Thời Sự Hàng Tuần ngày 09 thang 6, 2018 — Việt Cộng lại dâng đất cho Trung Cộng

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Việt Cộng lại dâng đất cho Trung Cộng

 Ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam đã chịu khuất phục kẻ thù truyền kiếp là Trung Cộng từ lâu. Lịch sử cho thấy không chỉ mới vài thập niên nay, mà sự lệ thuộc đã có từ khi Nguyễn Ái Quốc aka Hồ Chí Minh thành lập Đảng Cộng Sản Đông Dương năm 1930 như là một chi bộ của Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản do Liên Sô và Trung Cộng lãnh đạo. Nhất nhất mọi đường lối chính sách về sau của Hồ Chí Minh thực hiện ở miền Bắc đều từ chỉ thị của Cộng Sản Trung Hoa. Trong chiến tranh Việt Nam, Hồ và Đảng Cộng SảnViệt Nam cũng nhận chỉ thị, viện trợ từ Bắc Kinh để điều hành chiến tranh, tự nhận mình là thành trì kiên cố của phe Xã Hội Chủ Nghĩa. Cuộc chiến biên giới năm 1979 mà Trung Cộng gọi là sự trừng phạt đánh vào phá nát 6 tỉnh biên giới phía Bắc giết hại hàng ngàn dân lành Việt Nam cũng không đủ để cho bọn lãnh đạo Hà Nội nhìn rõ bộ mặt kẻ thù dã man phương Bắc. Sau khi Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, Cộng Sản Việt Nam lại càng lệ thuộc vào Trung Cộng.

Trong mấy thập niên qua, chúng ta nghe rất nhiều đến việc nhượng biển, bán đất cho Tàu Cộng. Trên lãnh thổ Việt Nam, hàng trăm cơ sở xí nghiệp Tàu với hàng vạn nhân công Trung Cộng chiếm đóng ở những vị trí chiến lược, dồi dào khoáng sản. Trên biển Đông, Trung Cộng chiếm đoạt các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa để lập căn cứ quân sự. Chúng tự ý vạch ranh giới gọi là “Đường 9 đoạn” hay còn gọi “Đường lưỡi bò” nghênh ngang cho tàu bè tuần tiễu đuổi bắt, đánh chìm tàu ngư dân Việt Nam.

Mới đây, chính phủ ngụy quyền Cộng Sản lại nộp lên Quốc Hội bù nhìn bản dự thảo “Luật về các Đơn vị Hành Chánh Kinh tế Đặc Biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc” mà thực chất là lập ra ba đặc khu để cho Trung Cộng muớn trong 99 năm. Tuy rằng đây chỉ là một hành vi góp thêm vào diễn trình dâng hiến đất nước cho Trung Cộng để một ngày không xa, xoá bỏ bản đồ nước Việt Nam trên thế giới. Khi đó Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh hay một khu tự trị của Trung Cộng như các xứ Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Mông Cổ.

Với vùng “lưỡi bò” trên biển Đông, với các khu kỹ nghệ Dak Nông, Thái Nguyên, Formosa Hà Tĩnh… nay cộng thêm ba đặc khu ở ba góc của nước Việt Nam; xem như Trung Cộng không cần mở ra cuộc chiến tranh, vẫn dư khả năng bao vây, chế ngự và đè bep ngay trong trứng nước nếu người Việt Nam cảnh tỉnh tinh thần dân tộc mà dám nổi lên kháng chiến.

Trong những ngày đầu tháng 6 này, trong nước đã sôi sục những phong trào phản kháng. Người dân đã tự động làm biểu ngữ, tụ họp biểu tình để nói lên lòng yêu nước trước sự nhu nhược, ô nhục, phản bội của đảng Cộng Sản Việt Nam và ngụy quyền Hà Nội.

Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ cũng đã kịp thời lên tiếng qua một bản Tuyên Cáo đanh thép để lên án hành vi phản quốc của Cộng Sản Việt Nam, đồng thời kêu gọi các tổ chức, hội đoàn tại Hoa Kỳ gióng lên tiếng nói của mình để hỗ trợ các phong trào trong nước.

Tại sao cho mướn 99 năm lại có thể nguy hại?

Việc một quốc gia ký hợp đồng cho mướn một khu vực lãnh thổ từng xảy ra trên thế giới khi quốc gia đó (1) thừa đất nhưng thiếu phương tiện, vốn, nhân sự để phát triển, (2) vì lợi ích lâu dài của quốc tế và chính họ không đảm đương nổi những dự án vĩ đại, (3) yếu thế và bị ép buộc. Điển hình là:

Kênh đào Suez nối liền Địa Trung Hải đến Ấn Độ Dương: Ai Cập nhượng quyền 99 năm cho công ty The Suez Canal Company do Ferdinand de Lesseps đề xướng để đào một kênh rộng và sâu cho thuyền lớn qua lại. Việc đào kênh bắt đầu năm 1959, mất 10 năm để hoàn tất.

Kênh đào Panama nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương ở khúc eo hẹp nhất thuộc nước Panama, Trung Mỹ. Hoa Kỳ được Panama dành cho 99 năm để sử dụng khai thác. Trước đó, năm 1881, Pháp đã khởi công nhưng bỏ cuộc vì nhiều trở ngại kỹ thuật. Hoa Kỳ nhảy vào năm 1904 và cũng mất 10 năm mới hoàn thành, đưa vào sử dụng. Đến 1999, Hoa Kỳ hoàn trả chủ quyền cho Panama.

Đặc Khu Hongkong: Sau khi đánh thắng triều đình nhà Thanh Trung Hoa trong cuộc chiến tranh Nha Phiến, Anh Quốc chiếm và cai trị Hong Kong từ năm 1894. Đến năm 1898 thì Thanh Triều ký gia hạn 99 năm cho Anh quản lý. Năm 1997 Hong Kong đã sáp nhập trở lại vào Trung Cộng để trở thành Đặc Khu Hành Chánh.

Trong hai trường hợp trên, chúng ta thấy nhu cầu của thế giới để rút ngắn các cuộc hải hành mà phải thực hiện các kênh đào. Các nước sở tại thì không có khả năng, nên mới chịu cho muớn trong 99 năm. Trường hợp thứ ba, rõ ràng nhà Thanh quá yếu, thua trận mà phải chịu nhục nhã nhượng đất cho Anh.

Còn ba Đặc Khu mà Cộng Sản Việt Nam định nhượng cho Trung Cộng? Chúng có giá trị quan yếu gì đối với lợi ích quốc tế? Nước Việt Nam có gần 100 triệu dân sống chen chúc trên một diện tích 325 ngàn cây số vuộng, mật độ rất cao 392 người/km2 (so với Hoa Kỳ 32 người/km2). Đất không có mà ở, dư đâu mà cho thuê, cho muớn? Nếu lọt vào tay Trung Cộng thì hậu quả nguy hại trước mắt là họ sẽ (1) những nhượng địa này sau 99 năm, dù không mất, thì cũng chẳng chỉ là khu hỗn tạp do lề thói man di của dân Tàu, (2) người Tàu di dân vào đó, sinh con đẻ cháu để 99 năm sau ra hàng trăm ngàn người Tàu rặt, (2) Trung Cộng chắc chắn sẽ đưa quân lính (ngụy trang là công nhân) và chuyển vũ khí để các nơi này trở thành những pháo đài kiên cố, phối hợp với các căn cứ quân sự trên biển đông để khống chế cả vùng Nam Á Châu. Lúc đó, dù một trăm triệu dân Việt Nam có nổi lên kháng chiến, sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài và chắc sẽ bị nghiền nát tức khắc.

Dù ngây thơ đến mấy cũng phải nhìn những tấm gương Tân Cương, Mãn Châu, Mông Cổ, Tây Tạng sờ sờ ra đó.

Công bằng trong giao thương!

Năm 1972, khi Tổng Thống Hoa Kỳ Nixon đến thăm Trung Cộng và bắt đầu sự bang giao giữa hai thế lực thù địch thâm sâu Hoa Mỹ, thì nhiều người tiên đoán một cách lạc quan rằng từ đây, Mỹ đã kiếm ra một thị trường béo bở với gần 1 tỷ ba trăm triệu dân. Nhưng không ngờ kết quả đi ngược lại. Hoa Kỳ lại trở thành khách hàng rất sộp của Trung Cộng, trong khi bán ra cho họ không bao nhiêu. Mức chênh lệch mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng mỗi năm trên dưới 350 tỷ đô la mà phần thiệt thòi về phía Hoa Kỳ.

Đúng thế, với tư cách một cường quốc đàn anh giàu có, từ hàng chục năm nay Hoa Kỳ luôn đóng vai trò hào hiệp đem tiền viện trợ xây dựng hàng chục nước. Trong giao thương thì luôn nhận phần thiệt thòi. Thử hỏi như nước Việt Nam Cộng Sản sản xuất thứ gì ra hồn, mà Mỹ cũng mua của họ nhiều hơn bán cho họ mỗi năm thiệt thòi trên dưới 40 tỷ đô la?

Vì thế, với chủ trương bảo vệ quyền lợi của Hoa Kỳ là trên hết, Tổng Thống Trump đã phê bình kịch liệt sự mua bán không công bằng mà các hành pháp trước ông đã thực hiện, làm chảy máu tài chánh Hoa Kỳ vào các nước khác, làm giảm sự sản xuất trong nước mà hậu quả là mất công ăn việc làm của hàng triệu người Mỹ. Với sự dễ dãi này mà đã giúp Trung Cộng từ một quốc gia thuộc nhóm đang phát triển (developing countries) nhanh chóng trở thành một thế lực kinh tế hàng thứ hai trên thế giới.

Khi Tổng Thống Trump ban hành những quyết định đánh thuế cao trên những hàng sắt thép, nhôm của Trung Cộng và vài nước Tây Phương, hay đòi xét lại sự cân bằng mậu dịch, thì nhiều người đối lập đã chê trách, lên án ông là có hành động dẫn đến nguy hại cho kinh tế Mỹ. Họ cho rằng hậu quả sẽ làm mất đi hàng triệu công ăn việc làm trong nước, và có người lo sợ rằng dân chúng thiệt thòi vì sẽ phải mua hàng với giá cao nếu không có hàng nhập từ Trung Cộng. Dĩ nhiên Trung Cộng phải kịch liệt phản đối và đe dọa trả đũa. Các nước Đức, Mexico, Canada cũng thế. Ngày 8-9 tháng 6 tới đây, Hội nghị gồm các Bộ Trưởng Thương Mại nhóm G-7 tại thành phố La Malbaie, Quebec, Canada sẽ bày tỏ sự thất vọng về thái độ của Tổng Thống Hoa Kỳ. Xin nhắc là Tổng Thống Trump cũng muốn tăng thế nhôm thép từ Âu Châu, và đặc biệt muốn cấm nhập cảng các xe hơi đắt tiền của Đức. Mexico thì đe doạ sẽ tăng thuế quan các mặt hàng thịt heo, ruợu Bourbon, rau trái của Mỹ từ 20 đến 25%, tổng cộng khoảng 3 tỷ đô la. Mức thâm hụt mậu dịch giữa Mỹ và Mexico là gần 71 tỷ đô la năm 2017. Điều này cho thấy hàng hoá từ Mexico vào Mỹ nhiều hơn. Nếu Mỹ cũng ấn định thuế quan cao trên hàng Mexico (trị giá 314 triệu năm 2017) thì ai sẽ trả nhiều hơn?

Phân tích lợi hại

Bảo vệ sản xuất và lao động Mỹ: Người ta phê bình và lo ngại các biện pháp kinh tế của Tổng Thống Trump sẽ làm cho Mỹ mất đi hàng triệu công ăn việc làm vì Trung Cộng và các nước sẽ giảm mua hàng của Mỹ. Họ quên rằng nếu thực hiện được sự cân bằng trong cán cân mậu dịch với các nước, Hoa Kỳ sẽ không chảy máu mỗi năm hơn 800 tỷ đô la do mua thì nhiều mà bán ra không bao nhiêu. Giả sử, nếu không nhập hàng của Trung Cộng, dĩ nhiên Mỹ sẽ phải sản xuất lấy. Như thế, có phải là mở mang thêm sản xuất, đem lại công ăn việc làm cho hàng triệu người không? Và có việc làm, thêm lương tiền, thì mãi lực lại tăng thêm. Nếu Trung Cộng hay các nước trả đũa bằng cách không mua nông phẩm, máy móc của Mỹ, thì tại sao không chuyển những sản xuất này qua các lãnh vực sản xuất hàng hoá thay thế hàng phải mua của Trung Cộng? Sự phê phán của đối lập chỉ nhìn một hướng mà quên rằng chính Trung Cộng cũng sẽ nhận nhiều hậu quả nghiêm trong khi mất thị trường Hoa Kỳ. Hàng hoá của họ sẽ bán cho ai? Nếu không có thị trường thay thế, chính Trung Cộng sẽ lâm vào tình trạng sản xuất trì trệ và nạn thất nghiệp sẽ gia tăng.

Phẩm chất: Hàng chục năm trước, và cả ngay lúc này, hàng hoá làm ra từ các nước tư bản vẫn được ưa chuộng vì độ bền, tốt và có hình thức đẹp mắt, tiện lợi mọi bề. Hàng Mỹ, Đức, Nhật, Ý là tốt nhất. Trong khi đó, hàng hoá do các nước Cộng Sản sản xuất thì vừa thô kệch, vừa chóng hư. Nói gì thì nói, những xã hội có cạnh tranh lúc nào cũng tiến bộ hơn những xã hội kinh tế định hướng quốc doanh. Trung Hoa lục địa tuy đã nới tay phần nào cho nền kinh tế thị trường, nhưng qua hơn nửa thế kỷ theo chế độ kinh tế quốc doanh hoá, đã tập cho quần chúng thói quen làm ăn cẩu thả, trọng số lượng hơn phẩm chất để báo cáo lập thành tích, cộng với tâm lý coi thường tha nhân, chỉ biết lợi cho mình. Một đồ dùng làm tại Trung Hoa có thể chỉ bằng nửa giá so với cùng vật đó làm tại Mỹ. Nhưng món hàng Mỹ sẽ được dùng cho đến hàng chục năm, trong khi hàng Tàu có khi chưa xài đã thấy hư rồi.

Thử nhớ lại chừng vài chục năm trước đây, khi hàng Tàu chưa có nhiều, chưa tràn ngập thị trường Mỹ. Những gia đình Mỹ vẫn sống phong lưu, hưởng thụ vật chất dư thùa, tiện nghi cao cấp đầy đủ. Mỹ lúc đó đã là thiên đuờng, là ước mơ của bao nhiêu tỷ dân trên thế giới. Ngày đó, gia đình nào cũng có xe hơi, TV, tủ lạnh, các máy móc gia dụng, áo quần đủ kiểu, đủ màu… Lúc đó hàng do Mỹ sản xuất đấy. Lương công nhân Mỹ cũng khá cao đấy.

So sánh giá cả:

Nhiều người biện luận rằng nếu tẩy chay hàng Tàu, hay đem công việc về lại Mỹ thì hàng hoá sẽ đắt lên nhiều. Họ quên câu nói thông thường: “Tiền nào của nấy”. Ngày nay, với quan niệm hàng sản xuất từ các nước nghèo do giá lương công nhân lương rẻ mạt thì giá thành khi bán cũng quá rẻ, rẻ như cho. Trong nhiều năm, hàng kém phẩm chất đầy tràn trong các siêu thị Mỹ. Tâm lý người tiêu dùng cũng thay đổi. Họ ào ào mua những thứ hàng rẻ, quá rẻ mà thực ra không cần thiết cho cuộc sống. Ngày xưa, trong nhà chỉ cần 1 cái TV, một máy DVD ở phòng khách; ngày nay nhiều nhà có đến mỗi thứ 4, 5 cái mà đa số là không xài tới, có những cái trang bị trong phòng ngủ không có người. Ba chục năm trước, một hệ thống đủ máy computer, monitor, máy in… phải tốn vài ba ngàn; chỉ cần 1 bộ là đủ dùng trong nhà. Ngày nay, nhiều gia đình có đến 3, 4 computer, vài cái máy in, vài monitor mà đa số là nằm bất động ở trong garage. Giả thử giá một computer làm ở Mỹ giá 1000 so với 500 nếu làm ở Trung Cộng, người có suy nghĩ sẽ chọn mua 1 cái 1000 thay vì 2 cái 500.

Nước Mỹ giàu, dân Mỹ có lợi tức cao, hà cớ phải nhiễm cái lề thói chuộng đồ dỗm, rẻ tiền? Trong một phóng sự trên đài truyền hình CBS mấy năm trước, nữ phóng viên Diane Sawyer có làm thử phép tính thay thế các nhu yếu phẩm trong gia đình bằng hàng làm ở Mỹ và cho thấy sự tốn kém không chênh lệch bao nhiêu!

Bức tuờng biên giới được khởi công

Trong kế hoạch xây dựng bức tường biên giới Mỹ Mexico do Tổng Thống Trump đề ra; sau khi đoạn tường 2 dặm ở Calexico (California) và một đoạn dài 20 dặm ở Santa Teresa (New Mexico) tiến hành, hiện nay công nhân đang tiếp tục việc xây đoạn tường biên giới tại San Diego, California. Người ta thay thế đoạn tường cao 10 feet, dài 14 dặm trước đây làm nham nhở bằng vất liệu vụn vắt, bằng một dãy tường cao gấp đôi có những cây cột kết nối với nhau cùng với những tấm kim loại mà không ai có thể trèo lên.   Phần tường ở San Diego được coi là một trong những dự án ưu tiên hàng đầu của công tác kiểm soát biên giới. Thật ra, đoạn tường ngăn cách giữa biên giới hai nước ở khu vực này đã được dựng lên từ những năm 1990 bằng những phế liệu sót lại của thời Chiến Tranh Việt Nam như các tấm vỉ sắt thường được dùng lót phi đạo ở các phi trường dã chiến. Lúc này thì mối đe dọa sự xâm nhập của những người từ Mexico tăng lên nhiều; nên cần phải làm lại bức tường cho chắc chắn hơn.

Bức tường là để bảo vệ biên giới. Từ cổ chí kim, biết bao nhiêu quốc gia đã xây dung các bức tường để ngăn chặn giặc xâm lăng hay dòng người nhập cư bất hợp pháp. Việc xây tường từng được đề xướng, ủng hộ của cả hành pháp và lập pháp hai đảng Dân Chủ lẫn Cộng Hoà. Ngày nay, việc xây tường mà Tổng Thống Trump từng chủ trương ngay khi còn tranh cử đã bị khựng lại vì có nhiều sự chống đối từ phe Dân Chủ.

Lịch sử biên giới Mỹ Mexico

Đã có từ rất lâu, biên giới Mỹ – Mexico là hàng loạt những đoạn tường, hàng rào nhằm ngăn cản người từ Mexico hay Trung Mỹ hay từ các nước khác mượn biên giới để xâm nhập vào Hoa Kỳ. Mục đích là vừa ngăn nhập cư bất hợp pháp, vừa ngăn bọn tội phạm băng đảng và việc chuyển vận ma túy vào đầu độc dân chúng Mỹ.  Nó không phải là một bức tường liên tục mà là những đoạn rời rạc có gắn máy thu hình hay máy dò (sensor) do Cơ Quan Tuần Tiểu Biên Giới phụ trách theo dõi. Việc xây tường năm 1994 là một phần trong 3 chiến dịch lớn để ngăn chặn bọn buôn lậu chuyển ma túy sản xuất từ các nước Mỹ Latin mà tại California, chiến dịch mang tên Operation Gatekeeper, tại Texas là Operation Hold-the-Line và tại Arizona là Operation Safeguard.

Địa thế của suốt khoảng chiều dài biên giới 1989 dặm (3201 km) có nhiều hình thái khác nhau và nó đi qua nhiều khu dân cư, thành phố như San Diego (CA), El Paso (TX).

Bắt đầu là Đạo luật HR 6061 mang tên Secure Fence Act mà Hạ viện thông qua ngày 14 tháng Chín, 2006 với số phiếu 283-138. Một ngày sau đó Thượng viện thông qua với tỷ lệ 80-19. Tổng Thống Bush đã chấp thuận ban hành. Đạo Luật này cho phép và tài trợ để xây dựng 700 dặm tường. Dự tính chi phí là 6 tỷ đô la.

Đến ngày 29 tháng Tám năm 2008, Bộ Nội An Hoa Kỳ đã xây được 190 dặm hàng rào có lối dành cho người đi bộ, và 154.3 dặm có lối cho xe hơi chạy tổng cộng 344.3 dặm. Tính đến tháng Một năm 2009, có hơn 580 dặm (930 km). Một năm sau, tháng 1/2010, hoàn thành đoạn tường từ San Diego (CA) đến Yuma (AZ) để từ đây tiếp tục xây đoạn tường đến Texas. Tường này cao 21 feet (6.4 mét), chôn sâu xuống đất 6 ft (gần 2 m) trên nền xi măng rộng 3 ft. Những nơi không có hàng rào thường là nơi thuận tiện cho người vượt biên nhưng họ phải đi qua nhiều vùng sa mạc rất nguy hiểm như sa mạc Sonoran hay dãy núi Baboquivari ở Arizona. Nhiều người phải đi bộ, chịu nắng cháy có khi phải chết khát trên một chặng đường tới 50 dặm để đến địa điểm đã định (khu dành cho người da đỏ Tohono O’odham Indian Reservation). Từ 1994 đến 2007, có đến khoảng 5000 người xâm nhập bất hợp pháp chết khi vượt qua biên giới.

Chuyện lạ có thật

Cậu thiếu niên Anthony Dwight, 17 tuổi, nộp đơn lên toà án kiện cha mẹ cậu vì sinh ra cậu da trắng, làm cho cậu cảm thấy xấu hổ ám ảnh trọn đời. Cậu ta thổ lộ: “Khi tôi còn là đứa bé, tôi vào phòng tắm hàng giờ để cố sức rửa hết màu da trắng của tôi. Nhưng không làm được.” Điều cậu thắc mắc là: “Trên thế gian này đã có quá nhiều người da trắng. Chúng ta đã gây ra bao nhiêu khổ đau, bao đàn áp và kỳ thị chủng tộc.”

Luật sư của cậu là ông Robert Hoffman cho hay cậu chịu đựng quá nhiều ám ảnh tâm lý trầm trọng, với nhiều triệu chứng bị đè nén và có khuynh hướng tự sát bởi vì mặc cảm mà cậu diễn tả là ưu thế của người da trắng. Ông nói với quan toà: “Thân chủ của tôi đã không lựa chọn sinh ra như thế (ý nói sinh ra là người da trắng). Cậu ta thắc mắc tại sao cậu phải chịu trên vai gánh nặng của hàng trăm năm chế độ nô lệ và kỳ thị chủng tộc. Tất cả chỉ vì cha mẹ cậu đa có khuynh hướng ích kỷ cho ra đời thêm một đứa bé da trắng. Vì mức độ đè nén về tâm lý nghiêm trọng của cậu Anthony Dwight, chúng tôi xin toà tuyên án buộc cha mẹ cậu ta phải trả hết chi phí để cậu đến bác sĩ thay đổi chủng tộc, trong đó có việc thay màu da. Và các săn sóc theo sau đó.” Chi phí này theo luật sư là 20 ngàn đô la, là mức tối thiểu để cho cậu này thay đổi cuộc đời. Cậu Anthony Dwight dự trù sẽ đổi lại tên thành Jamal Freeman.

Trong khi đó thì lại có một cô gái da đen lại đòi từ bỏ đặc quyền dành cho người da trắng mà cô được hưởng do có cha mẹ nuôi là da trắng.

Đó là cô Evelyn Matheson, 24 tuổi, một sinh viên trường Đại Học Harvard nổi tiếng đang học năm chót ngành Luật. Cô quyết định bỏ học vì không muốn hưởng điều mà cô cho là sự ưu đãi khi học trường Havard. Cô đã bỏ không tham dự kỳ thi cuối năm vì cô cảm thấy không thoải mái khi nhận sự học vấn của trường Havard mà cô ước tính phí tổn đến 300 ngàn đô la chỉ vì cô được lớn lên trong một gia đình da trắng.

Cô tuyên bố công khai rằng cô không thể chịu nổi cái thực tế về ưu thế xã hội da trắng của cô và những đặc quyền mà cô có được so với những thanh niên thiếu nữ da đen mà hàng ngày phải cam chịu sự kỳ thị, đàn áp và sống trong nghèo túng. Theo cô, những ưu quyền mà cô đang có do cô lớn lên trong gia đình da trắng giàu có là bất công và cô không đáng được hưởng.

Cô Matheson gần đây đã sum họp với bà mẹ ruột và dự tình sẽ dọn trở về ở chung với bà mẹ tại Detroit. Cô cho biết mẹ cô bị thất nghiệp và là một người nghiện ngập nhiều loại ma túy mà theo cô là do hậu quả của nạn phân biệt, chia rẽ chủng tộc tại Mỹ! Cô nói rằng khi cô từ bỏ trường Havard, là cô chối bỏ đặc quyền da trắng và trở lại với huyết thống da đen.

Cha mẹ nuôi của cô, hai ông bà John H. và Carol Matheson, rất buồn khi cô ta có quyết định như thế. Theo họ, cô Evelyn đã bối rối và đang đối diện với một khủng hoảng về chủng tộc.

Khi có người hỏi cô Evelyn có còn ý định sẽ theo ngành luật hay không, cô dứt khoát trả lời không! Cô nói: “Đa số phụ nữ da đen cùng độ tuổi của tôi không có việc làm, thất học, và là những người mẹ độc thân. Đối với tôi, đó là một thực tế mà tôi phải có sự đồng cảm.”

Cô Evelyn đang nộp đơn xin việc nhiều nơi ở Detroit nhưng cô nói chỉ nhắm vào các công việc ít lương cho phù hợp với thành kiến về màu da trong xã hội Mỹ hiện nay.

Cô cho biết đã từ chối một đề nghị làm thầy giáo trung học vì cô ngại rằng người ta cho cô ta việc này vì tình trạng gia đình da trắng của cô. Thay vào đó, cô nhận làm việc ở một cây xăng với mức lương tối thiểu.

Hiện cô cắt đứt hoàn toàn lien lạc với gia đình cha mẹ nuôi mà cô cho rằng đã tẩy não cô để cô quên đi gốc gác da đen của mình đồng thời làm cho cô hoà nhập vào văn hoá tây phương của người da trắng thống trị.

Nhận định

Qua hai trường hợp nói trên, mới thấy sự đầu độc của những người liberal đã nguy hiểm thế nào? Hoa Kỳ có Hiến Pháp và luật pháp mà do hơn hai trăm năm, những người da đen đã đấu tranh để có tự do và bình đẳng.  Thay vì tận dụng những cơ hội này để vươn lên, sánh vai với người da trắng; thì nhiều người da đen mang đầy tự ti mặc cảm. Họ chỉ biết lợi dụng để thụ nhận quyền lợi mà không dùng cơ hội để học hành, thăng tiến. Biết bao nhân tài da đen đã thành đạt, có địa vị cao quý trong xã hội và được sự kính trọng của mọi người: Đại Tướng Colin Powell từng là chỉ huy cao nhất Quân Dội Mỹ, các bà Susan Rice, Condoliza Rice, Loretta Lynch, các ông Ben Carson, Eric Holder leo đến hàng Bộ Trưởng, Cố Vấn Tổng Thống; ngoài ra còn nhiều Thống Đốc, Thị Trưởng, Dân Biểu Nghị Sĩ cấp Liên Bang, Tiểu Bang. Thậm chí có Barack Obama, một nhân vật ít nghe tiếng tăm, không kinh nghiệm mà cũng làm Tổng Thống Hoa Kỳ đến hai nhiệm kỳ! Cũng không thiếu gì ca sĩ, tài tử, cầu thủ bóng rỗ, bóng bầu dục, quyền anh người da đen mà mỗi lần ký hợp đồng lãnh hàng chục triệu đô la! Tại sao những người nổi danh này không là tấm gương cho những người trẻ đen để học hỏi?

Tổ tiên người da đen từng bị làm nô lệ ngày trước, nên ngày nay, họ tự cho rằng người da trắng phải trả món nợ bằng cách chu cấp cho họ. Đảng Dân Chủ, từ lâu vẫn theo đuổi chính sách “Enslavement” đối với người da đen. Đó là dễ dãi cấp cho họ mọi ưu đãi về phúc lợi xã hội. Người da đen có khuynh hướng lựa chọn hưởng phúc lợi để rồi không chịu học hành, làm việc, và mãi mãi bị giam hãm vào sự nghèo khó mà không thăng tiến. Chính sách này xét ra vô cùng thâm độc. Người da đỏ cũng vì thế mà ngày càng suy tàn. Nhưng đó cũng là sự lựa chọn của họ vì bên cạnh, cũng có nhiều chính sách giúp cho họ vươn lên. Ví dụ trong lãnh vực học vấn. Cô Evelyn đã nói ngược lại với thực tế về đặc quyền khi vào đại học. Chính quyền có sự nâng đỡ người da đen. Các học sinh da đen thường được hưởng điều gọi là Affirnative Action. cho ưu tiên thêm một số điểm khi nộp đơn vào đại học, trong khi học sinh da trắng, da vàng phải đậu thứ hạng cao ở trung học mới được thu nhận. Trước đây có một nữ sinh da trắng đã kiện ra toà vì cô học giỏi, nhưng bị loại để nhường chỗ vào trường Đại Học Texas cho học sinh da đen học kém hơn.

Họ thất nghiệp và nghèo là do không chịu học, chỉ ham chơi. Từ đó sinh ra nghiện ngập, gia nhập băng đảng buôn bán ma túy vì dễ kiếm nhiều tiền, hoặc đi trộm cướp. Trong một cuốn phim cách đây khá lâu, trong đó có một cô giáo vì thấy em học sinh của mình bỏ học, đã tận tâm tìm đến nhà ở một khu da đen nghèo bẩn. Vừa bấm chuông xong thì có một phụ nữ da đen (mẹ cậu học sinh) hé cửa khoát tay cau có xua như đuổi tà: “Gia đình này không cần có bác sĩ kỹ sư luật sư gì ráo.”!!!

Không phải là tình cờ ngẫu nhiên mà các thành phố, các khu phố mà đa số là người da đen thì thường nhiều nghèo khó, tội phạm và rất phức tạp.

Nhờ làm chương trình thời sự này, chúng tôi xem nhiều tin tức truyền hình, đọc nhiều báo chí, tham khảo nhiều tài liệu và nhận thấy đại đa số những kẻ phạm tội giết người cướp của, hiếp dâm, buôn bán ma tuý thường là da đen hay gốc Latino. Thống kê chính thức của chính phủ nói rất rõ về phân loại tội phạm. Nhưng phải nhận đây là một thứ cấm kỵ (taboo) khi nhắc đến màu da của họ. Biết bao nhiêu nhân viên chính quyền, các công ty cũng chỉ vì đụng đến điều cấm kỵ này mà bị thưa kiện, mất chức, mất việc.

Tự do đồng tính vs Tự do tín nguỡng.

Quý vị còn nhớ năm trước về việc bà thư ký Kim Davis ở Kentucky từ chối ký cấp giấy chứng thư hôn thú cho 4 cặp đồng tính.  Bà bị kiện lên District Court và toà này bắt buộc bà phải cấp. Bà khiếu nại lên Tối Cao Pháp Viện nhưng đơn bị bác. Bà Davis tiếp tục chống lại lệnh toà và bị cho thôi việc và bị giam 5 ngày. Sau đó, bà nhận tiếp tục làm việc, nhưng bằng cách thay đổi vài chi tiết trong hôn thú để không xuất hiện tên của bà. Năm 2018 này bà dự tính ra tái tranh cử chức Thư Ký County lại. Ngoài ra cũng còn nhiều vụ các tiệm bán hoa từ chối bán cho các đám cưới người đồng tính.

Năm nay cũng xảy ra vụ tương tự. Năm 2012, tại Denver, Colorado, khi có người đến tiệm bánh Masterpiece Cakeshop của ông Jack Phillips để đặt là một chiếc bánh cưới mà cô dâu và chú rể là hai đực rựa, ông Phillips từ chối không nhận làm vì ông cho rằng vi phạm đạo đức Thiên Chúa Giáo của ông.  Ông Jack Phillips cũng bị kiện ra toà Colorado vì tội kỳ thị người đồng tính. Đây là sự tranh tụng giữa quyền trong Tu Chính Án số 1 về tín ngưỡng và quyền về giới tính. Ông Phillips cho rằng ông là một nghệ sĩ và không thể làm chiếc bánh ngược lại với quan điểm tôn giáo của ông. Nhưng Ủy Hội Dân Quyền Colorado qua nhiều phiên xử, đã kết luận ông Phillips vi phạm Đạo Luật chống sự Kỳ Thị ngưòi đồng tính.

Tòa Tối Cao Pháp Viện hôm thứ Hai tuần này đã bỏ phiếu (7 vs 2) để phủ nhận phán quyết của Toà Án Colorado mà họ cho rằng đã thiên vị, có khuynh hướng chống lại tôn giáo, vi phạm quyền tự do của ông Phillips được ấn định trong Tu Chính Án số 1.

Bộ Tứ Pháp Hoa Kỳ, trong một văn bản, đã đồng tình với phán quyết của Tối Cao Pháp Viện. Bản văn có đoạn: “Tối Cao Pháp Viện đã có kết luận rất đúng đắn rằng Ủy Hội Dân Quyền Colorado đã thiếu sự độ lượng và tôn trọng niềm tin tôn giáo của ông Phillips. Trong vụ này và kể cả các trường hợp khác, Bộ Tư Pháp sẽ kiên trì bảo vệ các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và các quyền trong Tu Chính Án số 1 của tất cả các công dân Hoa Kỳ.”

Các tin ngắn đặc biệt

Tổng Thống Bashar al-Assad của nước Syria yêu cầu gặp lãnh tụ Bắc Cao Ly Kim Jong-un trước khi cuộc họp thượng đỉnh Mỹ Bắc Cao Ly khai mạc. Hôm thứ Năm, Thủ Tường Nhật Shinzo Abe đã đến Washington đàm đạo cùng Tổng Thống Trump về vụ Bắc Cao Ly.

Việc rút quân đội Hoa Kỳ tại Nam Cao Ly không nằm trong những điều kiện của cuộc họp Mỹ-Bắc Cao Ly.

Có sự bất đồng giữa ông Bộ Trưởng Ngoại Giao Mike Pompeo và ông Cố Vấn Bolton khi ông Bolton nêu ra giải pháp Lybia để hù dọa Bắc Cao Ly. Giải pháp Lybia là việc Hoa Kỳ yểm trợ lật đổ nhà độc tài Muammar Gaddafi đưa đến cái chết thảm khốc của ông này.

Tổng Thanh Tra thuộc Bộ Tư Pháp sẽ công bố bản báo cáo về các sai phạm của hai cựu Giám Đốc FBI James Comey và cựu Phụ Tá  Giám Đốc FBI Andrew McCabe cùng cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Loretta Lynch trong vụ điều tra email của Hillary Clinton.

 Ngày đổ bộ Normandy lịch sử

Khi chúng tôi chuẩn bị tài liệu cho chương trình này, sực nhớ lại đang ở vào ngày Sáu tháng Sáu mà 74 năm trước đây là một ngày trọng đại trong lịch sử chiến tranh Thế Giới lần thứ Hai. Đó là ngày 6/6/1944, khi quân đội Đồng Minh gồm Hoa Kỳ, Anh, Canada, Pháp đổ bộ lên Normandy ở cực Bắc nước Pháp để từ đó, phản công đánh đuổi quân Đức dồn họ về Berlin và đưa đến ngày chiến thắng hoàn toàn ngày 2 tháng 9, 1945.

Ngày này trong quân sử gọi là D-Day.

Lúc đó, phe trục gồm Đức, Ý, Nhật đang ở thế chiến thắng tại Âu Châu, Bắc Phi và Đông Á. Phát xít Đức chiếm hầu như toàn bộ Âu Châu ngoại trừ Thụy Sĩ, Thụy Điển và Tây Ban Nha. Quân Đức bao vây Leningrad và đã tiến gần đến Moscow nhưng bị khựng lại vì thời tiết mùa Đông nghiệt ngã ở đây. Hoa Kỳ, đứng ngoài trong thời gian đầu nhưng khi các chiến hạm bị tàu ngầm Đức tấn công cũng như Nhật bất ngờ đánh Pearl Harbor, đã tham chiến để lật ngược thế cờ.

Biết liên quân đồng minh từ Anh sẽ đổ bộ lên các bãi biển ở Bắc nước Pháp, Đức tiên liệu địa điểm sẽ là Pas de Calais vì nơi đây là eo biển hẹp rất thuận lợi và nhanh chóng cho chiến thuyền từ Anh chuyển quân đến. Vì thế, Hitler cho tập trung mọi phương tiện và quân số vào vùng này mà coi nhẹ khu vực Normandy là nơi vừa xa nước Anh vừ có bờ biển nhiều vách núi dựng đứng bất lợi cho quân đổ bộ và tấn công.

Ngày 5 tháng 6, mưa bão tơi bời, tưởng cuộc đổ bộ hôm sau sẽ phải hoãn lại. Nhưng Đại Tướng Eisenhower vẫn quyết định thực hiện đúng ngày đã định vì sợ chậm lại sẽ làm tinh thần quân sĩ dao động.

Trong đêm trước ngày D-Day, đồng minh đã mở nhiều đợt oanh kích ào ạt vào các vị trí khác của Đức để đánh lạc hướng. Sáng sớm ngày 6 tháng Sáu, hàng ngàn tàu đổ bộ chở 156 ngàn binh sĩ Đồng Minh từ các căn cứ ở miền Nam nước Anh đổ bộ lên 5 bãi biển có mật danh là Sword, Gold (Anh), Omaha, Utah (Mỹ), và Juno (Canada), dưới những lưới đạn đan kín của quân trú phòng Đức.

Sau khi lên được Normandy, đại quân Đồng Minh phối hợp với các toán biệt kích Anh đã được thả dù trước đó ở các vùng phía Đông nước Pháp hay Hoà Lan, đã đánh như chẻ tre lấy lại toàn vùng Bắc Pháp rồi giải phóng Nam Pháp đang do chính phủ bù nhìn của Thống Chế Petain làm lãnh tụ dưới sự điều khiển của Đức Quốc Xã. Từ phía Đông, Liên Sô đã sống sót qua muà Đông, cũng đang phản công khốc liệt đẩy lùi quân Đức và đến 2 tháng 9, 1945 thì Hồng Quân Liên Sô đánh trận chót, chiếm được Berlin cùng lúc quân Anh Mỹ giải phóng phần phía Tây Đức Quốc. Thế chiến thứ Hai kết thúc.

Tổn thất của các bên sau trận đánh

Đây là cuộc đổ bộ lớn nhất và đẫm máu nhất không những trong Thế Chiến 2 mà còn trong lịch sử chiến tranh nhân loại. Có tài liệu cho rằng phía Đồng Minh chỉ có 10 ngàn tử trận, và Đức có từ 5 đến 9 ngàn chết! Nhưng cũng có tài liệu nêu ra số tổn thất khoảng 45 ngàn binh sĩ Đồng Minh tử trận chia ra Mỹ 29 ngàn, Anh 11 ngàn, Canada 5 ngàn) và 175 ngàn bị thương; phía Đức có 30 ngàn lính tử trận, 80 bị thương và 210 ngàn mất tích. Có khoảng 12 ngàn thường dân Pháp chết hay mất tích. Tổng cộng tổ thất chung là 550 ngàn người. Các con số thống kê theo các tài liệu không đồng bộ!  Con số nêu ra sau không hợp lý vì quân bố phòng Đức tại Normandy chỉ có khoảng 57 ngàn lính. Có thể đó là tổn thất của toàn mặt trận giải phóng nước Pháp chăng?

Nói đến tổn thất chiến tranh, thì cuộc chiến ở Việt Nam kéo dài hơn 20 năm chưa thấm gì so với Thế Chiến thứ Hai.

Chỉ trong vòng 4 năm, từ 1939 đến 1945, phe Đồng Minh bị tổn thất 16 triệu binh sĩ tử trận chia ra như sau: Nga Sô bị nặng nhất ước lượng từ 8.7 triệu cho đến 11.5 triệu lính (nếu tính luôn dân thường thì lên đến 20 triệu người); Trung Hoa từ 3 đến 3.7 triệu, Mỹ có 407.300 lính tử trận; Pháp có 210 ngàn binh sĩ tử trận thêm gần 400 ngàn dân; Anh có 383 ngàn binh sĩ hy sinh. Phe trục: Đức từ 4.5 đến 5.3 triệu; Nhật từ 2.1 đến 2.3 triệu cộng thêm khoảng 800 ngàn dân thường; Italy khoảng 340 ngàn. Đó là chưa kể hàng triệu lính và dân của nhiều nước khác. Tổng cộng dân thường cả hai phe chết là 49 triệu người.

Nhiều trận đánh ở Thái Bình Dương còn đẫm máu gấp trăm lần các trận kịch liêt nhất ở Việt Nam. Để chiếm đảo Okinawa, Mỹ tổn thất gần 20 ngàn binh sĩ tử trận, đổi lấy 110 ngàn binh sĩ Nhật cộng 7000 tù binh. Trận chiếm đảo Iwo Jima, phiá Mỹ có 6800 chết, so với 21 ngàn lính Nhật chết. Trận Guadacanal, Mỹ chết 7500 lính, Nhật chết 30 ngàn. Trận Saipan 3000 quân Mỹ đổi lấy 30 ngàn lính Nhật chết.