Cơ Chế và Cơ Cấu

Những Chữ Thường Dùng Sai Nghĩa (tiếp theo) Cơ Chế và Cơ Cấu

Đỗ Văn Phúc

Hiện nay, trên báo chí chúng ta nghe nhiều hai chữ “Cơ Chế” được dùng khi nói về các thành phần của một tổ chức nào đó. Việc dùng sai và bừa bãi này bắt nguồn từ trong nước Việt Nam và người ở hải ngoại lại vô tình học theo.

Ví dụ: Trong một tập san mới đây của một tổ chức lớn, khi giới thiệu thành phần nhân sự của các Hội Đồng Chấp Hành, Hội Đồng Giám Sát, và Hội Đồng Cố Vấn; người ta đã giới thiệu với tựa đề như sau: “Ba Cơ Chế của Tổ Chức X là…”

Chữ CƠ CHẾ bị hiểu sai và bị dùng không đúng trường hợp.

, theo tự điển Tiến Đức trang 93, có cà một tá định nghĩa khác nhau; Xin dẫn ra hai định nghĩa khá gần gũi là:

1. là “máy, với nghĩa rộng là những gì có dường (sic) mối.” Đi đôi với chữ “” này là Khí, Động , Học, Phi , Hành. Quan là cái then máy được định nghĩa là “bộ phận quan yếu trong một công cuộc gì.”

Thí dụ: Các chính đảng thường có một tờ báo để làm quan. Nguyệt San Chiến Sĩ Cộng Hoà và nhật báo Tiền Tuyến là hai cơ quan ngôn luận chính thức của Quân Lực VNCH.

2. Nghĩa thứ hai của là cái nền tảng. Thí dụ: các chữ Đồ, Ngơi, Nghiệp, Sở, bản. 

Tra trong các tự điển Hoa Ngữ, Anh Ngữ, và Pháp Ngữ; chúng tôi ghi nhận ba định nghĩa tương tự nhau:

1. Theo Tự điển Thiều Chửu, (còn gọi là KY) 機 là cái máy. Ráp lại bởi nhiều bộ phận để làm một việc gì đó.

2. Theo Merriam Webster và The Free Dictionary by Farlex, (Mechanism) định nghĩa tượng tự như trên “a system of parts working together in a machine; a piece of machinery.” Các thí dụ là: apparatus, machine, appliance, tool.

3. Tự điển Larousse của Pháp cũng định nghĩa tương tự. là “cái máy ráp bởi các phần lệ thuộc vào nhau  để làm được một việc ấn định.” (Dispositif constitué par des pièces assemblées ou reliées les unes aux autres et remplissant une fonction determinée).

Thí dụ: entraînement, freinage, verrouillage, etc.

CƠ chế theo Anh ngữ là Mechanism, có nghĩa sự vận hành, sự tác động hỗ tương giữa những bộ phận (elements) của một cấu trúc. Nói gọn, đó vừa là cái máy, vừa là sự vận hành; nó không hề có nghĩa là một hệ thống tổ chức.

Ngoài định nghĩa cụ thể là cái máy, thì chữ còn có nghĩa là “một diễn trình tự nhiên hay có sắp xếp qua đó mà hoàn tất một công việc.” (a natural or established process by which something takes place or is brought about).

Theo như các nghĩa vừa dẫn ra “sự vận hành của một cỗ máy hay diễn trình để thực hiện điều gì đó,” thì chữ “Cơ Chế” mang tính nội dung, điều hành của một vật thể, một tổ chức – lớn thì như một nền chính trị, nhỏ thì như một hội đoàn – chứ không phải là hình thức tổ chức của nó.

Ví dụ: Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có một cơ chế chính trị độc tài so với nước Việt Nam Cộng Hoà có cơ chế dân chủ.

Còn khi muốn nói đến tổ chức ra sao, gồm có các thành phần nào, thì chữ đúng để dùng là “Cơ Cấu” (Structure).

Ví dụ: Cơ cấu tổ chức của Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Hoa Kỳ gồm có ba hội đồng là Hội Đồng Quản Trị, Hội Đồng Chấp Hành, và Hội Đồng Giám Sát).

Để phân biệt Cơ Chế và Cơ Cấu, chúng ta lấy thí dụ là một phần vận hành của chiếc xe đạp:

Cơ cấu của nó gồm hai bàn đạp nối vào một đĩa lớn có răng cưa bằng hai thanh sắt, một đĩa nhỏ ít răng cưa được nối với đĩa lớn bằng một sợi dây xích, và cuối cùng là bánh xe có trục gắn với cái đĩa nhỏ.

Cơ chế là cái đĩa lớn khi quay một vòng, sợi dây xích sẽ kéo cái đĩa nhỏ quay nhiều vòng, tuỳ theo tỷ lệ các răng cưa giữa hai đĩa. Nhu thế, bánh xe sẽ quay theo và chiếc xe đạp tiến tới.

Trong lãnh vực chính trị, Cơ Chế có thể ví với Chế Độ tức nội dung, sự vận hành của chính quyền ra sao – độc tài hay dân chủ… ; trong khi Cơ Cấu là các Chính Thể tức hình thái của chính quyền – quân chủ hay cộng hoà.