Thời Sự Hàng Tuần ngày 5 tháng 5, 2018 – Chuyện xứ Cao Ly, Đoàn di dân Trung Mỹ


Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Chuyện xứ Cao Ly

Thật ra, nên gọi nước Cao Ly thì chính xác nhất. Thời nhà thám hiểm Marco Polo đã  phiên âm chữ “Corea” thành “Cauli” mà chúng ta thường đọc là Cao Ly. Chữ Corea cũng xuất phát từ chữ Goryeo là tên một trong ba vương quốc tại vùng này từ năm 37 BC đến năm 668 AD.  Anh ngữ gọi là “Korea”.Còn quốc hiệu “Triều Tiên” xuất phát từ quốc hiệu “Joseon” của một triều đại kéo dài hơn 500 năm trong lịch sử Cao Ly (1392-1897). Phía Cộng Sản Việt Nam thì quen dùng chữ Triều Tiên. Còn danh hiệu Hàn (Đại Hàn, Nam Hàn, Bắc Hàn) mà chúng ta thường dùng thì xuất xứ từ chữ Hanguk, Daehan chỉ dùng cho nước Cộng Hoà ở miền Nam. Vì thế, từ nay, chúng tôi xin dùng chữ Cao Ly hay Triều Tiên.

Cao Ly bị Nhật Bản chiếm đóng và đô hộ từ năm 1910. Sau khi Thế Chiến thứ 2 kết thúc, Nga và Hoa Kỳ cùng giải giới quân Nhật ở hai miền Bắc và Nam của vỹ tuyến 38. Sau đó hai chế độ chính trị đối kháng ra đời: Cộng Sản thân Nga ở Bắc và Cộng Hoà thân Mỷ ở Nam.

Cuộc chiến Cao Ly nổ ra ngày 25 tháng 5, 1950 khi quân đội Bắc Cao Ly có Trung Cộng và Liên Sô yểm trợ tấn công tràn qua biên giới xâm lăng Nam Cao Ly. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc kêu gọi thành lập liên minh gồm 21 quốc gia do Hoa Kỳ dứng đầu để chống lại. Hoa Kỳ đóng góp đến 90% nhân lực. Trong những tháng đầu tiên, quân Liên Hiệp Quốc và Nam Cao Ly bị đẩy lùi tận phần đất Pusan ở cực nam bán đảo Triều Tiên. Sau đó đồng minh phản công đánh như chẻ tre đẩy quân Cộng Sản về tận sông Yalu ở biên giới tiếp giáp với Trung Cộng. Vào tháng 10 cùng năm 1950, Trung Cộng gửi hàng triệu quân (ngụy trang với danh nghĩa Chí Nguyện Quân) tham chiến. Hai bên nhiều lần chiếm đóng thủ đô Seoul nhưng sau cùng dừng lại ở vỹ tuyến 38. Ngày 27 tháng 7, 1953, tại Bàn Môn Điếm, một thỏa ước tạm thời ngưng chiến được ký kết, lất vỹ tuyến 38 làm khu phi quân sự chia hai nước Nam Cao Ly và Bắc Cao Ly theo hai thể chế đối nghịch. Tuy nhiên, đó chỉ là thỏa hiệp ngưng bắn mà không phải là một hiệp ước hoà bình.

Vì thế, từ 65 năm qua, hai miền Nam và Bắc Cao Ly xem như ở trong tình trạng chiến tranh. Vỹ tuyến 38 được xem là điểm nóng trên thế giới vì luôn có sự đối đầu căng thằng. Phía Bắc hàng quân đoàn Bắc Cao Ly, phía Nam cũng thế, với sự tăng cường của khoảng trên dưới 40 ngàn quân Mỹ và sự bố phòng các loại vũ khí, hoả tiễn tối tân nhất. Ngoài khơi thì các hạm đội Mỹ tuần tiểu thường xuyên có lúc cũng căng thẳng với hạm đội Nga ở phía Bắc và hải quân Trung Cộng ở phía nam.

Kết quả cuộc họp Thượng đỉnh Triều Tiên

Cuộc họp Thượng đỉnh giữa Tổng Thống Nam Cao Ly Moon Jae-in và Chủ tịch Bắc Cao Ly Kim Jong-un vào ngày thứ Sáu tuần trước đã kết thúc tốt đẹp với nhiều lời hứa hẹn của hai bên sau 65 năm hầm hè tưởng chừng sắp ăn tươi nuốt sống nhau.

Cuộc họp giữa lãnh tụ hai miền đã kết thúc với bản thông cáo chung đầy thiện ý hoà bình với các điểm chính như sau:

  1. Hai miền Nam và Bắc sẽ tiếp tục bàn thảo các biện pháp để cải thiện mối quan hệ nhằm phát triển thịnh vượng chung và đi đến thống nhất thành một quốc gia. Trước mắt là cả hai sẽ thi hành những điểm đã được đồng ý từ trước. Sau đó tiến đến các cuộc họp cao cấp để thực thi các điểm do cuộc hội nghị thượng đỉnh đề ra.

2.- Hai bên sẽ thiết lập văn phòng truyền thông tại Kaesong; tăng cường trao đổi và hợp tác trong nhiều lãnh vực kinh tế, xã hội.

3.- Sẽ liên lạc với Hồng Thập Tự Quốc Tế để giải quyết các vấn đề nhân đạo trong đó có việc đoàn tụ gia đình từng bị chia cách hàng chục năm qua.

4.- Về quân sự, hai bên sẽ thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn sự thù nghịch, giảm bớt căng thẳng về quân sự và sẽ tiến hành đàm phán để tiến tới việc tái lập hoà bình trên bán đảo Cao Ly. Hai bên hứa sẽ không sử dụng vũ lực để đối phó với nhau. Cùng giảm chi phí quân sự và thi hành việc giải giới các vũ khí nguyên tử hoàn toàn.

Ngay ngày thứ Hai, Nam Cao Ly đã tháo gỡ hết các loa phóng thanh tuyên truyền hướng về đất Bắc, và ngược lại, Bắc Cao Ly cũng làm điều tương tự.

Hai nước Bắc và Nam đã đồng ý dùng chung một múi giờ thống nhất. Phía Bắc Cao Ly đã điều chỉnh tăng thêm nửa giờ cho hợp với giờ ở Nam Cao Ly. Được biết trước đây, vào năm 2015 chính Kim Jong-un ra lệnh vặn đồng hồ lui lại nửa giờ. Như vậy, hiện nay giờ Cao Ly đi trước giờ miền Đông Hoa Kỳ là 14 tiếng.

Kim cũng tuyên bố tại hội nghị sẽ để cho Hoa Kỳ và Nam Cao Ly đến tận nơi phóng hoả tiễn Poongi-ri để thanh tra, sau khi nơi này sẽ đóng cửa vào tháng 5 này.

Theo Kim Jong-un, Bắc Cao Ly còn có thêm hai đường hầm lớn hơn cái hầm bị hư hỏng mới đây. Các hầm này vẫn còn ở trong tình trạng tốt và khả dụng. Được biết, có ít nhất 6 lần Bắc Cao Ly đã thử nghiệm nguyên tử dưới lòng đất mà lần mới nhất là vào tháng 9 năm 2017. Kim cũng nói anh ta khẳng định chẳng bao giờ sử dụng vũ lực “[I] reconfirm that using military force will never take place.”

Địa điểm thí nghiệm nguyên tử Bắc Cao Ly bị sụp.

Như dự đoán của nhiều chuyên viên quốc tế, sau quá nhiều lần thí nghiệm hoả tiễn và nguyên tử, núi Mantap đã sụp đổ sau lần thí nghiệm thứ 5. Trước hết, lần thí nghiệm này tạo ra một lỗ hổng như ống khói lò sưởi vĩ đại là nơi mà chất phóng xạ thoát ra trong không gian. Sau đó, núi bị sụp. Chính hai nhóm gồm các nhà nghiên cứu ở Trung Hoa đã tiên liệu điều này và nhiều lần lên tiếng cảnh báo. Họ phải lo sợ hơn ai cả vì bụi phóng xạ sẽ ảnh hưởng trực tiếp nhanh nhất lên các thành phố đông dân của Trung Cộng.

Núi Mantap có cao độ so với mặt biển là 6888 feet (2.1 kilometres), nằm trong khu vực Pungye-ri ở phía Tây Bắc Bắc Cao Ly. Nó có những triền thoai thoải có vẻ như đủ sức chống đỡ những chấn động lớn. Nhưng đó là trước năm 2017. Wen Liangxing, nhà địa chất học thuộc Trường Đại Học Khoa Học Kỹ Thuật ở Hồ Bắc kết luận rằng lần thử nghiệm đầu đạn nhiệt nguyên tử trong một đường hầm dài khoảng 700 mét nằm ngay dưới đỉnh núi Mantap đã tạo ra nhiều đường nứt của núi. Trái bom 100 kilotons nổ ngày 3 tháng 9 đã làm cho vách đá bị chảy ra vì sức nóng và đã tạo ra một lỗ hổng có đường kính 200 mét. Những làn sóng chấn động sau đó làm lung lay những khối đá ở một phần rộng lớn của suờn núi chỉ cách đỉnh núi chưa tới 500 mét. Đất đá bị lở sập, chảy vào cái lỗ hổng vừa nói. Nhìn từ trên vệ tinh, nó như một cái nhọt lớn vừa bị bung mủ.

Có thêm ba trận động đất nhỏ ở các khu vực gần đó cũng tạo thêm nạn lở lói. Coi như khu vực thí nghiệm đã hoàn toàn vô dụng.

Báo cáo của tờ báo the South China Morning Post cho hay bụi phóng xạ đã từ các đường nứt này thoát ra ngoài. Ông Wen cho hay việc núi sập lở này sau khi thu thập dữ liệu từ gần 2000 vị trí thăm dó chấn động. Ngoài việc núi Mantap bị sập, ngọn núi Changbai gần biên giới Cao Ly Trung Hoa cũng có nguy cơ phun lửa do hậu quả các cuộc thử nghiệm nguyên tử.

Lee Doh-sik, nhà điạ chất cao cấp nhất của Bắc Cao Ly đã đến Viện Nghiên Cứu Khoa Học về trái đất ở Bắc Kinh 2 tuần sau cuộc thử nghiệp cuối cùng này và đã được cảnh báo về việc núi sập này. Hai ngày sau đó, chính Bắc Cao Ly tuyên bố chấm dứt các cuộc thử nghiệm trên mặt đất.

Nhận định

Kim Jong Un trước khi vào bàn hội nghị đã tuyên bố sẽ hủy bỏ chương trình nguyên tử. Sau đó đã tuyên bố không có ý định tấn công Hoa Kỳ hay Nam Cao Ly, vì theo anh ta: “Chẳng có lý do gì để làm điều này.” Kim Jong-un còn nói rằng anh ta không phải là loại người bắn hoả tiễn vào Hoa Kỳ! Nguyên văn: “Chính Hoa Kỳ luôn đối kháng với Bắc Cao Ly; nhưng nếu Hoa Kỳ chịu nói chuyện với chúng tôi, họ sẽ thấy tôi không phải là loại người bắn hoả tiễn nguyên tử qua vùng Thái Bình Dương hay nhắm vào nước Mỹ.”

Nhưng chúng ta không quên rằng từ bao nhiêu năm qua, Bắc Cao Ly mở nhiều chiến dịch tuyên truyền nhằm kích động dân chúng lòng căm thù đối với Hoa Kỳ. Tại nhà riêng hay công sở, trường học, họ cho treo những bích chương với hình ảnh những người lính Mỹ hung tợn chặt đầu, moi bụng, hãm hiếp đàn bà; ném trẻ con vào đống lửa. Họ đầu độc trẻ em Bắc Cao Ly từ thuở thơ ấu rằng Mỹ là kẻ thù truyền kiếp. Họ tập cho thiếu niên cách bắn súng và nhắm vào những hình ảnh người Mỹ. Những tấm bảng lớn nhan nhản trên các con đường, công viên cũng mang hình ảnh lính Bắc Cao Ly bắn cháy phi cơ Mỹ, hoả tiễn tàn sát các thành phố Mỹ. Rất mới, còn nóng hổi là chính Kim Jong-un từng tuyên bố sẽ phóng các hoả tiễn tầm xa vào lục địa Hoa Kỳ, dìm nước Mỹ xuống biển sâu!

Bây giờ Kim Jong-un đổi giọng, tay nắm tay, tươi cười cởi mở ôm hôn thắm thiết Tổng Thống Nam Cao Ly. Anh ta cũng nói sẽ hủy bỏ chương trình nguyên tử nếu Mỹ hứa sẽ không xâm lăng Bắc Cao Ly.

Phía Hoa Kỳ, ông Mike Pompeo khi đến Bắc Cao Ly gặp Kim Jong-un một vài tuần trước hội nghị Thượng Đỉnh, chắc đã đưa ra nhiều điều kiện trong đó có việc Bắc Cao Ly phải thi hành sự chấm dứt chương trình nguyên tử một cách hoàn toàn, sẵn sàng mở rộng cửa để các phái đoàn quốc tế đến kiểm chứng và nhất là không có điều kiện cho phép trở lại các chương trình này.

Tổng Thống Trump chưa cho hay ông sẽ gặp Kim Jong-un ở đâu trong tháng 5 này. Nhưng ông không bác bỏ địa điểm hiện nay là khu Phi Quân Sự Bàn Môn Điếm.  Một địa điểm dự trù khác là Singapore.

Vấn đề Cao Lỷ sẽ chưa thể coi là dễ thực hiện. Đàng sau Vụ Cao Ly còn có Trung Cộng từ lâu vốn coi Bắc Cao Ly là đồng minh chí cốt, sẽ không dễ dàng để vuột mất vùng đất này.

Và còn Kim Jong-un, vốn làm bạo chúa từ ba đời ông, cha rồi con; cùng với sau lưng anh ta biết bao nhiêu tay quyền lực. Liệu họ có dễ dàng chấp nhận đi theo con đuờng dân chủ tự do vì điều này đồng nghĩa với việc mất hết quyền lợi và quyền lực của họ? Một nhà bình luận cho hay sẽ là nông nổi nếu tin vào lời hứa của Kim Jong-un. Theo ông Soo Kim, một cựu viên chức cao cấp CIA về vấn đề Bắc Cao Ly, nói với báo Sunday Times ở London, thì: “Cái anh lãnh tụ Bắc Cao Ly mà chúng ta thấy hôm nay chẳng khác gì các anh lãnh tụ của năm 2000, 2008 hay ngay chính anh Jong-un nhà ta mấy tuần trước đây.

Giải Nobel Hoà Bình cho Tổng Thống Trump?

Tổng Thống Trump đã gửi ra những messages bày tỏ sự hy vọng tiến trình hoà bình ở Cao Ly. Ông cũng gọi điện thoại trực tiếp trò chuyện với Tổng Thống Nam Cao Ly Moon Jae-in và báo những chi tiết quan trọng cho Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe.

Tổng Thống Nam Cao Ly biểu dương thành tích của Tổng Thống Trump là đã dọn đường cho sự thành công của hội nghị thượng đỉnh vừa qua. Thật ra, chúng ta thấy Tổng Thống vừa tỏ ra rất cứng rắn, quyết liệt; vừa chứng minh sự quyết liệt đó qua việc bắn hoả tiễn Tomahawk vào Syria sau khi Tổng Thống nước này vi phạm điều răn đe của ông Trump. Song song là các biện pháp cấm vận gắt gao và sự vận động quốc tế tham gia vào việc trừng phạt Bắc Cao Ly.

Ngoài Tổng Thống Moon, các vị dân cử Hoa Kỳ cũng lên tiếng ủng hộ Tổng Thống Trump trong việc giải quyết vấn đề Bắc Cao Ly. Họ nói ông rất xứng đáng nhận được giải Nobel Hoà Bình.

Nhưng nghĩ cho cùng, giải Nobel chỉ thực sự có giá trị khi nó được trao cho những người xứng đáng, có công trong việc vãn hồi hoà bình khu vực hay thế giới. Đã có ít nhất hai lần, giải này trao vào tay những kẻ bất xứng.

Chúng ta biết rằng sau khi Hiệp Định Paris chấm dứt chiến tranh Việt Nam được ký, Ngoại Trưởng Mỹ Henry Kissinger và Trưởng đoàn đàm phán Việt Cộng Lê Đức Thọ đã được trao giải Nobel Hoà Bình. Một anh thì bán đứng một đồng minh để phủi tay, một anh thì là đồ tể, Hiệp định chưa ráo mực đã vi phạm xua đại quân thôn tính miền Nam.

Rồi đến Tổng Thống Obama, từ một anh làm công tác cộng đồng, chân ướt chân ráo bước vào Bạch Cung nhậm chức Tổng Thống chưa làm điều gì, cũng được trao giải Nobel Hoà Bình. Đúng là một sự mỉa mai, làm mất hết giá trị của một phần thưởng cao quý.

Theo một tin mới nhất của hãng thông tấn Korea Herald, Bắc Cao Ly đã chuyển ba công dân Mỹ bị họ bắt giam giữ ở một trại tập trung, đến một khách sạn ở ngoại ô thủ đô Pyongyang hôm thứ tư ngày 2 tháng 5, 2018. Ba người này là Kim Hak-song, Tony Kim và Kim Dong-chul là người Mỹ gốc Cao Ly, bị Bắc Cao Ly bắt và cáo buộc tội làm gián điệp. Năm ngoái, một sinh viên mỹ, Otto Warmbier, du lịch Bắc Cao Ly cũng bị bắt vì tội lấy một tờ biểu chương trên vách khách sạn. Anh này bị kết án 15 năm tù, bị giam giữ tra tấn và khi Mỹ can thiệp thả ra thì đã chết vài hôm sau khi về đến nhà.

Vài thách thức quân sự trong tuần

Tuần qua, một phi cơ SU-24 của Nga bay vo ve trên đầu một chiến hạm Mỹ ở vùng biển Baltic. Chiến hạm này là Ngư Lôi Hạm USS Porter. Phi cơ Nga này có lúc bay chỉ cách khoảng 20 feet, rất gần một phi cơ thám thính Hoa Kỳ. Nhưng phi công Hoa Kỳ đã không có phản ứng gì, và cho rằng họ giữ được sự an toàn. Đã xảy ra rất nhiều vụ phi cơ Nga bay sát chiến hạm hay phi cơ Mỹ ở nhiều nơi. Hôm thứ Năm tuần trước, Đại Tướng Joe Dunford Chủ Tịch Ủy Ban Tham Mưu Hỗn Hợp Hoa Kỳ, dự tính sẽ gặp Tướng Valeriy Gerasimov, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nga tại Baku, thủ đô Azerbaijan để bàn việc tránh những vi phạm như trên.

Về phía biển đông Trung Hoa, mới đây một phi cơ thám thính quân sự của Trung Cộng đã bay vào tận khu phòng không của Nam Cao Ly trong nhiều giờ.

Không Quân Nam Cao Ly đã cho phi cơ chiến đấu lên ngăn chặn. Chính phủ Nam Cao Ly đã gặp Đại sứ Trung Cộng để phản đối về sự xâm nhập này.

Việc này xảy ra sau khi kết thúc cuộc họp Nam Bắc Cao Ly mà chính Trung Cộng cũng coi là biến cố lịch sử.

Trong khi đó, Trung Cộng và Ấn Độ lại thoả thuận với nhau giữ gìn hoà bình dọc theo biên giới của hai nước sau gần 1 năm có những sự xung đột thường xuyên xảy ra tại đây.

Đó là tuyên bố của Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình và Thủ Tướng Ấn Độ Narenda Modi rằng hai nước sẽ duy trì hoà bình, ổn định tại tất cả mọi nơi dọc theo khu vực biên giới; đồng thời, tăng cường trao đổi truyền thông, xây dựng một sự tín nhiệm và hiểu biết giữa hai nước.

Đoàn di dân Trung Mỹ nhất quyết vào đất Mỹ

Đoàn người từ các nước Trung Mỹ, xuyên qua Mexico, đã đến cổng biên giới San Ysidro thuộc San Diego tiếp giáp giữa hai Tiểu Bang California và Tijuana. Họ được một nhóm ủng hộ gồm các tổ chức nhân đạo và luật sư của Mỹ giúp đỡ dựng lều trại phía bên kia hàng rào biên giới để tìm cách vào nước Mỹ.

Nhóm này hiện còn lại khoảng vài trăm người cương quyết đòi Hoa Kỳ phải chấp nhận cho họ hưởng quy chế tị nạn vì tự cho rằng họ là những người chạy trốn bạo lực tại quê hương của họ.

Theo ông Art Del Cueto, Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quốc Gia về Kiểm Soát Biên Giới, thì trong nhóm người này có những tên tội phạm từng vào Mỹ và bị trục xuất. Tuần qua, cảnh sát biên phòng đã bắt giữ nhiều người leo hàng rào nhảy xuống phần đất Mỹ, trong đó có vài tên từng bị trục xuất trước đây. Ông cũng than phiền về chính sách hiện nay có nhiều lỗ hổng khi cứ để cho những người như thế vào đất Mỹ sống nhiều năm trước khi giải quyết các đơn xin tị nạn của họ. Hoa Kỳ đã cho phép nhiều trẻ vị thành niên sống với những gia đình mà chính những gia đình này là thành phần bất hợp pháp. Ông nói: “Những thiếu nên này khai 16, 17 tuổi. Nhưng không có gì chứng minh tuổi tác của chúng. Đến nay thì chúng ta cũng không hay biết chúng nó đang ở đâu nữa. Hệ thống di trú làm việc thế nào mà không thể theo dõi tình trạng của những người này? Bọn trẻ này chẳng ngoan như các em Hướng Đạo, cũng chẳng phải trẻ em Mỹ tiêu biểu! Nhiều đứa trong đám này đã trở thành tội phạm rồi đó.”

Những người Trung Mỹ này khai họ bị ngược đãi; nhưng rõ ràng họ chạy trốn sự bạo hành chứ không phải sự ngược đãi chính trị – là tiêu chuẩn để được xét cho tị nạn. Ông Cueto cho rằng nếu họ chạy trốn bạo lực, rồi họ sẽ vào Mỹ sống ở những thành phố đang đương đầu với bạo lực. Như thế sẽ chẳng giải quyết được gì.

Tổng Thống Trump vẫn giữ thái độ cứng rắn trong vấn đề này. Bà Kirstjen Nielsen thì đe rằng những người khai gian về tình trạng để xin tị nạn sẽ đối phó với luật pháp Hoa Kỳ.

Một nhóm luật sư tả phái đã gặp nhóm dân này và hướng dẫn cho họ để khai báo sao cho thành công. Các luật sư bày cách cho những di dân này làm giấy kết hôn để hưởng vài thuận lợi. Chính tỷ phú George Soro cũng bỏ tiền thuê các chuyên viên tạo ra các ứng dụng (App) trên cell phone để cung cấp các sự hướng dẫn cho bọn di dân.

Khi tranh luận trong các chương trình truyền hình, nhưng người phe liberal cứ nằng nặc cho rằng Mỹ phải có trách nhiệm đối với những di dân này. Theo luật pháp quốc tế, thì chỉ những người bị ngược đãi về chính tri, tôn giáo, chủng tộc mới được coi là tị nạn. Còn vấn đề bạo lực thuộc trách nhiệm các chính phủ của họ. Một lý luận khác cho rằng họ đã đến Mỹ, thì Mỹ phải nhận họ. Họ quên rằng đoàn người này xuất phát từ các nước Nam và Trung Mỹ, tại sao không xin tị nạn ở Panama, Mexico, Guatemala, Belize… mà phải đến Mỹ mới được. Có phải vì Mỹ là con bò sữa sẽ cung cấp cho họ thoải mái về phúc lợi xã hội?

Những người liberal cũng kên án Tổng Thống Trump là “racist”. Ông Del Cueto bác bỏ điều này. Ông nói: “Coi đây, tôi cũng là người Hispanic. Đừng đem vấn đề chủng tộc ra đây. Đây là vấn đề hợp pháp hay bất hợp pháp mà thôi.”

Giữa tuần nay, có tin cho hay tiến trình cứu xét đã bắt đầu. Trong ngày đầu tiên, có 8 người được cho vào phòng cứu xét tị nạn gồm 3 bà mẹ, 4 trẻ con và một thanh niên 18 tuổi. Giới thẩm quyền về di trú tị nạn cho hay họ đang bù đầu vì công việc và ngay cơ sở vật chất cũng không thể đáp ứng được nhu cầu cho hàng trăm người xin di trú.

Một di dân lên án chính phủ Mỹ không cung cấp đủ nhân viên và phương tiện để xét đơn. Anh ta nói: “Mỹ là nước giàu mạnh nhất trên hành tinh. Họ xây những căn cứ tại Iraq chỉ trong một tuần mà nói không đủ người cứu xét cho 200 dân tị nạn ư?

Đùa giỡn hay nhục mạ?

Những gì xảy ra tại buổi tiệc của giới báo chí chuyên trách về Toà Bạch Cung đã gây ra nhiều phẫn nộ trong quần chúng, kể cả những người phe Dân Chủ.

Như tên gọi The White House Correspondents’ Association Dinner, đây là buổi tiệc hàng năm do Hiệp hội báo chí chuyên trách Toà Bạch Cung tổ chức nhằm gây quỹ cho tổ chức. Lần này diễn ra tối thứ bảy 28 tháng 4 với sự tham dự của hàng trăm người giới truyền thông, trong đó có khách mời danh dự là Tổng Thống Hoa Kỳ, bà Sarah Huckabee Sanders (Tham Vụ Báo Chí Bạch Cung). Trong phần giải trí, có cô Michelle Wolf, là một tay chọc cười (comedian) đã lên bục dùng 20 phút của mình để nhục mạ từ Tổng Thống Trump, Phó Tổng Thống Pence, đến bà Huckabee Sanders đến cả bà Kellyanne Conway và nhiều nhân vật nữ thuộc phe Cộng Hoà.

Sở dĩ cô hài hước Michelle mạnh miệng vì cô biết trong phòng tiệc đa số là người phe tả, liberal. Họ chỉ chực nghe những gì xấu về phía Cộng Hoà hay Tổng Thống Trump. Theo dư luận, chỉ có 7% những nhà báo là ghi danh với đảng Cộng Hoà. Những rồi chính người tham dự cũng than phiền cô Wolf đã vượt ra quá xa lằn ranh giới hạn vì những câu nói của cô ta không còn mang tính cách khôi hài mà là một sự nhục ma. Nhiều người cho rằng những lời của cô Wolf không phải là khôi hài mà là tấn công cá nhân dựa trên sự thù ghét.

Người ta e rằng truyền thống những buổi tiệc của Hiệp Hội Báo Chí Bạch Cung sẽ chấm dứt từ đây! Những nhân vật lãnh đạo trong đài CBS cũng bày tỏ sự bất mãn và tuyên bố họ sẽ không tham dự những buổi tiệc trong tương lai.

Tệ đến nổi ký giả Peter Baker của báo The New York Times phải nói: “Tôi không nghĩ rằng đêm nay, chúng ta đang hành xử theo mục tiêu nghề nhà báo. Thật đáng buốn.”

Còn cô Meg Kinnard của cơ quan Thông Tấn AP thì nói rằng “Buổi tiệc của Hiệp Hội Truyền thông hôm nay lẽ ra phải tạo mối liên hệ giữa giới báo chí và những người không tin tưởng vào chúng ta. Nhưng thực tế, nó đã đào sâu thêm khoảng cách.”

Ông Oliver Knox, sắp nhận chức Chủ Tịch Hiệp Hội đã loan báo rằng hộp thư email của ông tràn ngập những than phiền và đề nghị phải cải thiện sao cho thích nghi. Theo ông, có lẽ phải chấm dứt những màn comedy, những mục giải trí, mà chỉ giữ lại những diễn giả đứng đắn. Có thể có thêm âm nhạc, và có thể sẽ không cho thu hình trực tiếp.

Thông thường, ban tổ chức cho đệm vào những tiết mục giải trí để làm nhẹ phần long trọng khô khan của các bài diễn văn. Nhưng luôn sẵn có những người đi qua xa ra khỏi lằn ranh lịch lãm. Trước đây, có lần trong buổi tiệc như thế này năm 2006, nhà hài hước Stephen Colbert đã đem Tổng Thống Bush ra diễu cợt, và đã bị phê bình là không xứng đáng tại một buổi tiệc long trọng. Năm ngoái 2017 và năm nay 2018, Tổng Thống Trump từ chối, tẩy chay không tham dự. Ông đã tweet lên rằng “Thế là xong, buổi dạ tiếc báo chí coi như đã chết hẳn. Đây là một tai hoạ hoàn toàn và gây bối rối đối với đất nước vĩ đại này và những giá trị mà nó tôn vinh. Nay chỉ còn tin dổm là còn ngự trị.

Bà Huckabee Sanders đã ngồi im lặng khi cô Wolf nói những điều nhục mạ. Sau đó bà đã từ chối không đứng dậy chụp hình chung với các khách danh dự mà trong đó cũng có cô hài hước Michelle Wolf.

Cô Michelle Wolf đã nói những gì?

Trong những năm qua, những màn hài hước của phe tả càng ngày càng bẩn thỉu. Họ không biết rằng chính những câu nói bẩn thỉu làm giảm tư cách của chính họ. Vài người phe tả thì bào chữa, cho rằng cô Wolf thực thi quyền tự do phát biểu khi bình phẩm về Tổng Thống và các nhân viên trong Bạch Cung. Nhưng họ không phân biệt sự khác nhau rất xa giữ bình phẩm và bôi nhọ. Trong buổi tiệc đó, cô Wolf đã dùng chữ “Pussy” để nói về Tổng Thống Trump.

Sau đây là câu nói của Wolf về bà Kellyanne Conway: “Quý vị phải ngừng cho Kellyanne có mặt trong các chương trình của quý vị. Bà ta toàn nói láo. Nếu quý vị không cho bà ta một chỗ đứng thì bà ta không có dịp nói láo. Sách xưa có nói rằng: Nếu một cây ngã xuống trong rừng; làm sao chúng ta đem Kellyanne vào dưới cây ngã đó? Tôi không mong là làm cho bà ta bị thương tích, mà chỉ làm cho bà ta mắc kẹt. Mắc kẹt dưới thân cây.”

(You guys gotta stop putting Kellyanne on your shows. All she does is lie. If you don’t give her a platform, she has nowhere to lie. It’s like that old saying: If a tree falls in the woods, how do we get Kellyanne under that tree? I’m not suggesting she gets hurt; just stuck. Stuck under a tree.)

Cô ta cũng tấn công Phó Tổng Thống Pence về lập trường chống phá thai của ông: “Ông ta cho rằng phá thai là giết người, mà trước hết; đừng “tống”nó ra cho đến khi bạn cố thử nó. Và khi bạn thử nó, hãy tống nó. Bạn phải làm sao lôi đứa bé ra khỏi chỗ đó… Tôi biết nhiều người trong các bạn rất chống việc phá thai, trừ phi đó là cái thai của cô nhân tình của các bạn. Thật là buồn cười cho sự miễn trừ những giá trị.” (He thinks abortion is murder, which, first of all, don’t knock it till you try it. And when you do try it, really knock it. You know, you got to get that baby out of there … I know a lot of you are very anti-abortion. You know, unless it’s the one you got for your secret mistress. It’s fun how values can waiver.)

Cô ta cũng không tha con gái ông Trump: “Và dĩ nhiên, còn nữa đây, là Ivanka. Bà ta lẽ ra phải tranh đấu cho phụ nữ, nhưng hoá ra bà ta chỉ có lợi cho phụ nữ giống như một hộp tampon rỗ tuếch. Bà ta không làm gì để vừa lòng phụ nữ cả. Vì thế, tôi đoán rằng cha nào, con nấy. Tuy nhiên, bà ta biết chùi sạch mép. Bà ta là một thứ “thần tả lót” (Diaper Genie) của hành pháp. Trông bên ngoài bà ta có vẻ mềm mại nhưng bên trong chỉ là một đống cứt.” (There’s also, of course, Ivanka.  She was supposed to be an advocate for women, but it turns out she’s about as helpful to women as an empty box of tampons.” “She’s done nothing to satisfy women. So, I guess, like father, like daughter.” “She does clean up nice, though. Ivanka cleans up nice. She’s the Diaper Genie of the administration. On the outside, she looks sleek but the inside — it’s still full of s***.)

Và thậm tệ nhất là đối với bà Hukabee Sanders. Cô ta nói: “Và dĩ nhiên, còn có Sarah Huckabee Sanders. Thật là vinh dự cho chúng ta. Tôi cũng chút nào đó vinh hạnh. Tôi thương bà như Cô Lydia trong truyện cô đầy tớ. Thiệt mà, tôi thích Sarah. Bà ta rất giỏi dang. Ví dụ bà ta đốt cháy các dữ kiện rồi dung tro bôi lên mi mắt mắt một màu khói rất tuyệt. Có thể bà ta sinh ra với màu mắt thế, cũng có thể chỉ là dối trá. Mà dối trá thật. Tôi chẳng biết phải gọi Sarah Huckabee Sanders là gì. Có phải là Sarah Sanders? Hay Sarah Huckabee Sanders? Hay là bà chị họ Huckabee? Hay là Dì Huckabee Sanders? Có phải Chú Tom là gì nếu không phải để cho các bà da trắng nào không thích những bà da trắng khác?” Ồ, tôi biết rồi: Dì Coulter.” (And, of course, we have Sarah Huckabee Sanders,” “We’re graced with Sarah’s presence tonight. I have to say I’m a little star-struck. I love you as Aunt Lydia in ‘The Handmaid’s Tale.'” “I actually really like Sarah. I think she’s very resourceful,” “Like, she burns facts, and then she uses the ash to create a perfect smoky eye. Like, maybe she’s born with it; maybe it’s lies. It’s probably lies.”“I’m never really sure what to call Sarah Huckabee Sanders. You know, is it Sarah Sanders? Is Sarah Huckabee Sanders? Is it Cousin Huckabee? Is it Auntie Huckabee Sanders? Like, what’s Uncle Tom but for white women who disappoint other white women? Oh, I know: Aunt Coulter.)

Và không tha cả cô Megyn Kelly “Và dĩ nhiên, còn có Megyn Kelly. Không có Megyn Kelly thì tôi sẽ làm gì đây? Có lẽ phải hãnh diện hơn về các phụ nữ. Megyn Kelly được NBC trả lương 23 triệu đô la, nhưng lại không được NBC cho đi làm phóng sự ở Thế Vận Mùa Đông. Tại sao vậy? Tại vì cô ta quá trắng, quá lạnh lùng và quá đắt. Tự cô ta đã là Thế Vận Mùa Đông.” (And, of course, Megyn Kelly,… What would I do without Megyn Kelly? You know, probably be more proud of women.” “Megyn Kelly got paid $23 million by NBC, then NBC didn’t let Megyn go to the Winter Olympics. Why not? She’s so white, cold and expensive, she might as well be the Winter Olympics.”

Ghi chú của tác giải: Vì các câu làm trò vô duyên của Michelle Wolf khó dịch cho đúng. Chúng tôi ghi lại nguyên văn để quý vị đọc.

No Collusion!

Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt do ông Robert Mueller đã qua gần hết một năm làm việc! Bắt đầu Ủy Ban này có nhiệm vụ điều tra xem Tổng Thống Donald Trump có thông đồng, cấu kết với Nga để gian lận nhằm đắc cử Tổng Thống Hoa Kỳ hay không. Rồi từ việc không tìm ra đâu bằng chứng, Ủy ban chuyển hướng qua điều tra về những người thân cận, làm việc với Tổng Thống Trump. Và cho đến nay sau hơn 50 tuần không đi đến kết quả gì.

Tuần qua, Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện công bố một báo cáo cho rằng “không có sự thông đồng nào giữa Tổng Thống Trump và Nga

Nhưng phe chống Trump vẫn chưa chịu bỏ cuộc. Ông Mueller mới đây dọa sẽ triệu tập (subpoena) Tổng Thống Trump ra trước một Đại Bồi Thẩm để tra vấn. Giới truyền thông tìm ra được bằng cớ ông Mueller đã xì ra nhiều tin tức ra cho tờ The New York Times, trong đó có toàn bản văn gồm 49 câu hỏi mà ông Mueller dự trù sẽ hỏi Tổng Thống Trump. Các câu hỏi này liên quan đến tập hồ sơ chúng ta biết với tên là Steele Dossier và những câu nhằm gài bẩy Tổng Thống Trump về những lời tuyên bố và các phản ứng của ông trong suốt tiến trình cuộc điều tra của Mueller. Và dĩ nhiên các câu hỏi về ba nhân vật Jeff Sessions, Mike Flynn và James Comey. Mục đích các câu hỏi là để xem Tổng Thống Trump có gian dối, ngăn chận pháp luật, về những giao dịch giữa Trump Organization với Nga. Đáng lo là Tổng Thống Trump, một người ăn nói ít suy nghĩ kỹ, bộp chộp, nhanh nhẩu, có thể bị những tay cáo già trong ngành điều tra gài bẩy mà nói hớ. Phía luật sư của Tổng Thống Trump sẽ chuẩn bị gắt gao để đối phó. Ông Rudy Giuliani, cựu Thị Trưởng nổi tiếng của New York, đã gia nhập vào nhóm luật sư 5 người của TT Trump. Hứa hẹn nhiều gay cấn!

Vài tin ngắn

Texas gia nhập với 6 tiểu bang nộp đơn kiện đòi hủy bỏ chương trình DACA mà cựu Tổng Thống Obama đã ban hành một cách bất hợp hiến. Sáu tiểu bang kia là Alabama, Arkansas, Louisiana, Nebraska, South Carolina và West Virginia.

Trung Cộng dọa sẽ tăng thuế đánh vào sản phẩm nông nghiệp của Mỹ như thịt, đậu… nếu Mỹ đánh thuế cao hàng Trung Cộng. Trong khí đó ông Mnuchin, Bộ Trưởng Thương Mại đang ở Trung Hoa thương lượng một cái deal tốt và công bằng. Ông đề nghị Trung Cộng giảm mức thâm hụt trong giao thương 100 tỷ đô la, giải quyết việc ăn cắp tài sản trí tuệ, và mở thị trường cho hàng hoá Mỹ.

Đến 13 tháng 5, cái Iran deal sẽ hết hạn. Tổng Thống Trump đòi phải sửa đổi mới chịu tiếp tục. Pháp, Anh, Đức thì muốn Mỹ ở lại. Deal này là một thiệt thòi cho Mỹ và quá sức có lợi cho Iran. Obama đã gửi cho Iran 150 tỷ cộng thêm 1.8 tỷ bằng tiền mặt; nhưng không đòi hỏi được Iran phải mở cửa cho thanh tra. Hậu quả, Iran vẫn âm thầm phát triển nguyên tử và vẫn đòi hủy diệt Hoa Kỳ và Do Thái.

Học sinh của khoảng 200 trường xuống đường tranh đấu cho Tu Chính Án số 2 (về quyền mang súng)

Trước đây, thầy cô ở Tiểu Bang Oklahoma đã xuống đường đòi tăng lương. Thống Đốc Oklahoma hứa sẽ tăng đến 6 ngàn trung bình mỗi năm, nhân viên văn phòng tăng 1250 đô la. Thấy Oklahoma thành công, hiện nay thầy giáo nhiều tiểu bang khác (Arizona, Colorado) cũng xuống đường đòi tăng lương từ mấy ngày nay. Arizona sẽ tăng 20% lương cho thấy giáo trong vòng 3 năm.

Hai chuyện ngược đời, nhưng đã thành sự thật: (1) Tiểu Bang California ban hành luật cho phép dân bất hợp pháp được nhận làm việc tại các cơ quan chính phủ. (2) Thành phố Chicago đã chính thức cấp thẻ căn cước cho dân bất hợp pháp. Người mang thẻ căn cước có quyền đi bỏ phiếu như những công dân chính thức.