Thời Sự Hàng Tuần – 21 tháng 9, 2019 – Chết vì Opioid!

Đỗ Văn Phúc biên tập và bình luận

Tái tục đàm phán thương mại Mỹ-Trung Cộng.

Sau những đe doạ tăng thuế của Tổng Thống Trump và những hậu quả nghêm trọng xảy ra cho kinh tế Trung Cộng, phía Trung Cộng đã yêu cầu tiếp tục cuộc đàm phán về thương mại với Hoa Kỳ. Theo thông cáo đưa ra ngày thứ Ba, 17 tháng 9, Thứ trưởng Tài Chánh Liao Min cầm đầu phái đoàn Trung Cộng đến Washington vào ngày 18 tháng 9 để chuẩn bị cho cuộc đàm phán lần thứ 13. Đây là một cuộc họp cấp nhỏ để mở đường cho cuộc họp cấp lớn giữa Bộ Trưởng Tài Chánh Hoa Kỳ Steven Mnuchin và phó Thủ Tướng Trung Cộng Lưu Hạc vào tháng 10 sắp tới.

Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ cho hay ông sẽ nỗ lực mưu tìm một thoả thuận để giải quyết dứt điểm việc Trung Cộng ăn cắp tài sản trí tuệ và những đòi hỏi giao nộp kỹ thuật một cách phi lý của họ đối với các công ty Hoa Kỳ có cơ sở tại Hoa Lục.

Tuy nhiên, các công ty lớn của Mỹ không tin cuộc họp sắp tới sẽ giải quyết những bất đồng rất nghiêm trọng giữa hai bên. Chúng tôi, quá hiểu biết về sách lược của Trung Cộng, chẳng bao giờ tin được họ sẽ từ bỏ những việc làm bất chính, trừ phi Hoa Kỳ chịu giáng những đòn chí tử để họ không còn lối thoát nào. Nhưng việc này cũng có thể đem lại vài bất lợi cho Hoa Kỳ mà tâm lý chung sẽ không đồng thuận.

Thanh niên Hong Kong như thế! Còn thanh niên Việt Nam?

Joshua Wong, người thanh niên lãnh tụ cuộc phản kháng tại Hong Kong sau khi vận động tại nước Đức, đã đến Hoa Kỳ nói chuyện tại một cuộc hội thảo tại Đại Học Luật Columbia ở New York. Sau đó, anh cùng hai bạn Denise Ho và Aunny Cheung đã ra điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ  ngày 17 vừa qua. Anh nói rằng anh đang tìm gặp những nhà lập pháp Hoa Kỳ để yêu cầu sự yểm trợ cho phong trào dân chủ tự do của Hong Kong.

Theo anh, Hoa Kỳ nên đưa điều kiện nhân quyền vào trong các cuộc đàm phán về thương mại với Trung Cộng. Anh cũng tỏ lòng mong muốn Quốc Hội Mỹ thông qua Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong, trong đó có điều kiện nhà cầm quyền Trung Cộng phải giải trình hàng năm về sự đối xử đặc biệt mà Hoa Kỳ đã dành cho Hong Kong từ nhiều thập niên qua, bao gồm các đặc quyền thương mại và kinh doanh. Nếu nhà cầm quyền Trung Cộng và Hong Kong có hành vi xâm phạm quyền tự trị của thành phố, họ phải chịu sự trừng phạt. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer trước đây có tuyên bố rằng những điều vừa nêu trên là những ưu tiên hàng đầu của Thượng Viện Hoa Kỳ khi họ trở lại phiên họp vào đầu tuần vừa qua.

Trong lúc đó, tại Hong Kong vẫn xảy ra những đụng độ hàng ngày giữa cảnh sát và người biểu tình. Bà Carrie Lam, cầm đầu hành pháp Hong Kong đã chấp nhận các cuộc đối thoại với dân chúng. Theo bà, ai là công dân Hong Kong đều có quyền ghi tên tham dự cuộc đối thoại. Song song, bà cũng không quên đe dọa sẽ có hành động quyết liệt để cưỡng chế pháp luật, vãn hồi trật tự công cộng. Trung Cộng thì không dứt tố cáo Hoa Kỳ, Anh và các nước khác can thiệp, đổ thêm dầu vào lửa làm cho tình trạng Hong Kong ngày càng rối rắm.

Phe Dân Chủ quyết truy đuổi ông Thẩm Phán Kavanaugh!

Đúng một năm trước đây, ngày 9 tháng 9, 2018, ông Brett Kavanaugh thuộc đảng Cộng Hoà, được Tổng Thống Trump bổ niệm làm Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện thay thế ông Anthony Kennedy (về hưu). Nhưng phe Dân Chủ trong Quốc Hội tìm mọi cách để không thông qua. Họ đã dùng con bài sách nhiễu tình dục, cáo buộc ông có nhiều hành vi sai phạm thời còn học trung học. Sau nhiều tuần bị cật vấn, tra xét kiểu toà án nhân dân rất sôi nổi tại Quốc Hội, cuối cùng phe cáo buộc không tìm ra được bằng cớ nào dù đã đưa ra nhiều nhân chứng. Ông Kavanaugh tuyên thệ nhậm chức ngày 6 tháng 10, 2018.

Nhưng mới tuần qua, phe Dân Chủ lại moi ra thêm một cáo buộc rằng ông Kavanaugh từng vạch quần khoe của quý thửa còn đi học. Chuyện sách nhiễu này do từ hai ký giả Robin Pogrebin và Kate Kelly của báo New York Times khởi đầu bằng một bản tin hôm thứ Bảy. Theo đó, một sinh viên Đại học Yale tên là Max Stier cho hay đã chứng kiến ông Kavanaugh lúc còn là sinh viên năm thứ nhất, đã tụt quần, móc của quý ra khoe trong một buổi party. Rồi các bạn của ông ta nhét của quý vào tay một cô sinh viên không thấy nêu tên.

Hạ Viện nhân cơ hội này lại đòi đưa ông Kavanaugh ra đàn hặc dù năm ngoái họ đã làm hết cách và thất bại. Ba người to mồm nhất là Elizabeth Warren, Kamala Harris và Beto O’Rourke.

Không hiểu kiểu chơi bần tiện này của phe Dân Chủ sẽ còn kéo dài đến bao giờ? Chẳng lẽ dân bầu họ vào Quốc Hội, trả mỗi năm hơn 250 ngàn đô la để làm những chuyện ruồi bu hay sao?

Cử tri Dân Chủ bất đồng về việc impeach Tổng Thống Trump

Những người đảng Dân Chủ đang đưa ra một báo động sau khi một cuộc thăm dò nội bộ cho thấy đại đa số cử tri Dân Chủ phiền trách các vị dân cử của mình đã đưa việc đàn hặc Tổng Thống Trump lên hàng ưu tiên. Dân biểu Anthony Brindisi (Dân Chủ- New York) đã đặt thẳng vấn đề này với bà Nancy Pelosi, Chủ Tịch Hạ Viện. Ông nói: “Tôi rất lung túng khi chúng ta lại coi trọng những vấn đề mà sẽ chỉ gây thêm chia rẽ, như việc đàn hặc chẳng hạn, Chúng ta nên để sự chú tâm vào đời sống dân chúng thì hơn” (nguyên văn của ông là “We should be focusing on the kitchen table issues.”) Ông có nói đến nhiều dân biểu Dân Chủ mới vào Quốc Hội cũng nhận xét rằng chương trình của đảng hiện nay không phù hợp với những gì cử tri quan tâm đến.

Theo cuộc thăm dò của Politico trong nội bộ cử tri Dân Chủ, chỉ có 10% là ủng hộ việc đàn hặc Tổng Thống Trump. Đa số, 54%, cho rằng Dân Chủ đã đi không đúng đuờng. Nhiều người lấy làm thắc mắc về diễn trình mà các dân biểu đã làm trong việc đàn hặc, và họ cho rằng sẽ không hội đủ đa số phiếu để thành công. Chính bà Pelosi cũng tỏ ra lúng túng và giận dữ khi bị báo chí vặn hỏi về sự minh bạch trong việc đàn hặc.

Buổi hearing để đàn hặc Tổng Thống Trump hôm thứ Tư 17 tháng 9 đã diễn ra hỗn loạn khi ông Corey Lewandoski nhất định không trả lời câu hỏi của Dân Biểu Jerry Nadler về cuộc gặp gỡ giữa ông Corey và Tổng thống Trump. Corey khăng khăng đòi cho bằng được một bản sao bản phúc trình của Robert Mueller trong khi đó thời lượng ấn định cho ông Nadler đã hết!

Chuyện dài nữ quái Omar

Bằng chứng về tên Nur Said là họ của cha cô Ilhan Omar và cũng là của người chồng giả thứ hai Admed Nur Said Elmi!

Thật ra chuyện Dân biểu gốc Somalia Hồi Giáo Ilhan Omar bị nghi gian lận trong vấn đề di trú đã có từ lâu. Nhưng hiện nay, người ta tìm thấy thêm nhiều chi tiết mới để làm cho luận cứ buộc tội vững hơn.

Đó là việc năm 2013, Omar gửi ra một message chúc mừng cha cô nhân ngay Father Day. Trong message, cô ghi rõ tên cha là Nur Said. Nguyên văn như sau: “Happy Father’s Day to my aabo Nur Said, I am forever grateful to Allah for giving me the best father a…

Hôm thứ Ba, cái message này trên trang Tweet bị chính cô xoá bỏ để phi tang về việc tên họ chính của cô là Nur Said chứ không phải là Omar..

Tờ báo Daily Caller News nhiều lần gọi điện thoại cho văn phòng của Omar chất vấn việc này nhưng không có sự hồi âm.

Trong khi đó, tên người chồng thứ hai của Omar lại là Ahmed Nur Said Elmi mà người ta cho là chính anh trai (hay em trai) cô ta.

Theo giáo sĩ Shaikh Tawhidi, “Imam of Peace,” thì năm 2002, cô Omar đã kết hôn lần đầu với Ahmed Hirsi, theo tục lệ tôn giáo mà không hợp pháp theo luật đời. Họ có hai đứa con. Sau đó năm 2008, Omar ly dị anh này và lấy chồng thứ hai là Ahmed Nur Said Elmi vào năm 2009. Anh này, theo lời Omar, là công dân Anh nhưng theo học tại Trường Trung Học Minneeapolis và sau đó học Đại Học North Dakota State University. Lần này thì vừa hợp tục lệ tôn giáo vừa hợp pháp. Năm 2012, Omar sinh thêm đưá con gái nữa, nhưng cô nói đó là con của Hirsi (chồng cũ!). Chính anh chồng mới cũng gửi ra trong Instagram tấm hình đang bồng đứa bé và ghi chú gọi đứa bé là cháu gái (“Nieces, fresh out the vagina!”) Tất cả giấy tờ khai thuế lợi tức của Omar vào năm 2014, 2015 đều đứng tên chung với anh chồng cũ Hirsi (trong lúc đã có chồng mới là Nur Said!)

This image has an empty alt attribute; its file name is image-6.png

Ngoài ra, trong nhiều tài liệu cảnh sát cho thấy Omar nhiều lần bị phạt vì vi phạm giao thông và các địa chỉ cô ta khai đều cho thấy cô sống với anh chồng Hirsi! Qua năm 2017, Omar lập hồ sơ xin ly dị anh chồng thứ hai Elmi mà cô sau này có nói rằng cô không gặp anh ta từ năm 2012. Cô có tuyên bố hữu thệ rằng cô không hề biết ai trong gia đình anh ta và cũng không biết ai là người quen biết với anh ta cả. Nhưng người ta phát giác trong Intagram của Omar hình ảnh cô ta đi với Elmi ở London! Cũng trong năm 2017, Omar lại làm đám cưới với chồng thứ nhất là Hirsi!

Omar chối cãi việc anh chàng Elmi là anh/em ruột của cô ta nhưng không hề đưa ra một chứng minh nào.

Như thế, người ta có đủ yếu tố để cho rằng cô Omar đã làm hôn thú gian lận với ngay người anh/ em ruột mục đích để bảo lãnh cho người này có quốc tịch Mỹ? Và khi thành công, đã ly dị anh chồng thứ hai để làm lại hôn thú với người chồng thứ nhất!

Mỹ nuôi ong tay áo!

Ngày 17 tháng Bảy vừa qua, một chuyến bay của hãng American Airline đã phải hủy bỏ ngay trước khi cất cánh do phi công phát giác ra hệ thống điều khiển không hành bị trục trặc. Chuyến bay số 2834 này xuất phát từ phi trường Miami, Florida, trên phi cơ, ngoài phi hành đoàn còn có 150 hành khách.

Cảnh sát khám phá ra đây là một hành vi khủng bố do tên thợ máy Abdul-Majeed Marouf Ahmed Alani, 60 tuổi, gây ra khi tên này tháo lỏng một đường ống ngay phía trước bánh đáp mũi  dưới buồng lái và còn dán một miếng xốp  (foam) vào ống để ngăn cản sự lưu thông của các dữ kiện điện tử. Việc cản trở hệ thống truyền tin không hành sẽ dẫn đến việc phi cơ bị tai nạn trên không trung.

Thứ Tư vừa qua, Thẩm phán Liên bang Chris McAliley đã từ chối không cho tên khủng bố được đóng tiền để tại ngoại hầu tra với lý do tên này có những lien hệ với tổ chức khủng bố Hồi Giáo cực đoan ở Trung Đông. Thẩm phán cho hay ông phán quyết như thế vì tên này là một kẻ rất nguy hiểm cho xã hội, nhất là các hành khách hàng không.

Tên khủng bố khi bị điều tra đã nại cớ rằng y bất mãn với hãng hàng không và cũng muốn tạo ra trục trặc kỹ thuật để kiếm thêm giờ làm phụ trội. Nhưng thật sự, tên này đã từng gửi tiền và có chuyến đi Iraq thăm một người em là thành viên của ISIS. Trong chiếc cell phone của Alani, cảnh sát tìm thấy nhiều bằng cớ chứng minh tên này có dính líu đến khủng bố. Đó là nhiều hình ảnh bọn ISIS bắn vào đầu thường dân. Alani cũng chuyển cho nhiều người xem với câu bằng tiếng Arab cầu xin Allah hãy trả thù lên bọn người không theo đạo Islam. 

Tên Alani làm thợ bảo trì phi cơ lâu năm, luơng của y trung bình lên tới 9500 đô la mỗi tháng. Nếu bị buộc tội, tên Alani có thể bị xử đến 20 năm tù.

Con trai của Osama bin-Laden bị giết

Thứ Bảy vừa qua, Hoa Kỳ loan tin tên Hamza bin-Laden, một nhân vật quan trọng và nổi bật nhất trong nhóm lãnh đạo tổ chức khủng bố al-Qaeda, đã bị giết trong một loạt các cuộc hành quân của Mỹ tại Afghanistan sát biên giới Pakistan. Việc giết tên Hamza xảy ra từ nhiều tháng trước, nay mới được kiểm chứng là chính xác.

Hamza bin-Laden, 30 tuổi, là con trai của thủ lĩnh al-Qaeda Osma bin Laden, người chủ mưu vụ khủng bố 9/11 tại Hoa Kỳ. Tên này đã bị toán SEAL Team 6 bắn chết tại căn nhà của y ở thị trấn Abbottabad phía bắc Pakistan vào ngày 2 tháng 5, năm 2011. Hamzi cũng có góp phần trong biến cố 9/11 và tham gia với cha trong các nhiều hoạt động khủng bố khác và sau này cầm đầu nhóm phiến quân trốn tránh trong các hang động khi bị quân Mỹ đẩy dồn về hướng biên giới Pakistan.

Nhân nói về Afghanistan, cũng trong tuần qua, một cuộc đánh bọm do bọn khủng bố Taliban đã xảy ra tại một điạ điểm vận động bầu cử của Tổng Thống Ashrad Ghani ở phía bắc của tỉnh Parwan. Có 48 người thiệt mạng và 31 bị thương. Tổng Thống Afghanistan thoát nạn. Vài giờ sau đó, bọn Taliban lại đánh thêm một trái bom gần Toà Đại Sứ Hoa Kỳ ở Kabul. Không nghe nói đến thiệt hại của vụ này.

Căng thẳng với Iran

Cũng cuối tuần qua, ngày 14 tháng 9, nhiều cuộc tấn công bằng hoả tiễn và phi cơ không người lái (Drones) nhắm vào 19 vị trí của cơ sở dầu hoả Abquaiq tại Saudi Arabia. Hơn một nửa lượng dầu chờ xuất cảng và phần rất lớn cơ sở đã trúng bom cháy rụi.

Thoạt đầu có tin cho hay nhóm phiến quân Houthi do Iran yểm trợ đã tổ chức cuộc tấn công này. Nhưng các nhà chiến lược không tin nhóm này có đủ khả năng và phương tiện làm việc lớn lao như thế.

Hoa Kỳ cho hay đã nhận diện được vị trí trong lãnh thổ Iran là nơi xuất phát hàng loạt hoả tiễn và drones tấn công này. Các vị trí này ở phía nam Iran gần phiá bắc của vịnh Persian tức là bắc của Saudi Arabia. Một trong các hoả tiễn đã bay qua không phận nước Kuwait. Từ lâu nay, không quân và phòng không của nước Saudi chỉ canh phòng hướng về phía nam của nước minh tức là nhắm vào vùng Yemen, nơi có nhóm Houthi. Vì thế, khi cuộc tấn công xuất phát từ phía bắc, họ đã bất lực, không cản trở kịp.

Cũng nhờ vào các mảnh còn lại của hoả tiễn và drones, thêm vào đó, qua hình ảnh do radar phát hiện, một toán nhân viên Mỹ sẽ rà xem lại nghiên cứu và nhận dạng các vũ khí này để củng cố cho lời cáo buộc đối với Iran..

Phản ứng về vụ nay, khi tiếp xúc với dân chúng tại New Mexico, Tổng Thống Trump không chỉ đích danh Iran là thủ phạm. Nhưng ông lên tiếng vừa đe doạ: “vũ khí Mỹ đã lên nòng” (locked and loaded), nhưng lại vừa nói ít có xác suất sẽ trả đũa quân sự. Câu nói của ông bị giới báo chí liberal coi là mâu thuẫn. Ông cũng khuyên dân chúng rằng không nên hốt hoảng lo sợ về việc thiếu xăng dầu.

Phía Iran thì khăng khăng chối bỏ rằng họ có dính líu vào vụ tấn công.

Từ hơn tháng nay, tình hình vùng vịnh Ba Tư rất căng thẳng khi Lực Lượng Vệ Binh Cách Mạng Iran bắt giữ tàu chở 250 ngàn lít dầu đến nước Ả Rập Thống Nhất Emirates. Trước đó có một chuỗi những biến cố xảy ra cho các tàu dầu đi vào, ra vùng vịnh. Hoa Kỳ đã áp dụng triệt để luật cấm vận từ tháng 5 không cho Iran xuất cảng dầu hoả. Còn Iran thì cũng không ngớt đe dọa Mỹ sẽ gánh những hậu quả trầm trọng. Họ bác bỏ đề nghị thương lượng và tuyên bố chỉ có thể ngồi lại với Mỹ sau kghi Mỹ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận.

Sau biến cố trên, giá dầu đã tăng lên 20% hôm thứ Hai. Hiện dầu thô có giá 91.95 đô la một thùng so với 68 đô la trước đây.

Coi chừng các loại thuốc chống đau nhức!

Công Ty bào chế thuốc tây Perdue Pharma trụ sở chính tại Stamford, Tiểu bang Connecticut, đang bị đến 2600 đơn kiện từ 24 tiểu bang đòi bồi thường hàng chục tỷ đô la vì họ đã lạm dụng chất opioid cho vào loại thuốc giảm đau Oxycodone-  mà Perdue đặt tên là Oxycontin – và gây nhiều hậu quả tại hại cho người dùng. Việc kiện công ty này đã có từ năm 2007, và công ty phải thương lượng dàn xếp nhiều vụ bằng những số tiền khổng lồ. Mới đây nhất, tại Oklahoma, công ty đã dàn xếp bồi thường 270 triệu đô la; mà phần gánh chịu của gia đình Sackler, chủ công ty là 75 triệu. . Hai trăm triệu trong số tiền này sẽ được cho vào quỹ của Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu và Điều Trị Bệnh Nghiện thuộc trường Đại Học Oklahooma State University ở Tulsa. Chính quyền Tiểu bang nhận được 12.5 triệu. Sau các vụ kiện, công ty Purdue Pharma có thể đi đến tình trạng phá sản.

Thuốc chống đau nhức Oxycontin được tung ra thị trường từ thập niên cuối thế kỷ 20 (1990s) đã mang hàng chục tỷ lợi nhuận cho công ty Perdue. Sở dĩ họ bị kiện vì họ làm ngơ trước sự nguy hiểm là bệnh nhân sẽ dễ mắc nghiện, và ngoài ra, họ còn thúc đẩy các bác sĩ tăng thêm liều lượng cho bệnh nhân

Trong Oxycodone có chất Opioid trích từ trái thuốc phiện, là thủ phạm gây ra cái chết của 48 ngàn người tại Hoa Kỳ trong năm 2017. Từ đầu năm 2019 đến nay, có 400 người chết vì Opioid ở Oklahoma. Theo chính quyền tiểu bang, số người chết vì Opioid ở tiểu bang này còn cao hơn số người chết vì các tai nạn giao thông.

Mối đe dọa của Opioid

Ngoài ra, vào năm 2018, cũng còn 500 vụ kiện khác dính líu đến chất opioid mà hãng dược phẩm lớn nhất nhì Hoa Kỳ là Johnson&Johnson dùng trong các dược phẩm của họ. Toà án Oklahoma vào tháng 8, đã ra lệnh cho hãng này trả tiền phạt 572 triệu!

This image has an empty alt attribute; its file name is image-5.png

Mỗi năm có gần 50 ngàn người Mỹ chết vì lạm dụng Opioid!

Hãng Johnson&Johnson nổi tiếng do phát minh ra Band-Aid (băng keo dán vết thưong) và các loại bột thoa ngoài da cho em bé và nhiều loại thuốc khác. Năm 2013, sau các vụ kiện hình sự và dân sự, hãng J&J phải thương lượng và bồi thường cho Bộ Tư Pháp 2.2 tỷ đô la!  Từ 2016 đến nay, J&J cũng bị kiện tại 11 tiểu bang với số tiền bồi thường lên tới hàng trăm triệu. Chỉ tính năm 2018, hãng phải đối phó với hơn 100 ngàn vụ kiện với  lý do thuốc của hãng này có nhiều khuyết điểm mà đa số nhắm vào loại bột thoa ngoài da cho trẻ sơ sinh. Tháng 7, năm 2018, hãng phải trả cho 22 nạn nhân và gia đình số tiền bồi thường 4.7 tỷ đô la. Qua tháng 12 cùng năm, có 11,700 người đứng tên kiện. Các vụ kiện đều nêu lý do loại bột trẻ em có chất abesto dẫn đến chứng ung thư và gây tử vong cho cho hàng chục phụ nữ .

Thuốc lá điện tử

Vụ kiện Perdue còn đang chưa dứt thì từ mấy tuần nay, chúng ta đã nghe nhiều đến việc cơ quan CDC (Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh Truyền nhiễm – Center for Disease Control and Provention) lên tiếng báo động về nguy hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử (e-Cigarette) hay còn gọi là Vaping.

Vaping từ chữ Vapor (hơi như hơi nước bốc lên do phản ứng hoá nhiệt). Người hút thuốc lá loại thường (cigarette) đốt sợi thuốc đã quấn thành điếu bằng ngọn lửa rồi hít chất khói vào người. Còn với Vaping là biến đổi các hương liệu từ trạng thái lỏng chuyển qua trạng thái bốc hơi (vapor) rồi hút chất hơi này vào phổi. Các hương liệu gọi là e-liquids, tức là những hương liệu đủ hương vị khác nhau được chế ra dưới dạng chất lỏng. Nhưng các nhà sản xuất cũng chế ra hương liệu từ lá cỏ thơm (herb) hay từ các chất ma túy như marijuana. Chất e-liquid hay còn gọi là e-juice, được tạo thành bởi chất có gốc PG (propylene glycol) và VG (vegetable glycerin), cùng mùi vị (flavorings) như các chất mùi các hoặc thiên nhiên, hoặc nhân tạo mà người ta dùng làm kẹo, bánh, nước giải khát; hay gần nhất là các gói bột nêm ngũ vị hương, gói bột nấu phở … mà các bà mua ở chợ Á Đông thay vì phải hầm xương bò, xương heo mất nhiều công.

Cả hai thứ vừa nói đều là vật dụng điện tử có hình thù như một cái ống nhỏ bằng điếu cigar. Nó dùng điện một chiều của cục pin nhỏ xíu tạo nên hơi nóng. Chất lỏng có hương liệu trong một bình chứa nhỏ được phun ra qua một cái lỗ nhỏ xíu, được hơi nóng vận hành bởi cục pin nhỏ 3 volts chuyển qua trạng thái hơi, và được người ta hút vào phổi như hút một điếu thuốc lá vậy.

Hương liệu dùng cho e-cigarette còn có diacetyl. Chất này dùng thêm vào trong kỹ nghệ thực phẩm thì OK, nhưng nguy hiểm vô cùng nếu ở dạng khí và hít vào phổi.

Từ thuốc điếu đến thuốc lá điện tử

Cây thuốc lá được người da đỏ ở Mỹ Châu trồng từ hơn 1000 năm trước Tây Lịch. Họ dùng thuốc lá như một dược liệu đem lại sự an thái cho tâm hồn. Dân da đỏ coi thuốc lá như món quà Thượng đế ban cho. Vì vậy nhiều bộ lạc còn dùng thuốc lá trong các lễ nghi cầu nguyện. Thuốc lá cũng như trầu cau ở Đông Nam Á, là món quà trao đổi mời mọc khi giao tiếp xã hội; hay ngay cả khi thương thảo hoà bình, trao đổi mậu dịch. Những người Âu Châu thám hiểm thế giới mới đã đem thuốc lá về giới thiệu với dân chúng. Năm 1559, Hernandez de Boncalo, người Tây Ban Nha đem hột giống thuốc lá về dâng lên vua Phillip đệ nhị để trồng quanh khu vực thành phố Toledo, sau này có tên là “Los Cigarrales”.

Thoạt đầu, thuốc có mùi nặng gắt khó hút, ngưòi ta phải hút qua một cái pipe hay bình chứa (như thuốc lào ở Việt Nam). Sau này người ta chế biến để nó nhẹ hơn. Chúng ta thường nghe tên thuốc lá Virginia vì Tiểu bang này đã trồng và phát triển loại thuốc thơm và nhẹ.

  Qua thế kỷ 18, thuốc lá trở thành thông dụng ở Âu Châu và các thuộc địa ở Phi Châu, Á Châu. Cuối thế kỷ 19, James Bonsack sáng chế ra máy quấn thuốc tự động. Từ đó các bao thuốc lá đuợc sản xuất và bày bán khắp nơi. Qua hơn một thế kỷ, thuốc lá là một phần không thiếu trong đời sống. Quân đội Hoa Kỳ còn cấp phát thuốc lá kèm theo các phần ăn cho binh sĩ.

Thuốc lá hết thời

Giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học đã lên tiếng báo động sự độc hại của thuốc lá. Nó là nguyên nhân dẫn đến các bệnh ung thư phổi, ung thư cổ họng. Nicotine trong lá thuốc còn làm hại gan, tim và các động mạch chủ. Nó cũng gây hại cho trí não trẻ em, làm giảm trí nhớ và sự chú ý. Thai nhi còn trong bụng mẹ cũng bị ảnh hưởng xấu nếu thai phụ hút thuốc.

Nhưng mối lo ngại còn vượt xa hơn sự nguy hiểm của nicotine. Để tạo mùi thơm và giữ lâu mốc, trong điếu thuốc của nhiều hãng còn thêm vào hoá chất formaldehyde — thường dùng trong kỹ nghệ xây dựng – và một số hoá chất dùng cho dụng cụ chống đóng bang (anti freezer). Các loại hoá chất nói trên đều có thể gây bệnh ung thư.

Tại Hoa Kỳ đã có một thoả thuận gọi là Tobacco Master Settlement Agreement trong đó giới hạn việc quảng cáo và giới thiệu ra thị trường các sản phẩm thuốc lá cũng như ấn định số tiền các hãng thuốc lá phải trả cho các tiểu bang hàng năm.

Số người hút thuốc trên thế giới là 1.22 tỷ người trong đó hơn 1 tỷ là dân tại các nước đang phát triển. Kỹ nghệ thuốc lá trên thế giới mỗi năm mang lại 760 tỷ đô la lợi nhuận. Tại Mỹ tiền lời do thuốc lá là 121 tỷ đô la. Đa số các nước đang phát triển là những nước sản xuất thuốc lá nhiều nhất trong khi ngược lại, sự sản xuất giảm nhanh tại các nước phát triển. Trước đây, Timor thuốc Bồ Đào Nha đứng hàng đầu trong các xứ sản xuất thuốc lá. Năm 1997, Timor sản xuất gần 6 triệu tấn lá thuốc. 

Hiện nay, Trung Cộng là nước hàng đầu, nó chiếm lĩnh 47% thị trường thế giới về sản xuất thuốc lá. Năm 2014, toàn thế giới sản xuất 5.7 triệu tần trong đó Trung Cộng sản xuất gần 4 triệu tấn; so với Brazil, 862 ngàn tấn, đứng thứ hai, Ấn Độ cũng không kém vơí 720 ngàn tấn.

Năm 2003, thấy việc trồng thuốc lá tăng mạnh tại các quốc gia đang mở mang, Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) tập hợp được 168 nước cùng ký vào bản Thoả Ước Kiểm Soát Thuốc Lá (Framework Convention on Tobacco Control). Thoả ước này nhằm thúc đẩy các nước ban hành luật kệ khắt khe và đẩy mạnh sự cưỡng chế để giảm nguy hại của thuốc lá; cùng lúc tìm cách sản xuất các sản phẩm cai thuốc. Năm 2008, WHO đã đưa thuốc lá lên hàng đầu trong những nguyên nhân gây tử vọng trên thế giới (nhưng lại có thể ngăn ngừa được).

Từ việc hút thuốc là phổ cập, chính phủ Hoa Kỳ ngày cảng khắt khe trong việc hút thuốc nơi công cộng. Hiện nay tại Hoa Kỳ, con số người hút thuốc không còn nhiều. Nhưng cũng rất khó cấm đoán hẳn. Tuy Hoa Kỳ càng ngày càng hạn chế việc hút thuốc lá, việc nhiều tiểu bang chấp thuận cho buôn bán marijuana lại là một sự trớ trêu. Thuốc lá chỉ có hại cho người hút nó, còn marijuana gây cho người dùng lên cơn, không tự kiểm soát mình và có nguy cơ làm hại đến những người xung quanh.

Cơ quan CDC đã bắt buộc các hãng sản xất thuốc lá in lên trên các bao thuốc những lời cảnh cáo về hậu quả có thể dẫn đến ung thư cổ, ung thư phổi. Nhiều nước, trên bao thuốc còn in những hình ảnh ghê rợn của nạn nhân ung thư.

Do đó, thuốc lá điện tử được giới thiệu như một thay thế cho người nghiện thuốc hút mà không sợ nguy hại!!!???

Lịch sử của e-cigarette

Thuốc lá điện tử mới có chừng 15, 17 năm nay. Nhưng trước khi có khoa học điện tử ra đời, người ta cũng đã hút kiểu vaping rồi.

Từ năm 440 trước Tây Lịch, triết gia Hy Lạp Herodotus cũng nhắc đến một hình thức vaping khi ông viết về truyền thống của dân Scythians, thuộc chủng tộc Eurasian. Những người này để lá cannabis (hay còn gọi là marijuana) lên các hòn đá được đốt nóng lên, rồi hít và xông trong hơi của chúng.   Năm 1542 dân vùng Trung Đông chế ra cái bình gọi là Hookah như cái bình để đốt hương liệu và có một hay nhiều ồng hút cho người ta hút. Ống này chẳng khác mấy với bình thuốc lào bên xứ ta.

Năm 1960, Herbert A. Gilbert nhận được bằng sáng chế đầu tiên của loại vaping tân thời. Sau đó, qua các thập niên 80, 90, một thầy thuốc da đỏ Cherokee Eagle Bill Amato giới thiệu cái ống hút vaping dùng cho marijuana.

Năm 2003 một người tên là Hon Lik sáng chế ra e-cigartte là điếu thuốc điện tử mà hiện đang thịnh hành. Như thế, trong nhiều năm qua, với những lời quảng cáo của hàng trăm thương hiệu e-cigarettes rằng đây là phương cách tốt nhất cho người nghiện có thể hưởng chất nicotine mà không còn lo mối nguy hại của thuốc lá!

Chỉ trong vòng 1 năm, điếu thuốc điện tử đã được tiêu thụ rộng rải trong đại chúng. Số người hút e-cigarettes là 700 ngàn vào năm 2012, tăng lên 2.6 triệu trong năm 2015. Hiện tượng hút e-cigarettes phổ biến trong giới học sinh trung học.

Nhưng tất cả chỉ là lừa bịp vì ngay chất nicotine mới là thủ phạm gây ra nạn nghiện thuốc.; và các hương liệu (e-Juice, e-Liquid) càng độc hại hơn vì chúng là các hoá chất gây ung thư.

Trong năm qua, có gần 550 trường hợp những người sử dụng e-cigarettes phát giác các triệu chứng bất thường và đã có 8 người chết. Đã có vài vụ kiện của người kiện các công ty bán e-cigarettes như JUUL do việc công ty này gian dối trong quảng cáo, nhất là việc họ nhắm vào giới vị thành niên.

Ấn Độ là quốc gia tiên phong trong việc cấm hẳn mua bán, sử dụng các loại e-cigarettes, vaping! Vài tiểu bang Hoa Kỳ cũng đang khẩn cấp tìm biện pháp hạn chế.

Những tử sĩ không tổ quốc!

Thứ sáu tuần trước, một phi cơ vận tại của Không Lực Hoa Kỳ đã chở hài cốt của 81 binh sĩ Nhảy Dù Việt Nam về tới California để mai táng sau 33 năm được lưu giữ tại một cơ sở quân sự ở Hawaii.

Những người lính Nhảy Dù VN này thuộc một đại đội của Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù được chở trên một chiếc C-123 trong một chuyến không hành vào năm 1965. Nhưng không may, phi cơ bị trúng đạn của Việt Cộng và rơi xuống đất sâu trong vùng rừng rậm do địch kiểm soát. Phải đến năm 1974, người ta mới tìm thấy nơi phi cơ rơi xuống và thấy hài cốt của các binh sĩ Việt Nam cùng 4 nhân viên phi hành đoàn của Mỹ. Tất cả hài cốt được đưa tới Bangkok, Thái Lan để nơi đây dùng DNA xét nghiệm tung tích của cho bốn quân nhân Hoa Kỳ. Còn hài cốt các binh sĩ Việt Nam, sau gần 9 năm phơi sương nắng giữa núi rừng, đã hoà trộn lẫn vào nhau nên không thể nhận dạng được ai, vả lại cũng không có một danh sách hành khách để truy tìm tông tích họ. Tất cả 81 hài cốt này được đặt chung vào một quan tài lớn đưa đến Hawaii lưu giữ trong một trung tâm tìm quân nhân mất tích trong chiến tranh cho đến nay.

Sau 33 năm không một nấm mồ, những hài cốt của quân nhân Việt Nam sẽ được chôn cất ngày 26 tháng 10 sắp tới tại một nghĩa trang ở thành phố Westminster, Orange County với tất cả lễ nghi quân cách long trọng. 

Đây là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà phía Quân Lực Minh Hoa Kỳ dành cho những người bạn đồng minh cùng chiến đấu chống kẻ thù chung hơn nửa thế kỷ trước.