Monthly Archives: July 2022

Tiếng Gà Gáy Líu Lo

Đỗ Văn Phúc

Hôm nay, tình cờ đọc một câu trong bài  “Little Saigon Có Còn Là Thủ Đô của Người Tị Nạn”” của một tác giả tên Quang An, có một câu đáng bàn (tuy bài đã cũ, từ năm 2021 được phổ biến khá rộng mà không mấy ai góp ý về cách dùng chữ).

Cái tên Little Sàigòn là đây. Người Việt đã yêu kiều đặt địa danh này cho một vùng đất cách xa quê hương hơn nửa quả địa cầu để hồi tưởng… để nhớ nhung…về một Sàigòn xưa.”

Chữ Yêu Kiều hoàn toàn không thể dùng trong câu này. Chúng tôi đoán rằng tác giả có lẽ muốn nói “Người Việt đã ưu ái đặt địa danh này…”  Yêu Kiều có nghĩa là đẹp (kiều mị, kiều diễm) và đáng yêu; chỉ dùng để nói về một dáng dấp tha thướt, dịu dàng hay một nhan sắc đáng yêu của thiếu nữ thanh thoát, gọn gàng. Hoặc ví von với một cái gì đó đẹp đẽ mà mình yêu mến như Nhạc sĩ Vũ Thành đã nhân cách hóa thành phố Hà Nội.

Lìa xa thành đô yêu dấu, một sớm khi heo may về, lòng khách tha hương, vương sầu thương… Nhìn em, mờ trong mây khói…  Ta nhớ thấy em một chiều chớm thu, Dáng yêu kiều của ngày đã qua, thướt tha bên hồ liễu thưa…”  Trích lời bản nhạc “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành.

Chúng tôi lại nhớ có lần đọc một bài trên báo Trẻ, có một tác giả viết trên báo: ” Sáng ra nghe tiếng gà gáy líu lo...”

Continue reading Tiếng Gà Gáy Líu Lo

Cơ Chế và Cơ Cấu

Những Chữ Thường Dùng Sai Nghĩa (tiếp theo) Cơ Chế và Cơ Cấu

Đỗ Văn Phúc

Hiện nay, trên báo chí chúng ta nghe nhiều hai chữ “Cơ Chế” được dùng khi nói về các thành phần của một tổ chức nào đó. Việc dùng sai và bừa bãi này bắt nguồn từ trong nước Việt Nam và người ở hải ngoại lại vô tình học theo.

Ví dụ: Trong một tập san mới đây của một tổ chức lớn, khi giới thiệu thành phần nhân sự của các Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát, và Hội Đồng Cố Vấn; người ta đã giới thiệu với tựa đề như sau: “Ba Cơ Chế của Tổ Chức X là…”

Chữ CƠ CHẾ bị hiểu sai và bị dùng không đúng trường hợp.

Continue reading Cơ Chế và Cơ Cấu

Người Việt Dễ Quên!

Đỗ Văn Phúc

Hay ghê! Người Việt Quốc Gia tị nạn Cộng Sản có tính hay quên? hoặc quá rộng lượng, dễ tha thứ? Thế là Quốc Cộng đề huề, mở màn hoà hợp hoà giải!

Nguyễn Ý Đức tại buổi giới thiệu sách do Bộ Xã Hội VN Cộng Sản tổ chức, bảo trợ.

Chắc chắn rất nhiều người Việt ở Hoa Kỳ biết đến Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức. Ông này vừa qua đời ngày 5 tháng 5, 2022 tại thành phố Arlington, Texas. Chúng tôi cũng từng có dịp gặp ông khi ông phụ trách y tế cho một trại hè của một tổ chức thanh niên – đoàn thể ngoại vi của Mặt Trận và Đảng VT – tổ chức tại ngoại ô thành phố  Austin cách đây hơn 10 năm. Qua chừng hơn nửa giờ trò chuyện, thì chúng tôi nhận xét ngay về lập trường của ông Đức không phù hợp với chúng tôi dù thấy ông là người ăn nói nhẹ nhàng, trầm tĩnh. Từ đó chúng tôi không liên lạc gì với ông nữa.

Continue reading Người Việt Dễ Quên!

Tai Vách Mạch Dừng

Đỗ Văn Phúc

Định nghĩa chữ Dứng và Dừng trong Tự Điển Tiến Đức trang 161

Có khá nhiều chữ của thời xa xưa mà ngày nay hầu như ít ai biết tới. Một lý do là các chữ đó diễn tả những thứ mà thời nay không còn hiện hữu, hoặc các chữ bị viết sai, nói sai hàng chục năm mà không ai thắc mắc và chịu bỏ thì giờ truy cứu ví cách nói sai lại có vẻ hợp lý hơn cách nói đúng.

Xin dẫn chứng ra một chữ mà chính bản thân người viết cũng chỉ mới khám phá ra mình sai sau gần một đời người học hành, viết lách! Để biết chắc hơn,chúng tôi đã gọi điện thoại hỏi các bạn quen biết – nhất là các bạn lớn tuổi gốc miền Bắc – hoá ra ai cũng sai như thế.

Đó là chữ “Rừng” trong thành ngữ “Tai vách mạch RỪNG” và “Bứt dây động RỪNG.

Tai vách mạch RỪNG” có ý là: Điều gì bí mật thì phải cẩn thận lời ăn tiếng nói vì có thể có người đang nghe lén sau tấm vách kia hay nấp đâu đó trong khu rừng bên cạnh.

Continue reading Tai Vách Mạch Dừng

Vietnam War, Misunderstandings from the American Perspective

Michael Do

Next year, 2025, marks the bitter end of the Vietnam War; but still, there has been a lot of misunderstanding among the American public and the Vietnam War Veterans. Our ARVN (Army of the Republic of Vietnam) soldiers had sacrificed during the war. Still, they suffered the offense on social media, mostly due to the misinformation and the superiority complex of some people.

Their common mistakes about Vietnam are:

Continue reading Vietnam War, Misunderstandings from the American Perspective

Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ

Đỗ Văn Phúc

những sự thật không nên phải nói ra, vì sẽ làm phật lòng rất nhiều người khác trong đó có các bạn của chúng ta, nhất là thời gian đã qua quá lâu. Nhưng chẳng đặng đừng vì không thể để cho những sự thật bị chôn vùi, xuyên tạc mà nạn nhân là những người lính VNCH từng chịu quá nhiều cay đắng, khổ nhọc trong chiến tranh cũng như sau đó. Họ đã đổ máu, hy sinh cuộc đời mình cho tổ quốc và dân tộc; thì nay không lý do gì để họ cứ bị những kẻ tự tôn và nặng óc kỳ thị tiếp tục xúc phạm.

Chúng tôi không rõ những người lính Mỹ trước khi lên đường sang Việt Nam đã được dạy những gì về lịch sử, phong tục, ngôn ngữ Việt Nam, hay chỉ vài điều căn bản vừa đủ để tiếp xúc mà thôi. Vì thế, do sự thiếu hiểu biết về lịch sử Việt Nam, nhất là về chiến tranh Việt Nam, mà đã dẫn đến những ngộ nhận quá đáng trong quần chúng Hoa Kỳ, thể hiện qua phim ảnh, sách báo, các bài thuyết trình, các câu đối thoại trên truyền thông xã hội (mà gần đây chúng tôi phải đương đầu). Đây là điều mà đại đa số người Mỹ – ngay cả những cựu quân nhân từng tham chiến tại Việt Nam – đã hiểu sai. Theo họ:

_ Cuộc chiến Việt Nam là giữa nước Mỹ và Việt Nam (bỏ quên sự hiện diện và vai trò chính của Việt Nam Cộng Hòa và Quân Lực VNCH)

– Nếu có nơi nào nhắc đến Việt Nam Cộng Hòa thì đa số là vu khống, mạ lị VNCH nào là tham nhũng, vô tài; QLVNCH thì hèn nhát, không chịu đánh nhau, bỏ chạy trước địch quân…

Continue reading Những Ngộ Nhận về Chiến Tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ