Thời Sự Hàng Tuần Ngày 8 tháng 12, 2018 – Hội nghị G-20

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Tổng Thống George W. H. Bush qua đời 

Cựu Tổng Thống George Herbert Walker Bush vừa qua đời hôm thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018 tại tư thất ở Houston, thọ 94 tuổi.

Ngày thứ Hai, quan tài của ông được chiếc Air Force One chuyển từ nhà quàn ở Houston về thủ đô Washington. Nơi dây, ông được đặt nằm ngay giữa vòng tròn bên dưới cái vòm cao (rotunda) của toà nhà Quốc Hội Liên Bang. Vào buổi chiều, các Nghị sĩ và Dân biểu đã tề tựu quanh quan tài để thăm ông lần chót. Đến 8:30 tối (giờ Washington), vợ chồng Tổng Thống Trump đã đến viếng ông. Sau đó, mở cửa cho dân chúng từ khắp nơi vào thăm.

Qua ngày thứ Tư, một tăng lễ chính thức cấp quốc gia được cử hành tại thủ đô. Con đầu của ông, cựu Tổng Thống George W. Bush, Tổng Thống thứ 43, sẽ đọc ai điếu trước các quốc khách trong đó có cả Tổng Thống Trump và Đệ nhất Phu nhân Melanie.

Ngày thứ Năm, ông được đưa về College Station, Texas, để yên nghỉ bên cạnh bà Barbara và một cô con gái Robin qua đời lúc lên ba (1953). Báo chí thiên tả trước đây từng tấn công cựu Tổng Thống George W. H. Bush – như đang tấn công Tổng Thống Trump. Nhưng nay lại giở giọng hết lời ca ngợi. Họ cũng lôi chuyện xung đột trong mùa bầu cử của Trump và anh em nhà Bush ra để bêu rếu. Nhưng Tổng Thống Trump, ngay khi nghe tin ông Bush qua đời, lá lúc ông đang họp với Tập Cận Bình ở Bueno Aires; đã bỏ ra nhiều phút để lên tiếng thông báo, chia buồn. Ông ra lệnh cho Air Force One chuyên chở quan tài của cựu Tổng Thống Bush trong những ngày tăng lễ và cũng đã đến viếng linh cửu tối ngày thứ Hai cũng như tham dự quốc tăng vào ngày thứ Tư tại Thánh Đường Quốc Gia Washington. Thời gian đại gia đình Bush ở thủ đô, bà Melanie đã ân cần mời họ về ở chung trong toà Bạch Cung.

Sau đây là vài hàng về tiểu sử của cựu Tổng Thống George W. H. Bush.

 George Herbert Walker Bush sinh ngày 12 tháng 6, 1924 tại Milton, Massachussetts, là một chính trị gia nhiệt tình. Ông cống hiến hết cả cuộc đời cho nước Mỹ mà ông luôn yêu mến. Đúng vào kỷ niệm sinh nhật thứ 18, ông tình nguyện nhập ngũ vào Hải Quân Hoa Kỳ, sau biến cố Pearl Harbor ngày 7 tháng 12, 1941. Ông là phi công trẻ nhất của Hải Quân và từng bị bắn rơi trên Thái Bình Dương và may mắn được một tiềm thủy đỉnh vớt lên. Ông phục vụ quân đội đến tháng 9, 1945 thì giải ngũ với cấp bậc Đại Úy HQ để theo học Đại Học Yale. Ông tốt nghiệp năm 1948 và dời về West Texas cùng gia đình hoạt động trong ngành khai thác dầu mỏ và trở thành triệu phú năm 1964, lúc đó mới 40 tuổi.

Sau thất bại trong cuộc tranh cử vào Thượng Viện Hoa Kỳ năm 1964, hai năm sau, ông đắc cử vào Hạ Viện hai nhiệm kỳ. Năm 1971, Tổng Thống Nixon bổ nhiệm ông làm Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc. Năm 1973, ông là Chủ Tịch Đảng Cộng Hoà. Năm 1974, Tổng Thống Gerald Ford bổ nhiệm ông làm Trưởng Văn phòng Liên lạc tại Trung Hoa rồi Giám Đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Năm 1980, ông thua Tổng Thống Regan trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng Hoà, và chấp nhận vai trò Phó Tổng Thống của Reagan (1081-1989). Năm 1988, ông đánh bại đối thủ Michael Dukakis của đảng Dân Chủ để trở thành Tổng Thống thứ 41 của Hoa Kỳ nhiệm kỳ 1989-1993.

Nhiệm kỳ của ông nhiều sóng gió, có nhiều biến cố quan trọng trong chính sách đối ngoại. Đó là sự can thiệp của Hoa Kỳ ở Panama và vùng Vịnh, sự sụp đổ của bức tường Berlin kéo theo sự tan vỡ của khối Liên Bang Sô Viết năm 1990. Ông là người ký Hiệp Ước Thương Mại NAFTA giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico.

Do tình hình kinh tế nội địa suy yếu, thuế tăng và chậm phục hồi sau suy thoái, ông bị mất phiếu và phải nhường chiếc ghế Tổng Thống cho Bill Clinton của đảng Dân Chủ trong mùa bầu cử năm 1992.

Gia đình Bush hiến cho Hoa Kỳ 2 Tổng Thống và 1 Thống Đốc (Jeff Bush). Đây là trường hợp thứ hai mà có 2 cha con được bầu làm Tổng Thống Hoa Kỳ. Trường hợp trước đây là Tổng Thống John Adam và Tổng Thống John Quincy Adam. Ngoài cô Robin mất năm 1950, hai ông bà Bush còn có bốn trai (George, Jeb, Naeil, Marvin) và một gái (Dorothy).

Ông hưởng thọ 94 tuổi, được xem là vị Tổng Thống thọ nhất của Hoa Kỳ . 

Hội nghị G-20

Hội nghị của nhóm 20 quốc gia phát triển nhất thế giới vừa họp hai ngày cuối tuần qua tại Buenos Aires, thủ đô nước Argentina. Đây là lần đầu tiên, hội nghị họp tại một quốc gia Nam Mỹ.

Người ta cho rằng nên gọi nó là G-19 Plus 1; vì trong vấn đề “thay đổi thời tiết”, chỉ có 19 nước đồng thuận, và Hoa Kỳ thì đã rút ra khỏi Hiệp ước Paris về vấn đền này sau khi Tổng Thống Trump nhậm chức. Ngoài ra cũng còn những bất đồng giữa Hoa Kỳ và các nước kia về vấn đề di dân nữa.

Trong bản Thông cáo chung ký vào ngày thứ Bảy, lãnh tục các nước khối 20 đã thoả thuận cùng hợp tác để chỉnh đốn lại việc giao thương trên thế giới, cải thiện tổ chức WTO trong đó họ không nhắc đến chữ “protectionism” vì những người tham gia thảo luận e ngại sẽ gặp phản ứng của Hoa Kỳ. Về vấn đề thay đổi thời tiết, 19 nước, không có Hoa Kỳ, tái xác nhận sự tiến hành thoả ước Paris này.  Tuy nhiên bản thông cáo chung ký sau cuộc thảo luận quá nhanh chóng ngày đêm không có tính cách rang buộc (non-binding) vì rõ rang có nhiều dị biệt giữa các thành viên. Phía Trung Cộng thì phản đối trong việc xuất cảng thép, Nam Phi thắc mắc việc dùng chữ trong vấn đề giao thương, Australia thì không muốn quá mềm trong vấn đề di dân, còn Turkey thì e ngại bản thông cáo đi quá xa trong vấn đề thay đổi thời tiết. Hoa Kỳ là nước bày tỏ sự bất đồng gần như trong các vấn đề; nhất là về WTO và các chính sách ngoại thương bất công của Trung Cộng (và cả khối Âu Châu nữa)

Một nhân viên cao cấp toà Bạch Cung cho hay bản Thông cáo chung đã đáp ứng được nhiều mục tiêu của Hoa Kỳ. Ông nhấn mạnh bản thông cáo có đề cập đến việc cải cách tổ chức WTO. Có sự cân nhắc trong vấn đề sử dụng ngôn từ trong bản văn về nhiều lãnh vực như phát triển lực lượng lao động, phát triển kinh tế cho phụ nữ và cả sự cam kết của Trung Cộng tài trợ cho hạ tầng cơ sở cũng được viết ra rõ rang, minh bạch.

Cũng theo nhân vật này, Hoa Kỳ có thể ký vào Thỏa ước về thời tiết nếu bản văn viết ra bằng ngôn ngữ mà ông gọi là “unusual language”. Các nước Nga, Turkey, Saudi Arabia tuy ký về vấn đề thời tiết, nhưng họ cũng biểu lộ sự thông cảm với vị thế của Hoa Kỳ.

Các nước nhấn mạnh rằng vấn đề gọi là “global warming” hiện nay rất khẩn bách. Khẩn bách hơn những gì từng được dự đoán trước đây. Họ sẽ ủng hộ một cuộc họp tại Poland về vấn đề này, trong đó sẽ xét đến việc các nước đã thi hành như thế nào trong việc thi hành những cam kết trong Thỏa ước Paris để ngăn chặn sự hâm nóng địa cầu.

Các điểm chính trong Thông cáo chung

Về vấn đề di dân, các thành viên Âu Châu cho rằng nhà thương lượng Hoa Kỳ đã nói quá nhiều như thể muốn áp đặt ý của Tổng Thống Trump. Vì thế, họ cố gắng giới hạn và thừa nhận rằng làn sóng di dân đang gia tăng quá nhiều mà quan trọng nhất lúc này là làm sao chia sẻ các nỗ lực giúp đỡ người tị nạn cũng như giải quyết tận gốc các vấn đề để tránh cho người ta khỏi phải bỏ xứ ra đi.

Về giao thương, bản Tuyên bố chung bày tỏ sự ủng hộ việc trao đổi thương mại đa phương nhưng cũng cho rằng hệ thống giao thương hiện nay không thích nứg mà cần phải cải tổ; trong đó có việc cải tổ cơ quan WTO để nó làm việc tốt hơn, hiệu quả hơn. Bà Thủ Tướng Angela Merkel  rất hoan nghênh việc cải tổ WTO.

Bản tuyên bố chung cũng nhắc đến sự cam kết duy trì trật tự quốc tế dựa trên các luật lệ. Về khoản này, Tổng Thống Trump bác bỏ nhiều điểm trong đó.

Do sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng về ngoại thương, các nước Liên Âu muốn đóng vai trò trung gian hoà giải và cũng hạn chế những điều mong ước. Họ cũng né tránh nói đến chữ Protectionism, mà theo họ là chủ trương của Tổng Thống Trump.

Sau khi Hoa Kỳ đặt bút ký vào bản tuyên bố chung, Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron xem đó như là một thắng lợi vì dù có nhiều căng thẳng khi thảo luận, cuối cùng “với ông Trump, chúng ta đã có sự thoả thuận chung. Ít ra Hoa Kỳ đã chấp nhận bản văn.”

Thế nhưng theo ông Thomas Bernes thuộc Trung tâm Quốc tế Điều hợp Sáng Kiến  có trụ sở ở Canada, (Centre for International Governance Innovation) và cũng là nhân vật quan trọng trong chính phủ Canada, nắm vai trò lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), thì Hội nghị G-20 đã đi trật đường rầy và thất bại trong việc chấn chỉnh giao thương. Ông cũng phê bình Hoa Kỳ đã rút ra khỏi các vấn đề di dân và thời tiết, cũng như ngăn chặn nhiều thỏa thuận có ý nghĩa trong các vấn đề nói trên.

Theo ông thì “các lãnh tụ G-20 đã che đậy các bất đồng bằng cách sử dụng ngôn từ và đã không chống lại protectionism. Là điều từng nêu ra ngay trong hội nghị thượng đỉnh đầu tiên. Dây phải được xem là một bước thoái. Và nó sẽ làm giảm uy tín của G-20 trong vai trò lãnh đạo, diễn đạt các vấn đề có tính cách toàn cầu.”

Những chuyện bên lề

Điều vô cùng ngạc nhiên là nước Nga, dù đang có căng thẳng về quân sự, tranh chấp với Ukraine cũng như các can thiệp chính trị từ bên ngoài, ông Putin đã tỏ ra ủng hộ những nỗ lực quốc tế về các vấn đề giao thương và về thời tiết.

Tổng Thống Putin nói rằng các hội nghị như thế này không xoá bỏ những mâu thuẫn giữa các thành viên, nhưng rất cần thiết và hữu ích để các nước đang tranh chấp có thể chú tâm vào các vấn đề mà họ đồng thuận. Trong một cuộc gặp gỡ với Tổng Thống Putin bên lề hội nghị, bà Merkel đã đặt vấn đề căng thẳng ở eo biển Kerch ngoài khơi bán đảo Crimea. Bà thúc dục ông Putin phải mở cửa cho tàu bè thông thương qua eo biển này.

Cả Đức lẫn Pháp đều muốn đóng vai trò trung gian giải quyết vấn đề tranh chấp giữa Nga và Ukraine. Họ đề nghị một cuộc họp 4 thành phần ở tầm vóc các cố vấn trong thời gian sắp tới.

Tổng Thống Pháp Macron và Thủ Tướng Anh Theresa May cùng cho hay họ tiếp xúc với Thái Tử Saudi Arabia là Mohammed bin Salman để yêu cầu ông này cho phép quốc tế tham gia vào việc điều tra về cái chết của ký giả Jamal Khashoggi tại toà lãnh sự Saudi ở Istanbul (Turkey) hồi tháng 10 vừa qua mà Turkey cho hay đã có đầy đủ bằng chứng rõ rệt là bọn giết người thi hành lệnh của thái tử Salman.

Tổng Thống Turkish Recep Tayyip Erdogan than vãn rằng vấn đề về việc giết ông Khashoggi đã không nằm trong nghị trình của hội nghị. Chỉ có một mình Thủ tướng Canada nêu ra. Phản ứng của Thái tử Salman là Saudi không thể bị cáo buộc khi các bằng chứng về tội phạm không được nêu ra cụ thể. Ông Erdogan nghe thế, chỉ biết lắc đầu nói thật là khó tin được câu nói của Salman.

Các cơ quan tình báo Hoa Kỳ đã kết luận rằng ông Salman ít nhất cũng biết về âm mưu giết người này, nhưng Tổng Thống Trump cố bào chữa cho rằng không có bằng chứng ông Salman nhúng tay vào.

Ngoài ra, Tổng Thống Hoa Kỳ Trump và Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình đã có bữa ăn tối với nhau sau khi hội nghị kết thúc. Hai bên đã có những thoả thuận mới về giao thương tạm thời trong 90 ngày trước khi Tổng Thống Trump tăng tuhuết suất từ 10 đến 25% trên khoảng 200 tỷ hàng hoá của Trung Cộng

Tổng Thống Trump được xem là đạt thắng lợi rất lớn khi hội nghị G-20 lần này chịu cải tổ WTO mà từ hai năm nay, Tổng Thống Trump luôn cáo buộc là bất công. Ngay ông lãnh tụ Phòng Thương Mại Đức là Eric Schweitzer cũng đánh giá việc cải tổ WTO là thành quả quan trọng nhất sau hai ngày hội nghị.

Hội nghị Thượng đỉnh G-20 sang năm sẽ được tổ chức vào tháng 6 tại Osaka, Nhật Bản.

Thoả thuận tạm giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng

Như đã nói trên, hai phái đoàn Hoa Kỳ và Trung Cộng đã ngồi lại trong bữa ăn tối ngay sau khi hội nghị Thượng đỉnh G-20 kế thúc. Tổng Thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình cùng hoả thuận tạm ngưng cuoộc chiến thương mại trong 90 ngày với các điều kiện như sau:

Sẽ tạm không tăng các mức thế mà Tổng Thống Trump dọa sẽ bắt đầu áp dụng trên 200 tỷ hàng nhập của Trung Cộng từ 1 tháng 1, 2019. Thuế suất này là 10%, nhưng Hoa Kỳ sẽ không tăng lên 25% như đã dọa.

Trung Cộng sẽ đồng ý mua nhiều mặt hàng của Mỹ. Tuy chưa nói rõ chi tiết cụ thể, nhưng đó là các sản phẩm nông nghiệp, năng lượng, hàng kỹ nghệ . Đó là nhằm để cân bằng cán cân thương mại, giảm bới thâm thủng mậu dịch về phía Mỹ. Trung Cộng đồng ý sẽ bắt đầu ngay tức khắc mua nông sản trực tiếp từ nông gia Hoa Kỳ.

Hai bên cùng đồng ý mở ngay những cuộc thảo luận để thay đổi cấu trúc, bàn đến các vấn đề ép buộc chuyển giao kỹ thuật, bảo vệ tài sản trí tuệ, những hàng rào miễn thuế quan, ăn cắp và xâm nhập trên hệ thống mạng, dịch vụ và nông nghiệp.

Hai bên cùng đồng ý thi hành những điều trên trong vòng 90 ngày tới. Nếu không mức thuế Hoa Kỳ đánh lên hàng Trung Cộng sẽ tăng từ 10% lên 20%.

Nay thì Hoa Kỳ ra một thời hạn 90 ngày để Trung Cộng mua thêm nhiều hàng hoá của Mỹ, đặc biệt là nông sản, hàng kỹ nghệ. Hoa Kỳ sẽ tạm ngưng tăng thuế suất từ 15 lên 25% như đã doạ. Việc Trung Cộng mua thêm hàng của Mỹ là  Trung Cộng trước đây đã tăng thuế đánh vào xe hơi nhập của Mỹ là 25%. Sau đó, họ chịu giảm xuống còn 15% nhưng để trả đũa lời đe doạ của Tổng Thống Trump, họ tăng lên đến 40%. Qua thỏa thuận, Trung Cộng lại sẽ hạ thuế đánh trên xe hơi nhập từ Mỹ mà hiện nay là 40%.

Ngoại trưởng Trung Cộng Wang Yi cho hay cuộc thảo luận diễn ra trong không khí hữu nghị, cởi mở, trong tinh thần xây dựng và tích cực. Ông cũng cho hay Trung Cộng mong muốn gia tăng nhập cảng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của dân chúng và điều này còn giải quyết được nạn thâm thủng mậu dịch có hại cho Hoa Kỳ.

Ông ta cũng hứa sẽ nới rộng thị trường Trung Hoa cho hàng hoá của Mỹ, tiến hành những cải cách để thoả mãn những sự quan tâm hợp lý của phía Mỹ. Hai bên cũng sẽ tiến hành nhiều cuộc thảo luận mới để xoá bỏ việc đánh thêm thuế quan.

Cũng trong cuộc họp này, Tổng Thống Trump nêu ra mối lo ngại về chất ma túy tổng hợp fentanyl từ Trung Cộng chuyển lậu vào Mỹ mà đã gây tử vong cho hàng chục ngàn người Mỹ mỗi năm.  Ông thúc đẩy Trung Cộng phải xếp loại ma túy này vào thành phần bị ngăn cấm mà ai vi phạm sẽ bị truy tố hình sự. Tập Cận Bình đã đồng ý đưa loại fentanyl vào dạng phải kiểm soát.

Cuộc họp giữa Mỹ và Trung Cộng kéo dài hai giờ ba mươi phút mà theo cố vấn kinh tế Larry Kudlov là khả quan, nhưng ông không nói thêm các chi tiết.

Thật ra, những điều mà Tập Cận Bình hứa hẹn chẳng mới gì. Trung Cộng từng hứa lèo như thế và chẳng bao giờ thi hành cả.

Tổng Thống Trump đã bổ nhiệm ông Robert Lighthizer dẫn đầu đoàn thương thuyết tương lai của Hoa Kỳ. Ông Lighthizer là người nhiều năm nay tỏ ra rất cứng rắn về vấn đề Trung Cộng. Ông thường mạnh miệng đả kích các chính sách giao thương của Trung Cộng.

Tổng Thống Trump và Tổng Thống Putin gặp không chính thức

Tổng Thống Trump đã hủy bỏ cuộc họp chính thức với Tổng Thống Putin nêu ra lý do bất tiện do tình hình căng thẳng do Nga tạo ra ở eo biển Kerch, gần Crimea. Nhưng vào ngày thứ Sáu, hai ông đã gặp nhau trò chuyện bên lề hội nghị G-20. Ông Putin than phiền về điều này và thúc bách phải có cuộc họp thượng đỉnh.

Giải thích về việc 2 Tổng Thống gặp nhau, bà Sarah Huckabee Sanders nói rằng “Cũng như tại các cuộc hội nghị đa phương, Tổng Thống và Đệ Nhất Phu Nhân có nhiều cuộc đàm thoại không chính thức với các lãnh tụ các nước trong bữa tiệc tối qua. Và Tổng Thống đã nói chuyện với ông Putin.”  Tuy không có chi tiết nào được loan báo, Tổng Thống Putin cũng có nói cho báo chí biết rằng hai ông nói về vụ xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo Putin, “Tổng Thống Trump có cách nhìn của ông, tôi có cách của tôi. Chúng tôi ai giữ vững lập trường của người ấy.” Ông cũng đổ thừa cho chính phủ hiện nay ở Ukraine không có thiện chí giải quyết vấn đề. Ông nói: “ Họ càng giữ quyền lực, thì chiến tranh còn tiếp tục.”

Tân Tổng Thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador đã tuyên thệ nhậm chức ngày 1 tháng 12 vừa qua. Ông phải đối phó với nhiều vấn đề kinh tế nghiêm trọng như lạm phát, thiếu hụt năng lượng… Vừa qua, ông và Tổng Thống Trump cùng Thủ Tướng Canada đã ký xong Thoả ước USMCA về giao thương giữa ba nước mà theo Tổng Thống Trump sẽ thay thế hẳn thỏa ước NAFTA do Tổng Thống George H.W. Bush ký kết.

Dân biểu Dân Chủ khuyến khích di dân bất hợp pháp

Sau khi có nhiều người hồi hương về Honduras, và hàng trăm người bị chính quyền Mexico trục xuất, con số dân Trung Mỹ trong các đoàn lữ hành có mặt tại thành phố Tijuana, Mexico, cũng còn tới xấp xỉ 8000 người.

Trước đây thành phố Tijuana cho họ tạm trú trong một khu sân vận động. Nhưng sau nhiều tuần tình hình vệ sinh trở nên tồi tệ; rác rến, chất thải dồn thành nhiều đống toả mùi vị khó ngửi ra khắp các khu vực quanh đó. Chính quyền lại phải đời họ về một khu vực khác xa hơn ở phía nam thành phố, nơi có mái che và nền tráng xi măng.

Nhiều nguồn tin cho hay có đến 1 phần 3 trong số những người di dân này mang mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như bệnh AIDS, lao phổi, đậu muà… Số tội phạm, băng đảng trà trộn trong đó cũng là con số đáng lo.

Có hàng chục người đã tìm cách nhảy rào vào Hoa Kỳ vì không muốn chờ lâu ở cửa biên giới. Đầu tuần này, cảnh sát biên giới Hoa Kỳ bắt giữ một số người leo hàng rào nhảy qua phần đất Hoa Kỳ. Trong đó có 1 phụ nữ và hai con nhỏ do một tên buôn người leo lên trên tường cao 18 feets (khoảng 6 mét) kéo họ lên và thả xuống phía bên này, nơi có một tên khác chở để hứng lấy những người di dân.

Hiện đã có hàng trăm người làm đơn xin trở về quê gốc của họ, cũng có nhiều người khác chọn Mexico để ở lại với visa làm việc có giá trị trong một năm. Còn khoảng 2000 người thì sắp hàng chờ nộp đơn xin nhập cư vào Hoa Kỳ.

Hôm thứ Bảy, một dân biểu đảng Dân Chủ là bà Pramila Jayapal (D-Wash.) đã đi qua phía bên kia biên giới để gặp đám di dân này. Bà lợi dụng tình thế bê bết để kịch liệt đả kích Tổng Thống Trump, cho rằng ông đã tạo ra cuộc khủng hoảng này tại biên giới. Sự thật là nhiều di dân cho biết họ được bọn đứng ra tổ chức hứa hẹn nhiều điều và cam đoan sẽ vào được Hoa Kỳ.

Theo bà, Tổng Thống Trump đã nói láo về đoàn người di dân này mà bà ta cho rằng họ chạy trốn cái chết. Bà yêu cầu phải làm thủ tục thật nhanh cho những người xin tị nạn! Bà này còn khoe rằng bà đã không ngủ, rơi nước mắt khi nghe tin người di dân bị cảnh sát dùng hơi cay để ngăn chặn!

Một anchor của đài CRTV là Michelle Malkin hôm Chủ nhật cho hay cô không ngạc nhiên gì về những lời tuyên bố của bà Jayapal. Cô nói: “Bà Dân Biểu này đã tuyên thệ thế nào khi nhậm chức? Có phải đó là lời tuyên thệ của những công bộc của dân là bảo vệ pháp luật và Hiến pháp và bảo vệ người dân. Đó chính là việc làm tối thượng đầu tiên của một dân cử.”

Đã có người chết tại biên giới

Đã có 3 người chết và 8 người bị thương tại biên giới. Nhưng không phải do sự ngăn chặn của cảnh sát mà do bọn buôn người gây ra khi họ tìm cách chạy trốn cảnh sát và tự gây ra tai nạn.

Vụ này xảy ra tại một khu vực gập gềnh gần San Diego, phía bắc của cửa ngõ biên giới Tijuana/San Ysidro. Xe cảnh sát đột nhiên phát hiện những dấu vết bánh xe của nhiều chiếc chạy từ biên giới vào nội địa Hoa Kỳ. Việc có những chiếc xe chở di dân lậu ở những vùng hẻo lành xảy ra khá phổ biến. Muời phút sau đó, cảnh sát đã thấy chiếc xe pick up và ra hiệu cho xe dừng lại. Nhưng tài xế phóng lên xa lộ số 8 với tốc độ trên 100 dặm một giờ hòng chạy thoát.

Cảnh sát phải dùng biện pháp là tung ra tấm chắn có đinh nhọn ngang mặt đường. Chiếc xe lậu bị bể bánh và lật nhào vào vệ đường. Có một phụ nữ và hai người đàn ông chết ngay tại chỗ. Phát ngôn viên Travis Garrow của Cảnh sát tuần lưu California cho hay ngoài một đàn ông và một đàn bà ngồi trong buồng lái, có 9 người đàn ông khác ngồi trong thùng xe.

Bọn đưa người đã cắt những khoảng trống đủ cho chiếc xe chui lọt ở một đoạn tường bằng thép gần Campo, California. Đây là nơi khoảng giữa San Diego và Tiểu bang Arizona, địa thế hiểm trở, núi non, chỉ có rừng cây sồi, dân cư lác đác. Di dân lậu tập trung ở một địa điểm phía nam biên giới rồi trốn trong các bụi rậm nhiều ngày chờ bọn buôn người đến đón trên một con đường quê có rải đá. Dây cũng là nơi mà số dân lậu và bọn buôn người hoạt động tấp nập nhất ở biên giới giữa California và Mexico. Cảnh sát biên phòng chỉ có cách dùng máy chụp hình (camera) và máy dò (sensor) gắn trên đất để theo dõi các hoạt động.

Cảnh sát sau đó đã bắt giữ thêm 12 người khác khi họ tìm ra chiếc xe thứ hai đang đậu trước một căn nhà. Những người này có liên quan đến dịch vụ chuyển lậu người từ Mexico vào Hoa Kỳ. Trong những tháng trước, cũng có nhiều trường hợp tương tự xảy ra. Tại Texas vào tháng 6, một chiếc xe chở 12 di dân lậu bị cảnh sát đuổi bắt và gây ra tai nạn làm 5 người trên xe chết.

Trong tuần trước, cảnh sát đã bắt giữ nhiều tên tội phạm từ Trung Mỹ, trong đó có tên Miguel Angel Ramirez, 46 tuổi. Tên này bị tù vì tội giết người và vừa được nhà cầm quyền Honduras thả ra 4 tháng trước đây. Ngoài án tù này, Ramirez còn can nhiều tôi khác như trộm cướp. Toà Lãnh Sự Honduras tại California đã hợp tác với cảnh sát để nhận diện bọn tội phạm trong đoàn di dân.  Ngoài ra, cảnh sát còn bắt được tên Wuilson Lazo-Ramos, 30 tuổi, thuộc băng đảng Mara Salvatrucha (MS-13). Tên này là tù nhân tại quận hạt Maricopa và có hồ sơ phạm pháp ở Hoa Kỳ. Việc bắt bọn MS-13 khá dễ, vì thân thể, mặt mày chúng xâm đầy những hình ảnh kỳ quái mang tính cách bạo lực.

Bạo động tại Paris

Nước Pháp đang trải qua một biến loạn lớn. Hàng chục ngàn người đã xuống đường tại thủ đô Paris để phản đối việc giá xăng dầu tăng vọt trong thời gian gần đây. Giá xăng tại Pháp hiện nay gần $10 đô la một gallon gấp hơn 4 lần giá xăng ở Hoa Kỳ!

Ngoài việc thuế xăng cao, người biểu tình còn tố cáo chính phủ của Tổng Thống Macron đã không quan tâm đến những vấn đề của người dân bình thường. Từ việc giá xăng, nay vấn đề xoay qua yêu cầu giải quyết các vật giá leo thang làm ảnh hưởng xấu đến đời sống. Một trong những người biểu tình than rằng: “Mãi lực của dân chúng càng ngày càng giảm đi. Chỉ thấy thuế, thuế, và thuế. Nhà nước thì kêu gọi chúng tôi thắt lưng buộc bụng, nhưng mỉa mai thay, họ đang sống ăn xài trên mức do tiền thuế của chúng tôi.”

Hôm thứ Bảy, những người biểu tình mặc những chiếc áo vest màu vàng, đã chiếm cứ trung tâm thành phố. Họ nổi lửa đốt các xe hơi bên đường, đập vỡ cửa kính các nhà cửa, tiệm buôn trong khu vực. Họ kéo sập cả hàng rào sắt của vườn hoa Tuillerie nổi tiếng, dùng sơn xịt bừa bãi hay vẽ bậy lên Khải Hoàn Môn. Khu vực mồ chiến sĩ trận vong (Tomb of Unknown Soldier) và ngọn lửa bất tử (The Eternal Flame) cũng bị mốt số người xâm nhập phá phách. Bức tượng Nữ thần Tự Do Marianne, biểu tương quốc gia của Pháp, cũng bị đập phá. Họ xịt cả sơn vào bên trong nữa. Một số người biểu tình còn ăn cắp vũ khí của cảnh sát khi cảnh sát dùng hơi cay, súng canon bắn nước nhằm giải tán đám biểu tình hỗn loạn. Một số người lợi dụng tình hình đã cướp đoạt (hôi của) ở các cửa tiệm sang trọng. Vào buổi chiếu ngày thứ Bảy, một phần lớn khu trung tâm Paris bị cảnh sát phong toả, các con đường dẫn vào Khải Hoàn Môn đều bị chặn lại. Hơn hai mươi trạm xe điện ngầm cũng bị đóng chặt.

Các cuộc bạo động đã làm cho 133 người bị thương trong đó có 23 cảnh sát và có 412 người bị bắt giữ. Tổng Thống Macron sau khi họp Thượng đỉnh G-20 đã vội bay về nước họp bàn cùng các viên chức cao cấp để đối phó với vấn đề, Trong lúc ông có mặt tại một đại lộ gần Champ Elysees, những người biểu tình hô vang khẩu hiệu đả đảo và đòi ông phải từ chức. Tổng Thống Macron thì trái lại, tuyên bố sẽ truy tố ra pháp luật những kẻ gây rối.

Theo một phát ngôn viên chính phủ Pháp, dường như những ngày cuối tuần đã trở nên thông lệ với những cuộc meeting và bạo động. Mấy hôm nay, thủ đô Paris có vẻ yên ổn trở lại nhưng tại thành phố Lyon, những con đường vẫn bị chiếm cứ bởi những người phản đối mặc áo vest màu vàng. Nhiều nhóm chống đối vẫn lên các trang xã hội kêu gọi “hành động thứ 4” (Act 4) vào cuối tuần tới. Đó sẽ là lần thứ 4 nổ ra các cuộc bạo động vào ngày thứ Bảy. Việc những người phản đối mặc vest màu vàng là bắt chước theo những cuộc biểu tình phản đối từng xảy ra tại Belgium, Germany và Netherland.

Chính phủ Pháp dự trù sẽ ban bố tình trạng khẩn trương, các cơ quan công lực sẽ có thêm nhiều quyền hạn để chặn bắt, lục soát, khám xét nhà cửa những người bị tình nghi và có thể huy động đến quân đội để trấn áp. Vào năm 2015, sau vụ tấn công bọn khủng bố Hồi cực đoan, tình trạng khẩn trương đã được ban bố kéo dài cho đến tháng 11, 2017.

Cảnh sát ước lượng có đến 75 ngàn người biểu tình khắp nơi trên toàn quốc vào ngày thứ Bảy trong đó có 5500 người ở Paris.

Một vài tin ngắn

Lại cô Ocasio-Cortez

Chưa hết chuyện cô Alexandria Occasio-Cortez. Tuần trước, chúng tôi chê cô dân biểu này không có kiến thức căn bản về chính trị. Tuần này chính báo thiên tả chê cô không có kiến thức căn bản về kinh tế!

Cô này vùa nói rằng số tiền tính toán sai về ngân sách quốc phòng là 21 ngàn tỷ có thể dùng cho chương trình bảo hiểm y tế miễn phí mà cô và những người theo Chủ nghĩa Xã hội chủ trương!

Theo một bài trên tờ Nation, có khoảng 21 ngàn tỷ đô la sai lệnh trong kết toán từ năm 1998 đến 2015. Chụp lấy con số này, cô tuyên bố rằng Bộ Quốc Phòng đưa ra 21 ngàn tỷ đô la đó để có thể chi trả đến 66% ngân sách bảo hiểm miễn phí mà theo cô ước lượng khoảng 32 ngàn tỷ.

Ngay cả những báo thiên tả cũng không nghe nổi luận cứ này. Tờ The New York Times và tờ báo Vox, và cả tờ The Washington Post đã tặng cô dân biểu này 4 cái mũi của Pinnochios. Họ đã châm biếm rằng Ocasio-Cortez không có hiểu biết căn bản về kinh tế. (Doesn’t Have a Working Knowledge of Basic Economics).

Tờ Washington Post giải thích số tiền 21 ngàn tỷ đô la đó không phải là món tiền đang bị phủ bụi hay nằm ngủ trong hộc tủ nào. Đó chỉ là sai biệt do kế toán tiền vào so với tiền ra mà Bộ Quốc Phòng không lưu giữ những hồ sơ.

Cô tân dân biểu háu đá nhưng ít hiểu biết tuyên bố sẽ impeach Tổng Thống Trump vì vụ điều tra liên hệ với Nga và vì những lời khai láo của luật sư của Tổng Thống là Michael Cohen. Cô cho rằng trước đây, năm 1988, Quốc Hội với Cộng Hoà đa số đã đòi impeach cựu TT Clinton. Cô thắc mắc, với tiêu chuẩn nào? Cô cho là phe Cộng Hoà tự đặt ra tiêu chuẩn. Nay cô muốn impeach ông Trump với cái tiêu chuẩn của đảng Cộng Hoà???!!!

Cô ta không biết rằng khi kêu gọi impeach một Tổng Thống (là điều vô cùng nghiêm trọng), thì phải có những vi phạm cụ thể của cá nhân vị Tổng Thống chứ không phải dựa trên hành động đơn phương của một anh luật sư của ông ta hay bất cứ người nào có quan hệ với ông ta.

Bẽ bàng cho Clintons

Hai vợ chồng Clinton ngoài ham muốn quyền lực, còn ham vơ vét. Họ đang làm một vòng đi nói chuyện với đề mục An Evening With the Clintons, có bán vé tại nhiều tiểu bang. Lần mới nhất xảy ra trong tuần khi cặp vợ chồng kinh doanh này đến Toronto để đả kích TT Trump về vấn đề “thay đổi thời tiết”. Số khán giả tham dự chỉ có 3000 người trong Scotiabank Arena rộng có khả năng chứa gần 20 ngàn người, tức chỉ đầy  15%. Nhìn từ mọi phía, cái hội trường thấy trống hoác, vì chỉ có lèo tèo vài chục hàng ghế. Một trường hợp xảy ra cũng tương tự là lúc Hillary nói chuyện trong khi tranh cử 2016. Nhân viên phải kèo những tấm tường lưu động che hết 2/3 phía sau của hội trường và dồn cử toạ lèo tào vào chục hàng ghế phía trước.

Tiền ấn định bán cho vé vào tham dự từ 53 đến 200 đô là Canadian. Nhưng cận ngày tổ chức, vé bán ế ẩm nên hạ xuống còn 6.5 đô la mà cũng ít ai mua. Lần đến Texas, vé cũng hạ giá còn 6 đô la!

Nhất là trong đoạn video quay lúc Hillary nói; bà ta đã ho khục khặc liên tục mà không thể kềm được và phải chuyển microphone cho anh Bill ngồi ghế bên cạnh.

Thật là bẽ bàng cho cặp vợ chồng hám tiền này, khi những lần nói chuyện của TT Trump lôi kéo hàng chục ngàn người bên trong, thêm cả chục ngàn người không vào được, đứng nghe từ bên ngoài. Theo một tài liệu, sau khi Bill rời Bạch Cung, đôi vợ chồng này đã kiếm được 250 triệu; chưa tính tài khoản của Clinton Foundation! Vì thế, nhiều người cho rằng chuyến đi 13 thành phố để nói chuyện chưa hẳn là để moi tiền mà còn có mục đích tự đánh bóng, sợ người ta cho họ vào bóng đêm dĩ vãng!

Một nhà bình luận của tờ New York Times là Maureen Dowd, từng ủng hộ hết mình vợ chồng Clinton, phải viết lên rằng ông cuối cùng cũng chán ngấy họ (finally sick of them.) Theo ông, bà Clinton sẽ không ra tranh cử năm 2020, và chính bà tự biết điều này. Nhưng hai vợ chồng này không thể chịu đựng được việc họ bị quên lãng! Mục đích cuộc đời họ là luôn được sống trong vòng hào quang giữa công chúng. Họ khó chấp nhận được sự thất bại năm 2016. Họ muốn viết lại trang sử này nhưng rõ ràng họ đã vô vọng. “The Clintons refuse to be discarded. It has been their joint project for half a century to be at the center of the public scene and debate. The way that the whole thing came crashing down in 2016 is too hard for them to bear. They would like to rewrite the ending, but there is no way to do that.”

Joe Biden tự mãn

Joe Biden, người từng làm phó Tổng Thống thời Barack Obama, mới hôm thứ ba tuyên bố trước cử tọa tại Đại học Montana rằng “Tôi là người xứng đáng ở Mỹ nhất để làm Tổng Thống” (I am the most qualified person in the U. S. to be President). Suốt 8 năm làm Phó Tổng Thống không thấy ông làm điều gì nổi bật. Việc tuyên bố như trên cho thấy con người ông thiếu hẳn sự khiêm tốn cần có.