Monthly Archives: February 2022

Tiểu Bang Texas Vinh Danh Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

This image has an empty alt attribute; its file name is 274064583_263205959348334_2537411935709121109_n-688x1024.jpg

Tiểu bang Texas vinh danh ông Đỗ Văn Phúc, cựu chủ tịch hội đồng quản trị CĐNVQG Hoa Kỳ, cho những đóng góp của cá nhân ông và tổ chức CĐNVQG HK góp phần vào sự thăng tiến của CĐ Việt Nam và đất nước Hoa Kỳ. Bà dân biểu TB Texas Stephanie Klick, thay mặt ông thống đốc và quốc hội tiểu bang Texas, ký tên và trao tặng bảng vinh danh tại TP Arlington-Dallas, TX. Nội dung như sau:

Tiểu Bang Texas

Gửi đến:

Michael Do, Chủ Tịch (1993-2021)

Nghị Quyết

XÉT RẰNG, Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ đã góp phần tạo những sự thay đổi tích cực trong cuộc sống của người Mỹ gốc Việt; và

XÉT RẰNG, CĐNVQGHK – thành lập năm 1993, là một tổ chức phi lợi nhuận gồm có 35 cộng đồng thành viên trên toàn quốc- đã nỗ lực giúp đỡ những người Mỹ gốc Việt – phải xa lìa quê hương – bảo tồn được mối quan hệ văn hoá dân tộc trong khi hội nhập vào đời sống mới tại Hoa Kỳ; và

Continue reading Tiểu Bang Texas Vinh Danh Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ

Những vấn đề của chúng ta. Thảo luận với Nhà văn Đỗ Văn Phúc về vấn đề sử dụng chữ nghĩa hiện nay.

Giữa chương trình, là chuyên mục «Những vấn đề của chúng ta» do Thái Hoà điều hợp. Khách mời tuần này là nhà văn Đỗ Văn Phúc, một người sinh hoạt cộng đồng tại Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, nói về đề tài chữ nghĩa trong ngôn ngữ Việt Nam hiện nay.

Kính thưa quý thính giả Đài Đáp Lời Sông Núi,


Chúng tôi được biết khoảng 10 ngày nữa, nhà văn Đỗ Văn Phúc sẽ cho ra mắt cuốn Chuyện Dài Chữ Nghĩa do ông biên soạn, với sự yểm trợ và góp ý của rất nhiều nhà văn, nhà báo. Đặc biệt, cuốn sách được phát hành dưới sự bảo trợ của Cộng đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ, và sẽ được phân phối miễn phí đến các cộng đồng tại Hoa Kỳ và những tổ chức nào cần đến, hoặc sẽ được bán với giá vốn cho những ai muốn mua nhiều. Chính vì thế, trong chuyên mục «Những vấn đề của chúng ta» hôm nay và những tuần kế tiếp, chúng tôi cùng thảo luận với nhà văn Đỗ Văn Phúc về vấn đề sử dụng chữ nghĩa trong ngôn ngữ hiện nay của dân tộc Việt Nam, được ông trình bày trong cuốn sách nói trên.
Kính thưa quý thính giả, nhà văn Đỗ Văn Phúc, 75 tuổi, là một cựu quân nhân của Quân Lực VNCH, ông từng hoạt động cộng đồng tại hải ngoại từ năm 1992. Ông đã viết và phát hành 16 cuốn sách về bình luận chính trị xã hội và hồi ký. Trong cuộc hội thoại này, ông phát biểu từ thành phố Austin, tiểu bang Texas, Hoa Kỳ, nơi ông sinh sống. 

Kính mời nghe phần 1 của cuộc phỏng vấn. Các phần sau sẽ được lần luợt giới thiệu mỗi tuần.
Phần 2

Phần 3

Phần 4 (cuối cùng)

Cải Cách Chữ Quốc Ngữ

Giáo Sĩ Francisco de Pina (trái) và Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes (phải).

Bất cứ một sản phẩm gì do con người tạo ra cũng trải qua nhiều lần thử nghiệm trước khi giới thiệu cho quần chúng sử dụng. Ngay cả một thời gian sau đó, người ta vẫn còn thăm dò và sửa đổi khi phát hiện ra những điều trở ngại, sai sót. Con người cầu toàn, nhưng dường như trên đời này không có cái gì hoàn mỹ như ý.

Cách đây vừa đúng 400 năm, nhà truyền giáo người Portugal là Francisco de Pena sáng tạo ra chữ Quốc Ngữ trên căn bản mẫu tự Latin. Sau đó, Giáo Sĩ Alexandre de Rhodes soạn cuốn Tự Điển đầu tiên. Sự áp dụng còn hạn chế trong hơn hai thế kỷ sau đó vì triều đình nhà Nguyễn vẫn còn duy trì Hán tự trong công việc triều chính, và trong dân gian thì chưa phát triển nền giáo dục phổ thông để xóa nạn mù chữ. Chữ Quốc Ngữ chỉ thực sự thịnh hành từ sau năm 1879, khi nhà cầm quyền thực dân Pháp ban lệnh bắt buộc dùng nó trong các chương trình giáo dục. Cũng cần biết là trước đó mười năm, chữ Quốc Ngữ đã thay thế hoàn toàn chữ Hán trong hành chánh công quyền. Từ đó đến nay, cũng đã có nhiều lần biến cải; nhiều chữ không còn giống như chữ thời ông Pina.

Continue reading Cải Cách Chữ Quốc Ngữ