần thế kỷ 20 thì mới có ngày Memorial Day chung cho tất cả những quân nhân tử trận.

Nhưng mãi đến ngày 26 tháng 5, 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson mới quy định chính thức ngày lễ qua một Tuyên cáo (proclamation) coi thành phố Waterloo của Tiểu Bang New York là nơi khởi đầu của lễ này. Sau đó, Quốc Hội ban hành Nghị Quyết 587 thừa nhận một cách chính thức truyền thống ái quốc qua việc cử hành Memorial Day mà đã có từ 100 năm trước đó. Từ đó danh xưng Decoration Day được đổi thành Memorial Day khi Quốc Hội thông qua Đạo Luật về các ngày lễ (Uniform Monday Holiday Act) vào ngày 28 tháng 6, 1968. Ngày Memorial Day trước được cử hành vào ngày 30 tháng 5, được ấn định vào ngày thứ Hai cuối cùng trong tháng 5. Như thế, lễ này có ba ngày nghỉ liên tục.

Năm 2000, Quốc Hội lại thông qua Đạo Luật Phút Mặc Niệm Toàn Quốc (National Moment of Remembrance Act) yêu cầu tất cả công dân ngưng mọi hoạt động để mặc niệm vào lúc 3 giờ chiều trong ngày Memorial. Sau này, trong ngày Memorial Day, còn có những cuộc diễn hành tại các thành phố. Quốc kỳ được kéo lên đỉnh cột cờ, rồi hạ xuống lưng chừng trong vài phút rồi lại được kéo lên đỉnh cho đến hết ngày.

Tuần trước Tổng Thống Trump ký quyết định lấy ngày 19 tháng 5 làm ngày Quân Lực Hoa Kỳ.