Thời Sự Hàng Tuần 08-24-2019 Hồng Kông, Liệu Trung Cộng có Đàn Áp Không?

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Tin cập nhật về Hồng Kông.

This image has an empty alt attribute; its file name is 68495348_245610573064459_1565976171684823040_n.jpg

Vào đầu năm nay, các nhà hành pháp Hong Kong đề nghị một dự luật dẫn độ những người vi phạm luật pháp về Hoa Lục để xử lý và tuyên án. Dân chúng Hong Kong lo ngại việc này sẽ làm cho người dân địa phương và du khách tại Hong Kong bị rơi vào thẩm quyền tài phán của nhà cầm quyền Trung Cộng, vi phạm  tính cách tự trị và quyền công dân của nguời Hong Kong.

 Từ tháng 3 và tháng 4, đã có những cuộc biểu tình xảy ra tại Hong Kong. Qua ngày 9 tháng 6, mức biểu tình gia tăng nhanh với con số hàng trăm ngàn người tham dự. Vào ngày 12 nhằm vào ngày Hành pháp Hong Kong sẽ trình dự luật ra cơ quan Lập pháp, một cuộc biểu tình bạo động đã nổ ra mà ủy ban điểu tra đã đổ lỗi cho phía cảnh sát. Bà Carrie Lam cầm đầu hành pháp đã nhượng bộ, tuyên bố tạm ngưng dự luật (15 tháng 6) rồi coi như nó đã chết (9 tháng 7) nhưng chưa hủy bỏ dứt khoát.

Đến nay, đã gần 3 tháng, mục tiêu hủy bỏ dự luật dẫn độ đã chuyển qua mục tiêu đòi hỏi dân chủ. Trong tháng này, con số người tham gia biểu tình lên đến có lúc hơn 1.7 triệu người, tràn ngập tất cả các khu vực, đường phố. Tầm vóc và cường độ cũng tăng gia đáng kể. Trong tuần trước những người biểu tình đã tràn vào phi trường, làm tê liệt hoạt động hàng không trong hai ngày. Cảnh sát và người biểu tình đã đụng độ dữ dội, có hàng trăm người bị bắt giữ. Hôm thứ Tư 21 tháng 8, đã có đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát tại một trạm xe điện ngầm.

Phía biểu tình gồm đa số là sinh viên, thanh niên, dần dần có thêm các thành phần khác như công chức, giáo chức, giới y bác sĩ, các nhà doanh nghiệp tài chánh. Ban tổ chức biểu tình đã tận dụng các phương tiện truyền thông xã hội để huy động, kết hợp một cách hữu hiệu. Họ cũng rất thận trọng không để xảy ra bạo động, là điều mà nhà cầm quyền Trung Cộng sẽ viện cớ để can thiệp đàn áp thô bạo. Nhà cầm quyền Trung Cộng cũng đã lên tiếng kết án người biểu tình là khủng bố và đã cảnh cáo sẽ có biện pháp mạnh. Trong tuần nay, tin cho hay hàng ngàn cảnh sát vũ trang cùng xe cơ giới bọc thép của Trung Cộng đã được điều động về các vùng vịnh Thiên Tân, sát biên giới với Hong Kong để thực tập việc đàn áp. Báo chí Hoa Lục co đăng lời đe dọa: “Những người biểu tình Hong Kong đang chọn sự tự diệt!”

Tại sao vấn đề Hong Kong là nội bộ của Trung Cộng?

Hong Kong có phải thuộc Trung Cộng hay không? Câu trả lời tưỏng dễ và đơn giản, nhưng cũng thật sự tế nhị vô cùng. Cách chính thức thì Hong Kong là của Trung Cộng khi quý vị thấy lá cờ đỏ 5 sao của Trung Cộng phất phới bay trên nóc các cơ quan chính quyền Hong Kong. Nhưng bên cạnh đó, người Hong Kông mà 92% là người Hoa, tự coi mình là Hoa, nhưng cũng tự coi mình không phải là một phần của Trung Cộng.

Từ năm 1997, sau khi Anh Quốc trao trả lại nhượng địa Hong Kong cho Trung Cộng, có một thoả thuận rằng Đặc Khu Hành Chánh (Hong Kong Special Administrative Region (SAR)) sẽ hưởng quy chế bán tự trị. Tuy chính thức là một phần lãnh thổ Trung Hoa, Hong Kong sẽ tự điều hành như một nước độc lập với quốc kỳ, quốc ca riêng, có hệ thống pháp lý riêng, có hệ thống di trú và thông hành riêng, quốc hội riêng, có tiền tệ riêng trong 50 năm. Trong các kỳ Thế Vận Hội, Á Vận Hội, Hong Kong tham dự với phái đoàn riêng mang theo cở của họ. hoàn toàn khác biệt với Hoa Lục, hệ thống lập pháp của Hong Kong dựa trên luật của Anh Quốc mang tính chất dân chủ tự do và là một tổng thể không thể tách rời nhau. Nhà cầm quyền Trung Cộng không có quyền bắt bớ người Hong Kong mà phải áp dụng thủ tục như đối với công dân các nước khác. Đó là phải có lệnh bắt quốc tế (international warrant).

Đúng ra thì chế độ tự trị của Hong Kong cũng có nhiều giới hạn. Các thành viên lập pháp một phần do dân chúng bầu ra, nhưng cũng có một phần do nhà cầm quyền Trung Cộng bổ nhiệm. Trung Cộng cũng bổ nhiệm người cầm đầu hành pháp Hong Kong mà hiện nay là bà Carrie Lam. Những người biểu tình đã đòi hỏi các quyền bầu cử dân chủ, và điều này đối với Bắc Kinh là một cấm kỵ!

Đôi nét về Hong Kong

This image has an empty alt attribute; its file name is shutterstock_369794504-e1499900457482-1024x683.jpg

Ngày xưa, dưới thời các vua nhà Thanh, Hong Kong chỉ là một bán đảo hoang vắng với vài chục căn nhà lá của ngư dân và nông dân. Năm 1842 nổ ra cuộc chiến tranh Nha Phiến lần thứ nhất giữa nhà Thanh và Đế Quốc Anh, Anh chiếm Hong Kong và đến năm 1898 thì buộc nhà Thanh phải ký nhượng Hong Kong cho họ trong 99 năm. Thành phố Kowloon cũng bị chiếm sau Chiến tranh Nha Phiến lần thứ 2 năm 1860. Thời Đệ Nhị Thế Chiến, Hong Kong bị Nhật chiếm đóng từ 25 tháng 12, 1941 đến 30 tháng 8, 1945. Đến năm 1997, Anh trả lại Hong Kong cho Trung Cộng và nó trở thành Đặc Khu Hành Chánh với các đặc điểm như nói ở trên.

Hong Kong với diện tích 428 square miles, hiện nay có 7.5 triệu dân, trong đó có 92% là dân Hoa. Họ tư cho mình là Hongkongers hơn là Chineses. Ngôn ngữ chính là tiếng Quảng Đông.  Tổng sản lượng GDP là 502 tỷ, tính theo đầu người (per capita) là $66,517 (đứng đầu thế giới ngang với Hoa Kỳ). Trong khi GDP per capita của Trung Cộng chỉ có $19,520 kém rất xa  Taiwan $55,244.

Hong Kong đứng hàng thứ 10 trên thế giới về xuất cảng, và hàng thứ 9 về nhập cảng. Đó là một trung tâm tài chánh thương mại quan trọng nhất nhì thế giới. Đồng đô la Hong Kong đứng hàng thứ 13 trên thế giới về mức sử dụng. Vì thế, từ khi cầm quyền 1949 đến nay, cũng như Thưọng Hải, Kowloon, Macau, Hong Kong được Trung Cộng coi như một cửa ngõ của chế độ độc tài mở ra để tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Vài đặc điểm hành chính, kinh tế, văn hoá

Hệ thống di trú, thông hành Hong Kong khác biệt với Trung Cộng. Du khách đến Hong Kong được miễn thị thực visa. Biên giới giữa Hong Kong và Hoa Lục được coi là biên giới quốc tế. Công dân Trung Cộng và Hong Kong có thông hành riêng biệt. Nếu muốn vào Hoa Lục, dân Hong Kong hay du khách từ Hong Kong phải xin visa của nhà cầm quyền Trung Cộng và ngược lại, công dân Trung Cộng phải xin giấy phép vào Hong Kong!

Dù hai bên đã có những thoả hiệp, luât lệ và điều lệ để tạo sự dễ dãi, việc nhập cảng, xuất cảng giữa Hoa Lục và Hong Kong vẫn có nhiều sự ngăn cấm.

Dù có chung một nguồn văn hoá Hán tộc, dân Hong Kong do sống 99 năm dưới chế độ dân chủ, hưởng thụ mọi quyền lợi, quyền hạn người dân và có mức sống rất cao về văn minh vật chất; họ như đã có một sự tách biệt hẳn ra khỏi cộng đồng Hoa Lục.

Trong bản tuyên bố chung giữa Trung Cộng và Anh Quốc có sự bảo đảm cho Hong Kong những luật lệ căn bản trong 50 năm sau khi Hong  Kong được trao trả về cho Trung Cộng. Đến nay, người ta vẫn khó hình dung một Hong Kong sẽ như thế nào vào năm 2047. Liệu các hệ thống chính trị, pháp lý có bị sáp nhập vào Hoa Lục; hay Hong Kong vẫn có thể giữ lại được hành pháp riêng của mình?

Phản ứng khắp nơi

Tại hai thành phố Sydney và Melbourne, Australia, trong tuần qua, hàng trăm người, đa số là người gốc Hoa, Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan và Việt Nam đã tổ chức biểu tình để ủng hộ cuộc đấu tranh tại Hong Kong. Nhưng người này đã gặp phản ứng bạo động của những người Hoa thân Bắc Kinh (hoặc các du học sinh từ Hoa Lục). Hai tên côn đồ thân Bắc Kinh đã bị cảnh sát bắt giữ. Đại sứ Trung Cộng tại Australia, Cheng Jingye, láo xược tuyên bố rằng người ngoại quốc không được lên tiếng ủng hộ Hong Kong.

 Chính phủ Australia nêu ra sự quan tâm đối với việc tu chính Dự luật dẫn độ (coi như đã chết). Ông cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc biểu tình ôn hoà ở Hong Kong, một mặt kêu gọi hai bên tự chế để tránh điều đáng tiêc.

Khối Liên Âu ra tuyên bố rằng: “Trong những ngày qua, người dân Hong Kong đã thực thi các quyền căn bản của họ về việc tụ tập và biểu lộ chính kiến một cách ôn hoà. Các quyền con người, quyền công dân của họ phải được tôn trọng.”

Bà Theresa May, Thủ Tướng đang rời chức cũng lên tiếng ủng hộ và kêu gọi Trung Cộng phải tôn trọng các điều đã ký với Anh năm 1984 về tương lai của Hong Kong.

Tổng Thống Taiwan Tsai Ing-wen biều lộ sự ủng hộ của Đài Loan đối với dân chúng Hong Kong. Bà nói: “Những kêu gào cho tự do của người Hong Kong đã không được nghe đến. Xin nhắn với dân Hong Kong rằng những người đồng cảm Taiwan và thế giới đang đứng về phía họ.”

Phản ứng của chính quyền Hoa Kỳ cũng không dứt khoát.

Dân Biểu James McGovern, thuộc đảng Dân Chủ, nói rằng ông cùng các đồng viện Cộng Hoà đang chuẩn bị một nghị quyết trong đó sẽ tăng thêm tiêu chuẩn để xem liệu mức tự trị của Hong Kong có đủ để nhận được những ân khoản đặc biệt về kinh tế và thương mại của Hoa Kỳ không.

Một mặt, Phó Tổng Thống Mike Pence đe dọa rằng việc Trung Cộng can dự vào Hong Kong sẽ ảnh hưởng đến cuộc chiến thương mại vốn đang căng thẳng hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng; Nhưng mặt khác, chúng ta lại nghe Tổng Thống Trump ve vuốt rằng Tập Cận Bình khôn khéo sẽ cư xử đúng. Tổng Thống Donald Trump cho rằng Trung Cộng và Hong Kong sẽ có khả năng tìm biện pháp giải quyết ổn thoả. Nhưng ông cũng nhắc rằng cộng đồng thế giới đang kêu gọi các quyền của dân Hong Kong phải được tôn trọng. Ông còn bày tỏ sự thán phục khi con số người biểu tình lên đến hơn triệu người. “That was a million people. That was as big a demonstration as I’ve ever seen.”

Liệu cuộc biểu tình có đưa đến sự đàn áp đẫm máu. Và liệu Hoa Kỳ và các nước tự do có can thiệp nếu đàn áp xảy ra?

Dù từng có 2 năm học hành thông suốt về âm mưu sách lược của chủ nghĩa Cộng Sản, dù có 10 năm chiến đấu chống Cộng trong đó có 3 năm làm công tác chính trị; chúng tôi cũng đã ngây thơ tin rằng Việt Cộng năm 1975 khi chiến thắng và rời rừng núi ra nắm quyền bính sẽ học thói văn minh mà không hành xử dã man như Việt Cộng năm 1954. Vì sự ngây thơ này, bản thân đã trả giá đến 10 năm tù trong các trại khổ sai và chỉ được thả về khi có sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chương trình định cư cựu tù nhân chính trị.

Bây giờ ai hỏi liệu Trung Cộng có đàn áp dân biểu tình Hong Kong, tạo ra một Thiên An Môn thứ hai không, thì tôi cũng không phân vân mà trả lời ngay rằng, có xác suất rất cao Trung Cộng sẽ đàn áp!

Trong giai đoạn này, Trung Cộng đang gặp sự cứng rắn đối đầu của Tổng Thống Thái Anh Văn của Taiwan, sự tranh chấp trên biển Đông mà lực lựợng đối kháng ngày càng đông lên và kiên quyết hơn. Có thể họ chưa dám mạnh tay với Hong Kong. Nhưng với sự tập trung hàng vạn lính bán võ trang cùng xe tăng ở Thiên Tân sát biên giới Hong Kong, Trung Cộng quả đang thực tập và chuẩn bị một cuộc đàn áp đẫm máu khi tình hình cho phép. Như để lót đường, hôm thứ Tư, bà Carrie Lam cho hay rằng những người biểu tình có dấu hiệu rất nguy hiểm và có những hành vi đe doạ.

Đàn áp ở Thiên An Môn, khoảng 3500 người bị giết.

Tháng 6 năm 1989, trong vụ Thiên An Môn, Trung Cộng đã từng huy động 30 sư đoàn thuộc 7 quân khu đưa 250 ngàn binh sĩ với xe thiết giáp đàn áp và giết một cách dã man hàng ngàn người biểu tình mà đại đa số là thanh niên sinh viên. Không có con số chính xác bao nhiêu người chết. Theo Hồng Thập Tự Quốc Tế thì con số là 2600, Toà Đại Sứ Thụy Sĩ đưa ra con số 2700. Các nguồn tin khác thì ước tính lên tới 3500 người chết. 

Bất chấp dư luận và sự lên án của quốc tế, Trung Cộng đã xâm lăng và liên tiếp đàn áp đẫm máu nhân dân Tây Tạng cho đến nay. Trung Cộng hiện đang giam cầm gần triệu người Uygur ở Khu Tự Trị Tân Cương trong hàng ngàn trại tập trung cải tạo mà thực chất là các nhà tù khổ sai. Họ đang giết dần giết mòn các sắc dân thiểu số Mãn, Mông, Hồi, Tạng để đưa dân Hán vào tràn ngập trong các lãnh thổ này.

Thế giới, đặc biệt LHQ, đã làm gì ngoài những bản tuyên bố, tuyên cáo chẳng đủ sức gãi ngứa bọn Trung Cộng! Nếu xảy ra đàn áp Hong Kong, chúng ta cần hiểu rằng đây là vấn đề chính trị nội bộ của Trung Cộng mà các nước không thể có lý do can thiệp quân sự. Nhưng bản văn tuyên bố, tuyến cáo, lên án, thật tình chẳng có giá trị gì đối với các nhà nước độc tài cộng sản cả.

Hoa Kỳ từng can thiệp quân sự vào nhiều nước trên thế giới mà?

Quả thế, trong thế kỷ 20, Hoa Kỳ can thiệp trực tiếp vào xấp xỉ 40 cuộc chiến lớn nhỏ, trong đó có hai cuộc Thế Chiến 1 và 2, Hành Quân Nicaragua (1912-1933), Chiến tranh Cao Ly (1950-1953), Chiến tranh Việt Nam (1955-1975), Panama (1989-1990), Cuộc chiến vùng Vịnh (1990-1991), Somali (1992-1995), Bosnia (1992-1995), Kosovo (1998-1999).

Đại đa số lần Hoa Kỳ đều tham gia với tư cách lãnh đạo các liên minh gồm nhiều nước. Mục tiêu các cuộc can thiệp là bảo vệ quyền lợi trực tiếp hay gián tiếp của Hoa Kỳ.

Nếu Nhật không đánh bất ngờ tiêu diệt hạm đội Mỹ ở Pearl Harbor, chắc gì Tổng Thống Roosevelt và Quốc Hội Mỹ chấp thuận nhảy vào Thế Chiến thứ Hai? Nếu không có sự đe doạ bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản nhằm tiêu diệt chủ nghĩa Tư Ban, Hoa Kỳ đâu tham gia vào chiến tranh Cao Ly và Việt Nam? Nếu không có biến cố 9-11 làm chết 3000 người Mỹ tại Twin Towers, New York, thì Tổng Thống George Bush đã không mở màn “chiến tranh chống khủng bố”, cho quân tấn công vào Afghanistan và Iraq.

Những cuộc chiến tại Trung Mỹ, Đông Âu, Bắc Phi, và Syria cũng vì quyền lợi và quyền lực của Hoa Kỳ trong các khu vực đó. Ngày nay, nếu Trung Cộng đi quá xa để xảy ra xung đột ở biển Đông thì mới mong sự tham gia của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của họ.

Chiến tranh Thương Mại Mỹ Hoa:

Mức thâm hụt mậu dịch của Mỹ so với Trung Cộng: năm 2016 là 347 tỷ; 2017: 375 tỷ, 2018 376 tỷ (Trung Cộng bán cho Mỹ 506 billion, và mua từ Mỹ 130 tỷ; sai biệt là 376 tỷ, thiệt thòi về phía Mỹ.) Những sai biệt này đã làm cho Tổng Thống Trump rất bất bình vì Hoa Kỳ cứ bị thua thiệt.

Hôm thứ Hai tuần trước, Trung Cộng cho phá giá đồng Nhân Dân Tệ ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua và loan báo ngưng mua nông sản của Mỹ. Hoa Kỳ đáp trả bằng cách áp dụng mức thuế 10% lên 300 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Cộng nếu họ không chịu tuân thủ các điều kiện do Mỹ đưa ra trước đây. Theo lời Tổng Thống Trump, việc tăng thuế là biện pháp cần thiết để bắt Trung Cộng phải từ bỏ những hành xử bất công như đánh cắp sở hữu trí tuệ và ép buộc các công ty Hoa Kỳ phải chuyển giao cho họ những kỹ thuật giá trị.

Thứ sáu tuần trước, Trung Cộng tố cáo Hoa Kỳ đã khởi động cuộc chiến thương mại lớn nhất trong lịch sử khi cả hai bên gia tăng nhanh mức thuế nhập cảng hàng chục tỷ đô la hàng hoá mỗi bên. Tổng Thống Trump đã tăng mức 25% lên 800 sản phẩm Trung Cộng trị giá 34 tỷ đô la. Đó là các loại hàng máy móc, dụng cụ y tế, và phụ tùng xe hơi. Để trả đũa, Trung Cộng cũng tăng thuế lên hàng hoá Hoa Kỳ ngay lập tức.

Còn Trung Cộng thì tự cho mình là nạn nhân, bị chấn thương nặng nề do việc tăng thuế của Mỹ. Họ gọi Mỹ là kẻ ăn hiếp trong giao thương! Những việc tăng thế của Trung Cộng là nhắm vào 500 mặt hàng của Mỹ có trị giá tương đương hàng Trung Cộng bị thuế 25% khi nhập vào Mỹ, trong đó có xe hơi, nông sản chính như đậu nành, thịt.

Những gia tăng căng thẳng về giao thương này đã làm cho thị trường rung động và nhiều công ty báo động rằng sẽ mang lại nhiều thiệt hại từ mức căn bản và sẽ làm cho người tiêu thụ khốn đốn vì giá hàng tăng. Nhất là các công ty Mỹ đang hoạt động ở Hoa Lục.

Trước đó, Tổng Thống Trump còn đe dọa sẽ đánh thuế 10% trên 300 tỷ đô la hàng hoá của Trung Cộng vào tháng 9 này và sẽ tăng lên 25% nếu cần. Người ta lo ngại không biết cuộc chiến còn leo thang mức nào và có thể vượt ra khỏi sự kiểm soát. Tuần trước, chúng tôi có loan tin Tổng Thống Trump ra lệnh tạm hoãn việc tang thuế lên 60% hàng hoá Trung Cộng cho đến 15 tháng 12 để chờ xem thiện chí của họ cùng lúc với việc Hoa Kỳ sẽ cho miễn thuế trên 44 mặt hàng trị giá 7.8 tỷ đô la như dồ trang bị nội thất, hàng hoá trẻ em, và vài thứ dùng cho computer. Tin mới nhất cho hay Trung Cộng đã áp đặt 10% thuế trên 75 tỷ hàng nông và hải sản của Mỹ.

Xét cho cùng, Trung Cộng bị choáng váng, thiệt hại nhiều lần hơn so với Hoa Kỳ. Đảng CS Trung Hoa càng ngày càng nhúng sâu vào việc điều hành nền kinh tế. Thời điểm hiện nay, Trung Cộng không còn lợi thế sản xuất hàng rẻ tiền, vì giá nhân công không còn rẻ mạt như xưa. Công nghiệp của họ cũng không do phát minh mà ừ việc ăn cắp khoa học kỹ thuật ngoại quốc nên nếu Hoa Kỳ gây khó khan cho các công ty kỹ thuật cao bán hàng cho Trung Cộng thì Trung Cộng sẽ chẳng còn chỗ đứng.

Tin mới về cái chết của Jeffrey Epstein

Tuần trước, chúng ta có đề cập đến nhà tỷ phú Jeffrey Epstein là người bị tố cáo vừa lạm dụng tình dục vừa cầm đầu đường dây dẫn gái vị thành niên cho các tay tai to măt lớn. Ông này được coi là tự sát khi ở trong nhà giam Manhattan, New York, trong lúc chờ ra toà. Theo biên bản pháp y của bác sĩ, ông Epstein thực sự đã tự sát. Nhưng những phát giác khi giảo nghiệm tử thi đã làm cho người ta nghi ngờ.

Thứ nhất, ông ta dùng khăn trải giường xé ra và nối lại để làm dây thắt cổ; nhưng không treo từ trần nhà mà treo đầu dây từ chiếc giường tầng trên (bunk bed). Như thế không đủ độ cao để ông ta có thể hỏng chân mà chết. Ông này rất cao, nên khi thắt cổ như thế, hai chân ông phải chạm đất, và theo phản ứng thông thường, ông ta có thể chòi chân để khỏi bị ngạt. Báo New York Post cũng loan tin rằng ông Epstein đã quỳ nơi chân giường và tự thắt cổ mình.

Thứ hai, biên bản giảo nghiệm chính thức thì cho hay xương cổ của Epstein bị gãy nhiều nơi (sustained multiple breaks in his neck bones), nhưng lại kết luận rằng ông này tự sát. Bác sĩ Cyril H. Wecht, một nhà giám định pháp y, thì không tin giả thuyết ông Epstein tự sát. Sự gãy xương cổ gần cục Adam này có thể do sức giật của dây treo cổ (nếu treo từ trên cao), nhưng cũng có thể do một ai đó tạo ra. Lý lẽ của Bác Sĩ Wecht là: “Ông Epstein 66 tuổi nên xương có thể dòn hơn xương người trẻ tuổi. Nhưng tôi chưa hề thấy ai ở tuổi ông này mà có xương cốt yếu như thế. Vì vậy, sẽ không chấp nhận bất cứ sự giải thích nào về việc gãy xương một cách dễ dàng như trường hợp này. Đừng nói với tôi rằng Epstein đã quỳ xuống và tự bẻ gãy xươmg cổ của mình!”  Bác sĩ Jonathan L. Arden, Chủ Tịch Hiệp Hội Giám Định Y Khoa (National Association of Medical Examiners) cũng cho báo chí biết rằng cái xương cổ có thể bị gãy vì nhiều lý do. Tuy nhiên theo ông, cái chết của Epstein nay có nhiều dấu hiệu bị giết hơn là tự sát.

Những tin tức về việc ông ta không còn ở trong tình trạng cần theo dõi sát để tránh tự sát, và việc nhân viên cảnh sát vì làm quá mệt mà không theo dõi ông ta theo đúng quy định là 30 phút một lần. Điều này tạo một khoảng thời gian ba tiếng đủ cho một người nào đó lẻn vào giết ông ta rồi ngụy tạo ra vụ tự sát.  Và cũng có tin cho hay biên bản về cái chết của ông ta bị sửa đi sửa lại để che giấu điều gì đó. Một tuần trước khi chết, Epstein đã thở than với một nhân viên nhà giam rằng ông ta tin có người muốn giết ông ta!

Hoàng Tử Andrew và cô gái vị thành niên

Tuần trước, chúng tôi có nhắc đến việc một cô gái 14 tuổi Virginia Robert bị Ghislaine Noelle Marion Maxwell (nhân viên dắt mối của Epstein) dụ dỗ đi làm massage cho Epstein với giá 300 đô la một giờ. Cô này sau đó đã bị ép phải làm tình với Hoàng Tử Andrew của Anh. Hoàng Gia Anh tuần trước ra thông cáo chối việc này; thì trong tuần, người ta trưng ra một ảnh của Hoàng Tử Andrew ôm eo ếch cô Virginia (hình bên), và thêm 1 đoạn video năm 2010 khi ông này đang lấp ló bên cánh của khi tiễn cô gái tóc nâu ra khỏi phòng. Phòng này ở trong tổ quỷ của Epstein ở Manhattan, New York. Tờ báo Sydnet Morning Herald tiết lộ cô gái trong video này là Katherine Keating, ái nữ của ông Paul Keating, Thủ Tướng Australia từ 1991 đến 1996. Cô Virginia và hai nạn nhân đã nhờ luật sư nộp đơn kiện Epstein đòi 550 triệu đô la tiền bồi thường (dù ông này đã chết). Trong đơn không nêu rõ danh vị Hoàng Tử, nhưng có ghi là thành viên trong hoàng gia Anh.

Đuờng vào Toà Bạch Cung

Tuần này, thăm dò của đài truyền hình CNN cho thấy ông Joe Biden đạt được 29% sự ủng hộ trong số cử tri Dân Chủ. Người kế là Bernie Sanders với 15% và bà Elizabeth Warren, 14%. Bà Kamala Harris, tháng 6 có 17% nay rớt xuống còn 5%.

Phân tích về những người ủng hộ Biden cho thấy có 31% những người nhận mình là Dân Chủ, 23% những người không đảng phái, 34% người già trên 45 tuổi, 23% dưới 45 tuổi, 34% những người moderate trong khi chỉ có 22% những người liberals.

Trong số cử tri Dân Chủ, có 54% cho hay ưu tiên hàng đầu của họ là tìm một đối thủ có khả năng đánh bại đương kim Tổng Thống Trump; trong số đó có 35% chọn ông Biden. Trước đây, có đến 61% cử tri Dân Chủ coi việc phải triệt hạ Tổng Thống Trump là tối thương, mà không cần bàn đến các chủ trương của những ứng cử viên phe Dân Chủ.

Đa số (56%) cử tri Dân Chủ trẻ dưới 45 tuối chú tâm hơn vào đường lối chính sách có phù hợp với họ, trong khi đa số người trên 45 tuổi (66%) thì chỉ muốn hạ được Trump.

Đến hôm nay, đã có 10 ứng cử viên Dân Chủ hội đủ điều kiện có ủng hộ của cử tri trên 2%. Julian Castro là người thứ 10. Còn hai ứng cử viên mấp mé là Tom Seyer và Tulsi Gabbard. Bà Thượng Nghị Sĩ New York Kirsten Gillibrand thì được tiêu chuẩn cử tri nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về tài chánh. 

Joe Biden ngớ ngẩn

Trong số hơn 20 ứng cử viên phe Dân Chủ, ông cựu Tổng Thống Joe Biden là người có quan điểm lập trường khá trung hoà, gần như cô đơn trước những người còn lại mà chủ trương là rất cực tả, phóng túng. Tuy nhiên ông Biden đã quá già để có thể làm Tổng Thống minh mẫn, bản lãnh. Nhất là quá trình 8 năm ông làm phó cho Tổng Thống Obama, ông đã không tạo được thành tích gì đáng nói đến ngoài việc làm cái bóng mờ bên cạnh Obama.

Hiện nay, báo chí phe Dân Chủ cũng không tỏ ra ủng hộ ông Joe Biden.

Trong kỳ tranh luận 31 tháng 7, Joe Biden đã gây phật lòng không ít những cử tri gốc Latino khi ông ta có những phát ngôn rất bậy khi nói về chính sách di dân rằng những di dân không giấy tờ (tức là dân lậu) cần phải đứng xếp hàng và nước Mỹ có quyền lựa chọn những người có tài năng, đại để như những người có bằng cấp cao. Chữ “lựa chọn” ông ta đã dùng chữ “cherry-pick” là một nhục mạ đối với dân Latino, vì ông Biden đã coi họ là những loại lao động hái nho, hái đào ở các nông trại Mỹ. Và cả chữ “get in line” cũng bị coi là nhục mạ họ. Bà Mayra Macias, Giám Đốc tổ chức Latino Victory coi những lời ông Biden là không chấp nhận được. Bà cho hay ngay sau khi ông Biden nói ra những lời trên, hàng ngàn người đã gọi phone cho bà yêu cầu lên tiếng. Lá phiếu của dân Hispanic rất có trọng lượng tại các tiểu bang California, Texas, Florida…

Những người đấu tranh cho quyền dân di trú đã làm ầm ỉ lên. Họ cho rằng ông Biden đã làm cái loa phản hồi (echo) lại quan điểm kỳ thị mà theo họ là xuất phát từ những người bảo thủ CH. Biden sau đó đã hoảng hốt xin tiếp xúc với các lãnh tụ dân Hispanic tại San Diego để tìm cách gỡ rối.

Câu nói của Biden ở trên xảy ra khi ông muốn đối lập với ý kiến của ứng cử viên Julian Castro. Ông Castro chủ trưởng coi những người xâm nhập qua biên giới bất hợp pháp không phải là vi phạm luật pháp.

Ngoài biến cố nói trên, những người bình luận đều nói rằng các buổi nói chuyện của Joe Biden rất tẻ nhạt, vô duyên, thiếu sinh khí; và đặc biệt là ông Biden hình như đã tỏ ra kém trí nhớ khi nói sai rất nhiều về nhiều vấn đề, ngay cả về cá nhân ông ta. Nhiều lần ông đã nói những câu ngớ ngẩn, làm trò cười cho cử tọa. Thứ Năm tuần trước, cũng ông Biden đã nói trước cử tri ở Iowa một câu lạ lùng rằng: “We choose truth over facts” (Chúng ta chọn sự thật thay vì các dữ kiện.) Với trình độ của ông Tiến Sĩ Luật Khoa, từng la Thượng Nghị Sĩ (Delaware) từ 1973, rồi Phó Tổng Thống Mỹ, chẳng lẽ ông không hiểu “Facts” (các dữ kiện) là những thứ, những điều cụ thể, dùng để chứng minh cho sự thật? Không có Facts thì không thể có Truth!

Cory Booker cũng không bỏ lỡ cơ hội, quay ra tấn công Biden khi ông này nói rằng những người di dân có bằng tiến sĩ sẽ được cấp thẻ xanh ngay lập tức. Booker cho rằng cách nói đó tạo ra sự chia rẽ giữa những người di dân.